Những câu chuyện góp nhặt từ hội nghị ở châu Âu
Nào cùng đi “gap year” tình nguyện

    
rên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, rất thịnh hành chương trình “gap year”: Các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp những chương trình tương đương trung học ở Việt Nam không vào đại học ngay mà bảo lưu kết quả, dành mội năm liền đi du lịch ba lô, đi làm thêm kiếm tiền để trau dồi thêm hiểu biết về xã hội và thế giới.
 
Năm 2005, ở Anh có hơn 50.000 bạn trẻ vào độ tuổi 18, 19 đi gap year. Phần lớn các bạn đi du lịch vòng quanh thế giới “thuần tuý”, số ít hơn di lịch kết hợp làm việc có lương, chủ yếu là dạy tiếng Anh cho ngưới địa phương, Nhưng xu hướng mới nhất vẫn là du lịch kết hợp tình nguyện: những chương trình như thế này rất phong phú, từ làm việc ở trại hè thiếu nhi Trung Quốc đến cứu rùa biển ở Mexico. Pauline, đến từ London, danh một phần gap year của mình dạy tiếng Anh ở Costa Rica trước khi về nước theo học chương trình dược tại đại học Bath. Cô chuẩn bị cho chuyến đi từ trước đó một năm, làm việc toàn thời gian trong nước trong vòng sáu tháng dành dụm tiền theo học một lớp đào tạo dạy tiếng Anh và mua vé máy bay sang Nam Mỹ. Số tiền đó cũng cho cô học thêm lớp căn bản tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ chính ở Costa Rica, để dễ dàng hoà hợp với người địa phương hơn.
Ngôi làng cô đến dạy học có đồi núi bao quanh và chưa bị thương mại hoá do du lịch nên rất thanh bình và đáng yêu. Ở đó cô sống với một gia đình người địa phương và dạy học ở một trường cấp 1 công lập. Cô dạy nhiều lớp mỗi ngày, từ 7g sáng đến 12g trưa và tiếp tục từ 2g đến 5g chiều. Nhưng cô và các bạn đi cùng vẫn không thấy mệt vì “bọn trẻ dễ thương hết sức”. Ngày cuối cùng cô đứng lớp, các học sinh nhỏ tuổi còn tổ chức một buổi tiệc chia tay. “Thành quả lớn nhất của bọn mình là dạy cho bọn trẻ hát tiếng Anh, như bài “Anh thuỷ thủ đi ra biển” chẳng hạn”. Cô vừa nói vừa cười.
Chỗ ở của Pauline ở làng không được tiện nghi: mái tôn, không nước nóng, nhưng cô vẫn rất bằng lòng. “Nhà chúng tôi trên đỉnh núi. Tôi được người nhà cho ở phòng trên gác mái, đêm đêm, điện cả láng thắp sáng và cảnh đẹp đến nỗi làm tôi nghẹt thở”. Và cô cho biết cô không đổi những kỉ niệm vô giá ấy lấy bất cứ điều gì.
Lucy, 19 tuổi, từ Windsor, đi Honduras làm việc cho một tờ báo tiếng Anh tại đây.
“Chỉ sau tháng đầu tiên, biên tập tờ báo rời toà soạn còn mỗi mình tôi với một bạn phóng viên trẻ người địa phương cũng chỉ mới 18 tuổi phải cáng đáng tất cả dù không có chút kinh nghiệm nào. Công việc rất đa dạng: từ viết bài về các khách sạn cho đến phỏng vấn những băng nhóm gangster. Tôi học được mọi thứ: viết bài, gặp gỡ nhiều người thú vị, nhìn thấy sự vật từ một góc nhìn khác… Cách nhìn thế giới của tôi cũng thay đổi rất nhiều”
“Tôi tự đặt cho mình kế hoạch làm việc rất đàng hoàng. Tôi cũng được tiếp xúc làm bạn với rất nhiều người dân địa phương. Về định hướng nghề nghiệp, tôi ho vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích tôi nhiều trong tương lai, khi tôi chọn nghề làm báo. Chương trình ở đây không chỉ là một năm du lịch gap year bình thường mà đã thay đổi đời tôi. Nghe có vể hơi “sáo”, nhưng thật đấy!”
