Chương 1

Có tiếng kẻng báo hiệu giờ ăn trưa, Pha lê mới chịu chun ra từ đống gạch đổ nát phía sau cô nhi viện Thanh Trúc. Cô bé muốn tìm cuốn truyện tranh có nhiều màu sắc mà cô đã đạt giải trong kỳ thi tốt nghiệp lớp 9. Lần đó, người ta trao quà lộn tên của cô với cô bé học lớp 6. Tuy nhiên Pha Lê rất thích món quà đó, nên cô không màng đổi lại. Đó cũng là bức tranh tuyệt đẹp đã vẽ nên hình ảnh của tuổi thơ trong tâm trí của cô về cánh đồng quê mà cô mơ ước được một lần đặt chân đến.
Pha lê lớn lên từ cô nhi viện này với bốn bức tường xây kín phủ đầy rong rêu và những dãy nhà thấp lè tè có từ thế kỷ trước. Lâu lâu có một cơn gió ập tới là nó đổ đầy bụi. Hôm trước đã sập hết dãy nhà kho, nhưng chưa hết đâu, nó đã chôn vùi nơi cất giấu những quyển truyện rất hay về thế giới bên ngoài mà cô đã đọc được.
Nhưng cô suy nghĩ hoài về chuyện tồn tại của con người và những vật thể chung quanh. Hình như nó chỉ hiện hữu trong thời gian nào đó thôi, rồi tất cả điều biến mất, cũng như số phận của cô ở cô nhi viện. Cứ ít lâu là có một xơ được chúa gọi về... nghĩa địa. Và mỗi lần có một em bé được đưa vào là hôm sau có một đứa lớn bị đưa làm con nuôi của một gia đình giàu có nào đó. Nhưng chuyện Pha lê bị chọn đi là không hề, bởi cô đang được các xơ nhồi nhét hết phần kiến thức này cho đến môn học khác. Đưa cô đi rồi, lấy ai mà học?
Năm cuối, cô được học đàn Organ, bảy tuổi học thêu, chín tuổi học hoạ và sinh ngữ. Nhưng sống nơi đây mà không học là không biết làm gì hơn, và những thói quen đó đã được ăn sâu vào trong máu cơ thể.
Nhở Mai Lan thấy bàn tay của Pha Lê bị bẩn nên la lên:
– Ê! Mày coi chừng bị ăn đòn đó. Tao đã nói là cuốn sách ấy bị rách mất rồi, nó có phải là “bí kíp võ công” gì đâu... Nhưng này! Mày có định lên làm “chưởng môn của cô nhi viện này không mà dày công khổ luyện như thế? Nhìn thấy mày học mà tao no. Học nhớ vanh vách. Học như rô – bốt. Học như điên...
Pha lê nghe nói, cô cũng hết sức ngạc nhiên, vì hình như các sơ ở đây chú ý đến cô nhiều nhất và cô cũng thích học. Thời khoá biểu của cô chi chít những giờ thực tập, từ trong nhà cho đến lớp. Con nhỏ Mai Lan thích truyện kiếm hiệp, nên lúc nào cũng nói đến “bí kiếp võ công”, nhưng nó cũng lờ mờ gợi ý cho cô hiểu rằng:
cô được đào tạo để thực thi một công việc nào đó rất quang trong.
Mặc kệ, Pha Lê muốn lĩnh hội tất cả. Trau dồi kiến thức là một điêu tốt cho mình. Không có trí thức thì không thể vươn lên được và cô cho đó là một cơ hội.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Pha Lê được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia vì cô đã đoạt được giải ba trong kỳ thì học sinh giỏi toàn quốc.
Nhưng thay vì được tự do. Pha Lê lại ở mộ trú. Bài vỡ lúc nào cũng có một một xơ kiểm soát kỹ lưỡng như thời trung học. Hầu hết thời gian cô có ngoài thời khoá biểu ở trường là thư viện và tủ sách nhỡ của mình. Pha Lê được lảnh học bổng và có một người tài trợ cho cô ăn học, cô không cần phải lo những chi phí đó. Vì thế, Pha Lê như một cô bé hơn là ở tuổi bước vào đời. Gương mặt cô ngây thơ xinh đẹp, đôi mắt no tròn, hai rèm mi cong vút, đôi gò má lúm đồng tiền và đôi môi cong hồn dỗi, phô hai hàm răng trắng như ngọc.
