Thay lời giới thiệu

NGUYỄN HÃNG-TÁC PHẨM 
là một cuốn sách do nhà văn Nguyễn văn Toại biên tập và nxb Văn hóa thông tin xuất bản năm 2007.
Với số lượng in chỉ có 500 cuốn,không có phát hành trên thị trường sách,do vậy ít bạn đọc được biết đến.
Xin được giới thiệu cuốn sách trên ở nơi đây:vnthuquan.Thư viện online.
NGUYỄN HÃNG,TÁC GIA VĂN HỌC Thế kỷ XVI
(Thay lời giới thiệu)
Có thể nói Nguyễn Hãng,tức Nại Hiên tiên sinh,là một hiện tượng hiếm gặp trong văn học Việt nam thế kỷ thứ XVI.Tươngtruyền,Ông sinh ra trong một gia đình nghèo,mẹ chuyên nghề bán quán ven bờ đê sông Hồng.Còn về tài học của Ông thì người đời còn kể rằng,có lần Ông ra chợ Dòng giả mua sách để kiếm cớ mà đọc.Nhờ Thần mộc ở cây gạo khòng đầu đường cái Mả giai nhập vào giúp Ông nhập tâm một thoáng hết mấy bồ sách của ông chủ hàng!Ông là con dể Nguyễn Doãn Cung-đỗ đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân khoa Kỷ mùi,niên hiệu Quang Thuận 10(1469),đời Lê Thánh Tông;đồng thời là anh dể Nguyễn Mẫn Đốc-đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh(Bảng nhãn),khoa Mậu dần,niên hiệu Quang Thiệu 3 (1518),đời Lê Chiêu Tông,năm 27 tuổi.(1)
Cả ba ông đều cùng quê xã Xuân lũng(tên nôm là Làng Dòng),một làng Việt cổ,cũng là làng học nổi tiếng ở vùng trung du huyện Lâm thao,tỉnh Phú thọ.Khác chăng là về học vấn -Nguyễn Hãng chỉ có bằng giám sinh trường Quốc Tử Giám,tương đương với cử nhân nho học trước 1945.nhưng tên tuổi Nguyễn Hãng lại vượt ra khỏi khuôn viên một dòng họ,một làng và được định danh trên văn đàn nước nhà chỉ bởi hai bài phú bất hủ"Tịch cư ninh thể" và"Đại Đồng phong cảnh",đó là chưa kể bài  phú "Tam ngung động"(2) bị thất lạc bản thảo và "Thiên nam vân lục liệt truyện",tập văn xuôi (chữ Hán).Riêng bài phú "Tịch cư ninh thể"đã được nhóm nghiên cứu văn học Lê Quí Đôn(gồm Huỳnh lý,Lê Trí Viễn,Đỗ Đức Hiểu) đưa vào trích giảng văn học,sách giáo khoa dùng cho học sinh trung học đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước.
