Chương 1

Tôi biết chỉ còn hôm nay nữa thôi, chẳng bao giờ tôi gặp lại cô giáo Kim Chi của tôi nữa. Không phải riêng mình tôi, mà cả lớp ngồi yên lặng. Cô Kim Chi ngồi trên bàn, hai tay khoanh trước ngực. Đầu cô hơi nghẹo một bên để mái tóc cắt ngắn, uốn cong ra, bình thường cô thắt tóc hai bên với hai chiếc nơ màu tím. Hôm nay cô không để nơ, những sợi tóc được buông lơi vô cùng thoải mái. Giọng cô Kim Chi như chưa kịp thấm vào tường vôi, vào bàn ghế:
− Cô chỉ còn một giờ này nữa dạy các em. Bắt đầu ngày mai, các em có cô giáo khác. Tiếng nói của cô chìm dần vào yên lặng. Cô cũng ngồi yên lặng. Sự im lặng đến cứng đặc, làm bàn ghế muốn nổi những tiếng kêu như tiếng nứt của gỗ chẳng hạn. Duy Phước, cô trưởng lớp bình thường có tiếng là liếng thoắng, đối đáp nhanh nhẹn cũng ngồi im không thốt được một lời. Cả lớp tứ B3 phần đông đều mến cô Kim Chi, kể cả những đứa học dốt. Cô Kim Chi tính rất dễ thương, ít truy bài học trò, lại hay có những mẩu chuyện dí dỏm để kể. Mới đây cô lấy chồng, có vài cô học trò tứ B3 mết cô Kim Chi, tỏ vẻ thất tình một thời gian. Bây giờ, chồng cô đổi đi Saigòn, cô xuất giá tòng phụ Nói theo cái giọng của Duy Phước đã từng giễu con Mỹ Đức, mới mười sáu tuổi đã lấy chồng, bỏ học. Mỹ Đức lấy chồng trước cô Kim Chi hai tháng, đám cưới cũng có một số bạn thân đi dự. Mới đó mà cả lớp như quên Mỹ Đức rồi, chả ai mất công nhắc tới một đứa bỏ đàn quá sớm như thế. Nhưng trường hợp cô Kim Chi, chắc chắn sẽ có nhiều đứa trong lớp tôi khó quên được cô vì giữa cô và lớp tôi có nhiều kỷ niệm quá.
Năm ngoái, khi chúng tôi còn học lớp ngũ B3, cô giáo Kim Chi đã được đặc trách làm cô giáo hướng dẫn cho lớp chúng tôi. Và đến năm lên đệ tứ, chúng tôi phải tranh đấu mãi với cô hiệu đoàn trưởng mới giữ được cô Kim Chi giữ lại chức hướng dẫn lần nữa. Cô tỏ vẻ hoạt động hăng say trong các buổi trại trường, trại lớp. Cô có tinh thần hướng đạo, về các trò chơi ở trại cô rất rành, thành thử đi trại chung với trường, lớp tôi luôn luôn đoạt được trò chơi lớn.
Từ ngày cô Kim Chi lấy chồng, chúng tôi chịu nhiều thiệt thòi hơn. Cô biếng hoạt động, cô ham công việc nội trợ quá. Cô Kim Chi đã làm cho mấy cây si trong lớp thất vọng, dần ngã cây si trồng sân các cô giáo khác.
Tôi ngồi khoanh tay lên bàn, nhìn thẳng vào cô Kim Chi. Còn cô, cô nhìn xuống cả lớp, đứa nào cũng có thể bắt gặp đôi mắt của cô nhìn tuần tự. Tôi nhận xét thấy cô Kim Chi hơi mập ra, điều này làm tôi hơi buồn, trước đó, cô Kim Chi rất mảnh mai trông cô trẻ và nhỏ nhắn, hiền như con nai. Tôi mến cô Kim Chi nhưng không mết cô. Tôi trồng cây si một cô giáo khác, cô giáo dạy môn quốc văn. Chỉ có cô Trịnh Nhơn của Phù Dung th^i. Và cô Trịnh Nhơn cũng chỉ có quyền có một học sinh yêu là Phù Dung thôi. Tôi ghen với cả các bạn học nhìn cô Tịnh Nhơn của tôi bằng con mắt trìu mến.
Nhưng lúc này tôi đang ngồi trước mặt cô Kim Chi kia mà. Tại sao tôi lại nghĩ tới cô Tịnh Nhơn của tôi nhỉ. Tôi sắp xa cô Kim Chi rồi. Cô Kim Chi cũng rất thương tôi. Hình như phần đông các cô giáo đều không ghét tôi. Tôi học không giỏi, có vài môn dốt nữa là đằng khác. Nhưng tôi không muốn làm một cô học trò bị ghét bỏ.
− Các em có điều chi phiền cô không? Có điều chi cứ nói. Chúng mình chỉ còn nói với nhau có một lần này nữa. Cô đi xa, nhưng lúc nào cô cũng nhớ các em. Hình ảnh các em là những kỷ niệm đẹp nhất của cô trong thời gian dạy tại Huế.
Có tiếng xì xầm. Tất cả đều nhìn về phía Duy Phước. Tôi cũng nhìn về phía Duy Phước. Nhưng phía Duy Phước có tiếng xì xào nhỏ:
− Phù Dung đi, Phù Dung nói đi. Một cây quốc văn mà.
Tôi phản đối:
− Duy Phước đi. Trưởng lớp mà nhát vậy?
− Ừ, Duy Phước
− Duy Phước.
Nhiều tiếng nói theo. Có cả tiếng vỗ tay lẻ loi nữa. Tiếng vỗ tay vô duyên quá chừng, nhưng chẳng ai buồn phản đối tiếng vỗ tay đó nữa. Duy Phước đứng lên, nó hất mái tóc xõa ra sau bằng cách lắc lắc cái đầu. Mái tóc nó dày, rậm, bù xù như con ma rà, nhưng nó không buộc lên bao giờ. Con gái Huế mà sức mấy buộc tóc cho giơ cái ót ra. Cô Kim Chi chăm chú ngó Duy Phước, Duy Phước bắt đầu nói. Phải công nhận giọng Duyy Phước rất dễ thương, nhẹ và êm, lại ngọt nữa.
− Dạ thưa cô.. Dạ thưa cô...
Duy Phước chỉ ấp úng nói mấy tiếng đó rồi cúi đầu. Tóc tai rủ xuống che hết hai má. Nhưng nó lại ngửng lên liền:
− Dạ thưa cô, chúng em rất buồn khi không còn được học với cô. Thưa cô, gần hai năm trời, thầy trò đi đâu cũng có nhau, (Tôi buồn cười, có chỗ cô đi, thầy đi mà không có trò đó nghe. Đang buồn tôi cũng có thể phì cười được, chắc nhiều đứa cũng đang phì cười như tôi. Nhất quỉ nhì ma thứb a học trò mà). Công đức cô đã dạy dỗ chúng em nên người không bao giờ chúng em quên. Thưa cô, trong thời gian học với cô, nếu có điều chi lầm lỗi, hôm nay, xin cô tha thứ cho. Cô đi xa, nhưng hình ảnh cô vẫn ở trong tâm hồn các em, các em không bao igờ quên được hình ảnh người cô dịu hiền, đã hết lòng thương mến chúng em, dạy dỗ chúng em trở nên người hữu dụng...
Duy Phước chỉ nói được tới chừng đó. Bài học thuộc lòng năm nào cũng có trong kỳ phát phần trưởng giữa học trò và cô giáo, cô giáo và học trò. BÂy giờ thì cô hết hết lòng thương mến chúng em rồi. Bởi cô sắp đi theo chồng cô. Tôi nói thầm như vậy và đưa mắt nhìn Cẩm Lệ ngồi bên cạnh. Cẩm Lệ cũng nhìn tôi, hai đứa thông cảm nhau, nháy mắt một cái. Và rồi tôi cũng phải nửa thật nửa giả đóng màn kịch buồn rầu, muốn rưng rưng nước mắt vì sự chia ly giã biệt.
