Võ hiệp lịch sử tiểu thuyết
Chương 57.

 
57. Giòng Thương Giang, suối lửa hoa đăng,
Thái tìm Xuyên, chép ghi trận địa.
Đức và Thái ở lại dự đại hội Bạch Đằng nhận được tin quan trọng giáo đoàn Hằc Y tự diệt vì dân chúng nổi loạn phá đền thờ trung ương và mang ra đuờng thiêu hủy tất cả những quyển thánh kinh bìa đen. Đức còn nhớ: mở đầu thánh kinh: ngoại đạo là phản đạo – tiêu diêt ngoại đạo là thánh lệnh – chết vì đạo là đi đến thánh đường - tận diệt ngoại đạo là mục đích…còn nhiều đạo lệnh dở gàn nguy hiểm nữa …Tin vui là trong danh sách chính quyền tạm thời mới có tên Phan Thanh Liễu, Bế Nông Lan, Lam Hà đạo sĩ và nhiều tên mới. Chính quyền mới tuyên bố không được thù hằn giết chóc tù đầy. Thực ra không có đạo giáo nào dạy chém giết tù đầy, nhưng  những kẻ lợi dụng thời cơ, đó là những cán giáo xuyên tạc ….lợi dụng tín đồ? Đó là kết luận của Thái và Đức sau khi phân tích thời cục.
 Đức rút lui, Thái ở lại văn phòng, đối bóng suy tư, nhưng không viết thêm được dòng nào, xuống đường, tới gốc anh đào, không thấy đôi Quyền Quyên nữa, Thái tản bộ bờ sông rồi rẽ vào một xóm nhỏ khi trời về chiều, hoàng hôn đang tràn ngập lôi đường. Giải gạch lát lối đi vòng quanh hồ sen, phong cảnh tuyệt vời êm dịu. Mùa này mưa nhỏ bụi nước cực vi treo không trung. Mỗi lá sen muộn nâng đỡ hàng trăm hạt kim cương óng ánh. Vài đôi bướm trắng cánh nặng tìm nơi ẩn tránh. Con chuồn chuồn bích ngọc cố bám cánh sen…tất cả như cố giữ mùa hè đang qua.
 Thái bỗng nhớ câu thơ của Cúc Xuyên ở Thanh Thiên hồ. Liên trì tàn dạ phong luyến nguyệt, Trang thôn sơ nhật vũ lưu vân…Thái nhớ Cúc Xuyên nghĩ thầm: nếu có Cúc Xuyên nơi đây? Chợt nhớ đến thời khắc biểu, vội vã trở về lữ quán.
 Hội trường đã bắt đầu đông, từng đám năm, ba, luận bàn nổi sôi. Đủ mặt danh nhân các hội, các đoàn. Dân chúng trẻ già mỗi người sách một đén lồng hình thuyền thoi, đủ mầu, đủ sắc.
Đêm xuống, Mây đen đã theo gió đi xa,  trời xanh thẳm như ai vừa quét sạch. Chợt một tiếng tù và vang động không trung, Phan lão trượng, trên đài
 Hỡi dòng sông muôn thủa!
 Hỡi con sông nước chảy đôi giòng!
 Huyết quản của đất nước oai hùng,
 Không bao giờ khuất phục;
 Đừng bao giờ cạn giòng nước yêu thương
 trước khi ra biển cả!
 Cả sông Gianh chia rẽ …
 Hãy chẩy về đây
 trước khi ra biển cả đem lời nguyền dân ta
 Chấm rứt can qua
 Từ nay…từ nay, nước nhà an lạc…
 Hỡi con sông yêu dấu
 Hỡi con sông đấu tranh 
 Cho thanh bình hạnh phúc! !!
 Giọng ca trầm bổng của lão trượng vừa chấm hết thì hàng ngàn, hàng vạn chiếc đèn lồng thuyền thoi được châm lên và thả xuống sông…Hai bờ sông và hội trường như sao sa mặt đất. Rồi trên đồi cao, hàng trăm hàng ngàn ngọn đèn bay lên không trung, theo tiếng sáo diều muôn điệu…cản tượng quá đẹp, có thể không bao giờ thấy lại.
 Thái ghi chú kỹ thuật đặc biệt của Trấn Bắc đèn diều vẫn sáng trên không trung trong khi con sông thành một suối lửa đủ mầu. Chuỗi đèn lồng thuyền thoi theo đôi giòng nước chẩy, mọi người hò reo vang động núi rừng xa xa.
 Chợt trên trời hàng ngàn chiếc diều đèn thay nhau cháy bùng thành đóa hoa muôn mầu nhân đôi trên mặt sông.
 Đó là chương trình pháo bông, bí mật của Song Lưu do xuởng dệt Dương Châu chế tạo Quế Anh vẽ kiểu. Thái ghi trong Nhật ký: Kỳ nữ việt nam không thiếu, nhưng họ đã bị mai một trong cổ tục hủ phong.
