hủ nhật, trời lất phấtt mưa. Tôi mở tung cửa sổ bàn viết lặng ngồi nhìn ra ngoài sông. Vắng lặng! gió tạt vào trong phòng mang theo những hạt nuớc li ti bám đầy lên mặt, lên tóc. Thỉnh thoảng, một chiếc sà lan chở đẩy cát chậm chạp trội qua khung cửa phòng viết. Tiếng nổ của động cơ trầm đục tan vào trong gió rồi tắt lặng. Tích! Tắc! tích! Tắc! chỉ còn tiếng chiếc đồng hồ để bàn lên tiếng như nhắc nhở “Mi vẫn còn đang sống”
- Bố! Sao bố lại mở tung cửa ra thế này? Mưa ướt hết rồi!
Tiếng cô con gái làm tôi bừng tỉnh. Chẳng biết nó đến từ lúc nào. Nó vội vàng đóng cánh cửa sổ lại rồi lấy chiếc khăn mặt khô đưa cho tôi.Tôi cầm lấy chiếc khăn chậm chạp lau mặt, lau đầu.
- Thằng Bi đâu? Sao chúng mày không đưa nó đến?
- Mưa quá bố ạ. Chúng con không thể đưa cháu đi đuợc.
Con gái tôi thanh minh với một giọng đầy ân hận. Thằng con rể ngồi xuống giường, ngần ngừ một lúc nó mới bảo.
- Bố ạ! Hay là bố đến ở với chúng con đi. Bố ở một mình thế này thì buồn chết.
Tôi cười hỏi lại.
- Anh không muốn chui gầm chạn nhà tôi mà lại muốn tôi chui vào gầm tủ lạnh nhà anh sao?
Nó cười lắc đầu.
- Sao đến bây giờ mà bố vẫn còn cổ hủ thế? Cuộc sống đã thay đổi rất nhiều rồi không còn như hồi bố còn làm ở tòa báo nữa đâu. Bố đừng nhìn cuộc đời qua cái khung cửa sổ nhỏ bé này –Nó đi lại mở tung cánh cửa sổ chỉ ra ngoài sông. –Và những trang sách đã lỗi thời này. –Nó dơ tay cầm lấy cuốn “ Thép đã tôi thế đấy” tôi để trên giá sách mở ra đọc to.
 “Đời người chỉ sống có một lần, Phải sống sao cho ra sống để khi nhắm mắt xuôi tay ta không phải ân hận rằng cuộc đời ta đã sống hoài sống phí”
Bố ra đây. –Vừa nói, nó vừa lôi tôi sềnh sệch ra đứng truớc cái gương lớn treo ở giữa phòng –Bố nhìn đi! Bố đang sống hay là bố đã chết?
Tôi nhìn vào gương. Tôi đây sao? Một lão già quần áo lôi thôi, tóc tai rối bù. Bộ râu lâu ngày không cạo mọc tua tủa vô tổ chức. Chính tôi cũng không nhận ra mình nữa.
Ngày xưa, hồi còn làm ở tòa soạn báo, tôi luôn là người ăn mặc chỉnh tề và chỉn chu trong từng công việc đến cái mức vợ tôi khi còn sống đã phải kêu lên “Sao cái gì anh cũng để ý đến thế?”
- Phóng viên mà
Tôi chỉ giải thích cho vợ như thế. Thế mà đã gần mười năm, kể từ khi vợ mất và nhất là từ khi về hưu, tôi hình như đã tách biệt ra khỏi thế giới này.
  Con gái tôi từ dưới bếp đi lên hỏi tôi giọng trách móc:
- Hôm qua bố lại ăn cơm nguội à?
Tôi vội vàng chối.
- Không! Tối qua mấy ông bạn rủ bố đi nhậu ngoài quán.
Con gái tôi lắc đầu.
- Nhậu gì! Con còn thấy bát cơm nguội bố ăn dở vứt ở bàn bếp.
