Dịch giả : Lê Kim
Chương 33
Ông Chì bị bắt. Ông Lái ra bưng
Gặp ông Bình tại Lý Văn Mạnh



























Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

 
Trường trung học Pétrus Ký là trường lớn nhất Sài Gòn và cũng là đứng đầu Nam Kỳ lục tỉnh. Trước 1945 đã có nhiều giáo sư hoạt động Cách mạng, người theo Cao Đài như ông Trần Văn Quế, năm 42 đang dạy thì bị thực dân bắt đày Côn Đảo. Một số giáo sư khác theo Việt Minh như các thầy Nguyễn Văn Chì, Lê Văn Chì, Đặng Minh Trứ, Trần Văn Các, Phạm Thiều, Hồ Văn Lái. Ở các chương trước, các bạn đã gặp thầy Phạm Thiều được anh em gọi thân mật là “ông đồ xứ Nghệ”. Nay nói về ông Chì và Lái. Ông Chì là người đã chiếm sở giáo dục, ngôi nhà cao tầng nằm ngay gốc đường Paul Blanchy- D'espaglle (Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn) lúc đó mang tên là Nha học chánh do người Pháp nắm. Ông Chì đã chụp đúng thời cơ Nhật đảo chánh Pháp, Tây hoang thang nên không có phản ứng trước khí thế đang lên của giáo giới Sài Gòn. Trong kháng chiến, gia đình ông Chì ra bưng theo chủ trương vườn không nhà trống của Lâm uỷ Hành Chánh Nam Bộ, bất hợp tác với giặc Pháp. Vài tháng sau, ta có chỉ trương cho đổng bào hồi cư để xáy dựng lại cuộc sống gia đình đồng thời làm cơ sở bí mật ủng hộ kháng chiến trong nội thành. Gia đình ông Chì hồi cư, nhưng ông không đi dạy trở lại mặc dầu Tây cho công chức lãnh “rappel” cả năm để dụ dỗ dân hồi cư cộng tác với Tây. Có một lúc ông bán kim chỉ tại hành lang chợ Bến Thành. Cửa hàng của ông gọn nhẹ, chỉ có một hộp gỗ, có quai để quàng lên vai. Học trò của ông cả ngàn, kẻ đi kháng chiến, người hồi cư. Họ nhận ra thầy. Có trò đến chào, nhưng cũng có trò lẩn tránh. Họ biết thầy Chì nêu gương ông Thánh Gandhi “bất bạo động, bất hợp tác” với thực dân Pháp...
Đội ngũ thầy trò Pétrus Ký chia hai sau cách mạng tháng Tám, phe kháng chiến và phe theo Tày.
Phe kháng chiến thì điệp điệp trùng trùng, còn phe theo Tây thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Về giáo sư theo Tây đứng đầu là Võ Văn Lúa. Ông Lúa có vợ đầm, dạy Pháp văn ở Chasseloup rồi Pétrus Ký. Đi thi mà gặp ông Lúa thì rớt là cái chắc vì ông này hay hỏi khó để đánh rớt, tiếng trong ngành gọi là “coller”. Cho nên thí sinh mà vô “oral” (hạch miệng) mà gặp ông Lúa thì thế nào cũng “thi không ngậm ớt thế mà cay”. Có người hỏi vì sao ông khoái đánh rớt thí sinh thì ông Lúa đáp tỉnh bơ “Hồi nhỏ mình bị giám khảo đánh rớt hoài nên bây giờ mình cũng làm vậy để trả thù đời“.
Một người tâm địa như thế thì đi theo Tây chống lại cuộc kháng chiến của toàn dân không làm ai ngạc nhiên. Không rõ do con gì chích mà ông Lúa nhảy ra làm bản quốc ca cho chánh phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh. Để có ngay theo ý “quan thầy” thực dân, ông Lúa lấy đoạn đầu của Cung oán ngâm khúc ra phổ nhạc: “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, khách má hồng lắm nỗi truân chuyên”. Do làm ăn “ẩu” như vậy mà bản quốc ca của cái gọi là Nam Kỳ tự trị trở thành bản chiêu hồn chánh phủ chết yểu của bác sĩ Thinh.
