Cư sĩ Diệu Âm (Diệu Ngộ) biên soạn
- VI -

Chuột biết trả thù
Tôi vượt biên qua Thái Lan năm 1980, sau vài tháng thì chuyển qua trại tị nạn Batanan ở Philippin.  Đây là một trại tị nạn rất lớn, được chia ra làm chín vùng.  Mỗi một vùng có bốn dãy, có nhiều căn chung cư.  Chúng tôi ở vùng sáu.  Mỗi một căn chúng cư đều có gác lửng, mỗi một căn chia ra cho bốn hoặc năm người ở.  Căn của chúng tôi có bốn người: vợ chồng tôi và vợ chồng anh Thông.  Ở đây không có cầu tiêu hay cầu tắm riêng, chỉ xài chung ở công cộng; vì vậy, chúng tôi lấy cây ván làm tạm một cái cầu tắm ở đằng sau nhà.
Qua mấy tháng sau, một hôm tôi phát giác ở dưới gầm cầu tắm, ngay đường mương để dẫn nước thoát ra bị chuột làm ổ, bít lại đường mương.  Chúng đội đất lên, làm cho miếng ván dưới chân bị xê dịch qua một bên.  Lúc đó, tôi không biết tính đi vào tắm, tôi thấy miếng ván bị bung lên.  Tôi dùng chân đạp xuống, đột nhiên tôi nghe nhiều tiếg chuột kêu chít chít.
Tôi hốt hoảng la lên.  Tôi vừa chạy vào nhà, tôi vừa hét.  Tôi gọi chồng tôi, tôi nói: "Anh à!  Đi ra cầu tắm mà coi, có đám chuột tụi nó làm ở dưới gầm cầu tắm, anh ra đánh và phá ổ của tụi nó cho em đi, nếu không em sợ lắm, em sẽ không dám xài cầu tắm đó nữa đâu."  Từ nhỏ, tôi sợ nhất là con chuột, nên mỗi khi thấy chuột là tôi hét khiến ai ở chung quanh tôi đều phải hết hồn.  Chồng tôi vội chạy ra ngoài định đập tụi nó.
Chị Thông trong nhà cản lại, chị nói: đừng có đập tụi nó, nếu không sẽ bị trả thù.  Tôi nghe đến hai chữ trả thù, tôi tức cười, tôi vừa cười vừa nói: "Chị Thông! Chị nói cái gì lạ vậy?  Chuột làm gì mà biết trả thù?"  Chị Thông chạy lại tính bịt miệng tôi, tôi tránh qua một bên, vì thấy cử chỉ của chị lạ thường.  Chị nói: "Lan à! Em không có ở nhà quê, nên em không hiểu biết chi cả.  Anh chị ở nhà quê, nên vợ chồng chị biết sự linh thiêng của mấy ông Tý."
Nghe hai tiếng ông Tý, tôi càng tức cười đến không chịu nổi, tôi nói: "Ông Tý cái gì mà ông Tý.  Xưa nay em chỉ nghe người ta gọi là mấy con chuột thôi.  Bây giờ tụi nó làm em sợ, em chỉ kêu chồng em đánh và phá ổ của nó, để tụi nó sợ mà dọn đi chỗ khác.  Em đâu có kêu chồng em giết tụi nó đâu mà chị sợ tụi nó trả thù."
Chị Thông nói: "Đừng đánh ông Tý, mà phải xin mấy ông dọn đi đừng có phá mình."  Rồi chị nói tiếp: "Ở dưới quê chị, mỗi năm tới mùa lúa, dân chúng phải làm lễ để cúng tế ông Tý.  Nếu không sẽ bị mấy ông Tý phá hết mùa màng, dân chúng sẽ bị đói."  Tôi nghe qua, thấy vô lý nên không tin, tôi tưởng chị hù tôi.  Tôi càng giận, nên nói: "Chị đừng có hù em, em không sợ tụi nó đâu.  Bây giờ, em kêu chồng em ra đập tụi nó, nếu như tụi nó có linh tánh, hiểu được tiếng người thì về đây trả thù em đi, thì em mới tin là ông Tý linh thiêng."  Chị Thông nghe tôi nói, chị vừa giận vừa sợ tôi bị trả thù nên chị nói: "Được!  Để chị coi Lan bị trả thù bằng cách nào."  Sau đó, chồng tôi ra phá ổ của tụi nó tan tành, chúng bỏ chạy tứ tung.
Đến tối, sau khi tắm rửa xong, tôi giặt đồ.  Hôm đó, tôi giặt bốn bộ đồ: hai bộ của chồng tôi và hai bộ của tôi.  Trong lúc phơ đồ tôi nghĩ thầm: "Phơi quần áo của chồng tôi hai đầu, còn quần áo tôi phơi ở giữa."  Vì chị Thông nói chỉ có tôi bị trả thù thôi, bởi chính tôi kêu chồng tôi phá và chính tôi thách thức chúng.
Cả buổi chiều tối hôn đó, lòng tôi cứ hoang mang lo sợ, lời nói chắc chắn của chị Thông làm tôi không được yên.  Sau khi phơi đồ xong tôi vào nhà, loay hoay một chút rồi tới giờ, ai nấy cũng đi ngủ.  Riêng tôi thì cứ thấy lo trong lòng.  Sau đó tôi tự nhủ, làm gì có chuyện chuột trả thù?  Trong đời, tôi chỉ nghe có rắn trả thù thôi.  Thế rồi, tôi ngủ thiếp hồi nào không hay.