Duy Phước đã ngồi xuống, gục mặt xuống bàn. Có tiếng khóc nổi lên ở đằng sau lung tôi. Mới đầu chỉ tiếng thút thít nho nhỏ rồi tiếng thút thít trở thành tiếng hức hức như một người đang bị đè nặng một núi oan ức, đau khổ. tôi quay lại. Ngay sau lưng tôi là con Thái Dương. Thái Dương là mặt trời, nhưng chắc là mặt trời đêm nên co này mặt mày tối om mà dạ cũng tối om. Thái Dương chuyên môn đội sổ, học môn nào cũng bét. Chỉ nghe cô giáo gọi tên là giật mình, mặt mày tái mét, đi không nổi lêng bảng. Thế là đứng ấp a ấp úng: Trứng vịt luộc, một cái lẻ. Hột vịt lộn, hai cái chẵn. Đi xuống.
Cả lớp đều hướng về phía Thái Dương,có nhiều đứa muốn cười rồi nhưng cố nín, vài đứa cúi đầu, vài dầu tóc xòa xòa trên bàn. Có đứa làm nghiêm, giữ bộ mặt rầu rầu trông càng tức cười hơn. Nhưng còn khá là chưa đứa nào bật thành tiếng cười lớn. Thái Du8ơng nổi tiếng là hy akhóc. Bị ăn hột vịt, xuống ngồi khóc cả giờ như oan ức lắm. Lần này, nó khóc cô Kim Chi cũng phải, vì trong số các cô giáo, cô Kim Chi ít tuy bài nó hơn hết. thỉanh thoảng cô còn khuyến khích, an ủi. Nhiều lần cô gọi Thái Du8ơng lên, hỏi thăm gia dình, hỏi thăm lý do tại sao không thuộc bài. Lý do của Thái DưƠng là lúc àno cũng đau bụng. Dạ hôm qua em đau bụng quá. lộng giả thành chân. Nhiều lần không thuộc bài sợ cô giáo gọi lên bảng, nó cũng ôm bụng rên rỉ, kêu đau, nước mắt nước mũi tùm lum. Các cô giáo đều biết cái bịnh giả ngộ của nó nên chỉ mỉm cười. Cả lớp cũng cười theo. Năm ngoái Thái Dương còn trên con Minh Khuê một bực, con Minh Huê trên con Trà Lý một bực, con Trà Lý trên con Tầm, con Tằm trên con Gái. Năm nay mấy đứa đó ở lại lớp nên Thái Dương lại sắp hàng chót.
Cẩm Lệ véo nhẹ vào tay tôi:
− Phù Dung, chắc nó đau bụng.
Tôi gắng khẽ nó rồi ngồi ngay ngắn. Nhưng Đỗ Quyên ghé vào tai tôi:
− Cho nó mượn chai dầu nhị thiên đường mày.
− Khỉ, ngồi im. Buồn bất chết còn giễu.
Đỗ Quyên rung đùi. Tôi ghét nhất cái tính này của Đỗ Quyên. Như ông cụ non, lúc nào cũng rung đùi. Đang nghĩ ngợi làm toán, cũng thấy cái ghế rung rung, nó rung đùi. Đang nghe giảng bài cũng thấy cái ghế rung rung. Tôi thường giễu nó. Mày là con trai mới đúng. - Chuyện, mạ tau nói tau cũng con trai mới đúng. - Mi rồi cũng mọc râu. - Càng tốt. Tau mọc râu, thành đàn ông là tau tán mi, mê mi liền. Nói là làm, nó ôm chặt lấy tôi. - Khỉ, đồ khỉ. Tôi đã bắt đầu biết thẹn từ năm đệ ngũ khi nghe con trai gọi tên dọc đường, và nhất là khi nhận được những lá thư của con trai gửi cho con ở Nhờ đưa lại.
− Thưa cô.
Thái Dương đư"ng lên, miệng mồn méo xệch. Có mấy tiếng cười nổi lên, nhưng chìm ngay. Hình như cô Kim Chi cũng đang cố nín cười nữa. Cô cố nói giọng dịu dàng:
− Em nói đi.
− Thưa cô... hic hic...
Thái Dương đứng khóc mùi. Cô Kim Chi phải bỏ ghế xuống ngồi bên cạnh Thái Dương, cô đặt tay lên vai nó:
− Nín đi. Cô đi thì có cô khác tới dạy. Nên giấu sự buồn bã trong lòng. Em cố gắng học sẽ giỏi. Cô thấy em dư sức học, tại em cứ có cảm tưởng thua bè bạn rồi nản đó thôi. Em gắng lên rồi gửi thư cho cô nhé.
− Dạ.
Nhờ cô Kim Chi xuống ngồi chung ghế với học trò, các nữ sinh bạo dạn hơn. Họ bắt đầu hỏi chuyện cô, thầy trò nói chuyện vui vẻ. Cô cũng nhắc tới tôi:
− Phù Dung ráng giữ sơ mi quốc văn nghe.
− Dạ.
− Nó làm văn sĩ nữa cô.
− Xì, làm thơ mà van sĩ. Quê.
− Thi sĩ. Nữ sĩ Phù Dung.
− Ẩu, Mấy bạn dị ghê đi.
− Nó làm bộ đó cô. Nó có bài đăng báo. Đăng ở văn nghệ học sinh.
− Hoan hô Phù Dung.
Tôi đỏ mặt. Chuyện gì lũ quỷ này cùng biết hết. Tại thầy giáo sư quốc văn năm nay đó. Năm nay tôi mất cô Tịnh Nhơn, cô không dạy lớp đệ tứ. Đỗ Quyên véo tay tôi:
− Sướng nghe mi. Khối thằng làm thơ tán nữ sĩ.
− Thôi mi. Mi mà cũng rứa nữa.
Cẩm Lệ cũng chen vào:
− Mai mốt mi giới thiệu tau gửi truyện ngắn đi.
Tôi gạt nó đi vì bận nghe cô Kim Chi hỏi:
− Em lấy bút hiệu là gì đó Phù Dung?
− Hoa Cỏ May.
− Hoa cứt lợn.
Có đứa nào nói nhỏ giễu tôi. Tôi nhìn về phía tiếng xì xầm nhưng không biết đứa nào. Cẩm Lệ nói:
− A, con Ngọc. Được. Để nó cho tau.
Lát nữa đây, con Cẩm Lệ sẽ làm gì con Ngọc. Con Ngọc có tiếng là đanh đá nhứt trong lớp. Nó chuyên môn bắt bẻ giáo sư, chuyện gì cũng cãi. Mồi lần giáo sư giáng bài xong hỏi: Ai có ý kiến. - Dạ em, ừa em. Nó giơ tay lên liền. Nó thường cãi sai, cãi bướng bỉnh. Ít giáo sư thích nó nhưng học sinh trong lớp đều sợ nó. Con đó vô học. Đỗ Quyên thường nói với tôi về con Ngọc bằng câu đó.
− Thưa cô, cô cho chúng em xin mỗi đứa một tấm ảnh.
Cả lớp lại nhao nhao. Ý kiến hay đó. Nhưng tôi, tôi không cần. Tôi đã có ảnh của cô Kim Chi từ đa6`u năm lận. Cô Kim Chi tặng tôi tấm ảnh với hàng chữ nghiêng nghiêng bay bướm mà mỗi chiều mưa tôi thường đem ảnh ra xem, đọc đi đọc lại từng hàng chữ đó: Trìu mến tặng Phù Dung để giữ một chút kỷ niệm về cô Kim Chi. Và kỷ niệm của cô Kim Chi là nụ cu8ời rạng rỡ. Nụ cười đó hồi cô còn con gái, bây giờ chỉ còn tôi giữ lại thôi, cô mất nụ cười đó từ lâu rồi. Tôi hài lòng khi nghe cô Kim Chi từ ch^'i. Cô làm sao đem theo ảnh để tặng trên ba mươi học sinh, còn các lớp khác nữa.
Duy Phước nói:
− Năm ngoái cô có chụp với lớp ngũ B3 tấm hình, em còn giữ phim. Bạn nào muốn sang em sẽ cho mượn.
− Cô chưa có hình đó nghe. Hôm nào gu8?i cho cô một tấm. Địa chỉ của cô sẽ liên lạc sau.
Thái Dương rút trong cạp ra một cuốn sổ bìa lớn. Cuối sổ này tôi biết rồi, đó là cuốn lưu niệm mùa hè. Tôi cũng có một chữ ký trong đó. Nhưng sao mùa hè đã mất tiêu rồi, đang là năm đệ tứ, mùa thu chưa hết mà nó cò mang theo cuốn sổ đó làm chi. Con này học dốt là đáng đời, cứ vớ va vớ vẩn. Nó đưa cuốn sô? cho cô Kim Chi, một tay chùi nước mắt:
− Cô viết cho em vài dòng.
