TRẦN TRUNG HỶ dịch
THEO BẢN TIẾNG TRUNG “HỒNG HOÀNG”
CHƯƠNG 1

Một cảnh tượng kỳ dị nhất,

 thế gian được miêu tả đầy màu sắc

cùng với những ham muốn điên cuồng…,

giãi bày tận tường những gì phức tạp

nhất của thế giới loài người
Buổi sáng ngày thứ hai, mặt trời vừa mọc lên ở phía đông độ mười hoặc mười lăm phút, tôi rảo bước trên cánh đồng hoang vu của quê hương mình. Đã cuối xuân đầu hạ, những ký ức về khoảng thời gian cuối đông đầu xuân đã trở nên mông lung mơ hồ. Cỏ dại mọc um tùm trên đồng. màu xanh lục, rậm rịt và khô gầy. Làn sương mỏng buổi sáng nhanh chóng bị xua tan, không khí khô quánh mặc dù trong đêm sương sa rất dày. Khi đôi chân tôi được bọc trong đôi giày da giẫm lên những lớp cỏ dại có sức sống vô cùng bền bỉ ấy, tâm hồn tôi bị ám ảnh bởi hình bóng một người đàn bà đã giáng cho tôi hai bạt tai.
Tôi nghĩ mãi mà không hiểu vì sao mình bị đánh. Bởi vì tôi và bà ta từ trước đến nay chưa hề quen biết. Năm mươi phút trước khi chấyện ấy xảy ra, tôi đang đứng dưới bóng mát của những hàng cây bên cạnh nhà hàng thức ăn nguội Thái Bình Dương ở Bắc Kinh, say sưa ngắm nhìn những chiếc lồng chim và chú họa mi trong những chiếc lồng chim ấy. Những chiếc lồng chim to nhỏ không đều, những chú họa mi cũng lớn bé khác nhau. Bọn họa mi này chẳng thiết đến chấyện ăn uống cho nên hầu như không hề bài tiết, và tất nhiên chẳng có chấyện giao phối xảy ra, bọn chúng chỉ quan tâm đến chấyện kêu lên những tiếng kêu đầy phẫn nộ và ai oán. Đây là kết luận của tôi sau thời gian quan sát kiên trì từ đầu mùa xuân đến nay. Trong những ngày qua, tôi nhàn rỗi rảo bước trên con đường nhỏ lát gạch xi măng hình bát giác, hai bên trồng toàn hoa mào gà đỏ chói trước nhà hàng Thái Bình Dương đi thẳng đến nơi có treo những chú họa mi dưới bóng cây. Tôi biết, những chiếc đinh đóng dưới gót giày da đã phát ra những tiếng kêu cồm cộp khô khốc trên mặt đường Tôi cũng biết là mấy chục năm, có thể là mấy trăm năm trước, móng sắt của la của ngựa cũng đã từng gõ những tiếng khô khốc như thế trên con đường quan đạo lát đá xanh ở phố hấyện Cao Mật quê hương tôi. Tôi đã say đắm với nhạc điệu tấyệt vời của móng sắt nện xuống mặt đường lát đá lâu lắm rồi. Trong một đêm tối trời của mấy năm trước, một chiếc xe ngựa đi vào thành phố, tiếng vó ngựa đi ngang qua con đường trước tòa nhà cao tầng nơi tôi sinh sống khiến tôi vô cùng hưng phấn, ngồi bật dậy trên giường, lắng nghe tiếng vó ngựa lộc cộc vang lên trong đêm khấya. Nó chui vào tai rồi chạy thắng vào tim tôi. Khi tiếng vó ngựa xa dần và chuẩn bị tắt hẳn, tất cả những căn hộ của mười lăm tầng lầu trên đầu tôi hầu như đều vang lên tiếng gầm của các loài thú dữ trong rừng sâu. Cô gái có đôi chân tật ngấyền đã thu âm toàn bộ tiếng kêu của các loài thú dữ trong công viên trong một chiếc băng cát sét, và đây là lúc cô ta tăng âm hết cỡ. Tôi thường chạm mặt cô ta ở cửa ra vào ngôi nhà cao tầng, đôi mắt cô ta trông chẳng khác nào mắt loài hà mã, phát ra thứ ánh sáng thần bí hướng về những dòng sông và đầm lầy nhiệt đới. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh, những tiếng vó ngựa bị đẩy ra khỏi cuộc sống đô thị càng ngày càng xa, người trong thành phố đông như châu chấu và bất cứ góc phố nào cũng ken dày đủ các loại xe hơi, con đường xi măng phía sau nhà hàng Thái Bình Dương đêm nào cũng đầy những con quái vật đủ mọi hình thù nằm xếp hàng bên nhau. Nhìn con đường, tôi có một dự cảm rằng, rồi sẽ có một ngày nào đó mình sẽ bị ép chặt xuống phía dưới lớp xi măng tăm tối ấy.
Từ ngày bảy tháng ba năm nay, tôi bắt đầu đến dưới những tán cây để quan sát họa mi. Ngày ấy, bên ngoài bức tường màu xám của văn phòng Ban nghiên cứu dự phòng châu chấu thuộc Viện Khoa học nông nghiệp bên cạnh trường tôi mấy vạn đóa hoa nghênh xuân đang nở rộ trong nắng ấm và trong những luồng gió trong lành của mùa xuân. Trên những cành non mơn man là những đóa hoa vàng đung đưa, không gian thoang thoảng một mùi thơm dịu nhẹ. Bên ngoài bức tường, trên vỉa hè, cuộc sống đầy màu sắc đang phô trương nét qấyến rũ của nó. Rất nhiều những chàng trai phong lưu và thiếu nữ đa tình tạm dừng những đôi chân nhàn tản để ngắm hoa. Ban đầu, khi nghe nói hoa nghênh xuân đã nở, tôi cũng có ý định đi ngắm hoa, nhưng khi vừa bước chân ra khỏi cổng, tôi đã kịp nhận ra một vị giáo sư quen biết đang ôm chiếc eo thon thả một cô sinh viên cũng khá quen biết đi thong thả dưới vòm lá xanh um trên đường. Đầu tóc của giáo sư bạc phơ, còn cô sinh viên trông chẳng khác nào một đóa hồng đang chúm chím hé nở. Không ai chú ý đến họ, bởi giáo sư có thể được hiểu là bố, cô sinh viên có thể là con. Họ cũng đi thưởng thức hoa nghênh xuân, tôi không hề muốn theo sau đuôi họ, tất nhiên cũng không hề muốn vượt qua mặt họ. Tôi đi về hướng nhà hàng Thái Bình Dương trên đường lát gạch xi măng hình bát giác.
Tôi sinh ngày bảy tháng ba. Đó là một ngày cực kỳ trọng đại. Tất nhiên không phải là vì sinh nhật tôi mà nó trở nên trọng đại, tôi là cái thá gì. Tôi nhận thức một cách rõ ràng rằng, tôi chẳng qua là một thỏi phân trong trực tràng của xã hội này. Cho dù tôi cùng sinh một ngày với Lưu Mãnh chuyên gia diệt châu chấu được phong tướng quân oai phong danh chấn thiên hạ nhưng chuyện ấy cũng chẳng làm thay đổi cái bản chất là một thỏi phân vốn có của mình.
Rảo bước trên con đường nhỏ trải xi măng, đột nhiên tôi nhớ đến vị giáo sư khả kính dạy luân lý học chủ nghĩa Mác- Lênin. Trên bục giảng, mái tóc bạc của thầy bay bay, chiếc đầu nho nhỏ gầy gầy lắc lư Giáo sư nói, thầy rất yêu người vợ đã từng vào sinh ra tử, sẻ chia hoạn nạn với thầy, thầy còn bảo, thầy nhìn những cô gái trẻ đẹp chẳng khác nào những bộ xương bọc thịt biết đi. Ngày ấy chúng tôi còn trẻ lắm, chúng tôi rất ngưỡng mộ vị giáo đạo mạo chung tình ấy.
Không dằn lòng được, tôi liếc nhìn vễ phía bên ấy.Vị giáo sư cùng cô sinh viên không thấy đâu nữa. Những người đến ngắm hoa đang tạo thành một bức tường đen xám. Đế giày của tôi nện trên mặt đường kêu lên lộp cộp,những chuyện đã qua bỗng nhiên trỗi dậy như nước thủy triều. Tôi biết, tuy lúc này vẫn chưa thể rời bỏ cái thành phố này, tương lai cũng buộc tôi phải rời bỏ chúng, cũng giống như những thỏi phân, sớm muộn gì cũng phải tống ra khỏi hậu môn mà thôi, huống hồ lúc này về cơ bản tôi đã bị gạt bỏ. Sau khi đặt con người và phân ngang bằng vị trí với nhau để xem xét, hình ảnh vị giáo sư đáng kính ôm cô sinh viên vốn không làm cho tôi vui vẻ thoải mái đã trở nên nhạt dần, và tôi biết chỉ một lát nữa thôi, trong tâm trí tôi, họ sẽ hóa thành một làn khói mỏng và tan biến rất nhanh trong không gian này.
Tôi cố tình nện gót giày thật mạnh trên những viên gạch xi măng hình bát giác. Tiếng vó ngựa đinh tai, tiếng vó ngựa xa xăm hình như đang vang lên từ dười lòng đất. Trên thảo nguyên ẩm ướt, thực vật sinh sôi nẩy nở, trên con đường trải nhựa không xa, đủ hình đủ dạng các loại xe hơi kết thành một con rồng nhiều màu sắc khổng lồ. Tôi nghe thấy âm thanh của cuộc sống, tôi còn nghe thấy tiếng vó ngựa đang chạy nhanh về phía tiếng hót của họa mi.
