S áng hủ tíu, trưa cơm đĩa, chiều cháo lòng. Ngày ba bữa nó đi tới gánh hàng ăn đó. Vì nhu cầu ăn uống thì ít ( chợ này thiếu gì hàng ăn ). Mà vì con nhỏ thì đúng hơn
Chẳng biết từ bao giờ, hễ bà chủ ngồi bán, con nhỏ dọn dẹp thì không n'oi gì. Mỗi lần bà chủ bận việc giao hàng cho con nhỏ bán thì tô hủ tíu hoặc đĩa cơm của nó thế nào cũng được thêm một miếng thịt, một miếng đậu hoặc một con tôm. Ðiều này là một bí mật giữa hai đứa - là bí mật và một niềm vui!
Riêng bữa ăn chiều thì bất tiện. Nó làm nghề khuân vác ở bến xe. Chiều mà ăn cháo thì không đủ sức để vác hàng khi có xe về khuay. Nhưng không ăn cháo thì lấy cớ gì để đi tới đó? Vậy là nó ăn cơm ở một nơi khác và tới đó ăn thêm tô cháo. Tốn tiền hơn nhưng cuộc đời vui hơn!
Buổi tối, dưới mái hiên của hàng lang khu vực văn phòng bến xe liên tỉnh, chỗ ngủ bao năm nay của nó, nó gác tay ra sau gáy nằm tưởng tượng ra giờ này chắc con nhỏ đang rửa tô chén nồi niêu và làm hàng sớm mai bán. Rồi nó tự hỏi: "Không biết con nhỏ có nhớ tới mình không?". Nó đỏ mặt trong bóng đêm và thấy lòng lâng lâng một cảm giác lạ lùng. Con nhỏ mời khách và ánh mắt vụt sáng rỡ lên khi nhìn thấy nó tới, tia cười lấp lánh trong mắt con nhỏ đủ cho nó không cần ăn mà vẫn thấy no.
- Mày không ăn chỗ khác đổi món, ăn hoài ở quán bà Thơm không ớn hả Năm Tạ?
Năm Tạ là biệt danh mà dân khuân vác bến xe đặt cho nó sau lần xe ba gác tới chậm, sợ trễ giờ xe hàng chạy, nó vác năm bao hàng mỗi bao gần một ta đi phăng phăng từ nhà chủ đến bến xe. Còn tên của nó thì người ta đã quên từ lâu rồi. Cả nó, nó cũng không muốn nhớ tên củ của mình dù nó biết nó đã từng có một cái tên, tên do bà mẹ nuôi đặt cho nó. Bà thường kể cho mọi người rằng bà lượm nó trên đường chạy sặc tiếng đạn bay của chiến tranh, lúc đó nó đang khóc ngắn ngặt bên xác má nó. Bà hay nó rằng bà nuôi nó làm phước. Năm có mười ba tuổi. Thằng con trai của bà trạc tuổi nó bị dịch tả chết, bà vật vã khóc và rên đi rên lại: "Trời ơi là trời! Sao không chết thằng này mà chết thằng kia ". Nó lẳng lặng bỏ nhà ra đi. Bị hiếp đáp có, nó ăn hiếp đứa khác cũng có, và móc túi người khác cũng có... Người ta gọi nó là "thằng kia", "thằng to đầu", có người gọi "ê, nhờ chút coi". Lần bị cảnh sát bắt giữ vì tội đánh bài, hỏi tên nó lầm lì "không biết". một cái tát và nhốt ba ngày. Lần sau lại bị bắt vì tội đánh nhau, lại hỏi tên, nó vẫn lầm lì "không biết", trả lời xong nó hất mặt lên chờ một cái tát khác. Nhưng may cho nó, lần này là một anh cảnh sát khác. Anh hỏi nó có muốn làm việc đàng hoàng không?
Nó trở thành công nhân của "Tổ hợp làm chổi đót". Ðược sáu tháng, tổ hợp tan tành vì vỡ nợ. Nó lại thất nghiệp. Ngày tháng lang bạt lại tiếp nối và bây giờ nó làm phu khuân vác ở bến xe...
- Chưa ngủ sao mà trăn trở hoài vậy Năm Tạ? Ngủ chút đi lấy sức, khuay xe hàng về mà làm.
- Mày ngủ trước đi! - Nó trả lời cụt lủn.
Vài phút sau, Sáu Móm, cũng dân bến xe như nó, đã quấn mền ngủ khì. Nó không ngủ được. Nó nằm nhìn bầu trời qua trần mùng rách lỗ chỗ. Mái hiên rộng nên bầu trời bị che khuất một nửa, phần nó nhìn thấy là vầng trăng lưỡi liềm với quầng sáng mỏng mảnh và nó mỉn cười, khi nhận thấy quầng sáng mỏng giống màu áo củ con nhỏ.
- o O o -
Thường thì bà chủ chỉ gánh hàng cho con nhỏ vào những lúc vắng khách. hôm nay bà chủ đi đâu giao cho con nhỏ bán suốt cả ngày.
Ðiã cơm trưa của nó đầy ụ và nhiều thiệt trứng đến nỗi nó ngồi ngẩn ra thật lâu trước khi ăn. Ðiều gì đó tưng bừng hân hoan trong lòng nó. Rồi đến khi móc túi trả tiền, con nhỏ đảo mắt nhìn quanh rùi nói nhanh:
- Thôi, cất tiền đi!
