Lời Kết
Những Toa Thuốc Dành Cho Xã Hội

Hãy tưởng tượng một thế giới tương lai trong đó thuốc men hướng về chuyện lành lặn chứ không phải về bệnh tật, nơi mà bác sĩ tin vào khả năng lành lặn của con người và nhấn mạnh đến chuyện ngăn ngừa hơn là điều trị. Ngoại trừ phòng cấp cứu, bệnh viện trong một thế giới như vậy giống như một trung tâm tập thể dục (spa), là nơi mà bệnh nhân có thể học hỏi và thực hành những nguyên tắc sống lành mạnh, nơi mà họ được học hỏi cách ăn và chuẩn bị thực phẩm lành mạnh, học hỏi cách dùng tâm trí của họ trong chuyện lành lặn, và học cách ít tùy thuộc vào những nhân viên y tế hơn là quá lệ thuộc vào họ. Ngay cả trong phòng cấp cứu, kỹ thuật cũng được dùng để giúp hệ thống lành lặn, như kích thích sự tái tạo của những bộ phận trong cơ thể bị thương tổn. Trong những chỗ điều trị này, những ý kiến và phương pháp tốt nhất của cả phương pháp hiện đại (conventional) và ngoại khoa (alternative) đều sẵn sàng phục vụ cho tất cả bệnh nhân. Trong một thế giới như vậy, bác sĩ và bệnh nhân là bạn, cùng làm việc để hướng tới mục đích chung, chuyện kiện tụng vì sai lầm trong khi chữa bệnh (malpractice) là chuyện hiếm khi xảy ra chứ không phải là chuyện thường xuyên. Những công ty bảo hiểm sẽ vui vẻ hoàn trả lại tiền cho công cho sự giáo dục đề phòng và phương cách điều trị tự nhiên, và biết rằng những nỗ lực này nằm trong quyền lợi tốt nhất của họ.
Những gì đã trì kéo lại trong chuyện đẩy sự chăm sóc y tế theo những hướng trên? Sau đây là những trở ngại mà tôi nhận thấy:
° Sự giáo dục y tế bị đông lạnh trong khung bệnh tật. Sự huấn luyện Y khoa dành cho những bác sĩ vẫn giữ một sự khởi đầu thô bạo làm cho sinh viên rất khó mà duy trì một lối sống lành mạnh và phát triển những phẩm chất tinh thần và tâm linh của những người chữa bệnh.
° Một không khí bất tín nhiệm đã đầu độc mối quan hệ giữa bác sĩ / bệnh nhân, cho nên bây giờ bất cứ bệnh nhân nào bước qua cửa phòng mạch được coi như một nguyên cáo (plaintiff) trong một vụ kiện. Bác sĩ bây giờ sợ hãi hơn bao giờ trong chuyện đi chệch hướng từ những tiêu chuẩn hành nghề hiện đại.
° Những công ty bảo hiểm chỉ đạo cách chữa trị phải như thế nào theo chính sách trả tiền của họ. Họ sẽ không trả tiền cho một số lớn những cách chữa bệnh có đề cập trong sách này vì họ nói rằng họ không có dữ kiện nghiên cứu để hỗ trợ cho sự hữu hiệu hay sự hữu hiệu đầy tốn kém của nó nếu so sánh với cách chữa trị thông thường hiện tại.
° Nghiên cứu về sự lành lặn và ngoại khoa vẫn còn phôi thai hay không tồn tại vì những người đề ra ưu tiên nghiên cứu và phân phối quỹ nghiên cứu không thích thú với những lãnh vực này.
° Mẫu sinh hóa Y khoa từ đó mà những khoa học gia Y khoa làm việc đã chặn đứng phong trào đi đến loại Y khoa của nữ hoàng (Hygeian medicine). Từ quan điểm vật chất của mẫu này, những bác sĩ dễ dàng bỏ đi phần lớn tư tưởng trong cuốn sách này và coi đó là phản khoa học và không đáng tìm hiểu.
Và những phương thuốc cho tình trạng này là gì?
Tôi nghĩ cội nguồn của vấn đề là sự giáo dục y tế. Nếu những bác sĩ tương lai được dạy về những phương pháp ngoại khoa của khoa học và sức khỏe, được khuyến khích để học hỏi về sức mạnh lành lặn của tự nhiên (nature), và được cho phép để tự họ phát triển thành những mẫu người lành mạnh làm gương cho bệnh nhân thì tất cả những chướng ngại nêu trên sẽ bắt đầu tiêu tán đi. Những bác sĩ mới này muốn nghiên cứu sẽ cuối cùng làm thay đổi những tiêu chuẩn hành nghề và hướng dẫn những công ty bảo hiểm nên bỏ tiền ra theo những cách hay hơn. Họ phải biết làm sao để nhận lấy niềm tin do bệnh nhân trao cho rồi phản ảnh nó lại trong những cách làm tăng lên sự xuất hiện của lành lặn tự nhiên. Họ có thể đề ra và cung cấp nhân viên cho những loại cơ quan chăm sóc sức khỏe mới trong giống như chỗ tập thể dục (spa) hơn là bệnh viện, và họ sẽ tái tạo niềm tin giữa bác sĩ và bệnh nhân để làm cho chuyện kiện tụng là chuyện không còn được nghĩ tới nữa.
