Chương 6
ĐẢ HỔ ĐOẠT NGÂN

     áng hôm sau mọi người chia tay nhau lên đường. Lý Bằng nhìn anh em Cát Khương Song Tiều hồi lâu, rồi nói:
-  Tiểu Tử song huynh! Hai vị hành sự trọng đại, nếu mã đáo thành công chúng ta hẹn gặp nhau ở Phù Thị. Tại hạ thực tình cũng muốn đi cùng các vị, nhưng thời gian không còn nhiều, đành phải chia tay tại đây.
Cát Tử nhìn Lý Bằng khó chịu:
-  Phải gọi là Tử Tiểu chứ không phải Tiểu Tử! Gọi như thế hoá ra huynh đệ tại hạ là những đứa trẻ mới lên ba hay sao?
Cao Phong và Lý Bằng cười ha hả. Cao Phong nói:
-  Xem ra từ đây về sau chúng ta phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói, không thôi lại bị mang tiếng là người hành xử thiếu nho nhã, lịch thiệp…
Quay sang Lý Bằng hắn nói tiếp:
-  Lý huynh đệ nên bảo trọng! Chúng ta chia tay tại đây. Song việc nhất định ta và huynh đệ Cát Khương sẽ đến Phù Thị tương kiến.
Cao Phong nói xong, mọi người chia tay nhau lên đường. Bọn Cao Phong và anh em Cát Khương khăn gói đến Hồng Kỳ còn Lý Bằng hỏi thăm thuyền gia xuôi Phù Thị.
Khoảng nửa ngày đường thì ba người đến được Hồng Kỳ. Địa danh này được nhiều người biết đến, có lẽ do quang cảnh của nó. Khắp một vùng rộng lớn đỏ rực một màu hoa Thuấn (bông bụt). Hầu như làng nào cũng trồng thuấn làm rào ngăn. Vì vậy nhìn Hồng Kỳ đâu đâu cũng đỏ, trừ những khoảng rừng rậm rịch, không một bóng người. Lạ người lạ xứ, nên mọi người lân la tìm vào trà điếm để nghe ngóng. Trà thất đa số là người địa phương, thấy người lạ đến họ biết ngay. Cát Tử vốn mau mắn, tay vừa đỡ bát trà, miệng đã hỏi hầu nhân:
- Huynh đệ! Nghe nói vùng này lâu nay có nạn hổ, không hiểu sự thật như thế nào?
Hầu trà chưa kịp trả lời, một lão già nghe hỏi, quay lại nói với bọn Cao Phong:
-  Các vị là người từ phương xa đến, nên không nắm rõ tình hình – Lão nhắp một ngụm trà rồi hắng giọng nói tiếp =  Cách đây hơn ba tháng, Thuấn Hoa Thôn xảy ra một vụ hổ tấn công người. Việc này xưa nay vốn hiếm, vì hổ ở đây không mấy khi bỏ rừng đi lang thang. Nội việc giết thỏ ăn còn chưa hết, tội chi bỏ rừng để rình rập con người cho khổ cái thân.
Cát Tiểu thắc mắc chen vào:
-  Hổ không đói, không bao giờ tấn công người. Việc này những người sống với rừng ai cũng hiểu. Trừ phi …
Cụ già nhướng mày ngó Cát Tiểu:
-  Trừ trường hợp nào?
-  Trường phi bị cướp bầy đàn, phải sống đơn độc. Hoặc …bị con người tấn công, nên nuôi căm hận trong lòng.
Lão già gật gù khen:
-  Kiến thức của ngươi khá lắm! Đúng là con hổ này rất căm phẩn con người, vì con người đã từng tấn công và giết hại bầy đàn của nó. Lúc đầu không ai nghĩ ra, nhưng sau này sự thật bắt đầu lộ ra ánh sáng…Cánh rừng phía tây Thuấn hoa thôn có đôi bạn thợ săn rất can đảm. Hai người chủ yếu sống bằng nghề săn bắt. Lâu ngày họ đâm ra buồn chán sự tẻ nhạt, khi mãi săn những con thú nhỏ bé. Một hôm họ quyết định cùng nhau đi săn hổ. Dò dẫm và theo dấu suốt cả tháng trời, cuối cùng họ phát hiện ra một bầy ba con: Một hổ mẹ và hai hổ con. Hai người thợ săn cầm giáo lao vào con hổ cái. Mặc dù còn yếu vì mới sinh con, nhưng để bảo vệ gia đình, con hổ cái chiến đấu rất hung bạo. Trúng liên tục hai mũi giáo, con hổ vẫn hung hãn vả vào mặt một người thợ săn, trước khi chết hẳn. Mất một người bạn, người còn lại điên cuồng đâm nát hai hổ con. Lúc này con hổ đực nghe tiếng gầm rú của vợ chạy về đến nơi. Thấy xác con và vợ, nó gầm lên một tiếng ai oán…Nhìn nó người thợ săn nổi gai ốc. Thân mình cao gần hai xích, mắt ngầu đỏ như máu, con hổ gầm gừ lao vào người thợ săn…
Nhìn xác bạn với chiếc đầu vỡ nát, người thợ săn mất hết chí khí.Trong lòng hắn chỉ còn sự sợ hãi, khi phải đơn độc đấu với chúa sơn lâm. Con hổ như bò mộng nổi điên, xoay vòng quanh không chừa một khe hở nào để người thợ săn lui bước. Đứng trước nguy nan, người thợ săn trở nên bình tỉnh một cách lạ thường. Anh ta múa giáo bảo vệ khắp châu thân rồi lùi dần về phía con lạch …
Cát Tử cắt ngang lời của ông lão:
-  Và nhờ con lạch nước anh ta đã thoát nạn.
-  Ngươi phán đoán quả không sai! Lạch nước đó sâu và chảy xiết. Chiều rộng của nó hơn mươi xích, nên con hổ không thể nhảy qua. Nhưng sự thoát thân của người thợ săn lại trở thành tai hoạ cho dân làng...
Cao Phong nãy giờ lắng nghe, trong lòng có nhiều điều chưa sáng tỏ. Hắn không cưỡng được tính hiếu kỳ nên bật hỏi:
-  Thoát nạn là điều tốt! Sao gọi là đem tai họa cho mọi người?