-Một trận Vạn Kiếp nữa, nhưng là nội chiến, - Đúc nói  va Đức nhắc:.
-Nhiệm vụ của Thái không kém phần quan trọng. Thái có nhiệm vụ viết lại những sự kiện lịch sử. Chỉ có Thái mới biết phân tích, mới biết tổng hợp, rõ ràng cho mai sau. Nếu Thái phi ngựa xuống hạ lưu, khoảnh khắc sẽ gập Cúc Xuyên –
 Thái lưỡng lự:
-Anh Đức, gập để làm gì? nàng đâu muốn gập tôi? –
Đức tủm tỉm:
-thì cứ đi sẽ rõ. Quân ta toàn thắng. Chiến công của Cúc Xuyên đấy, Thục Lai và Vi Vi cũng dự trận này, mỗi người một nơi án quân chỉ định trước. Cúc Xuyên đã chiến thắng quân Trịnh -
 -Tin khẩn trương đã biết, Tây Sơn sắp ra diệt Trịnh, mà Trịnh lại sai quân lên đây làm gì? – Thái hỏi.
- Thì bọn kiêu binh, hữu dũng vô mưu nên mới luôn luôn sai lầm - Đức trả lời.
Thái coi bản đồ thấy đối diện bản doanh của Cúc Xuyên, có tướng Nghiêm Thành án binh. Thái động lòng ghen  vì Thái nghe danh tiếng Nghiêm Thành từ lâu. Thái nghĩ rằng đáng lẽ, địa điểm này, Thái phải thay Nghiêm Thành mới “hợp lý, hợp tình” Ý nghĩ tầm thường nhỏ mọn cũng thoáng qua, Thái theo Đức quan sát trận địa.
Tới địa điểm, trận chiến đã tàn. Chỉ còn xa xa mấy chục chiến thuyền của quận tướng Trịnh Gia đang còn cháy sáng trôi giòng. Nơi đây gập nhiều bạn gái đã dự trận Thạch Đào.
 Thái hỏi thăm mấy nàng Thạch Đào, Tuyết Giang:
 - Các em đi lấy chồng gần hết, chỉ còn lại Tuyết Giang này và Trang Nương.-
 Tuyết Giang không nói đến Cúc Xuyên, cố tình trêu chọc Thái. Thái nóng ruột bồn chồn, nhưng cố trấn tĩnh, sau cùng, Tuyết Giang thương hại:
 - Còn người vẫn đợi chờ chưa lấy ai là …là ..Cúc Xuyên -
 Thái cố giấu vui mừng.
 - Giang ơi, Thái chẳng có quyền gì hỏi thăm Cúc Xuyên. Quả là Thái này ngu xuẩn, Sợ sệt, Thái tôi bị Cúc Xuyên chi phối. Thái không dám…, không dám mọi thứ…Thái chưa biết, chưa bièt tâm lý phức tạp của phụ nữ…-
 - Giang không thấy Giang phức tạp, - Giang trả lời -Nếu Giang yêu thực sự thì Giang rất dễ dàng… Cúc Xuyên thì phức tạp thực vẫn đợi Thái đấy Xuyên là một bông hoa không thể chiếm đóng dịu dàng, không thể van xin, mà phải…mà phải đàn áp mạnh dạn…Giang mách nước đấy…Không nghe, không hiểu thì thôi …-
 - Tiếc thay, tiếc thay, - Thái trả lời-, Thái không phải là dũng tướng Nghiêm Thành –
 Tuyết Giang cười:
 - Thôi đi, đừng ghen tuông hão huyền. Nghiêm Thành và mấy người khác, muốn biết thì Giang sẽ kể hết những ai say mê Cúc Xuyên, nhưng Cúc Xuyên đều khước từ…-
 Thái bỗng nóng ruột
 - Sao bây giờ chưa về? -
 Giang:
 - chưa về? ai chưa về? Cúc Xuyên phải không? Để Giang giúp nhé -
 Rứt lời, Giang gọi hai kỵ mã dẫn ngựa đến giao cho Thái. Như người máy, Thái theo họ lên đường.Chừng mươi phút, Thái thấy Cúc Xuyên oai nghiêm trên ngựa, bên cạnh có Trang Nương với lá cờ: Trấn Bắc Thanh Giang Độ. Phó soái Thái nhìn lá cờ, nhìn Cúc Xuyên, không thấy nét dáng ngây thơ của cô gái Thạch Đào. Nhưng Cúc Xuyên của Thái đẹp tuyệt trần, đẹp khiêu khích, đẹp ngạo nghễ…Trang Nương cũng tươi tỉnh như chủ tướng, tuy vừa dự trận chiến đêm qua.