Mãi tới gần sáng, bổng nhiên tôi nghe tiếng chuột kêu chút chít, tôi giựt mình thức dậy.  Tôi thấy một đám chuột từ trong mùng tôi chạy ra.  Tôi hốt hoảng la lên, làm cho cả nhà giựt mình thức dậy.  Lúc đó, vợ chồng tôi ở trên gác, còn anh chị Thông ở dưới nhà.  Anh chị Thông hỏi lớn, Lan có phải bị mấy ông Tý trả thù không?  Tôi sợ quá nên khóc.  Bổng nhiên, tôi cảm thấy mười ngón chân của tôi đau nhức.  Tôi nhìn xuống, thật không thể tưởng tượng được, mười đầu ngón chân của tôi đều bị chúng cắn tới rớm máu.  Tôi biết đây là một chuyện trả thù có thật.  Tôi vội chạy xuống nhà dưới cầu cứu chị Thông giúp đỡ.
Anh chị Thông nói: "Lan đi coi lại quần áo coi mấy ông Tý có cắn không?"  Tôi vội chạy ra nhà sau, tôi choáng váng cả mặt mày, quần áo của tôi bị tụi nó cắn nát, không còn một chỗ nào dù là bằng đốt ngón tay.  Một điều lạ lùng, quần áo của tôi không bị xê dịch.  Vẫn treo ngay thẳng, tôi không hiểu chúng leo lên cắn bằng cách nào, vì nếu chúng kéo xuống đất, cắn nát thì tôi đỡ sợ.  Đằng này, quần áo tôi phơi hoàn toàn không bị xê dịch một chút nào cả, còn quần áo của chồng tôi thì còn nguyên vẹn.
Sau đó tôi chạy lên gác, nhìn thấy thùng quần áo không bị mở ra, trong bụng thấy yên tâm một chút.  Nhưng vì sợ nên mở ra để xem thử, tôi chết điếng cả người, vì quần áo vẫn xếp ngay thẳng, không một chút xê dịch.  Vậy mà tất cả quần áo của tôi, chúng cắn nát không còn một cái nào cả, còn quần áo của chồng tôi thì còn nguyên.  Trong khi còn mấy ngày nữa là tôi đi Mỹ, vậy mà tôi không còn bộ nào để mặc.  Lúc đó, tôi không dám giận mà chỉ có sợ hãi.  Tôi sợ là vì chúng nó có linh tánh hiểu được tiếng người.  Tôi vội chạy xuống lầu kêu chị Thông giúp đỡ.
Anh chị dạy tôi đi mua trái cây, nến nhang đặt lên một cái bàn nhỏ để ở đằng sau nhà.  Chị dạy sao, tôi làm vậy.  Sau khi đốt nhang xong, tôi vái: "Thưa ông Tý, tôi ngu muội không biết ông Tý có linh tánh.  Bây giờ tôi xin lỗi mong ông Tý bỏ qua cho, tôi không dám đụng chạm đến mấy ông nữa."  Sau khi vái xong, vẫn còn lo nên hỏi chị Thông: "Chị Thông ơi! Chị có chắc là ông Tý không trả thù em nữa không?"  Chị nói chắc chắn là không.  Sau đó, chúng nó không phá tôi nữa.
Qua chuyện đó, cho tôi hiểu được những con vật nhỏ cũng có linh tánh.  Từ đó, dù là nhỏ như kiến, nhện, tôi đều không dám giết.  Chỉ nói chuyện, năn nỉn nay ráng ở sạch sẽ để chúng không tới làm phiền.  Lỡ thấy chúng trong nhà, tôi kiếm cách đem chúng nó ra ngoài, chớ không dám giết vì thấy chúng nó tội nghiệp quá.
Ba kiếp trong một đời
Tôi xin kể cho quý bạn nghe câu chuyện luân hồi của đứa con gái lớn tôi.  Nó đã trải qua ba kiếp trong một đời.  Nghe qua quý bạn sẽ không tin, cho đây là chuyện hoang đường không có thật.  Xin thưa quý bạn, câu chuyện kể sau đây hoàn toàn là một trăm phần trăm chân thật.  Tôi không vì bịa đặt mà đem danh dự bản thân và con gái tôi ra cho quý bạn cười.  Hơn nữa, nếu tôi có xạo, người mang tội sẽ là tôi.  Thử hỏi, kể một câu chuyệ hoàn tòn không có lợi, chỉ có hại cho bản thân, có ai chịu làm chuyện dư thừa này không?  Chắc chắn là không!
Câu chuyện này nó quá chân thật, ngay đến bản thân của tôi cũng không dám tin, nhưng sự thật vẫn là sự thật.  Tôi đã dấu con gái tôi gần 20 năm.  Mới đây vì muốn viết cuốn sách này, tôi đã kể cho con gái tôi nghe.  Nó bị chới với, không thể chấp nhẫn đó là sự thật.  Khi nghe tôi đem câu chuyện này kể ra ngoài, nó hoàn toàn phản đối.  Sau khi khuyên giải thiệt hơn, cuối cùng con tôi đã bằng lòng nhưng nó có một yêu cầu xin được dấu tên.
Mục đích của câu chuyện luân hồi này là để chúng ta tin: lời Phật dạy là vạn lần chân thật, không phải là chuyện dị đoan.  Chẳng qua chúng ta tự lừa dối bản thân, không dám nhìn vào sự thật, cũng như chúng ta chỉ thích nghe những lời suông tai nịnh bợ giả dối.  Hễ ai nói lời thật, thì làm chúng ta nổi sân rồi chửi mắng người ta ngay.  Trên thế gian này, có được bao nhiêu người chấp nhận được lời thật?  Vì lời thật nghe chói tai đau lòng, nhưng đây mới là lời vàng bạc.  Còn lời giả dối, nghe suông tai thích thú, nhưng là lời độc hại ngấm ngầm.  Cũng như chúng ta, cho giả là chơn, cho chơn là giả nên người đời mới có cái tên gọi là thế gian.