Cát Tiểu lên tiếng:
-  Con hổ không giết được kẻ thù nên không cam lòng bỏ qua. Loài này vốn thù dai, thói quen của nó là không chịu bỏ rơi con mồi. Xoay quanh câu chuyện về hổ, còn rất nhiều điều ly kỳ và rùng rợn. Những người sống với rừng nói rằng: Hổ khi vồ người mà không ăn được xác, nó sẽ theo dấu đến cùng. Có khi người bị nạn đã được chôn cất, vẫn bị nó moi lên xé thây.
Cụ già gật gù khi nghe Cát Tiểu nói. Đợi hắn dứt lời, lão mới cất giọng trầm trầm:
-  Đúng như lời tiểu huynh đệ này nói. Con hổ đấy không lấy mạng được người thợ săn nên không cam lòng. Nó tìm đủ mọi cách theo dấu đến căn chòi của hắn. Người thợ săn cũng biết vậy nên rất cận thận đề phòng. Không có cơ hội báo thù, con thú đâm ra uất hận điên cuồng. Những đêm tối trời, người trong làng thường nghe tiếng “à uôm” của nó như khóc than cho cái chết của gia đình. Và rồi…không nhịn được sự căm phẫn, nó quay sang tấn công người trong làng. Bất cứ ai, khi chạng vạng hoàng hôn mà ra khỏi làng, đều là nạn nhân của nó. Những gia đình có người tử nạn, nuôi lấy hận, liên kết cùng nhau săn tìm nó…
Tim Cát Tử muốn nhảy ra ngoài. Hắn chỉ sợ chuyến đi của mình trở thành vô ích, khi món hời bị người khác nẫng tay trên. Hắn vội hỏi:
-  Kết quả như thế nào xin lão trượng nói ra. Huynh đệ hậu sinh rất nóng lòng muốn biết rõ câu chuyện.
Cụ già không thấy được sự nóng vội hiện lên khuôn mặt của Cát Tử. Lão thong thả uống một ngụm trà rồi nói tiếp:
-  Những người tham gia cuộc săn đuổi không mang lại kết quả gì, còn hao tổn nhân sự. Con hổ độc, trở nên khôn ngoan quỷ quyệt tự lúc nào không ai biết. Nó đi vòng quanh để rình rập những kẻ phía sau. Những người đi trước khi nghe tiếng thét gào đau đớn thì mọi việc đã muộn. Nạn nhân của nó bị móc ruột lôi đi, chỉ chừa lại cái xác còn đẫm máu…
Cát Tiểu xanh cả mặt khi lão già kể đến đoạn sau. Hắn nhăn mặt như thể cảm phong hàn, lên cơn mửa ói. Gương mặt của hắn vốn trắng trẻo bây giờ không còn huyết sắc. Chuyến viễn du đến đây, ngay từ đầu hắn đã không tán đồng. Giết một con hổ độc, khi nó lên cơn điên cuồng vì nỗi cô đơn mà con người gây ra, thật là điều đáng sợ. Hắn sinh ra và lớn lên với rừng. Hắn hiểu cảm giác khi phải một mình đối diện với bóng đêm, nơi rừng thâm hoang vắng. Con người và loài thú có những nét tương đồng về cảm xúc cộng đồng. Tô Vũ thời vua Hán Vũ Đế, bị vua Hung Nô đày ra Bắc Hải để chăn dê, tương truyền đã sống với một con vượn cái, để xua nỗi cô đơn. Bao nhiêu đó cũng nói lên rằng: Người và thú cũng đồng ý thức về tình bạn và tình thân. Ai tước đoạt nó là tự lên án bản thân mình…
Giọng của cụ già vẫn trầm ấm, mặc cho câu chuyện diễn biến ra sao:
-  Cuối cùng cái ngày con hổ chờ đợi cũng đến! Theo ngày tháng người thợ săn cũng lơ là việc cảnh giác. Hắn cũng không thể nào ở mãi trong căn chòi kiên cố, khi không còn cái gì ăn. Con hổ đợi hắn tại một đồi cao. Nơi đó được người địa phương gọi là Đồi Gío. Sở dĩ có tên gọi này, bởi vì nơi đây quanh năm gió cuốn, âm ỉ cả ngày. Người thợ săn đi phía dưới, con hổ phục ở trên đồi. Đến lúc người thợ săn lọt vào tầm, con hổ nhảy ra vồ ngay. Tuy không ngờ đến tình huống, nhưng là người giàu kinh nghiệm, người thợ săn phản ứng cực nhanh. Hắn huơ nhanh ngọn giáo bảo vệ thượng đỉnh, rồi lùi nhanh ra sau. Cuộc quyết chiến thật kinh thiên động phách. Người và hổ thi nhau giành ưu thế. Nhưng vẫn bất phân thắng bại...
Tiếng gầm của hổ, làm những người săn bắt gần đó chú ý. Họ lần theo âm thanh để đến tiếp ứng. Khi đến nơi, khung cảnh bày ra trước mắt mọi người, thật không tưởng. Cả một vùng cây cỏ bị dày nát. Ngọn giáo của người thợ săn bị gãy, ở một nơi. Còn người thì nằm trong mồm mãnh thú. Đầu hắn bị ác thú nhai nát, máu nhuộm đỏ một khoảnh cỏ xanh. Những người chạy đến hò reo, cùng múa binh khí xua đuổi con ác thú. Thấy động, con hổ bỏ lại cái xác, chạy mất…
Cát Tử thở ra nhẹ nhõm:
-  Con hổ đã chạy thoát. Người ta vẫn chưa làm gì được nó. Hậu sinh chỉ sợ...mình uổng công một chuyến đi, khi miếng mồi vuột mất.
Lão già kinh hãi nhìn Cát Tử:
-  Ngươi…Ngươi định săn con hổ ấy cơ à?
-  Đúng vậy! Nghe giang hồ đồn rằng, người trong làng đã quyên góp một số tiền lớn, treo thưởng cho ai giết được nó. Bọn hậu sinh đến đây là muốn tiền để tiêu. Trên đường đi cứ lo sợ, có người phỏng tay trên.
Cụ già thở dài nhìn Cát Tử, như không hiểu lời nói của hắn:
-  Người còn thì của còn. Các ngươi nhất thời hám lợi, chỉ sợ uổng mạng như chơi. Người đã chết,  còn chi để hưởng thụ. Tiền muôn bạc vạn, không theo được cỗ áo quan. Thật tình ta có lời khuyên các ngươi, hãy tránh xa việc này như chưa bao giờ nghe thấy.