Còn về phía học trò Pétrus Ký theo Tây thì cũng ít thôi nhưng có vài tay cực kỳ nguy hiểm như ba tên Mai Hữu Xuân, Trần Bá Thành, Võ Hoàng Bá. Cả ba tên này đều làm mật thám. Cặp bài trùng Xuân, Thành ở bót Catinat còn Bá thì làm cảnh sát trưởng quận nằm trong Chợ Lớn. Thêm tên Tống Đình Bắc ở PSE (Ty Đặc Cảnh miền Đông)
Biết ông Chì có liên lạc với kháng chiến, tụi Catinat liền bắt thầy Chì điều tra. Mai Hữu Xuân còn nể tình thầy trò nên chỉ trao giấy bút bảo thầy Chì khai những gì thầy biết về đám Việt Minh hoạt động bí mật trong thành. Cố nhiên là thầy Chì không làm chuyện tồi tệ đó. Xuân bèn hỏi ngắn gọn một câu thôi:
- Còn thầy Lái? Thày có biết ông Lái ẩn trú nơi đâll?
Một lần nửa Xuân thất bại trong việc khai thác thầy Chì. Hắn giao cho người khác làm công việc mà hắn không đủ can đảm làm đối với một vị đứng hàng nhì trong phẩm trật xã hội “quân sư phụ”.
Nay nói về thầy Hồ Văn Lái. Thầy Hồ Văn Lái, quê Cái Răng tỉnh Cần Thơ, dạy vẽ trường Vẽ Gia Định, sau đổi về Pétrus Ký. Trước 1945 thầy đã tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ chóng nạn đói cùng với giáo sư Phạm Thiều. Vào đầu kháng chiến, thầy Lái hoạt động trong giới trí thức, nghệ sĩ vì thầy chơi với nhiều giới: đặc biệt là ngành sân khấu. Đơn vị thầy từng lèo lái mang tên Tây “Amis de l'art” tức hội “những người bạn của Nghệ thuật”. Thầy đã đưa một đoàn Hát Bội ra Trung Bắc biếu diễn vào nhưng năm đầu thập niên 40.
Đầu 1946, thầy Lái là uỷ viên tuyên truyền Địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn thay nhà báo Lý Vĩnh Khuông tức Khuông Việt bị Tây bắt. Khi Tây nong ra ngoại vi Sài Gòn, Uỷ ban Kháng chiến địa phương Sài gòn - Chợ Lớn dời ra vùng Lý Văn Mạnh. Văn phòng thầy Lái đóng ở Rạch Rít gần văn phòng bác sĩ ra y Nguyễn Văn Thủ lúc đó được bầu giữ chức uỷ viên quân sự địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn. Thấy Lái đóng trong chòi vịt giữa đồng. Thấy cũng mặc bà ba đen, nhưng không giống nông dân trong vùng vì nhìn kỹ thì thấy thầy đeo chiếc nhẫn vàng mặt vuông to tướng. Có người hỏi sao thày chưa hoá trang cho đúng vai ông chủ trại vịt, thầy cười nói:
- Đây là kỷ niệm của má bầy trẻ. Khi nào nhớ bả thì vuốt ve chiến nhẫn cho đỡ ghiền!
Nằm giữa đồng nhưng vị trí chòi vịt rất lý tưởng vì gần ba tờ báo Cảm tử, Chống Xâm Lăng và Tiến Lên của địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn. Tờ Chiến Thắng của tỉnh Chợ Lớn cũng đóng gần. Nhiệm vụ của ông Lái là cung cấp báo và truyền đơn cho đổng bào trong nội thành. Phải tổ chức nhà in loại “pédale” gọn nhẹ có thể tháo ra đưa xuống tam bản di tản khi Tay bố. Nguy hiểm là các chuyến tiếp tế giấy báo. Phải nhờ các nhà in có cảm tình với kháng chiến chở tới các địa điểm bí mật giao cho anh em trong bưng ra đón chở tam bản về nhà in. Công việc tiếp tế giấy báo này rất nguy hiểm vì xe tuầnl tiễu của Tây chạy trên các lộ Đông Dương như mắc cửi. Về sau phải nhờ tới nhóm Lendenmains thân kháng chiến làm công việc tiếp tế giấy ra bưng. Liên lạc là nữ sinh viên ngồi trên xe du lịch chỉ đường cho một trung uý Pháp lái xe Traction 15. Tới cầu An Lạc, thấy trước quán lá của người Tàu có phơi khăn lông - ám hiệu cho biết không có Tây và partisan (thân binh) phục kích: xe dừng lại giả vờ máy hỏng. Lập tức từ trong vườn rậm, mấy anh em nhà in nhào ra vác các bao cà ròn giấy từ trong cóp xe chạy bay xuống rạch chất lên tam bản. Nhưng không thể làm ăn theo kiểu “vụt cần câu” thế này mãi vì đâu có nhiều người bị bắt khi đưa giấy báo ra bưng và đưa báo và truyền đơn vô thành. Với lối làm việc mới của hai anh Kha Vạn Cân và Nguyễn Phú Hữu, chủ tịch và phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn, ngoài bưng chỉ xấp chữ và đổ chì làm bản kẽm rồi đưa về thành cho các nhà in của ta in báo và truyền đơn phát hành tại chỗ. Từ đó giảm bớt các tai nạn bị bắt dọc đường. Phải tuyên dương anh Nguyễn Phú Hữu là chủ nhà in lớn ở đại lộ Galiéni (Trần Hưng Đạo) trước khi ra bưng kháng chiến. Sáng kiến trên là của anh. Nhưng hãy trở lại thầy Lái.
