Chương 4

Ánh Mai giật mình khi thấy Thắng là người mở cổng cho mình.
Khi cô còn đang ngỡ ngàng, Thắng đã nhanh miệng:
– Chào cô giáo. Chúng ta lại gặp nhau nữa rồi. Bữa nay nhất định tôi sẽ học cùng bé Ta Nô.
Mai chớp mi:
– Anh mới tới chơi ạ!
Thắng hóm hỉnh:
– Tôi tới học chớ không tới chơi. Sao?
– Cô giáo Mai cho tôi học ké Ta Nô chớ?
Ánh Mai dựng chống xe lên và nói:
– Bữa nay Ta Nô học toán cộng. Nếu anh chưa biết làm toán cộng thì xin mời.
Thắng gật gù:
Cộng tức là thêm vào. Tôi thích phép toán thêm một, đó là phép toán khó nhất.
Ánh Mai nhỏ nhẹ:
Vì một thêm một không hẳn là hai phải không ạ?
Thắng khen:
– Em thông minh lắm, và cũng mơ màng lãng đãng lắm. Em làm tôi nhớ đến bài thơ ''Thêm một''. Em biết bài thơ đó không?
Ánh Mai ngập ngừng:
''Dĩ nhiên là tôi biết Thêm một - hay điều hay...'' Thắng đọc tiếp:
Nhưng mà tôi cũng biết. Thêm một phiền toái thay...
Nhìn ánh Mai, Thắng trầm giọng:
– Em đúng như tôi đã nghĩ.
Mai hỏi ngay:
– Anh đã nghĩ thế nào về tôi nhỉ?
Thắng không trả 1ời. Anh đi kế bên Mai, cô bước chậm và nghe tim đập nhanh. Cô chờ nghe nhận xét của Thắng, nhưng anh chỉ lơ lửng:
– Đó là bí mật của riêng tôi. Tôi chỉ nói với em khi tối đã có đáp số cho phép cộng của mình.
Ánh Mai nhìn xuống. Cô nên đề phòng gã mềm mép này chớ không nên tin gã. Mấy hôm nay ngày nào gã cũng đi chơi với Xuân Nghi. Bà Chín vốn già chuyện nên có gì lạ, bà lại không kể với Mai. Thắng đã tới nhà ông chú Yên và được gia đình mời cơm. Quan hệ giữa anh ta và Xuân Nghi đang tiến triển rất tốt đẹp. Ánh Mai thôi mơ đi.
Môi mím lại như để ngăn cảm xúc trong lòng, Mai vào nhà. Khẽ gật đầu, cô chào bà Thắm và Tuyết.
Mặt lạnh lùng, bà Thắm như không hề thấy ai. Bà hỏi trông bằng giọng hết sức khó chịu.
– Bữa nay thằng Ta Nô cũng học nữa sao?
Tuyết vội nói:
– Dạ không. Tại con quên thông báo với cô giáo, nên... nên...
– Đứng dậy, Tuyết đến bên ánh Mai:
– Em về được rồi, tối nay cả nhà cho đi xem ca nhạc. Thông cảm nghen.
Ánh Mai nhỏ nhẹ:
– Vâng. Vậy em xin phép bác và chị.
Mai quay trở ra, Thắng cũng ra theo cô.
Anh có vẻ quan tâm.
– Em về à?
– Vâng. Anh đã biết tôi sẽ phải về mà.
Thắng lắc đầu:
– Không. Tôi không biết. Chị Tuyết đâu có ý dịnh cho thằng bé đi theo, chị ấy mới đổi ý đó thôi.
Mai nhếch môi:
Dầu sao cũng xin chúc anh có một đêm vui Thắng xua tay:
– Tôi đâu có đi cùng hai quý bà đáng kính ấy. Xem ca nhạc phải đi với người yêu mới thích.
Ánh Mai nghe giọng mình lạ hoắc:
– Anh chỉ cần nhấc điện thoại lên, sẽ có l người yêu đi cùng chứ gì.
Thắng nheo mắt:
Tôi đâu cần phải làm thế. Mà Ánh Mai này, nếu được em có thể cho tôi quá giang một đoạn đường không?
Ánh Mai thẳng thắn:
– Chắc là không. Rất tiếc tôi phải về nhà đúng giờ.
Thắng nhìn cô:
Nhất định em sẽ về đúng giờ vì em còn rất nhiều thời gian. Đừng trả lời máy móc như vây, tôi buồn lắm đó.
Mai cắn môi. Vừa rồi cô bị hố chuyện ''phải về nhà đúng giờ''. Cô quên rằng mình được nghỉ dạy nhóc Ta Nô và bị Thắng nắm tay.
Ra chiêu miễn cưỡng, Ánh Mai hỏi:
– Anh đi tới đâu? Tôi không phai xe ôm nên có nhiều chỗ không biết đường.
Mặt tươi rói, Thắng cười toe:
Tôi đi gần thôi, hơn nữa đường nào cũng tới La Mã. Em không phải lo. Làm ơn chờ tôi một phút nhé.
Ánh Mai chưa kịp nói gì, Thắng đã chạy ào vào nhà rồi trong tích tắc anh đã ào trở ra.
Thắng nói như ra lệnh:
– Nào! Chúng ta đi.
Ánh Mai bối rối:
- Cô để Thắng dắt chiếc xe máy Trung Quốc ra khỏi cổng và ríu ríu theo sau. Trong phút chốc, Mai quên chuyện phải đề phòng gã mồm mép này. Cô cũng quên những lời dặn dò nghiêm khắc của ba mình, cô quên mối quan hệ giữa Thắng và Xuân Nghi:
Cô quên nhiều thứ lắm, kể cả việc quên mình là ai, sao lại đi cùng Thắng.