Cao Phong đứng dậy xá cụ già một cái như nhận món ân tình:
-  Cảm ơn lão trượng đã có lòng khuyên bảo! Nhưng huynh đệ của vãn sinh nhất định sẽ không nghe. Hắn trong mơ cũng thấy mình diệt hổ, thử hỏi làm sao từ bỏ ý định ấy. Vã lại, bọn vãn bối có ba người, làm gì phải sợ ác thú.
Cát Tử tán dương:
-  Từ lúc quen nhau, bây giờ ta mới thấy thâm tình với huynh. Con người sống ở đời thích nhất là sống không quanh quẹo, nói sao làm vậy mới là bậc đại trượng phu.
Cát Tiểu lè lưỡi than thở:
-  Ta chịu luôn cái tính cứng đầu của hai người! Chẳng lẽ trên đời không còn việc gì để làm được hay sao?
-  Nhiều…Rất nhiều! Nhưng không mấy hứng thú – Nói đến đây Cát Tử cười lên ha hả = Cứ nghĩ đến việc đối đầu với ác thú, ta đã nóng cả người. Cơ hội ba năm chỉ đến một giờ…Nào! Chúng ta cùng đi săn…
Lão già thấy không ngăn được bọn người lạ, cũng thở dài tiếc nuối. Đành rằng tuổi trẻ thường thích việc hiểm nguy, nhưng…việc này thật quá hiểm nguy.
Ba người đồng đứng dậy tạ ơn cụ già, rồi lập tức lên đường đến Thuấn Hoa Thôn. Bên tai bọn họ còn văng vẳng tiếng của cụ già:
-  Năm dặm xuyên rừng, các người nên cẩn thận. Con hổ ấy vừa quật mồ cái xác, mà mọi người khó khăn lắm mới giành lại được…
Câu nói làm Cát Tiểu lạnh cả người. Phải chi không có huynh trưởng ở đây, hắn lập tức bỏ đi ngay.
Câu chuyện trong trà thất vừa xong, trời cũng chếch bóng. Bọn Cao Phong đi tìm hàng gánh, ăn uống một bụng, rồi băng đường rừng mà đi. Cao Phong vẫn tru Nhưng ngươi cũng nên cẩn thận đôi chút. Nghe nói có rất nhiều cao thủ của Tây Tạng, Quan Ngoại tụ tập về đây vì Long Quân Thần Kiếm. Đại đa số các cao thủ đều là bàng môn tả đạo, tính tình hung bạo. Hành động của bọn chúng thật không ai hiểu nổi…
Lý Bằng nhìn chăm chăm vào mắt Cao Phong:
- Còn ngươi đến đây để làm gì? Không phải vì thanh kiếm cổ kiếm ấy ư?
-  Ta không hứng thú với kiếm cho lắm! Bởi một khi cầm lấy nó, sớm muộn gì ngươi cũng phải giết người. Mà giết người có hay ho gì đâu! Cứ nghĩ mà xem, sinh mạng vốn ngang bằng, nhưng người đời lại có sự phân biệt nặng nhẹ. Ngươi giết một số nhân vật có tiếng tăm, bị cho là tạo ác. Còn chiến tranh lấn đất giành quyền, sĩ tốt chết vô số kể, đâu có ai quan tâm. Như vậy phải chăng người giàu, có thế lực, cái mạng to hơn kẻ nghèo! Bởi nghèo mà chết, mấy ai là kẻ khóc than. Giữa trăm ngàn định kiến của cuộc đời, tốt hơn hết là tránh việc thị phi…
Lý Bằng lắng nghe hắn nói dằng dưa, ngẫm lại thấy tức cười. Hắn  đột nhiên hỏi Cao Phong:
- Vậy xưa nay ngươi chưa từng giết người bao giờ?
- Chưa! -  Cao Phong bình thản nói – Nhưng ta cũng không dám đảm bảo sẽ không làm.
- Tại sao?
Câu hỏi của Lý Bằng có tính chất dồn ép hắn vào thế khó xử. Nhưng Cao Phong trả lời cũng đơn giản:
-  Tại vì có ai ngăn cản, không cho ta uống rượu thì đành phải ra tay.
Lý Bằng chợt cười lớn:
-  Không cho ngươi uống rượu, có gì khác lạ mà phải giết người?
-  Ngươi thật sự không hiểu ư? Không cho ta uống rượu là hắn muốn giết ta. Bởi người chết thì đâu thể nào uống được rượu.
Câu trả lời của Cao Phong làm Lý Bằng sững sờ. Hắn thật sự không hiểu trên đời sao lại sản sinh ra một người kỳ hoặc như thế.
Hai người im lặng hồi lâu như đang suy nghĩ và phán đoán về nhau. Cao Phong chợt nói:
- Này! Ngươi có muốn uống với ta một ngụm không?
Câu hỏi làm Lý Bằng kinh ngạc:
- Ta ư...?
- Ngươi có làm được không?
Lý Bằng nhìn lên chiếc xà. Hắn cảm thấy lúng túng. Bởi từ chối hoá ra là trò cười cho Cao Phong. Còn uống rượu theo cách của hắn, xưa nay Lý Bằng nghĩ không ra. Thôi kệ! Đành thử một phen cùng hắn. Xét cho cùng đây cũng chỉ là một cuộc vui…
Lúc Lý Bằng định nhấc người, đột nhiên ngoài cổ miếu vang đến một tiếng cười...
Lúc này trời đã tối, xung quanh mọi vật tuyệt vắng. Tiếng cười ngắt ngứ thể như bị vật gì cản nơi cổ. Âm thanh  nó mới đầu nhỏ, sau đó như gào thét. Nơi xuất phát của tiếng cười lúc đầu ở ngoài cổ miếu sau đó di chuyển về phía sau. Lúc thì vang bên trái, lúc lại như bên phải. Sau cùng nó xoay quanh như một cơn gió lốc rần rộ, đinh tai. Người nghe có cảm giác như đâu đó vang lên âm điệu quỷ gào ma khóc. Nó nỉ non ray rức, có lúc lại thê lương buồn thảm. Rồi sau cùng âm thanh nó như sói hú đêm trăng, vang vọng thăm thẳm giữa bạt ngàn thân tấu…
Cao Phong và Lý Bằng không hẹn mà cùng quát:
-  Ai?
