NGƯỜI THỨ BA (2)


NGƯỜI THỨ BA (1)

    
ừ ngày Phú đau, Long đến thăm lần này là lần thứ hai. Anh không ngờ bệnh Phú có thể phát triển đến mức trầm trọng nhanh như vậy. Lần đầu tiên đến thăm Phú, cách đây chừng nửa tháng. Phú còn ngồi tiếp anh ở giường. Vẻ măït có vẻ xanh xao, hốc hác, nhưng Phú còn mời anh một điếu thuốc và chính Phú cũng tự tay chăm thuốc hút, hít từng hơi khói ngon lành. Hai người bạn còn trao đổi với nhau những tin tức xa gần về tình hình trong nước. Khi bắt tay giã từ. Long chúc Phú chóng bình phục và Phú tươi cười nhận lời chúc. Không ngờ hôm nay đến thăm thì Phú chỉ nằm ẹp trên giường, nằm dán sát xuống nệm như không còn chiều dầy nữa. Một cái chăn mỏng đắp ngang thân mình. Đầu đặt nghiêng trên gối. Treo ở đỉnh màn là một chai serum được nối liền bằng một dây cao su vào mũi tiêm cắm thủng vào da đùi. Sérum chảy rất chậm làm phồng mảng đất nơi mũi tiêm. Nhìn phương pháp trị liệu rắc rối, tự nhiên Long thấy choáng váng: bệnh tình Phú đã trầm trọng như vậy sao? Anh đứng yên ở đầu giường. Nguyệt, vợ Phú cất tiếng nói khẽ vào tai chồng.
- Anh Long đến thăm mình.
Phú chỉ gật đầu. Vừa lúc ấy chị Sen bưng lên một ly mà anh đoán là nước cam, trong đó có cắm một ống hút. Nguyệt đưa tay đón lấy, rồi vừa nâng đầu chồng vừa đặt một đầu ống vào miệng. Mực nước ở ly vơi đi rất chậm. Chợt Phú sặc lên mấy tiếng. Nguyệt vội vã bỏ ly nước ra, rồi bằng cả hai tay vuốt ngực cho chồng. Tiếng ho sặc nhẹ như tiếng nấc của một đứa trẻ. Khi Phú nằm im trở lại, nàng lấy khăn lau miệng cho chồng, rồi cầm khăn khe khẽ chặm vào mắt. Có lẽ Phú đã khóc, nhưng vì đứng ở sau thành giường, Long không nhìn thấy. Nguyệt chặm nước mắt nhiều lần như vậy.
Từ nãy giờ, Nguyệt chỉ nhìn anh có một lần khi anh bước vào nhà. Vì bận lo lắng cho chồng, điều ấy đúng rồi, nhưng Long còn nghĩ rằng có lẽ vì nàng tự thấy mình tiều tụy. Chưa bao giờ anh gặp Nguyệt trong bộ áo quần nhàu nát như hôm nay. Tóc không chải kỹ, lòa xòa trước trán. Da mặt xanh mướt và mắt sâu xuống. Môi không tô son, nhợt nhạt.
Đứa con gái của Nguyệt lên bốn tuổi bước lại gần giường. Nó đưa bàn tay bụ bẫm lên cầm tay ba. Nguyệt nói:
- Con xuống nhà chơi với chị Sen, để ba nghỉ.
- Sao ba cứ nghỉ hoài rứa?
Giọng Huế nhè nhẹ thốt ra từ đôi môi nhỏ, nghe ngộ nghĩnh như tiếng nói riêng của búp bê. Nguyệt không trả lời con, với tay lấy ly nước cam rồi lại đặt một đầu ống hút vào miệng chồng. Long đưa mắt nhìn cảnh âu yếm đó mà xót xa nghĩ đến thân phận mình. Anh cũng có đau bệnh nhiều bận, nhưng chỉ tự mình săn sóc cho mình. Người làm của anh chỉ biết nấu cháo và pha sữa. Nếu cần ăn cam thì cũng tự tay anh bóc vỏ lấy. Tiêm thuốc đã có y tá. Lạ thật, thế mà không hiểu sao anh đã lành bệnh được. Có ai đoán trước ý muốn của anh để chiêu đãi anh như thế kia đâu? Ai chọn bác sĩ, ai chọn thức ăn, ai đoán là anh đang lạnh, đang nóng để mà tùy nghi đắp chăn hay vặn quạt? Khi đau nặng sợ chết, anh cũng có khóc đôi lần, nhưng rồi cũng phải tự mình đưa tay lên lau nước mắt. Thế mà anh vẫn sống được, lạ thật!
