Chương 4

Hạ Thanh tròn mắt hỏi Hương Giang:
– Mày nói, anh ta muốn mày đóng giả vai ngời yêu của anh ta à?
Hương Giang vừa cắn hạt dẻ vừa gật đầu:
– Ừ!
Hạ Thanh vẻ suy nghĩ:
– Giang này!
– Hừ!
– Mày nghĩ hắn nói thật hay muốn thử lòng mày?
Hương Giang trề môi:
– Thử tao để làm gì? Cách nói chuyện và tính cách của anh Bình rất chân thật.
– Biết thế, sao mày không nhận lời?
Hương Giang hét nhỏ:
– Nữa! Bây giờ thêm cả mày muốn tao trở thành bồ của anh Bình à? Thôi đi?
Hạ Thanh nói:
– Tại sao mày từ chối, khi anh ta không quen không biết mày, lại sẳn sàng giúp mày một số tiền lớn? Hay là... vì anh ta quá xấu xí hả Giang? Tiếc rằng tao chưa biết hắn.
– Mày đoán sai rồi. Anh Bình rất đẹp trai, bởi thế tao mới ngại.
Hạ Thanh gật gù:
– Đẹp trai, có tài, có tiền, vậy sao không có bạn gái? Chả lẽ anh ta bị.... pêđê?
Hương Giang phì cười:
– Mày ưa nói mò bậy quá. Thật ra, Bình còn trẻ, mới hai mươi sáu tuổi. Thời buổi này, đàn ông vừa thành đạt, họ đâu thích lấy vợ sớm. Anh Bình nói, anh ấy muốn học thêm vài năm nữa. Nhất là muốn có thời gian để vẽ một vài bức họa.
Nếu nghe lời mẹ anh ấy cưới vợ, thì anh ta phải đóng cửa mọi dự định ước mơ.
Hạ Thanh nghiêm túc:
– Mày nên nhận lời giúp anh ta, chính là tự giúp mày có thêm điều kìện học thêm.
Hương Giang cau mày:
– Mày nói như vậy là sao?
– Bình thường, mày thông minh lắm mà, sao bây giờ chuyện đơn giản vậy cũng không chịu hiểu. Mày coi phim thì biết đó. Người ta có thể dựa vào một bản hợp đồng hờ, để được học tập và làm việc. Mày được anh ta giúp đở, mày muốn tìm việc làm, lấy tiền trả nợ. Dựa vào sức lực mong manh như khói sương của mày, thì làm được gì đây? Anh ta yêu cầu mày đóng vai hạn gái của anh với mức lương một ngàn đồng một tháng, rõ ràng là anh ta nluốn mày không bị lấn cấn bởi món nợ. Tao và mày lao động cật lực, gánh than trẹo cẳng, chắc gì một tháng có nổi chục đồng bạc.
Hương Giang kêu nhỏ:
– Tao biết. Khổ nỗi, lỡ tao được mẹ anh Bình chấm thật, bắt làm đám cưới thì sao?
Hạ Thanh tỉnh bơ:
– Lấy được người chồng danh giá, càng tốt chứ sao. Chả hơn đi làm mướn cho thiên hạ à.
– Nhưng chỉ là tình yêu giả, không yêu làm sao cưới?
– Lo xa làm gì mấy vụ đó. Chắc chắn anh Bình dự tính cả rồi.
– Mày nói nghe xuôi tai thật. Hay là tao giới thiệu mày cho anh Bình. Chịu không?
Hạ Thanh so vai:
– Tuy là một bản hợp đồng, nhưng đâu phải ai cũng được anh ta chấp nhận.
Anh ta chỉ muốn nhờ mày, nên nhớ, đến điều này.
– Nghĩa là mày khuyên tao đồng ý hả?
Hạ Thanh trầm giọng:
– Tao chỉ mong những bất hạnh đừng đeo bám gia đình mày. Tương lai cua mày phải được học hành đến nơi đến chốn. Mày nên nhận lời kèm theo điều kiện, anh ta sẽ cho mày học tiếp nếu mày đậu đại học.
– Như thế, khác nào lợi đụng ngưởi ta.
– Nhà giàu, hợ luôn trọng hình thức, học vị... Ví dụ mày lọt vào mắt mẹ anh Bình, bà ấy sẽ giúp gia đình mày. Cơ hội không đến thêm lần thứ hai, mày cằn nắm bất dịp may này. Tao thành thật khuyên mày đó.
Hương Giang im lặng. Những hạt dẻ vẵn được hàm răng cô tách đôi một cách khéo léo để cho vào miệng, phần nhân vừa bùi vừa béo. Hạ Thanh cũng nằm im bên Giang. Dạo này, mưa liên tục, và khi trời khô ráo thì nắng rất gay gắt.
Hạ Thanh nhìn ra ngoài sân qua khung cửa sổ. Mưa rơi đều đều trên những tán cây.