Tiếng cườì vụt ngưng bặt. Xung quanh trở nên lặng ngắt. Lúc này tiếng côn trùng vang lên trong miếu cũng nghe thấy được.
Cao Phong vẫn treo người trên xà. Gương mặt của hắn không trông rõ, vì hai người vẫn chưa đốt lửa. Lý Bằng lấy đá đánh lửa lên, đốt vào bó chiêm mà lúc nãy hắn mới ôm vào. Ngọn lửa bùng lên leo lét, một lúc sau cháy to dần.
Đột nhiên tiếng cười lại nổi lên. Âm thanh nó lồng lộng cao. Ngọn lửa vừa nhóm lên bị sức mạnh thổi vào, ngã rạp đi.
Lý Bằng có vẻ mất bình tĩnh. Bàn tay cầm kiếm của hắn vồng lên những mạch máu. Cả hai vẫn bất động, vì biết người cất tiếng cười cố ý dẫn dụ họ ra ngoài. Lúc này nếu khinh xuất, cả hai sẽ lọt vào cái bẫy đang được giăng ra.
Giọng Lý Bằng như băng giá:
-  Ngươi là ai sao không hiện thân? Giấu mặt giấu mày, giả ma giả quỷ nhát người, sao gọi là anh hùng hảo hán!
Cao Phong chợt thở dài:
- Hắn không phải là anh hùng hảo hán! Hắn là Quỷ Tiếu Thiên Tôn ở Tây Vực. Quỷ Tiếu vốn sử dụng tiếng cười nhằm lung lạc tinh thần đối thủ mà đoạt mạng. Xưa nay không ai thấy qua mặt hắn và cũng không muốn gặp hắn. Người ta nói rằng hắn không phải con người. Hắn ăn gan và uống máu kẻ tử trận như một phần thưởng chiến thắng. Con người này ai cũng muốn giết, nhưng lại quá kinh sợ hắn.
Lý Bằng mỉa mai:
-  Hắn luôn luôn giấu mặt mà hành sự, nên giang hồ nói rằng hắn họ “rùa”. Nghe nói hai mươi năm  trước, Quỷ Tiếu đùa giỡn với một cao thủ châu thổ, bị người đánh bại, còn để lại trên gương mặt quỷ của hắn mấy vết sẹo. Từ đấy hắn không dám nhìn mặt ai, suốt đời giả ma giả quỷ hại người.
Tiếng cười vụt ngừng bặt, nhưng trong thoáng chốc lại vang lên.
Cao Phong ngáp dài:
-  Hắn thích cười cứ để hắn thoả chí! Cái trò này ta chẳng hứng thú tí nào. Lý huynh đệ hãy mặc xác hắn, cứ lên đây uống rượu cùng ta.
Lý Bằng nhảy lên không trung, lộn người một vòng rồi móc chân lên xà như Cao Phong. Cảnh vật xung quang làm hắn thích thú. Xưa nay có mấy người chọn cách nhìn ngược mà quan sát sự vật. Mọi vật giờ đây đều đảo ngược, quay cuồng theo những động tác lắc lư, lơ lửng...
Cao Phong đưa bầu rượu sang hắn, rồi nói:
- Lý huynh đệ! Ta và ngươi thử chơi một trò mà ngày xưa bọn ta rất thích.
-  Trò chơi của trẻ nhỏ thì rất nhiều – Lý Bằng nghi ngờ nói – Không biết Cao huynh muốn đùa cách nào?
Cao Phong nhìn ra cửa miếu, nơi tiếng cười rỉ rả như trêu tức hắn:
- Chúng ta thi phun rượu, xem ai là người thổi được rượu lên cao nhất! Ai thuang thành với bầu rượu mang theo, mặc cho Cát Tử thích chí, ca hát nghêu ngao. Thỉnh thoảng hắn lại nâng bầu rượu nhâm nhi, như là tâm đắc việc gì lắm.
Thấy thái độ kỳ lạ của Cao Phong, Cát Tiểu không sao kìm được, bật hỏi:
-  Ngươi có việc gì mà xem ra thật cao hứng?
Cao Phong lắc lư bầu rượu, khen:
-  Hồng Kỳ quả là vùng đất địa linh, sản xuất rượu ngon. Rượu ở nơi này trong suốt một màu, uống vào như có tăm sôi trong miệng, nóng rực cả người. Rượu trong leo lẻo, khi rót vào chén nổi tăm, thường gọi là “mắt thỏ bồng tăm”, không phải nơi nào cũng có. Rượu càng cay nồng, thì nước mới trong suốt một màu…
Nhìn hắn huyên thuyên, Cát Tiểu than thầm, hôm nay xảy ra nhiều điều mà bản thân hắn không sao hiểu được. Người thì mê giết hổ đến ngủ cũng chiêm bao. Còn kẻ lại xem rượu như là vật trân quý, cực hiếm ở trên đời. Cuộc đời thử hỏi có bao nhiêu điều đam mê si ngốc. Có người quý trọng cái ăn. Có người no đủ, lại đi tìm trăm ngàn thú vui riêng. Người được cái này, kẻ mất cái kia, thị phi điên đảo, trăm sai nghìn biệt…đau nhức cả đầu…
Con đường ngoằn ngèo, lúc thì xuyên rừng, có lúc men theo song hành như đôi bạn. Đường xa vui chuyện nên thời gian trôi nhanh mà không ai hay.
Thuấn Hoa Thôn nằm cạnh bìa rừng, xung quanh làng trồng đầy hoa thuấn. Mấy tháng nay nạn hổ hại nhân, làm người làng hoảng sợ nên ken thêm một dãy rào bằng liễn (tre), cao khoảng 3 xích. Theo lời người địa phương, nơi này là cái nôi của Hồng Kỳ, loài hoa thuấn được sinh xuất từ đây. Theo tháng năm giống hoa được mọi người yêu chuộng, mang đi trồng khắp mọi nơi. Địa danh Hồng Kỳ từ đó được mọi người biết đến…
Ngắm nhìn quang cảnh của ngôi làng, không ai nghĩ nó bị khủng hoảng về an ninh. Từ cổng chính đến cuối thôn, ngăn nắp sạch sẽ, đẹp một cách thơ mộng. Phía trước của mỗi căn nhà đều  treo binh khí, như sẵn sàng cho một trận chiến. Đây có thể là qui định mới của trưởng thôn, từ khi con hổ độc tấn công người.
