Nếu xét đến “nhan sắc” thì nổi bật nhất là cái mũi cao và nhọn như đi độn sửa ở thẩm mĩ viện. Lại thêm quí tướng da trắng, môi đỏ. Bởi vậy, từ khi Kinh Lâm xuất hiện ở lớp, thì Trí Minh rớt xuống hàng thứ hai về sự đẹp trai.
Lớp bên này, tức là lớp của Kiết Bình, lại cười ồ lên và xì xồ, hiệp thứ ba.
Những kỉ niệm và kinh nghiệm trong cuộc sống thầy trò được lôi ra để đoán mò.
- Chắc là tiếng của ông thầy Lý, nghe the thé như em bé.
- Thầy sinh! Chuyên gia đập bàn.
- Cô kĩ thuật nông nghiệp! Kiện tướng bóng chuyền.
Trong khung cảnh vui tươi nhộn nhịp tưng bừng như thế, mà thằng Kinh Lâm vẫn cứ tỉnh bơ đọc lia lịa và oang oang, nào là anh em, nào là trái tim vui sướng khổ đau, không hề vấp váp một tiếng. Quả thật, nó không hổ danh là học sinh ngoan, gương mẫu.
Kinh Lâm không phải là đứa học chung lớp cũ từ năm ngoái. Nó ở trường khác mới chuyển tới hồi đầu năm này.
Về vóc dáng, nó cao một mét bảy mươi hai, bụng dẹp lép, thẳng băng, không có một tí mỡ thừa nào.
Mấy đứa học thể dục tự chọn là môn bơi đã nói chắc như vậy. Vì tụi nó đã tận mắt thấy Kinh Lâm mặc quần tắm, suốt hai tháng.
Nếu xét đến “nhan sắc” thì nổi bật nhất là cái mũi cao và nhọn như đi độn sửa ở thẩm mĩ viện. Lại thêm quí tướng da trắng, môi đỏ. Bởi vậy, từ khi Kinh Lâm xuất hiện ở lớp, thì Trí Minh rớt xuống hàng thứ hai về sự đẹp trai.
Tất cả con gái trong lớp đều thích nó, ít hoặc nhiều.
Tất cả con trai đều không thích nó, nhiều hoặc ít.
Kiết Bình là đối thủ của Kinh Lâm trong giờ văn vì mỗi đứa đọc hay mỗi kiểu.
Kinh Lâm có bồ bịch gì chưa, không ai biết. Chỉ thấy nó xài điện thoại di động đời mới nhất, nếu so với những đứa cũng có “nuôi dế “trong lớp. Nó chạy xe tay ga màu xanh lá mạ chói chang. Quần áo ủi thẳng băng, lúc nào cũng mới tinh, sạch sẽ. Giày vớ không nghe bốc mùi thúi hoắc.
Nói chung là nó hòa nhã. Với ai nó cũng nói chuyện và khó mà ghét nó được. Thí dụ, giờ ra chơi, tụi con gái lười đi xuống cầu thang cứ réo inh ỏi, nhờ nó mang lén đồ ăn thức uống lên lớp, coi nó như kẻ sai vặt trong nhà mình. Vậy mà nó vẫn cười, cái miệng tươi như miếng dưa hấu ướp lạnh.
Thấy tụi lớp đang lợi dụng tình huống bất thình lình đó mà cười cợt hơi quá, cô giáo ra hiệu cho Kinh Lâm ngưng đọc. Cô khẽ hắng giọng, nhưng nghe vang cả lớp một câu hỏi nghi ngờ.
- Hay là chuông reng ở lớp mình?
Cả lớp theo nhau ồ ào rùm lên. Một số kêu oan. Một số khác đùa giỡn xúi cô xét cặp. Một số nữa lại nương theo đó mà nói chuyện riêng. Mới vào tiết học mà lớp ồn như chuông hết giờ vừa reng.
Sẵn có thằng Kinh Lâm còn đứng vì chưa được phép ngồi, cô giáo bèn đập cây thước ra lệnh cho nó đọc tiếp, để trấn an sự lộn xộn đó.
Vì đang bị cô “chiếu tướng” nên Kiết Bình đành dùng lại lối thông tin thủ công. Tuy cổ điển nhưng rất thông dụng trong lứa tuổi học trò.Và bảo đảm an toàn tuyệt đối, hoàn toàn kín đáo trong tất cả các giờ học nghiêm túc.