Vườn hoa nhà Giang năm nay lại trúng vụ hồng nhung. Những đóa hoa này đem lên Hà Nội bán rất được giá. Cần mẫn chàm chỉ từ lúc ba, bốn giờ sáng cho đến tận khi mặt trời đi ngủ, bố mẹ Giang vẫn chỉ làm đủ ăn mỗi ngày. Bốn chị em Giang được đén trường, chủ yếu nhờ vào đồng lương bố Giang, đi lái xe thuê cho chủ hãng xe khách liên tỉnh. Vậy mà số phận lại cố tình trêu ngươi gia đình Giang. Một chút bất cấn, phải đền một số tiền rất lớn, mà nếu có, ắt bố Giang đã sửa lại ngôi nhà của mình.
Hạ Thanh thở dài. Mong cho ngày mai nhanh đến, cánh cổng nhà tù mở ra, để bố Hương Giang được về với vợ con của mình.
Hương Giang chợt nói:
– Tao nghe lời mày. Chút nữa tạnh mưa, tao đi gặp anh Bình.
Hạ Thanh vui vẻ:
– Coi như mày đang tập một vở kịch nhiều cảnh, mày sẽ thấy thoải mái, tự tin hơn. Tao nghĩ mày vượt được cửa ải này.
Buổi chiều, Hương Giang cùng Thanh đến xí nghiệp Gạch ngói tìm Bình.
Nghe cô hỏi giám đốc của họ bằng thái độ bình dị, thân thiết, những người thoáng gặp Giang đều nghĩ cô là một người đẹp được gia đình giám đốc chọn lựa.
Hiệp hơi ngạc nhiên khi thấy Giang đến đây Anh bước đến trước mặt cô, hỏi:
– Em vào tìm giám đốc hả?
Hương Giang chớp mắt:
– Sao anh biết?
– À! Vì tôi từng phụ giám đốc đưa em vô đây. Trả lời thế, có quá khiếm nhã không?
Hương Giang bối rối:
– Em xin lỗi, vì cái tật vô tâm của mình. Người không biết thì không có lỗi.
Em gặp giám đốc có chuyện gì không?
Hạ Thanh xen ngang:
– Anh hơi bị tò mò quá lố rời đó. Đã biết bạn tôi muốn gặp giám đốc vẫn phải nói rõ lý do với anh à? Anh và giám đốc, ai lớn hơn ai?
Hiệp tỉnh bơ:
– Luận về tuổi, tôi hơn cậu chủ một tuổi, nhưng chúng tôi coi nhau như bạn.
Còn ở xí nghiệp, giám đốc chỉ có một, Đoàn Bình rõ ràng lớn hơn tôi rồi.
Nhưng ai muốn gặp giám đốc đều phải qua cửa của tôi. Vì thế, tôi đủ quyền để hỏi.
Hạ Thanh trề môi:
– Chà! Nghe oai ghê nhỉ! Chắc anh là lính gác cửa phòng giám đốc rồi. Vậy thì anh cứ báo với sếp của anh rằng, bạn gái sếp tới tìm.
Hiệp trợn mắt:
– Bạn gái ư? Là cô à?
Hạ Thanh lắc đầu:
– Không, là Hương Giang.
Hương Gian kêu lên:
– Thanh à! Mày làm ơn đừng nói bậy bạ được không? Tao đúng là ngóc khi rủ mày theo.
Quay sang Hiệp, cô nhỏ nhẹ:
– Phiền anh báo với anh Bình, tôi có việc muốn gặp ânh ấy nhé.
Hiệp chỉ ghế cho hai cô gái ngồi. Anh lên lầu hai, tìm Bình.
Đoàn Bình nhướng mắt:
– Cậu nói, Hương Giang tìm tôi à?Không định đùa nhau chứ?
Hiệp so vai:
– Ai rảnh hơi chọc ghẹo cậu vào giờ này. Cô bé còn kéo theo một cái rơmoóc hơi bị.... bà Tám đấy.
Đoàn Bình mỉm cưởi:
– Chắc chắn cậu đã đụng độ bọn họ phải không? Cứ thử làm quen cùng bà Tám xem sao, biết đâu không là duyên nợ.
Hiệp nói:
– Chưa gì đã giơ nanh múa nuốt hù dọa người ta. Tôi vốn kỳ đàn bà con gái nói nhiều, thà cô độc một mình, chứ suốt ngày lỗ tai bị ngứa ngáy, tôi chịu không nổi đâu.
Bình cười, anh đóng cửa Phòng và cùng Hiệp xuống dưới. Thấy giám đốc có khách, là hai cô gái vừa xinh vừa trẻ, đám nhân viên khối phòng ban đều tò mò tìm cách nhìn ngó, coi mặt.
Bình hỏi ngay khi gặp Giang.
– Bố em về chưa Giang? Em tìm tôi có gì không?
Hương Giang từ tốn:
– Cám ơn anh. Bố tôi được về chiểu hôm qua. Tôi gặp anh, vì lời đề nghị của anh hôm nọ.
Bình tươi ngay nét mặt:
– Chúng ta xuống căn-tin uống nước nhé.
Hạ Thanh mỉm cười:
– Tôi ra ngoài chở hai người nói chuyện. Làm kỳ đà, e rằng không tiện.