Ban đầu, những ông già trông coi những lồng chim họa mi có vẻ như không yên tâm lắm về tôi vì thấy cứ xăm xăm bước thắng về phía chúng, ngay cả bước chân của mình, tôi cũng quên phắt đi là nên dừng lại ở chỗ nào và lúc nào. Chắc họ đã từng nghĩ là tôi sẽ chụp lấy những con họa mi kia mà nhai ngấu nghiến!
Bọn họa mi vừa trông thấy mặt tôi là đã nhảy xuống khỏi những cành cây đậu xuống đáy lồng, đập cánh nhảy nhót như bạn thâm giao lâu ngày gặp lại. Nhưng không phải con nào cũng đập cánh nhảy nhót, có một con đang đu mình trên lưới sắt ở vị trí cao nhất chỉ nhảy xuống cành cây bắc ngang giữa lồng, trong khi những con khác đang đập cánh nhảy nhót loạn xạ thì nó rụt cổ đứng yên trên cành cây, bộ lông màu lửa xù ra và đôi mắt cứ liếc nhìn cái thế giới tự do bên ngoài rồi nhìn cái thế giới chật hẹp bên trong được ngăn cách bởi những mắt lưới thép.
Tôi cảm thấy có cảm tình và đặc biệt hứng thú với con chim có dáng vẻ tư lự như một vị hiền triết này. Tôi đứng trước nó và lặng yên quan sát rất kỹ, kỹ đến độ tôi có thể biết chắc là hai nhúm lông tơ ở hai bên lỗ mũi nó có bao nhiêu sợi. Chú họa mi này cất tiếng hót đầu tiên vào ngày tám tháng ba, cả ngày hôm ấy và cả buổi sáng hôm sau, tức ngày chín tháng ba, nó hót liên tục. Đây là lời ông lão chăm sóc nó kể lại với tôi ông lão còn nói, con họa mi này không hề hót lấy một tiếng trong khoảng ba tháng, nhưng bắt đầu từ hôm qua trông thấy cậu, bắt đầu từ khi cậu ra về, nó lại hót vang lên, hót liên tục, hót như điên cuồng, lấy vải đen trùm lên lồng mà nó vẫn cứ hót ở bên trong.
- Đây có lẽ là duyên phận giữa anh và họa mi, đồng chí à xem ra cậu cũng là một người yêu chim, tôi tặng nó cho cậu mang về nuôi vậy! - ông lão nói với tôi.
Tôi mê muội nhìn gương mặt nhăn nheo và có rất nhiều sẹo của ông già, tim đập gấp, ruột gan co thắt. Một cảm giác sợ hãi chạy dọc theo sống lưng tôi, những ngón tay tôi run bắn lên. Ông già lại cười một cách vô cùng hiền hậu, nụ cười sáng rực như tia nắng nhưng lại khiến sự sợ hãi của tôi bị đẩy cao đến cực điểm. Trong cái thành phố này hoặc là nhân, hoặc là rùa đen mới không sợ những người chung quanh. Tôi không phải là nhân, cũng chẳng phải rùa đen cho nên tôi đặc biệt sợ những ai cười với mình. Tôi băn khoăn, tại sao ông ta lại tặng con họa mi cho tôi? Kèm theo con họa mi là chiếc lồng, là vải che, là chiếc cốc sành đựng thức ăn và chiếc cốc sành đựng nước uống, lại còn có cả hai viên bi bằng sắt nho nhỏ. Hai viên bi này đang nhào lộn trong tay ông già, tiếng ma sát ken két. Dựa vào cái gì mà ông ta tặng cho tôi nhỉ? Không quen không biết, không ân không nghĩa, vậy ông ta dựa vào đâu để tặng cho anh bao nhiêu là đồ quý giá như thế? Ông ta lấy cớ gì để cười với anh? Tôi trăn trở, tôi tự đặt ra bao nhiêu là câu hỏi và canh cánh bên lòng tôi là một cảm nhận: Cái chờ tôi ở phía trước nếu không là một âm mưu đen tối thì cũng là một cạm bẫy nào đó.
Rất kiên quyết, rất quyết đoán, tôi nói:
- Không cần, cháu không cần bất cứ một thứ gì cả. Ông hãy mang nó đến chợ chim mà bán đi! Cháu đã từng đến thăm chợ chim. Ở đó có rất nhiều loại chim, nhiều nhất vẫn là họa mi, kế đến là anh vũ, ít nhất là cú mèo.
- Quả đúng như đêm qua cú mèo đã dự báo, sáng nay gặp cậu, mất cả thanh danh! - ông già than thở đầy ai oán.
Những chiếc xe con cao cấp sang trọng tạo thành một dòng sông màu sắc chảy dũng mãnh bất tận trên đường phố.Những chiếc xe đang vận động theo hướng đông tây bị chẹn lại trên con đường Học viện rất nổi tiếng.
- Hình như tôi đã lờ mờ đoán ra những suy nghĩ thầm kín của ông già. Những tiếng hót bi thiết của những con họa mi treo trên những cành cây phía trên đầu ông ta khiến tâm hồn tôi trở nên yếu đuối lạ thường. Tôi gợi ý:
- Ông ơi, có chuyện gì muốn nhờ cháu phải không? Có chuyện gì ông cứ nói ra đi, chỉ cần cháu có thể giúp được...
Ông già lắc đầu, nói:
- Phải về nhà thôi!
Sau đó, con chim họa mi mắc bệnh thần kinh ấy vẫn được ông già treo dưới vòm cây râm mát, hai viên bi sắt sáng loáng trong tay ông ta vẫn tiếp tục ma sát vào nhau kêu lên ken két. Mỗi khi trông thấy tôi, ánh mắt ông ta chẳng hề che giấu vẻ buồn bã đến độ thê lương, không hiểu là buồn cho tôi, buồn cho chính ông ta, hay là buồn cho con họa mi đang bị nhốt trong lồng kia.
Đúng vào buổi chiều bị người đàn bà không hề quen biết đánh cho hai bạt tai ấy, tôi rời lớp học khi mặt trời vẫn còn hoảng độ con sào. Mùa xuân ngày dài hơn đêm nên ban ngày dùng dằng không chịu nhường chỗ cho bóng đêm.Hoa mào gà đỏ như máu nhuộm đỏ con đường nhỏ nhưng rất sạch, tôi chạy như bay hướng về phía bắc để đến với con chim họa mi thần bí của mình. Một con chuồn chuồn màu đỏ đang đậu trên một chiếc lá màu đỏ của một cành hoa mào gà ban đầu tôi nghĩ đó là một cánh hoa nhưng nhìn kỹ lại mới phát hiện đó là một con chuồn chuồn. Tôi rón rén ngồi xuống và nhẹ nhàng đưa cánh tay có hai ngón tay đang làm thành một chiếc kẹp hướng về sau đuôi nó. Đôi mắt chuồn chuồn rất to, tròng mắt chuồn chuồn đảo qua đảo lại một cách thô thiển, đôi cánh mỏng như tơ và có những điểm hoa văn đối xứng nhau. Tôi dùng chiếc kẹp bằng hai ngón tay kẹp lấy bụng nó, nó cong người cắn vào ngón tay tôi. Tôi có cảm giác răng nó rất mềm, dưới những chiếc răng cắn một cách tận lực ấy, tôi thấy ngón tay mình ngưa ngứa, không những không đau đớn gì mà còn cảm thấy rất dễ chịu.
Con họa mi đã chờ tôi từ rất sớm ở vị trí quen thuộc của nó. Tôi đứng trước mặt nó, nghe tiếng hót véo von của nó mà hiểu tất cả những gì nó đã trải nghiệm trong cuộc đời cũng như những nỗi buồn thương và hy vọng của nó trong thời khắc hiện tại. Tôi ném con chuồn chuồn qua ô mắt lưới cho nó, nó không ăn, tôi đành phải tìm cách lôi con chuồn chuồn ra ngoài để cho nó tiếp tục cắn ngón tay mình.Cuối cùng, tôi cũng phát hiện ra ông già là người đồng hương với tôi. Trước giải phóng, ông ta đi vào thành phố làm công nhân, bây giờ đã nghỉ hưu, lòng luôn nhớ về quê hương, không muốn phải đem nắm xương tàn lấp sơ sài trong cái nghĩa trang dày đặc bên triền núi phía tây thành phố, mà mơ ước được nằm xuống vĩnh viễn trên vùng bình nguyên hoang dã nối đến tận chân trời, tại vùng quê Đông Bắc Cao Mật của chúng tôi. Ông lão nói rằng, nhân vì trận đại dịch châu chấu mấy mươi năm trước xuất hiện ở đấy khiến cả vùng Cao Mật không còn chút màu xanh, người sống phải ăn thịt người chết, lão đành phải rời quê hương lưu lạc lên thành phố, từ đó đến nay không còn cơ hội để quay về nữa.