Mai Lan thì ngược lại. Đứng cạnh Pha Lê, Mai Lan luôn là con vịt bầu xấu xí, nhưng không vì thế mà hai đứa xa nhau, thậm chí còn chơi với nhau rất thân.
Nhưng Pha Lê là Pha Lê; còn Mai có nhiệm vụ khiêm tốn của mình, cô không thích học mà thích chăm lo bọn trẻ. Cô yêu tự do với khác vọng vào đời. Có một điều duy nhất mà hai cô luôn chung thuỷ là không bao giờ muốn rời xa đại gia đình này dù cho nó củ kỹ hay ọp ẹp đi nữa.
Chiều chủ nhật, sau giờ kinh nguyện, Pha Lê được gọi lên nhà khách. Một người đàn ông đứng tuổi đang đợi cô với ly nước trên tay.
Pha Lê không khép nép nhưng cô không biết mở lời thế nào khi biết người đàn ông này là thân nhân, là tài trợ cho cô từ trước đến giờ.
Xơ nhắc nhở:
– Con chào ba nuôi đi!
– Chào ba ạ!
Tiếng “ba” trên môi Pha Lê thốt lên một cách ngượng ngập. Thế nhưng ông ta lại rất tự nhiên và nhìn Pha Lê với một thoáng hài lòng:
– Cô nhi viện Thanh Trúc Sắp khởi công xây dựng lại, kinh phí rất lớn, do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tài trợ, vì vậy mà có một cuộc sơ tán.
Nhưng Pha Lê đang làm luận án tốt nghiệp, con có cơ hội được đi du học, Lúc này, ta muốn bảo lảnh con với gia đình một thời gian, con nghĩ thế nào?
– Nhưng con có thể ở lại đây được mà. Con xin lỗi ông.
Xơ ngồi bên cạnh lên tiếng:
– Thật ra, nhốt mình trong học tập là tốt, nhưng bấy lâu con chuyên tâm như thế tưởng chừng quá đủ. Sở dĩ cô nhi viện này được nhiều người biết đến là nhờ con. Mấy lần con thi đậu ưu hạng đều được đưa lên báo, nhằm để khuyến khích các trẻ em nghèo hiếu học. Với tư chất thông minh như con, chúng ta rất tự hào con là một thần đồng toán học và cũng giỏi đồng loạt các môn khác. Bây giờ, cô nhi viện đã thành công trong việc đào tạo con, cũng nắm bắt được một số kinh nghiệm quý báu trong việc giáo dục. Và sắp tới, nơi đây xây dựng và tổ chức lại. Con cũng phải nghĩ tới tương lai của mình. Ông Cao Bình đây có thể đảm bảo điều đó, nên con không phải do dự.
Pha Lê nhìn hai người kinh hãi. Thì ra, cô chỉ là một thí nghiệm của họ. Cô được đăng báo nhiều lần nhưng chưa bao giờ cô được xem. Họ dùng cô để quảng cáo nơi này. Có thể cho đây là một mục đích tốt đi chăng nữa thì cô vẫn thấy có một điều gì đó không đơn giản, không thanh cao như cô đã từng hưởng một tuổi thơ hồn nhiên bao tháng ngày qua, vậy bây giờ đến lúc cô phải ra đi.
Tất nhiên là cô nhi viện cần, cô có trách nhiệm phải quay về.
Pha Lê nhìn người đàn ông cao to trước mặt:
– Nhưng con rất vụng về. Con không biết tí ti về gia đình của ông, con rất ngại. Con cũng đã đến tuổi trưởng thành rồi, có thể tự ra ngoài mưu sinh..... Con rất sợ phiền lòng.
Xơ quản lý nổi tiếng là người lạnh lùng, khi đã quyết định điều gì đó thì khó có thể thay đổi được.
– Đây là kết hoạch hai mươi năm về trước, và từng năm đã thực hiện đầy đủ.
Pha Lê nghe như trái đất nổ tung. Thì ra xơ vừa thực thi cuộc sống công bình bác ái và có cả một chương trình cho số phận của cô. Pha Lê này từng sống với một nguyên tắc và giờ đây cô phải hoàn tất những dự tính này.
– Con có thể hỏi sơ một câu này, được không ạ?
– Con cứ hỏi?