Giang gắt nhẹ:
– Mày đừng lắm chuyện, được không Thanh? Anh Bình là người này đây, còn đây là Hạ Thanh, bạn thân nhất của tôi. Nó đã thuyết phục tôi đồng ý để nghị của anh.
Căn-tin vắng khách, bởi giờ làm việc, không ai dám bỏ công việc để ngồi uống cà phê.
Bình hỏi Hương Giang:
– Hai em uống gì?
Hạ Thanh mau mắn:
– Em uống sữa đậu nành.
Giang chậm rãi:
– Tôi uống trà đường.
Bình ngạc nhiên trước cách giải khát của Giang. Ở cô gái nhỏ này, luôn chứa đựng những điều anh không ngờ đến.
Giang nói ngay, chẳng chút khách sáo:
– Anh tìm được bạn gái chưn, anh Bình?
Bình khẽ cười:
– Tôi suốt ngày ở xí nghiệp, có rảnh để đi chơi đâu chứ. Hơn nữa, tôi hơi bị vô duyên mỗi khi đứng trước phụ nữ, nên tôi khó tìm bạn gái lắm. Giang hỏi tôi câu này hàm ý gì nhỉ?
Giang nhìn thẳng vào Bình:
– Tôi đồng ý làm bạn gái của anh.
Bình mừng rỡ:
– Thật chứ?
– Chuyện nghiêm túc, tôi không hao giờ đùa cợt.
Hạ Thanh nói:
– Dù chỉ là một hợp đồng tình yêu, anh vẫn phải tôn trọng bạn tôi. Cấm được để nó buồn!
Bình cưới:
– Em yên tâm! Tôi tuyệt đối không để sự buồn giận vương lên mắt Hương Giang.
– Hương Giang là đứa nhạy cảm, tự ái chất ngất, anh không nên quá xa chuyện tình cảm trong khuôn khổ được giao ước. Nó cần tiền thật, nhưng nó dám hất tung tất cả khi bị xúc phạm.
Hương Giang nhăn nhó:
– Nói lung tung gì thế? Tao tự biết bảo vệ mình, đừng bắt người ta nghe lời mình, khi bản thân tao đang lệ thuộc vào người ta.
Hạ Thanh cười cười:
– Không nói, tao không an tâm.
Hương Giang nhìn Bình:
– Anh chắc chắn mẹ anh không ép anh lấy người khác chứ?
Bình gật đầu:
– Hồi sáng nay, mẹ tôi còn nhắc lại chuyện này, kèm theo một bức hình của cô con gái bạn của mẹ tôi. Họ đang sống trong Vĩnh Lân. Từ nhỏ, tôi đã ác cảm với người miền Trung. Họ không làm gì tôi hết, nhưng tự nhiên thấy ghét thôi à.
Bây giờ phải lấy người ta, tôi thà chết còn hơn.
Giang phì cười:
– Anh lạ thật! Khi không ghét người ta lãng nhách thế. Người xứ Nghệ, trai gái đều đa tài chứ không phải hạng thường đâu. Mẹ anh đã tính kỹ khi chọn con gái miền Trung làm dâu. Họ không xài hoang phí, lại chăm chỉ ân cần.
– Em rành dữ vậy. Làm như em là người từng trải nhiều lắm, phân tích mọi việc kỹ lưỡng quá.
Hạ Thanh rùn vai:
– Để tôi mách nhỏ cho anh biết. Hương Giang là học sinh giỏi toàn diện.
Văn, sử, địa, nó thuộc làu từng vùng. Việt Nam hay thế giới, nó đều phân tích được hết. Toán, lý, hóa, cũng học vào hạng siêu cấp. Vì hoàn cảnh gia đình nó phải nghỉ học, chúng tôi đều tiếc thay đấy.
Bình điểm đạm:
– Mọi việc nếu đi theo đúng sự sắp xếp của tôi, Giang muốn học tiếp, tôi hứa sẽ tài trợ.
Hạ Thanh nói:
– Quán tử nhất ngộn!
Bình xòe tay:
– Quân tử nhất ngôn!
Hạ Thanh đặt tay lên tay Bình, cô bảo Giang:
– Mau đưa tay vô đây!
Hương Giang chậm rãi:
– Tao không thích lợi dụng anh Bình.
– Tao sẽ học khi có điều kiện. Bây giờ thì về thôi.
Bình kêu lên:
– Ngồi thêm chút nữa đã.
Hương Giang lắc đầu.
– Anh còn trăm công ngàn việc phải lo. Để mẹ anh biết chuyện bạn gái anh đến tận xí nghiệp rủ rê con trai bà bỏ bê công việc ra quán ngồi, đảm bảo bà sẽ ghét đấy.
Dứt lời, Hương Giang chủ động rời bàn. Hạ Thanh vội theo chân Giang.
Không chờ Bình tiễn, Giang leo lên xe cho Thanh chở đi thật nhanh.
Đoàn Bình vui trong bụng. Chiều nay, anh sẽ đến nhà Giang, phải hướng dẫn cho cô biết những sở thích của mẹ. Người già thường khó chịu, nhất là với các cô gái con nhà nghèo, nếu không biết cách đối xử, người lớn sẽ làm tổn thương con cái mình. Anh không muốn điều đó xảy ra cho mẹ anh hoặc Giang.