Tôi phấn khởi lắm. Trong bước đường tha phương mà gặp được người đồng hương là hạnh phúc vô cùng. Nướcmắt mừng vui chan hòa, chỉ mới nói được đôi câu về quê cha đất tổ thì trời đã tối, hoa mào gà như những đốm lửa sáng rực, đôi mắt họa mi như hai đốm lửa lân tinh lấp lánh. Trên chiếc ghế đá dưới bóng tối của lùm cây, vị giáo sư già đưa bàn tay trắng nhờ luồn vào mái tóc vàng rực của cô sinh viên trẻ. Họ hạnh phúc trong yên lặng, không hễ làm trở ngại giao thông, không hề uy hiếp tính mạng những người chung quanh. Bỗng dưng tôi nghĩ là mình nên chúc phúc cho họ. Những tia nắng cuối ngày cố gắng phóng vào những đám mây ở đường chân trời những nét rực rỡ cuối cùng, bầu trời mông lung hỗn độn một thứ màu tựa như bả trong lò luyện gang. Hàng nghìn hàng vạn chiếc xe đạp và hàng nghìn hàng vạn chiếc ô tô trên đường đang bị bao vây bới màu ráng chiều mông lung ấy; trên đường, những chiếc cột điện đứng yên lặng cúi đầu dưới những cây bạch dương cao ngất vẫn chưa bật đèn. Sau một mùa hè dài dằng dặc, lúc nào tôi cũng cảm thấy thần trí mình điên điên đảo đảo cũng từ đó, chim họa mi hót suốt cả đêm không còn là một hiện tượng bất thường nữa. Trên chiếc ghế đá, mái tóc bạc của giáo sư đang phát ra những tia sáng lấp lánh như đôi cánh của một loài côn trùng nào đó đang chấp chới bay. Trong lồng, chú họa mi đang ngẩng cao đầu, bộ lông dưới cổ như xù thêm ra và đang hót, hình như nó đang ca tụng hạnh phúc, mà cũng có lẽ là nó đang trào lộng chửi mắng những gì mà nó trông thấy. Trong ráng chiều, toàn thân họa mi đỏ rực, lấp lóa. Tôi không có lý do gì để phủ định rằng, nó như một thỏi sắt đang được nung đỏ. Trên chóp mũi của ông lão cũng có một vệt sáng màu đỏ. Ông ấy đang lấy lồng họa mi từ trên cành cây xuống, nói với tôi:
- Anh bạn đồng hương nhỏ, tạm biệt nhé!
Ông ta lấy tấm vải đen ra bọc lấy chiếc lồng, con họa mi ở bên trong đập cánh loạn xạ và dùng chiếc đầu nho nhỏ chui ra khỏi lưới sắt mổ thật mạnh vào tấm vải. Mổ chán, nó bắt đầu kêu lên những tiếng kêu rất dài, tiếng kêu ấy xuyên qua lớp vải bố đen kịt truyền đến tai tôi. Nghe những tiếng kêu này, tôi nhận ra một trạng thái tâm lý tuyệt vọng tột cùng của họa mi, và tôi biết đã đến lúc mình phải quay về. Chung quanh ông lão, rất nhiều những ông già khác cũng đã thu thập xong những con họa mi của chính mình và đang quày quả trên đường về nhà, những chiếc lồng chim cứ đu đưa trên tay họ. Tôi đã từng hỏi ông lão đồng hương rằng, tại sao lại phải đu đưa lồng chim, lẽ nào các người không sợ con chim trong lồng sẽ chóng mặt và tức giận sao? Ông già đã nói rằng, nếu không đu đưa chiếc lồng, bọn chúng mới tức giận. Loài chim vốn chỉ đậu trên cây, gió thổi cây động tất nhiên chim cũng đu đưa theo. Bây giờ, đung đưa lồng là để những con chim bên trong nhắm mắt lại và nghĩ mình đang nằm trên đầu ngọn cây, thoả sức mơ màng về bầu trời thoáng đãng và quê hương của mình.
Tôi đứng dưới bóng những cây cổ thụ, đưa mắt nhìn theo chiếc lưng ông già đang ngoặt vào trong một con ngõ.Bóng đêm đã dày, tất cả các loài cây đều đã hắt bóng tối xuống đường, những chiếc ghế đá bên dưới bóng cây đã đầy người. Thời khắc giữa ánh sáng và bóng tối quý giá vô cùng, nóng bỏng vô cùng. Tôi nghe đó đây vang lên những tiếng hôn môi tạo thành một tạp âm cực giống một đàn vịt đang chũi đầu vào trong nước đục để tìm giun, những tiếng thở cố nén. Tôi nhặt một hòn đá bên đường, vung tay lên định ném thẳng vào vũng nước đục ấy...
Trong đời mình, tôi đã từng hai lần ném đá, lần nào cũng gây ra một sự việc tai hại. Lần thứ nhất đúng là có một đàn vịt đang kiếm ăn trong một mương nước đục, những cái miệng đáng ghét cứ cục cục cạc cạc. Tôi chúa ghét loại âm thanh như vậy, bèn nhặt một hòn đá ném vù tới. Rất chính xác hòn đá rơi trúng đầu một con, nó ngoẹo đầu đập hai cánh phành phạch xuống mặt nước làm nước bắn lên tung tóe. Những con không bị thương ra sức cắn mổ vào đồng bọn đang bị thương của mình, những chùm lông tơ tung tóe, nổi phập phù trên mặt nước. Con vịt đã chết cũng lập lờ nổi trên mặt nước, những con còn sống men theo con mương tiếp tục kiếm ăn. Nước đục bị sục ngầu lên khiến cho vệ cỏ dại hai bên bờ càng thêm bẩn thỉu, một mùi thối xông lên khiến người ta lợm giọng. Sau khi ném đá làm chết con vịt, đáng ra tôi phải co giò bỏ chạy thì tôi lại ngây ngây độn độn đứng nhìn con vịt đã chết như bị hớp hồn. Đàn vịt đã đi xa, con mương trở lại nguyên trạng ban đầu, bùn đen đã từ từ lắng xuống, dòng nước trong hơn, có thể thấy được cả xác chết của một con cóc, da bụng hướng lên trời; một con lươn màu vàng vàng đang uốn éo thân mình dài ngoẵng bò chậm chạp trên mặt bùn ở dưới đáy mương. Hai thiếc chân một dài một ngắncủa con vịt đã chết thả lững lờ trong nước trông chẳng khác nào hai chiếc mái chèo. Nước dưới con mương phản thiếu gương mặt tôi, to hơn bàn tay một tí, da mặt vàng quạch như đất bao nhiêu năm nay không hề rửa mặt cho nên da mặtgiống màu đất là chuyện tất nhiên. Năm ấy tôi chín tuổi. Chủ nhân của bầy vịt - Bà Cửu đến bờ mương để lùa vịt về nhà cho đẻ trứng thì phát hiện ra con vịt chết và tôi. Tôi nhớ rành rọt mọi chuyện xảy ra lúc ấy...
Bà Cửu đứng trên bờ mương cố gắng vươn cái thân hình vừa cao vừa gầy ra tận giữa mương để túm lấy con vịt. Lúc ấy, tôi cảm thấy chiếc cổ bà ta sao mà dài, lại nhỏ xíu chẳng khác nào cổ một con hạc, búi tóc phía sau đầu trông giống một cục phân trâu khô. Hình như bà ta chẳng có mông, bộ xương chậu cực to lồi hẳn ra ngoài và vểnh lên như trêu tức ông trời mỗi khi bà ta cúi người xuống. Tiếng kêu thét của bà ta khiến người ta rụng rời chân tay hình như vang lên từ trong lồng ngực, mặt nước mương đang phẳng lỳ bỗng cuồn cuộn nổi sóng, tôi khắng định sóng nổi trên mương là do tiếng thét của bà Cửu. Điều tôi thấy sau đó là bà Cửu đã nhảy xuống lòng mương, bước đi của bà ta sao mà dài, chỉ vài bước là đã ra đến giữa mương, toàn thân vẫnthắng đứng, cứng đờ trông chẳng khác một hình nhân được cắt bằng giấy. Sau này cắp sách đến trường, tôi mới đủ sức hình dung ra thân hình bà ta lúc ấy chẳng khác một hình nộm bằng gỗ biết di động. Bà ta nhặt con vịt lên, miệng kêu lên những tiếng đầy ai oán. Bà ta không nên chết đứng ở giữa mương như thế, bùn ở dưới đáy nhão lắm, sâu lắm, còn hai bàn chân của bà ta thì nhỏ và nhọn lắm. Bà ta chỉ quan tâm đến việc than tiếc con vịt đã chết mà không hề nhận ra rằng đôi chân của mình đã lún rất sâu xuống bùn. Đứng trên bờ cách một khoảng khá xa, tôi không thể nhận ra chân bà ta đã lún sâu xuống bùn bởi khi nhảy xuống mương, bà ta đã làm cho nước đục ngầu lên. Tôi chỉ nhận thấy thân thể bà ta cứ từ từ thấp xuống, nước từ từ ngập chiếc váy như chiếc đèn lồng rồi ngập đến mông. Khi bà ta ý thức được tình cảnh hiện tại và muốn nhảy lên bờ thì bùn đã giữ chặt bà ta lại. Nhưng bà ta vẫn không quên con vịt chết, vẫn khóc lóc chửi rủa kẻ ác độc nào đó đã làm chết vịt của bà ta. Lúc này bà ta đang tận lực để bò lên bờ mương, tôi nghe rõ xương hông của bà ta kêu lên hai tiếng "rắc rắc”. Vất con vịt xuống, bà ta đứng giữa lòng mương bắt đầu kêu cứu.
Hình như bà ta đã nhớ lại vẫn còn có tôi đứng trên bờ mương, bèn cố gắng quay cổ nghiêng mặt nhìn lại và réo gọi tên tôi, bảo chạy ngay về thôn tìm người ra cứu bà ta.
Tôi lạnh lùng nhìn bà Cửu, trong lòng thầm tính toán là nên hay không nên đi tìm người đến cứu bà ta. Khi lên được trên bờ, nhất định bà ta sẽ quên ngay nỗi thống khổ khi bị vùi dưới bùn mà lại nhớ ngay nỗi đau về con vịt bị chết, công đức đi gọi người của tôi cũng sẽ bị bà ta vất qua một bên và tất nhiên, tội ném đá giết chết vịt của tôi là không thể khoan dung được. Nghĩ vậy nhưng tôi cũng chậm chạp chạy về thôn, vừa chạy vừa nghĩ đồ yêu tinh như bà ta có bị dìm chết ở dưới mương kể ra cũng không phải là một chuyện quá tồi tệ.
