ơm nước xong, ông Đạt đánh xe Toyota sang nhà ông giám đốc rủ đi câu cá. Hai ông lớn nhất xưởng đã làm lành với nhau từ chiều. Các nhân viên giúp việc mừng rỡ vì họ sẽ được hưởng một bầu không khí nhẹ nhàng thoải mái hơn trong những ngày làm việc sắp tới.
Khi bốn đứa trẻ được cứu tỉnh dậy, Xạo đã rú lên biểu lộ vui mừng vì còn sống:
- Các anh đến kịp lúc quá. Tụi em đã ngờ đến hành động lão Đạt nhưng không chống đỡ kịp.
Vị chỉ huy sung sướng:
- Các anh theo dõi, bám sát xe hắn từ lúc rời khỏi xưởng thế mà thằng cha cũng còn chối được. Các anh có thể bắt nó ngay lúc đó nhưng không cần, để 2 giờ đêm nay tóm trọn ổ.
Tiểu Phụng loan báo:
- Những chữ Thái Lan trên con cá bướm chỉ nơi hẹn đêm nay của chúng: Suối Kinh, nơi giáp ranh với biên giới Lào. Các anh có biết Suối Kinh không?
- Biết chứ. Chúng đừng hòng thoát khỏi lưới an ninh kỳ này. Chúng khôn lắm khi chọn Suối Kinh sát biên giới, nhưng ta sẽ phối hợp với Cảnh sát Quốc Gia bạn để hành động. Cám ơn em Tiểu Phụng.
- Anh đừng khen, em xấu hổ lắm. Em chỉ mong các anh tìm lại được giáo sư Vũ Anh thôi.
- Em không đáng trách và theo tin riêng của bọn anh... chính bên trong thùng gỗ hai em Dũng và Luân đã trông thấy là giáo sư Vũ Anh.
- Chúng nhốt chú Vũ Anh để làm gì? Dũng nóng nảy.
- Anh không biết nhưng chắc chắn là ông vẫn còn sống, sống để sẽ tiếp tục phát minh cho thế giới được hạnh phúc no ấm.
Vợ con ông Đạt và ông Vương đã rời khỏi nhà trên một xe Toyota Microbus 15 phút trước hai ông chồng. Ông Vương dặn tài xế lái đi đâu không rõ rồi chính tay ông cầm lái, lên xe đưa ông Đạt và những dụng cụ đi câu hướng thẳng về vùng hoang vu. Có một người thợ ngã nón chào, hai ông lớn vui vẻ đáp lời:
- Chúng tôi đi câu cá gần đây thôi. Phải đêm cá mới lên.
Ai nghe câu này cũng thắc mắc: câu cá ban đêm? Mới nghe nói đến lần đầu trong đời. Giới ngư phủ thì không lạ những loài cá ăn đêm nên ông Mạnh bảo vợ:
- Hồi còn ngoài Nha Trang theo mành tôi biết. Cá ăn đêm rất nhiều. Nhưng... câu cá thể thao mà chịu khó đi đêm hôm thì có lẽ ở Việt Nam chỉ có hai ông này.
Phụng mua biếu hai ông bà rất nhiều vải vóc, đồ ăn hồi chiều nên hai ông bà vui lòng cho Luân đi theo ba bạn ngay. Chúng nói là vào tận sóc xa thăm một người bạn cùng lớp ở đây với Luân, mai về. Không thể nói là đến suối Kinh vây bắt bọn gian vì lý do bảo mật.
Y-Shroc mang theo cả con sóc xám. Những nhân viên an ninh bố trí chặt chẽ nhưng vô cùng tự nhiên ở quanh khu vực suối từ trưa. Mặt trời xuống thấp rồi lặn mất sau đỉnh núi xa. Bóng tối bắt đầu phủ chụp toàn thể núi rừng. Dòng suối vẫn lách tách theo một điệu nhạc riêng của nó.
Thời gian từ từ trôi. Màng lưới cũng từ từ khép lại. Ông Cò đã gởi từ Sở Cảnh sát Trung ương một số ống nhòm hồng ngoại tuyến nhìn được trong đêm tăng cường phương tiện cho cơ quan địa phương. Họ có thể nhìn thấy bọn gian mà chúng sẽ không thấy họ. Một kẻ sáng và một người mù trong bóng tối.