Nói như thế, tôi cũng phải nói thêm rằng tôi lấy làm cay đắng về viễn cảnh của sự cải tổ tận gốc rễ của giáo dục Y khoa, dù tôi quyết chí cố gắng làm cho nó xảy ra. Sự cay đắng của tôi bắt nguồn từ những ngày xưa lúc tôi là sinh viên Y khoa năm thứ nhất vào năm 1964 và sự cay đắng này ngày càng được bồi đắp bởi kinh nghiệm của tôi khi đứng trong ban giảng huấn Y khoa. Nhiều bạn cùng lớp của tôi tại đại học Harvard đã chọn môn nhân tính con người (humanities) hơn là môn khoa học lúc học hậu đại học, và nhiều người không chắc là họ muốn trở thành bác sĩ hay không nữa. Chúng tôi ở trong một nhóm nghỉ ngơi, và chúng tôi lấy làm bất bình vì phẩm chất giảng dạy trong những khóa khoa học căn bản. Thay vì được dạy suy nghĩ như thế nào về khoa học và sức khỏe, thay vì được học những nguyên tắc chung về sinh học con người, chúng tôi bị tràn ngập bởi hàng ngàn chi tiết làm chúng tôi dự tính là sẽ nôn mửa trong những bài thi thường xuyên. Nhiều người trong chúng tôi có nhiều kinh nghiệm về cách dạy học tốt ở đại học, và chúng tôi than phiền một cách chua chát. Ban giảng dạy phân khoa gạt chúng tôi ra và nói một chương trình giảng dạy mới, là công trình làm việc nhiều của ủy ban (comminees) và phân ban (subcommittees), sẽ được tiết lộ trong học kỳ thứ hai là một chương trình hợp nhất vốn sẽ trở thành kiểu mẫu cho những trường Y khoa trong tương lai. Những gì bạn thâu lượm bây giờ là đó cũ (old stuff), họ nói với chúng tôi như vậy, cho nên đừng có than phiền nữa và hãy kiên nhẫn.
Rồi cũng đến ngày công bố chương trình giảng dạy mới. Thay vì học những môn học truyền thống như phôi thai học (embryology), cơ thể học (anatomy), thể chất học (physiology), và sinh hóa học (biochemistry), chúng tôi được học những hệ thống của thân thể, và chương đầu tiên là chú trọng vào trái tim. Một giáo sư phôi thai học giảng chi tiết về trái tim trong một bài giảng dài 60 phút. Rồi một giáo sự cơ thể học cũng giảng chi tiết tương tự về cơ cấu tim. Và rồi đến môn thể chất học và sinh hóa học cũng như thế. Vào thời điểm cuối của 4 giờ đồng hồ, chúng tôi choáng váng, bối rối, và tức giận. Đây là cách dạy phối hợp ư? Nó được phối hợp bằng cách dựa vào nhau, không có gì hơn. Và tôi xin lỗi mà nói rằng sau những năm kế tiếp kể từ đó, tôi cứ nghe ủy ban và phân ban đề ra những ý kiến cải tổ chương trình giảng dạy mà rồi chẳng thấy có sự tiến bộ nào cả. Nó chỉ là sự cải tổ ở bàn giấy và thay đi đổi lại những con bài theo một trật tự khác.
Theo tôi nghĩ cải tổ tận gốc rễ giáo dục Y khoa phải là như thế này:
° Có những huấn thị căn bản về triết lý của khoa học, với sự viện dẫn tới những mô hình mới căn cứ trên vật lý lượng tử vốn thay thế những khái niệm cũ của Newton và Descartes. Những huấn thị như vậy bao gồm những thông tin về lý thuyết về sự có thể xảy ra và đánh cá, sẽ thảo luận về sự tương tác có thể có giữa người quan sát và người bị quan sát, và sẽ đưa ra những mô hình có thể tính được nguyên nhân không vật chất (nonphysical causation) cho những biến cố vật chất (physical events).
° Huấn thị về lịch sử Y khoa với sự viện dẫn đến sự phát triển của những hệ thống chính như y khoa Trung Hoa truyền thống, vi lượng đồng căn (homeopathy), và ngành nắn xương (osteopathy).