Tôi tìm đến chồng bà ta là ông Cửu. Lúc này ông ta đã bị rượu cao lương làm cho nhừ tử, miệng lưỡi đã cứng đơ. Tôi bảo bà Cửu đã bị rơi xuống mương, ông Cửu nghe xong còn tợp thêm một ngụm rượu nữa rồi giương đôi mắt đỏ quạch nhìn tôi bảo nói lại câu vừa rồi. Tôi bảo bà Cửu sắp chết ở dưới mương, nghe xong ông ta tợp một ngụm rượu nữa rồi nói: quá tốt! Tôi nói: Bà Cửu đúng là bị rơi xuống mương, lún xuống bùn đã đến bụng, sắp chết rồi, ông có đi cứu hay không mặc ông, tôi không quan tâm nữa! Ông Cửu dốc ngược chai rượu vào cuống họng rồi vất vỏ chai, nhặt lấy chiếc chĩa ba trên đống cỏ chạy theo tôi. Bước chân của ông ta xiêu xiêu vẹo vẹo khiến người ta nảy sinh lo lắng là ông ta sẽ ngã nhào xuống bất kỳ lúc nào. Nhưng kỳ diệu thay,ông ta không hề ngã, những bước chạy càng nhanh thì ông ta càng thăng bằng và xông thẳng về phía bờ mương.
Khoảng cách vẫn còn khá xa nhưng tôi đã nghe thấy tiếng kêu như quỷ gào của bà Cửu. Khi chúng tôi chạy đến bờ mương, quả đúng là nước đã ngập lên quá bụng bà Cửu, hai tay bà ta đang quơ cào trong tuyệt vọng, lúc này trông bà ta như một con vịt dang đập cánh trên mặt nước. Mùi thối của bùn bẩn tích tự lâu ngày bị bà ta sục lên khiến người ta không dám thở nữa.
Nghe thấy tiếng bước chân của chúng tôi, bà Cửu ngoái đầu lại. Vừa trông thấy ông Cửu đến, ánh mắt của bà Cửu bỗng nhiên biến thành màu xanh lè giống như đôi mắt của mèo điên bị chó dữ dồn vào tận góc tường.
Hình như nếu không di chuyển đôi chân là ông Cửu sẽ ngã lăn đùng ra đất, cho nên ông ta di đi lại lại trên bờ, trên khóe miệng lại điểm một nụ cười chất phác và vô tư như nụ cười trẻ cơn, đôi mắt đỏ như hạt anh đào nheo nheo lại phóng ra những tia nhìn thân thiết và ôn hòa màu đo đỏ.
- Con sâu rượu kia, ông vẫn không chịu chết à! - Đứng dưới nước ngập đến ngực, bà Cửu ác độc quát lên.
Ông Cửu vừa nghe xong câu chửi của vợ thì cười lên một cách đểu cáng nói:
- Bà vẫn còn đủ sức để chửi lão đây à? Vậy tôi lôi bà lên làm gì? Lôi bà lên không bằng lôi con vịt chết kia lên nấu làm đồ nhắm rượu!
Con vịt chết đã trôi tấp vào bờ mương. Ông Cửu dùng chĩa ba vớt nó lên, nắm lấy cố nó rồi quay người bỏ đi.
Hai tay bà Cửu đập mạnh xuống nước, mồm tiếp tục chửi, vừa chửi vừa kêu cứu.
Ông Cửu quay trở lại, nói:
- Gọi là bố đi?
Bà Cửu không hề đắn đo, kêu lớn:
- Bố! Bố! Bố!
Ông Cửu bước đến gần mép nước, đưa chiếc chĩa ba sắc nhọn quơ đi quơ lại trên đầu bà Cửu. Bà ta kinh hãi kêu thét inh ỏi, gắng sức rướn người lên khỏi mặt nước. Ông Cửu uốn éo thân hình, miệng cười ha hả sáng khoái, trông ông ta lúc này giống như mèo đang vờn chuột. Chiếc chĩa ba với những chiếc răng sáng lóa tạo thành những luồng sáng lấp lánh trên đầu bà Cửu, nửa thân trên của bà ta hết ngã qua phải thì nghiêng về trái, lúc úp về trước lúc ngửa về sau khiến nước trên mương vỗ vào nhau rộn lên ồm ộp. Cuối cùng, bà Cửu thở không ra hơi nứa, toàn thân không nhúc nhích được nứa, chiếc cổ vì phải vươn ra quá lâu nên không thu vào được nữa, đầu cũng chẳng quay lại được nữa. Nước đục đã ngập đến ngực, mặt bà ta như sưng lên, đỏ tấy, mái tóc xổ tung và bê bết những bùn và nước bẩn. Thình lình, bà ta bật khóc nức nở, khóc xong thì chửi:
- Lão Cửu kia! Mày là một thằng tạp chủng ác độc! Bà đây sống đủ rồi, mày phóng cho bà một chĩa ba mà chết quách đi.
Bà Cửu thì chửi, còn ông Cửu thì bắt đầu cuống quít:
- Đừng khóc, đừng khóc nữa! Mau mau nắm chặt lấy, tôi kéo bà lên!
Bà Cửu chụp lấy chiếc chĩa ba, bám chặt vào hai chiếc răng nhọn hoắt của nó, nghiêng người chờ đợi sức kéo của ông Cửu, trong cuống họng vẫn còn khào khào những tiếng chửi rủa không thành tiếng. Ông Cửu nhổ hai bãi nước bọt vào trong lòng bàn tay, nắm chặt cán gỗ của chiếc chĩa rồi ngả người ra sau, ra sức kéo. Thân thể bà Cửu nhún lên nhún xuống mấy lần trên mặt nước bùn đục ngầu, miệng bà ta kêu thét lên mấy tiếng "ai da" trông thật đau đớn. Tay ông Cửu tuột khỏi cán chĩa, thân thể bà ta lại đổ ập xuống như cũ, tiếng bùn nước réo lên ào ào.
Tôi giúp ông Cửu kẻo bà Cửu lên khỏi bùn. Lúc này trông bà ta như một gốc sắn  được người ta từ từ kéo lên khỏi mặt đất, nước và bùn dưới mương ào ào trôi xuống cái lỗ hổng mà thân hình bà ta để lại dưới lòng mương, một mùi thối đến kỳ dị bốc lên. Tôi khẳng định rằng trong tất cả hơn một tỉ dân của Trung Quốc, ngoài tôi, ông Cứu và bà Cửu ra, không còn ai có thể ngửi thấy thứ mùi này.
Chúng tôi đã kéo được bà Cửu lên, đặt bà ta nằm xuống bờ cỏ. Mặt trời rực rỡ chiếu trên cỏ xanh. Đấy là một buổi sáng giữa mùa hè, nước trong những chỗ trũng trên cánh đồng đều đóng váng, lềnh bềnh trên mặt nước là những vòng tròn giống như vệt dầu loang, ẩn tàng dưới đáy nước là hằng hà sa số côn trùng đang trong quá trình phân hủy. Bà Cửu nằm trên cỏ xanh, trông chẳng khác nào một con chạch bị người ta đập vào đầu hôn mê bất tỉnh.
Cuối cùng thì bà Cửu cũng đã động đậy thân hình, ban đầu là hai chiếc chân duỗi ra co vào, kế đến là hai cánh tay co lên gập xuống, tiếp theo là cong người lên trông chẳng khác nào một con sâu đo. Ông Cửu chụp lấy vai vợ và đỡ bà ta ngồi dậy, nhưng chiếc cổ bà ta cứ ngoẹo bên này ngả bên kia trông như đã bị gãy xương, chiếc đầu dường như quá nặng so với sức đỡ của chiếc cổ. Ông Cửu như thân thiết hơn, ôm chặt lấy vai vợ, bà Cửu đã dần dần hồi tỉnh, chiếc cổ đã trở nên cứng cáp hơn, đôi mắt đã có hồn hơn. Nhưng quả đúng là bà ta không đáng thương tí nào vì chẳng khác gì một con rắn, ngay sau khi tỉnh dậy bà ta đã khôi phục bản năng cắn người, nhắm ngay vai của ông Cứu cắn một miếng thật mạnh. Thét lên một tiếng đau đớn, ông Cửu vùng vẫy thoát khỏi miệng bà ta nhưng một miếng thịt đỏ lòm đã nằm gọn trong miệng bà Cửu, vừa nhai miếng thịt, bà ta vừa đuổi theo ông Cửu. Đôi chân trần của bà ta giẫm trên lớp đất ẩm thấp, hai bắp chân trông chẳng khác hai chiếc chày đập tỏi to tướng nện xuống mặt đất tạo thành những chiếc hố tròn tròn.
Một tay tôi xách chiếc chĩa ba, một tay cầm con vịt chết đuổi theo sau lưng họ.