Mấy ngày nay, trái tim anh cứ luôn nghĩ đến Giang. Lẽ nào đó là tín hiệu tình yêu?
Bà Gái rót thêm nước trà vào tách cho chồng. Bà nói nhỏ:
– Ông khoan tìm việc vội! Cả chục ngày bị giam cầm, ông gầy đi nhiều đấy.
Phải nghỉ ngơi tịnh dưỡng ít bữa, ông ạ.
Ông Quyền rầu rĩ:
Tôi cũng muốn nghỉ lắm chứ. Lớn tuổi rồi, gân cốt cứ như sợi xích xe bị gì sét ấy, cần được tra thêm dầu mỡ mới tiếp tục chạy nổi. Nhưng còn gia đình con cái, phải làm sao hả bà? Tôi không cam lòng để con Giang nghỉ học lúc này.
Ông trời thật bất công với chúng ta. Không được học nữa, khác gì tương lai nó bị chặt đứt. Thà nghỉ ngay từ khi học hết cấp II, cố đến đây rồi, phải buông xuôi thì tàn nhẫn quá. Hương Giang đã phải phấn đấu rất nhiều. Tôi nhất định sáng mai xuống cảng, làm công nhân bốc vác vậy.
Bà Gái kêu lên:
– Công việc ở cảng nặng nhọc lắm. Ông làm sao vác nổi bao hàng năm, bảy chục ký trên vai suốt ngày chứ. Thư thả tìm việc khác ông ạ.
Ông Quyền vẫn nói:
– Tôi còn chuyện chưa hỏi bà. Tiền ở đâu mà bà có những năm ngàn đồng để đưa cho họ? Bà đi vay bọn cho vay nặng lãi, phải không?
Bà Gái trầm tĩnh:
– Không, tôi đâu dám vay của họ. Nhìn cảnh vợ chồng chú Tân bị họ đánh đập đòi nợ, tôi sợ lắm. Là bạn con Hương Giang giúp nó đấy.
Ông Quyền trợn nắt:
– Bà nói sao? Bạn của con Giang giúp à?
Chúng nó toàn một bọn con nít, đã đứa nào làm ra tiền mà giúp chứ? Số tiến lớn như thế, tôi không tin người ta giúp mình vô tư.
Ông chợt nhìn xoáy vào mắt vợ như dò xét như dọa dẩm. Bà Gái kêu lên:
– Ông lạ nhỉ! Tin hay không tùy ông. Sự thật là vậy. Mắc gì ông nhìn tôi, cứ như tôi là kẻ phạm tội với ông thế.
Ông Quyền gằn gằn:
– Bà! Chúng ta là vợ chồng đã hai chục năm, côn chuyện gì không thể chia sẽ. Bà cho tôi rõ sự thật được chứ.
Bà Gái tròn mắt:
– Sự thật gì?
– Số tiền năm ngàn đồng ấy, phải con gái chúng ta đã đồng ý...
Ông lúng túng không biết nói thế nào.
Bà Gái gằn giọng:
– Ông ám chỉ điều gì vậy? Hãy nói thẳng ra đi!
Ông Quyền nuốt nước bọt đánh ực:
– Bà đừng sợ tôi đau đớn. Phải Hương Giang nói nhận lời đi bán cà phê cho mụ Lệ Hòa rồi không?
Bà Gái giận dữ:
– Ông nói thế, không sợ con nó nghe được nó buồn à? Tôi thà bán cái nhà này, chứ không đời nào để con tôi làm cái việc ô nhục ấy. Dù đói khổ, song con gái tôi cũng hơn chân vạn đứa ở đất này học hành chả giống ai. Là tiền của bạn nó giúp nó. Cậu ta là con trai bà. Cả Bính, giám đốc Xí nghiệp Gạch ngói Đòan Vân.
Ông Quyền há hốc miệng:
– Bà nói, con trai bà Cả Bính giúp ư?
– Làm sao con chúng ta quen họ chứ?
Bà Gái lẫy giọng:
– Điều này thì tôi chào thua. Ông đi mà hỏi con Giang ấy!
Dứt lời, bà mặc kệ ông với hàng trăm câu hỏi trong đầu. Bà đi xuống bếp nhen lửa nấu cơm.
Hương Giang về nhà kịp lúc mẹ cô dọn mâm cơm trưa lên bàn. Cô chép miệng, hít hà:
– Mẹ nấu món gì mà thơm vậy mẹ?
Bà Gái cười hiền:
– Có thịt cá gì đâu con, là rau muống xào tỏi thôi. Sáng giờ, con đi xin việc à?
Hương Giang cắn nhẹ môi:
– Dạ.
Được không con?
– Dạ, được.
Cô nhìn quanh:
– Bố con đáu mẹ?
– Ổng vừa hỏi mẹ về con đấy. Nếu đi làm, con nên thưa rõ ràng vôi bố con.
nhé.