– Thế những đứa trẻ khác cũng có dự tính riêng khi được nuôi dưỡng như con không ạ?
Xơ quản lý trả lời ngắn gọn:
– Con là trường hợp đặc biệt. tuy nhiên, mỗi đứa trẻ lớn lên từ nơi đây, hầu như được chăm sóc chu đáo và được phân bổ công việc phù hợp. Sao con không thử một lần.
– Pha Lê không còn cách nào khác, cô đành thưa:
– Vâng, con xin chấp thuận ạ.
Người đàn ông có vẽ hài lòng. Ông ta đứng lên cáo từ:
– Tôi xin phép xơ. – Quay sang Pha Lê, ông khẻ bảo – Con cứ đẻ lại mọi thứ ở đây, kể cả quần áo. Rồi có lúc sẽ quay lại thăm mà. Con chỉ đem theo giấy tờ tuỳ thân và bài vở đang làm. Sáng mai, ta tới đón.
– Chào ông ạ!
Xơ quản lý đưa ông ra tận cửa rồi quay vào. Pha Lê chạy một mạch xuống nhà ngủ, trùm mền lại, khóc thút thít:
Mai Lan nhìn Pha Lê ngạc nhiên:
– Khóc ư? Vì sao khóc? Chuyện lạ đây mà. Nào! Nói cho bổn cô nương nghe, ai dám làm tiểu thư Pha Lê rơi nước mắt, ta sẽ cho sử chém ngay.
– Ta bị đưa ra ngoài rồi.
Mai Lan chép miệng:
– Có vậy mà cũng khóc. Tuy xa nơi này buồn thật, nhưng nhà ngươi có học rất giỏi, sắp có bằng cử nhân, tương lai xán lạn, nên bây giờ người ta sắp xếp như vậy. Người lớn rồi, vâng dạ cho phải phép để đền công nuôi dưỡng, dạy dỗ của các xơ. Chừng khi ra ngoài, nếu nhà người ta sống không được với họ thì đi làm. Ta biết nhà ngươi đâu có khế ước bị bán làm nô lệ cho ai đâu mà sợ. Pha Lê ngồi lên:
– Chuyện tày trời như vậy mà mi nói không có gì ư? Nơi đây sắp xây dựng lại rồi đó.
– Càng tốt! Tới chừng đó người ở lâu năm như ta sẽ là “ ma đại tổng quản”.
cái “cung đình” này. Có người xây dựng nhà mới cho ở, sướng thấy mồ. Biết đâu nhà ngươi đi rồi, họ lại “cưng đỡ” ta. Chà! Có lý đó.
Như nói chưa đủ, Mai Lan bồi thêm một câu:
– Bấy lâu nay ngươi hưởng bổng lộc đủ rồi, giờ phải nhường cho người khác thôi.
Pha Lê không chịu nổi cái cách nói chuyện như thể bất cần của nó. Cô bực dọc:
– Mi có chịuu tắt cái đài châm biếm lại cho ta nhờ một chút có được không?
Bây giờ ta đang muốn ở một mình.
– Mai Lan chống nạnh như thách thức:
– Người ta đồng ý rồi, đúng không? Vậy đừng có khóc và cũng đứng xua đuổi nhỏ bạn này. Dễ gì mai mốt minh gặp nhau.
Ngừng một chút, Mai lan cất giọng đanh đá:
– Rời khỏi cô nhi viện này rồi, ngươi chẳng khác gì con gái đi lấy chồng. Có về đây chơi cũng chỉ là khách mà thôi. Cô nhi viện đi dễ khó về mà bạn. Hát bài “vĩnh biệt mùa hè” là vừa rồi đó.
Pha Lê ngẩn nhìn Mai Lan với một chút nghi vấn:
– Mi có phải là bạn thân của ta không? Tại sao mi lại vui khi ta buồn muốn chết nè.
Mai Lan buông thông hai tay ra vẻ vô tội:
– Có nhà ngươi ở đây, ta còn nhờ chỉ bài chút đỉnh, bằng không có đứa nào cho ta nói quàng xiên cũng đỡ buồn. Nhưng ta biết, ngươi bản lĩnh lắm mà. Tuy bề ngoài hiền lành như thế nhưng thật là nghịch. Ngầm ngầm như ngươi, ai nhìn cũng lầm nhưng chỉ có ta là không hề nhầm lẫn. Để rồi xem, họ phải sợ ngươi dài dài.