Làm người đã khổ lắm rồi.  Suốt ngày chúng ta còn sống đau khổ, vui buồn vì lời lẽ của kẻ khác, như vậy có khác gì mình đã đánh mất bản thân và là kẻ thù lớn nhất của chính mình.  Điều này thử hỏi có đáng thương không?  Chuyện mình xấu hay tốt, lương tâm mình tự hiểu rõ, cần gì đến người khác nói mình mới biết.  Kẻ có trí tuệ rất sợ lời giả dối; kẻ ngu si chỉ thích nghe lời giả dối hại người.
Xin lỗi quý bạn, tôi hơi dài dòng, giờ tôi xin trở lại câu chuyện.  Ở đây, tôi xin kể cho quý bạn nghe rõ từng câu chuyện một để quý bạn dễ hiểu.
1. Người bị chết
2. Người chết thành rắn
3. Rắn chết thành người
Người bị chết
Lúc tôi khoảng mười tuổi, mẹ tôi mang thai, bầu thai này nằm ngoài tử cung.  Vì vậy, từ khi cấn thai, mẹ tôi hay bị đau bụng.  Mẹ tôi đi đủ mọi nơi, đủ bác sĩ khác nhau, ai cũng nói là mẹ tôi không có mang thai.  Tất cả bác sĩ đều nói: "Mẹ tôi có cục máu bầm ở ngoài tử cung, cần phải chích thuốc trục ra ngay nếu không sẽ bị hại đến tánh mạng."  Mẹ tôi không chịu, nên cự hết bác sĩ này tới bác sĩ kia, mẹ tôi nói: "Các ông nói bậy, nó là con của tôi, không phải là cục máu bầm."  Sau đó, mẹ tôi không thèm đi tìm bác sĩ nữa, vì mỗi lần đi là mỗi lần thêm giận.
Từ đó, mẹ tôi ở nhà chờ đợi cho bầu thai phát triển.  Rồi ngày qua ngày, mẹ tôi càng đau thêm, máu càng lúc càng ra nhiều, cái bụng càng ngày càng lớn.  Mẹ tôi đau khổ tận cùng.  Chịu đựng đến hơn bốn tháng, nỗi đau làm mẹ tôi càng lúc càng hao gầy, ăn ngủ không yên, xỉu lên xỉu xuống.
Cuối cùng, mẹ tôi bị bất tỉnh.  Ba tôi đưa mẹ tôi vào nhà thương để cấp cứu.  Bác sĩ nói phải chích thuốc trục cục máu bầm này ra, nếu không mẹ tôi sẽ bị chết.  Cuối cùng, ba tôi bằng lòng.  Sau khi bác sĩ chích thuốc dục và làm cho mẹ tôi tỉnh lại.  Bác sĩ kêu ba tôi đưa mẹ tôi về nhà nghỉ ngơi và dặn dò ba tôi là: sau vài tiếng đồng hồ, mẹ tôi sẽ trục ra cục máu bầm, rồi đem đi bỏ và lo tẩm bổ lại cho mẹ tôi là mọi chuyện sẽ không sao.
Ba tôi sau khi nghe lời dặn dò của bác sĩ thì yên tâm chở mẹ tôi về.  Về nhà, mẹ tôi nằm băng và trục ra cục máu bầm.  Lúc đó, ba tôi tưởng là cục máu bầm nên sai chị tôi đem bỏ vào thùng rác.  Khiến xui, chị tôi không bỏ vào thùng rác lại đem bỏ lên nóc cầu tiêu sau nhà.  Lúc đó trong nhà tôi, chỉ có ba mẹ tôi và chị Hai, còn tất cả anh chị em của tôi đều đi học chưa về.
Sau khi ba và chị Hai lo cho mẹ tôi xong, ba tôi yên lòng, tính đi coi công chuyện làm ăn.  Đi khoảng nữa đường, trong lòng ba tôi nóng nảy ray rứt khó chịu như có điều chi không ổn, ba tôi suy nghĩ không biết là chuyện gì?  Tự nhiên ba tôi sực nhớ lời mẹ tôi nói: "Nó không phải là cục máu bầm mà nó là con của tôi, mấy người đừng giết nó!"  Ba tôi hốt hoảng, chạy trở về nhà, vừa chạy ba tôi vừa suy nghĩ: "Nếu bịt máu bầm đó là con của mình thì ba tôi sẽ ân hận."  Điều làm cho ba tôi sợ phát điên lên là khi nghĩ đến lỡ con chó hoặc con mèo ở trong nhà, tụi nó bươi thùng rác rồi ăn luôn đứa bé đó thì ba tôi sẽ hối hận suốt đời.
Về tới nhà, ba tôi đã réo từ ngoài cửa réo vào.  Ba tôi gọi: "Con Huệ đâu?  Mày bỏ cái bịch đó ở đâu?"  Chị Hai tôi hốt hoảng chạy ra, ba tôi vừa hỏi vừa núi kéo chị tôi.  Chị tôi bẩm tánh hiền và khờ, thấy ba tôi hốt hoảng hạch hỏi, chị ú ớ không nhớ là đã bỏ bịch máu đó ở đâu?  Ba tôi chảy ra sau nhà, lục mấy thùng rác đều không thấy.  Càng tìm, ba tôi càng chết điếng cả người.