Thắng khởi động xe rất thành thạo, trái lại người lúng túng chính là Mai. Cô còn đang bấu chặt cái xách tay anh đã bảo:
– Mời cô giáo lên xe. Tôi sẽ làm tài xế xe ôm chờ cô giáo tới nơi tôi cần tới.
Mai ngập ngừng:
– Anh chạy được không? Hay là để tôi.
– Ai lại để phụ nữ cầm lái. Tôi chở em được mà. Phải tiết kiệm thời gian cô giáo ạ.
Mau lên xe!
Ánh Mai ngồi phía sau Thắng và cô biết mình thích như thế. Phải chăng đó là nỗi bất hạnh của một con bé lọ lem như cô?
Ánh Mai chợt lo lắng, cô hỏi:
– Anh sẽ tới đâu vậy?
Thắng hơi nghiêng đầu ra sau:
– Tôi chưa nghĩ ra, thật ra chạy vòng vòng với một người mình thích là điều hạnh phúc. Ước gì tôi và em cứ rong ruổi thế này mãi Mai nhỉ.
Tiếc là tôi không dư thời gian giống anh, điều anh ước với tôi là điên rồ.
Rong ruổi thế này mãi không nghĩa với việc không có đích đến, không có điểm dừng. Suy nghĩ ấy, không hợp với tôi vì làm việc gì tôi cũng có mục đích, đi đâu tới cũng biết chỗ phải dừng.
Thắng so vai:
– Em thực tế đến mức khô khan, cứng ngắc hay sao? Tôi không tin. Tôi biết em đang che giấu chính mình.
Mai bật cười:
– Để làm chi cơ chứ?
Thắng trả lời đầy tự tin:
– Vì em sợ tôi đọc được những điều em nghĩ.
Ánh Mai nóng mặt, cô kêu lên:
– Vớ vấn! Tôi không đi với anh nữa, anh gọi taxi mà ngồi cho sướng.
Thắng khẽ lắc đầu:
– Chậc! Ai lại nhẫn tâm đến thế. Tôi mà xuống xe đêm nay em sẽ khó ngủ đấy.
Ánh Mai bĩu môi:
– Xì! Hổng dám đâu!
Thắng thở dài:
– Vậy thì tôi xuống xe.
Dứt lời, Thằng tấp vô Mai ậm ự:
Vậy tôi là người nhẫn tâm chớ gì. Anh định gieo tiêng oán cho tôi chắc?
Thắng cười:
– Làm gì có. Tôi xuống xe để mời Mai vào quán. Chúng ta vừa uống nước vui nghe nhạc.
Ánh Mai buột miệng:
– Không được đâu! Làm như thế tôi thấy mình không phải với chị Xuân Nghi.
Thắng quay phắt người lại khiến gương mặt anh suýt chạm vào mặt cô.
– Em nghĩ đi đâu vậy? Xuân Nghi có liên quan gì tới chuyện tôi mời em đi nghe nhạc.
Ánh Mai ngập ngừng:
– Nhưng mà.. – Không có nhưng gì hết. Tôi muốn chúng ta là bạn, đã là bạn ít ra cũng được những phút riêng tư bên nhau chớ. Em từ chối, tôi sẽ buồn đến hết cuộc đời mất.
Ánh Mai cụp mi xuống. Cô rời khôi yên vì đâu thê ngồi sau lưng Thắng khi xe không chạy. Chỉ đợi như vậy, Thắng hồ hời dắt xe vào gơi rồi nắm tay dẫn Mai vào quán cà phê ngay đó.
Ánh Mai không cưỡng lại được sự mạnh mẽ và lôi cuốn cua Thắng, cô bước theo anh bằng bước chân nhẹ tênh của người mộng du.
Đến khi anh kéo ghế, cố ngồi xuống rồi nhưng cảm giác hư hư thực thực vẫn khiến Mai ngơ ngác.
Vẻ nai vàng Ánh Mai làm Thắng bồi hồi.
Anh lặng lẽ nhìn Mai. Cô gái này đã khiến tim anh xôn xao ngay lần gặp đầu tiên. Sau đó Thắng đã tim cách trò chuyện với cô, song Mai rất dè dặt và luôn viện lý do dạy Ta Nô để tránh mặt anh.
Tối nay là cơ hội để Thắng tiếp cận Mai, anh đâu dễ bỏ qua dịp may hiếm có này.
Giọng trầm ấm êm như ru, Thắng ân cần hỏi:
– Em dùng nước cam tươi nhé?
Mai gật đầu. Cô kín đáo nhìn quanh và nhận ra chả ai để ý tới mình. Khách ở đây thường đi có đôi và họ đang bận bịu với những nỗi niềm riêng tư, trống họ vừa tự nhiên vừa thân thiết chớ không khô khan, cứng ngắc như cô và Thắng.
Cũng dễ hiểu thôi vì giữa hai người đã là gì đâu. Ánh Mai cứ ngồi trong im lặng. Một lát sau, cô dè dặt hỏi:
– Anh thật sự muốn chúng ta là bạn chớ?
Thắng điềm tĩnh gật đầu:
– Tôi rất muốn.
Mai nhìn anh:
Có thêm một người bạn là có thêm niềm vui, niềm vui ấy sẽ nhân lên nếu bạn là người hiểu ta nhất. Tôi cũng muốn chúng ta là bạn, nhưng chị Xuân Nghi có muốn thế không. Tôi rất ngại vì biết anh và chị Nghi sắp tiến tới hôn nhân.
Để chị Nghi hiểu lầm là không nên, vì tôi và chị Nghi có lạ gì nhau.
Khẽ nhíu mày, Thắng hỏi:
– Ai nói tôi với Nghi sắp tiến tới? Là người trong cuộc, sao tôi không biết kìa?
Ánh Mai cong môi:
– Nhưng người nguài cuộc ai cũng biết hết. Không phải anh Hoàn làm ông mai cho anh chị sao?
Thắng bật cười thích thú:
– Thì ra em quan tâm đến tôi nhiều hơn tôi tưởng.
