Chương 3

Khu xóm tạm cư là một vùng đất trủng. Có khoảng mấy mươi căn nhà như vậy do các chủ đất khai thác cho dân tứ xứ thuê. Tất cả đều là nhà lá phên tre tạm bợ. Căn nhà chỗ anh em thằng Lũi ở, một phần nhìn ra một cái ao bùn rác rười,một phần đối diện với gian nhà có xe mì của ông Tư Tẩu. Tối hôm nay lão Tư Tẩu không bán hàng. Thằng Nhẫn ngồi lơ ngơ ở bậu cửa. Thấy hai anh em thằng Lũi đẩy xe mì về,thằng Nhẫn đứng phắt dậy chạy lại.
-Hết chưa mà về sớm vậy?
Vừa nói nó vừa giở cái nắp nồi nước lèo nhìn vào trong.
Hành động đó làm anh em Lũi đang đẩy ngon trớn phải dừng lại. Cái xe sắp quẹo vô cửa nhà đụng mạnh vào vách phên,may mà nhờ cột cửa chắn lại. Bát chén trong thùng xe chạm nhau loảng xoảng.Lão Phịnh đi đằng sau,tay xách mấy ổ bánh mì hét to:
- Ê,hai thằng bây đẩy cái kiểu gì vậy?
Thằng Nhẫn cười khanh khách trong khi thằng Lũi tức tối chửi thề. Nó định chửi nữa nhưng Uùt Đậu lỏ mắt nhìn anh nói nhỏ:
- Anh Hai chửi hả? Má dặn còn nhỏ không được chửi bậy..
Thằng Lũi trợn mắt muốn chửi nữa nhưng rồi làm thinh. Nó vận sức khiêng đầu xe dịch vô đúng giữa cửa, đẩy tiếp. Thằng Nhẫn nhìn Uùt Đậu ngạc nhiên:
- Thằng nhóc nầy là lính mới phải không? Nhỏ hạt tiêu cở nầy làm ăn ra gì!
Lão Phịnh chen tới xô mạnh thằng Nhẫn sang một bên càu nhàu:
- Thúi hoắc. Xê ra. Không có rủ rê đi chơi.
Tiếng bác Giáo khàn khàn hỏi:
- Về sớm vậy?
Lão Phịnh cười to trả lời:
- Hết sớm về sớm. Anh Giáo coi,thằng Đậu nhỏ xíu vậy mà gỏ bán một hơi hết xe mì. Trời thương mà. Tui nhận giúp anh em nó nên trời giúp lại tui..
Uùt Đậu nhe răng cười.Thằng Lũi nghe nói cũng thấy hể hả. Ưøa,thì coi như một mình Uùt Đậu giỏi giang. Sau nầy,nếu có mối bán nhiều nó nhường luôn cho Uùt Đậu lấy tiếng. Cứ thấy Uùt Đậu cười là thằng Lũi cũng sung sướng vui vẻ theo.
Tiếng Bác Giáo đều đều:
- Ừ,chuyện gì trời cũng biết, nhưng có trời mà cũng bởi ta nữa. Tư Tẩu đang liệt giường liệt chiếu ở bển. Người trong xóm nói số Tư Tẩu nghèo mạt kiếp vì bịnh.Nhưng gẩm ra là do nhậu nhẹt say xỉn suốt ngày,sức nào chịu nổi.
Lão Phịnh vừa lai rai bừng bừng,tưởng bác Giáo xỏ xiên mình trừng mắt hỏi:
- Nhậu thì có dính gì tới bịnh. Đó là cách nói của mấy thằng cha không biết nhậu. Tư Tẩu mà bịnh gì?Chắc hết tiền sợ nợ đòi nên phát bịnh thôi.
Lão Phịnh chưa dứt câu đã có tiếng la nói ở đằng trước. Tiếng thằng Nhẩn lớn nhứt:
- Cứu với,bà con ơi. Oâng Tư xỉu..xỉu …
Có mấy người trong các căn nhà gần đó rầm rập chạy tới,va đập vào vách phên làm ngôi nhà như có động đất.
Uùt Đậu sợ run. Nó lắp bắp:
-Người ta chết phải không anh Hai?