Nó xé rẹt một miếng giấy trong tập nháp, viết gấp gáp.
- Ê. Mày vừa mới nhắn cho tao phải không?
“Lá thư” chui xuống gầm bàn sau. Chỉ trong nháy mắt, nó lại được đẩy lên gầm bàn trước. Tất nhiên là rất nhanh gọn, không ai kịp thấy.
- Không. Tao gởi cho con nhỏ Trúc bên A2 cất giùm. Hồi nãy ông Sung xét ngay đầu cầu thang lầu một.
Nhắc gì có nấy.
Bên ngoài hành lang, con nhỏ Thảo Trúc đang đi qua hơn một trăm con mắt, cận thị và không cận thị của lớp Kiết Bình.
Đầu Thảo Trúc cúi gằm, nên tóc rủ xuống che gần hết mặt mũi. Hai cánh tay (áo dài xắn lên tới cùi chỏ) buông thõng thượt. Chân thì bước lè xè lệt xệt, như xăng đan bị đứt hết dây gài trước, gài sau.
Bởi vì bên cạnh nó là thầy Sung, giám thị phụ trách nguyên một dãy lầu này. Và nằm gọn trên tay của thầy là một thứ đồ dùng thông tin liên lạc gọn nhẹ, hiện đại, mà bất cứ ai cũng biết tên gọi và công dụng của nó.
Nhiều tiếng xì xào nhỏ nhỏ bị lấp trong giọng đọc diễn cảm tình tứ của Kinh Lâm “bông hoa nhỏ bé tròn xinh thơm tho anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em”.
- Bị bắt dế! Tiêu rồi.
- Chơi ngu. Dám cho dế gáy trong lớp.
Lá thư tiếp tục chui xuống gầm bàn, mang theo câu hỏi.
- Ê. Vụ này là sao?
Nhìn thấy Thảo Trúc đi với thầy giám thị, Hải Âu không kịp viết giấy, nó nhổm lên hỏi. Kiết Bình nghe tai mình ướt ướt.
- Mày nói tao mới nhắn tin cho mày hả?
- Ừ.
- Chết tao!
Thu Thanh lập lại hành động mất vệ sinh của nó. Lần này gấp quá, nên nó hất mũi giày tới ống quần của Kiết Bình. Mảnh giấy lập tức bị vò nát trong bàn tay Kiết Bình, đóng cổng đường truyền tốc độ DGBLH (tức là “dưới gầm bàn lớp học”)
Phòng giám thị ở ngay đầu cầu thang lên lầu. Chỉ hai phút sau, khi cô giáo đang đọc diễn cảm lại bài thơ thì Thảo Trúc xuất hiện. Nó đứng thập thò ở cửa lớp, hai tay trịnh trọng cầm một tờ giấy nhỏ bằng nửa miếng bánh mì xăng uých. Giọng nói lí nhí.
- Dạ thưa cô, có giấy mời của phòng giám thị.
Tờ giấy được đọc lên. Tụi ngồi bàn đầu thấy rõ, mặt người đọc nhăn nhíu, bực mình.
- Hải Âu.
Hải Âu líu ríu bước ra khỏi chỗ, khoanh tay thưa cô rồi nặng nề lê gót về phía cửa. Mấy chục con mắt tò mò nhìn theo. Trừ Kiết Bình ra, không đứa nào biết tại sao con nhỏ này lại bị bắt.
Cô giáo đọc chưa xong bài thơ thì Hải Âu đã trở về. Trong tay nó cũng có một tờ giấy. Nhưng nó không vào lớp mà rụt rè “thưa cô” và lập lại cái câu y như của Thảo Trúc đã nói.
Lần này, người phải đi ra khỏi lớp theo tiếng gọi của tờ giấy là Kiết Bình.
Trong lòng Kiết Bình rối tung như những mái tóc quảng cáo lỡ xài dầu gội không có hiệu mà bị gió bão thổi tung tóe.
Trong phòng giám thị, nó thấy Thảo Trúc và Hải Âu đứng mỗi đứa một góc, xụi lơ như nhà có chuyện buồn.
Thầy Sung ngoắc Kiết Bình, gằn giọng ra lệnh.
- Vô đây. Nộp máy ra đây.