Chiếc Toyota đến suối Kinh lúc 9 giờ tối. Hai ông Vương và Đạt, xuống xe, mở “cốp” lấy dụng cụ cắm lều, đun nước và sửa soạn cần câu máy thả vào lòng suối. Một bếp lửa đơn sơ dựng gần lều, mỗi khi có cá họ nướng nhậu ngay.
Hình như cả hai không dùng rượu mạnh. Bia mang theo được uống cầm chừng. Có tiếng ông Đạt ngáp:
- Tôi ngủ trước, anh Vương nhé. 12 giờ anh gọi tôi dậy và đến phiên anh ngủ.
- Yên chí.
Ông Vương lấy khẩu súng săn, kéo quy lát lên đạn vào nòng rồi ngồi im lặng trước cửa lều. Ông cũng rút túi lấy một ống nhòm nhỏ xíu đưa lên mắt quan sát chung quanh. Viên chỉ huy giật mình:
- Bọn chúng cũng có ống nhòm hồng ngoại tuyến. Nguy hiểm quá.
Lập tức các nhân viên bố trí được lệnh cẩn thận và kín đáo siết chặt thêm vòng vây. Muỗi bay vo ve châm chích nhức nhối. Tiểu Phụng lấy bình thuốc chống côn trùng bôi lên mặt mũi chân tay, và #phandau">Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---

    3 Tác phẩm


    Chương 9
    Cuộc đi chơi với ông Đạt

         ng Đạt đến xưởng trước giờ làm việc. Thấy bốn đứa trẻ: Y-Shroc, Dũng, Luân và một đứa con gái lạ mặt nữa, ông tỏ vẻ ngạc nhiên:
    - Các cháu đến xưởng sớm thế? Sao không báo trước tôi biết, tôi lấy xe hơi ghé qua nhà chở các cháu đi luôn.
    - Cám ơn ông Phó giám đốc. Chúng cháu không dám làm phiền ông nhiều quá.
    Ông Đạt ân cần:
    - Các cháu đứng đợi tôi chút xíu. Tôi vào văn phòng xem qua công việc.
    - Xin ông cứ tự nhiên.
    Dũng chờ đợi ông Đạt... bước vào trong garage nhưng không toại ý. Vì ông lại mở cửa văn phòng nghe điện thoại, lần này mắt ông nhìn đăm đăm ra cửa khiến Xạo không thể nào tiến tới gần mà nghe trộm được.
    Một người đàn ông trạc ngũ tuần, mặc áo vest, cravate xám mở cửa xe hơi bước xuống. Ông ta có dáng người dong dỏng cao, bộ điệu từ tốn, dịu dàng dễ gây cảm tình hơn ông Đạt. Mắt ông luôn luôn nhìn thẳng, hướng lên tỏ rõ sự tự tin và lịch thiệp của mình.
    Ông Đạt trở ra, giới thiệu:
    - Thưa ông giám đốc, đây là bốn em nhỏ rất dễ thương: Y-Shroc, Dũng, Luân và...
    Ông không biết, hay cố ý không biết, tên Tiểu Phụng. Con bé cúi đầu chào ông giám đốc:
    - Thưa ông cháu là Tiểu Phụng.
    Ông Giám đốc lơ là, đưa tay bắt từng đứa một. Y-Shroc nhận ra rằng tay ông run run. Tại sao thế? Câu hỏi ám ảnh hoài trong đầu óc thằng nhỏ.
    Y-Shroc không có thói quen giữ kín một việc bí mật trong lòng lâu. Nó bảo ngay với Phụng một giọng trầm:
    - Phụng này, tại sao tay ông giám đốc lại run?
    - Tại Y-Shroc bắt mạnh quá chứ gì?
    - Không phải. Đầu tiên ông ta bắt rất mạnh mẽ. Chợt ông ta nhìn qua Tiểu Phụng rồi tự nhiên run tay.
    - Các cháu ở chơi vui nhé. Tôi phải vào làm việc ngay. Chào anh Đạt.
    - Kính chào ông Giám đốc.
    Ông ta bỏ đi không bắt tay Tiểu Phụng. Ông Đạt ra dáng mời tất cả lên xe hơi.
    - Hôm nay tôi chở các cháu dạo mát buổi sáng một vòng. Nào, ta khởi hành.
    Thằng Xạo đi đi lại lại ra vẻ khó nghĩ. Nó đi ra đến đường, bỗng gật đầu quay lại, hớn hở nói với ông Đạt:
    - Cháu lúc đầu sợ đi xa không xin phép trước ba má khi về sẽ bị mắng. Nhưng bây giờ cháu đã nghĩ ra: ông Phó giám đốc sẽ xin dùm cháu nhé.