Lê Quí Đôn viết:"Nguyễn Hãng,người xa Xuân  lũng,học hạnh tinh thần đầy đủ,đỗ hương tiến sĩ giữa năm Hồng Thuận,Sau vì nhà Mạc cướp ngôi vua,nên không đi thi nữa,dựng một cái hiên nhỏ ở phía đông nhà,đặt tên là"Nại hiên",tự do tiêu khiển,làm bài phú bằng quốc âm để tỏ chí hướng;nhân tập "Chích quái" của Vũ Quỳnh,soạn riêng ba cuốn "Thiên nam vân lục".Có người khuyên nên ra làm quan,Nguyễn Hãng chỉ cười mà không đáp lại.Lúc ấy,gia quốc công là Vũ Văn Mật trấn thủ Tuyên quang,vẫn theo chính sóc niên hiệu nguyên hòa,lỵ ở Tuyên quang,ở thành Đại Đồng,châu Thu Vật,nhân dân tụ họp đông đúc,buôn bán thịnh vượng,là đô hội lớn của phiên trấn về mặt tây.Văn Mật thường đưa thơ mời Nguyễn hãng;khi Nguyễn Hãng đến,Văn Mật sai làm bài phú Đại Đông phong cảnh theo thể quốc âm.Hãng cầm bút làm xong ngay,Văn Mật mừng lắm,đưa tặng một cái thúng nhỏ đựng bạc để làm tiền nhuận bút 2000lạng,nhưng chỉ tiếp đãi vào bậc văn nhân,mà không biết trong bụng Nguyễn Hãng có uẩn khúc;Nguyễn Hãng cũng biết Văn Mật là người hào mục thô lỗ,không có trí lớn,không chịu bộc lộ hết tài năng của mình,bèn từ tạ trở về,ngao du với ruộng vườn,đọc sách,bàn luận đạo nghĩa,người ta phục là người cao thượng,sau mất ở quê hương,nay còn phần mộ tại Xuân Lũng.(3)
Có điều phân vân là từ khi bài phú"Tịch cư ninh thể" bắt đầu được các nhà túc nho chú ý thì tên tác giả của nó đã gặp ngay một sự trục trặc.Lê Quí Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" cũng như "hợp tuyển Thơ văn Việt nam" tậpII(thế kỷ X đến thế kỷ XVII, nxb Văn học 1976), Nguyễn Bỉnh Khiêm (truyện danh nhân) của Bùi Văn Nguyên,nxb Hải phòng 986,và "Từ điển bách khoa Việt nam Tập 3 trang 172,xuất bản 2004 ;tất cả đều ghi tên Ông là Nguyễn Hàng(dấu huyền).Nhưng công trình "Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt nam" nxb "Khoa học xã hội" 1974 và cuốn"Lịch sử chế độ phong kiến Việt nam" tập 3 nxb "giáo dục" 1960,lại viết là Nguyễn Hãng (dấu ngã). Gia phả dòng họ MẢ NỘI -họ của Nguyễn Hãng và"Trùng thuyên bi ký" dựng năm 1793,đặt tại Văn chỉ làng Xuân Lũng cũng ghi là Nguyễn Hãng (dấu ngã).Ông được triều Lê vinh phong là "THẢO MAO DẬT SĨ",Chứ không phải là "ẨN SÍ" như một số sách báo vẫn nhầm lẫn.(Ẩn dật hay Đào dật Đều có nghĩa là chạy xa,lánh xa).Chi tiết Ông "bèn từ tạ trở về" như Lê Quí Đôn đã dẫn chính là tinh thần của chữ "Dật" mà không phải là chữ "Ẩn".Cổng đền thờ Ông ở xóm Chùa (nay là đội bốn,xã Xuân Lũng) có ba chữ Hán:"DẬT SĨ TỪ" được cẩn bằng mảnh sứ màu cô ban khá đẹp.Ngôi từ đường hai lớp,năm gian,bình đồ kiểu chữ "công",tiếc thay đã bị phá hủy trong cải cách ruộng đất(!) Hai tấm bảng sơn quang dầu đặt ở hai bên đầu đốc gian tiền tế chạm khắc công phu nguyên văn hai bài phú được lưu truyền của Ông cũng bị tiêu tán theo!Về cổ vật thì hiện từ đường chỉ còn giữu được bức đại tự "THẦN TỔ THỊ HOÀNG",một tấm bảng đề hai chữ"LINH ỨNG",hai chiếc Ngai (một to,một nhỏ).
