2 - Bản năng giới tính của trẻ em
Phần 7
Hành vi thủ dâm

Theo quan điểm này thì sự thủ dâm biểu hiện điều kiện giới tính một cách thường xuyên ở trẻ. Đứa trẻ chưa cai sữa cũng như con khỉ nhỏ vậy cần đến điều đó ở độ tuổi tương đối sớm.
Đã từ lâu này các bà mẹ vẫn biết rằng những đứa trẻ rất thích thú khi được đụng chạm vào cơ quan sinh dục dù cố ý hay vô tình là tiến hành hành vi thủ dâm. Sớm hay muộn chúng sẽ có thể biết kết hợp với các hành vi đó (sự đẩy về phía trước của xương chậu và các trò về giao hợp). Nếu người ta không nhầm thì Kinsey đã dựa vào những số liệu thống kê của cuộc điều tra: trong số 317 trường hợp thì 1/3 số trẻ em nam tìm thấy khoái cảm trước tuổi 12 và một nửa số còn lại trước 7 tuổi. Về phần mình, chúng tôi nghĩ rằng tất cả những thử nghiệm mang tính chất dục tính ở trẻ rất dễ làm nẩy sinh một sự thích thú cực điểm thậm chí là khoái cảm cực điểm.
Sự tĩnh tâm và nụ cười của đứa bé sơ sinh thiu thiu ngủ sau khi đã bú no nê. Gương mặt người mẹ cũng tương tự như vậy với vẻ mặt tràn đầy khoái cảm sau khi phục vụ con mình. Mặt khác trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, sự tự thỏa mãn khoái cảm do hành vi thủ dâm, thích sờ mó vào các bộ phận sinh dục là lĩnh vực duy nhất mà đứa bé sơ sinh độc lập với những người khác. Ngoài ra, các hoạt động khác như quá trình dinh dưỡng, vui chơi, tắm rửa phụ thuộc vào cả bà mẹ và bản thân trẻ. Để sự thích thú này của trẻ tồn tại và cho rằng đó là sự toàn vẹn duy nhất của các cơ quan cảm giác thì chưa đủ. Kinh nghiệm cảm nhân không phải là yếu tố duy nhất trong chức năng tính dục. Bầu không khí tình cảm được thiết lập với người mẹ giữ vai trò quyết định nhất.
Chất lượng của các mối quan hệ
Cũng tương tự như vậy, con khỉ sơ sinh bị tách đàn cũng có thể học hỏi các trò về giao hợp, về thái độ cư xử trong quan hệ khác giới. Cũng như vậy với một đứa trẻ bị rối loạn về mặt tình cảm có nguy có thủ dâm một cách điên cuồng và không thể cởi mở được với những người khác nữa. Nó chộp lấy cái giẻ lau, một miếng vải, một bộ quần áo lông thú và cả chim của mình nhằm làm giảm đi cảm giác thiếu mẹ.
Hơn cả những chăm sóc hết sức nghiêm ngặt và đúng giờ giấc để có thể thỏa mãn những nhu cầu của bé, điều chủ yếu là phải có một sự thấu hiểu tinh tế, kín đáo; điều này sẽ đặt bà mẹ và bé vào trong mối quan hệ vô thức. Về phía người mẹ, cần biết rằng đứa bé ít đòi hỏi một trạng thái sẵn sàng ổn định hơn là một sự tác động khách quan vào trí tưởng tượng của nó. Người ta cũng có thể làm rõ được điều đó trên phương diện khoa học, tất cả diễn ra như nó đã từng tồn tại giữa bà mẹ và đứa tre - một tiếp xúc thần giao cách cảm, những dấu hiệu, những thông điệp mà chỉ có những người liên quan mới thu nhận được. Đứa bé sơ sinh sẽ loại bỏ kiểu làm mẹ chỉ chăm sóc nó hời hợt bề ngoài mà không phải là người nuôi dưỡng một cách thực sự. Cậu bé sẽ gào lên với bà ta về điều đó bằng ngôn ngữ của riêng mình như: xuất hiện bệnh tiêu chảy, nôn mửa, ăn mất ngon hoặc có các rối loạn về giấc ngủ.
Người mẹ, do ảnh hưởng của sự tiết hoóc môn trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết và nhận thức sâu sắc những nhu cầu của trẻ. Người mẹ này học cách hiểu ý nghĩa sự kêu gào của trẻ, đọc trong gương mặt nó cử chỉ uốn éo, trạng thái không được thoải mái hoặc qua cảm giác sảng khoái vui vẻ và hình dung những tín hiệu mà người khác không nhận thức nổi gần giống như loài vật cảm nhận trước được cơn giông, bà mẹ biết nỗi sợ hãi mà bé biểu hiện, biết những nhu cầu, những mong muốn, những đòi hỏi, những sự thiếu thốn của bé để có thể chữa trị triệu chúng đó bằng sự tinh tế, bằng linh cảm và sự nhạy cảm của mình. Từ đó, người ta hiểu được vì sao người mẹ lại không thể thay thế được bằng một ai đó. Một cô nuôi dạy trẻ tốt nhất cũng không thể dùng sự hiểu biết cực kỳ nhạy cảm và tinh tế mà phải biết dùng bản năng làm mẹ hơn là trí thông minh.