Vốn mê bóng đá, Rob tình nguyện đến châu Phi  xa xôi đăng ký dạy môn thể thao vua này. Đến Ghana cùng ba bạn trai cùng sở thích, Rob “hết hồn” ngay ngày đầu tiên khi phải dạy cùng một lúc 75 “học viên” rất ồn ào từ 9 đền 21 tuổi trên bãi đất trống của làng. “Nhưng rồi mọi việc cũng ổn, có bảy trái bóng cả thảy nên mình chia tất cả ra làm nhiều nhóm chơi, mỗi bên năm người. Chơi vui lắm, mình thật sự ngạc nhiên khi sau buổi chơi tất cả đều vỗ tay hoan hô tụi mình, lại còn tranh nhau xung phong mang giày “thầy” về chà sạch sẽ. 6 giờ sáng hôm sau, cả đám đã đứng trước cửa réo gọi mình dạy tiếp”. Sau vài buổi chơi, Rob chọn được 18 cầu thủ hay nhất để thi đấu tranh giải. Đội của anh chơi với nhẽng đội bóng làng bên, cũng được những bạn trẻ Anh tình nguyện dạy, trong tiếng trống ồn ào rất đặc trưng châu Phi và nhạc địa phương sôi động. “Đội mình vào được bán kết đấy nhé, nhưng thua ở loạt luân lưu 11m. Chắc lúc đó trông mình buồn lắm nên một cầu thủ trong đội mình chạy đến bảo: “Thầy Rob đừng lo, đó chỉ là trò chơi thôi mà!” và cả đội xúm lại an ủi mình trong khi đúng ra mình phải an ủi mới phải. Quả là những kỉ niệm vui quá chừng!”
Theo tờ The Observer gần đây, những bạn trẻ Anh làm tình nguyệ trong “gap year” của mình có thể sẽ được chính phủ trả tiền học phí khi học đại học. Sáng kiền này nhằm khuyến khích thanh niên làm từ thiện nhiều hơn, đồng thời giúp đỡ những bạn trẻ gia đình thu nhập thấp hơn có điều kiện du lịch trong “gap year” của mình. Nhưng mục đích lớn nhất của chính sách này vẫn là giúp làm thuấn nhuần ý nghĩa trở thành tình nguyện viên cho cộng đồng không chỉ trong “gap year” mà cho cả cuộc đời.
Mặc dù ở Anh đến nay đã có hơn ba triệu bạn trẻ thực hiện những hoạt động tình nguyện dưới nhiều hình thức khác nhau, Gordon Brown – bộ trưởng tài chình Anh – vẫn muốn nhiều bạn trẻ giúp đỡ những nước đang phát triển trên thế giới, đúng theo tinh thần của chương trình Make Povety History (tạm dịch: biến đói nghèo thành quá khứ) mà chính phủ Anh vừa phát động cho cả nước vào năm 2005.
Hiện nay, để đăng ký tham gia với những cơ quan hay công ty tổ chức những chương trình tương tự của Rob, Lucy, hay Pauline, mỗi bạn trẻ phải bỏ ra một số tiền trung bình từ 50 triệu đến 200 triệu đồng VN chưa kể vé máy bay, cho từ một đến ba tháng làm việc tình nguyện không lương: dù là giúp đỡ trẻ mồ côi Việt Nam, săn sóc sư tử con ở Nam Phi hay chích thuốc cho người nghèo ở Ấn Độ. Vì vậy, phần lớn chỉ có những bạn trẻ gia đình tương đối khá giả mới có đủ tiền đi tình nguyện. Chỉ có khoảng  6% trong số 50.000 bạn trẻ tốt nghiệp trung học đi gap year chọn đi tình nguyện. Chương trình mới này của chính phủ đã làm nức lòng giới trẻ Anh và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ giới kinh doanh. Trong giai đoạn đầu, chỉ riêng sáu tháng nhà tài trợ chính đã tài trợ đến 3 triệu bảng Anh (tương đương hơn 90 tỉ đồng VN) để đóng tiền học phí đại học năm sau cho những bạn trẻ đi gap year vì cộng đồng, và trong giai đoạn sau chính phủ hy vọng sẽ có được thêm từ 6 đến 7 triệu bảng nữa.
Ở VN, rất cần những chương trình tương tự để khuyến khích các bạn trẻ hoạt động cộng đồng hơn nữa. Dĩ nhiên, những chương trình tình nguyện trong SVHS hiện nay, như Mùa hè xanh chẳng hạn, hoàn toàn do các bạn tự ý thức và có tấm lòng chia sẻ yêu thương, không chỉ vì hỗ trợ về tài chính mà đăng ký tham gia. Nhưng những hỗ trợ nhất định về tài chính ấy sẽ khuyến khích các bạn tham gia nhiều hơn và cũng cảm thấy an tâm hơn, nhất là đối với những bạn muốn đi tình nguyện nhưng hoàn cảnh tương đối khó khăn. Đây quả là một điều rất nên học tập từ những nước tiên tiến trên thế giới.
(Theo Observer, Guardian)