Chương 2

San Trúc!
Đang lúi húi trải tấm ni-lông xuống đất để bày đồ ra bán, San Trúc giật mình bởi tiếng gọi thật ấm, giọng con trai Trúc đã từng nghe qua một lần. Là Vĩ Khang! Anh ta làm gì mà có vẻ nhàn nhã quá nhỉ? Không lẽ Khang là bảo vệ khu giày da.
San Trúc nhìn lên, mỉm cười:
– Chào anh! Hôm nay anh ra ca sớm vậy à?
Vĩ Khang cười nhẹ:
– Công việc của anh vốn chỉ đi... lòng vòng.
– Anh làm bảo vệ khu giày da hả?
Vĩ Khang lơ lửng:
– Em vốn thông minh, nếu đoán trúng, anh sẽ khao em một chầu.
San Trúc so vai:
– Em không quen đoán sự việc, cũng không nhạy cảm trước các vấn đề này.
Em chịu thua.
Vĩ Khang cười nhẹ:
– Hãy coi như anh là bảo vệ công ty như Trúc nói, miễn sao anh có thời gian phụ Trúc bán hàng, em chịu không?
San Trúc lại cười:
– Được giúp đỡ, tất nhiên em không từ chối rồi. Chỉ ngại Trúc không khao anh được ly nước để bù thiệt thòi cho anh thôi.
– Anh tình nguyện kia mà. Hôm nay, Hồng Vân không đi cùng Trúc hả?
San Trúc cười nhẹ:
– Mẹ Hồng Vân phải xuống Dĩ An thăm bà dì bệnh, Vân về chở mẹ nó đi.
– Trúc và Vân thân nhau lắm à?
– Dạ. Nhà Hồng Vân giàu, chuyên buôn bán kim hoàn đá quý anh ạ. Nó không phách lối, kiêu kỳ, nên tụi em thân nhau.
Trúc nói thêm:
– Hồi sáng, Vân bị mất chiếc xe đạp Mar-tin 107. mới toanh ngay cổng trường. Lỗi tại Trúc nhưng Vân không hề buồn em, khiến em cứ áy náy mãi.
Vĩ Khang định hỏi:
Tại sao lại do cô? Nhưng lúc ấy công nhân bắt đầu tan sở. Anh vội kéo sụp chiếc nón kết xuống. Hành động của Khang không qua được mắt Trúc. Cô ngần ngại:
– Anh sợ người quen nhận ra phải không?
Khang cười:
– Không sợ người quen, chỉ sợ khi biết anh là ai, Trúc giận. Hứa với anh là Trúc không buồn, không giận anh nhé.
San Trúc vô tư:
– Cho dù anh là nhân vật “đặc biệt” của công ty, cũng đâu nhằm nhò gì tới em. Anh tự nguyện giúp Trúc, em đâu vô duyên vô cớ giận anh được. Trúc hứa!
Nói tới đó thì một tốp công nhân nữ ngồi sà xuống trước đống áo quần:
– Bao nhiêu hả chị?
San Trúc nhỏ nhẹ:
– Áo 10 ngàn một cái, đồ bộ 15 ngàn, quần soọc nam 12 ngàn một cái. Mua giùm em đi chị, hàng xuất khẩu, do lỗi chút đỉnh phải bán hạ giá. Cũng loại hàng thế này, trong sạp ở chợ hoặc siêu thị, giá gấp 4 gấp 5 lần lận. Em không nói xạo đâu.
Một cô gái nói, giọng rành rẽ:
– Giống y hàng của vợ chồng bà mập ngồi phía bên kia. Họ bán đến 25 ngàn, sao chị bán rẻ quá vậy?
Một người khác nói:
– Phải đó em ạ. Buôn bán phải có lời. Em bán thấp hơn họ vài ngàn được rồi.
Bán rẻ thế, em lỗ vốn, thiệt cho em đấy.
San Trúc vui vẻ:
– Dạ, tụi em là sinh viên, gia đình nghèo em bán thêm, phụ tiền sách vở. Lời mỗi bộ vài ngàn, nhưng bán được vài chục bộ, em thích hơn là ngồi cả buổi chỉ bán được dăm ba bộ. Tiền lãi chưa chắc em hơn họ, nhưng hàng hết, em mừng hơn chị ạ.
Miệng cười nói luôn, vẻ mặt Trúc rạng rỡ ngời sáng, khiến người mua thích ghé chỗ cô. Thêm lý do nữa, Trúc thầm để bụng hình như công nhận tới hàng Trúc còn nhờ sự có mặt của Vĩ Khang. Cứ như anh là ngôi may mắn dành cho cô vậy.
– Ủa! Giám đốc kìa! Sao ổng lại ở đây? - Tiếng một cô gái đầy kinh ngạc.
Vĩ Khang vì lượng người mua đồ quá đông, anh không thể mãi giấu ánh mắt sau vành nón kết, còn nếu phải nhìn mọi người bằng sự quan sát của một người "bán hàng" tinh khôn, anh thừa biết sẽ bí lộ tẩy chân tướng. Thây kệ, miễn sao Quỳnh Hương, cô thư ký của anh không nhận ra anh là được.
Vĩ Khang nheo mắt nhìn cô gái vừa kêu ''giám đốc'', như đe dọa, cảnh cáo.
Cô gái mặc áo thun xanh khẽ so vai, im lặng lựa đồ, im lặng quan sát thái độ cô gái bán hàng bên cạnh giám đốc.
– Thảo Nhi! Chuyện lạ có thật phải không? Giám đốc nổi tiếng nghiêm khắc, lạnh lùng, sao bây giờ hòa đồng dữ vậy?
