Dịch giả: Phạm Bích Liễu, Vũ Thu Hà
Chương 45
Tòa án

Trước đây Georges Cadoudul là người không chỉ vui nhất mà tôi còn có thể nói là kẻ điên khùng nhất trong số các phạm nhân. Ông đã không chỉ tham gia tất cả các trò chơi mà còn nghĩ ra các trò mới khi các trò cũ đã chán ngắt. Ông đã từng kể những chuyện ngông cuồng nhất, hăng say mỉa mai cay độc đế chế mới dựng lên sau những mảnh vụn của ngai vàng vua Louis XVI đã sung sướng chào từ biệt điệp khúc tan rã của nền Cộng hoà, còn bây giờ ông ta không chơi nữa, không cười nói hát ca nữa khi thấy giờ định mệnh đã điểm, thời khắc ông ta thực sự phải trả giá bằng mạng sống của mình. Ông ngồi ở một góc vườn, gọi các sĩ quan tuỳ tùng đến, bằng giọng vừa chắc nịch vừa thân ái nói:
- Những người bạn anh dũng của tôi, những chàng trai thân yêu tôi đã cố gắng làm gương cho các cậu thấy sự vui vẻ và vô tư đến đây thôi. Hãy để tôi chỉ huy các bạn trước pháp trường với tất cả bình thản, tất cả lạnh lùng, tất cả phẩm chất mà các bạn có thể; các bạn sẽ xuất hiện trước những kẻ cứ nghĩ chúng có quyền phân phát tự do, danh dự hay bố thí mạng sống cho các bạn. Tôi ra lệnh cho các anh nhất là không bao giờ được trả lời hấp tấp, xun xoe hay xấc xược trước các câu hỏi của thẩm phán, khi các anh thấy không đủ mạnh mẽ, hãy nghĩ tôi vẫn đang ở bên các anh và rằng số phận tôi không khác gì các anh, nếu các anh sống, tôi cũng sống, các anh chết, tôi cũng chết.
Hãy tỏ ra mềm mỏng, nhã chặn và nhân từ với người khác, hãy yêu thương gấp đôi, đừng tự trách mình đã đi đến nguy hiểm này, trong đời ai mà không phải chết, hãy chết sao cho xứng đáng!
Trước khi rời nhà tù này, các anh đã phải chịu cách đối xử khác nhau, có người được ưu ái, có người không, người được gọi là bạn, người bị xem là đồ cướp bóc. Hãy cứ cảm ơn tất cả những người tốt lẫn kẻ ác, hãy ra khỏi đây bằng lòng biết ơn những người này, không căm giận những người kia, hãy nghĩ rằng vị vua nhân từ của chúng ta, vua Louis XVI đã từng chịu khổ như chúng ta, từng bị gọi là kẻ phản bội và bạo chúa; Đức Chúa Jésus-Christ cũng vậy (nhân danh Chúa, tất cả ngả mũ và làm dấu thánh giá).
Đức Chúa Jésus-Christ cũng từng bị đối xử là kẻ phản loạn, bịp bợm bị la ó, xua đuổi, bị đánh bằng gậy vì nhất là khi con người có hành động xấu, họ hay đánh đồng giá trị lời nói và dùng lời chửi rủa để che giấu tội lỗi của mình.
 
Thế là khi đứng dậy, ông nói "Amen" thật to và làm dấu thánh giá, tất cả những người khác cũng làm như vậy. Ông để từng người đi qua sau khi gọi họ bằng tên thật.
 
Cũng ngày hôm đó, ngoài năm mươi bảy phạm nhân có dính dáng đến vụ phản loạn Moleau, Cadoudal và Pichegru bị đưa đi, còn các tòng phạm phụ khác lại. Đó là nhưng người cho họ trú trên đường, dẫn đường cho họ vào ban đêm. Khi các thủ phạm chính ra đi những người khác không chỉ được phép đi dạo trong sân và vườn mà còn đi thăm các phòng giam hay xà lim ở Temple.
Trong vài ngày ấy, nhà ngục trở lên rất huyên náo. Cuối cùng, ngày chủ nhật phục sinh, người ta cho phép họ mở vũ hội tại phòng lớn. Họ thu dọn giường lại, tất cả mọi người, chủ yếu là dân nông thôn đều nhảy múa và hò hát.
Buổi vũ hội đó diễn ra đúng vào hôm các bị cáo bị dẫn ra trước toà điều mà những người khiêu vũ không hề biết. Một trong số họ, người có cái tên Leclire được tin từ một người gác ngực cho hay phiên xử khiến mười hai người chết đã bắt đầu, liền chạy vội vào chỗ các bạn, ra hiệu cho họ im lặng bằng cách giậm mạnh chân xuống sàn. Khi tất cả im bặt, anh ta nói:
- Các người là đồ súc sinh! Có đáng sống như thế giữa cái chốn đáng nguyền rủa này khi mà các người biết những ai sống cùng với chúng ta đang sắp mất mạng không? Đây là lúc cầu nguyện và ca bài thánh ca De Profondis chứ không phải nhảy múa ca hát. Ông này có một cuốn kinh thánh, ông ấy sẽ đọc cho chúng ta vài đoạn nói về cái chết.
Người mà Leclère chỉ là cháu của Fauche-Borel, một chàng thanh niên tên là Vittel, cuốn sách anh ta cầm trong tay là cuốn của Bourdaloue không liên quan đến De Profondis nhưng có nói đến lời cầu cho cái chết. Vittel trèo lên một cái bàn và đọc lời cầu nguyện, tất cả những kẻ yêng hùng đều quỳ gối lắng nghe.
 