Một ngày kia, liên lạc đưa một người mặc bà ba đen, mang kính râm, đeo sắc cót da tới chòi vịt của ông Lái. Mới gặp lần đầu nhưng thầy Lái biết ngay khách lạ là ai rồi. Chiều ấy anh đãi anh Ba một nồi cháo vịt. Đêm ấy anh Ba nghỉ đêm trong chòi vịt với chủ chòi. Thầy Lái muốn hỏi nhiều chuyện, nhưng nguyên tắc bí mật bắt buộc cuộc trao đổi không đi sâu vô bí mật công tác. Sáng hôm sau anh Ba và liên lạc đi sớm. Thầy Lái biết là anh Ba đi thị sát chiến trường nội ngoại thành để chỉ đạo các Ban công tác Thành. Bảy ngày sau, trong cuộc họp các hộ - Sài Gòn Chợ Lớn có 18 hộ đánh số thứ tự từ 1 đến 18, Tây gọi hộ là “arrondissement” - thầy Lái được một anh ở hộ 18 cho biết là Khu trưởng Nguyễn Bình có về các hộ 17, 18 (nay là quận 8). Vậy là thấy Lái đã đoán không sai mục tiêu của anh Ba.
Một tháng sau anh Ba lại tới chòi vịt thầy Lái lần nữa. Lần này không suôn sẻ như lần trước. Con đầm quần đảo trên đầu. Thầy Lái hướng dẫn anh Ba xuống hầm. Chòi vịt có đào ba hầm loại bán âm bán dương, tức nửa nổi nửa chìm sát bờ rạch. Anh Ba biểu liên lạc xuống hầm với thầy Lái còn anh thì ôm một gốc cây dừa quỳ ngã ra bờ rạch. Anh Ba núp sau cây dừa ngó theo con đầm, lòn qua thân dừa mỗi khi nó sà xuống thấp. Thầy Lái đứng dưới hầm quan sát vị tướng gan lì này. Chừng máy bay đi rồi anh nói thẳng với anh Ba:
- Tôi ở đây không có bảo vệ. Anh đi qua thì được, còn ở lại thì không bảo đảm. Anh phải mang theo bảo vệ.
Ngày ấy anh Ba không nghỉ đêm tại chòi vịt như trước. Và sau đó cũng không thấy anh Ba ghé chòi vịt nữa.
Với hai lần được tiếp xúc với Khu trưởng Nguyễn Bình, thầy Lái có vài nhận xét về anh Ba: Có ba điều ”ghê gớm” nơi vị tướng này: thứ nhất là một mắt “Rồng một mắt, voi một ngà” phải tránh xa”. Người xưa nói như vậy. Người một mắt cũng như độc nhãn long. Thứ hai, người hai đảng phải đáng nể. Hổi trẻ Nguyễn Phương Thảo theo Quốc Dân Đảng với Trần Huy Liệu, ra Côn Đảo thì cả hai đều chuyển hướng, bỏ Quốc Dân đảng theo Cộng sản. Thứ ba, người tự đào luyện trong tù (chứ không phải trong các trường học) phải đáng trọng. Nguyễn Bình có ba điểm kể trên. Thầy Lái vừa nể vừa trọng anh Ba là như vậy.