Tôi im chẳng còn biết nói gì.
- Con cắm cơm cho bố rồi đấy. Thức ăn con mang đến để trong tủ lạnh lúc nào ăn bố nhớ cho vào lò vi sóng hâm lại. Hôm nay chúng con có việc không thể ở lại ăn cơm với bố đuợc.
Con gái tôi nói, vẻ áy náy hiện rõ trên nét mặt.
- Ừ! Chúng mày bận thì cứ đi đi. Lúc nào ăn bố tự làm.
Con gái tôi cầm lấy cái sắc quay lại giục chồng.
- Ta đi thôi anh! Muộn rồi.
Thằng chồng ngần ngừ một lúc rồi quay lại bảo vợ.
- Hay là em cứ đến đấy truớc. Anh có chuyện muốn nói với bố. Một lát nữa anh sẽ đến.
Đợi cho con gái tôi đi khỏi, chồng nó mới mở ví đưa cho tôi một tấm ảnh.
- Ai đấy?
Tôi hỏi.
- Bố thấy cô gái này thế nào?
- Mày….!
- Từ từ đã bố. Truớc khi muốn phê phán một điều gì thì hãy nên hiểu về nó truớc đã. Đừng như mấy ông cộng sản ngày xưa chẳng biết gì về chủ nghĩa tư bản mà cứ ra rả chửi chủ nghĩa tư bản nhưng bây giờ ông nào cũng chỉ cho con sang học bên Mỹ. Ông Trường Chinh ngày xưa không dám cho nông dân nuôi trâu bò vì chỉ sợ con trâu kéo lệch mất con đường Xã hội chủ nghĩa. Sao chủ nghĩa xã hội lại yếu đến thế, chỉ một con trâu cũng kéo lệch đi đuợc?
- Đây không phải là vấn đề lí luận. Ở đây là đạo đức!
Tôi nghiêm mặt. Nó lại cười làm ra bộ ngạc nhiên.
- Đạo đức? Con tưởng rằng chỉ cái hành vi nào làm hại đến một ai đó thì mới gọi là vô đạo đức chứ?  Đằng này bố có hại ai đâu. Cô gái “Bị hại” xét theo cái “ Hành vi đạo đức” của bố không những không oán hận bố mà nguợc lại còn cám ơn bố thì sao gọi là vô đạo đức được?
Thế còn “ Thuần phong mỹ tục”?
Ông con rể tôi giơ thẳng hai tay lên trời.
- Về điểm này thì con chịu thua bố. Nhưng bố cho con hỏi “Thuần phong mĩ tục” là gì? –Ông con rể nhìn xoáy vào mắt tôi. Nó không cười nữa. nét mặt nó trang nghiêm –Có phải nó là một hệ thống những hành vi, những quan niệm mà đuợc. toàn thể xã hội coi là tốt đẹp. Đúng vậy không bố? –Tôi gật đầu. – vậy thì “Thuần phong mĩ tục “Là do xã hội tạo ra nên nó biến đổi từng ngày. Có những hành vi hôm qua chúng ta khinh bỉ thì hôm nay xã hội lại tung hô. Con còn nhớ, ngày xưa, con cái thành phần địa chủ bóc lột thì xấu hổ lắm phải dấu cho kín nhưng ngày nay thì người ta lại tự hào vỗ ngực nói rằng “Ông tôi xưa là tổng đốc”, “Bố tôi xưa là cụ Nghị”. Là đảng viên ngày xưa vinh dự lắm. Đi ra ngoài đuờng có ai hỏi
- Anh đi đâu đấy
Thì anh ta có thể vác mặt lên trả lời rằng
- Tôi đi họp chi bộ!
Thế mà ngày nay? Xã hội miền nam truớc năm 75 mại dâm là hợp pháp công khai nhưng “Thuần phong” đúng là thuần phong, “Mĩ tục” đúng là mĩ tục. Còn chúng ta hôm nay mại dâm là bất hợp pháp, nhưng “ Thuần phong” là những làn gió độc. “Mĩ tục” là những tiếng chửi thề.