Ở trên, tôi có nhắc đến phiên xử đã bắt đầu. Cho đến khi đó, có lẽ chưa bao giờ, ngay cả vụ đảo chính 18 Brumaise, Bonaparte lại ở tình thế nghiêm trọng như vậy. Ông chưa mất gì về uy tín của thiên tài trên chiến trường song cái chết của công tước Enghien đã giáng một đòn sấm sét đến đạo đức của nhà chính sách, sau đó ông lại trở thành đầu đề bàn tán về vụ tự tử của Pichegru. Ít người chịu chấp nhận về cái chết này như ý kiến của tướng Savary. Chính phủ càng tập hợp những bằng chứng về vụ tự tử và khó nhọc chứng minh nó bao nhiêu thì nghi ngờ đó là vụ tự sát càng tăng lên bấy nhiêu, hầu như ngay cả công tước vụ ám sát bị chối phắt của Pichegru là đến việc buộc tội thiếu thuyết phục đối với Moreau.
Qua lời buộc tội ấy, chẳng có ai bị lừa hết, ai cũng thấy rõ lòng thù hận của ngài Tổng tài thứ nhất đối với đối thủ của ông ta. Ngay cả Bonaparte cũng phải thừa nhận, dù ngồi trong hàng ghế bị cáo, Moreau vẫn giữ được phong thái của mình và khiến người ta phải tranh luận mãi về số lượng lính canh gác, bởi họ chỉ đủ để dẫn giải ông nhưng trong trường hợp đụng độ thì không đủ.
Sự lo lắng của Bonaparte nhiều đến nỗi ông quên cả mối bực tức với Boumerine, cho gọi người này về, chịu trách nhiệm tham dự các phiên xét xử và báo cáo lại mọi việc cho ông vào các tối.
Điều ngài Bonaparte mong muốn nhất đó là sau khi công tước Enghien bị xử bắn, Pichegru bị siết cổ, Moreau cũng bị tuyên là có tội, chịu một hình phạt nào đấy mà ông có thể ân xá.
Do đó, ông thử vài vị thẩm phán mà họ chỉ muốn kết tội Moreau ở mức có thể giảm án được. Nhưng những dự định đó không đi xa hơn khi thẩm phán Clavier hỏi nếu Napoléon ân xá cho Moreau:
- Thế còn chúng ta, ai sẽ ân xá cho chúng ta?
 
Chính vì thế mà người ta không thể ngăn cản được dòng người đổ xuống những đại lộ Palais de Justice ngay ngày đầu mở phiên xử công khai. Những cư dân thành phố đều cố tìm cách tham dự vào đó việc thay đổi bồi thẩm chứng tỏ kết quả bản án này vô cùng quan trọng đối với người đứng đầu chính phủ. Mười giờ sáng, đám đông đã dràn ra nhường chỗ cho mười hai vị quan toà của toà đại hình trong bộ áo choàng đỏ tiến vào. Phòng lớn của điện Palais được dành cho họ tất cả lặng lẽ ngồi vào ghế của mình. Họ là Himard, chủ toạ; Martineau, phó án; Thuriot, người phe Bảo hoàng gọi là kẻ Giết Vua; Lecourbe; Cavier, người có cậu nói nổi tiếng trên, Bourguignon, Dameu, Laguillaumie, Rigault, Selves, Grangeret-Desmaisons. Công tố viên là Gérard còn lục sự là Frémyn.
Tám mõ toà khác cũng tham dự, bác sĩ Souppé, bác sĩ phẫu thuật của Conciergerie không thể vắng mặt.
Chủ toạ cho dẫn các phạm nhân vào. Họ, từng người một, đi giữa hai cảnh sát áp giải. Bouvet de Lozier cúi đầu bước vào, hắn không dám ngẩng đầu lên nhìn vào mắt những người mà vụ tự tử hụt của hắn đã khiến hắn phản bội họ. Việc áp giải những người khác rất nghiêm túc và bảo đảm.
 