– Trời biết!
– Tao nghĩ, giám đốc đang đóng vai người hùng. Con bé xinh đấy chứ!
Thảo Nhi thì thầm:
– Chưa biết cô ta là ai, mà nói bậy, coi chừng bị đuổi việc.
Khẽ nhắc nhở bạn, Thảo Nhi vừa đưa cho Trúc hai bộ đồ màu vàng chanh:
– Em tính tiền cho chị Hai bộ này.
Bỏ hai bộ đồ vào bịch xốp, Trúc cười thật xinh:
– Dạ, chị cho em 30 ngàn.
– Chị gởi em.
– Dạ, cám ơn chị. Lần sau chị mặc đẹp, nhớ giới thiệu bạn chị đến mua giúp em nhé.
Thảo Nhi chưa kịp ừ hử, cô đã nghe tiếng Quỳnh Hương vang lanh lảnh:
– Anh Khang! Trời ạ....Anh ở đây mà nãy giờ để em kiếm muốn đỏ con mắt.
Rõ ràng xe của anh còn trong nhà xe vậy mà người thì mất tăm. Anh làm gì ở đây vậy?
Vĩ Khang dửng dưng:
– Bán hàng như em thấy đó.
Quỳnh Hương trợn mắt:
– Trời đất! Anh khéo bày trò. Công ty mình đâu phải chuyên may thời trang.
Đừng nói rằng anh muốn mở thêm ngạch kinh doanh nhé.
Vĩ Khang nhún vai:
– Chuyện đó, trong tương lai biết đâu sẽ thành hiện thực. Em tìm tôi có chuyện gì à?
Quỳnh Hương có vẻ giận dỗi:
– Anh quên là anh đã hứa chiều nay cùng em chơi golf à? Em đã chuẩn bị đồ cho anh.
Vĩ Khang chậm rãi:
– Lát nữa tôi có cuộc hẹn đột xuất. Xin lỗi em, để lần sau vậy.
– Nhưng mà...
– Em đừng.làm phiền người khác. Nếu tốt em mua giùm em gái tôi vài bộ đồ, còn không em đứng ra để người khác mua.
Quỳnh Hương trề môi:
– Anh thừa biết, loại đồ rẻ tiền này, em không bao giờ mặc. Nhưng em sẽ ủng hộ em gái anh, mua cả chục bộ về cho dì giúp việc.
Vĩ Khang thản nhiên:
– Vậy em lựa đi! Chục bộ đồ chỉ bằng một phần ba giá tiền bữa ăn tối của em thôi.
– Em mua hết chỗ này luôn, với điều kiện anh phải nói thật, cô bé này là thế nào của anh?
San Trúc nhìn sững vào Quỳnh Hương. Nghe cách nói của người con gái đẹp này, Trúc đoán cô ta chắc là bồ bịch gì đó của Khang.
– Nhưng, nếu là ''bồ" Khang, chắc chắn anh không coi thường cô ta như vậy.
Vĩ Khang tươi cười mời khách:
– Mua giùm em gái tôi đi các bạn, tôi không quên sự ủng hộ hôm nay của mọi người đâu.
Các cô gái vui vẻ chọn đồ. Hình như anh có "gian" buôn bán, nên rất đông khách.
Công nhân chưa ra hết công ty, số hàng SanTrúc đã hết sạch, không ai kỳ kèo, nài bớt. Mãi bán, Trúc quên mất cô gái tên Quỳnh Hương. Nhìn tấm nilông trải dưới đất, Trúc reo lên vô tư:
– Ôi! Lại hết hàng nữa rồi. Trúc cám ơn anh Khang nhìều lắm.
Vĩ Khang cười hiền:
– Hàng hết là do em khéo bán, chứ anh có làm được gì đâu.
San Trúc chợt nhìn quanh, cô hạ giọng:
– Anh Khang! Bạn của anh, chị ấy vẫn đang chờ câu trả lời của anh kìa.
Vĩ Khang khó chịu:
– Mặc kệ cô ta! Anh không thích bị con gái hạch hỏi đâu.
– Anh làm vậy, không khéo chị ấy hiểu lầm em nữa. Anh Khang cần Trúc giải thích để chị ấy hiểu không?
Vĩ Khang chậm rãi:
– Anh muốn nhờ Trúc một việc. Dọn đồ xong, Trúc ra ngã ba chờ anh nhé.
Không đợi câu trả lời của Trúc, Vĩ Khang đi nhanh về phía Quỳnh Hương đang đứng.
Quỳnh Hương vẻ biết lỗi:
– Em xin lỗi. Hồi nãy, em đã không đúng.
Vĩ Khang lành lạnh:
– Biết lỗi thì tốt. Tôi nói, chiều nay tôi có hẹn, em chờ tôi làm gì?
Quỳnh Hương cắn môi:
– Em chờ để xin lỗi anh. Anh Khang này! Muốn giúp đỡ cô ta, anh thiếu gì cách, có cần anh phải chường mặt trước hàng ngàn cặp mắt để nhập vai người bán hàng không anh?
Vĩ Khang thản nhiên:
– Tôi cảnh cáo em, không được xen vào các việc thuộc vấn đề cá nhân của tôi. Tôi làm gì, là quyền tự do của tôi, em hiểu chứ?
– Dạ. Nhưng hai bác đã lệnh cho em lo lắng, quan tâm anh. Lỡ việc này đến tai ba mẹ anh, em phải trả lời thế nào?