Mặt trời sắp tắt. Ráng chiều nhuộm đỏ một góc trời. Cao Phong nhìn cái cổng khép kín của thôn Thuấn, mãi nghĩ ngợi. Giờ này mọi sinh hoạt của người làng đã ngừng hoạt động, nếu đi vào sợ gây sự xôn xao. Nhưng bóng tối sắp phủ xuống nơi đây, không vào làng thì tối nay mọi người phải ngủ ngoài trời…Hắn chợt giật mình vì thấy xung quanh tối đen. Những vùng đất ven rừng, ngày và đêm thường diễn ra rất nhanh. Nó sập xuống đột ngột như ai đó phủ vải đen lên mình.
Mặc cho sự chần chờ của Cao Phong, Cát Tử nhún người một cái đã nhảy qua rào để vào làng. Hành động của hắn cực nhanh, không ai kịp ngăn cản. Chỉ thấy người hắn lượn qua dãy liễn như một con hổ vồ mồi, rồi tiếng quát tháo liền vang lên. Âm thanh rộ dần của đám đông, làm  át hẳn tiếng la của Cát Tử.
Cát Tiểu và Cao Phong không hiểu việc gì, nên đồng nhảy vào. Chân vừa chạm đất đã nghe thấy nhiều tiếng la:
-  Còn hai con nữa! Chao ôi, chúng ở đâu ra mà nhiều thế?
-  Không phải hổ! Chúng ta lầm rồi …
-  Là người! Có khách lạ vào thôn. Chúng ta thất lễ với người rồi.
Cát Tử đang vung quyền che chắn khắp châu thân, tránh những đoản côn mà người làng giáng xuống. Miệng hắn la oai oải:
-  Là ta! Là ta…Không phải hổ đâu. Hổ gì chỉ có hai chân, mọi người có mắt hay không?
Một hán tử trung niên tiến đến nhìn vào mặt Cát Tử, nói:
-  Huynh đài từ đâu đến, sao không gọi cửa mà nhảy vào thôn?
Cát Tử vừa la vừa nói:
-  Cửa ở đâu? Ta chỉ thấy toàn liễn, không phân biệt đâu là cây đâu là rào!  Bên ngoài trời thì tối, không có chủ định, chỉ còn biết ngủ bụi đêm nay…
Một cô gái cười lên nắc nẻ:
-  Dù sao đi nữa ngươi cũng phải gọi cửa, ở nơi đây chưa bao giờ nhận người lạ ở qua đêm!
Cát Tử kinh hải thốt:
-  Tại sao có việc như thế! Xưa nay ai cũng cho rằng, cứu giúp một người hơn xây chín bậc phù đồ. Làng này địa thế xinh tươi, cảnh đẹp ai cũng công nhận. Sao không mở rộng tấm lòng giúp người cô thế…
Có tiếng cười vang lên, giọng nói đầy vẻ mỉa mai:
- Giúp người cũng tuỳ lúc! Có khi chỉ rướt họa vào thân vì lòng tốt đặt không đúng chỗ. Ngươi là kẻ lạ, nếu là người tốt cũng phải giữ ý lúc nhập gia. Đang lúc tối trời, ngang nhiên đột nhập, sao trách người ta đối xử thiếu khiêm cung.
Cát Tử thấy khó lòng biện bạch nên không trả lời. Cát Tiểu thấy uất ức giùm anh vội lên tiếng:
- Người và thú không thể nào gồm chung một chỗ. Chẳng lẽ bốn chân và hai chân không phân biệt được hay sao?
Một thiếu thiếu phụ trung niên tiến lên nói:
-  Sự thật chúng tôi có lỗi với mọi người. Nhưng ở nơi đây lâu nay có nhiều điều phiền muộn, lúc thản thốt ai cũng lúng túng nên thất lễ với mọi người. Thôi chúng ta hãy vào nhà, cùng bày tỏ nỗi niềm cảm thông.
Nghe lời nói phải, người nào cũng lặng im, cùng nhau tiến vào đại thất. Nơi đây là đại sảnh của thôn, nếu không phải lúc thì không ai được vào.
Cát Tử vừa tiến vào, thấy chỗ liền ngồi ngay. Hắn vốn không câu chấp chuyện vặt, hiểu lầm nhau chút xíu có là bao. Cái trọng yếu là người ta đã nhận lỗi và tỏ lòng mến khách kia.
Cao Phong thấy mọi chuyện đã được giải quyết nên không đi vào tiểu tiết. Hắn vốn vô tư, thoải mái, chẳng để ý chuyện hiểu lầm. Bởi điều này vẫn xảy ra thường xuyên trong cuộc sống.
Thôn trưởng là người đã ngoài lục tuần, dáng người quắc thướt. Lão kêu người mang trà lên tiếp đãi và thăm hỏi mọi người.
-  Các vị từ xa đến thôn, không biết tìm kiếm người thân hay có hữu sự gì khác? Chúng tôi là kẻ quê mùa, cư xử đôi khi khiếm nhã, xin bỏ qua đừng tráci thủ nào cũng lúng túng…Nhưng Cao Phong quan sát rất nhanh và phát hiện ngay sơ hở trong chiêu thức của lão. Hắn vung lân côn quay ngang đánh vào góc chéo của cặp phong trích. Chiêu thức lão già lập tức bị phong toả. Lão không ngờ chiêu thức từng giúp lão thành danh bị hoá giải một cách quá dễ dàng. Ở Bích Huyết Ma Cung địa vị lão rất được tôn sùng. Từ trên xuống dưới ai dám trái ý, huống chi là việc quá chiêu cùng lão. Thấy xuất chiêu bất thành, phong trích của lão biến thế đánh vào hai huyệt Kiên trinh trên vai Cao Phong…
Lý Bằng thấy Cao Phong bất lợi định quát lên cảnh báo. Nhưng hắn cũng không có thời gian  lên tiếng. Trước mặt hắn ngân quang lấp lánh. Hai thanh khoái đao cùng công vào hai huyệt Xung môn trên đùi hắn. Bóng đao nửa vời đã biến thế, một đâm vào Hội âm, một đâm vào huyệt Hoàn khiêu. Nhìn cách ra chiêu Lý Bằng biết chúng nhất định muốn lấy mạng hắn. Không kịp nghĩ suy nhiều, hắn cười gằn một tiếng rồi phóng chưởng vào vùng ảo của đao phong.