Cuối cùng, chị Hai tôi nhớ ra, chị nói chị bỏ lên nóc cầu tiêu.  Ba tôi mừng quá chạy lên coi thì may thay vẫn còn.  Chỉ có điều là hơi bị khô ngoài mặt vì trời nóng, lại bỏ trên mái tôn.  Khi ba tôi đem cục máu này xuống, thì ba tôi biết ngay là bên trong có đứa bé.  Ba tôi đem vào, lập bàn thờ ở giữa nhà.
Trong thời gian mẹ tôi xảy ra chuyện, cũng là thời gian tôi bị nóng lạnh, nôn mửa, khó chịu.  Tôi xin cô giáo cho tôi về nhà.  Cô giáo cho hai người bạn đưa tôi về.  Về đến nhà tự nhiên tôi khoẻ hẳn như không có chuyện gì xảy ra.  Sau khi chia tay và cám ơn hai người bạn, tôi vội chạy vào nhà.  Vừa chạy đến cửa, tôi hốt hoảng khi thấy giữa nhà có bàn thờ nhang đèn; ba và chị tôi đang khóc, nhìn quang không thấy mẹ tôi.  Tôi tưởng mẹ tôi đã chết.  Tôi chạy xông vào phòng mẹ tôi.  Vừa vào tới giường, tôi thấy mẹ tôi nằm im, dưới gầm giường thì có nhiều lửa than, còn trên thì có cả chục cái mền đắp trên người của mẹ tôi.  Tôi chạy lại, tay sờ trán, tay dò hơi thở.  Thấy mẹ tôi còn sống, tôi mừng tới rơi nước mắt.
Tôi vội chạy ra ngoài để xem tại sao ba và chị tôi khóc, không lẽ mẹ tôi không sống được bao lâu?  Nghĩ đến đây tôi lo sợ.  Tôi chạy lại hỏi chị tôi: "Tại sao chị lại khóc? "  Chị tôi không trả lời.  Tôi hỏi ba, ba tôi cũng không trả lời, hai người chỉ khóc, vừa khóc vừa làm công chuyện.
Tôi tìm hiểu và thắc mắc, tại sao ba tôi lại cúng cục thịt bầm kỳ cục này?  Phải nói là bọc thịt thì đúng hơn, vì nó hình bầu dục, bề dài khoảng một gang rưỡi tay của người lớn, bề ngang bằng bàn tay xoè ra.  Tôi tò mò muốn biết nên chạy lại hỏi chị tôi: "Chị Hai, tại sao ba cúng cục thịt bầm kỳ cục này làm gì vậy?  Tại sao ba và chị lại khóc?"  Chị tôi giận, quay qua kêu tôi câm miệng, chị tôi nói: "Cái gì mà cục thịt, nó là em của mình đó."  Tôi nghe xong, chới với hết hồn.  Tôi tưởng tôi nghe lộn, nên hỏi lại: "Chị nói cái gì?  Cái đó là em của mình hả?"  Chị tôi nói ừ.  Tôi bật khóc vì tôi không thể nào tưởng tượng được bọc máu bầm đó là em của tôi.
Cây nhang bắt đầu tàn rụi.  Ba tôi kêu chị Hai và tôi tới, để ba tôi xé bọc máu bầm đó ra, để coi mặt em của tôi.  Trong giây phút này, chúng tôi rất hồi hộp và xúc động.  Ba tôi run run khi xé bọc máu này ra.  Vừa xé ra, cả nhà tôi khòa òa lên.  Thì ra là một em bé gái bị chết bầm tím, nó đã có đủ hình hài.  Tay chân thon dài, hai tay ôm cái nhau, nối dài từ háng lên tới miệng như một đứa bé đang cầm bình sữa bú.  Đứa bé nằm ngửa thẳng, mắt nhắm, nhìn từng nét, ngón tay, ngón chây đều thon dài nhỏ xíu.  Trước cảnh tượng đau lòng này, thật suốt đời tôi không quên.
Ba tôi vừa khóc vừa nói: "Ba xin lỗi con, ba không biết bọc máu này là con, xem một chút là ba đã làm chuyện tội lỗi mà chính ba cũng không thể tha thứ cho ba.  Bây giờ, ba đặt tên cho con là Đồng Thị Đỏ vì con chết trong lúc còn đỏ hỏn."  Cũng trong thời gian này, tất cả anh chị em của tôi cũng đều đi học về, ai nấy cũng đều thương khóc.  Còn mẹ tôi vẫn còn bất tỉnh mê man không hay biết gì.  Nếu mẹ tôi thấy cảnh này, chắc mẹ tôi sẽ không sống nổi.
Ba tôi dặn dò tất cả chị em chúng tôi là, không được đem câu chuyện ngày hôm nay nói ra ngoài, vì sợ hàng xóm nói xàm rồi đồn bậy.  Ba tôi nói: "Nếu như trong nhà có ai đem chuyện này nói ra ngoài, ba tôi sẽ giết chết không tha."  Chúng tôi xưa nay rất sợ ba tôi, sợ tới mức độ: ba tôi ở đâu, chị em chúng tôi không dám đến gần, nên từ nhỏ chúng tôi đã có khoảng cách với ba tôi.  Lời ba tôi dặn hôm nay, dĩ nhiên dù có chết chúng tôi cũng không dám nói ra.
Dặn dò xong, ba tôi lấy ván đóng một cái hòm nhỏ, sơn màu đỏ rồi bỏ em tôi vào.  Chờ tới nửa đêm, ba tôi và tất cả gia đình đưa đám em tôi qua một miếng đất hoang ở trước cửa nhà để chôn.  Nhà tôi tuy ở cạnh bãi biển, nhưng trước khi xuống biển, phải đi qua một bãi đất hoang có diện tích cũng hơi lớn.  Miếng đất này không có chủ đã bị bỏ hoang nhiều năm.