Moreau ngồi trên ghế trọng tội như những người khác có vẻ bình tĩnh hay đúng ra là đang mơ màng. Ông ta mặc bộ quần áo chẽn màu xanh lơ cắt theo kiểu nhà binh nhưng không đeo phẩm hàm. Gần ông, chỉ cách lính áp giải, là Lajolais, cựu sĩ quan iuỳ tùng, chàng trai tuấn tú Charles d' Hozier, rất chỉn chu trong bộ đồ như đi dự khiêu vũ trong cung đình. Về phần Georges, rất dễ nhận thấy cái đầu lớn bự, đôi vai mạnh mẽ, đôi mắt nhìn thẳng lần lượt dừng lại trước mỗi vị phán quan như thể thách thức sống chết với họ. Bên cạnh ông ta là Burban, người có mặt trong các trận đánh cùng ông ta với cái tên Malabry và Barco. Cuối cùng là Pierre Cadoudal, người từng hạ một con bò bằng cú đấm sấm sét khiến cả vùng Morbihan biết đến với biệt danh Cánh tay thép.
Hai anh em nhà Polignac và hầu tước Rivière ngồi ở hàng thứ hai thu hút mọi ánh mắt bởi vẻ trẻ trung và phong nhã của họ. Tuy nhiên, tất cả đều bị vẻ đẹp trai của Coster-Saint-Victor xoá mờ.
Với Coster Saint-Victor còn có một truyện truyền kỳ liên quan đến phụ nữ. Người ta kháo nhau rằng Bonaparte căm tức anh chàng này, cũng bởi một vụ tranh đua. Không phải tranh chấp trên phương diện quân sự như với Moreau mà là tranh chấp trong phòng tiếp của các quý bà; người ta đồn cả hai đã chạm trán nhau trong phòng ngủ của một trong những nàng nghệ sĩ xinh đẹp và nổi tiếng nhất thời đó, Coster Saint-Victor đã vờ như không nhận ra ngài Tổng tài thứ nhất và không nhường chỗ, anh chàng này đã trở thành bậc thầy không phải trên chiến trường mà là trong tình trường.
Ngay tại đó, Coster Saint-Victor có thể hạ ngài Tổng tài nhưng vì đã hứa với Georges Cadoudal chỉ đánh nhau khi có lực lượng hai bên tương đương nên anh ta đành giữ lời.
Cuối cùng, trên hàng ghế thứ ba là những anh hùng Bảo hoàng bị cuốn vào vụ này bằng lòng tận trung thuần tuý. Trong số bốn mươi sáu bị cáo - Năm mươi bảy người đã được rút xuống còn bốn mươi sáu - có năm phụ nữ. Đó là vợ của Denaud, Dubuisson, Gallois, Momer và cuối cùng là cô nàng Izai.
Cuộc tranh tụng bắt đầu bằng những câu hỏi của ngài chánh án dành cho các nhân chứng, các nhân viên lực lượng Cộng hoà và những người đặc biệt đã tham gia vào wệc bắt Georges. Sau đó, chủ toạ quay sang hỏi Georges:
- Ông Georges, ông có gì để nói không?
- Không. - Georges Cadoudal đáp mà mắt không rời khỏi tờ giấy đang đọc.
- Ông thừa nhận những tội của mình chứ?
- Tôi thừa nhận. - Georges đáp lại vẫn bằng giọng tỉnh bơ như trước.
- Yêu cầu bị cáo Georges không đọc trong khi bị hỏi - Thuriot nói.
- Nhưng cái tôi đọc lại rất hay - Georges đáp - Đó là phiên họp ngày 17 tháng Giêng năm 1793 khi ngài bỏ phiếu đồng ý xử tử nhà vua đấy.
Thuriot cắn môi. Tiếng ồn ào rộ lên khắp nơi. Chủ toạ phiên toà vội cắt đứt âm thanh ấy bằng cách tiếp tục hỏi.
- Ông có thừa nhận đã bị bắt tại nơi mà nhân chứng vừa nêu không?
- Tôi không biết chỗ đó tên là gì.
- Ông đã bắn hai phát súng ngắn đúng không?
- Tôi không nhớ điều đó.
- Ông đã giết một người phải không?
- Thực tình, tôi chẳng biết gì cả.
- Ông có dắt dao găm?
- Có thể.
Còn khẩu súng?
- Điều này cũng có thể.
- Ông ở trong xe với ai?
- Tôi quên người đó rồi.
- Ông trọ ở đâu trên đất Paris?
- Chẳng đâu cả.
Lúc bị bắt, ông không còn ở phố Montagne-Sainte-Gèneviève, tại nhà chị bán hoa quả phải không?
- Lúc bị bắt, tôi trọ trong cái xe.
- Ông ngủ ở đâu trước hôm bị bắt?
- Trước hôm bị bắt, tôi không ngủ.
- Ông làm gì ở Paris?
- Tôi đi dạo.
- Có ai thấy ông không?
- Vô số lũ ruồi bám theo tôi.
- Ngài cũng thấy phạm nhân không muốn trả lời rồi đấy, hay chuyển sang người khác đi - Thuriot nói.
- Cảm ơn ông Thuriot… Cảnh sát, mang cho tôi cốc nước, tôi có thói quen phải xúc miệng khi nhắc đến cái tên này -. Georges nói.
Không ai tham dự buổi dự thẩm đó đều thấy vẻ bất cần của Georges, người ta có cảm giác ông ta sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình. Mọi người đều dành cho ông vẻ tôn trọng như với một người đã chết.
 