    - Rất vui lòng.
    Tiểu Phụng từ xa tiến lại nhập bọn. Nó có vẻ khó nghĩ. Dũng, Y-Shroc cũng chẳng hỏi han vì trong xe chật hẹp. Lúc ra đường vắng xuống dưới đèo dốc, ông Đạt luôn nhìn vào kính chiếu hậu.
    - Tụi cháu được đi chơi đâu hả ông Phó giám đốc.
    - Đi rất xa cho một bữa thỏa thích cho các cháu vui... Tôi... rất yêu trẻ.
    Nhớ đến những con cá độc hại trong dòng suối đêm qua, Tiểu Phụng rùng mình. Ông ta yêu trẻ... bằng cách muốn cho chúng bay về Thiên Đàng. Chẳng ai ham. Chẳng hiểu tại sao thằng Xạo lại nhận lời đi chơi xe hơi với ông Đạt. Lỡ ông giở trò gì ở quãng đường vắng thì sao? Nó có điên không?
    Dẫu sao. Tiểu Phụng biết chắc ông Đạt không phải là một trong hai tên đã liên lạc thường xuyên với nó trước kia. Nhưng ông Vương Giám đốc xưởng ráp xe thì chính là... kẻ đã bị mất một mảnh áo tétoron trong phòng khách nhà giáo sư Vũ Anh. Tiểu Phụng đi xa chỗ các bạn và ông Đạt nói chuyện lúc còn trong sân hãng, tiến đến gần ông Vương như vô tình và kín đáo đưa hộp rệp lên quan sát. Con rệp lồng lên, hai râu dựng đứng. Nó có vẻ cáu kỉnh. Bằng cớ quá hiển nhiên, con rệp bực mình vì gặp người “quen” có mùi hôi trong mảnh vải áo hành hạ nó trong hộp nhốt kín hàng bao nhiêu ngày trước đây.
    Ông Đạt lái xe cực nhanh. Đường núi mà kim tốc độ lên 90 rồi 100 Km/giờ. Tiểu Phụng la lên:
    - Ông Phó giám đốc cho xe chậm lại đi. Cháu sợ quá.
    Ông nhấc bàn chân khỏi ga, xe chậm lại. Ông xin lỗi:
    - Tôi mãi suy nghĩ không để ý đến tốc độ. Các cháu đừng sợ tôi lái xe bảo đảm mà.
    Càng lúc xe càng xa thành phố. Một hai chiếc xe đò thưa thớt ngược chiều. Ông gợi chuyện:
    - Tiểu Phụng, cháu... Tôi hơi tò mò quá, cháu người lai phải không?
    - Thưa ông vâng. Ba cháu là người Việt, má cháu là người Thái.
    Ông thốt một tràng thổ ngữ. Chỉ có Y-Shroc hiểu nhưng nó vờ không biết. Quen với sự hiểm nguy trong rừng từ lúc nhỏ Y-Shroc có thể kém mồm miệng nhưng có thừa lòng can đảm. Nó thản nhiên như không. Lần ông Đạt đe dọa trong gian phòng khách: “Thằng mọi con! Tao biết mày là ai rồi. Tao bóp mũi mày như nghóe” và lần này “Mấy đứa nhãi ghê thiệt! Dám xưng danh họ đương đầu với ta. Thái hay Việt gì chúng mày cũng sẽ chết”.
    Điếc không sợ sấm. Không hiểu nên không sợ. May cho cả bọn thằng Xạo không biết thổ ngữ nên nó ngồi yên được, nếu nó hiểu thì cả lũ đã lòi đuôi. Ông Đạt tiếp tục câu chuyện, giọng đều đều buồn tẻ:
    - Tôi thích nuôi súc vật làm cảnh lắm, nhất là cá kiểng. Các cháu có để ý bồn kính cá bướm nhà tôi không?
    Á, ông ướm dò đây mà, Xạo nhanh miệng:
    - Nghe ông nhắc cháu mới nhớ: những con cá ấy đẹp lắm. Nuôi có tốn kém lắm không ông?
    Ông chưa kịp trả lời thì Tiểu Phụng nhặt từ dưới sàn xe một vật vàng ánh đưa trả ông:
    - Thưa, của ông Phó giám đốc làm rớt?