– Không thôi, ông nghi ngờ là khổ lắm!
Hương Giang cau mày:
– Bố mẹ đã xảy ra chuyện gì à?
Bà Gái thở dài:
Bố con nghi ngờ việc người ta giúp con năm ngàn đồng là không phải. Ông nghĩ rằng con đi hán cả phê cho bà Lệ Hòa.
– Mẹ không giải thích rõ để bố hiểu ư?
– Ông chịu tin đáu mà nói.
Hương Giang ra vườn. Bố cô đang lui cui bắt sâu cho luống rau xà lách. Trời nắng thế này, vạch gốc rơm ra, rau chết mất thôi. Bố đang nghĩ ngợi chuyện gia đình, nên đã quên việc không nên làm này.
Giang đi đến bên ông Quyền, cô cầm tay bố, nhẹ nhàng nói:
– Cơm chín rồi, con mời bố vào ăn cơm. Tự dưng sao bố đi bắt sâu rau giờ này chứ?
Ông Quyền nhìn Giang:
– Con về rồi hả? Chục ngày nay ngồi chòng chọc ở một góc phòng giam vừa chật vừa hôi, bố oải quá, chân tay cứ rã rời, khó chịu lắm. Con đi đâu từ sáng sớm đến giờ vậy Giang?
Hương Giang từ tốn:
– Con đi kiếm việc làm, bố ạ.
Ông Quyễn thảng thốt:
– Sao? Con đi tìm việc làm à? Tạng người ốm o không được bốn chục ký như con, ai người ta mướn, đi hỏi chỉ cho mất công hả con?
Hương Giang chậm rãi:
– Vậy mà con đã xin được một việc làm rồi đồ bố ơi.
Ông Quyền buột miệng:
– Không phải ở các quán cà phê hay rửa chén cho quán cơm chứ?
Hương Giang cong môi:
– Bố này, chưa gì đã nghĩ con gái mình tệ vậy sao. Con thà đi rửa chén hay nhặt than, gánh nước mướn, chứ vào mấy quán cà phê làm tiếp viên thì con không bao giờ vào đâu.
Bố đừng lo lắng quá, kẻo sinh bệnh thì khổ lắm.
Ông Quyền nắm tay Giang:
– Số tiền ấy, đúng là người ta giúp con vô tư à?
Giang mỉm cười:
– Dạ. Anh Bình nói, là tiền riêng anh ấy để dành, không phải của gia đình, nên con cứ từ từ bao giờ có điều kiện gửi trả lại cho anh ấy cũng được.
Ông Quyền rưng rưng:
– Tạ ơn trời phật! Thì ra cuộc sống này không hẵn đã hết người tốt. Bố cũng muốn tìm lại một việc làm, con ạ.
Giang cười nhẹ:
– Vài ngày để bố nghĩ ngơi... xả xui rồi hãng tính. Con hiểu sự nôn nóng của bố mà.
Ông Quyền ngậm ngùi:
– Con buồn bố không?
Hương Giang nhẹ giọng:
– Sao con lại buồn bố được. Trăm cái may không qua tay thời vận. Thôi thì bố cứ coi như của đi thay người, để lòng mình thư thái, bố nhé. Con sẽ cố gắng phụ bố mẹ. Cuộc đời còn dài, con nhất định tìm được con đường học vấn để bố vui, dù đó là học đại học tại chức. Bây giờ, con đói bụng lắm rồi.
Ông Quyền gượng hỏi thêm:
– Con chưa nói chô bố nghe, con đã xin được việc gì?
Hương Giang thật thà:
– Tạm thời con làm văn thư ở xí nghiệp gạch ngói, bố ạ. Tiền chỉ mấy chục đổng một tháng, nhưng phù hợp sức khỏe của con.
Ông Quyền thở dài:
– Đành vậy đã con ạ.
Suốt bữa cơm, Giang không nhắc lại chuyện đi làm nữa.
Cùng thời điểm đó, tại nhà Đoàn Bình, bà Cả Bính hỏi lại con trai trong bữa cơm trưa:
– Saơ rồi con trai? Liệu đến ngày giỗ cụ tổ, con không làm mẹ thất vọng chứ?
Đoàn Bình từ tốn:
– Mẹ yên tâm! Con đã hứa, con không bao giờ sai lời hứa.
Bà Bính vẫn bảo:
– Là con nhất định đấy nhé. Từ hôm nay cho đến hôm đó, chỉ còn có ba tuần thôi. Hồi nào giờ, mẹ chưa nghe nói con có bạn gái.
Bây giờ con vui vẻ đồng ý dẫn bạn về nhà, khiến mẹ thấy vừa nôn nao muốn sớm gặp mặt con dâu tương lai, vừa thấy là lạ thế nào ấy.
– Mẹ đừng đa nghi vậy. Tại con chưa muốn bị trói buộc vào bổn phận và trách nhiệm, nên chưa dẫn người ta về gặp mẹ đấy thôi.
Bà Bính cười tươi:
– Chà! Nghe cách nói chuyện của con, phải con có bạn gái từ rất lâu rồi không?
– Dạ.
– Người ở đâu vậy con?