Có nhìn cách Nguyệt săn sóc chồng, anh mới chợt thấy rằng anh đã sống liều lĩnh mà không biết “Đáng lẽ mình đã phải chết từ lâu rồi, từ lâu rồi”. Ý nghĩ này lại làm anh xót xa thương cho thân phận mình, nhất là vì Nguyệt, chính Nguyệt sinh ra để săn sóc âu yếm anh chứ đâu phải để săn sóc Phú? Đáng lẽ anh và Nguyệt đã cưới nhau, nếu không có Phú chen vào. Phú là người tình địch của anh, người tình địch thắng trận. Phú có địa vị hơn anh, nên gia đình Nguyệt chọn Phú. Như mọi người con gái Huế khác, Nguyệt chỉ khóc. Và nói với người yêu chiến bại:
- Em không bao giờ quên anh.
Ồ, một người con trai, cho dù mới hai mươi lăm tuổi cũng đâu có dễ tin ở một lời hứa hẹn không bảo đảm như vậy. Nhưng vì không có cách nào khác, anh đành tạm nhận lời an ủi và nói lại, không quả quyết lắm:
- Anh cũng thế.
Nguyệt lấy chồng vào mùa hè. Hai cây phượng trước cổng nhà nàng hoa nở đầy cành, trông xa như những cánh tay quằn quại dưới sức nặng của những lễ vật màu đỏ. Chúng như cùng vào hùa với gia đình Nguyệt để tưng bừng đón mừng ngày cưới. Long ghét những cây phượng từ đó. Ngày xưa khi yêu nhau, hai người thường đi dưới bóng phượng. Phượng và ve thì ở Huế không thiếu. Nhìn những xác phượng rơi đầy ở sân một ngôi trường vắng lặng giữa mùa nghỉ hè, cả hai cùng nghĩ đến xác pháo của ngày cưới. Ngày cưới của hai người cố nhiên, vì con đường đi đến hạnh phúc bằng phẳng, rộng rãi, nhiều bóng mát như con đường Phan Chu Trinh, trên đó hai người đang chầm chậm đi. Thế mà Phú đã hiện đến, bất ngờ. Và Phú được chọn là người ở lại.
Ngày cưới Nguyệt, Long đáp tàu lửa bỏ thành phố. Anh tránh nghe tiếng pháo, tránh chứng kiến một cuộc rước dâu long trọng. Con tàu lùi lũi chạy và đôi đường sắt sau đuôi tàu như kéo dài theo mãi nỗi buồn không dứt của anh. Đôi đường sắt vẫn nối anh với Huế như tâm hồn anh vẫn nối liền với Nguyệt bằng những ý nghĩ vừa mãnh liệt vừa nhọc nhằn. Anh thấy lại Nguyệt dưới mọi khuôn mặt. Nũng nịu âu yếm, khi anh bẻ tặng nàng một đóa ngọc lan có con sâu nằm nấp dưới đài hoa. Rạng rỡ tươi vui, khi nàng vươn vai hai tay chèo thuyền thoi lướt vùn vụt trên sông An Cựu. Mơ mộng êm đềm, khi ngồi bên anh nàng phác họa những dự tính tương lai.
Tàu chạy sâu vào đêm tối. Đến đây anh có cảm tưởng mình bị cắt đứt với dĩ vãng. Đêm tối là hình ảnh của cuộc đời mà anh đang đi tới. Ở Huế như chỉ có ban ngày với hoa phượng, với nắng với tình yêu.
Tàu qua đèo Cả vào mười hai giờ khuya. Long đau đớn nghĩ rằng giờ này là giờ hợp cẩn. Nguyệt nằm trong cánh tay của Phú, kết thúc giai đoạn hạnh phúc mà anh đã bắt đầu. Anh sẽ ít đau khổ nếu Phú là một người lạ mà một không hề quen biết. Đằng này không, Phú là bạn học của anh. Biết quá rõ về một người bạn để phải tưởng tượng rằng Nguyệt nằm trong tay người bạn ấy, anh thấy định mệnh đối với mình thật tàn ác. Anh muốn hét to lên, phẫn nộ, nhưng sợ ngượng, không dám. Anh nghĩ: nếu mình nhảy ra khung cửa tàu, lao xuống triền núi để cho nát tan khối óc, nơi đó những hình ảnh tưởng tượng cứ hiện ra, nối tiếp một cách tàn nhẫn. Nhưng anh vẫn ngồi im lặng. Sách vở bảo rằng tự tử là hèn nhát. Khi tàu dừng lại ở ga Ninh Hòa, anh thở dài tự nói với mình:
- Thực tế thì phải có can đảm lắm mới tự tử được. Thành thật mà nói thì sau đó anh đã quên được Nguyệt. Anh yêu vẩn vơ người này người khác. Tình yêu như một món ăn chớ ai bảo rằng họ chỉ ăn được một món này mà nhất thiết không thể ăn món kia. Chỉ khi nào tâm hồn cô đơn, khi một tình yêu cũ chấm dứt mà chưa có tình yêu mới bắt đầu, khi làm ăn thất bại.. là anh nhớ tới Nguyệt để mong tìm một hình ảnh êm đềm mà an ủi.