Mà sao nước ta lại yếu thế hả bố, một con trâu cũng kéo cong đuợc. con đuờng xã hội chủ nghĩa, một cô gái cũng có thể vật đổ cả một thuần phong?
- Thôi con phải đi, Bố hãy cứ thể nghiệm đi đã rồi bố con mình sẽ quay lại tranh luận về vấn đề này. Tên và số điện thoại con ghi đằng sau tấm ảnh.
Nó vừa đi vừa nói, đến cửa nó quay lại bảo tôi.
- Bố đừng sợ! Cô gái này là gái gọi cao cấp rất đứng đắn và nghiêm chỉnh.
“Đứng đắn” tôi suýt ngã ngửa vì hai tiếng đó. Nhìn thái độ của tôi, nó biết là tôi nghĩ gì nhưng nó không tranh cãi.
Thằng con rể đi rồi, tôi đi lại ngồi xuống chiếc bàn làm việc. Không hiểu sao tôi lại cầm chiếc ảnh lên xem.
Đẹp và gợi cảm! Cô gái trong ảnh mặc một chiếc váy dạ hội bó sát lấy tấm thân mảnh mai. Cổ áo khoét xuống hơi sâu một chút để lộ ra một phần bầu vú trắng nõn. Khuôn mặt khả ái, thanh tú. Và đôi mắt! Tôi chẳng biết diễn tả như thế nào. Không phải là dâm đãng. Ánh mắt dâm đãng phải là ánh mắt muốn khiêu khích cuộc đời, muốn cho mọi người biết tôi đây đang bốc cháy. Cũng không phải là ánh mắt đoan trang. Ánh mắt đoan trang phải là ánh mắt làm cho người nhìn vào nó có cảm giác bình yên. Không! Ánh mắt này nhìn vào đấy ta không cảm thấy bình yên nhưng cũng không đốt cháy trong ta một dục vọng. Nó là gì? Tôi không biết! Hình như còn một điều gì đó nữa nằm ở khoảng giữa của bình yên và dục vọng trong con người.
Tôi lật đằng sau tấm ảnh, một dòng chữ ghi đằng sau tấm ảnh: Lan số điện thoại….. Không biết chiếc điện thoại nằm ở trong bàn tay tôi từ lúc nào. Ngón tay run run, tôi bấm máy. 0983, Từng con số lần lượt hiện lên. Đến số cuối cùng, ngón tay tôi cứng lại. Chiếc điện thoại nằm im trong tay tôi chờ đợi.
°
°
Chiều hôm sau, khoảng ba giờ, thằng con rể tôi lại mò đến. Nó nhìn quanh ngôi nhà,  không nói gì, lặng lẽ bỏ đi. Một lúc sau, nó quay lại cùng với một cô gái kèm theo một túi đồ ăn tươi sống
Lan! Tôi thầm kêu lên
- Bố! –Nó bảo tôi –Đây là Lan, cô ta sẽ ở đây làm bạn với bố hôm nay.
Nói xong nó quay lại phía cô gái, đưa cho cô ta túi thức ăn và bảo.
- Em ở lại đây. Nhớ đừng làm cho ông cụ sợ.
Cô gái cười tươi tỉnh.
- Em biết rồi. Anh cứ đi đi!.
 Thằng con rể đi rồi, tôi đứng như trời trồng giữa nhà chẳng biết nói năng gì. Cô gái đi vào bếp cất túi thức ăn rồi quay ra phòng khách tiến lại phía tôi cười nhẹ.
- Sao anh cứ đứng như trời trồng thế? Ít nhất thì anh cũng phải pha nuớc mời khách chứ. Em đang khát khô cả cổ đây này.
“Anh”! Hình như tôi quên mất tiếng này đã hơn chục năm nay. Tôi liếc nhanh vào gương.