Cô Kim Chi cầm cây bút hý hoáy viết, có tiếng lao nhau:
− Lời khuyên hữu ích, cố gắng đội sổ.
− Đội đèn chớ.
− Nhớ mua dầu xoa bụng.
− Đóng tiền vệ sinh nhà ca6`u cho bác cai.
Tiếng Duy Phước xuỵt xuỵt bảo im. Nhưng hình như Thái Dương đã quen với sự chế giễu của bè bạn, nó không biết ngượng nữa. Đang khóc, nhận lại cuốn sách do cô Kim Chi đưa, nó nhe răng ra cu8ời:
− Cám ơn cô.
Cô Kim Chi nhìn lên đồng hồ, đứng lên:
− Gần đến giờ rồi, thôi các em ở lại ngoan ngoãn, cố gắng học. Năm nay phải thi đậu nghe.
− Dạ.
− Nhớ chăm học và lễ phép với cô giáo mới... Nhớ...
Những lời sau này của cô tôi không nghe nữa vì tiếng trống hết giờ đã đánh thùng thùng. Các nữ sinh bao quanh cô Kim Chi hoi lao nhao. Cô Kim Chi vừa bước ra khỏi lớp vừa vẫy vẫy. Lần vẫy tay cuối cùng, tôi bỗng thấy bùi ngùi. Càng lớn, càng mất dàn đi những tình thân. Chỉ mới học tới năm đệ tứ, tôi đã mất nhiều cô giáo và xa hẳn nhiều bạn bè.
Tiếp theo đó là giờ nữ công, bà giáo già khệ nệ Ôm rổ may vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào, luật lệ của trường tôi là thế, mỗi lần cô giáo vào là phải đứng da6.y chào. Bà giáo đưa tay vẫy: Các em ngồi xuống đi. Cả lớp nhau nhao:
− Thưa bà tuần sau chấm.
− Thưa bà em cũng thêu chưa xong.
Bà giáo định bỏ kính xuống bàn, lại lật đật đeo lên, nhìn một loạt toàn lớp:
− Tuần trước các em khất rồi. Lần ni nhứt định chấm điểm. Con gái phải siêng thêu thùa may vá chớ. Các em đừng làm biếng.
− Dạ thưa bà, tuần ni bài vở nhiều quá, dạ tuần trước đi trại, chủ nhật mô có rảnh.
− Thôi được. Lấy vải ra đo cắt áo cổ kiiềng. Tuần sau tui chấm cả hai đó.
− Dạ.
Giờ nữ công là giờ rảnh nhứt trong các giờ. Tôi lấy tấm khăn cũ ra thêu. Cẩm Lệ lôi xấp vải phin nõn:
− Thêu đi cho xong bà, để ta cắt áo cho. Ta cắt cho mi một cái.
− Cám ơn.
− Ta may cho mi luôn. Được không?
− Thôi bạn ơi, làm bộ vừa vừa, chắc về lạy chị thu Ba may cho chớ cái mặt bạn chỉ lơ siêng thì có.
Bà giáo nhìn một lượt toàn lớp trước khi cắm cúi làm chuyện riêng của bà là chấm một xấp vải thâu của lớp khác:
− Đỗ Quyên lắc xắc hí, may đi, không nói chuyện. Ngọc đừng quay lui. Chút nữa tui kiểm soát đa.
Tôi cúi xuống bà, giả vờ lượm cái kéo nhỏ, nói với Đỗ Quyên:
− Lát có qua nhà dây thép không?
− Có, Gửi thư hả?
− Ừ.
− Thư cho ai va6.y? Nhà báo hả?
− Ừ. Nhà báo.
− Mày làm thơ hay quá, tao đọc tao thích bài Bướm nhỏ của may ghê. Bộ mày lớn tồng ngồng rồi sao làm thơ như trẻ con vậy.
Tôi xấu hổ. Chuyện tôi gửi thơ đi đăng báo chỉ có tâm sự cho Cẩm lê. và Đỗ Quyên biết. Vậy mà trong lớp chúng nó biết hết. Chúng gọi trêu tôi là nữ sĩ, chúng đem thơ của tôi vào lớp đọc, vừa đọc vừa bình. Nhiều lúc tôi tức lộn ruột, nhưng tôi cũng đã tìm được cách để trị chúng rồi. Tôi cứ lờ đi, làm cái vẻ mặt khinh khỉnh. Với tụi này phải thế mới được. Chúng nó chuyên môn bươi móc đời tư của kẻ khác, trong khi đời tư của chúng, chúng giấu biệt. Tôi không thích chúng bạn gọi tôi là nữ sĩ, chúng gọi vì hâm mộ thì ít mà chế giễu thinhiều. Tôi gắt với Đỗ Quyên:
− Răng mi cứ ưa thóc mách vô chuyện tau chi rứa. Hả.
Trên bàn bà giáo gõ cái thướng xuống bàn nhịp nhịp:
− Phù Dung. May đi đừng có nói chuyện.
Tôi bực mình cấu nhẹ vào tay Đỗ Quyên một cái. May quá nó không rú lên như mọi lần. Nhưng nó nhăn nhó muốn dấm vào lưng tôi. Giờ nữ công sao thật dài, thời gian đi chậm rề. Con gái con đứa gì tụi tôi thật đoảng, đứa nào cũng lười may vá. Lớp tứ B3 của tôi có tiếng nhiều đứa lười đến mang tiếng là đồ hủi. Con Nhất Phương mới kinh khủng, năm ngoái, gặp mùa đông, thông cái cúa nhà trường vẫn bắt mặc đồng phục. Đồng phục của trường Đồng Khánh vẫn là áo trắng. Nhất Phương di học mặc áo cánh tỉnh bơ. Vì trời lạnh, nên trong nó mặc áo cánh, bên ngoài khoác á len. Nó mang áo mưa bên ngoài. Tới lớp nó mới lôi hai vạt áo dài ở trong cặp sách ra ghim hai vạt áo vàong trong áod ài, vậy là cô ta có áo dài đàng hoàng mà vạt áo lúc nào cũng khô, cũng phảng. Cả mùa đông, nó dùng hai vạt áo nó cắt ra từ một chiếc áo dài cũ mà thời học sinh, mài cùi tay ở mặt, bàn, hai cùi chỏ tay luôn luôn rách trước. Ban đầu, cả lớp cười vỡ bụng, nhưng vê` sau, nhiều cô bắt trước theo kiểu Nhất Phương, vừa tiện lợi, vừa tỏ được sự nghịch ngợm của tuổi học sinh. Ban đầu tôi cũng muốn bắt chước thế lắm, nhưng sau tôi đã quyết định không làm theo. Tôi ghét bắt chu8ớc một chuyện gì, hay tập thêm một thói quen nào, tôi đã có sẵn nhiều thói quen quá.
Nói về sự hủi của lớp tôi, ngoài Nhất Phương phải nói tới đôi chị em sinh đôi có hai cái tên rất lạ là Công huyền tôn nữ Phước Thêm, và Công huyền tôn nữ Lộc Thừa. Hai chị em cô này thì nó là lười cũng được mà nói là siêng năng cũng được. Vì hai cô rất lười làm bài nhưng rất siêng chép bài. Hai cô lười may hoặc thêu một mẫu nhỏ chừng mười lăm phút là xong, đợi cho bạn chấm xong đem xuống, hai cô cặm cụi cả tiếng đồng hồ gôm tẩy con số điểm bà giáo phê đem lên chấm lại. Có điều lạ lùng hai con bé này luôn luôn gặp may mă"n. Thí dụ tôi đem lên chấm chỉ có năm hoặc sáu điểm. Chúng nó mượn gôm tẩy lem nhem, khi lên chấm, bà giáo không biết nghĩ thế nào lại cho bảy điểm, bảy điểM rưỡi. Như giờ này, hai chị em nó cũng đang rúc rích cười, nói chuyện, chia nhau ăn me chua. Chỉ nghe tiếng chép chép của chúng nó, tôi đã thèm chảy nước miếng đầy miệng.
