- 17 -
BỮA CƠM NGON NHẤT CỦA CÁC BÀ CÔNG CHÚA

Ngày 21 tháng 5 năm ất dậu (1885) các bà công chúa An Thường, Mậu Hoà, Cảm Đức, Báo Ân và Mỹ Duệ vào điện Hiếu Tư( say này là sân bay Tây Lộc) chuẩn bị hầu kỵ vua Minh Mạng. Vào khoảng quá canh ba đêm 22 tháng 5 có biến động. Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Phá. Nghe tiếng súng nổ tứ phía, các bà kinh hoàng, Bà An Thường là Thái trưởng công chúa vừa khóc vừa bảo các em:
- Từ lâu tA đã biết thế nào cũng có ngày hôm nay, cho nên ta thường tâm nguyện vạn nhất có điều chỉ thì lên Hiệu Lăng( tức Lăng Minh Mạng) chịu mục nát với cỏ cây  mà thôi! Nay Hiếu Tư diện với HIếu Lăng thì cũngcó một chữ hiếu, vậy chết ở đây thì cũng đắc kỳ sở rồi!
Nói xong, tất cả cùng quỳ xuống bên cạnh long khám mà khóc oà lên. Bà An Thường lại nói tiếp:
- Bọn ta chết không có gì đáng tiếc nhưng xã tắc thì sao?
Không có ai trả lời câu hỏi, Không còn cách nào khác, các bà ngồi tụm lại một góc vừa khóc vừa cầu nguyện… bà An Thường tên huý là Lương Đức khấn to:
- Nguyện cùng trời đất và xã tắc linh thiêng bảo hộ cho nhà nước được yên lành thì thần là Lương Đức xin cắt tóc và đem hết tóc ra để báo đền.
Nói xong bà quá xúc động ngã xuống và hôn mệ
Bỗng nghe có tiếng các cô Tôn nữ phụng trực kêu thét rằng:
- Ngự giá đã phụng rước Tam cùng từ hồi canh năm ra khỏi Kinh thành để đi Quảng Trị. Hôm nay vận nước nghiêng ngửa, bọng giặc Tây bổ ra cướp bóc khắp nơi nơi, các công chúa không lo sớm chạy mà còn ngồi đó sao?
Các bà sợ hãi, đến lay gọi bà An Thường tỉnh dậy để chuẩn bị “chạy”… bà An Thường vừa hé mắt lại tỉnh đã đáp
- Chị ở đây đã đắc kỳ sở rồi (1). Còn chạy đi đâu nữa?
Các bà khuyên mãi, bà An Thường vẫn quyết không đi đâu hết.
Lát sau, các tôn nữ lại đến khóc và nói:
- Các công chúa còn ở đây chúng tôi nỡ nào bỏ đi. Nếu như ở lại đây thì không những chết đã vô ích mà cha mẹ chúng ta cũng không biết chúng ta ở nơi mô, còn mất thế nào? Huống chi chết thì chưa chết mà rùi ra bị giặc làm ô uế tâm thân thì biết làm sao? Đến lúc đó, có hối cũng muộn rồi!
Các bà công chúa mới nghe qua đã vỡ lẽ, lấy làm kinh hãi…. Họ không thể tưởng tượng được hậu quả khi chính thân họ bị bọn lính Pháp làm ô uế. Trong tâm trí các bà đã nghĩ thà chết  chứ không thể để mặc cho số phận đưa đẩy …. Và bà An Thường bỏ ý định ở lại điện Hiếu Tư. Bà lấy bảy cuốn kinh nhỏ chia cho mỗi công chúa một bản mang theo trong người để được độ mạng…
(1) Đắc ky sở: đã đạt được ý nguyện rồi
 
 
 
 
Nhận kinh xong, các Bà cùng nhau lạy chào và ra đi. Chân bước mà nước mắt đầm đìa. Khổ nỗi là: vì sợ quá mà ra đi chứ chẳng biết về đâu!
Lúc ấy, vào khoảng giờ Thân ( hơn bốn giờ chiều), không ai bảo ai mà các bà đếu nhắm hướng An Hoà…
Chạy đến An Hoà thì trời đã chập choạng tối, đường đi quanh co khúc khuỷu không biết nên đi lối nào. Người  đã mệt mỏi, chân tay rã rời, nói ra chẳng được chi, các bà chỉ còn biết ôn nhau mà khóc …  Qua cơn xúc cảm, các Bà bàn nhau: cứ đi theo đường cái quan đến nơi hành tại là được.
Bà An Thường lấy chồng quê ở Quảng Trị nên biết rõ đường ra ngoài ấy cũng khá xa không dễ gì đi tới. Bà nói với các em:
- Ta già rồi, sợ chân không đi nổi. Huống nữa các em cũng đều là đàn bà hết, đường dài thật đáng lo ngại.
Thế là các Bà lại khóc. Tới khốn tới, lui khốn lui. Bỗng bà An Thường sực nhớ ra, Bà vui mừng nói:
 - Này, ở làng An Ninh có dinh Phò mac họ Hồ, chồng bà Công chúa Đa Lộc, đường lên trên đấy không xa lắm. Hay là ta cứ lên trên đó ở lại một đêm cho khỏi phoi sương gió cái đã, rồi sáng mai hoặc ra nơi hành tại, hoặc đi lên Hiếu Lăng, bề nào cũng được!
Nghe bà An Thường mách nươc, các công chúa con vua Minh Mạng trên đường chạy giặc, như những kẻ sắp chết đuối vớ được phao… Họ quyết dịnh đi ngay.
Các bà dìu dắt, nương tựa nhau mà lần về hướng làng An Ninh. Chốc chốc các bà lại ngoái đầu nhình lại Kinh thành đang ngút ngàn khói lửa… Nước mắt lại ứa ra… theo những tiếng sụt sùi tức tưởi không dứt…
Qua hết canh một thì vừa đến phủ và Công Chúa Đa Lộc. Tiếc thay, Công chúa đi vắng, chỉ còn Phò mã ở nhà. Các bà đã mệt nhoài, vừa đói lại vừa khát nhưng đành ngồi ôm nhau chờ trời sáng….
Sáng ngày 24 tháng 5, các Tôn nữ đã phân tán mỗi người một hưởng, chỉ còn mấy chị em bà An Thường. Các bà lên ngụ tại quán Hương Sơn, làng Nguyệt Biều, đây là nơi an táng phò mã Phan Văn Oánh, chồng bà An Thường­ (1). May thay! Vừa đến Hướng Sơn thì gặp ngay Công Chúa Phú Mỹ đã đến trước, Bà Phú Mỹ đem cơm và nước trà mời các bà. Đó là bữa cơn ngon nhất các bà được ăn. Bữa cơm này đánh dấu một trang sử bi đát chấm dứt thời kỳ vàng son của vua chúa triều Nguyễn
( Theo “Cai Dư Ký Thực” của Phan Văn Huy
 do Phan Văn Dật dịch ra quốc ngữ)
(1) Phủ thờ hiện ở 29 Nguyễn Công Trứ, Huế An Thường Công Chúa