 “Em”! Tiếng này nữa. Ngọt ngào quá. Ngôn ngữ có vị! Liệu có ai tin không? Tôi lại liếc nhìn vào chiếc gương một lần nữa. Tôi muốn đập tan nó đi quá.
Tôi ngồi xuống ghế, lập cập mở nắp ấm pha trà. Cô gái lại cười.
- Sao anh run thế? Em là yêu tinh sắp ăn thịt anh à? Thôi! Anh để em pha cho.
Vừa nói, cô gái vừa nhìn tôi với ánh mắt điềm tĩnh. Sâu trong đáy mắt ấy tôi nhìn thấy một tia sáng tinh quái. Cô gái vươn tay ra cầm lấy cái ấm pha trà từ tay tôi. Vô tình. Không biết có phải là vô tình không? bàn tay mềm mại ấy chạm nhẹ vào bàn tay tôi. Tôi rùng mình! Một luồng sinh khí từ chỗ va chạm lan đi khắp cơ thể.
Con anh bảo với em “ Anh muốn nhờ em đưa một người đã chết ra khỏi chiếc quan tài” nhưng em thấy anh chưa hề “Chết”
Sao cô lại nói như vây?
Tôi đã bình tĩnh trở lại. Cô gái lại cười.
- Đừng gọi em là “ Cô”. Anh cứ gọi em là “Em” đi cho cuộc đời trẻ lại. Sao! Anh không làm đuợc. à? Ngượng mồm lắm đúng không?
Tôi im lặng gật đầu. Cô gái thở dài đến suột một cái. Hình như cô ta cố tình cho tôi nghe thấy tiếng thở dài đó.
- Anh chưa “Chết” Nhưng đang ốm nặng lắm?
- Sao vậy?
Tôi hỏi trống không.
- Anh đã rùng mình khi tay em chạm vào tay anh. Nghĩa là anh chưa “Chết” nhưng anh đang ốm đến cái  mức “Cấm khẩu”.
 Tôi dở khóc, dở cười trước cách nói chuyện rất kì quặc của cô gái. Cả đời đi làm báo,  tôi đã tiếp xúc, phỏng vấn, nói chuyện với hàng nghìn con người nhưng chưa bao giờ tôi lâm vào tình trạng luôn bị dồn ép như thế này. Chính điều đó đã làm cho tôi thích thú.
- Em nhầm đấy!Tôi….
Tôi mới nói đến đấy thì cô gái đã reo lên một tiếng
- Phải thế chứ! –Nói rồi cô vươn ngươi qua bàn, đặt tay lên trán tôi, cười –Hết sốt!
Ngực cô gái áp sát vào mặt buộc ánh mắt tôi phải nhìn chếch xuống. Người tôi nổi gai. Một đuờng cong đầy đặn, mịn trắng hơi rung rinh theo tiếng cười và một làn hương con gái mà tôi đã quên rồi lan tỏa.
  Cô gái rời tay khỏi trán tôi, đứng dậy.
- Để em đi thổi cơm đã. Em đói rồi. Anh giúp em thổi cơm nhé. Ta vừa thổi cơm vừa nói chuyện
Tôi gật đầu. Cô gái đi vào bếp, tôi theo sau. Từ lúc đến nhà tôi cho đến tận bây giờ cô ta không hề có một cử chỉ sỗ sàng nào, điều đó khiến tôi thấy lạ. Tôi buột mồm nói.
- Tôi cứ tưởng…. –
Mới nói đến đấy, tôi đã kịp dừng lại. Đang gọt củ su hào, cô gái ngừng tay, quay sang hỏi tôi.
- Anh tưởng gì?
Tôi lúng túng chẳng biết nói sao. Hình như cô gái đoán đuợc. điều tôi định hỏi. Cô nhìn thẳng vào tôi.
- Có phải anh muốn hỏi: “ Tại sao một cô gái gọi như em lại không có những hành động lẳng lơ. Đúng không?