° Nhấn mạnh đến sức mạnh lành lặn của tự nhiên và hệ thống lành lặn của cơ thể.
° Nhấn mạnh đến những sự tương tác giữa tinh thần / thể xác bao gồm những sự phản ứng của thuốc giả, phép lạ trong Y khoa, và miễn nhiễm thần kinh (psycho-neuro-immunology).
° Huấn thị về tâm lý và tinh thần để thâm vào những kiến thức về thể xác.
° Giảm bớt số lượng những dữ kiện mà sinh viên bắt buộc phải nhớ để vượt qua những kỳ thi cấp bằng. Nếu sinh viên học được cách học hỏi và biết được cơ cấu chung của kiến thức trong nhiều môn khoa học Y khoa khác nhau, họ có thể đi tìm những chi tiết mà họ cần chúng, đặc biệt là tin tức này có thể tìm trong dạng vi tính ( computeur formats).
° Chuẩn bị đầy đủ cho chuyện thực tập lấy kinh nghiệm trong những địa hạt dinh dưỡng, tập thể dục, nghỉ ngơi, thiền định, và hình dung. Sinh viên được đánh giá không chỉ trên kiến thức thực sự mà còn trên sự tiến bộ cá nhân về cách phát triển những lối sống lành mạnh.
° Thực hành lấy kinh nghiệm với những kỹ thuật căn bản của môn ngoại khoa như ngành dược thảo học, Y khoa dinh dưỡng, sự khéo léo, làm việc với cơ thể, tập thở, châm cứu, và hình dung có hướng dẫn, thêm vào với những kỹ thuật căn bản của Y khoa đối chứng (allopathic medicine)
° Huấn thị về cách đề ra và theo đuổi nghiên cứu trong Y khoa và cách đánh giá những công trình nghiên cứu được xuất bản.
° Huấn thị về nghệ thuật giao tiếp, bao gồm cách hỏi bệnh nhân, lấy lịch sử y lý, và trình bày những cách trị bệnh theo những lối có vẻ như khởi động hệ thống lành lặn của cơ thể.
Thêm vào với những thay đổi trong chương trình huấn luyện bác sĩ, tôi mong mỏi sẽ có Viện sức khỏe và lành lặn quốc gia nằm trong Viện sức khỏe quốc gia. Nhiệm vụ của viện này là sẽ điều tra tất cả những hiện tượng lành lặn, bao gồm sự biến đi tự nhiên của bệnh ung thư và những bệnh khác, những phản ứng của thuốc giả, và chuyện lành lặn bằng đức tin. Văn phòng của Y khoa ngoại khoa phải hoạt động trong tổ chức này với ngân sách mở rộng để theo đuổi sự nghiên cứu sự hiệu quả của cách chữa bệnh ngoại khoa và giá cả nhẹ nhàng so với cách chữa trị tốn kém của Y khoa hiện đại. Một mục đích của Viện sức khỏe và lành lặn là hình thành một trung tâm đăng ký sự lành lặn, được chia thành từng loại bệnh và được đối chiếu rộng rãi. Thông tin này phải được phổ biến đến tất cả những người chuyên môn trong ngành Y khoa và bệnh nhân, chẳng hạn như bạn đang có bệnh cứng bì (scleroderma), bạn có thể thu thập tên của một số người trong khu vực bạn ở đã có kinh nghiệm lành lặn với bệnh này, và rồi bạn và bác sĩ của bạn liên lạc với những người này để xem coi họ đã đi những bước chữa trị nào để lành bệnh. Không những loại thông tin này sẽ giúp những nhà nghiên cứu thâu thập dữ kiện để tìm cách chữa trị hứa hẹn nhất cho một số bệnh đặc biệt, tôi tiên đoán là nó còn sẽ tăng số lượng bệnh được lành lặn tự nhiên trong xã hội chúng ta.
Bạn có thể giúp những sự thay đổi này bằng cách thêm tiếng nói của bạn trong bản hợp xướng đòi hỏi những thay đổi trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Một phong trào của những người tiêu dùng mạnh mẽ có trách nhiệm với sự phát triển của ngành thuốc ngoại khoa khắp nơi trên thế giới và mở ra sự phát triển của nó trong ngành Y khoa. Thực tế là có một văn phòng Y khoa ngoại khoa trong Viện sức khỏe quốc gia là một chúc thư cho sự thay đổi này. Thêm vào đó, y khoa hiện đại bị kinh tế gặm nát để từ đó bắt buộc bệnh viện, công ty bảo hiểm, và bác sĩ xem lại những ý tưởng mà một thập niên trước đây không ai nghĩ tới (unthinkable). Bây giờ là quá đúng lúc cho sự thay đổi. Cái hướng mà Y khoa cần phải đi đã quá rõ ràng.