Hàng năm,vào ngày 2 tháng 6 lịch Trăng,con cháu họ Nguyễn Mả nội gần xa vẫn tìm về Xuân Lũng thành kính dâng hương trước mộ Ông vả ở trước bàn thờ Ông.Nhưng Ông sinh năm nào,mất năm nào? Có sách viết Ông đậu Hương cống vào đời Lê Tương Dực(1509-1515). "Kiến văn tiểu lục" và tư liệu dòng họ Nguyễn Mả Nội cho biết Ông đỗ Hương tiến giữa năm Hồng Thuận thứ 8 (1516).Theo "Trùng thuyên bi ký",Nguyễn Mẫn Đốc đỗ đầu khoa thi tiến sĩ niên hiệu Quang Thiệu 3 (1518),đời Lê Chiêu Tông,lúc Ông mới 21 tuổi,điều đó có nghĩa là Ông sinh vào năm 1497.Nếu Nguyễn Hãng hơn em vợ vài tuổi tức là Ông sinh vào khoảng năm 1495.Cả hai cùng được triều đình  tuyển vào học tiếp ở Quốc tử giám,một kiểu trường đại học chỉ dành riêng cho con em các bậc thế gia,mà Nguyễn Hãng lúc đó hẳn đã là con dể Nguyễn Doãn Cung? "Trùng nguyên bi ký" còn cho biết thêm:Nguyễn Mẫn Đốc đã đỗ đầu cả thi hương lẫn thi hội;còn về Nguyễn hãng thì lại chép:"Thời Lê Trung Hưng được ghi vào Văn miếu Quốc tử giám ".Thực tế các văn bia ở Văn miếu Quốc tử giám chỉ ghi danh những người có học vị tiến sĩ.Vì nhà Mạc tiếm ngôi,Nguyễn Hãng trở về Xuân lũng,không tham gia các kỳ thi tuyển tiến sĩ do nhà Mạc,một vương triều cũng rất biết chiêu hiền đãi sĩ tổ chức, cũng đồng nghĩa với hành vi chống đối chính thể đương thời;đó là chưa kể cái tội đương nhiên có "liên can"với người em vợ là Nguyễn mẫn Đốc đã vì phù Lê mà tuẫn tiết! Bà mẹ nghèo của Nguyễn Hãng cũng giống như nhiều bà mẹ khác ở làng Dòng Đều mong muốn con mình thành đạt,trước nhất là về đường khoa cử.Bà xuất hiện trong đời Nguyễn Hãng như một huyền thoại hơn là hiện thực.Nguyễn Hãng đã không phụ công lao của mẹ,kể cả khi Ông tìm về với cảnh điền viên.Nhà nho tiết tháo này đã không làm hổ danh dòng họ và quê hương.Không phải bỗng dưng Nguyễn Hãng lại được nhà bác học Lê Quí Đôn xếp vào hàng "người sĩ thanh cao,cư xử hợp điều nhân,nắm vững được điều nghĩa,trong bụng giữ vững đạo đức,lợi lộc không thể dụ dỗ,uy thế không thể uy hiếp được,suốt mọi sự việc thiên hạ không một vật gì có thể làm chuyển động được trong lòng..."(4)
Sự kiện nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê(1527) đã tác động rất mạnh đến tư tưởng và lối sốngcủa Nguyễn Hãng.Như cây gỗ thẳng mọc trong rừng,Nguyễn Hãng là một kẻ sĩ chính trực xuất thân từ tầng lớp cần lao làng Dòng.Việc Ông "không đi thi nữa" có thể có nguyên cớ từ đây.Nhà Lê tạm thời thất thế.Nhà Mạc bị coi là "giặc".Nước trở nên vô đạo.Bất hợp tác với nhà Mạc,Nguyễn Hãng không tòng vong tuẫn tiết như Nguyễn Mẫn Đốc mà giữ đạo trung trinh,lui về thôn tịch Xuân Lũng "áy o ruộng núi, vườn đèo",lều một gian,nương náu chờ mưu sự trung hưng.An trạch nhà Lê đã thấm sâu vào từng tế bào cơ thể Ông.
