Dịch giả : PHONG ĐảO
Chủ biên : TANG DU
- 8 -
Rút Lui Khi Đã Thành Công

Sau khì xây dựng triều đình nhà Hán, thì cuộc đấu tranh giành quyền lợi trong nội bộ tập đoàn thống trị ngày càng gay gắt, quyết liệt. Trương Lương, một người có ngoại hình như phụ nữ, luôn bệnh hoạn, nhất là sau khi tiến vào quan ải thì sức khỏe của ông ngày một xuống, cho nên ông dứt khoát “gác bỏ chuyện công danh phú quý ngoài tai". Ông đóng cửa không tiếp khách, ở yên mãi trong nhà không ra ngoài, lấy triết lý thanh cao để bảo vệ tấm thân và có một thái độ sẵn sàng rút lui khi sự nghiệp đã hoàn thành, suốt ngày sống yên để di dưỡng thân thể, tu tiên học đạo.
Ông đã hợp tác với Lưu Bang nhiều năm, biết rõ Lưu Bang là người chỉ có thể cùng chia sẻ hoạn nạn, chứ không thể cùng hưởng phú quý vinh hoa. Ông thường nói với mọi người:
- Nhà tôi liên tiếp nhiều đời làm Tể tướng cho Hàn Quốc. Sau khi Hàn Quốc bị tiêu diệt, tôi đã bỏ ra nhiều vàng tiền và gia sản, để trả thù cho nước Hàn. Chuyện tôi hành thích Tần Vương đã làm chấn động thiên hạ, giờ đây tôi dựa vào ba tấc lưỡi để phụ tá cho hoàng đế, được phong làm Vạn Hộ Hầu. Đối với một bá tánh bình thường mà nói, được thế đã là thành công to lớn rồi, cho nên Trương Lương tôi hoàn toàn mãn nguyện. Tôi bằng lòng buông bỏ mọi việc trong đời, để đi theo Xích Tùng Tử du lịch khắp thiên hạ.
Trương Lương mượn cớ theo Thần Đạo, có thể đấy là một toan tính khôn khéo. Đối với việc này, đại sự gia đời nhà Tống là Tư Mã Quang đã có lời bình luận: “Trời sinh ra con người có sống có chết, cũng như trời có đêm có ngày, đó là một điều rất tự nhiên, không thể chống cự lại được. Tự cổ chí kim, chưa ai thoát ra khỏi quy luật đó để tồn tại một mình trên đời cả. Với tài ăn nói thấu tình đạt lý của Tử Phòng, tất nhiên biết chuyện thần tiên chỉ là chuyện mù mờ không có thực, nhưng ông lại bảo mình đi theo Xích Tùng Tử để du lịch khắp thiên hạ, cho thấy ông đúng là người thông minh, khôn khéo. Phải xem công danh như thế nào, chính là một vấn đề khó xử nhất của người làm bề tôi. Trong số tam kiệt được Hán Cao Tổ khen tặng, Hoài âm Hầu Hàn Tín bị giết, Thừa tướng Tiêu Hà bị tống giam vào ngục điều đó chẳng phải họ sau khi được công to mà không biết dừng bước đấy sao?! Cho nên Tử Phòng lấy cớ đi theo thần tiên, rời bỏ nhân gian, sống một cuộc đời siêu thoát bên ngoài thế tục, xem công danh như là vật ngoài thân, chẳng màng chi tới vinh hoa phú quý, thì thực là người biết "lấy minh triết để bảo vệ tấm thân".
Năm 197 trước công nguyên, trong nội bộ hoàng thất thường xảy ra chuyện Thích Phu Nhân tranh giành sự sủng ái và muốn phế bỏ con trưởng để lập con mình lên ngôi vị hoàng tử. Trước đây, Lưu Bang đã lập Lữ Trĩ lên làm hoàng hậu và người con của Lữ Trĩ là Lưu Doanh lên làm Thái tử. Về sau, Lữ Hậu thường sống tại Trường An, còn Thích Phu Nhân thì luôn sống bên cạnh Lưu Bang, nên được Lưu Bang hết sức sủng ái. Thời gian kéo dài, Thích Phu Nhân thường khóc lóc với Lưu Bang, xin phế Lưu Doanh, để lập con riêng của mình là Triệu Vương Như ý lên làm thái tử. Trong khi đô, Lưu Bang đối với thái tử Lưu Doanh cũng tỏ ra không hài lòng, thường nói:
- Như ý giống ta, còn Lưu Doanh thì thiếu lòng nhân, không giống ta.
