Dịch giả : PHONG ĐảO
Chủ biên : TANG DU
- 4 -
Vây Ngụy Cứu Triệu

Mùa Thu năm 354 trước công nguyên, Bàng Quyên cho rằng Tôn Tẩn đã chết, trong thiên hạ không còn ai là đối thủ với mình. Do vậy, ông ta muốn biểu lộ tài năng xuất chúng của cá nhân, để giúp nước Ngụy mở rộng cường thổ, bèn thuyết phục Huệ Vương. Vua chuẩn tấu, rồi dẫn mười vạn tinh binh tiến lên phía Bắc để xâm chiếm nước đồng minh với nước Tề. Ngụy Gia Tướng xua quân đi đầu, đánh thốc vào nước Triệu. Kinh đô cua nước Triệu là Hàm Đan bị bao vây. Và nước Triệu phải đi cầu cứu với nước Tề. Tề Uy Vương quyết định cử Tôn Tẩn làm soái, xua quân đi cứu Triệu. Tôn Tẩn từ chối, nói:
- Không thể được, không thể được. Thần là người tàn phế, nếu cử thần làm soái thì chứng tỏ nước Tề không còn nhân tài, kẻ thù sẽ cười chê. Hơn nữa nếu Bàng Quyên biết thần chưa chết, thì sẽ đề phòng kỹ lưỡng hơn. Như vậy, đối với cá nhân thần cũng như đối với nước Tê đều có hại. Vậy xin Đại vương cử Điền Kỵ tướng quân làm soái là hơn.
Uy Vương gật đầu bằng lòng, cử Điền Kỵ làm soái, cử Tôn Tẩn làm quân sư, ra quân đi cứu Triệu ngay.
Hôm ngày ra quân, Điền Kỵ hạ lệnh cho quân Tề kéo thẳng đến Hàm Đan. Tôn Tẩn nói:
- Không được? Không được?
Điền Kỵ cảm thấy bất ngờ hỏi:
- Chúng ta không phải mang quân đi cứu Triệu hay sao? Việc cứu Triệu gấp rút như cứu hỏa, nếu đến chậm, thì e rằng Hàm Đan không còn giữ được nữa!
Tôn Tẩn nói:
- Quân Triệu không phải là đối thủ cua Bàng Quyên. Khi quân ta chưa kéo tới nơi, thì Hàm Đan đã mất từ lâu rồi. Như vậy, chẳng phải sau cơn mưa ta mới đưa dù tới sao?
Điền Kỵ bèn hỏi:
- Thưa quân sư, nếu vậy thì ngài có biện pháp.
Tôn Tẩn nói:
- Ta phải tránh chỗ quân địch mạnh mà đánh vào chỗ quân địch yếu, phải đánh Đông kích Tây, phải xua đại quân đánh thẳng vào thủ đô của nước Ngụy là Đại Lương. Khi Bàng Quyên hay tin, tất nhiên sẽ rút quân trở về cứu nguy cho nước Ngụy. Đến chừng đó, chúng ta sẽ chận đường Ngụy, rồi dùng quân đội được nghỉ ngơi, đánh mạnh vào toán quân đang mệt nhọc, thì nhất định sẽ thẳng lợi thôi!
Điền Kỵ nghe qua gật đầu liên tiếp, nói:
- Đây là diệu kế. Như vậy sẽ chiếu theo cao kiến của quân sư mà thi hành.
Quả nhiên, Bàng Quyên đã dốc hết binh lực hạ được thành Hàm Đan và đang chuẩn bị tiếp tục truy kích tàn quân của Triệu, để bình định và chiếm lĩnh cả nước Triệu trong vài ngày tới. Nhưng, bỗng Bàng Quyên nhận được thánh chỉ của vua Ngụy Huệ Vương, xuống lệnh bảo ông ta cấp tốc rút quân trỡ về để giải vây Đại Lương. Bàng Quyên không dám chểnh mảng, ra lệnh cấp tốc hành quân để trở về Kinh Sư.
Quân Tề sau khi tiến vào nước Ngụy, không gặp một cuộc phán kháng nào quan trọng, nên đã xưa quân tiến thắng đến dưới chân thành Đại Lương. Quân Tề bao vây mà không đánh, lại rút quân về Quế Lăng. Tôn Tẩn biết Quế Lăng là một địa phương mà quân Ngụy khi rút trở về tất phải đi ngang, bèn chọn nơi có địa hình tốt, bố trí tinh binh mai phục, chờ cá cắn câu.
Bàng Quyên kéo binh trở về, một ngày đi một trăm dặm đường. Họ đi suốt gần mười hôm, tướng sĩ đều hết sức mỏi mệt. Khi còn cách Quế Lăng hơn hai chục dặm nữa, thì bỗng nghe trống chiêng đánh vang lên, rồi có một cánh quân ùa ra chận đường tấn công. Người chỉ huy cánh quân này là nha tướng Diên Đạc của nước Tề. Bàng Quyên thấy quân Tề ít, nên sai đứa cháu là Bàng Thông chỉ huy một cánh quân ứng chiến. Hai bên đánh nhau được hơn hai chục hiệp, Diên Đạc giả vờ thua bỏ chạy. Bàng Quyên xua quân truy đuổi theo, khi đến gần Quế Lăng thì phía trước lại có toán quân Tề dàn trận chờ sẵn. Bàng Quyên đứng từ trên cao nhìn xuống, thấy đây đúng là "Điên đảo bát môn trận" mà khi Tôn Tẩn vừa đến Ngụy Quốc đã dàn ra tại giáo trường cho vua Ngụy Huệ Vương xem.