– Cô yên tâm! Việc tôi giúp em bạn tôi, không phải việc xấu. Tôi có thể cho cô bé vài triệu, nhưng cô bé không nhận tiền mà không tự tay cổ làm ra. Chẳng phải ai cũng ham tiền đến mức bán đứt danh dự của mình. Vì thế, chuyện này tôi không giấu ba mẹ tôi. Bây giờ, em về đi.
Dứt lời, Vĩ Khang thẳng bước vào cổng công ty. Quỳnh Hương ấm ức đập tay lên yên chiếc Wave của cô. Nhìn về phía Trúc, Quỳnh Hương thở phào nhẹ nhõm.
San Trúc đã không còn ngồi ở đó. Quỳnh Hương nổ máy xe phóng đi thật nhanh. Vô tình, cô nhận ra Trúc đang lọc cọc chạy chiếc xe đạp mini cũ xì ngang trước mặt cô.
San Trúc chưa kịp dừng xe, cô đã nghe tiếng Vĩ Khang vang lên:
– Ở đây nè, San Trúc!
San Trúc dè dặt nhìn quán cà phê có tên "Hình như là...''.
– Vô đây hả, anh Khang?
Vĩ Khang mĩm cười:
– Tên quán thôi, em đừng ngại. Vào trong, em nhất định thích nó. Để anh gởi xe cho em nhé.
San Trúc hơi bất mãn vì chiếc xe cà tàng của cô. Khang như không quan trọng vấn đề hình thức, anh thản nhiên gởi xe rồi cầm tay Trúc dẫn vào quán.
Lối kiến trúc bên trong rất lạ mắt, giống như một khung cảnh thiên nhiên thu nhỏ vậy. Bàn ghế đều bằng mây vàng óng. Người ta dựng những cây cột để tạo lên cảnh những cành trúc, dây leo uốn quanh dưới chân cột, vài chú hươu, chú chim được uốn bởi cành mai chiếu thủy, hoặc những cây bồ đề xanh.
Vĩ Khang ân cần:
– Em thích không?
San Trúc cười tươi thật tươi:
– Thích lắm anh ạ! Em vài lần theo Hồng Vân đến mấy quán cà phê ở Sài Gòn, nhưng không ngờ nơi này, tuy bề ngoài đơn giản, mà vào trong lại sinh động như vậy. Chắc cà phê ở đây đắt lắm hả anh?
Khang cười:
– Chỉ là quán bình dân, họ tự gây ấn tượng để thu hút khách, giá cả cũng bình thường.
– Em uống gì?
San Trúc chớp mắt:
– Em uống cà phê đen không đường.
Vĩ Khang kêu lên:
– Con gái, chẳng ai uống như em cả. Sợ anh tốn tiền hả nhỏ?
San Trúc cong môi:
– Không anh ạ. Em không có nhiều thời gian để thư thả uống cà phê, vì đêm nay em phải học bài sáng mai thi học kỳ. Bây giờ em uống luôn, về nhà em khỏi uống vậy mà.
Vĩ Khang bứt dứt:
– Đang trong tuần lễ thi, em nên nghỉ bán, Trúc ạ.
– Không được đâu. Hàng chỉ bán vài ngày thôi, nghỉ thì tiếc lắm.
– Để anh giúp em!
San Trúc so vai:
– Tuy em hoản cảnh thật, nhưng em vẫn còn cách kiếm ra tiền, em không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của ai cả. Vất vả bao nhiêu đây nhằm nhò gì so với mấy anh học lớp trên em. Có người phải đạp xích lô, có người đi vác hàng dưới cảng nữa kìa. Mùa thi, khu nhà trọ của sinh viên tụi em, hầu như không có đêm, anh ạ.
Vĩ Khang thở dài:
– Nếu việc anh nhờ em khiến em không đi bán được, thì sao?
San Trúc nhỏ nhẹ:
– Anh giúp em vô tư, bây giờ anh cần em, nếu việc đó trong khả năng mình, em hứa không từ chối. Anh nói đi anh Khang?
Vĩ Khang nói từ tốn:
– Anh xin lỗì trước. Bởi đây là vấn đề tế nhị, nhưng anh chưa tìm ra lối gỡ, đành nhờ em. Anh muốn em đóng vai... bạn gái của anh.
San Trúc ngạc nhiên:
– Hả! Anh đừng đùa em như thế, tội nghiệp em, anh Khang.
Vĩ Khang nghiêm giọng:
– Anh không đùa. Mẹ anh muốn anh lấy vợ, lấy cô gái anh không hề yêu.
Anh và mẹ anh đã bất đồng ý kiến.
San Trúc cau mày:
– Là chị Quỳnh Hương à? Chị ấy xinh đẹp, học thức, tại sao anh chê nhỉ?
Vĩ Khang nói:
– Không phải Quỳnh Hương. Cô gái mẹ anh chọn là con gái của bạn bà. Cô ta học giỏi và xinh đẹp không thua Quỳnh Hương. Nhưng anh không hề có tình cảm với cô ấy. Vì thế mẹ anh ra điều kiện, trong vòng ba tuần, anh phải dẫn bạn gái về ra mắt bà.
San Trúc nhẹ giọng:
– Sao anh không chọn chị Hương? Đẹp trai như anh, không lẽ vẫn chưa cô bồ thật?
– Quỳnh Hương thầm yêu đơn phương anh đã hơn một năm. Anh không muốn tạo thêm sự ngộ nhận cho cô ấy.
– Nhưng thân phận của Trúc, mẹ anh nhất định gạt tên cái một. Hơn nữa, thà bắt em làm "nô tỳ" cho anh có lẽ còn dễ hơn việc làm bạn gái anh. Không được đâu, anh Khang ơi.