Nguyễn Hãng đã gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585),người cùng thời ở quan niệm "chí để ở sự nhàn dật",trong khi không ít kẻ chí để ở đạo đức hoặc công danh.Nhàn dật với Nguyễn Hãng không phải là rũ bỏ trách nhiệm với đời,"lánh đục,về trong"không hẳn chỉ để "tự do tiêu khiển","tịch cư "cho" ninh thể",không thoát tục mà rất nặng lòng thế sự."hào kiệt chi kinh luân hữu hội"-Kẻ hào kiệt muốn kinh luân cũng phải chờ vận hội. Xét cho cùng ẩn dật,quay lưng lại xã hội đương thời cũng là một thái độ tích cực.
Nguyễn Hãmg có biệt tài bấm số Thái ất và chính nhờ khả năng bẩm sinh này mà Quan Dật sĩ  đã thoát họa sa vào tay quân Mạc.Giai thoại Nguyễn Hãng bấm số Thái ất,biết nhà Mạc sắp cướp ngôi,liền chạy lên Đại Đồng,đến cửa Hùng Quan và được một bà già ở đây che chở hiện vẫn còn lưu truyền ở Xuân Lũng.
Cũng nhờ nắm vững khoa Thái ất thần kinh mà trong những lúc gặp biến Ông đều tìm ra được những giải pháp thích hợp cho hoàn cảnh của mình.Điều băn khoăn lớn nhất đối với Nguyễn Hãng vào thời điểm này là lẽ xuất xử của người chính nhân quân tử:"Nước đã vô đạo mà lại cam tâm chen chúc vào con đường công danh nhơ bẩn để mưu lấy sự giàu sang thì còn gì điếm nhục bằng"?Là một nhà nho có lòng tự trọng,Ông rất đề cao cái tâm,lui về quê Dòng "quảy túi thơ xốc xếch","trải chiếu lá,ngả giường song" tiêu dao tự tạỉ ở nhà cũng chỉ là giải pháp tình thế.Trước sau Ông vẫn là con người hành đạo,mà đạo của Ông không gì khác là khát vọng phù Lê.Cái quán "Nại Hiên" với "bữa vài lưng cơm lốc"của Ông đã biến thành lớp học,Ông vừa dạy chữ vừa dạy người cho con em trong làng (Nại-chữ Hán nghĩa là nhẫn chịu;Hiên-là cái chái nhà,dùng làm lớp học).Nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm từng thân chinh lên Tuyên Quang đánh dẹp Vũ Văn Mật Thì Nguyễn Hãng lên Đại Đồng tìm gặp Vũ Văn Mật với hy vọng tìm được minh chủ cũng là vì cái đạo của mình,Mặc dù không được thỏa nguyện,trừ khoản nhuận bút mà kẻ "hào mục thô lỗ" này đã trả cho Ông vì bài phú mà Ông viết...theo đơn đặt hàng chứ chưa hẳn đã vì cái tâm của kẻ cầm bút.(Vũ Văn Mật lị ở Tuyên Quang nhưng thần phục nhà Lê nên theo chính sóc Nguyên Hòa-niên hiệu Lê Trang Tông khi ông vua này còn lưu lạc ở Thanh Hóa ).
Trong một xã hội mà thơ luôn chiếm vị trí độc tôn Thì sự xuất hiện của phú rất dễ bị khuất chìm.Vả lại,phú là một thể tổng hợp giữa tản văn và vận văn dùng để ghi thế sự và  tả cảnh, nó chịu sự chi phối nghiệt ngã bởi qui luật hài hòa Về ý tưởng và thanh điệu của thơ,có thể vì vậy mà nhà nho nào cũng nhọc lòng theo đuổi.Chung quanh bài phú "Động đình phong cảnh" có những chi tiết đáng lưu ý.Trong "Kiến văn tiểu lục",tr 355 chép:"Bài phú của Nguyễn Hãng,người xã Xuân Lũng,huyện Sơn vi (tên huyện xưa) Chiếm giải nhất,được tặng 2000 lạng bạc".Hẳn là đã có một cuộc thi? Cuốn "Hợp tuyển thơ văn việt nam" tr763 viết:"Anh em Vũ Văn Uyên,Vũ Văn Mật đóng ở Tuyên quang chống Mạc,có mời Ông ra giúp sức,Ông từ chối..."