Hai năm sau, anh trở về thăm Huế. Cảnh vật như xưa, nhẫn nại trong sự bất biến. Dòng sông vẫn trôi lặng lẽ, những mái tóc vẫn chảy dài trên vai áo những cô gái. Long bắt gặp tâm hồn mình yêu thương man mác, buồn vui nhẹ nhàng như hai năm trước. Nhìn lại cảnh cũ, anh quên mất hiện tại. Những kỷ niệm êm đềm ngày xưa như có năng lực xóa mòn những cạnh góc gồ ghề nơi tâm hồn anh hôm nay. Anh tìm thăm Nguyệt. Phải chọn một giờ mà anh tin chắc là Phú đi làm vắng.
Người u già ra mở cổng. Anh vào ngồi ở xa lông, sau khi nói tên mình cho u già. Mươi phút sau cửa phòng mở. Không phải Nguyệt đi ra mừng rỡ chào anh mà Nguyệt nằm trên giường. Khuôn mặt nàng quá trắng, trên đó đôi mắt đen trông càng thêm đen. Môi chợt hé một nụ cười. Tóc xõa trên gối. Nguyệt nói:
- Anh lại ngồi cái ghế xa lông này cho em nhìn rõ mặt anh. Em không đi ra được. Em vừa sinh được một tuần. U già ơi, vén cao giùm cái màn cho tôi.
Long đổi ghế xa lông. Bức màn đã vén cao, anh nhìn thấy một cái nôi nhỏ đặt ở góc phòng. Bên cạnh là cái bàn thấp, trên sắp rất nhiều lon, lọ thủy tinh, chai sữa, bình thủy. Một tấm chăn hoa trải trên giường Nguyệt. Nguyệt nói: Hai năm rồi, chóng quá. Anh vẫn không thay đổi. Chỉ có em…
Nàng im lặng. Long thấy đôi mắt nàng sáng long lanh và liền đó hai giọt nước mắt lăn trên gò má.
- … Em tìm địa chỉ anh để viết thư cho anh nhưng hỏi không ra. Em biết anh giận em lắm. Nhưng em làm gì được? Em chỉ biết nhớ anh và cầu mong cho anh gặp một người yêu đẹp hơn em, giỏi hơn em. Anh đã cưới vợ chưa?
- Chưa.
Long phải đằng hắng to mới nói được một tiếng “chưa” ngột ngạt.
- Anh có giận em nhiều lắm không?
- Có
Nguyệt khóc thành tiếng
- Phải. Thà anh nói thật như thế để em yên tâm. Người con gái nào cũng phụ tình khi đi lấy chồng.
Long loay hoay sắp sửa đứng dậy. Nguyệt vội nói:
- Anh đi sao? Hai năm đằng đẵng mới gặp, anh ngồi với em thêm một lát. Anh có việc gì bận không?
- Không
Long lắc đầu.
- Vậy anh ngồi với em cho đến mười một giờ. Anh bây giờ đen hơn xưa mộ cười, cả lớp thừa cơ để ồn ào lên ngay:
- Hay quá
- Hay quá thầy ạ.
- Văn sĩ đấy.
Tôi cũng nhận thấy anh Cúc tả hay thật, nhưng tôi cứ băn khoăn là không biết anh tìm ở đâu ra được những cây thùy dương mà tả vậy. Và thùy dương là cây quái gì? Ở bãi bể tôi chỉ thấy có mấy cây keo xương xẩu và mấy bụi tre lá dày một cách thô tục mà thôi. Còn “bản nhạc êm êm bất tuyệt” anh nghe ở đâu vậy?
Nhưng khi anh Cúc đắc thắng ngồi xuống thì quả tình tôi cảm thấy tương lai về văn chương của tôi mờ mịt một cách tuyệt vọng. Sao tôi dốt thế kia? Và tôi thẹn thùng hết sức khi nghĩ đến câu tả cảnh của tôi vừa rồi “biển nằm im… màu lợt hơn màu núi…”. Giá lúc nãy tôi đừng nói ra câu ấy vẫn hơn. Thà chịu để cho thầy Tri cốc một cái vào đầu còn hơn đem câu văn dở của mình ra để các bạn đem so sánh với câu hay của anh Cúc. Tôi đưa mắt nhìn sang Đỗ Cúc.