Vĩ Khang năn nỉ:
– Chỉ thỉnh thoảng, anh dẫn em về nhà chơi thôi mà. Anh sẽ trả công cho em.
San Trúc cau mặt:
– Bộ anh giàu lắm hả, hở chút là trả công bằng tiền?
Vĩ Khang bình thản:
– Em nhận lời giúp anh, anh sẽ nói thật cho em biết anh là ai.
San Trúc so vai:
– Nghe cách nói của anh, chắc chắn anh không phải là công nhân bảo vệ, bất quá thì anh là một công tử con nhà quyền thế dư tiền dư của. Em không thích dây dưa vào mấy người giàu đâu, phiền phức lắm.
Vĩ Khạng thở dài vẻ khổ sở:
– Coi như số anh chẳng ra gì, đàn ông thế kỷ 21 còn lẽo đẽo theo sau ba mẹ đi coi mắt vợ. MớI nghĩ bao nhiêu đó, anh đã muốn biến khỏi thế gian cho đỡ nhục.
Vĩ Khang trầm ngâm hút thuốc ánh mắt anh thật buồn, khiến San Trúc không thể vô tâm. Cô dè dặt:
– Mẹ anh nhất định bắt anh phải thế à?
– Ừ! Bà đồng ý cho anh ba tuần. Anh có mấy đứa bạn, nhưng nói thiệt, nhờ tụi nó, khác nào tự chui đầu vào rọ. Mẹ anh chưa gặp em, điều kiện em giúp anh tiện lợi hơn. Em không giúp, anh đành lên... núi ở vậy, chứ không bao giờ anh lấy ngưới con gái do mẹ anh chọn.
– Anh chắc chắn mẹ anh không làm khó em chứ?
– Khi em đến nhà anh, dưới thân phận bạn gái của anh, mẹ anh không bao giờ dùng thủ đoạn hại người. Anh đảm bảo.
San Trúc thở hắt ra:
– Em sẽ làm bạn gái anh. Kịch bản, anh phải tự viết ra. Anh phải nói cho em biết thói quen của anh, giờ giấc sinh hoạt của anh và gia đình.
Vĩ Khang mừng quýnh lên:
– Anh... Em thật lòng muốn hợp tác với anh hả Trúc?
– Có qua có lại chứ anh.
Biết ý Trúc muốn nói gì, Vĩ Khang trầm tĩnh:
– Chuyện này không đơn giản như em nghĩ là “trả ơn” anh đâu. Anh hỏi thiệt, Trúc có người yêu chưa?
San Trúc nhoẻn cười:
– Em chưa dám mơ mộng xa vời đâu anh ơi! Tụi con trai theo em không ít, nhưng em đã có gì đâu để đèo bòng yêu hả anh? Ba mẹ cho em vô Sài Gòn đi học, chứ đâu phải đi kiếm chồng. Anh yên tâm được chưa?
– Anh tin em. Anh nói việc Trúc nhập vai bạn gái anh, em phải chịu thiệt thòi là vì... sau này, khi thấy mình chia tay, thiên hạ sẽ bảo em "bị bồ đá". Là con gái, bị mấy tiếng đó, cũng buồn bực lắm. Danh dự con gái mà em.
San Trúc khoát tay:
– Xời ơi! Chuyện tới đâu hay đó anh lo xa chi vậy. Đời này, mấy ai chỉ yêu duy nhất một lần chứ. Mình biết bản thân mình trong sạch là được rồi anh ạ.
Vĩ Khang mỉm cười:
– Anh lo cho em thôi. Đàn ông tụi anh thì không sao, con gái các em hơi bị “nhọ nhem” chút. Em đồng ý, anh không thể không cám ơn em.
– Lại cám ơn. Anh chẳng bảo anh không thích dùng mấy chũ đó à?
Vĩ Khang vẫn trầm giọng – Em bình tĩnh nghe anh nói tiếp nhé. Thứ nhất, trong thời gian mình đóng kịch, em đừng đến đây bán nữa. Anh sẽ trả công những ngày này cho em. Anh muốn mọi việc phải rạch ròi, đâu ra đấy, em đừng tự ái, đừng nhăn mặt. Thứ hai, anh không đơn giản là cậu ấm hay làm bảo vệ ở đây, anh chính là Quyền Tổng giám đốc công ty "Giày da Việt Mỹ".
San Trúc bật dậy nhanh hơn cả lò xo. Cô mở thật to cặp mắt, nhìn trừng trừng vào Vĩ Khang, giọng cô nghẹn đắng, rưng rưng:
– Tổng giám đốc cả ba công ty Việt Mỹ I, II và III này ư? Vĩ Khang khẽ kéo tay Trúc, ấn cô ngồi xuống.
– Anh xin lỗi. Sự thật là thế. Mấy lần anh muốn kể Trúc nghe, nhưng anh sợ Trúc sẽ xa lánh anh vì mặc cảm. Em không giống những cô gái anh quen biết.
Nếu ngay từ đầu, em biết rõ thân phận anh, em chắc chắn không cho anh phụ em bán. Thêm vào đó, sự hồn nhiên vô tư của em, kéo anh trở về thời mực tím năm xưa. Anh không có thời gian nhiều dành cho bản thân, nên những lúc anh ra ngoài để thả lỏng tư tưởng. Bất chợt bắt gặp sự nhí nhảnh trong sáng qua giọng em rao hàng, mời khách, anh hoàn toàn không ngờ rằng, chính em đã giúp anh quên đi sự mệt mỏi căng thẳng trong giờ làm việc. Điều hành mạng lưới liên doanh của ba công ty, điều đó vượt quá khả năng của anh. Vì thế, người anh mang ơn là Trúc đó...