Khoảng năm 1565-1569,Vũ Văn Mật nhờ Ông làm bài phú "Động Đình phong cảnh".Về tinh thần và lời văn những đoạn trích dẫn trên rõ ràng có khác so với những điều đã viết ở tr 263 cuốn "Kiến văn tiểu lục".
Cái "Tạng" của nguyễn hãng có lẽ là "Tạng" phú.Giá trị các bài phú của Ông là ở sức sống lâu bền với thời gian.Bút pháp Bài phú "Đại Đồng phong cảnh" nghiêng về hoành tráng,tụng ca không hề kiệm lời về chốn phồn vinh"Thực đã nên danh " của thị trấn Đại Đồng;Còn bài phú "Tịch cư ninh thể"( được viết trước ngay tại lang Dòng) Thì có khuynh hướng tả thực,lời văn sinh động,đậm đặc chất trung du có pha sắc thái trào lộng.Cảnh trí một làng đồi thanh u,tịch mịch cùng tiếng chuông chùa Dòng(Phổ Quang Tự) văng vẳng đã làm tan loãng cái phiêu diêu,siêu thoát của nhà Phật!Bài phú này là một áng văn toàn bích diễn đạt khá trọn vẹn  những mảnh tâm trạng và cốt cách thanh cao tách rời danh lợi của tác giả-người luôn tuân thủ cái lẽ "tùy thời" của người quân tử mà xử thế.Tác giả tự vẽ chân dung qua đôi nét chấm phá; "Vấn khăn gốc đen sì-Vận quần nâu đỏ quạch-Nằm võng tre ngấn cật vằn vè-Đi guốc gỗ nhịp kêu lạch đạch...'Hẳn là không vắng bóng thằng nhỏ mang ống quyển theo hầu?Trong cả hai bài phú của Ông có nhiều từ ngữ rất lạ,ít gặp trong các áng văn đương thời,chứng tỏ ngôn ngữ thời Ồng cũng đã khá phát triển."Thiên nam vân lục liệt truyện"(những truyện chép trong khoảng trời nam)(5) viết lại những tích lấy từ "Lĩnh nam chích quái" (6) và "Thiên nam cổ tích"thì đến nay vẫn chưa xác định được thời điểm tác giả khởi thảo.Với phương pháp "Tân biên",Nguyễn Hãng đã dựa vào văn bản của các bậc tiền bối,bỏ đi một số truyện,thay vào một số truyện khác lấy từ các sách khác,một mặt vẫn đảm bảo được nguyên tác,mặt khác cố gắng làm mới thêm về nội dung bằng nhiều tình tiết và cấu trúc."Truyện Hồng Bàng" nói về buổi đầu sinh thành nước Việt."Truyện Bạch Trĩ"nói về họ Việt Thường.Truyện "Chử Đồng tử"(hồi ba)do Vũ Quỳnh chép có chi tiết dùng lụa và vàng ngọc để đổi vật dụng qua đường sông,đường biển,còn trong "Đầm Nhất Dạ" của Nguyễn Hãng Có việc bỏ ra một cân vàng đưa ra nước ngoài mua vật quí mang về thì sang năm sẽ được lãi mười cân,không hẳn là sự giao dịch thương mại hồi đó đã sớm phát triển mà có thể chỉ là "hiện thực tưởng tượng".Khi viết lại các tích chính sử,dã sử Nguyễn Hãng luôn có ý thức đề cao tinh thần dân tộc như các truyện về phu nhân  Mỵ Ê, Trưng Vương, Phạm cự Lương, bánh chưng...