Về phần mình thì đứa trẻ ngày càng hiểu biết về mẹ mình hơn. Nó học cách để hiểu mẹ, không phải nhờ hoàn toàn qua hình ảnh của mẹ mà qua hơi ấm, mùi đặc biệt, sự mềm mại của làn da, âm hưởng giọng nói và cả nhịp vuốt ve những cái cần thiết cho nó như thực phẩm vậy. Những thử nghiệm khó quên khi người mẹ tắm hoặc vệ sinh cho con cùng với những lời hát nho nhỏ cũng như nhịp điệu vuốt ve khi ru con ngủ. Đứa trẻ không chỉ tận hưởng những cảm xúc sâu sắc mà nó vẫn không ngừng tìm kiếm và nó còn có thể tận hưởng cảm giác an toàn, tin tưởng.
Winnicot viết: “Nếu vào một thời điểm xác định nào đó khi mà trẻ rất đói, người mẹ cho nó bú, nếu cho nó thời gian, nó sẽ thăm dò bằng miệng hoặc bằng tay, có thể bằng khứu giác của mình, nó hình dung được người đó là ai. Nó có ảo giác rằng bầu ngực của mẹ được tạo ra từ nhu cầu và sự mong muốn của nó”. Thính giác, mùi vị, sự thích thú cũng được ghi vào trí nhớ. Từ đó lớn dần lên trong trẻ niềm tin tưởng rằng thế giới có thể chứa đựng những cái cần thiết, những thứ mà người ta mong muốn và niềm tin rằng vẫn tồn tại mối quan hệ sống động giữa thực tế bên trong và bên ngoài, giữa sự sáng tạo bẩm sinh và thế giới rộng lớn được chia cho tất cả mọi người.
Sự cân bằng về mặt tâm tính và thái độ giới tính của trẻ phụ thuộc phần lớn vào những thích thú đầu tiên của trẻ, nó tồn tại trong mối quan hệ được ưu tiên với người mẹ.
Có rất nhiều bà mẹ trẻ đã hỏi ý kiến bác sĩ với thái độ rất sợ hãi: liệu họ có đủ khả năng để giáo dục đứa trẻ mới sinh hay đứa trẻ mà họ đang bế trên tay? Và họ đã được bình tâm trở lại. Họ được chuẩn bị về mặt sinh học, trực giác, linh cảm, những yếu tố giúp họ có đủ khả năng hơn bất cứ một cô nuôi dạy trẻ nào: bế trẻ, tắm, cho bé ăn, bảo vệ và cho chúng những thử nghiệm về cảm giác thích thú. Ở lĩnh vực này, phương thức mà chúng ta tạo ra cho trẻ còn quan trọng hơn cái mà chúng ta dành cho nó. Bằng sự khéo léo, bằng tình yêu thương hài hòa theo từng thời điểm chăm sóc trẻ và với sự thận trọng, những nhu cầu giới tính của bé.
Sự hiểu biết trực giác này sẽ cho phép những phần quan trọng và sự sâu sắc nhất của 2 nhân cách tiếp xúc với nhau mà kiến thức này lại không hề được giảng dạy trong các chương trình nuôi dạy trẻ. Trong khi đó nó lại có một tầm quan trọng đáng kể bởi nó điều hòa và định hướng trong nhận thức bản năng của trẻ, những chức năng cơ bản như: đói, khát, buồn ngủ, bài tiết, các cách thức chỉ đạo sự sống của trẻ. Khi mối quan hệ với người mẹ bị rối loạn những chức năng này bị làm chậm lại, đi chệch hướng những mục tiêu trong cuộc sống. Lúc này các chức năng ấy bắt đầu phục vụ bản năng chết.
Minh họa bằng một trường hợp cụ thể: trường hợp mất ngủ.
Annie, đứa bé mới 8 tháng tuổi luôn thức dậy vào mọi buổi tối lúc 11 giờ đêm, 3 giờ và 5 giờ sáng. Nó không ngừng kêu la. Bình sữa, nước đường cũng không làm nó bình tâm. Bé làm cho bố mẹ mệt mỏi và đánh thức cả hàng xóm. Qua kiểm tra y tế thì mọi việc đều hết sức bình thường và người mẹ 18 tuổi của bé, cho rằng bé mắc chứng sợ hãi vô cớ. Thực tế đứa bé vẫn khỏe mạnh, lỗi này thuộc về bố mẹ bé. Khi chuẩn bị bình sữa cho con cô thường đặt hơi xa đứa bé vì sợ làm bẩn con. Khi tắm cô thường hay cho bé ngập trong nước và thường rơi bé khi bế. Tất cả diễn ra như thể những cử chỉ vụng về của cô đã làm rối loạn giấc ngủ của bé. Quan sát này cũng muốn nhắc nhở mọi người một vài điểm phụ khác về giấc ngủ của trẻ chưa cai sữa.