San Trúc bất mãn:
– Tại sao anh không nói ngay chứ? Liệu rồi đây ba mẹ anh, cả cô Quỳnh Hương kia nữa, họ sẽ nhìn em thế nào? Họ không vô tư như anh đâu. Vì thế, em rút lại lời nói vừa rồi. Chào anh!
San Trúc bỏ đi nhanh ra ngoài. Cô thật sự bị sốc trước việc Khang là Tổng giám đốc. Đáng đời cô. Lúc nào nhìn đời cũng bằng ánh mắt màu hồng, tin người cho nhiều vô, để khi hiểu sự thật nỗi thất vọng ngập tràn lòng.
Mẹ cô từng dặn. “Sống một mình trong thành phố, con đừng quá tin ai nghe Trúc. Nhất là đàn ông con trai, họ có trăm mưu ngàn khổ nhục kế để làm quen mình. Chỉ nên yêu khi con thật sự nắm sự nghiệp trong tay mình".
Vậy mà Trúc đã vội tin Vĩ Khang. Lạy trời! Một tổng giám đốc ho ra lửa, khạc ra tiền như anh ta, làm gì đến mức bị cha mẹ đặt để chuyện vợ con. Đúng là ngu mà!
San Trúc ấm ức đầy lòng. Dù tiếc hùi hụi chỗ bán "đắt như tôm tươi" này, nhưng từ mai Trúc cũng chẳng thèm đến đây nữa.
Vĩ Khang sau phút bất ngờ, anh chạy đuổi theo Trúc. Đường thành phố quá nhiều ngõ tắt, anh đâu rành được như San Trúc. Dẫu cô không là dân bản xứ, song cô có thâm niên hai năm ''bươn chải lo cơm gạo áo tiền", thì đường xá thành phố đã không còn xa lạ với cô.
Vĩ Khang không thể ngờ, phản ứng của Trúc mạnh như vậy. Anh phải làm sao đây? Thời gian ba tuần kiếm đâu cô bạn gái để anh dắt về ''trình diện'' ba mẹ. Phen này anh cầm chắc thất bại.
Cưới cô vợ như Thiên Kim ư? Ông trời ơi, xin người tha mạng cho con nhờ...
Ngán ngẩm Vĩ Khang lái xe về nhà trong tâm trạng buồn hiu hắt.
Mày bệnh hả Trúc?
Hồng Vân lo lắng hỏi khi San Trúc dắt xe vào nhà cô.
San Trúc lắc đầu:
– Không, nhưng tao muốn ghé mày nằm nghỉ một chút. Giờ này về trọ, ồn ào lắm.
Hồng Vân nhìn bọc đồ cột sau xe Trúc, cô cười:
Mày bán hết hàng rồi hả?
– Ờ.
– Trời! Không ngờ vô mánh dữ vậy. Thế hôm nay, anh Khang có phụ mày không.
San Trúc thở phì phì:
– Có – Ủa! Hàng bán hết trơn, bèo lắm mày cũng kiếm thêm vài trăm, sao không thấy"mùa xuân" gì hết vậy? Mặt mũl còn bí xị như mất tiền ấy. Này, phải mày...
San Trúc xua tay:
– Đừng đoán mò. Tiền còn nguyên trong túi tao nè. Có nước mát, cho tao một ly, tao khát quá. Nhà mày sao vắng vậy?
Hồng Vân nhanh nhảu mở tủ lạnh, lấy ra ly cam tươi đã vắt sẵn, cô rót ra ly đưa cho Trúc:
– Mày uống cho khỏe. Mẹ tao đi thu tiền hàng, ba tao tối nay được anh Hai cho vé mời coi xiếc cá heo, ở nhà văn hóa quận 5, nhà chỉ còn mỗi mình tao.
Mày ăn cơm với tao luôn nhé?
San Trúc gật đầu:
– Nếu dư dả, cho tao ăn ké vài chén. Về nhà giờ này, nấu xong, tao cũng cũng không kịp ăn. Một tiếng nữa, tao phải đi dạy rồi...
Hồng Vân vội kéo tay Trúc:
– Nếu thế, mày lấy đồ của tao, tắm rửa luôn cho mát, rồi ăn cơm. Cứ để xe đây, chút nữa tao chở mày qua nhà bé Hạnh.
San Trúc chớp mắt:
– Vậy cũng được.
San Trúc tắm xong, trở xuống dưới nhà. Hồng Vân đã kịp nói dì giúp việc dọn xong mâm cơm. Nhìn lướt qua bàn ăn, San Trúc chép miệng:
– Lâu lâu được ăn ké mày bữa cơm gia đình tao thấy ngon hơn ăn nhà hàng đặc sản.
– Vậy thì đừng làm khách! Canh lá vang nấu thịt gà, tao nhớ mày thường khoe khoái món “quý tộc” này nhất; tôm bạc rim thịt ba rọi... Mày phảI ăn thiệt tình đó nha.
San Trúc cười hiền:
– Tao không làm khách với mày đâu. Hồi ở nhà, năm thuở mười thì mẹ tao mới dám mua vài cặp chân gà về chặt nhỏ nấu lá vang. Tự an ủi chồng con là “món ăn quý tộc”, chứ toàn lá vang và nước không hà.
Cả hai vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. San Trúc đặt chén xuống bàn cười toe:
– Ơn trời, hôm nay mày cho tao ăn bữa cơm quá xá ngon. Cám ơn nghen Vân!