Nhưng ngược lại. tại sao anh Ba lại tin tưởng ông thầy dạy vẽ theo kháng chiến tới mức dám nghỉ đêm tại chòi vịt của thầy Lái? Điều này có lẽ do nhiều lý do, trong đó có mạng lưới quân báo của Ban công tác Thành. Thứ hai là khả năng xem người mà đánh giá đúng bản chất của người đó để tin dùng. Về điểm này về sau thầy Lái nghe anh Nguyễn Thuận Thảo, cán bộ quân sự Bà Rịa nói đúng như vậy. Khi tới ải địa đầu cỉla Nam Bộ, anh Ba Bình lúc đó còn mang danh nghĩa phái viên Trung ương của Bộ Tổng đã được anh Thảo tiếp đón tại văn phòng Chi đội ở bìa rừng.
Anh Ba quan sát địa điểm rồi nói với anh Thảo: “Tôi giao bốn mạng tôi cho anh đó”. Chuyện này không đáng nhắc nếu không có một vị lãnh đạo cao cấp khác đi ngang qua Chi đội 16. Anh Thảo cũng đón tiếp tại văn phòng Chi đội. Nhưng vị này trông trước, trông sau, lộ vẻ không an tâm: “Còn nơi nào an toàn hơn đây không?”. Anh Thảo bèn đưa vị đó vô trong lán sâu giữa rừng. Không may đêm đó trời mưa như trút. Lán bỏ lâu không ai ở nên dột nát, báo hại vị lãnh đạo này thức sáng đêm, vừa ướt như mèo té giếng, vừa mất ngủ nên sáng sớm đòi trở ra bìa rừng ở với ban chỉ huy Chi đội.
Thầy Lái là hoạ sĩ nên vẽ chân dung rất sống, có nghĩa là đầy đủ nét đẹp cũng như không đẹp. Về anh Ba Bình, thầy Lái đã vẽ những nét đẹp rồi. Bây giờ thầy chấm phá vài nét không được đẹp. Anh Ba lập ra mười Ban công tác Thành để đánh Tây và Việt gian ngay trong sào huyệt của chúng là Sài Gòn - Chợ Lớn Ban công tác đã lập rất nhiều chiến công làm Tây kinh tâm tán đởm. Còn bọn Việt gian thì đi đâu cũng láo liên sợ lựu đạn của Việt Minh. Tuy nhiên trong số hàng trăm chiến sĩ quân báo cảm tử cũng có vài người quen thói giang hồ tự do vô kỷ luật gây phiền hà, thậm chí hà hiếp dân chúng nội ngoại thành.
Nhiều đơn thưa tới chánh quyền cách mạng. Mũi dại, lái chịu đòn, anh Ba Bình đã bị lãnh đạo Nam Bộ phê bình vế khuyết điểm bao che đàn em làm bậy.
Đó là một nét không đẹp của anh Ba. Thứ hai, trong vấn đề thu thuế ở vùng tạm chiếm, có sự đụng chạm giữa địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn và khu 7 khi anh Ba còn là khu trưởng. Một trong những vụ va chạm này khiến uỷ viên thuế vụ Bồ Văn Kiểu tử nạn.
Ông Kiểu đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như giám thị trưởng Khám Lớn Sài Gòn sau ngày Nhật đảo chánh 9-3-1945. Sau đó làm quản đốc Nhà máy đường Hiệp Hoà. Lúc tử nạn trong cuộc chạm súng đáng tiếc giữa phe ta và phe mình, ông Kiểu là uỷ viên phụ trách thuế vụ của địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn. Cách thu thuế của ta lúc đó là phải có mặt thường trực tại các chành lúa ở ngoại ô thành phố để thu trực tiếp lúa gạo cho xuống ghe thuyền đưa vô bưng. Ông Kiểu ngày đêm có mặt tại các chành. Khi có Tây tới thì lẩn tránh chờ chúng rút thì trở lại chành lúa tiếp tục thu thuế. Một người làm việc tích cực cho cách mạng như vậy mà tiếc thay ông đụng chạm trong việc không quy định rõ ràng phạm vi thu thuế nên bị báo cáo xấu với trung tướng khu trưởng khu 7. Và trong thời buổi hỗn quan hỗn quân, ông Kiểu bị thanh toán như một phần tử xấu. Những chuyện chết oan trong những năm đầu kháng chiến đâu phải là ít.
Mũi dại lái chịu đòn. Em út làm ẩu, anh Ba phải lãnh đủ. Đó cũng là một nét không đẹp trên chân dung của anh Ba.