Bé cần ngủ trong bao nhiêu giờ đồng hồ?
Với câu hỏi thường xuyên được đề cập tới nay vẫn chưa có câu trả lời nào là chuẩn mực cả. Thời gian ngủ của bé từ 2 đến 3 tuổi thay đổi một gấp đôi lần (khoảng từ 8 giờ lên 16 giờ chẳng hạn). Mỗi đứa trẻ thích hợp với một nhịp độ tỉnh giấc và đi ngủ theo nhu cầu của chúng, không nên bắt trẻ phải ngủ một số thời gian nào đó, vì điều đó chỉ làm vững tâm cho những điều lo lắng của các bậc cha mẹ nhưng lại không đáp ứng được với bản năng sâu xa của trẻ. Trong khi đó giấc ngủ của trẻ sơ sinh hơi đặc biệt một chút. Trong những ngày đầu tiên của cuộc đời, bé ngủ rất nhiều và chỉ chịu thức dậy vào các bữa ăn. Mặt khác trong khi ngủ và thức của trẻ, sóng điện não đồ là đồng nhất. Chỉ tới khi khoảng 3 tháng tuổi thì trẻ mới thiết lập được nhịp ngủ và tỉnh giấc. Đứa bé sơ sinh khi chưa cai sữa ngủ liên tiếp 2 đến 3 lần trong ngày nhưng không còn thức giấc vào ban đêm nữa với sự giúp đỡ rất lớn của cha mẹ.
Vậy thì đâu là ý nghĩa của sự mất ngủ của trẻ chưa cai sữa? Sự mất ngủ ở thời kỳ thứ nhất nhìn chung là nguyên nhân của sự thiếu thoải mái về mặt cơ thể. Trẻ không ngủ được bởi vì nó đói, vì tã của nó bị ướt, bởi vì hơi nóng của căn phòng thiếu tiện nghi, vì chúng bị tiêu chảy hay bị đau bụng.
Hãy cho tre ăn thêm bữa ăn phụ vào ban đêm. Hãy ru trẻ trong vòng tay để giúp nó tĩnh tâm lại, thôi gào khóc. Điều này không hề biểu hiện bất cứ một bất lợi nào tới tương lai của trẻ về sau. Ngược lại, theo rất nhiều bác sĩ nhi khoa, ngày nay khi ru bé ngủ nhờ những cử động êm ái và có nhịp điệu, một biểu hiện sớm của hành vi tính dục. Nhục dục của cơ thể được tạo ra sẽ đẩy lùi những lo sợ và cảm giác không thoải mái trong giấc ngủ của trẻ. Sự mất ngủ mà người ta quan sát được ở thời kỳ thứ 2 lại biểu hiện ngược lại, ở phần lớn các trường hợp là những mâu thuẫn, vướng mắc trong quan hệ tình cảm với người mẹ. Đứa trẻ rất nhạy cảm với những chia rẽ và rất sợ mất mẹ như đứa trẻ lúc trước chúng ta đã lấy làm ví dụ đã cảm nhận được sự lo lắng của người mẹ, điều đó không đủ để bé cảm thấy được an toàn chìm vào giấc ngủ.
Trong trường hợp này bác sĩ nhi khoa phải giải thích với người mẹ rằng ở trẻ chưa cai sữa cũng như ở người trưởng thành, giấc ngủ được gắn chặt với cảm giác an toàn, thoải mái và sự ân cần âu yếm. Một sự tiếp xúc về mặt thể chất, sự đặt tay nhẹ nhàng lên trán, lên bụng, một bức thông điệp, sự xoa bóp chân, tay, một nhịp điệu ru, một bài hát cũng đủ để tạo ra sự thư thái và bình yên đi vào giấc ngủ. Sau đó, khoảng năm thứ 2 khi trẻ bắt đầu hướng sự quan tâm của mình tới thế giới bên ngoài do vậy rất khó ngủ. Các bậc phụ huynh nên quan tâm về nguyên tắc giáo dục của mình làm cho tương hợp sự chú ý của trẻ với các thói quen khi ngủ. Khi giắt màn cho bé kể cho bé, nghe câu chuyện làm bé cảm thấy hài lòng, xua hết những hình ảnh khủng khiếp ra khỏi tâm trí nó, đặt cạnh bé một đồ vật tạo cảm giác an toàn (một con búp bê, một con gấu bông to, hay một cái khăn mùi xoa) những đồ vật này có tác dụng giống như một tấm hộ chiếu của đoạn đường phải trải qua từ sự thức tỉnh đến giấc ngủ.