Miếng bánh mì vẫn còn nguyên trên tay. Thằng Lũi thì quá quen với những cảnh như vậy dặn dò em:
- Hổng sao đâu. Oång xỉu hoài à. Đừng đi ra ngoài.Cứ ở yên đây
Bác Giáo cũng ngồi yên. Giờ nầy, bác hoàn toàn không nhìn thấy gì. Lão Phịnh biến mất ngoài cửa. Chị Bé ve chai vừa về tới,thảy đại quang gánh,chạy ra.
- Phải chở Tư Tẩu đi bịnh viện.
Tiếng ai đó bàn. Bác Giáo gặc gặc đầu buông thỏng một câu:
- Lên trạm y tế thử coi. Tiền không, giấy tờ dắc lưng cũng không,làm sao đi bịnh viện.
Có lẽ ai cũng biết đến điều đó nên mọi người chỉ xúm vào cạo gió,đổ thuốc cho lão. Thằng Nhẫn lôi ra một trái chanh vàng khè sót lại trong hộc xe mì đưa chú Bốn tẩm quất để giã rượu cho lão Tư Tẩu.
Không biết nhờ trái chanh hay nhờ tài bấm huyệt của chú Bốn mà Tư Tẩâu tỉnh lại.
- Thằng Nhẫn đâu. Lấy cho tao miếng nước.Sao chua loét hà...Mầy trốn đâu mất rồi cái thằng chết đâm chết chém kia..
-Tỉnh rồi..Đau yếu gì..Xỉn quá trúng gió..
Thằng Nhẫn làu bàu:
- Hể mở mắt được là cái miệng mở theo.
Đám người tản mát dần.Chú Bốn đứng dậy,sửa lưng kêu cái rắc, cằn nhằn:
- Bữa nay đi trễ, hụt sở hụi. Thét rồi chắc tao kiếm nhà khác thuê quá.
Thằng Nhẫn rụt đầu le lưỡi:
- Chú Bốn cho tui theo với.
Chú Bốn bỉu môi:
- Mầy biết làm cái gì mà theo?
- Thì tui học nghề.
- Làm biếng như mầy có mà học suốt đời cũng chưa thành nghề. Gỏ mì đi.
Nói xong, chú Bốn cười hà hà,xóc xóc cây lắc làm reo lên những âm thanh rộn ràng. Cây lắc gồm những cái nắp phéng đập giập xỏ lỗ xâu vào một đoạn thép cở gần một tấc và được giữ thẳng bằng một cái ngàm gỗ cứng tựa giàn ná thun. Lúc rung,những nắp phéng chạm vào nhau tạo nên một chuỗi âm thanh rộn ràng,mời gọi, không lẫn vào đâu được.Thằng Lũi rất thích nhìn chú Bốn rung cây lắc. Bàn tay chú dịu nhiễu như làm xiếc. Khi có hứng, chú lắc giống múa. Chỉ có bàn tay chú là cử động,trong khi cánh tay điều khiển tay lái xe đạp, vậy mà cây lắc vẫn reo lên những tiếng dứt khoát vui vẻ như tiếng rao của chú,khiến mọi người ai cũng tỉnh ngủ ra.. Bác Giáo nói nữa đùa nữa thật:
- Cái tiếng gỏ mì của thằng Lũi khiến người ta thấy đói bụng. Còn tiếng rao với xóc của Bốn tẩm quất khiến người ta cảm thấy gân cốt nhức mỏi.
Thằng Lũi thường dồn những cái nút phéng nhặt được ở mấy tiệm nước cho chú Bốn. Từ khi nước ngọt khuyến mãi bằng những hình số lắp ghép bí mật in ở mặt trong nắp chai,người uống giữ lại những chiếc nút phéng mong cơ hội trúng thưởng, nên nút phéng rất hiếm. Mỗi khi thằng Lũi dồn được một ít,chú Bốn mừng lắm cho nó năm trăm đồng mua kem. Lúc rảnh rổi nó thường giúp chú đập dẹp nút phéng và nghe chú kể chuyện về nghề tẩm quất của chú.