Đoàn Bình nhún vai:
– Con sẽ bí mật đến giờ chót:
Mẹ không moi được gì ở con đâu.
Bà Bính vẫn gặng hỏi:
– Không nói tên cũng không sao. Nhưng con bé còn đi học hay đã đi làm?
Buôn bán cho gia đình, hay làm công nhân?
Bình mỉm cười:
– Cô bé vừa học xong lớp mười, khả năng sẽ vào đại học. Đây chính là lý do khiến con trì hoãn việc dẫn cô ấy về nhà.
Bà Bính kêu lên:
– Bình à! Con đừng quên rằng lời thầy dạy, con nhất định phải cưới vợ na8m nay đấy nhé. Gia đình ta cũng không phải nghèo khó gì, cưới xong, con muốn cho vợ con đi học, mẹ cũng không cấm:
Nhưng việc đám cưới thì không thể không tiến hành.
Hơi bị ép nhau đây! Hương Giang nghe được câu nói này của mẹ, anh đảm báo cô bé còn khuya mới chịu ù.
Bình nghỉ thầm phải từ từ tìm cách đấy.
– Khổ mẹ quá đi. Con biết rồi. Con hứa với mẹ, tức là tụi con đã quyết định.
Bất chợt Bình nhìn thẳng vào mặt mẹ anh. Bà Bính hỏi:
– Con muốn hỏi mẹ điều gì phải không?
Bình điềm đạm:
– Không phải hỏi, là con muốn mẹ hứa với con một việc.
– Nếu việc ấy nằm trong khả năng của mẹ. Nói đi!
Bình chậm rãi:
– Sau này, khi mẹ biết rõ người con thương yêu không được môn đăng hộ đối với gia đình ta, mẹ cũng không được khinh khi cô ấy.
Bà Bính hoang mang. Câu hói này có nghĩa là con bé kia hoàn cảnh nghèo hèn rồi.
Con trai bà sao có thể quen mấy đứa con nhà bần hàn như thế chứ. Hèn gì nó không chịu hé môi cho bà biết. Nếu bà không cứng giọng, chắc nó còn chờ con bé kia bốn năm đại học nữa. Giời ạ! Nhà nghèo mà đòi học cho cao, tiền đâu mà học, nếu không phải do con trai bà giúp đỡ. Một năm nó cung cấp cho người ta hết bao nhiêu tiền? Bốn năm trời nhân lên, chắc chắn bay cả chục lượng vàng.
– Ôi, trời ạ! Ngỡ là con khôn ngoan cho mẹ nhờ, ai đè lại dại gái như vậy.
Thật tức chết!
Bà Bính mới nghĩ bao nhiêu đó, đã nghe giận con trai vô cùng. Và bà đâm ghét cơn quỷ cái, nhà ai, khôn ngoan nanh nọc nứt mắt đã biết lợi dụng moi tiền người khác.
Bình không nghe mẹ ừ hử gì, vẻ mặt bà tỏ ra rất căng thẳng. Anh kêu nhỏ:
– Mẹ!
Bà. Bính giật mình:
– Gì thế?
Bình nói:
– Mẹ đang nghĩ gì vậy? Phải mẹ đang nghĩ xem con khôn hay ngu phải không? Vấn đề con muốn nói trước với mẹ hôm nay là người ta nghèo, nhưng nhân cách sạch sẽ. Cô ta không hề lợi dụng con chuyện gì. Con chi cần mẹ vui vẻ đón tiếp cô ấy, mẹ bắt con làm gì, con cũng chịu. Đã dẫn cô ấy về nhà, con không bao giờ thay đổi, dẫu thêm người khác về đây nữa đâu. Mẹ cần hiểu rõ về con như thế. Con không lấy được người con yêu, con nhất định vì chữ hiếu, không lấy vợ, ở vậy nuôi mẹ già.
Bà Bính không lạ gì tính thằng con của bà. Bà gượng cười:
– Con trai à! Mẹ nhất định thương yêu vợ của con. Được chưa?
Bình bình tĩnh:
– Con xin lỗi. Con luôn nghe lời dạy của mẹ. Nhưng khi lấy vợ, con có lập trưởng của con, vì do mẹ muốn con cưới vợ, nên mẹ không thể thấy con vì yêu thương, chăm sóc cho vợ con mà mẹ bực bội đấy. Lúc ấy, tình thương của con dành cho mẹ chỉ bằng một nửa bây giờ. Lẽ tất nhiên, con vẫn luôn kính trọng mẹ.
Bà Bính nói:
– Mẹ hiểu chuyện này mà. Con không cần lo xa như thế.
Thật ra, bà khôngngờthằng con của mình lại suy nghĩ được cặn kẽ như vậy.
Điều đó chứng tỏ, con trai bà rất yêu thương cô gái kia. Và nó dám đối đầu bà, nếu như bà cố tình gây khó con bé kia. Là đứa nào? Đứa nào đủ khả năng khiến con trai bà sẵn sàng bảo vệ nhỉ?