 Ai cũng sốt ruột chờ đến phiên tướng Moreau trả lời, nhưng phải đến ngày thứ tư, tức là ngày thứ năm, 31 tháng Năm, thẩm phán Thuriot mới hỏi ông.
Người ta cũng bắt đầu như với Cadoudal! bằng cách hỏi các nhân chứng liên quan. Nhưng trong số đó, không ai nhận ra Moreau. Ông ngạo nghễ cười và nói:
- Các quý ông, không chỉ không nhân chứng chỉ định nào nhận ra tôi mà tất cả các bị cáo ở đây cũng chưa từng thấy tôi trước khi bị tống giam vào Temple.
Bên toà án đọc bản lời của một người tên là Roland, quân của tướng Pichegru, người này đã khai trong lần hỏi cung rằng anh ta đau lòng khi thấy tướng Pichegru giao cho mình thực hiện nhiệm vụ với tướng Moreau.
Moreau đứng dậy nói với chủ toạ:
- Hoặc Roland là cảnh sát hoặc anh ta khai như thế vì sợ. Để tôi nói cho các người hay chuyện giữa quan toà dự thẩm và anh ta đã diễn ra như thế nào. Người ta không hỏi anh ta. Không, người ta chẳng thu được lời khai nào hết. Thế là trong lúc hỏi cung, họ đã nói: "Anh đang trong hoàn cảnh cực kỳ tồi tệ, anh là tòng phạm của một vụ phản loạn: nếu anh không khai báo anh sẽ chịu án còn nếu thú nhận anh sẽ được cứu và để được cứu, con người đó đã dựng lên câu chuyện trào phúng mà các người vừa đọc đó. Tôi xin hỏi anh ta thật lòng, tôi làm phản để làm gì?
- Thì để đưa ông lên làm độc tài chứ sao - Hémard nói.
- Tôi ư? Nhà độc tài ư? - Moreau kêu lên - Người của tôi là ai? Là tất cả binh lính nước Pháp vì tôi chỉ huy chín phần mười trong số họ, tôi đã cứu sống năm mươi nghìn người. Đó là những đồng minh của tôi. Người ta đã bắt các sĩ quan tuỳ tùng của tất cả những người tôi biết, tuy thế họ chẳng tìm được chứng cớ nào. Họ nói đến sản nghiệp của tôi; tôi đã bắt đầu từ con số không và đã có thể có năm mươi triệu thế mà cuối cùng, tôi chỉ được mỗi một ngôi nhà ở Paris và phần đất Grosbois. Họ đối xử với tôi như một tổng tư lệnh mà chỉ có bốn mươi nghìn phăng, hy vọng họ phải biết đánh giá những cống hiến của tôi chứ.
Đúng lúc ấy có một chuyện kỳ lạ đã xảy ra, nó như được bàn tính trước giữa viên tướng và tuỳ tùng Lecourbe của ông ta để chứng tỏ sức mạnh của người chiến thắng Hohenlinden.
Lecourbe vào phòng xử án cùng với đứa bé trên tay. Đó là con trai của Moreau. Lecourbe bế đến cho ông ôm hôn con nhưng hàng lính gác không biết đứa trẻ nên nhất định không cho vào thế là Lecourbe nâng bổng đứa bé lên hét to:
- Các anh em binh lính, hãy để con trai tướng quân của các anh vào.
Những lời nói đó vừa dứt, tất cả binh lính trong phòng đều rớm nước mắt còn những người tham dự vỗ tay rào rạt. Nhiều giọng còn hô to:
- Moreau muôn năm!
Nếu trong lúc ấy, chỉ cần Moreau nói một tiếng, sự cuồng nhiệt sẽ lật đổ cả toà án và tù nhân sẽ thắng lợi. Nhưng Moreau im lặng không tham gia vào làn sóng đó.
- Thưa tướng quân - Cadoudal nói thầm với Moreau - chỉ còn một phiên xử như thế này nữa thôi và ngài sẽ lại ngủ ở Tuileries.

Truyện Hiệp Sĩ Sainte Hermine Giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Phần II - Claude Schopp Chương 119 Chương 1 Chương 2 Chương Kết