Trên bàn đã có sẵn “con dế” của Hải Âu, nằm lẻ loi nhỏ nhoi giữa những chồng giấy tờ sổ sách cao nghệu. Kiết Bình chậm chạp lôi “miếng chả” ra, đặt kế bên. Nó vẫn còn bình tĩnh để so sánh thầm trong đầu “Điện thoại của Hải Âu xấu thiệt”.
Thầy giám thị vừa chỉ trỏ, vừa nói một câu có vẻ ngoài hết sức tối nghĩa, nhưng rất sáng rõ dễ hiểu đối với người trong cuộc.
- Cái này mới gọi cho cái này phải không?
Kiết Bình thành thật khai báo, vì biết chắc hai đứa kia đã khai ra nó. Bằng chứng là nó đang đứng giữa phòng giám thị.
- Dạ có lẽ một trong hai bạn nhắn cho em. Máy của em không kêu. Tại máy của nó để chuông ré.
Thảo Trúc và Hải Âu nhìn nhau đau khổ và oán trách.
Hải Âu phân bua với Thảo Trúc.
- Máy của chị Hai tao chỉ dùng được trong vùng bán kính nhỏ, giành cho người có thu nhập thấp, ít di chuyển. Nó là loại đời cũ xì khói, đâu có biết rung.
Thầy Sung chen vô tra hỏi.
- Biết là máy lạc hậu, sao em còn mượn?
Thảo Trúc xoa xoa hai tay trước mắt như từ chối, để ra dấu nó bị oan ức.
- Dạ không phải. Tại bạn sợ bị tịch thu nên nhờ em giấu giùm.
Hải Âu gật đầu mấy cái liên tiếp phụ họa theo. Nó làm vậy để chối tội đã dám xài điện thoại trong giờ học.
- Dạ đúng. Em xác nhận.
Kiết Bình vội vàng hí hởn thưa gởi.
- Dạ thầy. Vậy là em vô tội.
Thầy giám thị bật cười. Nghe rất ác.
- Ừ. Ai cũng cho là mình vô tội. Nhưng trước mắt, mỗi người một tờ kiểm điểm, rồi nhận giấy mời phụ huynh. Viết xong mấy em về lớp, còn những máy này bị giữ lại, để cha mẹ tới nhận về nhà.
Ba cái miệng cùng há ra, kêu chung một giọng thảm thiết.
- Á chết!
Thầy giám thị lấy giấy, khéo léo gói hai cái điện thoại lại, ghi tên ghi lớp, ngày giờ tịch thu, rồi cột ngang bằng một sợi thun. Nếu nhìn thoáng qua thì sẽ tưởng là gói xôi một ngàn đồng.
Ngoài cửa có tiếng nói rất quen.
- Thầy ơi cho tui hỏi thăm. Cho tui gặp con tui ở lớp...
Kiết Bình há miệng một mình, hoảng sợ.
- Má!
Má Kiết Bình bận bộ đồ đi bán ngoài chợ. Bộ đồ bộ bằng thun lạnh nhiều màu đen đỏ xanh vàng, vừa bông hoa chim bướm, vừa hình vuông hình tròn hình méo lộn xộn. Bên ngoài khoác một cái áo sơ mi dài tay để chống nắng chiếu đen da.
Cái nón lá lột xuống, lộ khuôn mặt mồ hôi ròng ròng, má Kiết Bình ngạc nhiên hỏi.
- Sao biết má tới lấy mà đem ra trước vậy hả?
Quay qua thầy giám thị, má nói.
- Xin phép thầy cho tui lấy cái điện thoại. Con nhỏ lén đem đi học, làm ở ngoài chợ tui không cách gì liên lạc với bạn hàng được. Buôn bán mà mất mối thì chỉ có lỗ chổng cẳng thôi. Cái này nè.
Nói tới đó, má Kiết Bình nhanh tay lấy một gói, tháo sợi thun cột, bỏ tờ giấy lại trên bàn, đứng lên, tươi cười chào cám ơn thầy giám thị.
Nhưng thầy lắc đầu.
- Chị phải để lại làm tang chứng.
Kiết Bình run lên khi nhìn thấy má mình ngơ ngác, rồi sửng sốt nói một tràng dài phẫn nộ.
- Tang chứng gì? Đây là máy của tui. Con tui ăn cắp của tui đem vô trường chơi, chứ có ăn cắp của ai đâu.
Thầy Sung nói theo giọng công an.
- Nhưng nó là nguyên nhân của một vụ vi phạm.
Má nhảy dựng kinh hoảng.