Nếu lần ném đá thứ nhất đã gây nên một màn kịch vừa bi vừa hài với nạn nhân là con vịt như trên thì lần thứ hai, tôi đã ném vỡ kính của chiếc cửa sổ phòng học và nhận của thầy giáo mấy cú bạt tai và mấy cú đá trời giáng. Đây là lần thứ ba, tôi cầm chặt một viên đá nặng trịch, dâm dấp ướt trong tay, đấu tranh giữa ném và không ném. Những tiếng chóp chép tàn khốc từ những nụ hôn phát ra như bủa vây lấy tôi ánh đèn đường tối tăm dâm đãng, nếu ném hòn đá này đi mà nó rơi đúng vào đầu của vị giáo sư khả kính hoặc cô nữ sinh quen biết thì hậu quả sẽ như thế nào đây? Nhất định anh sẽ nhận lấy một trận đòn nên thân, sau đó là sẽ bị điệu đến đồn công an, trước tiên là những viên cảnh sát mặt lạnh như tiền sẽ dùng dùi cui điện để truyền điện vào người anh, sau đó dẫn anh về nhà để nộp tiền đền bù thiệt hại và dùng số tiền đền bù đó để điều trị vết thương trên đầu cho vị giáo sư hoặc cô nữ sinh. Nếu may mà không để lại vết tích gì còn nếu để lại một vết sẹo trên chiếc đầu khả kính hoặc gương mặt xinh đẹp kia, nhất định anh sẽ không yên tĩnh cả một đời. Nghĩ đến những hậu quả nghiêm trọng ấy, bàn tay anh tự nhiên lỏng ra, viên đá chuẩn bị rơi xuống đất. Nhưng những đôi tình nhân kia càng ngày càng tỏ ra quá quắt, hình như họ cho rằng thế giới này là của riêng họ, cuộc đời này là một sân khấu hay là một phim trường mà họ là những diễn viên chính nên chẳng có ý thức kiêng dè gì cả, còn tôi chỉ là một trong triệu triệu người xem. Trên trời, những đám mây đen đang cuồn cuộn nổi, sương càng dày đặc hơn như muốn tụ chung quanh những bóng đèn đường yếu ớt khiến chúng trở thành một đốm lửa yếu ớt, dưới bóng cây, bóng tối càng thêm thâm u, tiếng chim họa mi văng vẳng đâu đây rất gần, chắc chắn là xuất phát từ nhà lão già ấy. Bất giác anh cúi đầu nhìn xuống và phát hiện một tay mình đang cầm viên đá, còn tay kia đang túm lấy con chuồn chuồn. Bóng của vị giáo sư già và cô nữ sinh trẻ động đậy trên ghế đá, cô ta đang nức nở những tiếng khóc tuyệt vọng, vị giáo sư già đang thở dốc, đang hổn hển, gấp gáp nói điều gì đó. Tay phải tôi nắm chặt viên đá và giơ lên, cổ tay mỏi nhừ. Người đàn bà mặc chiếc váy màu đen như một con dơi khổng lồ đột ngột xuất hiện từ phía sau gốc cây - có lẽ bà ta từ trên cây bay xuống, mùi thơm từ thân thể bà ta toát ra vừa kịp bay đến mũi tôi thì má bên trái của tôi đã nhận của bà ta một bạt tai. Hòn đá rơi xuống đúng bàn chân tôi. Như một con khỉ, tôi nhảy chồm lên và lặng lẽ chạy biến ra khỏi nơi ma ám ấy. Tôi ôm lấy một nửa mặt bỏng rát, nắm chặt con chuồn chuồn trong tay lần theo người đàn bà. Rất tự nhiên, bà ta đung đưa đôi mông có lẽ là rất mỡ màng trong chiếc váy đen bó sát trên con đường lát đá xi măng hình bát giác giữa hai luống hoa mào gà đi thắng về phía trước. Lúc này, mây đen đã tụ tập về cuối đường chân trời, gió mát mơn man thổi, sương bắt đầu tan, mặt trăng mơ màng treo lửng lơ trên cao và buông ánh sáng vàng đục xuống mặt đất. Tôi trông thấy một cách rõ ràng đôi ống chân thon dài của bà ta  được bọc trong đôi vớ màu da thấp thoáng, màu trắng sữa ở trên cùng với màu đen của đôi giày ở bên dưới loang loáng, tiếng đế giày va lộp cộp xuống mặt đường với một tiết tấu nhanh và đều đặn. Những cảnh yêu đương cuồng nhiệt của những đôi trai gái yêu nhau lập tức hóa thành ảo ảnh và bị đẩy lùi ra khỏi ký ức tôi. Và xa xôi hơn nữa, tôi đã nghe được tiếng vó ngựa thân thiết vọng về. Đó là âm thanh phát xuất từ một con ngựa non màu đen đang gõ vó xuống mặt đường lát đá xanh trước nha môn huyện Cao Mật quê tôi. Nó kích động tâm hồn và tôi cảm thấy bất an biết dường nào. Như bố tôi thận trọng run rẩy chìa tay đón nhận đứa hài nhi mới lọt lòng từ đôi tay mẹ, tôi thận trọng run rẩy đi theo người đàn bà mặc đồ đen, nhưng đôi mắt trong tâm hồn tôi vẫn dõi theo con ngựa đen đáng yêu đang tung bốn chiếc vó màu đỏ sậm đẹp tựa bốn nụ hoa hồng vừa chúm chùn hé nở, chiếc đuôi tung lên lòa xòa như một con công đang xù bộ lông tuyệt đẹp nhảy múa. Trên con đường lởm chởm gập ghềnh, chú ngựa non đang tận hưởng niềm hạnh phúc trong những bước chạy của chính mình, những viên đá dưới chân nó lấp lóa một màu xanh đến mê người, trên khe hở của những viên đá lát đường là những bông hoa trắng vàng đỏ li ti, rực rỡ. Tiếng vó ngựa gõ đều đều êm ái xuống mặt đường làm say lòng tôi. Hai bên đường là những gian nhà tàn phế, mái ngói được phủ một lớp rêu xanh dày, những chiếc tổ yến thòng xuống dưới hiên nhà, những chú chim yến bay lượn giữa những khung nhà gỗ cổ kính. Những bức tường ở phía mặt đường rêu xanh phủ kín, cỏ tạp mọc đầy và từ trong những đám rêu cỏ ấy, những chú rắn mối giương đôi mắt láo liên tò mò nhìn cảnh vật chung quanh.
Ngựa non lông xanh chạy trên con đường lát đá xanh trước nha môn Cao Mật, mặt trời lên, tiếng vó ngựa đều đặn mênh mang...
Ngựa non lông vàng chạy trên con đường lát đá xanh trước nha môn Cao Mật, chiều hoàng hôn, tiếng vó ngựa đều đặn mênh mang...
Ngựa non lông xám chạy trên con đường lát đá xanh trước nha môn Cao Mật, trăng lạnh sao thưa, tiếng vó ngựa
đều đặn mênh mang...
- Cậu đi theo tôi làm gì? - Trước cửa nhà hàng Thái Bình Dương, người đàn bà mặc váy sa đen dừng chân, quay ngoắt lại hỏi anh bằng một thứ giọng lạnh lẽo, gương mặt nghiêm trang như một cây cổ thụ đứng trong nghĩa trang liệt sĩ.
Từ bên trong nhà hàng, những điệu nhạc kích động và ánh điện đủ màu hắt ra. Tôi tham lam hít lấy mùi da thịt đàn bà toát ra từ bên trong chiếc váy sa đen, nhấm nhắn:
Bà..., tại sao bà bạt tai tôi?
Người đàn bà cười một cách ấm áp, hai hàm răng trắng và đều đặn lấp lóa như có lực hút của nam châm, nói:
- Vừa rồi tôi đánh phía bên nào?
Tôi chỉ vào má trái, nói:
- Bên này!
Bà ta chuyển chiếc xách tay da cá sấu từ tay trái sang tay phải rồi giơ cánh tay trái lên giáng thẳng vào má phải tôi một bạt tai. Tôi nhận ra trên ngón tay bà ta có đeo nhẫn, có thể nó nằm ở ngón giữa hoặc ngón áp út.
- Được rồi, bây giờ thì không lệch nữa, bên nào cũng nhận được cả rồi, cậu đi đi!
Nói xong, bà ta quay người bước vào nhà hàng. Chiếc mành bằng sợi nilon nhiều màu sắc treo ở cửa ra vào nhằm chắn ruồi bị những luồng gió từ quạt máy bên trong thổi tới đong đưa, đong đưa.
Tôi mân mê chỗ sưng trên má vì chiếc nhẫn của người đàn bà đập vào, trong lòng cảm thấy chua xót vô cùng, đồng thời một cơn giận dữ cũng cuồn cuộn dâng lên, nhưng rất lạ, tôi thấy mình không hận người đàn bà thần bí kia tí nào. Bà ta đang ngồi ở một chiếc bàn kê bên cạnh cửa sổ, trên bàn trải khăn trắng toát, hai cùi tay chống xuống bàn, hai bàn tay ôm lấy cằm, hai ngón tay út thon thon lười biếng di động trên sống mũi. Quả nhiên ngón tay áp út trên bàn tay trái có đeo một chiếc nhẫn vàng, sáng lấp lánh dưới những ánh đèn nhiều màu sắc.