Thành thật mà nói thì anh không có vẻ gì thông minh xuất chúng cả. Trái lại thì có. Anh chậm chạp, chậm chạp đến mức nặng nề. Anh cao hơn tôi một cái đầu. Đôi bàn tay to, dài ngoẵng vì tay áo vừa chật vừa ngắn. Lúc bấy giờ chúng tôi đi học đều mặc áo bà ba ngắn, quần và áo đồng màu, riêng anh Cúc thì lúc nào cũng mặc áo rằn quần trắng. Cổ áo không phải thứ cổ kiềng như chúng tôi mà là cổ cao, giống như cổ áo dài. Trông anh thành ra ngây ngô, nhất là với cái đầu tóc cắt đơ mi cua.
Đỗ Cúc học giỏi đủ các môn, nhưng giỏi nhất là môn luận. Lắm lúc tôi thành thật đau khổ vì không tự giải thích được nổi do đâu mà con người ấy lại ăn nói văn hoa được đến thế. Tả đêm trăng thì anh có “hàng trăm hàng ngàn con rắn vàng bò lượn trên mặt nước”. Tả ngôi chùa làng thì anh khéo xếp thế nào cho có một khóm trúc mọc ngay ở hông chùa để anh viết: “Khóm trúc thêm tuôn giòng lệ cũ”. Có lần thầy ra: “Tả chị đầy tớ gái nhà anh”. Chúng tôi mừng rằng Đỗ Cúc phen này hết đường mà văn hoa. Một chị đầy tớ chớ đâu phải là một cô tiểu thư, một nàng công chúa? Nét mặt thế nào cũng không đẹp, áo quần thì không thể sang, và cử chỉ lời nói chắc chắn là không thể uyển chuyển, dịu dàng, ngon ngọt. Chúng tôi hí hửng đợi sự thất bại của anh. Ấy thế mà hôm trả bài, Cúc vẫn đứng đầu với điểm 8 và thầy lại gọi anh lên đọc bài của mình. Thì ra sau khi tả những nét xấu xí của chị, Cúc khéo đặt chuyện rằng chị ấy chết chồng. Và để cảm thương cho nàng “tiết phụ” này, anh kết luận “Nàng từ chiếc bóng song the, gạt thầm giọt lệ như chia mối sầu”. Lúc anh đọc đến đó, tôi liếc nhanh sang thầy Tri thì thấy thầy gật gật đầu mỉm cười ra dáng thích thú lắm. Hỡi ôi! tôi biết đào đâu cho ra những dòng văn chương êm đềm như thế để làm vui lòng thầy Tri, để làm bằng lòng các vị giám khảo trong cuộc thi tiểu học sắp tới? Tôi chán nản nhìn ra khung cửa sổ, nhìn mảnh trời xanh cao vút. Hy vọng về văn chương đối với tôi xa quá, khó vươn tới như mảnh trời xanh sáng đẹp kia.
Tôi cố bắt chước Đỗ Cúc nhưng không biết nên bắt đầu như thế nào. Tôi lưu ý đến Đỗ Cúc, đến từng cử chỉ nhỏ nhặt của anh, hóa ra tôi được biết nhiều chi tiết về anh, những chi tiết có lẽ không dính dáng gì hết đến tài văn chương của anh. Ví dụ cái lọ mực được cột vòng một sợi dây thép. Sợi ây uốn khoanh lò xo và tận cùng ở đầu bằng cái nút. Khi anh mở nút mực, cái lò xo rún rẩy làm rung rinh cái nút, trông nhí nhảnh như những đóa hoa ở mũ các ông kép hát bội. Tôi xấu hổ nhìn cái nút mực bằng giấy cuốn tròn lại của tôi. Đó không biết là cái nút giả thứ mấy sau khi cái nút thật bị lạc mất. Ví dụ cây bút chì anh cột bằng sợi dây nhợ dài dính vào nút áo. Khi viết, sợi dây kéo lằng nhằng. Có lần thầy bất chợt kêu anh lên bảng. Anh vội vàng không kịp bỏ bút vào túi áo khiến nó nhảy tung tăng theo bước chân của anh. Tôi cũng bắt chước anh cột cái bút chì vào một sợi dây và tròng vào khuy áo. Tôi bắt chước nhiều thứ nữa của anh, chẳng hạn lấy giấy cuộn xung quanh một đoạn tre ngắn để làm cái bút mực, chẳng hạn lấy nhiều giấy bản bồi cứng để làm cái bìa đóng ra ngoài mọi quyển sách, chẳng hạn sưu tầm những con tem thư để dành trong một cái hộp. Nhưng về phương diện văn chương thì tuyện nhiên tôi vẫn chẳng tiến bộ chút nào hết.