Hai tên trong ma cung giật mình kinh hãi vì chưởng pháp của hắn. Chưởng kình phong toả, không cho thủ pháp người cầm đao phát huy theo ý. Nó bắt buộc địch nhân phải hồi chiêu tự cứu.
Hai thanh khoái đao vừa hồi thủ, tả chưởng của Lý Bằng như khói lam phiêu hốt, đánh thẳng về phía trước. Chỉ nghe một tiếng rú vang lên. Choang, choang, hai thanh đao đã rơi xuống thuyền. Hắn không có thời gian để nhìn kẻ bại trận. Phía trước bóng chưởng mịt mù bao phủ. Chưởng phong biến ảo tứ phương rồi hoá thành cầm nã, chộp vào huyệt Đồng tử liêu, bên tả của Lý Bằng. Vừa thấy chiêu thức, Lý Bằng kinh hãi nghĩ thầm: Đây là công phu của thiếu lâm trung nguyên, được gọi là Long Hổ Tuyệt Hộ Trảo. Trong quyền phổ võ học châu thổ chỉ nói qua hình dạng một cách mô phỏng, không ngờ hôm nay hắn được diện kiến. Môn công phu này nghe nói rất khó luyện, vì nó phối hợp cả hai tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, nên rất ít người đạt được thành tựu. Được! Đã vậy hắn cũng muốn thử qua cho biết. Hai bàn tay Lý Bằng co lại giống như vuốt chim bồ châu. Tay trái từ dưới đưa lên khoá chặc huyệt Nội quan và Ngoại quan của địch. Hữu chưởng đánh vào vai tả, nhằm khống chế biến hoá của Long Hổ Tuyệt thủ.
Người xuất thủ với Lý Bằng là một hán tử trung niên, tuổi ngoài tứ tuần. Thấy chiêu thức của Lý Bằng đánh tới, nếu gã không kịp thu tay lập tức sẽ bị đối thủ khống chế. Gã di chuyển cực nhanh về phía sau của đối thủ. Trảo thủ lại công vào huyệt Đại chuỳ của Lý Bằng. Tình thế cực kỳ nguy hiểm. Nếu kéo dài thời gian, có rất nhiều hào kiệt châu thổ sẽ tử thương. Nghĩ thế Lý Bằng không còn do dự. Hắn đợi trảo thủ kẻ địch sắp chạm đến người, lập tức xoay người phóng chỉ vào huyệt Hợp cốc, trong lòng bàn tay đối thủ. Chiêu thức này rất bất ngờ, không cho địch nhân có thời gian né tránh. Hán tử hừ lên một tiếng rồi lùi lại phía sau. Chớp thời cơ Lý Bằng lướt về phía trước…
Lão già đấu với Cao Phong liên tục xuất chiêu nhưng vẫn không sao khống chế được đối thủ. Lúc hai bên đang say trận, đột nhiên lão thấy phía trước có một điểm đen phóng đến. Mắt lão  tối sầm lại. Cơn đau xuất hiện đột ngột khiến lão hoảng hốt hét lên, hai tay bụm lấy mắt phải, rồi lảo đảo ngã về phía sau. Lúc này mọi người đã mở được một con đường dẫn ra sau chiến tuyến. Không ai bảo ai, cùng nhằm vào chiếc thuyền nhỏ ngoài cùng, loạn chiến đoạt lấy …
Nhóm người Cao Phong, Lý Bằng lúc đầu không gây được sự chú ý của quần hùng. Nhưng trong bối cảnh hỗn loạn, họ đã chứng tỏ được khả năng ứng biến trong chiến đấu. Dần dần mọi người bắt đầu có cảm tình với nhau. Cát Tử và Cát Tiểu vẫn sóng vai trong hiểm nguy. Hai huynh đệ bọn họ múa thiết kha như phong ba bão táp, đánh đông dẹp bắc, khí thế rất oai dũng. Bọn Bích Huyết Ma Cung bất ngờ trước sự hùng hổ của hào kiệt châu thổ nên không kịp tổ chức thế trận. Vả lại, ngọn lửa bùng lên trên các con thuyền khiến bọn chúng lúng túng, phải lo dập lửa nên lực lượng manh múm, không còn sĩ khí như lúc ban đầu…
Mọi người đánh chiếm được một chiếc thuyền, rồi quay đầu hướng vào bờ thẳng tiến. Cuộc chiến giữa hai thế lực kéo dài mấy canh giờ. Bây giờ ai cũng cảm thấy đói và khát. Những người trong giang hồ quen sống trên đầu đao, mũi kiếm. Đối với họ nhịn ăn một đôi ngày là bình thường. Nhưng…nhịn uống lại là chuyện khác. Cơn khát kéo đến sau lúc giành giật sự sống làm người ta nghĩ đến sự tưởng thưởng kẻ chiến thắng. Vì vậy họ thèm nước và càng lúc bị cái khát hành hạ. Trong thuyền chỉ có vài vại nước, chỉ thoáng chốc đã bị uống sạch. Những kẻ chậm chân chỉ còn biết than vãn cho sự không may…
Cát Tử nhìn mọi người, nhíu mày nói:
-  Tổ mẹ cái lũ chồn đỏ hôi hám! Bỗng dưng vô cớ gây sự với chúng ta. Không biết mươi đời tổ tông nhà chúng có oán thù gì mà quyết tâm đòi mạng.
Tiếng một người cất lên:
-  Chắc chúng nệm êm, chăn ấm lâu ngày nên rửng mỡ làm bậy! Trước nay châu thổ ít khi đụng chạm đến thế lực quan ngoại. Nước sông không phạm nước giếng thì làm sao có phong ba.
-  Chúng ta không chạm đến người cũng chưa chắc không bị người chạm đến. Xưa nay chiến tranh bao giờ cũng có cái lý của nó. Nếu như ai cũng thấu lý đạt tình, thiên hạ đã thái bình…
Một người ăn mặc lôi thôi như hành khất xen vào:
-  Nhìn ta thì mọi người đã biết! Thiên hạ nếu một nhà làm gì có ăn xin. Người nào cũng từ tâm bố thí, không tiền thì việc, có đâu ăn xin tồn tại trên đời.
Cát Tử cười ha hả:
-  Thiên hạ phải có ngươi, mới chứng minh được lòng hảo tâm. Có chỗ ném tiền mới biết người no của, có kẻ bần cùng mới thấy được sự phát tâm bố thí của chúng sinh.