Đỗ Quyên siêng năng hơn tôi nhiều, nó ngồi may đàng hoàng. Tôi nhìn mông lung ra ngoài cửa sô?. Không có giờ học nào mà tâm hồn tôi muốn bay bổng ra ngoài cửa như trong giờ nữ công. Tôi thường nghĩ rằng, tôi không phải sinh ra để làm một bà nội trớ, may vé, nấu ăn, làm một con mụ đàn bà lam lũ. Nhưng tôi sẽ làm gì? Cô giáo? Không. Một chuyên viên? Không. Một nữ sĩ?? Một nhà văn? đến một tuổi nào đó rồi tôi cũng sẽ chán ghét những trò chơi lẩm cẩm đó.
Nắng mùa thu thật mỏng, hình như để nương nhẹ những sợi tơ trời đang bay đâu đó trên cao. Tôi nghĩ tới thảm cỏ xanh trước trường, những bông hoa cỏ tím từ mùa Xuân, bây giờ đang lẩn đâu dưới đất mềm và xốp, nhưng những tàng phượng đã có trái non.
Cửa sổ phòng học tứ B3 mở ra sân sau, một khoảng vườn hẹp trồng vài cây đoát, một ít bụi cỏ và những thứ cây hoang dây leo. Tường sát đường, và bên kia đường là sân sau của một dãy lớn ở trường Quốc học. Thỉnh thoảng trong giờ chơi, tôi nhìn thấy những cậu học sinh nghịch ngợm leo lên cửa sổ. Hai trường chí cách nhau một con đường cắt đôi, cửa sổ lớp có thể nhìn thấy được nhau, bên kia đã để dành những lớp đó cho học sinh đệ thất đệ lục.
− Mi nghễ chi bên dó mà nghễ dữ rứa mi.
Cẩm Lệ lại mở miệng nói. Chúng nó không thể dừng được ồn ào. Con Cẩm Lệ nói chuyện nhiều nhứt lớp. Tao đang mơ mộng. Nhưng tôi không nói với Cẩm Lệ câu đó. Tôi ngồi ngay ngắn lại:
− Hôm nay nắng đẹp quá mày ạ, trông mấy tàu lá chuối thấy màu xanh non ra.
− Tao đang nghĩ tới cô Kim Chi.
− Mi thương cô lắm hả?
− Không thương lắm, nhưng cô bỏ lớp mình đi cũng buồn.
Nhớ tới Thái Dương ngồi ngay sau lưng mình, tôi quay lại. Cô bé ngồi buồn hiu, mắt còn ngấn lệ. Nó đã cắt xong thân áo cổ kiềng, đang rầu rĩ may. Con này sè là một người đàn bà lam lũ, một nội trợ, một cô thợ may. Tưởng tượng ra thế, tôi thấy không thể thương vô nổi khuôn mặt đần độn của Thai Dưo8ng. Tôi nhớ lại những lần làm bài ở lớp hoặc thi đệ nhất đệ nhị lục cá nguyệt. Lần nào tôi vói Cẩm lệ, với Đỗ Quyên cũng bị bàn tay của Thái Dương níu áo. Bị quẹt vào chân, bị réo tên như chọc thiên hạ chửi. Nó quýnh quáng xin góp bài, hỏi bài, hỏi công thức. Không biết Thái Du8O8ng có cầm quyền vở lên bao giờ không, nhưng chắc nó có đọc đến trăm lần cũng không nhớ một câu. Cha mẹ đặt tên cho con mong ước con sẽ thông minh sáng láng như tên mình chọn, nhưng đôi khi vì vậy đã giết sự thông minh sáng láng của con. Thái Dưo8ng khổ sở vì cái tên trái ngược với đầu óc đen tối của nó.
Thấy tôi quay lại, Đỗ Quyên cũng quay nhìn theo. Và khi thấy ngấn lệ còn đọng trên mi mắt Thái Dương, nó liền nổi tính nghịch ngợm.
− Người đẹp còn khóc há?? Tội nghiệp. Khi hồi cô Kim Chi có nói trò nên về` mua cua trứng đổi tên sẽ học giỏi.
− Minhkhồng có chơi, không có chọc ấy, răng ấy chọc mình rứa.
− Ấy ó ọ è.
Tôi lôi Đỗ Quyên ngồi ngay lại:
− Khỉ, đừng có chọc nó. Mi chi kỳ ghê vậy đó.
Phía sau lưng tôi, người đẹp Thái Dương sụt sịt khóc. Cô tủi thân quá rồi. Đỗ Quyên thật quá quắt. Tính nó độc ác và phá như quỉ. Tiếng nhịp nhịp thức của bà giáo ở trên kia làm Đỗ Quyên giật mình. Nhưng bà giáo không gọi tên Đô~ Quyên mà gọi Thái Dương:
− Dương, may đi, răng ngồi cúi mặt vậy? Ủa, sao khóc. Sao em khóc?
Tiếng xì xỗ lại nổi lên, cả lớp nhìn vễ phía cô học trò thường làm nổi đình nổi đám trong lớp.
− Dạ bạn nớ thương cô Kim Chi.
− Dạ tương tư cô giáo.
− Dạ học trò cưng của cô Kim Chi. Dạ buồn ly biệt.
Tiếng cười rúc rích lại nổi lên sau đó. Bà giáo dạy nữ công cũng cười xòa, bà cúi xuống tiếp tục chấm bài. Giờ nữ công dài đến mấy rồi cũng hết. Tiếng trống điểm giờ ra chơi. Cả lớp chỉ chờ bà giáo ra khỏi là dồn hết ra cửa. Đỗ Quyên và Cẩm Lệ cũng dắt tay tôi:
− Đi xuống nhà chơi hè.
− Mần chi.
− Mua ổi ăn.
− Tau có y kiến. Xuống mụ cai ăn chè đậu ngự.
Nghe nói chè đậu ngự có vẻ hấp dẫn qúa. Cả bọn kéo nhau xuống liền. Con gái là chúa ăn quà vặt, nhưng chỉ ăn quà vặt với nhau thôi nhé. Đi học lúc nào cũng có ô mai, me chua, mùa đông có bắng rang trong cặp. Tuy nhiên, nếu có một đôi mắt nam giới nào nhìn vào thì các cô nhứt định giữ đúng câu: nữ thực như miu. Các cô họp nhau lại thì quyết cũng tan thành nước. Tôi ngán nhứt là Cẩm lệ, nó là chúa ăn quà vặt. Những ngày nghỉ học, không có mục đi Thiên Mụ, đi bánh bèo núi Ngự hay xuống Tây thượng, nó mang đủ thứ quà vặt tới nhà thôi, hai đư"a đóng cửa phòng, vừa ăn quà vừa nói chuyện. Ăn thì được nhưng nếu phải vô bếp nấu thì đứa nào cũng tránh né đủ cách. Nịnh ăn thì đứa nào cũng thiên tài. Dì Tường của tôi đúng là nạn nhân của tụi nó. Chúng nó bốc dì tới tận mây xanh. Trời ơi, cả xứ Huế, không có ai nấu bún ngon bằng dì, cả Huế không có ai bắt bánh bộc lọc, nấu bánh canh ngon bằng dì, bánh lá dì làm ằng bột chi mè mềm múp, nhuỵ tôm tơi quá là tơi. Vậy là dì Tường lo trổ tài cho chúng ăn lu bù.
Cả ba đứa xuống quán mụ Cai thì quán đã đầy người. Các chị đệ nhị, đệ nhất dành hết cả hai cái bàn lớn kê phía trong. Mấy chị này ngồi đây thường trực như họp đảng. Các chị đi ra đường đã biết diện, biết làm bộ điệu đủ thứ nhưng ở đây các chị cũng là chúa ăn quà vặt. Tôi nhìn thấy trong góc bàn có cả chị Đông Sương. Chị Đông Sương là hoa khôi của trường Đồng Khánh, năm nay chị học đệ nhị, cùng lớp với chị Phương Thảo của tôi. Ở đâu có chị Đông Sương là không có chị PhưƠng Thảo, hai chị như mặt trời mặt trăng. Vẻ đẹp của hai chị cũng thế. Chị Đông Sương sắc sảo, lẳng lơ, trông lúc nào cũng nóng bỏng như mặt trời, còn chị Phương Thảo thì dịu hiền, trong sáng như mặt trăng vậy. Hai bà hai vẻ, hai bà lại có một s^' đàn em hâm mộ nham sắc thành thử hai bà đâm ra kình địch nhau. Chị Thảo biết mình không đẹp bằng chị Đông Sương nhưng chị ăn chị Đông Sương ở cái nết đánh chết cái đẹp mà, các bà già trầu đã nói vậy.