Một nam phục vụ viên trông rất lịch thiệp tiến thắng đến trước chiếc bàn, cúi người hỏi bà ta điều gì đó. Hai bàn tay bà ta không hề xê dịch và chiếc miệng bị hai bàn tay ép chặt mấp máy một lát, người phục vụ quay người lui gót. Đôi môi bà ta rất đỏ và đầy đặn, chiếc cằm và sống mũi bị đè ép nên đôi môi càng trở nên hấp dẫn một cách lạ lùng. Tôi cảm thấy mình sẵn sàng phạm sai lầm, bởi vì tôi thấy đôi môi khô nẻ của mình như trương phềnh lên chẳng khác nào những chú lợn con đang đói vươn chiếc mõm lên tìm vú mẹ, sẵn sàng xông vào để ngấu nghiến đôi môi hiện ra sau lớp kính trắng kia. Tôi vô cùng kinh ngạc khi phát hiện trong tâm hồn và thể xác mình cũng có những suy nghĩ và ước muốn đầy dục vọng trụy lạc, mấy mươi năm được tôi luyện trong môi trường giáo dục đạo đức với hy vọng trở thành một "chiếc lồng chụp bằng vàng” như tôi đây lại trở nên tha hóa đến mức này sao? Người đàn bà thần bí này đã dùng đôi tay ấm mềm tặng cho tôi hai bạt tai cũng có nghĩa là đã phá tan hoang "chiếc lồng chụp bằng vàng" rồi! Tôi muốn tha hóa, tôi muốn sa đọa, thậm chí tôi còn muốn phạm tội, tôi muốn cắn chết người đàn bà mặc đồ đen đã giết chết nhân tính nhưng đã khơi gợi thú tính của tôi kia. Người phục vụ mang một chiếc khay ra đặt trên bàn, trước mặt bà ta. Một chai nước ngọt hiệu "Thái Bình Dương" đang sủi bọt trào ra khỏi miệng, một chiếc ống hút bằng nhựa màu trắng găm sẵn trong chai; một chiếc bánh kem sữa lạnh lùng tọa lạc trong một chiếc đĩa men Cảnh Đức ngay trước mặt bà ta, một chiếc nĩa inox sáng loáng nằm lặng lẽ bẽn mép đĩa. Khi bà ta buông đôi bàn tay đang ôm lấy khuôn mặt xuống, tôi phát hiện ra khuôn mặt bà ta rất trắng, trắng như chiếc bánh kem trước mặt. Đầu ống hút được bà ta ngậm trong miệng, nước ngọt tuôn vào cổ họng, hai giọt nước mắt trong veo lăn xuống đôi gò má. Như một chú ngựa non vừa băng lên đồi sau khi đã dầm mình dưới làn nước mát lạnh đang rùng mình để cho những giọt nước trong bám trên người bay đi, đôi hàng mi bà ta nhấp nháy để cho những giọt nước mắt còn đọng lại lăn nốt xuống.
Tôi rùng mình, rét và thương cảm. Vài giọt nước lạnh băng băng từ trên cành cây rơi đúng vào mặt tôi. Trời đêm mông lung, cái rét như xâm thấu vào da thịt, gân cốt trong người tôi như căng lên, cứng đơ và tê dại khiến những cử động của tôi cảm thấy khó khăn vô cùng. Một chiếc xe buýt rít lên ken két rồi dừng lại ở phía sau lưng tôi, dưới tán cây dương liễu. Không cần ngoái đầu nhìn, tôi cũng biết là một tốp thanh niên nam nữ vừa bước xuống xe. Bọn họ từ đâu đến, bọn họ định đến đâu, bọn họ đi bảo hộ dạo đức hay đi phá hoại đạo đức, cái thành phố này có cần thiết phải đem chuyện thông dâm quy kết thành một hành vi tội phạmkhông...? Đầu óc tôi nặng trịch với bao nhiêu là câu hỏi quay cuồng. Cậu bạn học đeo kính gọng vàng nói với tôi, trong thành phố này chỉ có hai người đàn bà không có nhân tính, một là bức tượng người đàn bà bằng đá trong công viên, hai là cái bóng của chính bà ta. Tôi cảm thấy sợ hãi nhưng lại vừa cảm thấy mình đang siêu thoát, hai hàng nước mắt nóng hổibỗng dưng trào ra.
Những lữ khách vừa rời khỏi xe buýt đã tản mác về khắp các ngả phố. Họ đang lần mò trong bức màn nhung màu xám xịt đầy thần bí của bóng đêm chẳng khác nào những chú cá đang len lỏi trong những cánh rừng đặc quánh như mây dưới đáy nước. Có hai cô gái và ba cậu con trai bước vào nhà hàng, người đàn bà mặc đồ đen dùng chiếc nĩa cắm vào bánh trứng, nhấc lên và đưa đầu lưỡi liếm nhẹ. Nhất định là bánh rất ngon vì tôi thấy bà ta tiếp tục cắn một miếng thật to, hình như không nhai đã nuốt. Miếng bánh trôi vào chiếc cổ dài dài của bà ta tạo thành một vết gồ tròn tròn và từ từ trôi xuống, trông chẳng khác cục yết hầu của đàn ông. Vất chiếc nĩa xuống bàn, xách chiếc ví cá sấu lên, bà ta bước đến cửa, vén chiếc màn ngăn ruồi bằng nhựa rồi rời khỏi quán, không thèm nhìn chung quanh, tất nhiên cũng chẳng nhìn tôi, băng ngang qua đường rồi sải những bước dài dọc theo vỉa hè, tiếng gót giày vang lên khô khốc, buồn buồn.
Tất cả mọi người đều căm ghét cậu! - Vì sao lại căm ghét tôi?- Vì suốt ngày căn cứ mở hết cỡ các máy cát xét gầm như hổ rống,con cái trong nhà tôi đều mắc phải bệnh nhãn cầu bị trương phềnh!
Tôi không hề mở cát xét hổ rống sói gào! Những tiếng kêu không phải là ngựa cũng không phải là lừa xuất phát từ phòng của cô gái ở vườn thú. Cậu nghe xem, đây là tiếng ngựa vằn và lừa hoang kêu! - Có phải bà đã mắc bệnh thần kinh không? - Là cậu hay là tôi? - Nhất định không phải là tôi! - Thế cậu có biết chồng tôi là ai không? - Là ai? - David Sisikov! - Là người Tây? - Từ Nam Phi đến, họ Ban tên Mã, là Ngựa Vằn, động vật có vú, cao một mét ba, lông màu vàng nhạt có vằn màu đen, có thể là tạp giao với ngựa và lừa để sinh ra kỳ lân trên đầu có sừng, mồm ăn hoa hồng! Được rồi, được rồi! Cậu lắng nghe nhé, bọn chúng đang kêu tiếng kêu sao mà hay! - Chồng bà đang kêu à? - Là ngựa vằn, là lừa hoang... Còn đây là tiếng kêu của kỳ lân! Màu gì nhỉ? Cậu  đến đó mà xem!
Loài hoa anh túc với nhiều chất độc sinh trưởng ở vùng ẩm thấp, những cánh hoa mập mạp một cách thái quá, không giống những loài thực vật nói chung mà lại giống làn da dưới cằm những người đàn bà đẹp. Muỗi mòng sinh sôi, cỏ mục và lá khô xếp chồng chất lên nhau biến thành những trầm tích văn hóa, ngựa non màu tía đi từng bước một trong những đầm lầy. Ngựa Vằn! Bùn màu đỏ quạch đã dính đầy trên những chiếc chân cao ráo và chiếc bụng bằng phẳng. Lừa hoang! Một chiếc xe buýt nêm chặt người từ một con phố nhỏ lao như bay ra, ánh đèn pha sáng quắc chiếu sáng vỉa hè. Một chiếc vỏ chuối nằm lăn lóc. Người đàn bà mặc váy sa đen bị luồng ánh sáng bao trùm, vạt váy bay lất phất để lộ chiếc quần lót màu hồng bó sát lấy đôi mông tròn lẳn chẳng khác nào một mảng ráng chiều xán lạn. Đồ chó tạp chủng. Một chân của bà ta trắng như tuyết đá lên thật cao. Không phải là những diễn viên múa thì không thể đá chân cao đến như vậy. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, bốn chân và chiếc váy sa đen trênthân người bà ta chập chờn linh loạn rồi một tiếng hí của loài ngựa vằn xuất phát từ miệng đang há ra rất to của bà ta, đôi mắt tròn lấp lánh màu xám nhạt dưới luồng ánh sáng đèn pha trắng lóa. Một loáng sau, tôi lại trông thấy chiếc quần lót màu hồng tươi đang lấp lóa trong làn vải sa đen giống như đôi cánh trong của châu chấu chấp chới bay. Châu chấu chấp chới đôi cánh bên trong bay bay... Tiếng động cơ trầm đục cùng với tiếng ma sát lào xào của bánh xe cao su xuống mặt đường vang lên. Bà ta đã biến mất.
Người đàn bà giống như một con ngựa non màu tía đã biến mất hay là bà ta đã biến mất cùng với con ngựa non màu tía? Đúng lúc ấy, trên những núi đồi cao cao ở châu Phi có những đàn ngựa vằn bất tận đang tung vó, dưới những dòng sông nóng hầm hập có những con hà mã nặng nề ngu xuẩn đang ầm ào lăn lộn. Cậu muốn đi xem không? Tôi đưa cậu đi, không cần phải mua vé vào cửa đâu. Chồng tôi mỗi ngày cần phải ăn năm mươi ký cỏ tươi. Chồng tôi và đồng loại với chồng tôi mập lắm. Đó là nhờ tôi tận tâm chăm sóc đấy. Làm sao cậu có thể thu được tiếng gầm của các loài thú dữ nhỉ? - Là cô ấy buộc máy ghi âm vào đằng sau đuôi chúng!
Mặt trời lúc cận hoàng hôn đỏ tươi như một đóa hoa hồng diễm lệ mang trên người chất kịch độc. Trước cửa nha môn huyện Cao Mật vẫn là con đường lát đá xanh, tiếng vó ngựa vang đều đều, con ngựa non màu tía đang tung bốn chiếc vó trông như bầu vú những cô gái trinh nguyên chạy trên đường. Ráng chiều như máu, ngựa non như một đứa trẻ sơ sinh. Một lúc sau, tôi nhìn thấy con ngựa non chạy ra khỏi con đường, rồi lại quay trở vào con đường, con đường lát đá xanh ẩn hiện trong cỏ hoang rậm rạp chạy thẳng đến vùng đầm lầy rộng hơn năm nghìn mẫu nối liền với con sông phía nam huyện Đông Bắc Cao Mật, tiếp giáp với huyện Giao. Con đường chạy đến bên đầm lầy và cắt đứt một cách đột ngột, những lùm cây lúp xúp màu đỏ sậm mọc um tùm trên bờ đầm, đi thêm chút nữa là những mảng cỏ hoang um tùm, bên dưới lớp cỏ dày là một lớp bùn đặcquánh màu đỏ bầm. Màu bùn đỏ bầm trông rất giống với những thùng tương đậu vàng mà thời thanh xuân, bà Tứđã từng làm. A! A! A!... Xì! Hình như cậu đã bị cảm thì phải?Tôi bị cảm hay không thì có quan hệ gì đến bà? - Cậu đủ no rồi, không có việc gì để làm thì chui về phòng ngồi tách hạt đào! - Bà sao mà giống ngựa vằn thế, chiếc quần này, một lằn trắng, một lằn đen! - Ngựa vằn? Vừa nghe nói đến ngựa vằn, nét mặt bà ta đã thể hiện trạng thái u sầu - Châu Phi! Xa lắm! Rồi sẽ có một ngày nào đó, chồng tôi nhất định sẽ mang tôi về châu Phi! - Bà có ý định đi Châu Phi thật à? - Định rồi! Bữa nay tôi bị gãy một chiếc răng cửa, cậu bảo đó là điềm gì? Ngựa vằn có bao nhiêu chiếc răng cửa cậu biết không?