Lý Bằng cười nói:
-  Cuộc chiến ngày hôm nay liên quan đến Long Quân Thần Kiếm. Đây chỉ là kế hoạch mở đường của Bích Huyết Ma Cung. Chúng sẽ tận dụng thời cơ tiêu diệt anh hùng hào kiệt để rộng đường chiếm đoạt thần kiếm. Từ đây đến ngày Hùng Đức, sợ rằng còn nhiều biến chuyển mà chúngh.
Cát Tử nói ngay không vòng vo:
-  Chúng tôi không có người thân ở nơi này. Đến đây vì nghe lời đồn có giặc hổ, ai giết được sẽ  thưởng, nên đường xa lặn lội tìm đến. Huynh đệ chúng tôi thường nhật làm nghề đốn củi, cuộc sống cực nhọc không lúc nào dư giả. Ngoài sức vóc và chút ít võ nghệ thì chẳng có gì đáng nói. Nghe nói con hổ dữ giết đã nhiều người, nên quyết ra tay trừ diệt cho làng. Thứ nhất giúp dân làng, thứ hai là lấy thưởng, có chút ít ngân lượng trang trải đường xa.
Nét mặt của trưởng thôn và nhiều người mừng vui ra mặt. Một thiếu phụ rơi lệ, nghẹn ngào nói:
-  Các vị có hùng tâm, làng chúng tôi thật sự vui mừng! Nhưng con hổ này nguy hại vô cùng. Chồng tôi theo mọi người săn đuổi, chẳng những không làm thương tổn được con thú, lại thiệt mạng. Gìa trẻ trai gái trong làng vì mãnh thú, thiệt thân mất 38 người…Cho dù bất cứ ai ra tay trừ diệt được nó, chúng tôi có nghèo cũng gom góp ngân lượng đáp tạ ơn sâu.
Cát Tử hớn hở nói:
-  Mọi người cứ yên tâm! Chúng tôi đã đến đây thì nhất định sẽ giết được nó. Không những một con mà nhiều hơn thế nữa cũng chẳng chịu bỏ qua. Bây giờ đã tối, xin được ăn uống nghĩ ngơi, ngày mai sẽ liệu đường ra tay giết hổ.
Cao Phong và huynh đệ Cát Khương hỏi thăm khu vực con hổ phục kích, thói quen sinh hoạt của nó như thế nào. Rồi mọi người chia tay về nghỉ.
Hôm sau, trời còn mờ sương đã nghe tiếng la lối của nhiều người. Đang trong giấc ngủ, ba người vụt choàng tỉnh bởi sự huyên náo khắp thôn. Không kịp chải rửa, mọi người chạy vội ra ngoài. Từ ngoài cổng làng, sáu gã thanh niên đang ra sức kéo một con hổ vào. Cả làng ùa ra xem và luận bàn ầm ỉ. Trưởng thôn tất bật, áo quần xốc xếch chạy ra chen vào đám đông.
Tiếng một thanh niên vang lên:
-  Sáng nay lúc mở cổng làng, chúng tôi phát hiện xác con hổ nằm ngáng ngang lối đi. Không biết ai giết được nó, chỉ thấy dưới đất viết một chữ “Đinh” bằng máu đỏ bầm. Người này thật oai dũng, giúp người bất lộ chân tướng.
Cao Phong nhìn sắc mặt Cát Tử muốn cười to, lại không dám. Nét mặt của hắn cụt hứng trông thật thảm hại. Nhìn bộ dạng hắn, ai hiểu chuyện cũng thấy cảm thương. Dấn bước giang hồ là vì con hổ. Nay hổ đã bị giết thì người săn đuổi cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng.
Cát Tử chết lặng! Xung quanh hắn mọi việc giờ đây thật vô vị, nhạt nhẽo. Nhìn con hổ to lớn như bò mộng nằm chết, hắn thấy môi mình đắng ngoét. Không hẹn cũng chẳng sớm, vừa vặn có người ra tay diệt hổ trước mũi hắn. Đứng giữa Thuấn Hoa Thôn mà Cát Tử muốn mình lập tức biến mất. Không lưu luyến, cũng chẳng mừng vui, vì mục đích của hắn chẳng còn. Mà đời không có cái để đeo đuổi thì chẳng còn thú vị gì nữa.
Ba người có cùng một cảm giác bị bỏ quên. Người làng giờ đây túm tụm quanh con hổ. Mãnh thú bị giết thì dũng sĩ cũng không còn. Thôi đành sớm chia tay vùng đất ngập đỏ thuấn hoa…
Vượt qua cổng làng Cát Tử đi như bị ma đuổi. Cát Tiểu hiểu tâm trạng của huynh trưởng nên giữ thái độ im lặng. Cao Phong xét thấy đây quả là chuyện chẳng vui vẻ gì nên cũng trầm mặc, ưu tư. Ba người miên mang trong dòng tư tưởng hỗn độn, đi suốt mấy dặm mới phát hiện mình đã lạc bước. Thay vì theo hướng đông để trở lại Tây Thành, họ lại men theo con đường gồ ghề dẫn vào một đồi cao, địa thế hiểm trở. Nghe tiếng gió thổi vi vút Cát Tiểu chợt động tâm nói với mọi người:
-  Chúng ta đi lạc mất rồi! Nơi này có thể là Đồi Gío. Chỗ…con hổ trả thù người thợ săn…
Giọng nói của hắn run run, vì bị ám ảnh câu chuyện tang thương. Không hẹn, ai cũng có cảm giác rờn rợn. Nắng đã lên cao, nhưng ở đây cây cối rậm rạp che khuất ánh mặt trời, trông giống như chiều tà. Đồi cao lộng gió, âm thanh hỗn tạp như trăm ngàn tiếng sói gọi đàn. Kẻ nhát gan trong khung cảnh hoang sơ cũng đâm ra hoảng sợ. Cao Phong đang định quay bước chợt quát lớn:
-  Cẩn thận! Cát Tiểu huynh đệ hãy lên cây đi.
Không đợi Cao Phong nói hai lời, Cát Tiểu nhún người một cái đã vắt vẻo trên một cành cao.