Tôi nhìn ra hàng hiên, thấy chị PhưƠng Thảo đang choàng vai một cô bạn thân, chị Diệm My, hai người đang đi lui đi tới to nhỏ tâm sự. Trời mùa thu chỉ mát đâu có lạnh gì mà chị Diệm My cũng choàng khăn voan màu lá chuối non ở cổ làm tăng nước da mặt sáng hồng. Đỗ Quyên nói nhỏ bên tai tôi:
− Coi chị Đông Sương, mê chưa?
Cẩm Lệ nghe kịp, nó bỉu môi:
− Trông dữ thấy mồ. mắt đó để liếc trai, môi đó để ngoại tình, lỗi mũi đó để hốt tiền, còn cái mụt ruồi đa dâm nữa tề. Con gái đó mệ nội tau noái là thứ tiền dâm hậu thú đó.
− Xuỵt, chuyện nó mà la bai bãi, gớm.
Tôi gắt khẽ và lôi hai đứa bạn ngồi xuống chiếc ghế dài kê sát tường. Chiếc ghế này hỏng mất một chân phải kê lên bàn gạch, còn một chân thì đu đưa sắp gãy. Tụi bạn thường ngồi và nói với nhau ghế này thải ra ở các lớp đệ nhất đây. Mấy chị lớn, nặng ký, ngồi rung đùi, nghĩ tới chuyện trai gái nên chân ghế đong đưa theo. Tụi nhỏ thường nhìn mấy chị cười hóm hỉnh, mấy chị lớp đệ nhất đệ nhị ghét bọn con gái đệ tứ đệ ngũ như tui tôi lắm. Con Đỗ Quyên ngồi xuống là gọi lớn:
− Chị Cai ơi cho ba đứa ba chén chè đậu ngự.
− Có liền, đợi một chút hỉ.
− Bóc đậu đãi đường chưa? Tụi này xuống giúp cho.
Đỗ Quyên nói kháy mấy bà chị:
− Tới trễ mấy phút biết đã vét nồi rồi. Vét nồi chưa chị Cai.
− Mấy cô ni thiệt muốn bà hiệu trưởng dẹp quán luôn há.
Đỗ Quyên đợi mấy bà chị nhìn cả bọn một cái, liếc mắt hằn học một cái, nhưng mấy bà chị tu luyện đã kỹ, cứ tỉnh bơ. con bé không bắt nọn được ai, lanh chanh nhìn ra ngoài hàng hiên, nhăn mặt.
− Gớm, mấy bà chị diện quá trời quá đất. Bà nào cũng khăn choàng, áo màu sậm.
Nhưng chả có đứa nào góp ý kiến nữa vì ba chén chè đậu ngự đã được mang tới. Húp sùm sụp, lấy muô~ng múc từng muỗng hạt đậu chính bở, vét cho hết tận đáy ly, ăn hết ghiến va6~n chưa hết thòm thòm. Cẩm lệ hỏi:
− Còn tiền không mi?
− Còn.
Đỗ Quyên can:
− Còn cũng để mua tem chơ mi. Thôi.
Ra chơi mười lăm phút, đợi mất năm phút, ăn chè mất hai phút, còn tám phút thôi. thì giờ là vàng ngọc. Chúng tôi trả tiền, rủ nhau bắt chước mấy chị lớn đi dạo dọc theo những dãy hành lang. Tới gần văn phòng hệiu trưởng, cô Kim Chi đang đứng với mấy giáo sư, thấy bọn tôi cô mỉm cười. Tôi ké bạn đi xuống phòng của các giáo sư, gần phòng khách. Tôi hy vọng gặp cô Tịnh Nhơn của tôi ớ đó.
Quả đúng như tôi đoán, cô Tịnh Nhơn hôm nay mặc áo dài đen, loại hàng mềm, chảy nên trông vẻ người của cô tha thướt, yếu đuối trông hết sức dễ thương. Cô đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi bắt gặp đôi mắt của cô, đôi mắt đen nhánh, sáng long lanh một vẻ buồn không duyên cớ. Cái nhìn của cô thu hút mọi thứ, nhìn người thu hút người, nhìn cảnh vật thu hút cảnh vật, vẻ mơ màng của trời đất cũng chiếu trong mắt cô, vẻ dịu dàng của mùa thu, vẻ tươi vui của nhánh cỏ cũng chiếu trong mắt cô khi cô nhìn tới. Vậy mà tôi có cảm tưởng rằng, đôi mắt của cô báo hiệu cho cô tương lai sầu mộng.
Tôi đi đến gần cửa sổ nhìn vào, Cẩm Lệ và Đỗ Quyên đứng xa hơn. Cô Tịnh Nhơn nhìn thấy tôi, cô mỉm cười. Cô không vồn vã nhưng giọng đầy thân ái:
− À, Phù Dung.
− Chị.
Tôi đã bỏ tiếng cô giáo từ lâu để thay vào tiếng chị êm ái. Cô Tịnh Nhơn vẫn ngồi ở ghế, và lại cười:
− Răng, năm ni học ra răng. Thầy mới dễ chịu không, chủ nhật rảnh không, tới nhà chị chơi.
− Hôm qua chị không đi dạy?
− Hôm qua chị nhức đầu. Mà hôm qua chỉ có hai giờ.
− Giờ ra chơi em xuống ngũ B3 không thấy chị.
Tiếng trống vô học đã điểm. Cô Tịnh Nhơn nhỏm người dậy:
− Thôi vô học đi Phù Dung.
Cô cầm tập sách lên. Màu đen của áo và tóc nổi bật khuông mặt cô trắng bóc. Cô nhìn tôi cười, cô bắt gặp Cẩm Lệ và Đỗ Quyên, cô đưa tay chỉ:
− Đi đâu cũng ba cô. Xe pháo mã há.
− Dạ tướng sĩ tượng.
Tôi nhìn theo từng bước chân của cô Tịnh Nhơn, tôi yêu hết mọi vẻ của cô. Từ dáng đi, tiếng nói, giọng cười. Cẩm Lệ kéo tôi:
− Về lớp cho rồi mi. Giờ của chị Trăm-Hoa răng cũng bị chị truy. Vô trễ là chị kê sát nút. Hú ba hồ chín vía, chạy.
Không đợi tôi có phản ứng, hai đứa hai tay lôi tôi chạy nhanh về lớp học. May quá, chúng tôi vừa ngồi xuống chỗ thì bà chị Tram-Hoa cũng vừa vào tới.
Nghiêm bây. Cẩm lệ nói nhỏ khi đứng dậy chào. - Ngồi xuống. Giọng nói không một chút cảm tình của cô giáo dạy môn Vật Lý làm cõi lòng chúng tôi se lại. Với cô Mộng Thu, học sinh chỉ là một lũ quỉ sứ, phải gắt gỏng, phải làm nghiêm. Cô đúng là một nhà mô phạm có cái vẻ bề ngoài đạo đức. Đáng thương cho những lớp được cô hướng dẫn. Cô Mộng Thu chỉ trích kịch liệt những nữ sinh ăn diện, mặc áo chít eo, tóc thề duyên dáng. Trong lớp, những nữ sinh này dù học giỏi đến mấy cũng bị cô nhìn bằng đôi mắt ốc nhồi xoi mói. Cô Mộng thu là một người đàn bà có cái dáng dấp của một người đàn ông khỏe, lực sĩ. Người cô cao lớn, vai to, mặt to. Nhất là cái má của cô phùng ra như hai cái túi. Lũ học sinh ma quái đặt cho cô là: loài nhai lại.