Cho nên Lưu Bang muốn phế bỏ Lưu Doanh để lập Như ý lên làm Thái tử. Cho dù nhiều đại thần đã cực lực khuyên ngăn, nhưng Lưu Bang vẫn không hề thay đổi ý định của mình.
Trong khi Lữ hậu hết sức buồn rầu, không có biện pháp nào để giải quyết thì có người nói với bà, Trương Lương túc trí đa mưu, lại được sự tín nhiệm của hoàng đế, thế tại sao không đi thỉnh giáo nơi ông ấy xem ông ấy có biện pháp gì giúp cho. Lữ Hậu nghe qua mừng rỡ, bèn bảo người anh ruột là Kiến Thành Hầu Lữ Thích Chi đi tìm gặp Trương Lương.
Lúc bây giờ Trương Lương đang sống một cuộc đời sinh thoát ngoài thế tục, không muốn can dự vào chuyện của người khác, nhưng khổ nỗi đứng trước lời yêu cầu tha thiết của Lữ Thích Chi, ông đành phải tiếp kiến ông ta.
Lữ Thích Chi nói với Trương Lương:
- Ngài là mưu thần của bệ hạ, giờ đây bệ hạ muốn phế bỏ Thái tử, vậy ngài đâu thể ngó lơ cho được?
Trương Lương nói:
- Trong khi tôi cùng bệ hạ lo việc tranh giành thiên hạ, thường sống trong những hoàn cảnh khốn đốn, cho nên những lời tôi nói bệ hạ mới chịu nghe. Còn bây giờ thiên hạ đã thái bình rồi, bệ hạ giải quyết mọi việc từ lòng ân ái riêng tư, muốn lập Thái tử khác, đó là chuyện riêng trong tình cốt nhục của người, cho dù có một trăm Trương Lương đi nữa, cũng không làm gì được.
Lữ Thích Chi ngồi im không chịu đi, nhất định yêu cầu Trương Lương nghĩ cho một biện pháp. Trương Lương thấy không thể thối thoát, bèn nói:
- Đối với chuyện này, dùng lời lẽ để thuyết phục không bao giờ thành công đâu. Hiện nay có bốn cụ già rất được hoàng thượng tôn trọng, nhưng vì hoàng thượng đối với mọi người thường ngạo mạn, thất lễ, cho nên họ thà là ẩn cư vào núi sâu, chứ không bằng lòng góp sức với triều đình. Hoàng thượng luôn luôn tôn trọng bốn người này, vậy nếu Thái tử Lưu Doanh có thể tìm cách mời họ đến làm môn khách cho mình, và thường dẫn họ ra vào triều đình, cố ý để cho hoàng thượng trông thấy họ đang phụ tá cho Thái tử, thì địa vị của Thái tứ tất nhiên sẽ được củng cố.
Lữ Hậu nghe theo lời dạy của Trương Lương, phái người mang bức thư do chính Thái tử viết, kèm theo lễ vật trọng hậu để đón bốn cụ già nói trên vào triều đình.