Nó sững sờ. Nhưng phản xạ của một kẻ từng trải trong nghề làm thuê mướn khiến nó nhét lại rất nhanh tờ giấy bạc hai ngàn đồng vào túi trước khi có ai kịp thấy để méc lại bà chủ.
- Sao không lấy? Nó lúng búng trong miệng, xúc động đến run tay.
- Ðã nó là thôi mà! - Con nhỏ cười cười trả lời, mặt ửng đỏ. Suốt buổi chiều đó, nó không làm được gì. Cũng may là chiều nay xe hàng không về nên việc nó ngồi yên không làm ai chú ý. Chỉ có Sáu Móm hỏi nó:
- Bịnh hả? Làm ly cà phê đá là khoẻ ngay.
Cái bịnh này không chữa bằng cà phê đá được - Nó nghĩ thầm và thoát khỏi sự quan tâm của Sáu Móm - mà nó cho là đang quấy rầy nó - bằng cách đứng lên đi chổ khác.
Với tờ hai ngàn đồng trong túi, nó đi lang thang trên đường phố. Nó thấy con đường bỗng sạch sẽ hơn, phố đẹp hơn, và nó không giống nó ngày hôm qua! Nó chợt nhớ ra nó đã hai mươi tuổi!. Ði một lúc nó giật mình nhận ra mình đang đi về hướng quán bà Thơm, nó sượng sùng quay về ngõ khác. Lòng dạ xao xuyến khinh khủng!
Làm cái gì bây giờ? Phải làm một cái gì đó thật đặc biệt. Ờ, một cái gì đó thật đặc biệt. Ờ, lấy hai ngàn đồng này mua cho con nhỏ một cái nơ kẹp tóc! Ý nghĩ tuyệt vời xẹt qua tâm trí và nó vội vàng đi về phiá chợ bán tạp hoá.
- Kẹp xịn mười hai ngàn, kẹp thường tám ngàn, kẹp dỏm bốn ngàn. Kẹp con bướm, kẹp xòe, kẹp đá... cậu ưng kẹp nào? - Người bán hàng vừa giới thiệu các loại kẹp, vưà dòm chừng nó bằng ánh mắt nghi hoặc.
Nó bối rối thộn người những cái nơ xanh đỏ sặc sỡ. Rồi nó chỉ tay vào một cái kẹp bằng lụa màu đỏ.
- Cái này hả? Loại xịn nhất đó, mười lăm ngàng.
Nó móc túi lấy tiền trả như bị thôi miên. Rồi nó thận trọng cầm lấy cái kẹp như sợ những ngón tay chai lì của mình làm đau lớp lụa mỏng. Thật là đẹp! Nó nghĩ thầm. Rồi nó chợt nhận ra cái mình đang mặc quá cũ kỹ. A, từ nay trở đi nó sẽ không làm được bao nhiêu tiền thì xài hết bấy nhiêu nữa. Nó sẽ để dành tiền, việc trước tiên là may một cái áo mới... rồi... rồi - nó ngắm nghía cái kẹp và bắt đầu mơ mộng.
Buổi chiều, nó đi về phiá con nhỏ. Nó ngồi ăn tô cháo thật chậm đợi khách vắng.
- Thích kẹp tóc không? - Nó hỏi.
- Kẹp gì? - Con nhỏ hỏi lại.
- Kẹp này nè! - Nó xià cái kẹp ra và quày quà bỏ đi. Ðột nhiên nó hoảng hồn nhận ra mình đã làm một việc động trời.
- o O o -
Ba ngày sau nó mới dám quay lại ăn cơm trưa. Trên đường nó tưởng tượng ra dáng con nhỏ ngồi với cái đuôi tóc kẹp cái nơ đỏ. Nó cười một mình, nghĩ tới tia cười lấp lánh trong mắt con nhỏ.
Rồi nó khựng lại trước khoảng thềm vắng vẻ. Chỗ để gánh hàng ăn ngày nào giờ chỉ còn lại một cái ghế chổng ngược chân lên cái bàn gỗ.
Một cái gì đó rất sắc cứa ngang trái tim chết lặng của nó. Nó chôn chân tại chỗ, hụt hẫng.
- Bà Thơm trốn nợ đi rồi. Con nhỏ người ở hôm qua hôm kia còn thấy quanh quẩn ở đây mà hôm nay cũng đi đâu mất rồi. Cái con đó cũng ghê lắm. Cái ngày bà Thơm trốn đi mà chưa ai biết đó, nó ngồi bán hàng tưởng bở ăn cắp tiền sắm cái nơ kẹp tóc xịn nghe đâu hai mươi mấy ngàn đồng một cái. Thứ đó ai mà dám thuê nữa. Ði đâu xa xa không ai biết thì may ra...
Nó muốn giáng vô mặt người đàn bà đang nói một cú đấm nhưng nó ghìm lại được. Nó lầm lũi quay đi. Nó đi, đi, đi giữa ánh nắng mặt trời buổi trưa nóng cháy da cho đến khi đập lên vai nó:
- Về bến lẹ lên - Giọng Sáu Món oang oang - Xe hàng sắp về rồi. Có tới ba xe chở gạo lận. Ủa! Sao mày khóc?

Xem Tiếp: ----