    Đó là một con bướm, không phải, một con cá bướm chạm trổ tinh vi bằng vàng tây đắt tiền. Loại cá của ông Đạt nuôi trong bồn kính. Ông nhìn qua, gượng cười:
    - Của tôi đấy.
    Tiểu Phụng săm soi, thích thú như đứa trẻ chơi với con búp bê. Một hàng chữ Thái Lan li ti bên góc đuôi cá. Ông Đạt nhìn con bé với cặp mắt nghi ngờ. Nó nhanh trí khôn trao trả con cá vàng cho ông:
    - Thưa ông có những dấu gì nhỏ quá cháu không nhìn rõ.
    - Cháu có biết chữ Thái Lan không?
    - Thưa không. Cháu được má cháu cho đi học hồi ở bên ấy nhưng lười quá, trốn học hoài nên bây giờ “năm nay quên hết nên chưa biết gì”.
    Mấy đứa trẻ phá lên cười nhạo Tiểu Phụng:
    - Ông Đạt không biết, Phụng lớn thế mà học lớp ba đấy. Phụng... học dốt không tả được.
    Y-Shroc thêm:
    - Ngay Y-Shroc học còn giỏi hơn.
    Ông Đạt thương hại:
    - Con gái đâu cần học giỏi, phải không cháu Phụng.
    Mấy lần ông định làm điều chi rồi lại ngừng. Luân nhìn đồng hồ tay thấy 11 giờ rồi nên bảo ông:
    - Chúng cháu muốn về, ông Phó giám đốc.
    Ông Đạt như sực tỉnh, gật đầu dễ dãi:
    - Ờ thì về.
    Lần thứ ba, ông nói thổ ngữ. Y-Shroc nghe được nhiều tiếng... chửi thề bực dọc, rủa ông Vương bắt ông phải làm điều nguy hiểm. Y-Shroc hoang mang: Điều nguy hiểm ấy là gì? Hay ông Đạt được lệnh giết cả bốn đứa trẻ sau khi ám hại bằng cá độc không thành.
    Bỗng ông Đạt cương quyết móc trong túi áo một hộp thuốc viên màu hồng, lấy một viên bỏ miệng. Ông vừa giải thích vừa đưa tay bấm vào một nút nhỏ trong xe hơi:
    - Tôi bị bệnh suyễn và mỗi khi đi xa phải uống thuốc chặn trước thì lái xe mới...
    Y-Shroc, Tiểu Phụng và Dũng, Luân không còn nghe rõ những lời sau nữa. Tự nhiên chúng nó buồn ngủ một cách lạ lùng. Bốn đứa trẻ gục xuống ghế ngồi, ông Đạt mỉm cười vừa chua chát vừa hài lòng:
    - Con người như ta phải khó khăn vất vả mới hạ được tụi nhỏ? Mà tại sao ta cứ được lệnh phải chính tay giết tụi nó? Thằng Vương giỏi thì sao nó không làm?
    Ông quẹo vào một con đường nhỏ dẫn đến một thác nước khá cao gần biên giới. Từ đây, ông chỉ việc bồng từng đứa nhỏ thảy xuống thác là xong. Chiếc Toyota chạy chậm dần rồi dừng lại. Thác nước sừng sững trước mặt.
    Tiếng còi hụ vang lên rất gấp đàng sau. Một xe jeep của cảnh sát công lộ xịch đến, hai nhân viên đeo súng tiến lại gần:
    - Xin ông cho biết lý do tại sao dừng xe tại vùng cấm? Ông không biết là nơi đây cấm du khách vì đá trơn nguy hiểm lắm sao?
    Ông Đạt bình tĩnh:
    - Tôi xin chịu phạt vì... không biết luật lệ cấm ở đây. Tôi và các cháu nhỏ định picnic một buổi ai ngờ các cháu bị đau... tôi tính về thì xe hư...
    - Con của ông?
    - Không, con một người bạn hàng xóm nhưng tôi thương các cháu như con ruột.
    Viên chỉ huy xe jeep sốt sắng:
    - Chúng tôi thông cảm, không phạt ông đâu. Để... chúng tôi đưa giúp các cháu về nhà? Số mấy? Đường gì? À... được rồi còn ông có cần chúng tôi sửa giúp xe hơi không?
    Ông Đạt vội đáp:
    - Cám ơn các ông, tôi có thể tự sửa lấy được.
    Khi chiếc xe jeep chở Dũng, Tiểu Phụng, Y-Shroc, và Luân vừa đi khuất là xe Toyota của ông Đạt cũng trở về xưởng.