Dịch giả: Văn Hoà – Nhất Anh
P 2 - Chương 7

Tôi thức giấc rất sớm và phải nằm yên chờ thời giờ trôi qua. Tối hôm trước, theo lệnh của bà Bruller, các cửa sổ phải đóng thật kín, bà sở ăn trộm và rất sợ các luồng gió lò. Vào khoảng bảy giờ rưỡi tôi mới trỗi dậy, tôi nhón chân đi vào phòng tắm. Tôi đã giật mình khi tiếng nước từ vòi chảy ra nghe to quá. Tôi phải vặn bớt nước cho chảy ra từ từ và đóng cửa phòng tắm lại cẩn thận. cuối cùng tôi gác lại tất cả để ra đi. trước khi đi, tôi đem thức ăn và nước uống cho con gài mái Ondine. Thấy tôi, nó rũ lông cho bay bớt bụi bặm và mổ các mảnh vụn bánh mì trên lòng bàn tay tôi một cách say sưa. Tôi có cảm giác rằng các cú mổ của cái mỏ con gà Ondine là những nụ hôn âu yếm, một sự bỉêu lộ tình thương. Sáng hôm ấy, tất cả đều vươn tới một sự nảy nở hoàn toàn của niềm vui tươi.
Tôi dấn bước đi nhanh trên con đường dẫn đến nhà ga. Tôi có một cái áo dài vải len màu xanh, tóc tôi rũ loà xoà trên vai và quyển sách  kinh lễ Misa to đến nỗi tôi không gài nắp cái xách tay lại được. Mặt trời cuối tháng sáu đã khá nóng và những kẻ lang thang ngủ vỉa hè ở khu phố Versailles đã tung mền ra khỏi người trong giấc ngủ chập chờn của họ. Tôi hình dung những gia đình ở phía sau những bức rèm khép kín. Nhưng không có người nào có vẻ mặt của ông hay bà Bruller. Với một sự kiên trì hợp lý và có ý thức, tôi muốn bảo toàn cái hình ảnh mà tôi đã hình dung về nước Pháp từ bao nhiêu năm nay rồi. Tôi biết ông bà Bruller chỉ là một trường hợp cá biệt. ngày hôm qua, tôi đã gởi một bức thư cho bố mẹ tôi, một bức thư ngắn, vắn tắt, đại ý nói rằng "Con rất mạnh khoẻ, và con bằng lòng được ở tại nước Pháp".
Và tôi rất xúc động khi ghi tên mình vào sau chữ "người gửi" với địa chỉ ở Versailles. Dù ai cho tôi cả một gai tài, tôi cũng sẽ không thú nhận với bố mẹ tôi rằng bà Bruller đã bắt tôi phải làm việc tất bật suốt ngày, cho nên mãi đến nay tôi vẫn chưa đi thăm được điện Versailles, các vườn hoa, bóng dáng thấp thóang của Marie Antoinette mà tôi ái mộ như Fersen đã say đắm đến mức tôn sùng. Dù chính thể Cộng hoà, người ta cũng tha thứ tất cả cho một hoàng hậu đã biết yêu. Chính Stephan Zweig cho tôi biết về Marie Antoinette trong quyển sách  mà ông đã viết về bà hoàng hậu bạc mệnh này.
Sáng hôm ấy, các con đường vắng vẻ của thành phố Versailles toả hương thơm trong ánh mặt trời sáng chói. Tôi đáp xe lửa vào phút chót và ngồi thu mình dựa lưng vào một cái ghế gỗ dài cứng, tôi bị xâm chiêm bởi một nỗi sợ hãi khó tả. Tôi sắp đi xem Paris. Ôi, tôi muốn đi xem thành phố ánh sáng một cách khác kia. với một giấy thông hành hợp lệ trong túi, một cái mũ bê rê màu xanh trên đầu, cái máy đánh chữ xách tay và tập "chi phiếu du lịch" trong túi xách. Khi tôi xây dựng những ước mơ đi thăm Paris, tôi hình dung tôi tới Paris như thế đó.