Hồng Vân lườm dài:
– Mày dẻo miệng vừa thôi Trúc. Giữa tao và mày còn tồn tạI danh từ “cám ơn”.
khách sáo ấy sao? Nãy giờ tao muốn mày ăn ngon miệng, nên chưa hề đã động câu hỏi:
Tại sao mày bí xị khi đến đây?
San Trúc thở dài:
– Từ mai tao không đến đó bán nữa.
– Tại sao? Chẳng phải dạo này, mày sống thoảI mái hơn nhờ việc bán đồ à?
San Trúc chậm rãi:
– Bỏ bán ở đó, tao tiếc đứt ruột. Nhưng tao qưyết định rồi.
Hồng Vân cau mày:
– Lý do là gì hả? Mày bị mấy ngườI bán cũ “ghen ăn tức ở” kiếm cớ gây sự hả?
– Không hề có chuyện đó. Cả khu công nghiệp hàng ngàn công nhân, mạnh ai nấy bán, ai thèm quan tâm ai cho mệt.
Hồng Vân vẻ suy nghĩ:
– Nếu thế chắc chắn là vì Khang? Tao nói thế có đúng không Trúc?
San Trúc cắn môi:
– Đúng thì sao? Còn không thì sao chứ?
Hồng Vân nhìn đồng hồ:
– 15 phút nữa tao chở mày đến nhà bé Hạnh, đủ thờI gian mày trả lời tao. Dù chỉ mớI gặp Vĩ Khang, nhưng linh tính cho tao biết ảnh là người tốt như vậy? Mày vốn không sợ ai kia mà? Chả lẽ anh Khang... Chậc! Nói thế nào cà? Anh Khang thích mày thật?
San Trúc chậm rãi:
– Tao không biết. Chuyện là thế này. Hồi chiều, ảnh đề nghị tao đóng vai bạn gái của ảnh.
Hồng Vân chớp mắt:
– Anh ấy là đạo diễn phim hay kịch nói về đề tài tình yêu à?
San Trúc cắn môi:
– Mày sẽ không tin nổi đâu. Anh ấy chính là tổng giám đốc liên doanh giày da “Việt Mỹ”.
Hồng Vân tròn môi:
– Cái gì? Ảnh là... tổng giám đốc? Ối trời ơi! Sao mà trẻ quá vậy? Ừ, tổng giám đốc thì sao chứ? Tự nhiên sao lại nhờ mày đóng giả bồ bịch?
– Vĩ Khang nói, ba mẹ anh ấy muốn ảnh lấy vợ, một cô gái mà anh ta rất ghét. Mẹ anh ta chỉ đồng ý bỏ sự áp đặt nếu anh Khang dẫn bạn gái về ra mắt mẹ ảnh.
Hồng Vân kêu lên:
– Tao hiểu rồi. Anh Khang vì không thích cô gái kia, nên đã nhờ mày làm bạn gái anh ấy. Đơn giản vậy, sao mày phải từ chối ảnh nhỉ? Chẳng lẽ mày bị “sốc” và tự ái?
Quả là không ai hiểu Trúc nhiều như Hồng Vân. San Trúc thở dài:
– Lúc đầu, tao đã nhặn lời giúp Khang, nhưng khi anh ấy cho tao biết sự thật về bản thân, tao có cảm giác Vĩ Khang đang đùa cợt với tao. Mày biết tao vốn mặc cảm về số phận nghèo của mình. Vi tự ái, tao đã mắng Khang rồi bỏ về đây.
Hông Vân từ tốn:
– Tao hiểu tâm trạng mày. Dù sao mày cũng không nên vội vã trách anh Khang.
ảnh là người đang hoàng, tao nghĩ có thể anh ấy sợ mày xua đuổi anh ngay từ đầu nếu mày biết rõ anh ấy là ai, nên anh Khang đã không nói. Bây giờ khi nhờ mày, anh ấy phải nói rõ tấc cả, để mày cảm thông mà nhập vai dễ dàng hơn. Đừng quan trọng mọi chuyện quá, Trúc ạ. Cuộc sống, ai chẳng mong đời ban tặng mình một quãng đời thong dong tự tại, sung túc. Ông trời tặng tao cuộc sống vật chất đủ đầy đổi lại, tao thua xa mày về hình thức lẫn trình độ học vấn. Dù hai đứa học cùng ngành, nhưng trong tương lai, ai dám nói, mai này mày không vượt rất xa tao nhỉ.
Hồng Vân nhìn thẳng vào mắt Trúc:
– Đừng như vậy! Nếu tao đoán không lầm thì trong thâm tâm, mày và tao đều nhìn nhận tư cách của anh Khang rất tốt.
San Trúc bứt rứt:
– Tao không sao dứt khỏi mặc cảm. Chiều nay, một cô gái rất đẹp, đã tuyên bố sẵn sàng mua hết số hàng của tao, nếu anh ấy chịu nói thật tao là ai.
Hồng Vân nheo mắt:
– Anh Khang nói mày là em gái ảnh, đúng không?
Tới lượt Trúc ngạc nhiên:
– Sao mày biết?
– Thì tao đoán. Ảnh đâu dám nhận bừa mày là bạn gái ảnh.
San Trúc đứng lên:
– Mày đừng thuyết phục tao nữa. Tao đã từ chối và tự thề không đến đó nữa.
Dù Vĩ Khang còn đề nghị tao đóng vai bạn gái ảnh, anh ấy sẽ trả công cho tao.
Chính việc này, càng khiến tao bất mãn. Thôi, coi như đó là giấc mơ đẹp trong kỷ niệm thời sinh viên xa nhà. Bây giờ, làm ơn chở tao đi, kẻo muộn.