Ánh Mai đỏ mặt, cô chơi phất đi:
– Tôi chỉ quan tâm đến chị Nghi, chị ấy là con gái ông chủ của ba tôi và là một người rất dễ thương.
– Tôi biết rất rõ về Xuân Nghi, ngày xưa chúng tôi từng có thời thân thiết hơn ca bạn bè, sau đó tôi ra đi, và cả hai đều không hứa hẹn gì. Hiện tại chúng tôi là bạn tốt, chỉ vậy thôi, tôi chưa nghĩ gì xa hơn.
Im lặng một chút, Thắng nói tiếp:
– Anh Hoàn nhiệt tình quá làm tôi ngại.
– Có thể em không tin, nhưng sự thật đúng như vậy.
Ánh Mai có cám giác nhẹ nhõm. Cô tin Thắng nói thật, rồi lại thắc thóm với chính mình. Chao ôi, sao tự nhiên cô lại hoang mang thế. Cô giật mình khi nghe Thắng khan giọng:
– Tôi đã gặp ba em. Bác trai hẳn là người rất nghiêm khắc?
Mai gật đầu:
– Vâng.
Ông rất quý con và giữ con như giữ báu vật?
Ánh Mai tròn xoe mắt:
– Sao anh biết?
Tôi cảm nhận được điều đó qua chính vẻ rụt rè như cô thô bạch của em.
Mai tự ái:
– Thô bạch à? Tôi không nghĩ mình ngốc nghếch đến như vậy, nhút nhát đến như vậy dù đúng là ba tôi giữ chị em tôi khá kỹ. Tôi đã ra đời, tôl đu sức đối phó với những tình huống bất trắc.
Mắt Thắng lóe lên tia liễu cợt:
– Vậy à? Tôi có phải một tình huống bất trắc của em không?
Ánh Mai nuốt khan:
– Anh hỏi vậy là sao?
Thắng tủm tỉm cười chớ không trả lời Ánh Mai. Anh biết cô đang dỗi và anh thích ngắm gương mặt đang dỗi ấy.
Ánh Mai ấm ức:
– Anh thích đùa dai lắm phải không?
Nói thế tôi về đây.
Thắng vội lên tiếng:
– Ấy xin đừng! Tôi không hề đùa. Câu hỏi vừa rồi, chính là điều tôi băn khoăn vì mỗi lần gặp em, tôi luôn thấy em trong tình trạng đối phó.
Ánh Mai thành thật:
– Anh đúng là một tình huống bất trắc của tôi.
– Tại sao vậy? Phải tại em là cô thô bạch bị canh giứ quá nghiêm ngặt không?
Nếu đúng thế thì tôi không phải tình huống bất trắc duy nhất đâu, rồi em sẽ còn gặp nhiều tình huống khác.
Thắng đột ngột dề nghị:
– Từ giờ trở di, chúng ta là bạn tốt. Em không tử chối chứ?
Mai gật đầu sau một thoáng ngần ngừ.
– Vâng.
Thắng cười hân hoan:
– Cám ơn em..... cô bạn nhỏ.
Ánh Mai bắt bẻ:
– Là bạn thì ngang hàng chớ không phân biệt bạn lớn bạn nhỏ.
Thắng hóm hỉnh:
Ngang hàng cũng được chớ sao. Chúng ta nâng ly mừng tình bạn ngang hàng nào.
Mai bưng ly cam vắt lên, cô chạm nhẹ miệng ly vào ly của Thắng.
Anh hơi tựa lưng vào ghế giọng trầm xuống:
– Ước gì cho thời gian dừng lại nhỉ?
Ánh Mai thắc thỏm:
– Bao giờ anh đi?
– Cũng sắp rồi. Không biết khi tôi đi em có buồn không?
– Anh thử đoán xem.
Thắng xoay cái ly cà phê:
– Tôi tin là có ít nhất cũng đong đầy ly cà phê này nỗi buồn của em. Một ly buồn vừa đắng vừa đen, đủ làm em mất ngu.
Mai so vai:
Anh chủ quan quá. Bạn bè thôi mà.
– Buồn chi dữ vậy?
Thắng nhìn sâu vào mắt cô khiến Mai chớp mi hết mấy cái. Anh đọc thật khẽ:
– “Nếu cô đọng được nỗi buồn.
Anh chỉ gởi em nữa giọt Còn nữa giọt cho anh.
Những lúc không em...”.
Mai ra ve thờ ơ:
– Anh làm thơ à?
– Tôi chỉ nói những gì mình nghĩ, chả hiểu sao nó có vàn có điệu như vậy.
Hỏi thật, nưa giọt buồn em nhận không?
Nữa giọt bé quá, tôi sự mình làm rơi mất.
Thắng tiếp tục xoay ly cà phê:
''Nếu lỡ đánh nữa giọt buồn Em hãy đánh rơi nào mắt.
Để buồn sẽ long lanh Những lúc không anh...'' Ánh Mai than nhiên:
– Anh làm tôi lo quá khi nghe những lời à không, những câu thơ cứ như là tán tính.
– Đó không phải những lời tán tỉnh. Vậy là nhửng lời có cánh. Nhưng gì có cánh đều biết bay.
Thắng cười thú vị, anh thấy Ánh Mai sâu sắc chớ không hời hợt như Xuân Nghi. Chuyện trò với Nghi, Cường chỉ nhận được những câu ấm ớ, sáo rỗng, nhạt phèo. Đó chính là lý do khiến hai người chia tay trước khi anh định cư ở nước ngoài. Xuân Nghi là một người hiền lành, hiền quá hóa ngơ ngác. Thắng không thích mẫu phụ nữ chỉ biết vâng dạ suông, cũng không thích mẫu phụ nữ tự kiêu, tự mãn, xem mình là siêu sao, là cao hơn thiên hạ.