Ba tôi muốn chôn em tôi gần nhà, nhưng lại sợ người ta biết ngôi mộ đứa bé đó là của gia đình tôi.  Vì vậy, gia đình tôi đợi đến nửa đêm, mới len lén đem em tôi đi chôn.  Đêm đó là một đêm buồn tĩnh mịch, hoang vu, lạnh buốt.  Ba tôi đi đầu, ôm một chiếc hòm nhỏ.  Chúng tôi theo sau, anh tôi cầm cuốc.  Đưa đám em tôi mà giống như cả nhà tôi đang đi ăn trộm.  Ba tôi không cho cầm đèn, chỉ dùng một cái đèn pin soi đường.
Đêm đó ánh trăng tờ mờ, lẫn lộn với tiếg sóng vỗ rì rào của biển, tiếng côn trung kêu inh ỏi thảm thương, như khóc thương cho một vong hồn bạc mệnh.  Em tôi thật tội nghiệp, tới đưa đám chôn cất cũng không được nghi lễ bình thường.  Em tôi chắc sẽ đau lòng và hận khi thấy chúng tôi hành động như vậy.  Tôi thật là đau lòng, không hiểu tại sao ba tôi lại sợ hàng xóm biết?
Từ đó, gia đình tôi không còn ai dám tới gần ngôi mộ đó.  Mộ em tôi không có nhang, thậm chí cỏ mọc đầy, không người dọn dẹp.  Chị em chúng tôi, hầu như mỗi ngày đều chạy xuống bãi biển chơi.  Đi ngang qua mộ em tôi mà chúng tôi không dám đến gần, vì sợ đến gần thì người ta sẽ biết, mà nếu để người ta biết thì sẽ bị ba tôi đánh chết.
Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, không ai biết ngôi mộ đó là của gia đình tôi.  Một hôm, có một bà lão dọn tới xóm nhà tôi.  Bà ta nghèo nên đã qua khai hoang một khoảng đất trống để trồng khoai lang, khoai mì.  Khi làm cỏ, bà ta phát hiện ra một ngôi mộ nhỏ.  Bà ta dọn dẹp sạch sẽ, rồi thắp nhang cho em tôi.  Bà ta vái kêu nó phù hộ cho bà, đừng cho mấy đứa nhỏ phá khoai lang, khoai mì của bà.
Dọn dẹp xong bà trở về nhà.  Đến đêm, bà nằm mơ thấy có một chiếc hòm nhỏ từ xa bay lại, rồi đứng ngay trước mặt của bà.  Tiếng nói con nít trong hòm vọng ra: "Con cám ơn bà đã dọn dẹp cho con, bây giờ con mát mẻ và thoải mái lắm."  Sau đó, chiếc hòm xoay đầu lại rồi từ từ bỏ đi mất dạng.
Ngày hôm sau, bà lão đem chuyện này đồn ra khắp xóm, bà ta muốn tìm hiểu ngôi mộ đứa bé đó là của nhà ai?  Tiếng đồn càng lúc càng xa.  Bà con đổ xô tới coi mộ em tôi.  Cũng từ đó, mộ em tôi lúc nào cũng được sạch sẽ.  Nói là ngôi mộ, thật ra không giống ngôi mộ vì không có xây gì hết.  Chỉ có một đống đất cao lên, mặc cho mưa gió thời gian phủ lấp thật là đáng thương.  Sau khi mất con, mẹ tôi mỗi ngày đều cúng cơm cho em tôi, cuộc sống của mẹ tôi lúc nào cũng đầy nước mắt.
Người chết thành rắn
Bà lão cực khổ đã mấy tháng, tới lúc khoai mì, khoai lang có củ.  Trong xóm tôi, có thằng Du Ca, con của cô Hồng xóm trên, nó có tiếng là phá làng xóm.  Biết khoai lang, khoai mì của bà lão có củ, nó dẫn một đám phá phách trong xóm, cùng đi theo để đào khoai của bà.  Mỗi lần chúng đến phá, đều có một con rắn đốm trắng đen rượt chúng nó chạy.  Lâu ngày, chúng đâm ra thù con rắn, chúng rủ nhau đi giết rắn.  Tiếng đồn truyền đi khắp xóm.  Bà lão trong lòng nghĩ đứa bé trong mộ phù hộ cho bà, nhưng bà không nói cho ai nghe.
Một hôm, đám thằng Du Ca, chúng bày mưu mang theo vũ khí để giết con rắn.  Chúng cũng làm bộ đến đào khoai lang để dụ con rắn ra ngoài.  Cũng như mọi lần, con rắn bò ra rượt chúng.  Nhưng kỳ này, đám Du Ca có đông người và vũ khí trong tay, nên chúng bao vây đánh đập con rắn.  Rắn sợ bỏ chạy, chúng rượt theo.  Khi con rắn chạy đến mộ em tôi thì biến mất.  Tụi nó nghĩ là chuyện ngẫu nhiên, nhưng lần nào con rắn cũng bị rượt tới mộ thì biến mất.  Từ đó, chúng đi đồn khắp xóm: nói đứa bé là con rắn.
Ba mẹ toio nghe tới tai, dĩ nhiên là gia đình tôi không ai tin.  Ba tôi sợ chị em tôi đi gây chuyện, thì hàng xóm sẽ biết ngôi mộ em bé đó là của gia đình tôi.  Tôi nghe xong trong lòng tức giận, nên đi kiếm thằng Du Ca hỏi cho ra chuyện.
Tôi gặp nó ở đầu ngõ.  Tôi hỏi: "Tại sao mày hay đi phá làng phá xóm quá vậy?  Mộ người ta đâu mắc mớ gì tới mày, mà mày đồn cái mộ đó là con rắn?"  Thằng Du Ca nó ngạc nhiên, vì xưa nay tôi chưa bao giờ gây đến hắn.  Nó nói: "Tao không có nói bậy, đó là sự thật, mày không tin thì đi hỏi mấy đứa trong xóm này đi?"