San Trúc chợt cười:
– Không đem theo tập vở, hôm nay thể nào cô học trô đáo để của tao, lại có cớ chọc cười tao cho coi.
Hồng Vân nhận xét:
– Con bé mến mày quá trời còn gì. Điểm học nó khá hơn không?
– Chắc chắn.đoạt loại giỏi môn Toán và Anh văn.
– Lẽ ra mày nên kèm thêm con bé môn hóa - sinh.
– Tao cũng muốn lắm, nhưng thời gian biểu của tao còn trống buổi nào đâu.
– Thì nghỉ bán hàng “xôn”, dạy nó học không tốt hay sao?
San Trúc chậm rãi:
– Tao hứa sẽ suy nghĩ lại lời mày nói, nếu hè này nhỏ Hạnh có yêu cầu.
Hồng Vân tự tin:
– Tao dám cá, ba mẹ bé Hạnh sẽ bám chắc cô gia sư không chuyên San Trúc.
Dù năm tới, Mỹ Hạnh học lớp mười, thì trình độ đại học của mình vẫn dư sức kèm con bé. Mày không được bỏ lỡ cơ hội này.
– Tao hiểu.
Mải mê nói chuyện, nhà Mỹ Hạnh hiện ra trước mắt lúc nào không hay. Giật mình, Hồng Vân dừng xe thật gấp, khiến Trúc la oai oái:
– Khỉ à! Mày chạy kiểu gì thế. Nên nhớ tao còn rất nhiều món nợ đời chưa báo đáp, nên tao không thể chết sớm đâu.
Vân so vai:
– Mê nói chuyện, tao chạy quá trớn chớ bộ. Có cần tao đón không?
– Khỏi, nhưng sáng mai nhớ ghé tao nhé.
Nhìn theo Hồng Vân một lúc, Trúc mới thong thả nhấn chuông cổng.
Mỹ Hạnh đích thân mở cổng cho Trúc.
San Trúc nheo mắt:
– Hôm nay nhà em có khách hả?
Mỹ Hạnh cười:
– Không phảI khách. Chú ấy là em kết nghĩa của ba mẹ Hạnh. Lâu rồi chú không ghé nhà em, nghe mẹ nói, tại chú bận công việc. Hôm nay, chú đến nhà em, nhưng mặt mũi thì y như vừa bị bồ đá.
San Trúc bật cườI:
– Em dám nói xấu chú của em hả?
Mỹ Hạnh cong môi:
– Sợ gì chứ. Bình thường chú rất cưng em. Chú cháu hay kể chuyện cườI cho nhau nghe. Chú đẹp trai số một, nhưng vẫn sôlô một mình. Chị đồng ý không, em làm bà mai cho?
San Trúc cười cười:
– Cho chị xin hai chữ bình yên đi. Chị mê học, mê những cây thuốc nam, dược thảo hơn là mê yêu nhiều, nhỏ ơi.
Hai chị em tránh cầu thang chính, đi vòng cầu thang sau, lên thẳng phòng Mỹ Hạnh.
Mỹ Hạnh chợt hỏi:
– Hình như... hôm nay chị cũng khác mọi ngày?
San Trúc thản nhiên:
– Tại chị không đem theo sách dạy à? Chị ghé nhà chị Vân, ăn cơm tại đó rồi chị Vân chở chị đến nhà em, nên chị không có sách. Em đừng lo, chị thuộc từng phương cách giảng bài cho em mỗi ngày.
Mỹ Hạnh ra giọng người lớn:
– Vấn đề bất bình thường ở đây là chị không vui, ánh mắt chị buồn u uất, y như chị đang cố gắng chịu đựng một nỗi buồn... không tên gọi. Hình như, người lớn luôn bí ẩn, chị há.
San Trúc hơi bất ngờ trước vẻ sâu sắc tinh tế của Mỹ Hạnh. Con bé không hề đơn giản như cô hay ba mẹ Mỹ Hạnh vẫn suy nghĩ.
San Trúc gượng cười:
– Tốt nhất, em hãy cố gắng kéo dài tuổi học trò trong trắng hồn nhiên này. Bước qua nó rồi, ta vĩnh viễn không thể nào tìm lại. Chị buồn, bởí hoàn cảnh gia đình khiến chị kém may mắn hơn bạn bè. Đừng đoán mò bậy bạ, kẻo già trước tuổi thành bà cụ non đó Hạnh ơi.
Mỹ Hạnh còn muốn nói nữa, nhưng cô bé phải nín, khi San Trúc cầm viên phấn viết lên bảng bài dịch tiếng Anh.
Ngày trước, Hạnh học môn Anh văn tệ không thể tưởng dù ba mẹ đầu tư tối đa việc tìm giáo viên kềm cặp cô.
Mỹ Hạnh ghét đọc, những phiên âm luyến láy rắc rối, nên cô luôn tìm cách tránh né môn này. Đã thế, người dạy cũng ''dễ chịú', chỉ cần tới tháng lãnh đủ lương là được. Mỹ Hạnh yêu cầu “thầy cô” không báo cáo lại tình trạng học tập của cô với ba mẹ, vậy là “bình yên”!
Mọi chuyện rồi cũng lộ tẩy. San Trúc tới dạy, tuy ba mẹ Hạnh không hề yêu cầu Trúc, nhưng San Trúc đã dễ dàng tìm ra ''yếu điểm'' của cô học trò nhỏ, để rồi Trúc dần dần hướng Mỹ Hạnh vào cách học của cô.