Khi tôi đưa vé để ra khỏi sân ga, tôi thấy ngay lúc đó rằng hai  bàn tay tôi thô ráp xù xì và móng tay tôi giòn dễ gẫy. Tôi phải lau chùi quá nhiều lần nhà bếp của bà Bruller,  với những chất tẩy rửa hại da. Trong phòng đợi của nhà ga, tôi chợt thấy bảng chỉ dẫn tàu điện ngầm chạy trong thành phố. Tôi lập tức đi xuống đó, khỏi đi ra ngoài đường. Các cô bán vé rất lịch sự giúp tôi khám phá ra địa điểm của ngôi nhà thờ mà tôi muốn đến. Tôi rời khỏi tàu điện ngầm ngay ở phía trước nhà thờ.
Sau khi đi qua sân, tôi vào trong nhà thờ còn vắng vẻ. Tôi quỳ xuống trên một cái ghế để cầu nguyện, tôi quan sát những người đi vào từng đoàn nhỏ và tản mát trong các hàng ghế. Một mùi hương trầm phảng phất và tôi có cảm giác rằng trogn vài phút nữa chắc tôi sẽ đói bụng lắm, tôi đã ra đi từ Versailles mà không ăn điểm tâm.
Tôi rất lơ đễnh trong lúc lễ Misa được cử hành, tôi chỉ hiểu được vài lời trong bài thuyết giáo "Các con hãy lương thiện, siêng năng và nhu mì". Lễ chấm dứt, tôi đi ra cái sân nhỏ, nơi các đồng bào của tôi đang trò chuyện với nhau. Về sau tôi mới biết đây là nơi họ có dịp gặp nhau mỗi tuần một lần. Tôi không quen biết ai trong số họ cả. Tôi đợi tại một xó góc sân, không có mục đích, chỉ để giết một chút thì giờ và đột ngột, một sự bất ngờ xảy ra. Tôi chợt thấy Georges đang nói chuyện với một người đàn ông trẻ tuổi khác. Trong ánh nắng, mặt Georges xanh xao và có vẻ rất mệt nhọc. Tôi nhìn anh ta trong ba bốn phút, anh ta mới chợt thấy tôi. Với một nụ cười hoài nghi, chắc là đang tìm kiếm tên tôi trong ký ức, anh ta đi đến bên tôi và đưa tay ra:
Xin chào.
Sau một chút im lặng, anh ta nói thêm:
Christine…
Chào Georges. Ông chưa đi Pérou? Cái mỏ bạc bây giờ ra sao rồi?
Georges hơi nhăn mặt:
Cái mỏ bạc ấy bị nhận chìm dưới nước rồi.
Đột nhiên tôi xúc động đến nỗi phải kêu lên:
Ôi tội nghiệp Georges….
Không đến nỗi nghiêm trọng đến thế đâu – anh ta đáp và nói tiếp rất nhanh – Tôi có thể đưa tiễn cô về không? Mà, sự thật, vì sao cô lại ở Paris? Cô đã gặp những điều khó khăn ở Innsbruck…
Chúng tôi đi ra sân nhà thờ. Ngoài đường đã nhộn nhịp người qua lại, nhưng tôi chợt thấy một tiêm cà phê. Và tôi vội vã băng qua đường để đi ngay tới đó.
Cô đi quá nhanh, khéo vấp – Georges nói với tôi và mỉm cười.
Tôi muốn uống một ly cà phê, nhưng phải nhanh lên…
Anh ta nắm lấy cánh tay tôi để dắt tôi đi, trong đám đông người qua lại. Và cái nắm tay thân mật ấy đã gây ra nơi tôi một sự phản ứng kỳ lạ, phần thân thể bên trái của tôi, gần bên anh ta, nóng lên và trong khi phần bên tay phải thì lạnh ngắt. Khi đã ngồi vào một cái bàn nhỏ trong tiệm cà phê, nhấm nháp một lát bánh mì, tôi nhìn thẳng và mặt của anh ta. Tôi uống cà phê, nhưng rất khó khăn, tôi muốn dấu hai bàn tay thô ráp của tôi…
Đột ngột Georges hỏi tô:
Cô ở đây một mình?