Thắng đi tìm người phụ nữ cua mình bao nhiêu năm mà không ra, giờ đây không cầu mà thấy, không mong mà gặp. Chưa hiểu nhiều về Ánh Mai, song Thắng tin anh đang đối diện một nữa của mình.
Mai phụng phịu:
– Bộ tôi nói sai sao anh cười?
– À không. Tôi cùời thú vị vì không phải cô gái nào cũng nhận ra đâu là lời nói có cánh.
– Nghĩa là anh dùng lời có cánh đế thừ người khác?
Thắng nói:
– Tôi thữ đi tìm một ẩn số.
Ánh Mai so vai:
– Anh khó hiểu quá. Vậy anh đả tìm ra ẩn số đó chưa?
Tôi tin là đã tìm ra ẩn số nữa đời mình Mai khách sáo:
– Chúc mừng anh.
Thắng nheo mắt:
– Đây có phải một lời nói có cánh không? Ánh Mai bật cười, cô thích sự hóm hỉnh, thông minh của Thắng. Anh làm Mai ấn tượng ngay lần gặp đầu tiên, nhưng cô luôn bắt ép trái tim từ chối anh. Cô luôn né tránh, né tránh, thế nhưng chắc Mai không tránh được nữa rồi.
Thắng nghiêng đầu:
– Em muốn biết ẩn số tôi vừa tìm ra là gì không?
Ánh Mai nghe tim đập mạnh, cô lắc đầu:
Tôi không tò mò như anh tương đâu.
Thắng nhả từng tiếng:
– Em không tò mò nhưng lại nhát gan. Em đúng là thỏ bạch, tôi... tôn trọng sự nhút nhát cua em, tôi sẽ tiếp tục giấu ần số vừa tìm ra. chúng ta tiếp tục là bạn cho đến bao giờ không thể là bạn nữa:
Mai tròn mắt:
– Không thể là bạn thì là gì?
Thắng thách thức:
– Em thử đoán xem.
Mai chớp mi, cô đâu phải ngố đến mức không hiểu ý Thắng. Có lẽ tốt nhất Mai nên im lặng. Anh muốn hiểu sự im lặng ấy có nghĩa gì cũng được.
Thắng thở ra nhẹ nhõm:
– Cám ơn em.
Mai không thể không ngạc nhiên:
– Về chuyện gì?
– Về sự im lặng của em. Em cứ giữ trong lòng hộ tôi điều em nghĩ, giữ đến chừng nào chúng ta không thể là bạn nữa.
Ánh Mai trầm giọng:
– Chắc sẽ không có ngày đó đâu.
– Vì tôi sắp đi sao? Tôi sẽ quay về mà, nhất định là như thế.
Ánh Mai rối bời trong lòng, cô càng lúc càng rơi vào cái bẫy êm ái của Thắng. Anh nhất định sẽ quay về... Đó có phai lời hẹn hò không? Và Mai có nên tin anh không?
Giọng Thắng vang lên:
– Tôi không thích sống ở nước ngoài lắm đâu. Về quê lần này tôi đang tìm một công việc thích hợp với chuyên môn của mình.
– Anh đã tìm được chưa?
– Được rồi, nhưng đây là bí mật, tôi chưa nói với bất kỳ ai. Má tôi sẽ nhảy tưng lên khi biết ý định này. Bà luôn muốn tôi lập nghiệp ở xứ người, nhưng ở xứ người tôi cô dơn quả, có ìàm nên sự nghiệp cũng chăng để làm gì.
– Anh nói thế chớ với đa số đàn ông, sự nghiệp là quan trọng nhất. Có sự nghiệp người đàn ông có tất cả.
Thắng khẽ lắc đầu:
Điều đó thì chưa chắc. Em đã nghe câu ''Giang sơn và mỹ nhân'' chưu? Vẫn có những đấng nam nhi chỉ chí sẵn sàng đôi giang sơn để có người phụ nữ của mình. Tôi không có giang sơn, nhưng tôi sẵn sàng đồi những gì mình có để được ở cạnh người tôi yêu.
Ánh Mai vụt hỏi:
Anh là người đa tình hay đa cảm nhỉ?
Thắng khoanh tay, mắt không rời Ánh Mai:
Tôi là người bất chấp mọi khó khăn khi đã yêu.
Mai bình thản:
– Tôi se ghi nhớ đlêu này và sẽ nói hộ khi được gặp người anh yêu.
– Cám ơn Mai, người tôi yêu đã biết tính cách yêu cúa tôi rồi.
– Thú vị nhỉ! Thế chị ấy nói sao?
Thắng so vai:
Tôi chưa hỏi cô ấy điều dó.
Ánh Mai bưng ly nước cam lên và thấy nước đã nhạt thếch. Cô hoang mang giữa hai bờ hư thật mà Thắng đang dựng lên. Cô không nên dấn sâu vào cõi mơ hồ cua anh ta. Cô nên về thì hơn.
Nhìn đồng hồ, Mai nhỏ nhẹ:
– Tôi phải về rồi.
Thắng từ tốn:
– Tôi sẽ đưa em về tận nhà.
Ánh Mai thảng thốt:
– Không được đâu. Ba tôi không... không...
Thắng nhíu mày:
– Tôi đâu phải thành phần bất hão, bác trai cũng biết tôi, em ngại điều gì khi tôi thật lòng với em?
Ánh Mai phân bua:
– Tôi chưa chuân bị cho chuyện này. Anh hiểu cho...
Thắng xịu mặt:
Tôi hiểu nhưng vẫn buồn.
Ánh Mai lắc đầu:
– Vậy là anh đâu có hiểu, nếu hiểu anh đâu nói như trách thế này.
Thắng chạnh lòng vì đôi mắt long lanh của Mai, cô dường như muốn khóc.
Sao thế nhỉ? Anh đã sai khi ngỏ ý đưa Mai về tận nhà sao?