Tôi giận quá nên nói: "Mày cầm đầu tụi nó, mày nói cái gì mà tụi nó không nói theo, tao không cần biết thật hay là giả, mà tao muốn mày câm cái miệng của mày lại.  Nếu không, tao kêu anh tao đánh mày cho xem."  Thằng Du Ca tức nhưng lại không dám đánh tôi, vì anh tôi cũng là dân phá trong xóm nên nó sợ.  Nói xong tôi đi về, trong lòng cảm thấy đã tức phần nào.
Tôi tưởng hăm nó là nó sợ.  Ai ngờ nó không sợ, vẫn cứ kéo một đám bao chung quanh mộ em của tôi để canh con rắn bò ra.  Tôi nhịn không được nữa, nêu kêu anh tôi đánh nó, anh tôi không chịu.  Tôi đi kiếm hắn, rốt cuộc tôi và nó đánh lộn tơi bời.  Vừa đánh, nó vừa nói: "Cái mộ đó là cái gì của mày, tại sao mỗi lần tao nói động tới cái mộ, là mày chửi tao?  Bây giờ mày còn đi đánh tao, bộ nó là em mày sao mà mày hung dữ quá vậy?"
Lúc đó, tôi bị nó đánh đau, phần giận ghét ba tôi lâu ngày, nên tôi vừa khóc, vừa hét, tôi nói: "Đúng! Nó là em của tao, không ai được đụng tới nó, nếu không, tao sẽ không tha cho đâu."  NGhe tôi hét xong, nó hết hồn ngưng lại.  Tôi nhìn quanh, thấy cả đám đang đứng nhìn tôi, ai nấy cũng đều ngạc nhiên, thì ra cái mộ bé đó là của gia đình tôi.
Tiếng đồn thật dễ sợ, mới đó, ba tôi đã sai người kêu tôi về.  Trên đường về nhà, tôi run sợ, sợ ba tôi giết tôi chết.  Lo sợ một hồi, tôi tự nói: "Bất quá thì chết có sao đâu, mình không có sai!"  Thế là tôi đi vào nhà, ba tôi giận dữ như muốn giết chết tôi.  Ba tôi vừa đánh vừa la.  Tôi giận quá nên hét, tôi nói: "Tại sao ba sợ người ta biết?  Mà ba không sợ em bé nó ghét ba và con cũng ghét ba?"
Ba tôi khựng lại, tiếng hét của tôi đã làm cho ba tôi thức tỉnh.  Ba tôi ngồi bệt xuống ghế, rồi kêu tôi đi ra ngoài.  Mẹ tôi mừng, đem tôi vào nhà trong xoa dầu.  Xưa nay ba tôi đánh ai, mẹ tôi không dám đến gần, chỉ biết đứng một bên để khóc.  Nếu mẹ tôi can hay là lên tiếng, thì mẹ tôi cũng bị ba tôi đánh.  Chuyện nhà chưa xong, hàng xóm ùn ùn đến hỏi thăm đủ chuyện.  Cuối cùng, ba mẹ tôi thú thật.  Từ đó, đám Du Ca không dám đến phá mộ em tôi nữa.  Tiếng đồn gia đình tôi có đứa con rắn không bao lâu đã dồn khắp xóm.
Sau khi mọi chuyện êm xuôi, tôi tìm thằng Du Ca hỏi rõ từng giai đoạn một.  Tánh tôi hay thích tìm hiểu nên khi tôi nghi vấn điều gì, tôi phải tìm cho ra sự thật.  Nó nói những lời nó vừa kể là sự thật.  Tôi cũng không tin em tôi là rắn.
Một hôm, tôi và chị sinh đôi với tôi đi xuống biển bắt ốc chơi.  Trên đường về, chúng tôi đi ngang qua mộ.  Tôi nói chị tôi: "Mình ghé qua thăm mộ em mình nghe."  Vừa đi, tôi vừa kể chuyện thằng Du Ca nói về em của tôi cho chị tôi nghe.  Tới mộ, tôi và chị tôi tìm chung quanh mộ, coi thử có hang rắn nào không?  Nếu như có hang rắn thì em tôi đâu phải là rắn, mà tại vì con rắn nó làm hang ở trên mộ em tôi.
Tôi cứ tự phân bua như vậy mãi, nhưng tìm hoài cũng không thấy một lỗ hang nào cả.  Tôi và chị tôi bỏ ra về.  Vừa đi được vài chục bước, tôi thấy cây keo trước mặt có nhiều trái chín.  Tôi reo lên: "Tuyết ơi! Cây keo bửa nay có nhiều trái chín quá."  Thế là hai chị em tôi bỏ bao ốc xuống, chạy tới dành nhau hái keo.
Đột nhiên, chân trái của tôi có con gì bò quanh quấn chân tôi lại.  Tôi biết là bị rắn quấn, nhưng vì quá sợ hãi nên không dám nghĩ là thật mà nghĩ chị tôi muốn hù tôi.  Chị tôi cũng bị giống như tôi, nhưng chị bị quấn chân phải.  Tôi quay qua la chị: "Mày đừng chơi tao nghe."  (từ nhỏ tôi không chịu gọi chị sinh đôi của tôi bằng chị.)  Chị tôi cũng la ngược lại tôi, chị nói: "Mày đừng chơi tao nghe."