Chưa giơ học nào buồn tẻ hơn. Cả lớp ngồi im lặng tưởng như con ruồi bay qua cũng nghe thấy. Tuy nhiên, trong giờ chép bài, để trả thù và giễu lại tánh trang nghiêm của cô, một vài tiếng ho ổi lên ở dãy bàn cuối. Bàn cuối là bàn dành cho các cô học trò lớn tuổi, nơi này có đủ mục hấp dẫn. Còn Cẩm lê. ngồi vẽ nhăng nhít. Tôi thì nghĩ tới buổi cơm chiều ớ nhà. Mẹ tôi là một người đàn bà khó tính, khắc nghiệt. dì Tường bướng bỉnh. Chị PhưƠng Thảo ỷ là con lớn trong nhà, sắp là con gái rượu của mẹ, làm bộ đài các, nghiêm khắc với các em. anh Toan suốt ngày chăm chú vào cuốn sách, đến bữa cơm cũng lè kè cuốn sách một bên, nhiều lúc tôi có cảm tưởng như anh ấy nuốt cơm, nuốt luôn ả những công thức trong miếng cơm nghẹn cứng. Còn chú Đặng, sau giờ cơm chú được thả ra khỏi căn nhà nhỏ sau vườn, chú đi ra đi vào, nói chuyện với con chó, với cái cột nhà, với cây hải đường. Chú có thể ngồi nhìn một hòn đá đến cả tiếng đồng hồ mà như không biết gì hết.
Tôi không muốn về nhà chút nào, tôi muốn lang thang ngoài đường mãi. Buổi tối đến, anh Toan kèm tôi học, thế nào tôi cũng bị vài cốc trên đầu vì tính lơ đãng. còn ba tôi, chắc không có một người đàn ông nào trên đời có thể hiền hơn, nêvợ hơn. tôi không muốn dùng tiếng sợ vợ, mất mặt ba tôi quá. Nhưng người hiền là người cộc cằn. Nhiều mâm cơm chiều đã được bay ra ngoài sân và mấy chị em tôi ngồi nhìn nhau, nhịn đói.
Đừng nghĩ tới chuyện gia đình nữa. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ. Có những chiếc lá vàng đang rơi. Trời mùa thu đẹp quá đi mất. Lát nữa đây tan trường, thành phố sẽ đẹp thêm biết bao với những tà áo trắng bay bay. Muôn tà áo trắng bay qua cầu tràng tiền, bay về Bến Ngự, lên ngược Kim Long. Thương biết bao bầu trời xứ Huế.
− Phù Dung.
Đỗ Quyên gọi nho nhỏ. Tôi trả lời trong khi vẫn cắm cú làm bài:
− Hí.
− Mi làm chi đó?
− Làm bài.
− Bài ớ nhà, túi về làm. Nì, mi biết không, khi hồi tao chớp được lá thư tình của con Thái Dương.
− Trời đất.
Tôi nhớ ra bịt miệng lại. Cô Mộng Thu cũng vừa nhìn xuống. Thấy bàn tay tôi còn che nơi miệng, cô nghiêm mặt cúi xuống chấm bài. Lối cảnh cáo của cô có vẻ nhẹ nhàng nhưng nguy hiểm lắm. Bất ngờ giở số ra, thấy con số không hạnh kiểm to như quả trứng luộc. Tôi rủa thầm trong bụng rồi lại thầm cầu nguyện cho cô: Lạy trời cô có chồng đi cho đỡ khó. Răng cô không có chồng hỉ? Cô có chồng rồi chắc đỡ khó hơn.
Tôi nghĩ tới lá thư trong cặp chưa gửi đi. Lá thư này tôi không thể nhờ Đỗ quyên đi bỏ thùng thư được. Dù thân, tôi cũng chưa thể tiết lộ hết bí mật của tôi cho nó nghe. Lần đầu tiên tôi trả lời thư cho một người con trai. Ngoài khung cửa, một khuôn mặt trong tưởng tưo8.ng lờ đờ trôi trên nền trời chiều yếu náng. Không biết mình có nên gửi không? Tôi hốt hoảng khi nghĩ tới lúc lá thư đến tay người ấy. Một lá thư để trải lời hàng chục lá thư gửi tới tấp. Không, Phù Dung chỉ xin làm em gái. Chỉ là em gái. Một bông hoa cỏ trong sân trường rung trước mắt tôi màu tím bâng khuâng, một con đường vắng đầy xác lá trôi trong mắt tôi với những bước chân mơ mộng. Và lòng tôi bỗng rộn ràng khi tiếng trống tan trường điểm thùng thùng. Tiếng trống giục giã, nhộn nhịp, tiếng trống dễ yêu nhứt của một ngày.
Đợi cho bớt cảnh chen lấn, ba đứa tôi mới ra khỏi lớp. Duy Phước ngồi lại cuối cùng, bao giờ cũng vậy, cô nàng giữ đúng tác phong của một chị trưởng lớp. Cẩm Lệ đưa tay vẫy:
− Chào ấy. Tui về với mạ tui.
− Vô duyên.
Đỗ Quyên đấm vào lưng Cẩm Lệ. Tôi bị lôi kéo ngay vào sự vui vẻ của các bạn. Ba đứa khoác tay nhau đứng trước hành lang, nhìn lớp lớp học sinh đi ra phía cổng trường. Một ông giáo sư đi qua, Đỗ Quyên nháy mắt:
− Ê, tụi bây.
− Ông Bờ -riđăng-tin.
− Xe ông để mô bây.
− Nơi gốc phượng, bữa mô cũng để đó.
Chiếc xe đạp vẫn nằm dựa bên gốc cây phượng. May quá, hôm nay nó không bị tai nạn gì. Ông thầy Bờ - riđăng-tin này là một đề tài cho học trò đem ra giễu. Ông rất hiền, tuy đã lớn tuổi mà chưa có vợ. Thấy đàn bà con gái là ông đỏ m(.t. Có lẽ vì thế mà nhà trường chỉ sắp cho ông dạy các lớp nhỏ, thất, lục, ngũ, là nhiều. Năm kia tôi cũng có học ông. Ông luôn luôn xưng thầy và gọi học trò bằng tên, các học trò lón tuổi ông gọi bằng chị. Ông rất sợ mang tiếng, đi đạy ông ăn mặc rất giản dị. Các giáo sư khác thường đi xe hơi, xe gắn máy, riêng thầy Cân này đi xe đạp. Tôi nhớ cách đây khoảng hơn tuần lễ, chiếc xe đạp của ông được khóa cẩn thận, dựng nơi gốc cây, bị xích vào gốc cây bằng một cái khóa dây khác. Ông loay hoay bên xe đạp, học trò bu đầy vòng trong vòng ngoài. Ông đỏ mặt ía tai trông rất tội nghiệp. Cuối cùng một nhóm học trò đi tới, một cô nói:
− Thưa thầy, em bị mất cái khóa xe.
Rồi cô bé nhìn chăm chăm vào cái khóa dây.
− Đúng khóa của em đây nì. ai chơi chi lạ rứa.
Nhóm bạn khúc khích cười. Học trò đ'ng coi cũng cười theo. Ông thầy lúng túng:
− Cho tui mượn chìa khóa.
Cô bé làm bộ hết sức hiền lành, dạ thật nhỏ. cô lục cặp mài mới lôi ra cái chìa khóa nhỏ. Đưa chìa khóa cho ông thầy rồi, cô ta tiến lại gần, nhìn ông thầy mở khóa với đôi mắt chớp chớp ra vẻ nết na đằm thắm. Nhưng khi cầm cái khóa dây đi một đoạn, cô nhỏ cùng cả bọn ôm bụng cười ngất. Tôi bết ngay thủ phạm vụ đùa bỡn tai quái đó là ai rồi. Chưa hết, dù ông thầy khóa xe cẩn thận, các cô nghịch ngợm đôi lúc cũng phá xe ông thầy này, khi thì dựng ngược xe lên, khi thì vẽ những hình vẽ kỳ dị gắn lên ghi đông, có khi các cô đặt vòng hoa, mượn tên một chị lớn các lớp trên để đề tặng.
Ông thầy đã dẫn bộ chiếc xe đạp ra giữa lối di. Đỗ quyên níu tôi đi theo sát, nó dớ giọng:
− Dạ thưa thầy.
Ông quay lại:
− À trò.
− Dạ thưa thầy, răng thầy không dạy lớp em. Lớp em hiền nhứt.
− Ờ... Ờ...
Ông cười hề hề, lối cười cho xong chuyện. Nhưng con Cẩm Lệ quái ác hơn:
− Dạ thưa thầy, hồi trưa có một tai nạn rùng rợn thầy biết không ạ?
Ở tỉnh nhỏ những tai nạn ăn cướp, xe đụng là những đề tài lớn. Ông thầy quay lại:
− Thiệt hả? Tai nạn chi rứa?