Giọng Thắng chùng xuống:
– Hay tôi đưa em một đoạn vậy?
– Ai lại để anh xuống xe dọc đường kỳ lắm. Tốt hơn anh cứ đề tôi về trước Thắng nói:
– Ngồi lại và nhìn em về y như một cuộc chia tay... Đành vậy thôi.
Ánh Mai đứng lên. Thắng đột ngột nắm tay cô siết nhẹ:
– Sẽ có một ngày chúng ta cùng về. Anh tin là như vậy.
Mai cảm nhận được sự ấm áp, sự mạnh mẽ từ tay Thắng chuyền sang tay mình. Để yên vài ba giây, ánh Mai nhẹ nhàng nhưng cương quyết rút tay lại.
Cô bước đi và biết Thắng đang giữ lại tim mình.
􀃌 􀃌 􀃌 Cường bực bội mở mạnh cửa sổ, anh chờ nhưng không có cơn gió nào thối về phía mình cho vơi bực. Trái lại, không khí bên ngoài nóng hừng hực lại ập vào căn phòng đang sử dụng máy điều hòa khiến anh thêm khó chịu.
Buối họp thường kỳ của hội đồng quản trị công ty đã xong, nhưng dư âm của nó vẫn làm Cường tức anh ách. Anh không được dự họp vì anh chỉ là một kiến trúc sư, song anh nghe nói lại trong cuộc họp, tay Hoàn đã lớn tiếng chỉ trích anh. Hoàn cho rằng vì anh thiếu năng lực tắc trách nên mới dẫn đến chuyện nhà vừa xây xong đã lún nưt.
– Hừ! Hoàn đúng là hạng ngậm máu phun người. Chính anh ta là người đứng ra coi công trình, Hoàn ăn bớt vật liệu mua vật tư kém chất lượng, làm ẩu làm dối rồi bây giờ đổ thừa bản vẽ của Cường có vấn đề. Anh ta lộng quyền quá sức nhưng ba anh lại im lặng không ý kiến gì. Thái độ cứa ông đã làm nhiều người trong cuộc bất mãn. Còn Cường thì ấm ức vì Hoàn không chỉ nói mình anh, mà Hoàn chê cà phòng thiết kế của anh.
Hình như ba anh đang bị Hoàn khống chế thì phải. Anh ta đã nắm được nhược điêm nào của ông vậy Cường phải am hiêu mới được.
Có tiếng gõ cửa, Cường bật giọng:
– Mời vào.
Ngôn, một kiến trúc sư cùng nhóm của Cường thò đầu vào:
– Ê, đi kiếm quán nào uống vài lon giải hạn cha nội!
Cường nhìn dồng hồ vẫn còn trong giờ làm việc nhưng ăn thua gì đang bực bội đố ai có tậm trạng làm việc.
Tắt máy tính, Cường xuống nhà đỗ xe.
Anh thấy Ngôn và vài ba người nửa đang chờ mình. Cả bọn phóng ào tới cái quán quen. Ngôn là người... khai pháo trước khi tất cả đã yên vị.
Mẹ kiếp thằng Hoàn lếu láo. Trước sau gì nó cũng tiêu đời với tôi. Nó nói những chuyện vô căn cứ như vậy mà sao giám đốc. Yên vẫn làm thinh kìa? Cậu trá lời tôi thứ coi Cường.
Cường nhăn mặt:
– Đừng nói chuyện đó ơ bàn nhậu mất ngun cha nội.
Dứt lời, anh ngưa mặt uống gần hết lon bia.
Ngôn lầm lì:
– Đó là chuyện khiến cá bọn bức xúc đến mức phải kéo nhau ra quán, không đi cập tới nó thì uống rượu đê làm gì? Tôi nói thiệt nghe, giám đốc Yên có vấn đề đó.
Cường bóp mạnh lon bia:
– Vấn đề gì? ông đã nói phái nói cho rõ, chớ lấp lừng là không xong với tôi đâu.
Không trá lời Cường, Ngôn hất mặt bảo người ngồi kế bên:
– Biết gì, nói đi Cánh.
Cảnh gãi đầu:
– Chỉ nghe thôi chớ hống dám biết gì hết. Mà lâu sôi quá rồi kìa, ăn đi các ứng.
Vừa nói, anh ta vừa bo thêm rau vào cái nấu đang sôi sùng sục. Cường không ăn, anh khui tiếp lon bia khác và uống.
Anh biết tính những người ngồi chung với mình, họ nhiệt tình, tận tâm, tay nghề cao và trung thực bơi vậy những lời của Hoàn đúng là sĩ nhục họ.
Cường hất hàm:
– Em nghe? Nói đi Cảnh.
Cảnh liếm môi:
– Anh hỏi em mới nói à nghen. Bác Yên giám đốc đang bao một em... à, một cô mới mười chín, hai mươi tuôi gì đó. Nghe đâu cô này là người cua tay Hoàn, ông gài bấy và bác giám đốc đã sa bẫy nên bây giờ nói gì bác cũng phải nghe.
Mặt Cường nóng phừng phực. Anh hối ha:
– Em nghe tin này từ đâu?
Cảnh so vai:
Nếu tin em, anh chỉ cần biết thế thôi, hơi từ đâu làm gì, em ngại đôi chất lắm.
Cường buột miệng:
– Mẹ kiếp!
Rồi kịp thời trấn tĩnh lại, anh lầm lì uống tiếp.
Giọng Cảnh vang lên:
– Tụi em thông cảm với cá nhân bác giám đốc Nhưng kiều này châng chóng thì chày công ty hoặc là phá sãn, hoặc sẽ rơi vào tay Hoàn, lúc đó ba anh coi như mất trắng.
Cường cười khẩy:
Bộ dễ làm đưực như vậy lắm sao. Đây là công ty cô phán cơ mà.