Thế là, hai chị em tôi biết rõ đã bị rắn quấn.  Hai chị em tôi nhìn xuống thấy con rắn dài đốm trắng đen, nó quấn chặt hai chân của hai chị em tôi lại với nhau. Chúng tôi chết điếng nên hét thất thanh không ngừng, khiến hàng xóm chạy tới.  Họ hỏi, chuyện gì vậy?  Chúng tôi vừa khóc vừa hét: "Rắn!  Rắn!"  Họ nhìn xuống rồi nói: đâu có con rắn nào đâu.  Khi tôi nhìn xuống không thấy rắn, mà thấy mắt cá chân của tôi có đầy bọt xanh nọc độc của rắn.  Tôi sợ quá vừa nhảy vừa la.
Ba mẹ tôi sau đó hay tin cũng chạy đến.  Khi chú đó cõng tôi đến, từ ngoài bà con la um xúm: "Bác sĩ ơi!  Cứu người!  Có người bị rắn cắn."  Bác sĩ vội chạy ra lấy khăn lau hết bọt xanh trên chân của tôi.  Lau xong, bác sĩ tìm hoài không thấy có dấu cắn.  Ai nấy cũng đều ngạc nhiên, họ nói tôi chưa tới số chết.  Họ hỏi tôi con rắn đó màu gì?  Tôi nói thật, là con rắn đốm trắng đen.
Sau chuyện này, cả xóm họ đồn em tôi là con rắn đó là sự thật, không còn là chuyện đồn bậy nữa, gia đình tôi bắt đầu mới tin.  Thì ra, con rắn đó nó quấn chân hai chị em tôi lại với nhau là để mừng rỡ chớ không có ý hại.
Một hôm có một bà bác, mẹ của bác Tâm bên cạnh nhà, từ Sài Gòn vào thăm con.  Bà bác đó ở chơi được mấy ngày thì nghe gia đình kể về chuyện đứa con rắn của gia đình tôi.  Bà bác đó qua tìm mẹ tôi để nói chuyện.  Sau khi nghe mẹ tôi thuật lại câu chuyện, bà bác đó trách mẹ tôi làm không đúng.
Bà bác nói: "Đứa bé là một thai nhi.  Khi nó mất, chỉ cần chôn cất đàng hoàng chớ không được than khóc, hay cúng cơm kêu gọi tên nó mỗi ngày.  Như vậy làm sao nó được siêu thoát?"  Bà nói tiếp: "Không được lập bàn thờ cho nó."  (vì từ ngày em tôi mất, mẹ tôi lập bàn thờ, cúng cơm và kêu tên nó mỗi ngày.)  Bà bác đó yêu cầu mẹ tôi dẹp bàn thờ, không cúng cơm hoặc làm giỗ, không thương khóc, không kêu tên nó về nhà ăn cơm.  Phải quên nó, chỉ khuyên đi đầu thai.  Nếu mẹ tôi không làm theo lời bà nói, thì em tôi sẽ thành tinh về nhà bắt từng đứa đi.
Sau khi nghe bà bác khuyên, mẹ tôi sợ, dẹp bỏ bàn thờ, không cúng cơm, không làm gì hết.  Sau đó, mẹ tôi khuyên cả nhà không được thương nhớ mà phải quên.  Rồi thời gian trôi qua, chiến tranh kéo đến, năm 1975, gia đình tôi di tản vào Sài Gòn.  Từ đó, trong nhà tôi không còn ai nhắc đến em tôi nữa.
Rắn thành người
Năm năm sau, tôi lấy chồng vượt biên qua Mỹ.  Vừa tới Mỹ tháng trước, tháng sau tôi cấn thai.  Trước mấy tuần có thai, tôi nằm mơ, mỗi đêm cùng một câu chuyện và câu chuyện này làm tôi sợ hãi, không có giấc ngủ yên, vì mỗi khi tôi nhắm mắt thì giấc mơ đó lại hiện ra.  Giấc mơ kỳ lạ, tuy nói là giấc mơ nhưng y như thật.
Một hôm tôi nằm mơ, trong giấc mơ, có một đứa bé gái chạy theo gọi tôi bằng mẹ, đứa bé này khoảng một tuổi.  Trong giấc mơ, tôi biết rõ là tôi chưa có thai thì làm sao có con.  Tôi nói với đứa bé đó: "Mày không phải là con của tao, tao chưa có bầu thì làm sao có con."  (Bình thường, tôi thấy con nít tôi thương, nhưng không hiểu sao gặp đứa bé này, tôi có cảm giác sợ nên tôi làm dữ để đuổi nó đi.)  Tôi càng đuổi, nó càng chạy theo, nó cứ níu áo tôi gọi tôi bằng mẹ, nó cứ nói: "Mẹ ơi đừng bỏ con."
Tôi sợ quá, hất nó qua một bên rồi cắm đầu cắm cổ bỏ chạy.  Chạy về tới nhà tưởng đã được thoát nợ, ai ngờ nó đứng ngay trước mặt.  Tôi sợ quá bỏ chạy ra ngoài, tôi chạy tứ tung, nhưng dù tôi chạy đi đâu cũng bị nó chặn ngay trước mặt.  Tôi hốt hoảng la um sùm.
Chồng tôi đánh thức tôi dậy, hỏi: "Thấy cái gì mà em la dữ vậy?"  Tôi thức dậy, mồ hôi ướt đẫm, tôi nói: "Có một con bé, nó chạy theo em, giống như đòi nợ, nó cứ gọi em là mẹ, em đuổi nó đi, nó không chịu đi mà còn níu áo gọi em bằng mẹ, nó nói là đừng bỏ nó."  Chồng tôi nói: "Nằm mơ thôi không có thật, đừng lo quá, thôi ngủ đi."  Tôi nói: "Không phải nằm mơ, vì nó như là thật."  Chồng tôi lúc đó, nghĩ là tôi nói xàm.  Tôi cũng mong là giấc mơ không có thật.  Cả đêm tôi không dám ngủ vì sợ lại gặp nó.