Cát Tử cười nói:
-  Ngươi thật nhát gan! Con hổ đã bị giết chết, tìm đâu ra con thứ hai…
Hắn đang nói bỗng ngừng bặt. Trong không gian như có mùi nồng nặc của mãnh thú xông đến. Không còn thời gian để hỏi, ngoắc người một cái,  thiết kha đã nằm chắc trong tay Cát Tử. Một cái bóng thoáng động, như áng mây vàng pha chút sắc đen phủ xuống mình Cát Tử. Cát Tiểu thét lên đinh tai. Cao Phong ném một vật gì đó ra. Cát Tử xuống tấn, múa thiết kha từ dưới hướng lên trên. Người hắn bị một khối nặng đè xuống làm mũi như nghẹt lại. Mắt tối sầm rồi không còn biết gì nữa.
Lúc Cát Tử tỉnh lại, vật đầu tiên mà hắn nhìn thấy thật ớn cả người. Cạnh hắn một con hổ to lớn nằm chết. Lưỡi thiết kha cắm chặc vào cổ, sâu lút. Máu còn chảy ra làm đẫm ướt cả cây cỏ. Sau một lúc định thần hắn bỗng cười phá lên, thích chí:
-  Ta giết được một con! Còn một con hổ nữa là phần của ta.
Cát Tiểu ngồi cạnh huynh trưởng. Sắc mặt của hắn đã lấy lại vẻ bình thường, trề môi:
-  Suýt chút nữa là toi mạng! Còn ở đó ba hoa.
Cao Phong cười:
-  Chúc mừng ngươi đã giết được ác thú. Phen này mã đáo thành công, phải đãi cho ta một chầu rượu ngon.
-  Không thành vấn đề! Không những một chầu mà mấy chầu cũng được – Hắn hào hứng nói – Chúng ta chung một thuyền, ân sủng như nhau …
Cao Phong cảm thấy hắn đúng là người có khí phách. Lúc đầu sợ mình chia phần, nay lại rộng lòng cho chung hưởng. Người như hắn, kết bạn cũng không uổng, và đồng hành lại càng thêm lý thú.
Ba người ngắm nhìn con hổ. Nó nặng ước khoảng mấy trăm cân, đem so với con hổ bị giết lúc sáng còn to hơn nhiều. Cng tự tìm việc mà làm…
Thái độ của hắn làm người ngoài nực cười. Cọp chưa giết được, mà ai hắn cũng xem như ngoài cuộc, không thể xen vào.
Lý Bằng từ đầu vẫn đứng ngoài không xen vào câu chuyện, nay bỗng lên tiếng:
-  Tại hạ có ý như thế này, không biết các vị nghĩ sao! Cọp còn chưa biết mặt mũi như thế nào, thôi thì cùng nhau hành sự. Dù gì đi nữa nhiều người vẫn hơn một, mọi người có thể giúp đỡ nhau khi có nguy hiểm. Riêng tại hạ lại không hứng thú trong việc này! Song Tiều các vị và Cao huynh cứ cùng nhau hành động, không phải lo lắng.
Hắn là người tinh tế, quan sát nhanh nhạy. Biết Cát Tử e sợ người khác tranh phần tiền thưởng cùng mình nên nói ra suy nghĩ để tránh nghi kỵ, hiểu lầm. Sự thật trong hai anh em Cát Khương Song Tiều, chỉ có Cát Tử là đỡm lược hơn người, còn Cát Tiểu sư đệ lại nhút nhát, thiếu tự tin. Nên chuyện săn hổ lãnh thưởng chỉ độc nhất Cát Tử quyết định, Cát Tiểu nào dám xen vào. Trên đời anh hùng hào kiệt có nhiều,.Nhưng đủ đỡm lược đối đầu cùng hổ dữ thì chỉ nghe qua truyền thuyết. Sinh hoạt và thói quen khác nhau, người và thú ai đi tìm ai cũng nhận phần bất lợi. Hổ bỏ rừng không còn là hổ, còn người vào rừng...rất dễ trở thành mồi ngon cho mãnh thú hung hăng.
Nghe Lý Bằng nói, thái độ Cát Tử dịu xuống, giọng hắn hoà hoãn hơn:
-  Thôi đành chịu! Nhưng từ đây đến Hồng Kỳ bọn ta phải đi chung, tránh có kẻ lén đi ăn mảnh mà bỏ rơi bằng hữu. Ta tuy không có danh phận lớn lao, nhưng xưa nay đã quyết việc gì thì không bao giờ nuốt lời. Còn hơn nhiều kẻ cho mình là thanh cao, nhưng chỉ chực hờ buông lời nói suông…
Cao Phong nghiêng người vòng tay về phía Cát Tử:
-  Ta tên Cao Phong! Xin nhận lãnh ân tình của hai vị san sẻ. Nếu đã đồng thuyền thì có phúc cùng hưởng có hoạ cùng chia, quyết không hai mặt nhị lòng.
Sau cuộc chạm trán với Quỷ Tiếu Thiên Tôn và sự tình cờ có mặt của huynh đệ Cát Khương Song Tiều, thời gian cũng gần canh ba. Mọi người bây giờ ai nấy đều thắm mệt nên lăn đùng ra nền miếu, bất kể sạch dơ đánh một giấc đến sáng.
Tờ mờ tinh sương, ai nấy đang mơ màng giấc điệp bỗng vang lên tiếng hét:
-  Nó đây rồi! Hãy để Cát Tử ta thanh toán với ngươi trừ hoạ cho dân. Số ngân lượng treo giải, trên đời này còn ai xứng đáng nhận bằng song tiều nhị hung.
Thì ra bị ám ảnh bởi câu chuyện giết hổ nhận thưởng mà ngay trong giấc ngủ Cát Tử cũng mơ thấy mình thảo quần cùng ác thú. Người này tính tình thẳng thắn, trung trực, khiến Cao Phong và Lý Bằng nhìn nhau cùng cười. Không biết lúc đối đầu cùng ác hổ Cát Tử như thế nào, nhưng giọng hét của hắn trong giấc ngủ nghe oai phong lẫm lẫm…
Mặt trời vừa nhú lên trên rặng mộc tấu. Cả bọn đều dậy sửa soạn lên đường hướng về Tân Độ. Đường đi vốn xa xôi hiểm trở, nên câu chuyện trở thành niềm vui tinh thần, làm mọi người gần nhau lúc nào cũng không hay. Một vùng đất bát ngát vi quản (cỏ lau) trước mắt bốn người lại thiếu bóng những ngôi nhà. Hoang cảnh ám buồn và trơ trụi…