Ngôn ôn tồn:
Đành rằng là vậy. Tôi khuyên cậu một điều:
Cậu nên về làm việc văn phòng, hớ không nên theo công trình. Có cậu ơ dó, tay Hoàn sẽ co vòi lại, anh em se đỡ khô.
Cường nhăn mặt:
Tôi rất ghét làm việc hành chính.
– Dĩ nhiên được làm đúng chuyên môn của mình là nhất, nhưng cậu phái vì công ty này. Thằng Hoàn đang nhắm cái chức chu tịch Hội đồng quán trị đó.
Thằng ma giáo ấy đang lợi dụng công ty đề môi giới đất đai ăn chênh lệch, tiền nó bỏ túi riêng chớ đâu có ai ăn được của nó hồi nào.
Im lặng vài giây, Ngôn nói tiếp:
Quý cậu lắm bọn tôi mới bộc bạch như thê, còn tùy cậu thôi.
Cường vứt cái lon không xuống đất:
Tôi cám ơn các cậu và sẽ suy nghĩ thật kỹ chuyện này.
Cảnh hấp háy mắt:
– Anh muốn biết gì chuyện riêng tư của bác Yên thì dò dẫm ông Phùng ấy.
Tài xế riêng, chỗ nào ông chú tới lại không biết. Có Điều ông Phùng kín miệng lắm, không dễ moi tin đâu.
Ngôn lừ mắt:
– Mày toàn nói kiêu huề vốn, chăng lẽ ông Phùng không nể mặt cậu chú?
Cảnh nói:
– Ông Phùng khó chịu cực kỳ, ổng chả nề nang ai đâu. Đã vậy còn thêm tật đa nghi sĩ diện. Rề rề gần ông thử coi ồng có tương mình là trộm không.
Ngôn tò mò:
– Đa nghi, sĩ diện nghĩa là sao? ê Cảnh ực một ngụm bia:
– Trước đây thấy ông có hai đứa con gái đẹp, em rề rà tới nhà chơi với hy vọng sẽ cưa đồ một em. Nhưng tới nhà em chưa lần nào được nói chuyện với con gái ống, đã vậy còn bị ống nói xa nói gần rằng:
Dạo này nhà ống tự nhiên bị mất mấy món lặt vặt như máy Walkman, remote tivi, điện thoại di động... ống làm em quê một trăm tám chục độ nên sau đó em biến luôn.
Cường lừ lừ:
– Vậy à! Chú mày ghé ông Phùng mà không ghé nhà anh nghen.
Cảnh nói:
Lúc ấy ông Phùng chưa vào ở nhà anh.
Mà em hỏi thiệt nghen. Có khi nào anh trò chuyện với hai cô con gái ông Phùng không?
Cường nhún vai:
Ít lắm.
Cảnh cười ma ranh:
Đâu anh thữ xuống nhà ông thường xuyên xem ồng có rao lên ''Mất đồi, không?
Ngôn bật cười:
– Mày toàn xúi dại.
Cảnh cười hề hề, không khí bàn nhậu đở căng thắng, nặng nề hơn khi mọi người chuyển sang đề tài khác.
Cường bức bối vì những thông tin vừa nghe. Anh không ngờ một người nghiêm túc như ba mình lại rơi vào bay tầm thường ấy một cách dễ dàng như vậy.
Đang giận mà không trút được với ai, Cường chợt bị vỗ mạnh vào vai.
Ngước lên anh bắt gặp nụ cười của Thắng.
Anh ta tự nhiên như quen tất cả:
– Chào! Các ông vui quá nhỉ!
Cường mời lấy lệ:
– Sẵn dịp anh ngồi cùng cho vui hơi?
Thắng nói:
– Tiếc quá! Tôi đi với bạn. Hẹn cậu hôm khác. Gởi lời thăm Xuân Nghi nhé.
Mỉm cười với mọi người, Thắng trờ về bàn của mình ở góc quán.
Ngôn nhíu nhíu mày:
– Tay này trông quen quen.
Cường lầu bầu:
– Em vợ thằng cha Hoàn ấy!
Ngôn à ra:
– Nhớ rồi! Tôi có gặp anh ta một lần ở văn phòng luật sư cua thằng bạn.
Cường tò mò:
– Ông Thắng tới văn phòng luật sư làm gì kia? Chẳng lẽ ông ta tìm hiêu thu tục kết hôn?
Ngôn lắc đầu:
– Không phải. Chuyện cua anh ta cũng là lạ.
Cường hỏi tới:
– Lạ như thế nào?
Ngôn trả lời:
Tôi nghe thằng bạn kê rằng tay Thắng đang sống ơ nước ngoài, trong nước anh ta còn một ngôi biệt thự ơ trung tâm Sài Gòn, giá cầu mấy ngàn cây vàng, ngôi nhà này được ùy tháe cho người chị ruột trông coi.
Bây giờ Thắng muốn nhận lại song lại gặp lắc rối từ ông anh rề.
Cảnh chen vào:
– Ông Hoàn dễ gì chịu nha miếng mồi béo bơ ấy, Ngôn gật gù:
– Đúng vậy. Ngôi biệt thự được sửa lại sang trọng và cho thuê cúng bộn bạc.
Chính công ty mình đã nhận trang trí nội thất biệt thự đó chớ đâu.
Cường khó chịu:
– Nói vậy chẳng lẽ Thắng không lấy lại được cái thuộc về mình?
Ngôn nói:
– Được chớ, nhưng sẽ khó khăn vì Hoàn đang tìm cách chiếm đoạt ngui biệt thự ấy.
Cường cười khẩy:
– Dù anh đã được nghe mẹ nói chuyện này rồi nhưng bây giờ nghe người khác nói anh vẫn thấy khó chịu.
Ngôn lại tiếp tục:
– Nghe thằng bạn nói Hoàn bày đặt mai mối cho Thắng một cô vợ dễ dạy do Hoàn điều khiển nhưng không xong vì tay Thắng hiêu ông anh rể mình quá.