– Làm thầy bói được rồi đó, Mai Lan!
Dù cách nói chuyện Mai Lan bình thường, nhưng nó là đứa khéo che đậy tình cảm, không dễ dàng gì bộc lộ nỗi lòng qua tính cách. Pha Lê vẫn thấy nó buồn từ mấy hôm nay. Có lẽ nó hay tin trước cô nhưng không muốn mở lời.
– Tao không biết ai trong gia đình mới đó ngoài ông ấy, mà người này tao chỉ gặp mới có một lần thôi.
– Mặc kệ! Tụi mình vốn bất hạnh từ thuở nhỏ, giờ có gian nan cũng không biết sợ.
Giờ cầu kinh tối qua, Pha Lê ngồi yên thật lâu, sau đó đi về phòng, cô nhờ Mai Lan cắt giùm mái tóc. Mai lan dùng lượt chải suối tóc dài và dày vừa mượt mà vừa đen tuyền rồi ngồi yên ngắm:
– Cắt uổng quá! Mớ tóc này tết lại quấn tóc mượn cho một người nào đó.
Nhưng tao chỉ biết cắt theo kiểu búp – bê mà thôi.
Nghe nó than thở, Pha Lê mỉm cười:
– Đồng ý!
Mai Lan chuyên cắt tóc cho mấy đứa nhỏ ở viện này, nhưng bây giờ phải cắt một mái tóc như thế này, uổng quá! Thôi thì cứ để cho Pha Lê một kỷ niệm cuối cùng nơi đây. Sau khi ngắm kỹ, những nhát kéo của Mai Lan đi một vòng.
Trong khi Mai Lan chăm chú sữa tóc lại cho Pha Lê, một đứa bạn khác lại tết bộ tóc vừa rơi ra thành một búi tóc gọn gàng.
Mười lăm phút trôi qua, Mai Lan toát mồ hôi hột mới hoàng thành được mái tóc búp – bê đáng yên cho Pha Lê. Ôi! Có nằm mơ cũng không ngờ mình trổ tài hay đến thế. Trong Pha Lê trẻ hơn vài tuổi và xinh xắn một cách lạ lùng. Có lẽ kiểu tóc này phù hợp cho Pha Lê nhất. Chính Mai Lan cũng không ngờ mình làm được như vậy. Hai đứa bật cười rũ rượi.
Một lúc sau, Pha Lê nhận xét:
– Có lẽ mi đi học cắt uốn tóc đi thôi, mi có năng khiếu đó.
Mai Lan nhún vai:
– Ai cho ta đi học mà học. Ta đâu phải như nhà ngươi đâu, được ưu tiên mọi chuyện.
Pha Lê đứng nâng niu bộ tóc vừa mới tết lại và loay hoay tìm một cái hộp giấy bỏ vào. Cô ghi lên đó bằng chữ:
“Cô nhi viện Thanh Trúc, ngày... tháng...
năm... Pha Lê 20 tuổi”. Rồi bỏ vào cái hộp tủ nhỏ nhắn cô dán tên mình. Loay hoay một lát, cô sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng và giữ đúng lời người ba nuôi nói, bỏ lại hết những gì nơi đây, đồng nghĩa với gửi gắm lại hết những kỷ niệm trong trắng đơn sơ ngày mới lớn cho cô nhi viện, một mái nhà xiêu vẹo hoang tàn nhưng lại không thể nào quên.
Pha Lê thu dọn xong, cô nằm nhìn lên trần nhà:
– Mi đừng có nhiều chuyện nữa. Ngày mai trước khi đi, ta sẽ xin xơ cho mi đi học uốn tóc theo năng khiếu. Nhưng mi phải cố mà học đó, đừng có đập vẹo kéo như mọi lần nữa.
Mai Lan bĩu môi:
Chừng nào xin được hẵng hay. Tao sẽ học hết những gì có liên quan đến...
cắt, bởi tao ngu không học chữ được nữa. Cái gì mà tao không thích, tao sẽ không ham và ngủ gục liền. Nhưng mấy xơ không dễ gì chịu cho mình học nghề trang điểm đâu nhỏ. Mấy xo nói học như thế chỉ đẻ sửa soạn mà thôi. Không khéo mày làm tao bị phạt nữa đo.
Pha Lê nhướng mi mắt như muốn nói:
để rồi xem.