"Truyện trầu cau" là một trong những ví dụ tiêu biểu về phương pháp "Tân biên" của Nguyễn Hãng.ở đây,có hai chi tiết sáng tạo đáng chú ý,đó là bài thơ tình sướt mướt của chảng Tân viết tặng vợ (nguyên nhân gây ra cảnh annh em chia lìa) và bài văn tế thống thiết của đạo sĩ Lưu khóc con gái,chàng dể Tân và em trai chàng.Riêng bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt do Nguyễn Hãng chép có thể là một dị bản so với chính sử chăng? Như vậy,Nguyễn Hãng không chỉ làm một việc đơn thuần là cải biên những câu chuyện dân gian vốn truyền tụng mà Ông còn bổ sung vào đó không ít baì thơ hoàn chỉnh do Ông sáng tác nói rõ chính kiến của mình.Nguyễn Hãng rất đè cao cái nghĩa tôi trung,người trung không thờ hai vua,vì vậy trong "Truyện hai anh em họ Trương" Ông khẳng định:"Bề tôi bất trung thì thần diệt"(7) và cho rằng Lê Hoàn đã cướp ngôi nhà Đinh;Ông coi việc Thái Hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn và tự nguyện làm vợ vị tướng tài ba này là một hành vi hạ nhục đâu phải là "cuộc bàn giao lịch sử" như quan điểm của giới sử học thời nay(!)
Việc tìm lại được nguyên bản chữ Hán"Thiên nam vân lục liệt truyện" cùng bút tích của tác giả-"hài cốt " tinh thần của tiền nhân,sau bao năm tháng đằng đẵng danh mai ẩn tích đã trở về với quê Dòng,với con cháu họ Nguyễn Mả Nội,khác nào giấc mơ đẹp đã là hiện thực!
Nguyễn Hãng không phải mất ở quê hương như Lê Quí Đôn đã viết.Chứng cứ là sau khi nhà Lê trung hưng trở lại nắm quyền,con cháu họ Nguyễn Mả Nội ở Xuân lũng đã lên Đại Đồng đưa được hài cốt của Ông về quê hương,táng bên cạnh mộ em vợ Ông ở Lũng Bô.Câu đối cổ tại miếu thờ Ông ở Đại Đồng:"Vạn cổ Đại Đồng Cao Sĩ truyện-Thiên thu Xuân Lũng cố gia phong",đã gói ghém tất cả tâm trạng Ông giai đoạn này.Năm 1993,đền thờ quan Dật sĩ ơ xóm Chùa đã được tái dựng trong nỗi rưng rưng tiếc nuối "nền cũ lâu đài";năm 1998,mộ Ông ở xóm Lũng Bô cũng đã được xây lại,ốp đá hoa cương,nâng giấc "hồn thu thảo".Theo gia phả Họ Nguyễn Mả Nội Thì Nguyễn Hãng có bốn người con trai,sau này trở thành bốn chi của dòng họ Nguyễn Mả Nội mà Ông là Cụ Tổ.Hiện nay,họ Nguyễn Mả Nội ở Xuân Lũng đã phát triển sang đến đời thứ hai mươi hai.
Kể cũng là thiệt thòi cho Nguyễn Hãng,một trí thức Nho học,khi lâu nay giới nghiên cứu chỉ nhắc tới Ông là tác gia hai bài phú Nôm mà chưa nhìn nhận Ông với tư cách là một nhà văn từng có một cuộc sống  khá lận đận Và đã có những đóng góp nhất định cho văn học trung đại nước nhà,đặc biệt là ở thể tản văn. Một số học giả xưa nay khi nghiên cứu:Lĩnh nam chích quái"(bản cổ) cũng chỉ quan tâm đến đến bản "tân đính"(san định) Của Vũ Quỳnh mà không hề nói đến bản "tân biên"của Nguyễn Hãng.ngay trong cùng một dòng họ,sự hiểu biết của con cháu về thân thế,sự nghiệp của Nguyễn Hãng cũng ít nhiều còn bị hạn chế.Riêng tôi,một kẻ hậu học,mạo muội đặt bút viết đôi dòng về Ông cũng chỉ vì ngưỡng mộ,vì yêu quí một bậc văn tâm,văn tài đồng hương,sao dám nói là đã hiểu biết đầy đủ về Ông được?