Tôi im lặng gật đầu. Cô gái thản nhiên như không bảo tôi.
- Câu hỏi đó có gì đâu mà anh cứ phải ấp úng. Anh không nhớ con anh truớc khi đi bảo gì à? “Em đừng làm ông cụ sợ?” Anh thuộc túp người “Tất cả đời ta, tất cả sức ta đều hiến dâng cho chủ nghĩa cộng sản”.—Cô ta đọc một câu trong “Thép đã tôi thế đấy” một cuốn sách tôi rất ưa thích. –Nên nếu ngay từ đầu, em có hành vi sàm sỡ thì anh sẽ tống em ra khỏi nhà ngay. Đúng vậy không?
Tôi thực sự ngạc nhiên.
- Em cũng đọc sách?
- À em quên mất, để em tự giới thiệu
 Nói xong, cô gái quay ra ngoài phòng khách, cầm cái xắc tay của mình, mở ra đưa cho tôi một tấm thẻ. Tôi cầm lấy xem. Thẻ sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền.
- Em trẻ, đẹp và có học tại sao lại đi làm nghề này?
- Thì chính vì trẻ, đẹp nên em mới đi làm nghề này. Anh có thấy cô nào vừa già, vừa xấu đi làm nghề này không? Vả lại! –Cô gái hơi ngừng lại một chút. –Có lẽ tại chính vì có học nên em mới đi làm gái gọi.
 “Chính vì có học” lời cô gái làm tôi kinh ngạc. Tôi không nói gì chỉ im lặng chờ nghe cô kể tiếp.
- Em đã tốt nghiệp và từng làm phóng viên của một tờ báo lớn. Bài báo đầu tiên của em viết về một thằng quan chức cỡ bự, một tổng giám đốc của một tập đoàn nhà nuớc. Anh có biết thăng khốn đó hẹn trả lời phỏng vấn của em ở đâu không? –Tôi chưa kịp trả lời thì cô gái đã nói tiếp.--Ở một nhà hàng sang trọng bậc nhất của Hà nội. Tại đó thằng khốn đó đã sờ soạng và gạ gẫm em. Em chỉ muốn hất cốc nước đang uống vào mặt hắn nhưng em không dám. –Cô gái nhìn tôi cười.—Hồi ấy vừa ra trường em còn non nớt quá. Em sợ mất việc. Phải như bây giờ thì thằng khốn đó chết với em. Em “Cốc” cho thì  thủng đầu.
- Thế rồi sao?
Tôi tò mò hỏi.
- Còn sao nữa. Em vẫn phải viết thôi. Ca ngợi hết lời. Từ trí tuệ, tài năng đến đạo đức cách mạng. Lão tổng biên tập của em bắt em phải viết thế. Bài báo đăng lên đuợc. mấy tháng sau thì lão bị bắt. Em xấu hổ quá. Thời ấy em vẫn còn biết xấu hổ.
- Thế còn bây giờ?
- Bây giờ thì em không còn biết xấu hổ nữa. –Cô gái thành thật thú nhận.—Em đã hai lần làm điếm. Một lần điếm bút một lần điếm thân. Làm điếm bút thì em xấu hổ, làm điếm thân thì không! Anh bảo thế có nguợc đời không! Nhưng em đã nghĩ kĩ rồi. Sao em phải xấu hổ chứ? Em chẳng lừa đảo ai. Em làm cho mọi người đến với em thấy vui vẻ, yêu đời. Thế chẳng có ích hơn những bọn nhà báo chuyên môn đi lừa đảo thiên hạ biến xấu thành tốt, nói trắng thành đen ư? Những kẻ không dám nói những điều mình nghĩ, không dám viết những điều nguợc với ý ông chủ, kẻ đó có khác gì là nô lệ. Cứ cho là bọn em là nô lệ tình dục đi thì bọn họ là nô lệ tinh thần. Trong hai thứ nô lệ đó theo anh thì loại nào đáng khinh hơn?
Tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi! Một tri thức đã đọc hàng vạn trang sách, đã ở cái tuổi “Tri thiên mệnh”, thế mà, trong một góc rất khuất của cuộc đời, một đốm sáng của một con đom đóm đã dọi một thứ ánh sáng khác hẳn vào những điều tôi hằng tin tưởng và tôn thờ. Tôi sực nhớ đến chuyện ngắn “Cái kính” của nhà văn thổ nhĩ kì Aziz nezim. Chuyện kể rằng có một người đi chữa mắt. Anh ta đã tìm đến rất nhiều ông bác sĩ nhãn khoa và mỗi người lại cho anh ta đeo một loại kính nhưng anh ta chưa bao giờ thấy mình ổn cả. Cho đến một hôm tự nhiên anh ta thấy mắt mình nhìn rõ hẳn. Lấy tay sờ lên chiếc kính thì hóa ra không biết mắt kính đã rơi ra từ khi nào. Sao ta cứ phải đeo những chiếc kính để rồi nhìn cuộc đời này một cách méo mó? Cô gái này đã gỡ chiếc mắt kính mà tôi đã đeo nó để nhìn vào cuộc đời suốt hàng chục năm nay.
Cơm chín, cô gái dọn cơm và chúng tôi cùng ngồi ăn bên nhau. Gắp một miếng thịt vào bát cho tôi, cô gái hỏi.
- Ngày hôm nay anh có thấy vui không?
- Có! vui lắm.
Tôi thú thật.
- Em hỏi câu này nhưng anh phải nói thật nhé? Anh đừng ngại gì cả. –Cô gái nói, tôi gật đầu. –Anh có cảm thấy khinh bỉ em không?
- Không! –Rồi như sợ cô gái không tin, tôi nói thêm –Tôi nói thật lòng đấy!
Tôi lúng túng không biết phải làm sao để cho cô gái tin là tôi nói thật. Hình như cô gái hiểu điều đó.
- Vâng! Em tin là anh nói thật. Tất cả bọn đàn ông các anh, khi ngồi nói chuyện với nhau thì thằng nào cũng khinh gái điếm nhưng khi đến với gái điếm thì thằng nào cũng rất thật lòng. Cũng rất tôn trọng. Kể cả anh! Tại sao vậy?
- Thế có bao giờ em bị khách hàng bạo hành không?
- Với em thì không nhưng với mọi người thì có đấy. Nhưng cũng là do tại bọn họ thôi.
- Sao lại “Tại bọn họ”?
- Khách mua dâm có hai loại. Một loại nhằm thỏa mãn bản năng còn một loại nhằm thỏa mãn dục vọng. Em không bao giờ nhận đi với khách muốn thỏa mãn dục vọng nên không bao giờ bị bạo hành. Mà thôi đừng nói đến chuyện đó nữa. Anh ăn đi cho nóng.
Cô lại gắp một miếng thịt nữa vào bát của tôi. Căn phòng đuợc. hơi nóng của nồi cơm vừa nấu ủ ấm. Và con tim lạnh lẽo của tôi cũng ấm lên từ nồi cơm nóng ấy chăng.
 Cơm xong, chúng tôi ngồi uống nuớc. Cô gái đi đến giá sách cầm xuống một cuốn sách của tôi viết.
- Nào xem thử anh có nói xấu gì giới gái gọi chúng em không nào?
Tôi giật thót người. Trong cuốn sách đó có một bài tiểu luận của tôi bàn về mại dâm. Cô gái lật cuốn sách ra và không hiểu trời xui đất khiến thế nào lại giở ra đúng bài tiểu luận đó. Tôi dơ tay định giật lấy cuốn sách. Cô gái hơi né người sang một bên để giấu cuốn sách đi và thế là bàn tay tôi chộp đúng vào ngực cô gái. Tôi đờ người ra còn cô gái nhìn vào bàn tay của tôi rồi nguớc lên nhìn tôi mỉm cười. Tôi bỏ vội tay ra lúng túng.