Hai đứa chuyện trò một lát rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Buổi sáng tinh sương, tiếng chuông vang nhẹ trong gió nhưng đủ đánh thức cả cô nhi viện trỗi dậy cầu kinh. Hôm nay, Pha Lê lên đàn. Tiếng hát của nhóm cô nhi ngân nga cầu nguyện cho những ân nhân gần xa, cầu cho thân nhân đang lưu lạc tha hương, cầu cho kẻ ngoại đạo và lương dân chưa nhận biết việc thiện, và cuối cùng họ dâng một ngày học, làm việc tốt lành cho bản thân mình trước đấng tối cao đang theo dõi họ trong im lặng.
Mọi người đã về hết, nhưng Pha Lê còn nán lại, Ánh mắt cô dõi lên khóm hoa sao nhái màu vàng nghệ mà lúc còn nhỏ, cô hay ép chúng vào trang tập để in hình cánh hoa. Cô thương khóm hoa mười giờ nhỏ nhoi, hiền lành và đằng kia những cánh hoa dâm bụt tươi cười trong nắng. Cô nhi viện nghèo nên chẳng có hoa quý, nhưng cô vẫn thương chúng vì chúng luôn hiện diện bên cô từ ngày này qua ngày khác.
Tự dưng Pha Lê buồn rơi nước mắt khi nhớ lại lời của nhỏ Mai Lan. Không phải xơ không thương tụi nó mà chỉ vì ưu tiên cho cô. Vì sơ biết nó không học được, điều kiện để học lại thiếu kém, nên chỉ dành cho những người có năng khiếu thật sự.
Chính vì sự nuôi dưỡng tận tình đó nên Pha Lê đã cố gắng. Cô cũng biết để đào tạo ra một con người không phải dể. Trách sao các xơ không nên dự tính cho tương lai của mỗi đứa. Sống tập thể như thế này, việc tôn trọng nguyên tắc là trên hết.
Pha Lê vừa về tới phòng ăn, cố định ngồi vào phòng ăn thì nhỡ Mai Lan đã xuất hiện trước ngưỡng cửa.
– Có cần phải ăn bữa sáng thanh đạm này không? Bởi vì ông Bình “cao cổ”.
đã đến.
Pha Lê cười:
– Nếu ông ấy xin nhằm mi, thì có ngày bị lên máu mà chết.
Mai Lan nhướng mày thì thầm:
– Tưởng ông ta sang đấy, chắc cũng là một đại phú gia. Nhưng mày! Không lẽ người ta đi mà ta chia tay lặng lẽ như thế. Nhưng bây giờ tụi mình nghèo quá, ta chỉ có cuốn “bí kíp võ công” tặng ngươi thôi. Công ta sưu tầm từ bấy lâu nay.
Nếu có chuyện gì bí quá, nhớ lấy ra xem nhé! Mong quyển sổ này là kim chỉ nam dẫn đường cho mi đó.
– Cám ơn.
– Tạm biệt!
Pha Lê đến phòng các xơ từ giã rồi lên nhà khách. Ông Cao Bình nhìn cô hài lòng:
– chúng ta đi thôi!
Pha Lê nhìn thấy một phong bì to được trao tận tay xơ quản lý trước khi ông Cao Bỉnh ra xe. Thấy Pha Lê nhìn, xơ giải thích ngay:
– Đây là tiền của ông Cao Bình tặng cho cô nhi viện. Con đi bình an. Nhớ bảo trọng!
Pha Lê cuối đầu:
– Con cám ơn xơ vì tất cả.
– Con đi đi.
– Dạ.
Ra khỏi chiếc cổng màu xám gĩ xét, Pha Lê mới nhìn thấy chiếc xe hơi màu cà phê sữa mới toanh đậu phía trước. Ông Cao Bình ra hiệu cho xe chạy đến một nhà hàng sang trọng. Ông hướng dẫn Pha Lê ngồi ở chiếc bàn gần cửa sổ và gọi cho cô món bò bít – tết và lon Coca. Ông ta nhìn Pha Lê mĩm cười:
– Con cứ dùng đi!
– Con xin phép ạ.
– Không cần mỗi cái mỗi xin phép như thế. Nói chung, tính cách giáo dục con trẻ theo khuôn khổ là một điều rất tốt. Tuy nhiên những đứa trẻ ở nhà không được ngoan như vậy, vì phần đông chúng luôn được cha mẹ nuông chiều.