− Dạ dễ sợ lắm, máu chảy tùm lum, dạ chắc nát bấy hết.
− Xe đụng há?
− Dạ không. Té từ trên cao xuống.
− Ui trời.
− Dạ, dễ sợ lắm.
Tôi và Cẩm Lệ đã cười sằng sặc nghẹn cứng ở cổ họng. Con Đỗ Quyên vẫn tỉnh khô.
Ông thầy lắp bắp:
− Mà ai, ở đâu.
− Dạ thưa thầy, dạ con ruồi nó trợt chân té từ trên chiếc đầu xức dầu bờ -riđăng-tin, té xuống đất, là nát bấy chết liền tại chỗ.
− Hừm.
Tôi và Cẩm Lệ phá ra cười rũ rượi. Nhưng có hai người không cười là con Đỗ Quyên và thầy Cân. Thầy chỉ ừ hừm nửa cười nửa nghiêm dắt xe đi thắng.
Ba đứa tiến tới chỗ để xe đạp, lấy được xe thật là một chuyện vất vả vì xe này dựa lên xe kia. Đỗ Quyên đứng vòng tay đợi đến lượt xe mình hiện ra mới đỡ lấy cái ghi đông, dắt xe ra khoảng vắng đợi tôi với Cẩm Lệ.
Nắng vẫn còn sáng trên những tàng phượng lớn và những trái phượng non lủng lẳng như nhữNg lưỡi mác. Nắng lọt lốm đốm trên cỏ xanh. Tôi nhìn đoàn nữ sinh tràn ra phía cửa, những tà áo trắng tin tấn với những dáng nhỏ nhắn xinh xinh, tôi sung sướng tấhy mình còn là một ở trong đàn. Không biết gì mà con Đỗ Quyên cười phá lên. Nó đã dẫn được xe đạp ra, nó cười sặc sụa, muốn bò cả ra trên ghi đông mà cưỜi:
− Cười chi rứa Quyên?
− Tao cười ông Cân, lát nững về nhà chắc ông tức rồi cũng ôm bụng ra cười như tau.
− Hồi nãy răng mi không cười.
− Ừ, chừ mới tức cười.
Đời học sinh của chúng tôi là thế, chỉ tiếng cười cất lên là tan hết mọi lo lắng ưu tư. Chúng tôi dẫn xe ra tới cổn trương, bêN kia cổng trường là dòng sông Hương hiền lành, nước mùa thu xanh biếc. Bên dòng sông là một vườn hoa, phía trên vườn hoa là đài chiến sĩ, đi dọc xuống phía dưới là bến đò Thừa Phủ. Con đò giơnày đã xa khoi bến và những tà áo trắng đã ngang qua sông, những mái tóc thề soi dưới nước trong, lung linh những bờ vai gầy yếu. Con gái Huế chúng tôi cô nào cũng gầy, cũng mảnh mai, những người không may mập mạp là cả cái tôi. Tôi nhớ dạo trước có chị vì mập đã uống giấm, ăn chanh. Ăn chanh còn đỡ, uống giấm tai hại vô cùng. Các chị lớn đồn rằng, có người uống giấm cho gầy đã bị bịnh chết, thành thử các cô sợ, chỉ dám nhịn ăn. Tụi bạn tôi thường an ủi rằng: Nhịn ăn để báo hiếu cha me, cha mẹ đỡ gạo. Tôi cũng là một trong số nữ sinh gầy, có cái eo nhỏ và mái tóc hơi dài. Giữ được cái eo thon, bụng nhỏ quả là khó khăn, tôi phải tập thể thao mỗi sáng sớm, đi bộ và đi xe đạp đều đặn.
Tôi nhìn Đỗ Quyên cười:
− Mày coi chừng mập bằng mụ iếc nghe.
− Tao ơ há. Khỏi lo. Tao là con bất hiếu, không thèm nhịn ăn.
− Ê, ê, con Ngọc nơi tề. Đạp theo mau mi.
Ba đứa tôi cùng ở một đường, cả con Ngọc cũng về theo chúng tôi một đoạn. Nghe Cẩm Lệ kêu, cả ba đứa thót lên xe đạp, đạp theo con Ngọc. Hôm nay con Ngọc về mô.t mình, nhưng Đỗ Quyên kh^ng tìm cách phá nó được vì từng đoàn nữ sinh còn dẫn trước theo sau. Đê'n gân cầu Tràng Tiền con Ngọc gần quẹo qua cầu, Đỗ Quyên mới vưo8.t xe lên, con Cẩm Lệ kèm một bên. Tôi lủi thủi đi sau. Tôi biết chúng nó đang trêu con Ngọc, chọc tức con Ngọc bằng những câu bóng gió. Tuy đã học đệ tứ nhưng chúng tôi vẫn còn con nít, còn giữ đủ tính hờn giận vu vơ của thời trẻ dại.
Ba đứa chúng tôi qua Đập Đá vê Vỹ Dạ, khi tôi với Cẩm Lệ đã đến nhà, Đỗ Quyên còn đạp xe về phía xa tít, nhà tôi gần phố nhất. Một căn nhà cổ có ngõ dài nối ra đường và một lối asu trổ ra bến sông.
Chị Phương Thảo vẫn chưa về. Anh Toan đang học bài ở dưới gốc cây vú sữa. Anh cởi trần. Thấy tôi anh đưa mắt nhìn rồi lại cúi xuống cuốn sách. - Anh mi là con mọt sách. Con Đỗ Quyên phê bình anh Toan, gán cho anh câu đó. Tôi mỉm cười, dẫn xe xuống nhà bếp.
Dì Tường đang lúi húi nấu thức ăn. Tôi chạy tới bên dì:
− Dì, cháu đi học về.
Dì Tường nhìn ra, má dì ngòi hồng vì ánh lửa than. Trông dì thập đẹp. Tôi ngậm ngùi thương dì. Tới tuổi dì, khó kiếm ra một người bạn đường. Tôi h?i:
− Mạ mô rồi dì?
− Đi thăm bà tốt đen tốt đỏ rồi.
Tôi hiểu là má tôi đi đánh tứ sắc. Cái thói giải trí của mấy bà Huế là họp nhau đánh tứ sắc, ăn quà vặt. Những ngày nghỉ má tôi cũng đem các bà bạn về nhà họp đánh. Một bà hàng bánh canh chưc sẵn, một bà bánh ướt thịt nướng đi qua đi lại. Bà bánh khoái lát lát lại hô to: Bà ơi, bánh khoái nóng nì, bà ăn cho. Những ngày bận rộn như vậy chị Thảo bỏ đi chơi, anh Toan ra sau vườn học, buổi trưa anh ngu luôn ngoài võng. Má tôi là một tôn nữ, dù bây giờ hoàn cảnh gia đìn đã đổi, sa sút, bà vẫn giữ cái cốt cách phong lưu. Nhà tôi cũng như nhiê`u nhà khác, trước mặt nhà có xây bình phong bằng vôi, có gắn hai con rồng bằng miểng mảnh sành. Ở Huế, nhà nào có phong độ một chút đều phải có cái bình phong che trước cửa nhà, giàu thì xây gạch, gắn rồng gắn phượng, nghèo thì trồng hàng chè tầu rồi cắt theo kiểu bình phong. Miễn là trước mặt nhà được che kín.
Tôi đi vào phòng thay quần áo. Cái đàn bát thật to còn để trên bàn. Tối qua cúp điện, tôi ph?i học bài bằng ngọn đèn đó. Tôi bật thử điện coi có không, ngọn điện sáng chói. Tôi tắt đi và nhìn ra ngoài vưỜng. Lá cây xào xac, lòng tôi chan hòa hạnh phúc. Không hiểu tại sao cứ nhìn thấy lá cây xào xạc, thấy trời xanh, lòng người ta cứ dạt dào những mến thưƠng êm đễm. Tôi nghĩ tới bến sông và muốn tă"m. Sốt con đường Vỹ Dạ, hầu như nhà nào cũng có một bến sông, bến sông được che kín bởi những cây sung, những ttàng lá tràn ra bờ. Thôn Vỹ Dạ của tôi nổi tiếng là thơ mộng, chả thế mà thi sĩ hàn Mạc Tử đã yêu một cô gái Vỹ Dạ, cô gái đó ba6y giờ già rồi, cũng dạy học ở trường Đồng Khánh, Hàn Mặc Tử đã nhìn thấy bến sông, đã nhìn thấy vườn cây, lá cây xào xạc và lòng chan hoà hạnh phúc, đã viết: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Tôi cũng mơ ước được ca tụng như thê', tôi còn trẻ, tôi đủ mơ mộng, đủ lãng mạn, đủ ca nhan sắc để nhận những vần thơ như thế hoặc hay hơn. Khuôn mặt chữ điền, người yêu của Hàn Mặc Tử bây giờ đã mất trong những vườn cây, chúng tôi là những khuôn mặt mới.