 Thấy Nguyên Thái nhìn lá cờ, Cúc Xuyên bình tĩnh, thản nhiên:
 - Kính chào Trần công tử. Thanh Giang Độ là địa diểm này. Hai ngày nữa sẽ không dùng lá cờ này nữa. Đó là quân lệnh của chủ soái Nghiêm Thânh -
 Thái thất vọng, trả đũa
 - Kính chào La cô nương, tiếc quá nhỉ, sao lại bỏ đi?-
 Cúc Xuyên thản nhiên:
 - Đó là quân lệnh của Nghiêm chủ soái. Xin Trần công tử trả đường để chúng tôi về trại. -
 Thái và hai kỵ binh rẽ sang bên. Cúc Xuyên giục ngựa, cả doàn chẳng mấy lúc đã biến dạng, còn Thái tần ngần trông theo. Hai kỵ binh ngước mắt chờ lệnh. Thái dẫn hai người xuống bờ sông, may có thuyền sang ngang cho cả người ngựa.
 Quân tiền đồn dẫn Thái đến gập ngay Nghiêm Thành. Lịch sự, lễ nghi, Thành tiếp Thái. Nghiêm Thành quả là dũng tướng, tướng mạo oai phong, Thái cảm thấy có một sức mạnh chỉ huy phát ra từ con người ấy. Rồi, không mặc cảm, nghĩ đến bài học tâm lý đối nữ của Tuyết Giang, Thái cho là Nghiêm Thành và Cúc Xuyên thực xứng đôi. Nghiêm Thành ít đọc sách, ngoài tất cả loại binh thư đông tây trong thư viện Trấn Bắc. Nghiêm Thành trung thành, trung thành kiểu Quan vân trường, trung thành với một minh chủ, mà không trung thành với một lý tướng, một tôn chỉ hay một chính sách nào. Thành là một nhà chuyên môn chiến trận.
 Về tình cảm, chàng trung thành với ông Đặng Quang Anh mà chàng coi như bố nuôi.
Trong một dịp đơn thân hành hiệp, Quang Anh có dịp cứu bố mẹ Nghiêm Thành. Ra khỏi một hỏa tai do một bọn cướp gây nên. Lúc ấy Nghiêm Thành năm sáu tuổi đươc ông Quang Anh đem gửi một từ mẫu Song Lưu. Thành được ăn học từ bé đến trưởng thành.
 Nghiêm Thành lớn lên, ít vui đùa, chính trực, thẳng thắn, không biết nói dối dù cho xã giao. Học tập quân sự ở Điền Sơn. Dùng binh là nghề chuyên môn. Trận đêm qua là một kiểu mẫu hành quân. Không bao giờ phí quân. Lấy cương chống nhu, lấy nhu chống cương, không bám víu địa điểm, địa hình. Cho nên đêm qua Trịnh quân đại bại vì mệnh lệnh tiến lùi của Thành trên đồi cao dùng đèn làm hiệu lệnh. Thái  ghi rõ chiến thuật và chiến lược của Nghiêm Thành với tất cả thực lòng ngưỡng mộ.
 Thái tử biệt Thành vào giờ ngọ cùng bảo vể trở về quán Bạch Đằng. Dọc đường suy nghĩ cười thầm: Cúc Xuyên lạnh nhạt với mình là Cúc Xuyên đã thuận Nghiêm Thành. Thế là ngựa hoang đã có kỵ mã chi phôi chỉ đường. Thôi cũng được đi, từ nay cô nàng tai ngược chỉ đáng anh hùng kiểu Nghiêm Thành, trung thành mà không chung tình, thẳng thừng, không tế nhị yêu thương. Mà làm gì có yêu thương mà nói chung tình? Còn nhiều ý nghĩ ghen tuông gàn dở nữa, rồi lại tự trách mình. Cuộc đời mình đã bao phen phản bội Cúc Xuyên. Nàng giận mình là phải…
 Đang suy nghĩ mung lung thì gập hỏa bài của Quốc Đức bắt đi quan sát, ghi chép tiến triển chiến trường năm, sáu dịa điểm khác cho nên mấy hôm sau mới tới quán Bạch Đằng. Đại hội đã bế mạc, mọi người đã ra về. Đại hội quyết định đề phòng Tây Sơn vì Trấn Bắc không phò Trịnh, nhưng chẳng giúp Lê mà cũng không giúp Tây Sơn, để bảo toàn quân lực chống Mãn Thanh.
 Đang thu xếp hành trang thỉ được mật lệnh của Trấn Bắc: Thái phải đến vùng Hắc Y để giúp đỡ chống trọi tàn quân của Hắc Y giáo chủ đang mưu giành lại đạo quyền.
 Dọc đường đến cứa Linh Nam, Thái mới khám phá hai kỵ binh mà chàng coi thường không để ý là hai người tin cẩn của Quốc Đúc thuộc binh đoàn Kinh Bắc: một là Vi Quan Hùng điềm đạm, khiêm tốn, kín đáo, người kia là Vương Huy Trạch… tin cẩn của Đức nhờ đi bảo vê Thái. Thái vô cùng cảm động, tự thấy hổ thẹn đã nghĩ quá nhiều đến việc riêng mà lãng quên việc lớn…Tuy nhiên, Thái muốn một mình tới cửa Linh Nam trước, hai bảo vệ Hùng, Trạch, vẫn từ xa theo rõi.