Nhưng bây giờ con phải tập làm quen với thế giới rộng lớn bên ngoài, nhiều khi làm việc đến không có thời gian để ăn nữa. Vì thế mà những chuyện lễ nghĩa cũng phải đơn giản bớt.
Thấy Pha Lê cứ ăn khoai tây chiên, ông Bình dùng dao cắt thịt bò thành nhiều miếng nhỏ và đẩy sang cho cô:
– Ăn đi con!
Tiếng “con” ngọt ngào với một chút ấm áp Khiến Pha Lê tự nhiên hơn. Cô vừa ăn vừa lắng nghe ông nói:
– Nhà mình chỉ có ba người. Một đứa cháu họ làm bác sĩ tên Phan, đứa con gái tên Ngọc Bạch và bà nhà là Ngọc Tuyết, nhưng vì chứng bệnh tim nên không được khoẻ. Rất tiếc là ta làm kinh doanh mà không ai theo ngành này, khiến ta lo quá. Nay ta chợt nhớ đến con nuôi mà một người bạn gởi gấm trước khi đi xa đã thành nhân, nên vội đến rước con về, cho con có dịp học hỏi trên thực tế. Con là một đứa hiếu học, thông minh và được các xơ đào tạo tốt, cho nên ta rất tin tưởng. Thế nhưng nhìn con như một cô bé. Phải ăn nhiều vào cho chống lớn mới được.
Ông Cao Bình đứng lên ngay khi Pha Lê ăn xong. Ông đưa cô đến một siêu thị, nhờ người bán hàng chọn cho cô một số quần áo đủ dùng và một số vật dụng cá nhân. Ông gọi điện cho công ty đem đến địa chỉ nhà một chiếc xe gắn máy và một chiếc máy vi tính sách tay, rồi đi đến một cửa hàng bán điện thoại di động.
Vừa nhìn thấy Ông Cao Bình, một nhân viên lễ phép chào:
– Giám đốc mới đến!
Ông Cao Bình chọn lấy một cái điện thoại rồi quay sang Pha Lê chỉ cách sử dụng:
– Cửa hàng nhà mình đó. Con cầm lấy!
Ông nhìn Pha Lê rồi giới thiệu một vài nhân viên:
– Đây là người thân tính của ta. Mai mốt cô ấy đến thực tập, nhớ hướng dẫn đàng hoàng đấy.
– Vâng ạ.
– Bây giờ mình về nhà.
Ông Bình vỗ vai người tài xế:
– Hôm nào Pha Lê có rảnh, anh hãy hướng dẫn nó học lái xe hơi nhé. Đưa cho nó đi thi lái bằng. Một nhà kinh doanh phải tự mình làm được mọi việc trước khí sai bảo người khác.
– Dạ.
Pha Lê nhìn lên và thấy anh ta quan sát cô qua kiến chiếu hậu. Đó là một thanh niên trẻ tuổi, nhưng anh ta đau mắt hay sao mà mang kiến mát lái xe hơi.
Thấy cô nhìn, anh ta cười cười rồi nhìn thẳng về phía trước.
Chẳng mấy chốc, một nhà cao tầng sang trọng với sân cỏ, bồn hao hiện đại hiện ra trước mắt. Cánh cổng mở, chiếc xe tiếng thẳng vào. Ông Bình vào nhà trước.
Pha Lê loay hoay mà không mở được cửa xe. Anh tài xế thấy liền thò tay bấm cái nút nhỏ rồi nói với cô:
– Nhà này có cô chủ khó ưa lắm đó. Cô phải chuẩn bị tâm lý trước. Phải đừng chấp cô ta mới làm nên việc lớn được. Nhà này có năm người giúp việc, cô không nên mó tay vào.
– Thế anh tên gì?
– Phú.
– Cám ơn anh.
Hình như mọi người đang chờ đợi Pha Lê ở phòng khách. Liền đó, ông Bình làm một màng giới thiệu. Tiếng ông vang sang sảng:
– Pha lê là con của một người bạn đã trao cho ba công việc kinh doanh trước khi qua đời, nhưng ông ta có dặn là phải giáo dục con gái một cách nghiêm khắc cho nên người. Vì vậy, Pha Lê được ông gởi vào trường nội trú. Nay Pha Lê đã đến tuổi trưởng thành, với tư cách là con nuôi của ta, nên nó có mọi quyền lợi như những người trong gia đình.