Bàng Quyên không khỏi lấy làm lạ, tự nhủ: "Tại sao Điền Kỵ lại biết trận pháp này? Chả lẽ ông ta đi tìm học nơi Quỷ Cốc Tử hay sao?". Trong khi Bàng Quyên còn suy nghĩ, thì bỗng nghe một hồi trống đánh lên vang dội, rồi từ trong quân Tề có một viên chủ tướng mình mặc khôi giáp, tay cầm giáo dài, trên lá quân kỳ đi theo sau có thêu một chứ "Điền" to lớn. Điền Kỵ dưới sự bảo vệ của tiên phong Điền Anh, cất tiếng nói to:
- Bớ thằng nhóc Bàng Quyên, hãy mau ra đây chịu chết!
Bàng Quyên giận dữ, trợn to đôi mắt, nói:
- Điền Kỵ ông có tài cán gì, mà lại đám đối trận với đại nguyên soái Bàng Quyên ta?
Điền Kỵ cười nhạt, nói:
- Bớ Bàng Quyên, nhà ngươi đừng có ỷ tài. Nhà ngươi biết đây là trận pháp gì không?
Bàng Quyên đáp:.
- Đấy là “Điên đảo bát môn trận”.
Điền Kỵ lại hỏi:
- Nhà ngươi có dám đánh vào trận pháp này không.
Bàng Quyên tỏ ra do dự, nghĩ bụng: "Nếu ta bảo dám thì chưa chắc đánh thắng, còn bảo không dám chẳng hóa ra mất mặt hay sao?". Do vậy, Bàng Quyên bèn liều mạng nói:
- Ta sẽ đánh?
Điền Kỵ thầm vui mừng, nói:
- Tốt! Vậy chúng ta hãy thử xem nào!
Điền Kỵ dẫn Điền Anh trở vào trong trận pháp.
Bàng Quyên bèn nói với Bàng Thông, Bàng Mao và Bàng Anh đang đứng bên cạnh:
- Ba ngươi mỗi người dẫn một toán quân chờ lệnh xuất kích. Riêng ta thì sẽ cùng một toán quân dẫn đầu đánh vào trận địa. Nếu các ngươi thấy trận địa chuyển biến thì cả ba đội cùng tiến, để giữ cho đầu và đuôi của địch không thể tiếp ứng với nhau được.
- Tuân lệnh!
Ba gia tướng họ Bàng đều mạnh dạn tuân lệnh, rồi chia quân nhau mỗi người một cánh để sẵn sàng chiến đấu. Bàng Quyên dẫn năm trăm tinh binh xông tới phá trận. Ông ta vừa xâm nhập vào trận địa, thì thấy tám hướng cờ xí dày đặc, chuyển đổi liên tục, khi xông vào hướng Đông, khi chuyển sang hướng Tây, không sao tìm được lối ra. Giữa lúc đó bỗng nghe tiếng trống đồng của quân Tê nổi lên vang rền. Từ trong trận địa của quân Tề có một cỗ xe đẩy ra, bên trên có một nhân vật mày rậm, mắt to, đáng điệu oai hùng, tay cầm cờ lệnh chủ tướng, ở sau lưng cũng có một cây đại kỳ thêu một chữ “Tôn” thật lớn. Bàng Quyên buột miệng kêu lên:
- Hãy đánh ma! Hãy đánh ma!
Tôn Tẩn cũng to tiếng nói:
- Bớ Bàng Quyên, ngươi là kẻ mặt người dạ thú, là phường tiểu nhân, hám lợi, ta không phải ma, mà chính là nghĩa huynh Tôn Tẩn bị ngươi hại nhưng không chết đây. Trời cao có mắt, oan gia thường gặp nhau trên đường hẹp. Hôm nay nếu ngươi dám phá “Điên đảo bát môn trận” của ta thì ta sẽ cho ngươi thành ma!
Bàng Quyên nghe nói không khỏi hết sức kinh hoàng, vội vàng ra lệnh lui quân. Tôn Tẩn vẫy mạnh lệnh kỳ trong tay, tức thì mấy đội quân Tề ùa tới sát phạt, khiến Ngụy quân chết nằm chật đất, hoặc đua nhau cởi bỏ khôi giáp mà chạy. Bàng Quyên thấy chết tới nơi, nhưng may mắn được ba tướng của nhà họ Bàng kịp thời tới giải vây. Đôi bên lại tiếp tục ác chiến. Bàng Mao bị Điền Anh đâm một giáo chết tốt. Bàng Anh, Bàng Thông cố liều chết chiến đấu, hao binh tổn tướng quá nửa mới cứu được Bàng Quyên, thoát ra khỏi trận pháp.
Bàng Quyên sau khi thoát chết, không còn dám tiếp tục đánh nhau nữa, vội vàng dẫn bại tướng tàn binh chạy về kinh thành Đại Lương như một con chó chết chủ, rồi đóng kín cửa thành lại tử thủ, không dám ra ứng chiến nữa!