Năm 196 trước công nguyên, Kình Bố mưu phản. Lúc bấy giờ Lưu Bang đang bệnh, nên dự định sai Thái tử Lưu Doanh dẫn quân đội đi dẹp loạn. Bốn cụ già này nhận ra dụng ý chân thật của Lưu Bang, bèn nói với Lữ Thích Chi:
- Để Thái tử chỉ huy quân đội đi dẹp loạn, cho dù có thắng đi nữa thì địa vị cũng không thể cao hơn ngôi vị Thái tử. Trái lại, nếu không lập được chiến công mà trở về, thì sẽ gặp tai họa và mất đi ngôi vị Thái tử ngay. Đó là chưa nói cùng đi xuất chinh với Thái tử, còn có một số tướng lãnh khác. Họ đều là những mãnh tướng từng theo hoàng đế đi bình định thiên hạ. Giờ đây thấy Thái tử chỉ huy họ, cũng giống như một con cừu non ngoan ngoãn, đi chỉ huy một bầy sói thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ dốc hết sức mình ra để làm việc cho Thái tử đâu. Do vậy, chắc chắn Thái tử sẽ khó lập được chiến công.
Bốn cụ già bèn kiến nghị với Lữ Hậu, nên mau tìm gặp Lưu Bang, khóc lóc xin xỏ, bảo nếu để Thái tử chỉ huy quân đội đi dẹp loạn, Kình Bố biết được sẽ không bao giờ sợ và sẽ tiếp tục đánh về phía Tây. Tuy hoàng thượng đang bệnh, nhưng nếu ngự giá thân chinh, thì các tướng lãnh sẽ không bao giờ dám chểnh mảng cả.
Lử Hậu quả nhiên đi tìm gặp Lưu Bang. Lưu Bang nghe qua, tỏ vẻ không vui, nói:
- Ta dã sớm biết thằng bé đó sẽ không làm trọn trách nhiệm được, vậy vẫn phải để cha nó xuất chinh thôi?
Khi Lưu Bang chỉ huy quân đội lên đường, quần thần đều đến Bá Thượng để tiễn hành. Trương Lương tuy bệnh nhưng cũng cố gắng tới nơi. ông nói với Lưu Bang:
- Thần đáng lý phải đi theo bệ hạ để xuất chinh, nhưng khổ nỗi đang bệnh quá nặng, nên không thể đi được. Người Sở rất hung tợn, vậy xin hoàng thượng đừng tranh phong với họ làm gì.
Trương Lương còn kiến nghị, nên để Thái tử Lưu Doanh làm Tướng quân, để giám hộ tình hình quân đội tại Quan Trung. Lưu Bang đồng ý, cử Trương Lương làm phụ tá cho Thái tử. Lúc bấy giờ Thúc Tôn Thông, đang giữ chức Thái tử Thái Phó, Trương Lương được cử làm Thái tử Thiếu Phó.
Trước khi Lưu Bang lên đường xuất chinh, từng triệu tập các tướng lãnh lại để bàn bạc. Đằng Công Hạ Hầu Anh đã tiến cử Tiết Công nguyên là Lệnh Doãn của nước Sở, hiến kế cho Lưu Bang. Tiết Công nói với Lưu Bang:
- Kình Bố đứng lên tạo phản có thể áp dụng ba kế, tức thượng kế, trung kế và hạ kế. Nếu hắn chiếm lấy nước Ngô ở phía đông, nước Sở ở phía Tây, rồi lại chiếm lấy Tề và Lỗ, uy hiếp Yên và Triệu, khiến các chư hầu ở Sơn Đông đều phản đối nhà Hán, thì đó là thượng kế. Nếu hắn lấy nước Ngô ở phía Đông nước Sở ở phía tây, rồi đánh thốc về phía tây để chiếm đất đai của nước Hàn và nước Ngụy cũ, chiếm Ngao Thương là nơi có nhiều lương thực, chận mất cửa ải nơi Thành Cao, thì đó là trung kế. Nếu hắn lấy Ngô ở phía đông, rồi liên minh với Nam Việt, tiếp cận với Trường Sa ở phía Nam, thì đó là hạ sách.
Tiết Công còn phân tách cho Lưu Bang nghe:
- Nếu Kình Bố sử dụng thượng kế thì thiên hạ sẽ đại loạn. Nếu sử dụng trung kế, thì thắng bại chưa biết ngã về ai. Nếu sử dụng hạ kế thì hắn sẽ nhanh chóng thất bại. Kình Bố là người hữu dũng vô mưu, chắc chắn sẽ áp dụng hạ kế. Vậy xin bệ hạ lập tức xua quân thân chinh ngay để ngăn chặn Kình Bố thi hành thượng và trung kế.