Bà Bính thấy rõ sự mâu thuẫn của chính bản thân. Chuyện bắt con lấy vợ là do bà khơi gợi. Bà rất mong căn nhà đồ sộ của bà có thêm người, thêm tiếng nói cười biết bao. Bà từng hình dung mỗi buổi chiều bên bàn ăn, nhà bà sẽ đủ đầy bóng hạnh phúc của một gia đình, hoàn toàn vui vẻ ấm cúng. Con dâu và sau đó là những đứa cháu nội xinh xắn, mũm mũm... Những. ngày nghi cuối tuần, nhà bà thêm.chén đũa, mời sui gia.
Thành công trên thương trường, góa chồng đã mười năm nay, bà không ngnĩ gì cho bán thân mình. Bây giờ là lúc được hưởng cánh an nhàn thong thả. Vậy mà nghe lời con trai nói, tự nhiên bà cứ thấy khó chịu một cách mơ hồ.
Bình lay vai mẹ:
– Mẹ! Mẹ không sao chứ?
Bà Bính giật mình, ngơ ngác:
– Mẹ.... ừ, mẹ không sao. Con ăn thêm bát canh cho bổ, con ạ.
Bình đặt chén xuống bàn cơm, anh nói:
– Con còn trẻ, no bụng là được. Mẹ không cần tốn công nấu nướng các món đặc sản cho con ăn. Vừa phí, tốn kêm lại vừa vất vả cho mẹ. Mẹ phải nghĩ nhiều hơn đến sức khỏe của mình kìa. Con ăn đủ rồi. Con lên phòng nằm nghỉ một chút nghe mẹ.
Bà Bính khẽ thở dài, nhìn theo con trai. Ước gì đêm nay chồng bà hiển linh, báo mộng để bà biết danh tánh, nhà cửa của con dâu tương lai, thì tốt biết mấy.
Bà nổi tính nôn nao tò mò, muốn tìm hiểu về cô gái của con trai bà trước. Khổ nỗi, chuyện gì thằng con bà đã không nói, dẫu cạy răng, nó cũng không hé môi.
Bà đành phải chờ thôi.
Vài ngày sau, Bình đến nhà tìm Hương Giang. Mẹ cô nói, cô phụ bán hàng tạp hóa cho một người bà con, ngoài chợ.
Bà Gái hỏi Bình:
– Hình như cậu muốn Hương Giang đến làm việc tại xí nghiệp của cậu, phải không?
Bình mỉm cười:
– Dạ. Theo bác, cháu tính nhưthế, được không ạ?
Bà Gái cười nhẹ:
– Thoạt đầu, con Giang cũng nghĩ đến chỗ cậu làm. Nhưng vô tình, bên họ ngoại của bố nó có người em bán hàng tạp hóa ở chợ ngoài thị xã, cô ta kẹt công việc phải vào Đà Nẵng nuôi con gái sanh đẻ. Cô ấy thấy Hương Giang thật thà, siêng nãng, lại là bà con trong họ, nên cô ấy tin tường, giao nhà cửa, hàng họ cho con bé bán giúp ít tháng.
Bình kinh ngạc:
– Tức là Giang ở luôn ngoài tiệm tạp hóa hả bác?
Bà Gái cười:
Thì nhà người ta ở đó mà. Nhà lầu, tầng trệt dùng lăm nơi bán hàng, ăn uống ngủ nghỉ thì lên lầu.
– Vậy cũng tốt. Ủa! Nãy giờ cháu không thấy bác trai. Bác trai đâu rồi bác?
Bà Gái chép miệng:
– Ông ấy than ngồi nhà buồn chân buồn tay, hơn nữa kinh tế trong nhà sáu miệng ăn, ổng đi làm rồi cháu ạ. Dưới cảng ấy.
Bình băn khoãn:
– Bác ấy vừa để xảy ra tai nạn, dù không nói ra, nhưng người ta đâu dám mướn bác ấy lái xe nữa. Ngoài cảng, bác ấy làm việc gì?
Bà Gái thỡ dài:
– Bác và con Giang đã nói và phân tích, song ông ấy không nghe. Sức khỏe yếu, nhưng lại đòi đi làm nghề bốc vác. Hai hôm nay, cứ ông ấy ra khỏi nhà là bác lại lo lấng không yên, song cũng không còn cách chọn việc.
Bình vẻ suy nghĩ, một lúc anh nói:
– Tối nay cháu quay lại. Cháu hứa giúp hai bác có được cuộc sống thoải mái hơn.
Bình theo địa chỉ bà Gái đưa, anh dễ dàng tìm được Hương Giang. Một cửa hàng tương đối lớn. Khách hàng mua hàng liên tục. Bình tới và lập tức anh trở thành người phụ việc bất đắc dĩ của Giang.
Khách vắng, Bình hỏi cô:
– Sao bà chủ không thuê thêm người bán phụ hả Giang?
Hương Giang cười nhẹ:
– Có hai cô bé nữa, nhưng mấy đứa này làm việc bán thời gian, chủ yếu là buổi chiều và tối Sáng, họ đi học.
– Nghỉ hè rồi, còn học gì chứ?