Cường hết sức nhột nhạt, anh hỏi:
– Thắng nói thế với bạn anh à?
Ngôn gật đầu:
– Thắng đâu có ngốc. Anh ta đã nhờ luật sư làm mọi thu tục để lấy lại nhà.
Thế là tay Hoàn hổng giò, ông ta sẽ mất một khoản lợi nhuận lớn từ tiền cho thuê ngôi biệt thự đó bời vậy Hoàn sẽ càng bám chặt ông giám đốc hơn.
Cường lầm lì uống tiếp. Giờ anh đã lờ mờ đoán được những lời mẹ anh nói về ba. Chắc chắn bà không đê yên cho ông chuyện... trăng hoa tuyết nguyệt này đâu.
Mẹ mà đã ra tay thì ba anh xem như thân bại danh liệt. Lẽ la ba phai biết điều đó chứ. Đằng này ông đả phá lệ đê có một người đàn bà khác. Ba anh đúng là giại cùng mình. Trước sau gì mẹ anh cũng ra tới thôi.
Khi lên xe về, Cường đã ngà ngà say. Anh về đến cổng là trời vừa sập tối, Nhấn chuông inh ỏi, Cường phát quạu vì chờ cống lâu quá.
– Quái! Cả nhà, cả xóm đâu hết rồi?
Cường khệnh khạng chống tay vào cổng nhấn chuông tiếp tục.
Cửa mớ, Ánh Minh thò dầu ra. Bỗng Cường thấy tực nên quát:
– Làm gì lâu lắc vậy?
Ánh Minh vênh mặt lên:
Mở cổng không phải việc của em.
Dứt lời, cô nguo nguẩy đi vào.
Cường lầu bầu:
– Đồ ranh con!
Thái độ của Ánh Minh thường ngày Cường thường vui vẻ cho qua chớ không chấp. Anh còn lấy đó đê trêu cô, nhưng bữa nay thì không. Cường tự ái khi nghĩ Ánh Minh biết rất nhiều về gia đình anh, cô qua mặt và coi thường anh chớ có xem anh như một đại ca cả đâu.
Dắt xe vào đóng cổng bằng chân nghe đánh rầm, Cường bước thật nhanh theo Minh:
– Tiêu yêu nữ đứng lại!
Ánh Minh dè dặt hơn khi thấy điệu bộ của anh:
– Lại chuyện gì đây thưa... đại ma đầu. Cường đến gần sát Minh khiến cô phải thụt lùi.
Dứ dứ ngón trỏ vào mặt Ánh Minh, Cường đanh giọng:
– Nói đi! Hôm trước em và mẹ anh đi đâu? Bữa nay em phải nói, nếu không đừng có trách anh.
Ánh Minh lo lắng thật sự. Cô cam nhận được sự bất thường ở Cường ngay lúc mở cổng. Người anh đầy mùi bia rướn, chắc hắn mới rời khỏi bàn nhậu.
Chẳng biết anh uống tự lúc nào mà mới giờ này đã tàn cuộc nhậu để về nhà quậy thế này.
Không trả lời câu hỏi của Cường, Ánh Minh chuyển đề tài:
– Anh uống nước cam không? Em làm cho.
Cường gắt:
Đừng đánh trống lãng. Tra lời đi!
Minh liếm môi:
– Em đã nói là không biết rồi mà.
Cường cười nhạt:
– Em coi thường tôi quá! Em không biết hay không thèm trà lời?
Ánh Minh quay mặt đi:
– Xin lỗi anh, em dã hứa với bác, em không thể trả lời.
Giữ chặt vai Minh, khiến cô nhăn nhó vì đau, Cường gằn:
– Vậy đê tôi trả lời nhé. Em đưa mẹ tôi đi đánh ghen, đúng không?
Minh đẩy tay Cường ra:
– Anh biết rồi còn hỏi em làm chi nữa?
Mặt Cường đỏ gáy:
– Thật dễ ghét! Vậy là lâu nay em tha hồ cười sau lưng tôi. Trong mắt gia đình em, tôi là một thằng ngố, đúng không?
Ánh Minh bối rối vô cùng. Cô biết Cường đang giận, nhưng cô có lỗi gì đâu chớ. Khổ một nỗi có giải thích lúc này Cường cũng cha thèm nghe.
Giọng dịu xuống Minh nói:
Anh vào nhà nghỉ đi, ngày mai em sẽ nói hết những gì em biết với anh.
Cường lắc đầu rất dứt khoát:
Tôi thích nghe ngay bây giờ.
Ánh Minh thoái thác:
– Em đang... kho thịt, không khéo nồi thịt kho của em sắp khét rồi.
Dứt lời, Minh... co giò chạy nhanh về nhà mình. Cường với tay chụp nhưng Minh đã thoát được. Vỗ nhẹ vào trán cho tỉnh táo, Cường bước theo Minh.
Giờ này căn nhà kho vẫn còn hầm hập nóng, Minh ở nhà có một mình nên cô cuống cả lên khi thấy Cường lù lù ở cửa.
Ánh Minh ấp a ấp úng:
– Ở đây nóng lắm, đã vậy còn nhiều muỗi nữa, anh... anh về nhà mình có máy lạnh thích hơn.
– Hừ! Đây cũng là nhà tôi, em đừng lắm điều. Tôi muốn ở đâu trong nhà mình cũng được hết. Hiểu chưa?
Ánh Minh nóng mặt. Cô tự ái hết sức khi nghe Cường nói thế. Dầu rằng anh có chút rượu, nhưng anh chưa say đến mức không biết trời đất gì như lần đó.
Hơn nữa, khi uống rượu người ta thường nói thật. Sự thật ấy cho thấy trong thâm tâm Cường, gia đình Minh vẫn là hàn tôi tớ ăn nhờ ở đậu.