Con ngựa non màu tía đang ngẩng đầu hí lên một cách trang trọng, những bông hoa ăn ruồi muỗi nở rất nhiều trong vùng đầm lầy và đang tỏa ra một thứ mùi hương đầy nhục dục mà chỉ có những người đàn bà đẹp mới có thể có được; một đám thực vật tạp nham mọc trong đầm đang buông rủ những chiếc lá vàng sậm to tướng, những chùm hoa dài dài như những bông cao lương đang treo lủng lằng trên cành. Mấy trăm năm trước, con ngựa này, chú ngựa kia..., những con ngựa thần bí đã rất gian nan, rất lãng mạn đi xuyên qua đầm lầy này - thời tổ tiên của chúng ta có lẽ nó còn rộng hơn nhiều. Lúc ấy, ánh mặt trời huy hoàng chiếu rọi lên thân hình những con ngựa, biến chúng thành vàng, thành ngọc và thành những bông hoa.
Mùa thu trong đầm lầy đầy thi tình họa ý. Phía bên kia bờ đầm, cánh đồng cao lương hàng vạn mẫu của huyện Đông Bắc Cao Mật “đỏ như một biển máu sục sôi", thoạt nhìn cứ tưởng một nửa bầu trời không phải màu xanh mà là màu đỏ.Con ngựa đủ sắc màu đang lim dim đôi mắt kính vạn hoa nhìn bầu trời đỏ rực, nhìn ngắm cánh đồng cao lương ngút ngàn màu đỏ phía bên kia bờ đầm rồi mở mắt thật to để thu lấy màu xanh trong vắt của nửa bầu trời. Con ngựa non dò dẫm từng bước đi sâu vào trong đầm, một cô gái trẻ măng với đôi mông tròn trịa, khuôn ngực đầy đặn mặc áo chẽn thêu hoa, quần xắn đến đùi mò mẫm bàn tay trên những viên đá lởm chởm lõm bõm qua sông. Đẹp quá! Cô không biết là tôi đang thèm muốn được hôn lên những ánh nắng vàng đang nhảy nhót trên mông cô biết chừng nào đâu! Để cho tôi hôn cậu nhé chú ngựa non! Chiếc đuôi của cậu đang dựng lên và những sợi lông vàng óng tỏa xuống trông chẳng khác những sợi tua vàng, bốn chiếc vó non tơ như khuôn ngực thiếu nữ đang ngập trong bùn đất màu đỏ bầm. Để tôi hôn cậu nhé, ngựa non!
A! A!... Xì! Rang một ít lúa mạch sắc nước uống nhé, trong phòng tôi có đấy! Cậu đã từng thấy ngựa vằn ăn lúa mạch chưa? Cười đến chết được! Ngựa non hí vang bước xuống đầm lầy những luồng hơi ẩm thấp bốc lên kèm theo những tiếng nổ lách tách. Mùi tử khí vô cùng nặng nề!
Trên nóc xe cảnh sát, một bóng đèn màu đỏ đang xoay chuyển không ngừng. Sinh tồn trong cái thành phố này, bất kỳ một sinh mệnh nào mỗi khi nghe tiếng còi hụ của xe cảnh sát đều không lạnh mà run. Cảnh sát nhảy xuống khỏi xe cảnh sát, trên tay cảnh sát đang cầm những chiếc roi điện cao áp đi thẳng về phía trước, những người hiếu kỳ đang vây lấy chiếc ta xi vội vàng giãn ra. Tôi đã ngửi thấy vị ngọt lịm và thơm nồng của máu người đàn bà mặc đồ đen, tôi lùi ba bước, quay ngoắt vào một con ngõ hẹp và xiêu xiêu vẹo vẹo chui vào tầng trệt của một tòa cao ốc.
Bật đèn lên, tôi trông thấy một tờ báo đã nhét vào trong khe cửa. Theo thói quen, tôi lật trang cuối đọc và nhìn thấy: Công dụng mới của tỏi - Liên kết pha lê; Vận động viên câu cá gốcTrung Quốc đoạt giải vàng Khương Thái Công, Một phụ nữ trong khi đi tiểu đã bắn ra sỏi, Vùng Đông Bắc Cao Mật phát sinh dịch châu chấu.
Phóng viên Trâu Nhất Minh của bản báo: Vì hạn hán lâu ngày nên ở vùng Đông Bắc Cao Mật châu chấu sinh sôi nẩy nở rất nhanh, căn cứ vào thống kê sơ bộ, mỗi mét vuông hiện nay đã có từ 150 - 200 con, phóng viên đã tận mắt trông thấy. Giống như đậu vãi, vô số châu chấu màu vàng đất, lớn có nhỏ có đang chen chúc bò khắp nơi trên đồng cỏ, trên các ruộng hoa màu. Những người già có kinh nghiệm nói đây là loại châu chấu có tốc độ sinh sản và trưởng thành cực nhanh, chỉ sau 40 ngày là đã có thể bay. Đến lúc ấy, châuchấu che bao phủ bầu trời và che lấp mặt đất, địa phương gặp tai họa có lẽ không chỉ riêng vùng Đông Bắc Cao Mật. Nghe đâu, năm mươi năm trước ở đây cũng đã từng xảy ra một đại dịch tương tự, ngay cả vỏ cây cũng bị châu chấu gặm sạch. Trong dịch châu châu, những người còn sống sót tranh nhau ăn thịt người đã chết.
Cách đây hai đêm, tôi bị hai bạt tai, sau khi hoài niệm về con ngựa trên đầm lầy và những tin tức về nạn dịch châu Chấu đang hoành hành ở vùng Đông Bắc Cao Mật, sáng hôm qua tôi men theo con đường lát đá xi măng hình bát giác trước nhà hàng Thái Bình Dương chạy đến vòm cây của lão già nuôi chim. Hai bên đường, những đóa hoa mào gà vẫn còn ngậm sương mai, trong đầu vẫn vương vấn chiếc quần lót màu hồng, vành môi đỏ mọng của người đàn bà mặc trang phục màu đen, cùng với những hình ảnh ấy là đống máu tươi của bà ta và chiếc đèn xoay vòng đỏ chói của xe cảnh sát. Trên con đường đá, tiếng vó ngựa râm ran. Con họa mi điên cuồng ấy đã nhìn thấy tôi phía xa nên đập đập đôi cánh màu hấyết dụ, há chiếc mồm xinh xinh và líu lo những lời chào mừng tôi. Tôi cũng làm vài động tác chào hỏi rồi quay nhìn gương mặt được ánh nắng sớm nhuộm hồng của lão già rồi đem chấyện báo chí đăng tải dịch châu chấu ở quê nhà nói với lão, ngay lập tức lão cũng đưa cho tôi một tờ báo buổi chiều đăng tải về tin tức này.
- Châu chấu đỏ! - Lão nói đến ba từ này một cách thành kính lẫn hoảng sợ như gọi phải tên một nhân vật vĩ đại nào đó - Châu chấu đỏ!
Đôi mắt của lão nhấp nháy láo liên. Hình như trong bụng của lão đang có một con quỷ nào đó ẩn mình khi lão nói lên ba từ này. Lập tức tối nhớ ra rằng, những năm năm mươi, lão đã từng đại náo với châu chấu đỏ rồi mới cuốn gói rời bỏ quê hương lưu lạc lên thành phố này, nhất định lần đại dịch ấy vẫn còn hiển hiện trước mắt nên thái độ của lão mới tỏ ra sợ sệt bất an như thế. Lão bắt đầu kể cho tôi nghe về những diễn biến của trận đại dịch, còn tôi lại thả hồn vào chuyện tôi kẹp con chuồn chuồn giữa hai ngón tay đi từ tầng thứ mười lăm xuống đến tầng trệt, xem hết bản tin về nạn dịch châu chấu đang xảy ra ở quê mình mới phát hiện ra con chuồn chuồn vẫn bị kẹp cứng đến suýt chết giữa hai ngón tay. Tôi thả nó ra, chiếc bụng dài dài của nó đã nát bấy, tôi dùng con dao nhíp cắt phăng cái bụng của nó. Nó run rẩy đôi cánh rồi như một viên đạn, chúi thắng vào khóm hoa trước mặt, nằm im.