Bây giờ Mỹ Hạnh không còn ghét môn Anh văn nữa. Hạnh thích nói đàm thoại với San Trúc hơn là từ đọc theo máy. Hết học kỳ, điểm học của Mỹ Hạnh thay đổi khiến bạn bè, thầy cô giáo kinh ngạc. Nhờ vậy, Hạnh bắt đầu mê học tất cầ các môn trong chương trình.
San Trúc tỏ la hài lòng, khi nghe Hạnh đọc bài dịch, đã không còn lủng củng khi chuyển qua câu tiếng Việt nữa.
– Hôm nay, chị cho Hạnh nghỉ sớm nửa tiếng. Em thông cảm, hôm khác chị dạy bù. Vì ngày mai chị phải thi môn "Tâm sinh lý bệnh nhân", chị muốn về để coi lại bài.
Mỹ Hạnh kêu nhỏ:
– Trời ơi! Chuyện lớn như vậy, sao chị không nói trước, em nghỉ một tuần để chị học ôn đâu có sao. Ba mẹ em biết, chắc chắn chị bị la cho coi.
San Trúc cười hiền:
– Em không nói, ba mẹ em đâu biết chứ. Chị nhận tiền dạy em, chị không thể thiếu trách nhiệm.
Mỹ Hạnh xụ xị:
– Em chẳng cãi được miệng chị. Thôi, chị mau về học bài cho sớm.
San Trúc lườm Hạnh:
– Nói hay lắm! Ai nghe lọt câu vừa rồi của em, ắt họ nghĩ, chị là chúa cãi chày cãi cối. Chị cho em nợ, chị sẽ đòi vào hôm khác đấy.
San Trúc xuống dưới nhà. Phòng khách nhà Mỹ Hạnh vẫn ồn ào tiếng cười. San Trúc muốn ngó coi mặt mũi "ôngchú" của Mỹ Hạnh tròn méo ra sao, nhưng cô sợ ba mẹ Hạnh thấy cô, sẽ giữ cô lại. Họ vốn hiếu khách và quý Trúc. Tốt nhất chẳng nên tò mò nhiều.
Mỹ Hạnh quay vào nhà, cô bé đụng ông chú trẻ ngay ngoài hiên.
Ông chú mỉm cười hỏi:
– Nhóc con! Không học, trốn ra ngoài nãy giờ hả?
Mỹ Hạnh trợn mắt:
– Chú Khang nói bậy, định vu oan cho cháu, để ba mẹ đánh đòn cháu à. Xưa rồi chú ơi. Nãy giờ người ta học rất nghiêm túc nửa đó.
– Rõ ràng nhóc vừa từ cổng vô, mắt chú nhìn lộn hay sao?
– Chú không nhìn lầm. Cháu ra đóng cổng cho cô giáo. Hồi nãy, chú mà nhìn thấy cô giáo cháu, đảm bảo chú xin "định cư" ở nhà cháu đó, chú Vĩ Khang.
Vĩ Khang so vai:
– Cái gì? Nhóc con làm như chú Khang thích con gái lắm vậy. Cô giáo gì mà mới tới dạy được một chút xíu đã về? Bộ cháu không tiếc tiền học hả?
Mỹ Hạnh cong môi:
– Chú chưa biết gì về cô gláo cháu mà vội phê phán người ta. Cô giáo vừa xinh đẹp, học giỏi và dạy cháu cũng rất tuyệt. Nhờ cổ, học kỳ rồi cháu được học sinh giỏi đó chú ơi. Tại sáng mai cô phải thi học kỳ, nên cô về học bài.
Vĩ Khang gật gù:
– Vậy hả! Cháu khiến chú tò mò về cô giáo cháu. Cổ là sinh viên sư phạm à?
– Không, chị ấy học Y dược.
Vĩ Khang giật mình:
– Hả! Cháu nói cô ấy học Y dược à?
Mỹ Hạnh gật đầu:
– Chú ngạc nhiên à? Chắng lẽ sinh viên đi dạy kèm phải nhất thiết học sư phạm hay sao? Chị ấy là sinh viên xuất sắc của trường. Mẹ cháu được một người bạn giới thiệu chị tới kèm cháu. Hoàn cảnh của chị vất vả lắm, thời gian làm thêm kín hết thời khóa biểu, vậy mà chị vẫn giỏi mới nể chứ.
Vĩ Khang dọ dẫm:
– Cô ấy tên gì?
– Chú muốn làm quen, hôm nào ghé cháu giới thiệu, blết tên làm gì chứ.
– Chú có người bạn đang học năm thứ hai Đại học Y dược. Biết đâu chú đã gặp cô giáo cháu.
Mỹ Hạnh đáo để:
– Chị ấy mang tên một loài mây tre quý hiếm. Chú hãy tự tìm hiểu nhé, cháu còn bài chưa học, cháu phải lên để học bài đây.
Những câu Mỹ Hạnh vừa tiết lộ, càng khiến Vĩ Khang nôn nao. Lẽ nào loài mây tre quý mà nhỏ Hạnh ám chỉ chính là cây trúc? Trái đất hóa ra hẹp đến thế sao, khi cho anh cơ hội gặp lại San Trúc ở đây?
Vĩ Khang tự nhủ, bằng mọi giá phải nói được câu chuyện thật nghiêm túc với San Trúc. Ngày mai, anh phải tìm "lý do" để tới nhà Mỹ Hạnh lánh nạn ít ngày. Khẽ huýt sáo một điệu nhạc vui, Vĩ Khang chậm rãi dắt xe ra về. Người giúp việc nhà Mỹ Hạnh nhanh nhẹn đi theo đóng cổng.