Ánh Minh mím môi:
– Vâng, thưa cậu chủ. Mời cậu cứ tự nhiên trong căn nhà kho của mình.
Dứt lời, Minh lách ngang người Cường và bước ra sân bằng những bước chân giận dỗi.
Ngồi lại một mình trong không gian tù túng, Cường thấy mình đúng là lố bịch, anh đang bực và trút sự bực dọc đó vào Ánh Minh, một con nhóc chưa rời ghế nhà trường.
Cho rằng Ánh Minh qua mặt anh nhiều chuyện đi, thi Cường cũng không nên làm thế. Nhất là không nên lên mặt quyền hành kiêu chủ vả tô.
Ra sân, anh đi một vòng quanh nhà đê tìm ánh Minh. Cô bé đang ngồi trên những bậc tam cấp cưa bên hông nhà, cánh cửa ấy rất ít khi mơ và đôi khi Cường thấy Minh ngồi học bài ở đó.
Thời khắc nhá nhem tối này, chắc cô bé không ngồi đấy để học bài rồi. Cái dáng nhỏ nhỏ xinh xinh của Minh khiến Cường chạnh lòng.
Anh tằng hắng mà không biết đế làm gì.
Ánh Minh vênh mặt 1ên:
– Thưa cậu chủ, cần chi nữa ạ?
Cường ngập ngừng mãi mới am được lý do:
– À. Tôi... à... anh muốn uống nước cam.
Ánh Minh khịt mũi:
– Dì Am làm nước cam ngon lắm. Anh có thể nhờ dì ấy.
Cường nói:
– Anh thích nước cam do em làm kìa.
Vẫn ngồi bó gối, Ánh Minh bĩu môi:
– Anh thích sai bảo người khác thì đúng hơn. Đó là một trong những lý do khiến em ghét anh.
Cường gật gù:
– Thì ra là thế. Anh thích sai bảo ai đâu?
Minh lên giọng:
– Em chớ ai. Sáng sớm đi đánh tennis anh đã Bai người ta mở cổng, uống rượn về thì... thì...
Cường nhìn Ánh Minh:
– Thì sao nào?
Ánh Minh ú ớ.
– Thì,.. té trong nhà tắm, mắc công người ta...
Cường tum tỉm cười làm Ánh Minh nóng mặt. Cô ấm ức nghe anh hỏi:
– Hôm đó em làm cách nào... bế anh ra khoi nhà tắm được nhỉ?
Ánh Minh ngó lơ chỗ khác:
– Em kéo lê anh dưới sàn chớ làm sao nữa. Anh lù lù một đống như bao gạo chi xanh ấy.
– Em khỏe thật đấy!
Minh liếc Cường:
– Không biết xấu hổ gì hết.
Đứng bật dậy cô nói:
– Em về đây. Đừng hòng kiếm chuyện với em nữa.
Nhanh thật nhanh, Cường chụp tay Minh kéo lại:
Đã xong chuyện đâu mà về.
Ánh Minh nhăn mặt rụt tay lại:
– Cậu chủ còn muốn gì ở em?
– Muốn uống nước cam. Mau làm cho anh.
– Nhà em chỉ có chanh thôi. Cậu biết rồi đó, chanh thì chua lắm, không hợp khẩị cậu đâu.
Cường nói:
– Chua lắm cũng bằng mồm mép em là cùng. Nếm được vị chua ấy cúng thú vị lắm chớ.
Ánh Minh hết hồn khi Cường lừ lừ tiếm tới, cô thụt lùi và chạm phài chân tường nên phải đứng lại.
Cường chống một tay vào vách, một ta vờn lên môi ánh Minh khiến cô rợn cả người.
Cường hơi cúi xuống, giọng thì thầm:
Thay vì nếm vị chua cua nước chanh, anh sẽ nếm thử sự chua ngoa trên môi em.
Minh cố sức đẩy Cường ra:
Anh dám làm thế, em sẽ mách bác Yên...và mách, cà bác Uyển nữa.
Cường chợt khó chịu khi nghe nhắc tới ba mình, anh đanh giọng:
– Em thách anh há tiêu yêu nữ. Này đừng bao giờ mang ba mẹ anh ta để hù dọa nhé. Anh không phui trẻ con dâu.
Ánh Minh bắt ngay lời Cường:
Nếu là người lớn, anh buông em ra đi.
Cường siết mạnh eo Minh:
– Buông em ra thì được thôi, nhưng đâu dễ dàng cho em như vậy. Em là một con nhóc nhưng lúc nào cũng muốn ngang hàng với anh.
– Em không có.
Cường nói tiếp:
– Lẽ ra em phải năn nỉ anh buông em ra, em lại nới nhưng lời ràng buộc để anh phải làm theo ý em. Em ranh lắm nhóc ạ.
Ánh Minh cố gắng xoa dịu Cường:
– Anh là người lớn, là... là...
Cường cười khẽ:
– Là đại ma đầu phải không? Là đại ma đầu nên anh không từ bỏ thủ đoạn nào để làm người khác ghét mình đâu nhóc. Vừa nói, Cường vừa cúi sát xuống, Minh nghiêng đầu sang một bên để tránh, gương mặt cô đụng phải vai anh. Bí quá và hoảng hốt quá, Ánh Minh cắn dại thật mạnh vào vai anh.
Cường kêu lên đau đớn và dĩ nhiên là anh buông ngay Minh ra. Hồn vía lên mây, Ánh Minh hít vào một hơi dài rồi quay lưng..chạy một mạch.
Cường rúm người lại vì đau. Anh không ngờ con nhóc Minh 1ại phan ứng dữ dội đến thế. Tay giữ chặt vai cho đỡ buất, Cường bước vào nhà, anh phăng phăng về phòng và cởi ngay áo ra. Vai anh tứa máu, đau hết chịu nổi.