- T….ô…..i
Cô gái lắc đầu như có vẻ thương hại, rồi cô ta đọc to một câu trong  bài tiểu luận
“ Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội. Và mại dâm là nguy cơ lớn nhất phá hoại cái tế bào cơ bản đó”
Đọc xong, cô gái ôm bụng cười ngặt nghẽo. Cô cúi mình truớc tôi, ra cái vẻ cung kính nhưng mắt lại nhìn vào tôi với một nụ cười giễu cợt trên môi.
- Xin bái phục vị giáo sư khả kính. Một người mới chạm tay vào vú một cô gái gọi đã như bị điện giật thế mà dám cao giọng thuyết giảng về mại dâm.
- Điều đó không đúng sao?
- Sai! Nguợc lại! Mại dâm chính là yếu tố cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình
Tôi đúng là “Mắt chữ O mồm chữ A” khi nghe cô gái nói điều đó. Còn cô ta, cô ta có vẻ rất tin tưởng vào điều mình vừa nói.
- Em hỏi anh nhé. Anh ngừng viết từ lúc nào?
- Khoảng gần chục năm!
- Không! Em không hỏi về thời gian mà em muốn hỏi nguyên nhân.
Nói rồi, cô gái đưa mặt nhìn xuống bầu vú của mình như một cách gợi ý cho câu trả lời. Tôi bỗng cảm thấy hoang mang. Đúng không nhỉ?  Có đúng là từ khi tôi không còn ham muốn? Tôi không dám thừa nhận. Tôi lắc lắc cái đầu, cố gắng chống trả một cách yếu ớt một cái gì đó không rõ đang manh nha mọc ra trong cái đầu ”Kiên trì lập trường tư tưởng” của tôi.
- Tình dục là bản năng gốc của con người. Nó phải đuợc thỏa mãn. Khi một trong hai người không đáp ứng đuợc bản năng mạnh mẽ của người kia thì chỉ có hai cách một là mại dâm hai là bồ bịch.  Bồ bịch thì truớc sau gì cũng bị phát hiện và nó dẫn đến những hệ lụy hết sức đau lòng. Mại dâm thì không. Vậy chẳng phải chính mại dâm là cứu cánh cho hạnh phúc gia đình sao?
- Không đúng! Chúng ta là con người không thể chỉ sống theo bản năng
- Tức là chúng ta phải chống lại bản năng! Đúng không?. Nhưng bằng cách nào đây?
- Bằng cách tu dưỡng bản thân.
Không hiểu sao tôi lại bật ra một câu “ Siêu kinh điển”. Cô gái cười rũ.  Cô thè lưỡi ra trêu chọc tôi một cách tinh nghịch rất đáng yêu’
- Vâng! Thưa giáo sư. Có hai cách tu dưỡng. Một cách của các cụ ngày xưa dạy những nàng dâu khi chồng đi xa “ Lúc nào thấy nóng mặt thì con nhớ đổ thóc vào cối xay mà xay nhé” Nhưng bây giờ cối xay thóc không còn. Một cách nữa của “Học viện kinh điển quốc gia” là đọc “Truớc tác” nhưng càng đọc càng đốn. Anh có cách thứ ba nào không?
Giọng cô gái đầy giễu cợt. Tôi cứng họng.
- Trong “Con người” phần “Con” chỉ về bản năng, Phần “Người” chỉ về văn hóa. Phải kết hợp giữa bản năng với văn hóa mới ra “Con người”. Tình dục cũng vậy, nếu bỏ đi phần người thì tình dục trở thành dục vọng còn thêm phần  người vào thì tình dục trở thành tình yêu nhưng cho dù ở trong trạng thái nào, dục vọng hay tình yêu thì cũng luôn luôn có chữ “Dục” nằm trong. Anh có thấy cô gái nào lấy một người anh chàng bị liệt dương không cho dù anh ta đẹp trai  và vô cùng hoàn hảo?