– Anh có vẻ bị lạc hậu so với thời đại này rồi. Học trò thời nay, người ta nghỉ hè rất ít, và vẫn học hè, để chuẩn bị cho một năm học mới.
Giang nheo mắt:
– Anh tìm Giang có chuyện gì hả?
Bình gật đầu:
– Tôi nói chuyện cho mẹ tôi nghe rồi.
Giang hỏi vẻ hồi hộp:
– Mẹ anh nói thế nào?
– Bà vui lắm. Một hai bắt tôi nói rõ tên tuổi và gia đình em, cho mẹ biết.
– Rồi anh nói tất cả à?
Bình cười cười:
– Vẫn chưa thể hé bức màn bí mát này. Tôi muốn mẹ tôi bị bất ngờ.
– Liệu như vậy, bà có cho rằng tôi làm cao không?
– Không đâu. Mà này! Từ bầy giờ, chúng ta phải thay đổi cách nói chuyện dần đi nhé.
Hương Giang chớp mắt:
– Là sao?
– Thì... là người yêu của nhau, phải tỏ ra thân mật, đằm thắm, phải gọi bằng ''anh em", chứ không thể gọi nhau như hiện tại.
Hương Giang vẻ nghĩ ngợi:
– Cần thiết phải vậy, mới đúng tình yêu không?
– Cần chứ! Em không nghe, khi yêu, người ta rất ngọt ngào hay sao?
– Nhưng chúng ta chỉ đóng kịch thôi mà. Lỡ quen miệng rồi...
– Từ từ sửa, Giang ạ? Anh không muốn mẹ anh phát hiện ra bất cứ sự giả tạo nào.
Hương Giang mím môi:
– Thôi được rồi. Bầt quá xưng bằng tên cũng ổn thôi. Trong phim, người ta toàn gọi nhau bằng "cậu và tớ" đấy.
Hương Giang hỏi:
– Anh mất công sắp xếp việc làm cho... Giang, vậy mà Giang không đi làm, cũng không tới nói lại anh, có nghĩ Giang quá đáng không?
Bình cười nhẹ:
– Dù sao công việc này em làm vẫn thoải mái và tự do hơn là đến xí nghiệp.
Anh sẽ nói với mẹ, em bán hàng của gia đình, được chứ?
Hương Giang quay qua nhìn Bình đăm đăm:
– Mẹ anh không thích gia đình nghèo, đúng không?
Bình chậm rãi:
– Anh đã nói rất rõ, là gia đình em nghèo, bản thân em còn muốn học cao hơn.
Bây giờ, khi bà thấy em ở nơi này, bất luận lòng bà có ôn hòa, thìvẩn không tránh khỏi sự so đo. Anh nghĩ khi mẹ thấy, đầu óc mẹ được thoải mái hơn.
Giang rùn vai:
– Vậy thì tùy anh, muốn lái câu chuyện thế nào tùy ý. Dù sao anh cũng đừng dẫn em đi quá xa trong vỡ kịch này.
Bình ngập ngừng:
– Lỡ... mẹ anh muốn chúng ta cưới thật?
Giang kêu lên:
– Không thể được. Chỉ đóng vai nửa giờ hay vài giờ trước mặt gia đình anh, em đã thấy khó. Cưới nhau, em phải dọn về nhà anh, em không làm nổi đâu.
– Nhưng đó cũng là cơ sở để em đi học đại học tiếp. Đi học rồi, cả tháng em mới về nhà một lần, có gì mà không ráng được chứ. Chẳng phải em rất muốn tiếp tục học hay sao?
Hương Giang vẫn nói:
– Hết bốn năm đại học thì sao nữa?
– Ly hôn!
Giang trợn mắt:
– Ly hôn à? Tai tiếng em phải gánh. Nhất là cái tiếng có chồng bị chồng bỏ, làm sao em tìm được hạnh phúc. Người ta còn con gái để bị tiếng đó, coi sao chứ. Em không chịu.
Bình bật cười:
– Chỉ ví dụ thôi, làm gì em cuống lên thế. Không chịu thì không nhắc nữa.
Giang này! Ở đây, có chỗ nào người ta cho thuê mặt bằng không?
Hương Giang nhìn Bình:
– Có đấy! Nhưng anh hỏi làm gì thế?
Bình điềm đạm:
– Anh nghe mẹ em kể, bố xuống Cảng làm bốc vác. Anh thấy bố em sức khỏe yếu, lỡ không may xảy ra chuyện gì nữa, thì khổ. Anh định tìm 'nặt bằng, rồi đầu tư vốn cho bố em buôn bán.
Hương Giang sững người:
– Anh đầu tư vốn à? Lỡ bố em không biết làm ăn, vốn mất thì sao?
– Em đừng lo xa như thế. Mình bán một loại hàng gì đó, ngay tại đây, không cần phải đi buôn xa nhà. Em hiểu không? Còn mẹ em nữa. Có cửa hàng, mẹ em nhất định vui lắm, khi bà không còn mặc cảm mình là người vô dụng nữa.
– Anh muốn bán thứ gì?
Chuyện này để anh coi đã. Bây giờ anh về đây.