Vâng, có độc một mình!
Và tôi nghe tiếng của tôi hỏi:
Còn ông?
Hoàn toàn cô độc.
Và bây giờ ông không đi Pérou nữa, ông dự định sẽ làm gì ở đây?
Tôi đã ghi tên học luật… và sau đó…
Georges rút ra một điếu thuốc lá và tôi thấy nơi bàn tay trái anh ta có đeo một chiếc nhẫn mang huy hiệu của một gia đình quý tộc.
Thấy tôi nhìn chiếc nhẫn, anh ta nói:
Ô, cô biết không, tôi ít khi đeo nó. Tôi không thích nó…Và cô, cô muốn làm gì ở Paris?
Viết sách.
Viết sách gì?
Tiểu thuyết, rất nhiều tiểu thuyết, những truyện ngắn.
Cô quen biết những nhà xuất bản ở Paris chứ?
Tôi? Những nhà xuất bản ở Paris? Tôi không quen biết một người nào ở Paris cả và tôi làm việc ở Versailles, tôi là bảo mẫu cho một em bé gái bảy tuổi..
Sau một hồi đi dạo, chúng tôi đến bên bờ sông Seine.
Georges nói với tôi:
Tôi sẽ hướng dẫn cô đi xem Paris.
Nhưng tôi lắc đầu:
Khoan! Để sau đã…
làm sao tôi có thể kể với anh ta về cuộc sống mà tôi phải đeo đuổi, về sự thể mà tôi phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối? Làm sao tôi có thể nói với anh ta rằng giả sử anh ta đã đi Pérou thì có lẽ hay hơn, vì tôi đã có lòng trìu mến anh ta? Tôi quá cô đơn nên tôi không thể không yêu anh ta ngay lập tức…
Georges nài nỉ một  cách lịch sự:
Nhưng dù sao tôi cũng sẽ hướng dẫn cô đi xem Paris.
Tôi nhìn dòng nước sông Seine, tôi giả vờ trầm ngâm suy nghĩ, nhưng sự thật tôi dò xét anh ta và dò xét chính mình. Mọi sự đều dễ dàng đối với định mệnh: hai người cô đơn, trẻ trung và sợ hãi, gặp nhau ở Paris, trên bờ sông đó, một người đàn ông đang ngồi câu cá, trên các bậc cấp, một cặp tình nhân hôn nhau, người này thưởng thức đôi môi của người kia, như thể họi là những người có nhiệm vụ nếm thử thức ăn và chúng tôi là vua chúa, họ phải chứng minh với chúng tôi rằng món ăn không có thuốc độc. không, ông bạn của tôi ơi, tôi không muốn tất cả những điều ấy, đó sẽ là một thứ tình yêu được sửa soạn một cách quá khoa học!
"Ông bạn không nghe tôi… Tôi nói rằng…."
…Và một lần nữa, lần cuối cùng tôi phải nỗ lực để tự giải thoát. Tôi kể ra tất cả những gì tôi đã nghe nói về tình yêu. Kể cả câu người ta nói rằng một người đàn bà có mái tóc vàng nâu không bao giờ được yêu một người đàn ông có tóc vàng nâu.
Tôi xoay mặt về phía anh ta để nói lời từ giã và bỗng nhiên tôi nghẹn ngào xúc động. Anh ta có vẻ lo âu, căng thẳng và nghiêm nghị.
Tôi đáp:
Vâng..vâng..Chúng ta có thể gặp nhau vào Chủ nhật tới…
Tôi có cảm giác rằng ngày hôm ấy sẽ kéo dài mãi mãi không còn có Versailles nữa, không còn có Monique nữa. Chỉ có một tình yêu man mác, rụt rè.