- Cái nghề nầy nó bạc bẻo lắm. Tiền ít mà công sức bỏ ra nhiều.Ế, không có tiền ăn thì đói mệt, lo lắng,nhưng đắc khách cũng rã rời thân thể,nuốt cơm hổng nổi. Đã thế nhiều người còn nhìn mình bằng cặp mắt không thân thiện. Họ sợ mình lừa,trấn lột hoặc trộm cắp của họ. Bởi vậy,chú chỉ muốn đấm bóp cho mấy anh em đạp xe,công nhân.Cứ trải chiếu bên hè đường là xong. Thỉnh thoảng gặp đồng hương còn được đãi điếu thuốc ly nước.
Thằng Lũi không tin lắm,nó dè dặt hỏi:
- Sao có hôm chú than đấm bóp ngoài đường bị tụi du côn quỵt tiền công còn bị lột hết tiền,đồng hồ,xe đạp cả vòng lắc?
Chú Bốn thở ra:
- Thì cũng có mặt nầy mặt khác. Chuyện gì cũng vậy,khó vẹn đôi đàng.
- Nhưng dù sao có nghề như chú còn ngon chán. Khi nào cũng quần áo đàng hoàng,mang ba ta,đi xe đạp.
- Ừ thì do nghề mà. Đói rã ruột quần áo cũng phải tinh tươm sạch sẽ thì người ta mới cho mình rớ vô người họ chớ.
- Cháu học nghề nầy được không?
Chú Bốn cười ha hả:
- Nhỏ hạt tiêu như mầy làm sao đấm bóp. Chờ chục năm nữa..Cứ ráng dập nút phéng cho thiệt tròn,chịu khó nhìn,mai mốt cũng có cơ hội.
Thằng Lũi tò mò:
- Mà sao chú không xài cái gì khác hơn nút phéng. Mỏng le hà,xóc mấy cái là bể Chú Bốn đập vào vai thằng Lũi khen:
-Giỏi,biết quan sát đó chớ. Hồi mà cha chú làm nghề nầy, đâu có xài cây xóc giống như vầy mà xài cái vòng xóc. Cũng không dùng nút phéng mà dùng những đồng xu cũ bằng đồng có lỗ ở giữa. Hồi đó xu là xu. Người ta thường nói chỉ đáng giá một xu..là ý nói chẳng có giá trị gì.Đâu ai xài xu. Cứ xâu lại mà xóc nghe rôm rã và sạch sẽ lắm.
- Vậy vòng xu đó còn không chú Bốn?
Mắt chú Bốn buồn tênh:
- Làm sao còn khi một đồng xu đáng giá cả chục ngàn.
Thằng Lũi lỏ mắt ngạc nhiên:
- Chục ngàn lận? Sao chú nói không có giá trị gì.
- Ừ,vì nó là đồng xu cổ mà. Đồ không xài xưa gọi là đồ cũ rồi thành đồ cổ. Thiên hạ tìm mua. Ba chú mất đi lúc chú còn nhỏ. Đến phiên má chú qua đời,nhà nghèo kiết. Vậy là chú bán xu để lấy cả đống tiền sống vài tháng.
- Vậy thì bán cho rồi chớ để làm chi. Dùng nút phéng là của cho không.
Chú Bốn cười buồn.
- Có cái đồ nghề của ông cha không giữ được mà bán đi thì tha phương cầu thực cũng đáng đời rồi.
- Chú tiếc à?..
- Không..sau nầy chú dùng mấy miếng đồng cắt ra thành vòng tròn giả làm xu. Nhưng bọn trấn lột thấy đồng giống như thấy tiền. Thế là chúng cướp luôn. Tức mình chú xài nút phéng. Mắc công một chút mà chắc ăn.
Thằng Lũi cười:
- Nút phéng cũng quý rồi chú ơi. Chú thấy thiên hạ cấp củm để dành nút phéng lấy thưởng không. Có nút trúng vàng,có nút trúng xe,trúng nhà..
- Vậy là nhiều hơn xu cổ rồi.
- Biết đâu có bữa mình lượm được nút phéng ráp thành chữ, trúng cái nhà to đùng. Khi ấy cháu rước má cháu vô đây ở.