Nguyễn Hãng là hiện thân sinh động của văn hóa một dòng họ,một nét chạm khắc độc đáo trong bức tranh về một làng văn hiến khuất nẻo trên đồi.Việc xuất bản "NGUYỄN HÃNG-TÁC PHẨM" là một cố gắng lớn của họ Nguyễn Mả Nội.Thiết nghĩ,với tất cả những ai quan tâm đến văn học chữ nôm và trân trọng các bậc thức giả thì ấn phẩm này là một món quà tinh thần hy hữu.
Nguyễn Văn Toại
Chú thích:
(1) Theo:các nhà khoa bảng Việt nam (1075-1919),Ngô Đúc Thọ,chủ biên Nguyễn Thúy Nga,Nguyễn Hữu Mùi (dịch) nxb Văn học.Hà nội,1963,tr 335.
(2) Sách Đai nam nhất thống chí,ghi là:Tam ngu động.
(3) Toàn tập,tập II,Kiến van tiểu lục,nxb Khoa học xã hội,Hà nội 1997,tr 263.
(4) sách đã dẫn,tr 257-258.
(5) Quyển I,nhà van Nguyễn Văn Toại sưu tầm,hiện được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán-Nôm,ký hiệu A1442,Tiến sĩ Hán-Nôm Hoàng văn lâu dịch sang Việt văn năm 2004.
°Theo giáo sư Kiều Thu  Hoạch:"hai chữ:
VÂN LỤC Có nghĩa là chữ Triện của Đạo giáo vẽ bùa,chữ ngòng nghèo,vòng vèo như mây.Có thể tác giả là người đã chịu ảnh hưởng nào đó của Đạo giáo.Điều đáng chú ý lả trong tác phẩm này,tác giả tỏ ra có xu hướng viết theo lối văn truyền kỳ-thực ra đây cũng là một lối kể chuyện dân gian,nghĩa là lối kể chuyện văn xuôi có xen lẫn với những câu văn vần".Văn học dân gian người Việt,góc nhìn thể loại  nxb Khoa học xã hội,2006,tr 277.Cũng trong sách này khi nhắc đến tác giả hai bài phú  Tịch cư ninh thể và Đại đồng phong cảnh,Ông Kiều Thu Hoạch cũng ghi là Nguyễn Hàng (dấu huyền).
(6) Sách
Lĩnh nam chích quái (lượm lặt những chuyện quái dị ở cõi Lĩnh nam)nguyên là của Trần Thế Pháp, có từ thời Lý-Trần,nhưng đã bị thất bản. Được biết,ở Campuchia và Trung quốccũng có cchuyện trầu cau,dù  có khác nhau ở vài ba chi tiết nhưng riêng mô típ sự tích trầu cau và tục ăn trầu thì về cơ bản là giống nhau.
(7) Quan điểm này còn được Nguyễn Hãng nhắc lại trong Truyện thần núi Đồng cổ.
°Nguyễn Doãn Cung.Hai lần đi xứ nhà Minh,thăng đến chức Tả thị lang bộ lại.Chức quan của Ông trở trở thành tên một họ lớn trong làng:Họ Tả lại (còn gọi là họ Tam sơn-tên ba ngọn núi ở xóm Lũng Bô,nơi đặt mộ ông).
°Trần Thế Pháp người Thạch Thất Hà Tây,đỗ đồng tiến sĩ năm  Quang Thuận thứ 9(1468),Vũ Quỳnh,người Mộ Trạch,Hải Dương,đỗ Hoàng giáp năm 1468.