Nửa năm lớp Nhất tôi thay nhà trọ đến ở chung với anh Nên cùng học lớp Nhất với tôi. Anh Nên có một người chị năm ấy chừng 20 tuổi. Chị Cẩm - tên người chị của anh Nên - cả ngày cứ nằm trong phòng đọc tiểu thuyết và đợi người phu trạm, cứ chừng một tuần ghé lại trao cho chị một bức thư. Nhận được thư, chị vội vã vào phòng đóng k&iacutt chút. Công việc làm ăn của anh ra thế nào?
- Tầm thường. Chắc thua xa chồng em.
- Anh đừng mỉa mai em, tội nghiệp. Em thật lòng với anh mà.
Long cũng tự thấy mình tàn nhẫn. Anh chọn một câu nói êm đềm hơn:
- Anh vẫn mong em được sống trong hạnh phúc
- Thực tế thì không được như vậy đâu. Nhưng mà thôi, mỗi người có một số mệnh.
Khi Long đứng dậy cáo từ, Nguyệt nói:
- Anh cho em biết địa chỉ của anh.
- 54 Nguyễn Trung Trực, Sài Gòn.
Nguyệt gật đầu:
- Em nhớ rồi. Số nhà của anh gấp đôi số nhà của em.
Long bước ra đến bên hiên thì Nguyệt gọi giật lại:
- Anh ơi.
Long quay lại, đứng đợi nàng hỏi, nhưng nàng chỉ nhìn chăm chăm mà không nói. Một lát nàng bảo:
- Thôi, anh đi. Nhớ viết thư cho em.
Bức thư trao đổi sau đó, tuy vậy, do Nguyệt viết. Nàng có mặc cảm rằng mình phạm lỗi nên thư viết rất thiết tha. Long trả lời ngắn hơn vì tự ái, nhưng trong thâm tâm anh vẫn tính nhẩm mong ngày thư của nàng đến. Anh cũng tham lam về tình cảm như mọi người khác. Dù vô vọng cũng muốn được yêu. Vả lại có gì đáng gọi là vô vọng đâu? Cuộc đời dành cho con người nhiều sự bất ngờ. Một ngẫu nhiên nhỏ có thể định đoạt trở lại một cuộc dàn xếp tưởng như là bất di dịch. Long nghĩ vẩn vơ đến đó rồi thôi. Cuộc đời bận rộn vì công việc mưu sinh, anh chỉ dành chừng hai giờ mỗi khi có thư Nguyệt đến để đọc thư và viết trả lời. Cho đến một ngày cách đây nửa năm, bỗng nhiên Phú được lệnh đổi vào Sài Gòn. Hai người đàn ông gặp nhau, vui vẻ một cách cố gắng. Họ thỉnh thoảng rủ nhau đi dạo phố, mời mọc nhau ăn uống. Cả hai dùng nhiều tiếng cuời, nhiều lời pha trò ồn ào để cố đánh tan tiếng nói của sự bất bình âm ỉ nơi lòng họ. Cả hai đều muốn tỏ ra độ lượng. Dần dần quen di, sự cố gắng không còn thấy khó khăn nữa. Họ gần trở về với thái độ bằng hữu vô tư ngày nhỏ thì chợt xảy ra căn bệnh hiểm nghèo của Phú hôm nay.
Long ái ngại nhìn bạn mình nằm thiếp đi. Trước hôm đau, Phú chạy lo giúp cho anh được hai sở thầu quan trọng. Phú nói:
- Xong hai sở này, cậu phải nghỉ một thời gian để lo việc vợ con. Không có vợ trong nhà thì làm được bao nhiêu cậu tiêu vung hết bấy nhiêu.
Giọng Long trầm trầm:
- Mình cũng biết vậy.
- Đã biết thì phải lo giải quyết chớ
- Nhưng giải quyết đâu phải dễ?
- Nhưng sao cậu cứ cho là khó? Tôi đã giới thiệu cô Mỹ cho cậu, cậu đã bằng lòng, thế mà cậu không chịu xúc tiến gì hết.
- Ờ thì mình bằng lòng, nhưng biết cô ấy có chịu không, ông cụ có chịu không?
Phú “xì” một tiếng, nhíu mày rồi gật đầu:
- Thôi được rồi. Chủ nhật mình đến thưa giùm với ông cụ cho.
Chủ nhật chưa đến thì Phú ngã bệnh.