- Bình. Má không hiểu gì hết. Nói cho má nghe coi. Con phạm tội gì?
Thầy Sung ôn tồn.
- Mời chị ngồi xuống, bình tĩnh nghe tôi kể.
Kiết Bình được nhận một cái nhìn hăm he, trước khi má nó bối rối ngồi xuống ghế.
Hai người lớn nghiêm túc nói chuyện ở bàn làm việc. Còn lại ba đứa lo lắng chúm chụm ở một góc phòng, gần như núp sau kẹt cửa ra vào, thì thào trách móc lẫn nhau.
- Tại mày. Ai khiến gởi máy cho nó.
- Tại mày. Tự nhiên nổi điên lén xài máy của má mình. Bởi vậy nó mới có chỗ mà nhắn chứ.
- Tại mày. Không có điện thoại điện đài gì hết mà cũng bày đặt Kinh...
Kiết Bình chợt nghe mấy móng tay Thảo Trúc lún sâu bên hông mình, nên nó liền bỏ ngang câu nói.
Thảo Trúc rất kịp thời tiếp luôn, điền vào chỗ trống đó.
- Kinh khủng! Ai mà biết con dế của con quỉ này không biết rung.
Hết
 


Phần 1

Nếu đời anh chỉ là viên ngọc quí anh sẽ đập ra làm trăm mảnh xâu thành chuỗi quàng vào cổ em.
Câu thơ dài lê thê lếch thếch, không có một dấu phẩy ngừng nghỉ, nên Kiết Bình phải ráng sức nín thở, cố đọc cho xong. Vừa dứt tiếng “em”, nó tranh thủ hít vô một hơi dài, ém đầy một bụng, rồi cắm cúi đọc tiếp.
Nếu đời anh chỉ là...
Vừa méo miệng đọc diễn cảm tới đó, Kiết Bình bỗng nghe quá chừng rung động ở ngay trên... cái đùi bên trái của mình.
Con nhỏ Thu Thanh đang lén lén nằm ngoẹo đầu trên bàn, cũng thấy hiện tượng xúc động không đúng chỗ ấy.
Nó nhanh nhẩu dùng mũi giày thể dục, nhấn nhấn lên mu bàn chân trần trụi không giày không vớ của Kiết Bình mà thì thào báo động.
- Ê. Có đứa nào gọi mày kìa! Nghe không?
Kiết Bình ngừng đọc ngay lập tức, nhưng cũng không trả lời Thu Thanh. Nó lật đật cầm cuốn sách bằng một tay. Tay kia thò vô túi quần mò mẫm, cố tìm cái nút tắt đi nỗi rung động không hợp lúc ấy. Nhưng cái túi quần thể dục vừa sâu vừa hẹp, còn cái điện thoại thì trơn thùi lùi và mỏng dẹp, nhỏ xíu như miếng chả trứng trên đĩa cơm tấm bán ở căn tin.
Cứ thử tưởng tượng mà coi, phải lao động trong hoàn cảnh không có sự tiếp cận giữa vật ngắm và thị giác như vậy đó. Thật là khó khăn khỏi kể lể.
Cô giáo tưởng nó đọc nhiều chữ quá, bị hụt hơi, nên dịu dàng nhắc.
-...bông hoa... Tiếp đi nào.
Kiết Bình vẫn cầm cuốn sách bằng một tay, lắp bắp.
- Dạ... bông hoa nhỏ... bé tròn xinh... Trời ơi. Đồ quỉ.
Ha ha. Hô hô. Hí hí.
Những tràng cười tự nhiên và cố ý, bùng ra và rộ lên khắp cả lớp.
Cười to nhất và nhiều nhất là những đứa ngồi chung quanh Kiết Bình, vì Thu Thanh đã kịp thời báo cho tụi nó biết lí do nào khiến Kiết Bình dám sửa thơ của thiên tài Ấn Độ Tagore.
Cô giáo mặc dù đang lướt thướt quần ống rộng với vạt áo dài chấm gót và giày cao lêu nghêu, mặc dù đang đứng uy nghi trên bục giảng, nhưng chỉ trong chớp mắt đã thấy cô đáp xuống ngay lối đi giữa lớp.
Và những bước chân đột ngột ấy cứ thế mà tiệm tiến tới tới.
Chiếc điện thoại đang trốn tránh giấu diếm thì vẫn cứ rung theo kiểu chuyển động đều. Nhưng rất khí thế.