Lưu Bang nghe theo lời khuyên của Tiết Công, cử binh lên đường thân chinh, khí thế rất hào hùng.
Lưu Bang và Kình Bố hội chiến tại đất Thùy. Hai quân xây lũy chong mặt nhau. Chủ soái đôi bên khoác khôi giáp, lên ngựa ra ứng chiến. Lưu Bang và Kình Bố đã đối thoại trước mặt trận. Lưu Bang to tiếng trách mắng:
- Ta phong cho ngươi làm Hoài Nam Vương, thế tại sao ngươi lại tạo phản?
Kình Bố đáp một cách trắng trợn:
- Tôi cũng muốn làm hoàng đế kia mà!
Kình Bố là bề tôi đứng lên tạo phản, trả lời như vậy chẳng những không cổ xúy được sĩ khí của mình, mà còn khiến cho quân Hán phẫn nộ. Lưu Bang một mặt trách mắng, một mặt chỉ huy tấn công. Cho dù Kình Bố đã dốc hết sức để chống trả, nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại.
Quả nhiên, mọi việc diễn ra không ngoài sự tiên liệu cửa Tiết Công. Kình Bố dẫn hơn một trăm tàn quân chạy hướng Trường Sa. Trường Sa Vương Ngô Thần nguyên là nội huynh của Kình Bố, cho nên Kình Bố muốn chạy về đấy để nương nhờ. Nhưng rốt cục bị Trường Sa Vương phái người bí mật đón đường giết chết. Một đời danh tướng như Kình Bố, thế mà lại bị chết vô nghĩa như vậy.
Sau khi Lưu Bang bình định được Kình Bố trở thì bệnh tình càng thêm nặng, nên muốn phế lập Thái tử ngay. Trương Lương khuyên ngăn nhưng Lưu Bang không nghe. Trương Lương bèn lấy cớ có bệnh, không đề cập tới vấn đề đó nữa. Thái Phó Thúc Tôn Thông dùng những kinh nghiệm thời xưa để khuyên Lưu Bang. Ông nói: Nước Tần vì phế lập Thái tử đã gây ra cuộc nội loạn kéo dài mấy mươi năm, khiến thiên hạ đều chê cười. Rồi lại lấy việc Tần Thủy Hoàng không lập Thái tử trước, kết cục bị Triệu Cao soán đoạt quyền hành, giả mạo chiếu thư để lập Hồ Hợi lên nối ngôi, khiến cho nước Tần bị diệt vong. Lưu Bang thấy quần thần đã mấy lần cực lực khuyên ngăn việc này, biết họ không muốn thay đổi Thái tử, đưa Triệu Vương Như ý lên, nên đành nói với Thúc Tôn Thông:
- Được rồi! Ta chẳng qua là nói đùa thế thôi, chứ làm sao có thể thay đổi Thái tử được.
Dù ngoài miệng nói thế, nhưng trong lòng Lưu Bang vẫn chưa dẹp bỏ hẳn ý định phế lập Thái tử.
Có lần trong một buổi tiệc, Thái tử Lưu Doanh đứng bên cạnh để hầu, bốn lão già đi theo sát Thái tử. Tất cả họ đều tuổi trên tám mươi, râu tóc bạc phơ, áo mão chỉnh tề. Lưu Bang thấy vậy lấy làm lạ, hỏi qua mới biết họ chính là Đông Viên Công, Giáp Lý tiên sinh, Khởi Lý Quý và Hạ Hoàng Công. Lưu Bang không khỏi giật mình, hỏi:
- Ta cho gọi các người, thế mà các người vẫn không đến, còn tìm nơi trốn lánh ta. Hiện nay tại sao các ngươi lại bằng lòng đi theo con ta như thế?