Chú Bốn nheo mắt:
- Không có hộ khẩu coi chừng không nhận được thưởng chớ ở đó mà đưa má vô.Mà mầy như vậy là có hiếu đó. Chẳng như chú từ ngày bỏ quê đi,chưa về lại lần nào để thăm mộ cha mẹ. Về quê mà lùi xùi nghèo kiết làng nước người ta chê cười,nhục lắm
Thằng Lũi không hiểu tại sao trở về quê mà lại nhục. Nghèo thì đã sao. Nhưng đó là luận điệu của người lớn. Ai cũng nói giống nhau,từ chị Bê,chị Bé,chú Lành,chú Ngô. Chỉ có nó là muốn về nhà quá trời mà không có cơ hội,không đủ tiền mua một cái vé xe.Riết rồi,nó hết mong.Ngày qua ngày,nỗi nhớ nhà như phai nhạt đi,chìm lỉm giữa những công việc bộn bề,vất vả.
Nhưng lạ thiệt. Từ hôm út Đậu vô đây, thằng Lũi đâm nhớ nhà da diết. Bỗng ï dung,dù không nghĩ tới,những kỷ niệm ngày xưa cứ lần lượt hiện về trong ý nghĩ của nó. Có những chuyện rất nhỏ,mờ nhạt,bây giờ rõ mồn một như người ta quay phim. Từ chuyện hồi nó còn nhỏ xíu trèo lên cây ổi trượt chân,ngã xuống, má phải vội vàng bế nó chạy lên trạm xá làng. Chuyện nó dành trái dừa rụng với thằng Xê con bác Năm bán bánh bao. Cả hai đứa cùng nhìn thấy trái dừa rụng một lần,cùng chạy ra và chụp trái dừa cũng một lần. Chẳng đứa nào chịu là mình tới sau,thấy sau. Cuối cùng má phải dỗ dành đền cho nó một cái bánh ít, vì dù sao thằng Xê cũng là bạn chòm xóm của con.Má nói vậy.Rồi chuyện nó với thằng Xê thi nhau ăn ớt hiểm. Mới nhai trái đầu tiên hai đứa đã thét lên như con gà bị cắt cổ. Người lớn xúm lại mà hai đứa không thể nào nói được,miệng hả ra,nước miếng chảy có dòng,còn chân nhảy như nhảy giây. May mà bác Năm thấy bã ớt đầy tay thằng Xê. Báo hại bác Năm và má nó phải xổ cả búi tóc dài ra cho hai đứa chà vô môi vô miệng.Thằng Lũi bùi ngùi.Dù sao đó là những ngày sung sướng.
- Anh Hai ơi..Ở nhà má cũng hay bị xỉu,má anh Xê phải qua cạo gió hoài.
- Cái gì?
- Thì má đau hoài. Bác Năm nói má đau như người giả đò.
- Vậy má nói sao?
- Má nói tại cái bịnh sản hậu hồi đẻ thằng Uùt.
- Là tại mầy..?
Thằng Đậu chợt bật khóc hu hu:
- Không phải tại em đâu..Má ơi.
Thằng Lũi ôm em:
- Thôi thôi,anh Hai chọc em chút chơi. Lớn rồi..đi làm ăn xa thì đừng nhớ má nữa. Uùt giỏi lắm mà.Giỏi còn hơn anh Hai nữa..
- Khi nào má hết bịnh,có tiền,em về..
- Ưøa,khi nào có tiền nhiều,anh Hai dám mua một căn nhà ở đây rước má vô lắm..
Uùt Đậu ngưng khóc mở to mắt hỏi:
- Thiệt không anh Hai? Cha,có tiền nhiều nhiều mình sẽ mua nhà..Uûa mà sao anh Hai không về. Mình có nhà ở quê..
- Ưøa thì mình về quê với má. Muốn vậy Uùt Đậu phải chịu khó làm vệc nè,đừng khóc nhè,đừng..đừng..nhớ …nhớ má nữa. Hứa đi …
Oâng Giáo đang ngồi bó gối như tượng trên chỏng bỗng thở dài,lấy từ dưới gối ra cái khẩu cầm. Tiếng kèn tha thiết vang lên trong bóng vàng nhợt nhạt của ngọn đèn điện 45 watt ám khói.Chị Bê ở giường đầu kia từng chặp khe khẽ hát theo:
- Quê hương là con diều biếc,tuổi thơ con hát trên đồng …Quê hương là cầu tre nhỏ..mẹ về tóc nắng nghiêng che …