Giọng cô tất nhiên là không hài lòng. Những câu hỏi tung ra dồn dập.
- Cái gì thế? Em đọc ở đâu ra vậy chứ? Sách của em bị in sai hay sao?
Và tất nhiên là có những kẻ đùa giỡn phụ họa theo kiểu đổ thêm dầu vào lửa.
- Sách giả! Sách lậu!
May mà Kiết Bình ngồi ở bàn áp chót.
Trong tình cảnh dầu sôi sùng sục, sắp bị phỏng lửa tới nơi thì cái túi quần của Kiết Bình, đột ngột, hết rung bần bật.
Nên lúc cô văn vừa đến trước mặt nó, thì Kiết Bình đã đứng ngay ngắn trở lại, rất đúng tư thế nghiêm khi đối diện thầy cô giáo. Nó bắt đầu rối rít sửa chữa sai lầm, bằng cách đọc trơn tru, không lấp vấp một câu thơ dài còn hơn câu trước.
- Dạ. Em xin đọc tiếp. Nhưng em ơi, trái tim anh là tình yêu, niềm vui sướng và nỗi khổ đau của nó là mênh mông, những gì tình yêu thiếu thốn và giàu có là bất tận.
Bất chấp những nguyên tắc giữ gìn vệ sinh và văn hóa nơi công cộng, một lần nữa, Thu Thanh lại nhấn cái đế giày của nó (vừa mới đi bèn bẹt trên sàn toa lét trong giờ chơi lớn) lên làn da chân màu bánh nướng của Kiết Bình.
Và con nhỏ này la lên. Xong rồi mới nhớ bịt miệng lại.
- Chết mày! Đọc lộn rồi.
Còn cả lớp thì tiếp tục cười ồ, xì xồ.
Trong khi đó, cô giáo gay gắt hỏi tiếp.
- Xong chưa?
Thiệt ra, Kiết Bình đã thấy mình sai khi vừa đọc tới chữ “tình yêu” thứ nhất nhưng nó không kềm thắng lại kịp, cũng chẳng thấy ai phản đối. Chắc là tại ai cũng đang mắc bận vểnh tai lên, nghe nghiền ngẫm nghĩ về câu thơ quá chừng lâm li tình tứ ấy.
Mặc dù rất giận nhưng cô giáo vẫn nói véo von, văn vẻ với hàng loạt biện pháp tu từ.
- Em đã bứt rời, bẻ gãy và làm vụn nát mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Em coi bài thơ tình nổi tiếng thế giới như cái quai guốc, muốn đóng vô chiếc guốc nào cũng được, cao thấp đắt rẻ không thành vấn đề. Coi tay của em kìa. Nếu cuốn sách biết nói, thì nãy giờ cả lớp đã nghe đầy tai những tiếng kêu đau đớn vì nó bị em xoắn lưng, vặn mình không chút nương tay.
Kiết Bình lắp bắp như người bị dầm mưa lạnh run cầm cập, nói không ra lời.
- Dạ em xin lỗi. Em nhìn lộn. Dạ để em đọc lại.
Cô giáo lạnh lùng phẩy tay ra dấu chấm dứt.
- Thôi. Ngồi xuống.
Kiết Bình không nghe theo lời cô giáo. Không phải vì nó bướng bỉnh cứng đầu chống đối, cũng không phải ngoan cố kiên trì xin được lập công chuộc tội, mà vì nó sợ cô buồn.
Tới giờ văn, cô thường gọi nó đứng lên đọc diễn cảm cho cả lớp dò theo trong sách giáo khoa. Vừa dò vừa học tập, vì giọng Kiết Bình to, rõ ràng, và cô thường khoan khoái bảo “Đọc tốt”.
Tự nhiên có một đứa mất dạy nào không biết (Xin lỗi vì đã dùng từ thô bạo. Nhưng như thế mới thực sự đúng là dùng từ có chọn lọc, đạt hiệu quả nghệ thuật cao vì phù hợp với đối tượng được nói tới, phù hợp hoàn cảnh phát ngôn v.v...) lại lên cơn ghiền nói chuyện bằng điện thoại như vậy chứ. Nó c!!!7131_2.htm!!! Đã xem 15320 lần.

Sưu tầm: Chuột Lắc
Nguồn: Mực Tím
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 9 tháng 3 năm 2006