- Nghĩa là mại dâm muôn năm
Tôi bắt đầu công kích lại.
- Sao lại chỉ là “Muôn năm” Phải là “Muôn muôn năm” ấy chứ. Mại dâm song hành cùng xã hội loài người từ khi mới hình thành cho đến tận bây giờ. Anh thử tìm xem có lúc nào? Có nuớc nào không có mại dâm?
Không phải tôi không biết đến điều đó. Nhưng sao tôi không thể nói ra một cách đàng hoàng, thẳng thắn như cô gái này? Hay tôi là một kẻ “Nô lệ tinh thần” Như cách mà cô gái đã gọi hay là một thằng tù bị cầm tù bởi những lí tưởng hão huyền mà mình đã hiến dâng suốt mấy chục năm qua? Có lẽ tôi là một “Thằng Tù “ thì đúng hơn. Và cái thằng tù ấy vì cái nhà tù của mình mà lên tiếng chống trả quyết liệt.
- Vậy theo em mại dâm đáng đuợc. khuyến khích.?
Cô gái im lặng một lúc. Câu hỏi của tôi là quá khó để có thể trả lời. Không thể nói là cần khuyến khích khi mà cả xã hội, cả thế giới đâu đâu cũng coi mại dâm là điều xấu xa.
- Khuyến khích thì em không dám chắc. Giọng cô gái thấp hẳn xuống thừa nhận. Nhưng…Nói đến đây cô dừng lại một lúc khá lâu rồi như chợt gặp một ý tưởng nảy ra trong đầu, giọng cô cao hẳn lên hào hứng. –Nhưng cần thiết đó là điều em chắc chắn. Xã hội ngày càng phát triển. Phong trào độc thân, sợ hôn nhân đang lan ra khắp thế giới. Vây để thỏa mãn cái bản năng của mình con người phải làm thế nào? Chắc chắn chỉ còn cách mại dâm nhưng có thể nó sẽ biến đổi.
- Như?
Cô gái mỉm cười ranh mãnh.
- Như em với anh đây chẳng hạn. “Mại dâm văn hóa”
Tôi kinh ngạc nhưng cũng phải công nhận là cô gái nói đúng. Hôm nay đúng là mại dâm vì có người phải trả tiền. Nhưng nó không phải là dục vọng cũng không phải là tình yêu. Cái nằm giữa bình yên và dục vọng chính là đây sao?
- Thôi đi ngủ thôi anh. Em mệt lắm rồi –Cô gái bảo tôi giọng nũng nịu.  –Anh kéo dùm em chiếc khóa kéo.
Cô quay lưng lại cho tôi kéo chiếc khóa xuống. Một bên vai váy tuột xuống. Một bờ vai mịn trắng với một tấm lưng trần. Cái quần của tôi động đậy
°
°
Nửa đêm tôi tỉnh dậy, không bật đèn, dưới ánh áng mờ mờ của ngọn đèn ngủ tôi pha một ấm trà rồi lặng lẽ ngồi ngắm cô gái khỏa thân đang ngủ say trên chiếc giường của mình. Thi hứng dâng trào. Tôi vớ lấy cái bút và bắt đầu viết. Mười năm nay tôi mới lại làm thơ.
- “Hoàng hôn không yên lặng” Cái tiêu đề hay quá! –Tôi giật mình quay lại. Cô gái đang đứng sau lưng tôi tự lúc nào. Cô cầm bài thơ tôi vừa viết lên lẩm nhẩm đọc. –“Cuối chân trời em đốt cháy hoàng hôn” Câu thơ hay thật đấy. Nhưng em chẳng đốt cháy hoàng hôn của anh đâu. Em chỉ đốt cháy những khao khát trong anh.

Xem Tiếp: ----