Bốn lão già đồng thanh nói:
- Hoàng thượng lúc nào cũng xem khinh nho sinh, cứ mở miệng ra là mắng. Chúng tôi không muốn bị làm nhục, cho nên mới tìm chỗ xa để lánh mặt. Nay nghe nói Thái tử là người nhân hiếu, biết kính trọng bậc hiền tài, đối xử tốt với nho sinh, nên trong thiên hạ tất cả mọi người không ai là không muốn góp sức cùng Thái tử. Chính vì vậy mà chúng tôi tự nguyện đến đây.
Lưu Bang thấy Thái tử đã có vây cánh, cho dù muốn thay Triệu Vương Như ý lên làm Thái tử, e rằng sau khi mình chết thì Triệu Vương cũng không thể đứng vững chân được. Do vậy, Lưu Bang mới dứt khoát từ bỏ ý định phế lập Thái tử.
Trong cuộc đấu tranh nội bộ của giai cấp thống trị nói trên, đã từng làm rung động cả triều đình lẫn ngoài dân gian, nhưng nhờ có sự tính toán cửa Trương Lương, nên rốt cục Lữ Hậu và Thái tử Lưu Doanh đã giành đưọc chiến thắng. Qua đó, triều đình nhà Hán tránh được một sự động loạn về chính trị có thể xảy ra, và củng cố sự thống trị của triều đình, về mặt khách quan có lợi cho sự ổn định thời cuộc lúc bấy giờ.
Tháng tư năm 195 trước công nguyên (nhà Hán năm thứ 2), Lưu Bang giá băng tại Trường Lạc Cung.  Thái tử Lưu Doanh lên nối ngôi. Đến năm 189 trước công nguyên (Huệ Đế năm thứ 6), Trương Lương qua đời được ban thụy hiệu là Văn Thành Hầu, mai táng tại Hoàng Thạch Cương dưới chân núi Cốc Thành.
Theo sách sử ghi chép, thì Trương Lương có lúc đi theo Hàn Tín, tiến hành việc chỉnh lý và biên soạn tất cả các loại sách binh thư đang lưu truyền dưới triều nhà Hán. Năm Khai Nguyên nguyên niên triều nhà Đường, đã cho xây miếu, thờ Thái Công Thượng Phụ, và trong miếu có bàn thờ phụ bên cạnh của Lưu Hầu Trương Lương. Dưới triều vua Túc Tông nhà Đường đã truy tặng thụy hiệu cho Khương Thái Công là Võ Thành Vương, đồng thời tuyển chọn mười võ tướng tài ba qua các triều đại để thờ, gọi là “Thập Triết”, trong đó Trương Lương là một.
Nhìn xuyên suốt cuộc đời của Trương Lương, nhận thấy ông sở dĩ thành người phò tá tốt mà nghìn năm còn khen tặng, được hậu thế xem là một mưu thần lỗi lạc chẳng những do ông có thể ngồi trong triều đình tính toán mưu lược để quyết định mọi sự thắng lợi ở ngoài nghìn dặm xa, giúp Lưu Bang xây dựng nên vương triều Tây Hán, mà còn do ông có thể tùy thời thế mà có những quyết định thích hợp, biết tiến lên cũng như biết dừng lại đúng lúc, cuối cùng hoàn thành được sự nghiệp đúng như tiên liệu. Nhất là ông có thế bảo tồn được thân mình trong thời đại phong kiến đầy rẫy những bi kịch. Nói tóm một câu, thì ông chính là người được "công thành danh toại".
Trong số các mưu thần của thời Tần Hán thì Trương Lương là người có sự suy tư thâm trầm hơn
Trần Bình, tích cực và thiết thực hơn Khoái Triệt, lòng dạ khoáng đạt hơn Phạm Tăng. Trương Lương Tiêu Hà và Hàn Tín được gọi là tam kiệt đầu nhà Hán, nhưng ông không bị sự tủi nhục như Tiêu Hà từng bị tống giam vào ngục, và cũng không kết thúc cuộc đời “thỏ chết làm thịt chó săn" như Hàn Tín. ông đúng là một người có phong độ của một bậc đại gia, và có thể nói ông là hóa thân của trí tuệ.