Về đại họa châu chấu năm mươi năm trước, so với những người trực tiếp tham gia, những hiểu biết của tôi nhiều gấp bội phần. Tôi vừa tin vào khoa học vừa mê tín quỷ thần; vừa tin vào sử học nhưng yêu thích truyền thuyết. Ba giờ chiều nay, tôi phải đi xe khách đường dài về Đông Bắc Cao Mật nên thời gian còn lại của tôi ở thành phố này rất ít ỏi. Tôi nói: Bác ơi, chiều nay cháu về rồi, bác có chuyện gì không? Lão nói, nếu mà ta đã chết, cậu phải mang hài cốt ta về quê, nhưng tiếc thay ta lại chưa chết!  Tôi nói: Cháu chỉ biết bác là người Đông Bắc Cao Mật, nhưng cháu chưa biết bác ở làng nào? - Ngay tại Lưu Sa Khẩu! Ái chà!  Lưu Sa Khẩu, phía bờ bắc con sông, cách làng tôi chỉ khoảng cây số- Nhưng... từ bé đến giờ cháu chưa từng nghe ở Lưu Sa Khẩu người ta nhắc đến tên bác... - Gần năm mươi năm rồi chưa hề quay về lấy một lần, người nhà chết sạch rồi. Khi bỏ nhà lưu lạc giang hồ ta mới mười lăm tuổi, trong trí nhớ mơ hồ của ta thì ở làng cậu có hai ngôi miếu, ngôi ở phía đông làng thờ thần Ba Lạp, ngôi phía tây làng thờ Lưu Mãnh tướng quân.
- Tạm biệt bác!
Tôi cần phải đến ngay Phòng nghiên cứu châu chấu thuộc Viện khoa học nông nghiệp nên vội vàng từ biệt lão.Lão lại nói tiếp:
- Thực ra cậu về hay không về cũng giống nhau cả thôi. Châu chấu là thần trùng, con người không thể tiêu diệt được đâu. Chỉ sau hơn mươi ngày là chúng sẽ lan tràn vào thành phố thôi, cậu cần gì phải đi đâu cho xa để mà xem chúng, cứ chờ đấy!
Người trực ban ở phòng nghiên cứu tiếp tôi, tôi trình bày mục đích đến đây của mình. Anh ta bảo: tất cả những chuyên gia nghiên cứu của phòng đã đi thâu đêm suốt sáng về Cao Mật rồi, đồng chí, cậu đến muộn rồi!
Tôi phấn khởi vô cùng và cũng cảm động vô cùng. Ở hiệu sách ngay cửa ra vào của Viện, tôi mua một cuốn "Châu chấu”, vừa lật xem những tấm ảnh đầy màu sắc vừa bước vào cửa hàng bánh kẹo để mua cho con trai một hộp bánh kẹp ở dưới nách. Tôi vừa đọc sách vừa băng ngang qua đường, tiếng xe phanh kít ở một bên, tôi ngước mắt lên nhìn chiếc xe Jeepquân dụng chỉ còn khoảng nửa thước nữa là đâm thẳng vào hông tôi, một cái đầu hãy còn trẻ ló ra khỏi cửa buồng lái, chửi tôi là một con châu chấu đất, nguyên văn là: Tao sẽ đâm chết mày, đồ “mã trách"! Tôi hướng về gã, cúi khom người một tí và gật đầu, nghĩ "Mã trách" chính là "hoàng trùng", mà “hoàng trùng” chính là châu chấu! Tôi chợt nhớ đêm qua, cô nữ sinh cãi nhau với vị giáo sư đầu bạc dưới tán lá cây xanh um tùm vào mùa xuân năm ngoái, đã trút bỏ bộ quần áo mùa đông để thay vào một chiếc áo mùa xuân ngắn tay, để lộ đôi cánh tay và bờ vai tròn trịa nõn nà đến nhức mắt, hai vết hằn do tiêm chủng như hai chiếc vảy cá chép in rõ lên làn da mịn như nhung của cánh tay. Đầu tóc cô ta vàng rực. Trong khi ấy,vị giáo sư khả kính đang giảng đến bài '”Chế độ một vợ một chồng là mô thức hợp với đạo đức gia đình nhất". Lúc ấy giáo sư hãy còn trẻ lắm, trên cái thân hình "ngũ đoản" có một mái tóc đen lơ thơ, mắt trong răng sáng, thần thái vô cùng phiêu dật, lời nói sang sảng. Cô nữ sinh ngồi ở hàng ghế đầu, gần với giáo sư lắm, nếu giáo sư thích ăn tỏi trong bữa ăn, mùi tỏi nhất định sẽ phả tới mặt cô ta. Đôi mắt cô ta nhìn giáo sư như bị hút hồn nhưng tất cả sinh viên còn lại đứa thì ngáp, đứa thì chảy nước mắt, có đứa cố tình làm mặt quỷ để chọc cười nhau. Cô ta vặn chiếc lưng đang mỏi nhừ, hai tay vươn lên cao, người hơi ngửa về phía sau, những nốt sần đỏ đỏ trên mặt trông như những quả sơn trà liên tục chuyển động; những sợi lông đen dưới nách vừa mới được cô ta dùng dao cạo đi, những chân lông xanh xanh giống hệt như chân râu quai nón dưới cằm giáo sư. Khi cô ta vặn chiếc lưng mỏi nhừ, hai núm vú đen đen như hai họng súng sau làn áo mỏng nhắm thắng vào đôi mắt của giáo sư. Ngày thứ hai, giáo sư dẫn đứa con trai đến trường, thằng con trai này có chiếc đầu cực to nhưng thân thế thì nhỏ thó, một nam sinh bảo con trai của giáo sư trông chằng khác một con châu chấu núi! Lúc ấy tôi nghĩ, một thằng bé kiệt xuất như thế lẽ nào lại giống châu chấu núi? Lật từng trang sách "Châu chấu” và chăm chú nhìn vào những tấm ảnh và những chú thích về ảnh, tôi không thể không bái phục kiểu so sánh vô cùng đắc địa của cậu nam sinh nọ. Con trai giáo sư quả là giống một con châu chấu đang ở trong giai đoạn trưởng thành. Châu chấu non đầu to, thân bé, mắt châu chấu non nhìn ngây ngây độn độn, mồm châu chấu non lúc nào cũng chảy nước dịch xanh xanh. Quốc trưởng Đức quốc xã Hitle cũng giống như một con châu chấu nhảy ngược nhảy xuôi đó thôi! Mã trách dỏ, mã trách xanh..., mã trách quá nhiều thì gọi là "hoàng trùng" - tức châu chấu, từ đó mà có “hồng hoàng” - châu chấu đỏ; "ban hoàng" - châu chấu vằn; “Đông Á phi hoàng”, - châu chấu bay Đông Á; "Phi Châu tử hoàng" - châu chấu tía Phi Châu... Bà định nói với tôi về con ngựa vằn của bà à? Toàn thân bà đang toát lên mùi chua loét của phân ngựa đấy! - Khó ngửi lắm à? Bà ta hoảng kinh nheo nheo đôi mắt đen đến độ quái dị nhìn tôi.
- Tránh ra! Mẹ kiếp, mày bị tâm thần rồi à?
Gã lái xe ngoác cái mồm châu chấu lên chửi tôi. Tôi đang cố gắng xua đuổi bao nhiêu là hình ảnh đủ màu sắc, đủ hình trạng của châu chấu ra khỏi đầu óc, rồi giống như một con châu chấu bị khuyết chân, tôi lùi về sau một bước. Chiếc xe Jeep hực lên một tiếng rồi vọt thẳng. Tôi ngửi thấy một mùi tanh, cúi đầu nhìn, giữa lòng đường có một vũng máu khô đỏ sậm đang nhìn tôi cười cợt. Tôi mơ hồ nhớ lại những gì diễn ra đêm qua. Khi người đàn bà thần bí, đầy nhục cảm mặc trang phục đen nhẹ nhàng thanh thoát bước ngang qua đường đến ngay vạch phân giới giữa lòng đường thì chiếc váy đen tốc lên, chiếc chân trắng nõn lấp lóa ánh lên một màu tử vong. Bà ta giống như một con châu chấu nói chung, hoặc có thể là một con châu chấu đen đang vung vẩy đôi cánh bên trong màu đỏ rực thì bị một tiếng "két" đạp lên mà chết. Tôi cảm thấy thương cảm thay cho bà ta. Bà ta vừa đánh tôi hai bạt tai thì đã phải chấp nhận cái chết. Không, tôi nghĩ có lẽ là bà ta tự sát! Cảnh sát rất giận dữ hỏi tôi: Bà ta là vợ của anh à? Không, bà ta không hề là vợ của tôi! Tôi cúi đầu và len lén bỏ đi. Lúc ấy, bỗng nhiên tôi nhớ ra, trong một đêm mưa như trút nước, tôi say mèm nằm trên đường phố, hình như chính bà ta đã dìu tôi về chỗ ở của bà, giúp tôi giặt quần áo, tắm rửa, sau đó còn ngủ với tôi... Nhất định là bà ta, bởi tôi đã quên mất người đã cùng ăn ngủ với mình nên bà ta mới đánh tôi cũng có thể là do tôi nấp sau gốc cây để lắng nghe, lén nhìn giáo sư và cô nữ sinh giao hoan nên bà ta nghĩ tôi là loại người đê tiện, do vậy mới cho tôi hai bạt tai. Nếu quả là như vậy tôi đành phải nói: Đánh đẹp lắm! Đánh đẹp lắm!
Tôi bước tránh vũng máu đỏ bầm và khi chân tôi đạp trên vạch phân giới, tự nhiên tôi cảm thấy mình đang khiếp sợ một điều gì đó. Tôi nhận ra rằng, mỗi một phút một giây trôi qua trong cái thành phố này đều không hề yên tĩnh và an toàn, khắp nơi đều là châu chấu, có khi tôi cũng đã là một con châu chấu. Tôi chạy thật nhanh đến bến xe khách, mua vé xe, không có giường nằm thì mua ghế cứng, không có ghế cứng thì mua vé đứng. Tôi muốn về nhà, về nhà để xem châu chấu. Nắng hạn lâu ngày, châu chấu đang tràn ngập vùng Đông Bắc Cao Mật quê tôi!