Tôi đi ra vườn, nắng còn heo hút nuối tiếc trên lưng lá cây màu sáng. Tôi đi dưới những tàng lá, vẹt ngang những tàng lá. Khu vườn nhà tôi lâu đời, nhiều cây lớn nhỏ mọc không đều, trông có vẻ luộm thuộm nữa là đằng khác, nhưng mỗi cây cối đã có tình rêing với người nhà, cây cối nào đối với tôi cũng quen mắt, thân thuộc.
Tôi ra bến sông. Tôi quên mang đồ ta9'm. Tôi ngồi trên nững bậc đá dẫn xuống bến, dới chân tôi là tảng đá lớn bằng phẳng, con ở thườg vẫn giặt quần áo nơi tảng đá lớn này. Tảng đá đã nhiều năm, được con ở Kỳ cọ sạch sẽ. Đã nhiều lần tôi tắm sông, nằm dài trên tảng đá và có những giấc ngủ ngắn.
Tôi lượm những ngọn lá tre khô thả xuống mặt nước. Bến sông ăn sâu vào trong đất, có chỗ nu8ớc đọng, những lá tre lẩn quẩn không chịu trôi ra dòng, tôi lấy một cành tre đẩy ra xa, có những chiếc còn xoay vòng lưu luyến. Tôi nhớ tới buổi học, tới những nghịch ngợm của tuô?i học trò v` mỉm cười một mình. Đời tôi như chỉ ngắn bằng con đường từ cổjn nhà tới cổng trười vôi tím, lan man chut nữa thì trong thành phố quạnh hiu này. Ở Huế tất cả mọi con đường đều có vẻ tê liệt trừ những giờ học sinh tan trường.
Gió vẫn xào xạc bên tai, gió từ mặt sông thổi mát rượi, lồng trong lá cây, những cành trúc la đà xuống tận mặt nước. Con Phù Dung đã biết mơ màng. Trong chiếc đầu nhỏ bé của tôi có những tiếng kêu trong suốt, tiếng kêu của những ngày vui, cúa tuô?i nhỏ, của thời mơ mộng. Tôi đọc những bài thơ của một số thi sĩ tôi ưa thích. Những bài thơ này được tôi chép cẩn thận trên những tờ giấy pơ-luya màu xanh màu hồng. Từ hai năm nay, tụi nhỏ chúng tôi bắt đầu tìm chép những bài thơ của các thi sĩ lớn. Những bài thơ tình cúa Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên. Mấy chị lớn học đệ nhất đệ nhị người nào cũng thuộc lòng thơ TTuấn KhươngH. Những tập thơ màu hồng màu xanh được truyền tay nhau trong lớp, các cô thức đêm để chép. Co nhiều lúc tôi thức tới một hai giờ sáng để chép cho xong những ab`i thơ tôi ưa thích. Tôi có một bài thơ của Phạm Hầu bài thơ này tôi rất quí và chắc chỉ mình tôi có. Tôi thường đọc cho tụi bạn nghe nhưng không cho chúng nó chép lại. Bài thơ đó cũng báo hiệu những ngày lòng tôi chớm rung động. Một người ớ xa gửi cho tôi lá thư kèm theo bài thơ đó. Có thể về sau này tôi thấy kém hay đi, nhưng với tuô?i tôi, cha bài thơ nào làm tôi yêu đến thế. Bài thơ đó dứi ký tên Phạm Hầu, một cái tên lạ, tôi không biết gì về tiểu s? của thi sĩ này. Khi một mình tôi thường nhớ tới, và như lúc này, tôi không thể không đọc.
Đêm qua không ớ nơi trần gian
Một chàng hào hoa như Tống Ngọc
Một ngày yểu điệu như Văn Quân
Nói chuyện ái ân mượn tiếng đàn
Nàng khóc bằng tay trên phím ngà
Những ngón tay dài nhu lệ sa
Một điệu đàn vang lời tỷ my?
Sầu xuôi dòng bên tình phù sa
Sắc người êm đềm câm như hoa
Dáng người đầm ấm ôi thướt tha
Người ơi tay hoang gầy xinh đẹp
Đẹp nhờ âm nhạc hay nhờ ma
Nàng tựa người trong ánh mắt si
Của chàng khi nhạc rất mê ly
Nàng xn tay ngọc thôi vé vuốt
Đến phím sau cùng là biệt ly
Chàng thả ngày xanh trên sóng đàn
Vớt đôi tay đẹp gọi tình nhân
Nàng yêu chàng có hồn như biển
Đôi mắt thơ chàng như ải vân
Bài thơ này người thi sĩ Phạm Hầu làm từ năm 1940, lúc đó tôi chưa ra đời, t^i biết thế vì ở dới bài thơ có ghi năm hàng trên tên của thi sĩ. Tôi yêu nhất hai câu cuối: Nàng yêu chàng có hồn như biển. Dôi mắt thơ chàng như ải vân. Đẹp như thế, thơ mộng như thế, làm sao như thế, làm sao tôi không ước ao tôi sẽ có một đôi mắt thơ, đôi mắt thơ chàng như ải vân. Chao ôi, tiếng thơ như rót nhẹ vào lòng tôi, cô gái mới nhớn, đang còng được ươm trong nắng vàng, trong lá xanh, trong cổng trường vôi tím những mơ ước lịm người.
Tôi nhớ tới bản nhạc tôi đang tập dang dở. Tôi bắt đầu biết mê âm nhạc sau mê thơ khi đọc và thuộc lòng bài thơ trên. Tôi mỉm cu8Ời khi nhớ tới tụi bạn trong lớp, kể cả Cẩm Lệ đã đi theo năn nỉ mượn bài Dạ Nhạc trên để chép. Đã có những vụ hờn lẫy vì sự ích kỷ của tôi. Nhưng tôi biết làm thế nào được. Trên đời này chỉ có một người thơ mà đôi mắt thơ chàng như ải vân, và chỉ có một Phù Dung thôi. Một Phù Dung với những ngón tay dài như lệ sa.
Ánh nắng đã trôi dồn cho một bình minh của phương trời khác. Buổi chiều trong vườn cây thật lặng lẽ, ngoài tiếng gió, tiếng lá xào xạc. Dòng sông êm như mơ. Bên kia sông là lau lách, là những mái nhà bị che khuất bởi vườn cây, bởi những bến sông. Đời có bao nhiêu bến sông, và tôi còn ngồi ở một bến.
Một con thuyền từ phía dưới ngược lên thành phố. Người đàn bà lái đò lặng lẽ chèo, nhưng tôi nghe như từ mặt nước bốc lên một giọng hò, như lãng đãng vương vất từ những đêm trăng, trước những đêm trăng tôi và chị Phương Thảo ra ngồi ở đây, nhìn ánh trăng vàng tràn trên mặt nước, nghe xuôi phía dưới dòng tiếng hò vang lên, tôi gục đầu vào vai chị Thảo mơ màng. Ngày đó qua rồi, chị Thảo đã trở thành một người khác, một người còn là chị em nhưng đã đầy vẻ xa lạ với tôi.
− Phù Dung, Dung đâu rồi, vô ăn cơm chơ.
Tiếng chị Thảo gọi. Tôi đứng dậy, tay ngắt một chiếc lá tre. Lá trúc nghe ngang mặt chữ điền. Tôi dạ to một tiếng và chạy vào nhà.
− Bà già chửi loạn trong nhà a tề. Đi học về là mất biệt.
− Em ngồi ngoài bến.
− Còn cãi nữa.
Cha me nói oan, quan nói ép. Nhưng chị Thảo là chị thôi. Tôi cầm lọn tóc trên tay, rồi tôi thả lọn tóc, hậm hực đi vào nàh. ngọn điện trong nhà đã bật sáng. Tôi nhớ ra tôi còn lá thư trong cặp chưa kịp gửi.