– Ngọc Bạch nhìn Pha Lê rồi bật cười.
– Ba đem ở đâu về một con mèo ướt thật xinh với lý do thật hay. Nhưng cần gì ba làm kinh doanh mà phải mang ơn người ta, nội của hồi môn của bên ngoại, con ăn ba đời cũng không hết.
Ông Bình thẳng thắn:
– Ngồi không của núi ăn cũng mòn lở. Trước đây, mẹ con kêu ba bán gia sản, gởi tiền vào ngân hàng ăn cho sướng, nhưng ba không chịu. Nếu không bây giờ ba phải ân hận rồi.
– Bà Tuyết ngồi im lắng nghe, bà liếc Pha Lê một cái rồi lẩm bẩm:
– Pha Lê ư? Tên gì kỳ cục! – Rồi bà nhìn sang ông – Cần gì mà phải nói dài dòng. Tài sản của cha mẹ tôi đã trao cho ông quản lý. Lời ông nhờ, lỗ ông chịu, miển ông lo cho cuộc sống mẹ con tôi đầy đủ là được rồi. Nhưng giấy tờ thì tôi giữ và không bao giờ tôi đồng ý cho ông lấy nó từ tây tôi để vây vốn hay thế chấp. Người thừa kế di chúc là Ngọc Bạch, ông nghe rõ rồi chứ. Còn việc ông đem con nhỏ này về chọc tức cho con Ngọc ham học, tôi không có ý kiến. Thật ra, mình chỉ có một đứa con, cho nó sống theo ý nó vẫn hơn như tôi phải vâng lời cha mẹ lấy ông. Việc kinh doanh, tôi không màng, dây vào chuyện đó đa đoan lắm. Tôi về phòng đây.
Ngọc Bạch lẩm nhẩm tính:
– Anh tài xế là một, bà bếp là hai, chú Ba làm vườn với thím phu quét dọn là bốn, nhỏ con nuôi này là năm. Anh Phan với ba mẹ tôi và tôi, cả thẩy là chín người... Có hơi đông đó, nhưng không sao. Chưa đủ chục mà. Rồi mai mốt ba tôi tha ở đây về con mèo nhỏ nữa. Ôi, vui ghê!
Chỉ cần cần mười phút là Pha Lê có nhận xét ngay.
Một bà vợ ỷ của, một cô con giá thích nhạt báng ba mình, mỉa mai người làm khiến Pha Lê thấy nó ngột ngạt làm sao. Nhưng cái cách của họ là không để ý đến cô, khiến cô nghe dể thở hơn.
Pha Lê được thím ba hướng dẫn lên phòng nằm ở cuối dãy hành lang với đầy đủ tiện nghi, cạnh bên là căn nhà kho rồi tới vườn hoa muôn màu sắc. Chuyện ông Bình muốn cô học làm kinh doanh khiến cô thích thú. Và ngày nay, ông đã sắm cho cô nhiều đồ mới. Lập tức cô đi tắm rồi thay đồ mới ngay.
Ngay lúc đó có tiếng gõ cửa. Pha Lê lên tiếng:
– Mời vào!
Thím ba trao cho cô cái mâm nhỏ, rồi bà dặn dò:
– Trong tủ có cái bàn ủi và cái ấm, cô cứ lấy ra mà dùng. Cầu dao ngắt điện ở phía trên. Có sự cố gì, cô bắm chuông báo động ngay.
Theo tay thím Ba, Pha Lê mới thấy cái chuông bé tí ngay công tắc điện. Cô nhìn mâm cơm rồi ngần ngại:
– Mai mốt thím đừng bưng tới nữa, để con xuống bếp ăn.
– Không được, tôi phải làm theo lệnh chủ. Nếu hôm nào cô đi học về trễ thì tôi sẽ chừa phần. Nhà này không có thói quen ăn chung.
– Dạ.
Thím ba đi rồi, tự dưng Pha Lê cảm nhận có điều gì đó thật khác lạ nơi mái nhà này, nhưng cô mới chân ướt chân ráo tới đây nên chưa được biết. Rong ruổi hết một ngày qua, gia đình cũng chấp nhận sự hiện diện của cô cho nên Pha Lê chỉ có một việc là ăn cơm rồi học bài và vân theo lệnh ba nuôi. Cuộc sống tốt sấu thế nào cô chưa định được, nhưng ngày nay như vậy là quá đủ, cô cần nghĩ ngơi một lát.
Mỗi sáng, Pha Lê thức dậy sớm theo thói quen. Thím Ba trao cho cô chiếc chìa khoá riêng để mở cửa đến ngôi nhà thờ gần đó. Có mình cô là dậy sớm nhất. Khi đi lễ về, cô tập thể dục, soạn bài, xuống bếp tìm cái gì ăn rồi chuẩn bị đi học. Thông thường, cô được xơ quản lý phát tiên hàng tuần, nhưng bây giờ thím Ba là người trực tiếp đưa cho cô, vì thế hôm nào cô học nguyên ngày, cô ở lại kiến trúc xá với bạn.
Hoá ra, không phải ăn cơm chung với cả gia đình là một chuyện hay. Cô không phải ngại với thành viên trong nhà vì ngay từ giây phút đầu tiên, cô chuẩn bị tâm lý rằng mình không được họ niềm nở, nhưng bây giờ thì ổn rồi.
Một tuần trôi qua thật nhanh. Pha Lê học chăm. Ban ngày và tối, cô đều vùi đầu vào sách cho đến khuya mới xong. Bên bàn học, hai bóng néon toả sáng nhưng bỏng dưng có ra ban công hóng gió. Nhìn cảnh vật bàng bạc dưới ánh trăng non, cô nghe nỗi nhớ ùa về. Cô nhớ nhỏ Mai Lan, nhớ cô nhi viện với dãy nhà thấp lè tè đông vui.
Một cơn gió thoảng qua với nỗi nhớ lan man từ chuyện này cho tới chuyện khác. Chuyện của cô nhi viện chứa từng gương mặt ngây ngô, hay tranh giành nhau quyển sách, cái kẹo, đứa nào láu táu thì phạt quỳ gối... Pha Lê không hay mình đã ra vườn hoa từ lúc nào.
Bỗng dưng có một người thanh niên xuất hiện trước mặt cô. Trên tay anh ta là một quyển sách dày cộm. Nhưng ánh trăng này không đủ sáng để đọc, anh ta được đi dạo như mình và cô cũng đoán ra người này là ai.
Anh ta nhìn cô với vẽ ngạc nhiên lạ lùng:
– Cô từ đâu chui ra thế?
– Từ phòng tôi. – Pha lê chỉ vào nới sáng ánh đèn.
– Thế, cô ở trọ à?
– Gần như thế.
– Còn đi học không?
Pha Lê gật đầu. Anh ta hỏi tiếp và không ngừng quan sát cô. Pha Lê đang mặt bộ đồ “soie” màu tím, cổ lá sen, trông cô thật dễ thương.
– Đã tốt nghiệp tú tài chưa?
– Dạ rồi.
– Sao tối rồi còn lẩn quẩn nơi đây?
Anh làm ra vẻ người lớn, bắt nạt cô. Mà anh ta lớn thật, khoảng ba mươi là ít.
– Dạ, tôi thích nhìn đêm yên tĩnh như thế này ạ.
Rồi Pha Lê ngẩng lên:
– Anh có phải là bác sĩ Phan không ạ?
– Cô biết tên tôi ư? tôi ở đây chăm sóc cho dì Tuyết, tiện thể gần chỗ làm.
Hơn nữa, sông nơi này thật thoải mái.
Pha Lê nhìn anh, khuôn mặt vuông vắn, thanh tú và có một chút kiên nghị, trầm tư. Thế Phan cũng không ngừng quan sát cô gái. Anh ngầm đánh giá cô không phải đến đây để tìm việc, ngày hai buổi ăn và ngủ mà ở cô bé này toát ra vẻ sâu lắng và có một gương mặt dễ nhìn.
Bổng dưng Pha Lê cuối đầu chào:
– Xin phép ạ!
Rồi cô bước thông thả, không có gì vội vàng. Cử chỉ của cô thật là lễ phép.
Ôi! Ở đâu ra một cô bé như thế. Những việc cỏn này, Thế Phan chẳng quan tâm, anh đang nghiên cứu một chương trình khoa học với những suy nghĩ miên man từ những triệu chứng khác nhau của bệnh tim. Hình ảnh cô bé thoảng qua rồi mất hút.