Liên tục mấy đêm, tôi đều nằm mơ một cốt chuyện, chỉ khác hoàn cảnh mà thôi.  Có một đêm, tôi nằm mơ trong tâm thức của tôi rất giận đứa bé này, nó đã làm cho tôi khổ sở.  Tôi giận quá nên hù đòi đánh nó chết nếu nó cứ chạy theo.
Nó không sợ còn níu tay tôi, nó nói: "Mẹ ơi!  Đừng bỏ con, bộ mẹ quên con rồi hay sao?  Con là Đồng Thị Đỏ đây!"  Lúc đó, tôi không nghĩ ra Đồng Thị Đỏ là ai.  Sau đó, tôi nhớ ra thì chính là đứa em bị chết của tôi, rồi tôi nhớ lời bà bác năm xưa nói: "Nó thành tinh, về bắt từng người."  Vả lại, nó đã thành rắn rồi, tại sao bây giờ lại thành người tới gọi tôi bằng mẹ?  Tôi hốt hoảng hất nó té xuống, rồi tôi vừa chạy vừa la, tôi nói: "Ma quỷ!  Ma quỷ!"
Chồng tôi đánh thức tôi dậy, kỳ này mồ hôi ướt đầm cả người.  Tôi vừa sợ vừa khóc, tôi cứ lẩm bẩm: "Ma quỷ!  Ma quỷ!"  Chồng tôi hết hồn, không biết chuyện gì mà mỗi ngày càng thêm hốt hoảng, chồng tôi hỏi: "Chuyện gì?  Chuyện gì?"  Tôi nói: "Nó là ma quỷ đến đây đòi nợ."  Chồng tôi hỏi: "Ai?  Ai tới đây đòi nợ?"  Tôi nói: "Là cái con bé mà mỗi đêm em gặp đó."  Tôi nói tiếp: "Anh còn nhớ hồi em mới quen anh ở Việt Nam, em có kể cho anh nghe về đứa em bị chết của em, nó tên là Đồng Thị Đỏ không?"  Ảnh nói nhớ, rồi hỏi: "Có gì không?"  Tôi nói: "Bây giờ, đứa bé mà mỗi đêm em thấy, nó nói nó là Đồng Thị Đỏ."  Chồng tôi nói: "Chắc em tưởng tượng thôi, làm gì có chuyện đó."  Tôi nói: "Không có tưởng tượng vì chuyện đã qua lâu rồi, nhớ còn không nhớ được thì làm gì có chuyện tưởng tượng.  Mà dù có tưởng tượng thì chỉ mơ có một lần, đâu có lý nào hễ nhắm mắt là gặp nó."
Sau ngày đó, tôi rất sợ ngủ, nhưng rồi đôi lúc mệt quá cũng phải ngủ.  Tinh thần tôi bị khủng hoảng.  Anh chị Hai ở trong nhà cũng nghĩ là tôi tưởng tượng. (lúc đó tôi đang làm công, ở đợ cho gia đình anh chị Hai.)
Rồi ngày qua ngày, một hôm, tôi không còn nằm mơ thấy nó nữa.  Tôi hết hồn sờ bụng của tôi, tôi nói: "Vậy là nó đã vào trong bụng tôi rồi."  Tôi dùng tay đánh bụng tôi.  Tôi nói: "Con nhỏ kia, đi ra khỏi bụng."  Tôi gọi chồng và nói: "Nó chui vào bụng em rồi."
Chồng tôi tưởng tôi bị khùng.  Tôi nói: "Chở em đi khám bác sĩ đi, em đã có thai rồi."  Chồng tôi không chịu, cho là tôi nói bậy.  Tới kỳ tôi không có, chồng tôi chở tôi đi bác sĩ.  Bác sĩ nói tôi đã có thai.  Tôi nói với bác sĩ là tôi không muốn đứa bé này.  Bác sĩ ngạc nhiên, chồng tôi nói không có gì đâu, vợ tôi đang bị khủng hoảng.
Sau đó, tôi nghĩ chắc có lẽ tôi mắc nợ nó kiếp trước, nên kiếp này nó đến đòi nợ, thế là tôi phải chấp nhận.  Con tôi nó biết tôi không thích nó, nên nó hành hạ tôi thê thảm, ăn bao nhiêu cũng bị ói ra.  Lúc đó, tinh thần tôi khủng hoảng.  Cấn thai bị hành, phần mỗi ngày phải dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, coi bốn đứa nhỏ, cơm nước tắm rửa; phải làm những món thức ăn cho anh chị Hai đi bán xe lunch (nghĩa là xe bán thức ăn cho các hãng xưởng.)  Hằng ngày, tôi phải làm nhiều chả giò, chặt ướp thịt gà, xắt thịt bò, gọt và xắt khoai tây.
Sức khoẻ tôi bình thường đã không được tốt, giờ còn phải gánh chịu bao nhiêu là cực nhọc, còn chồng tôi không giúp được gì, suốt ngày chỉ biết cờ bạc rượu chè.  Thậm chí lấy luôn tiền ở đợ của tôi đi đánh bài hết, đến đỗi không có chiếc xe để chở mẹ con tôi.  Trong lúc chịu đủ điều khổ sở, phần nghe tin mẹ tôi mất, tinh thần tôi hoàn toàn sụp đổ.
Con tôi nó giận ghét tôi nên nó đạp không ngừng, hành toio cho đến ngày sanh.  Khi sanh nó ra lại bị sanh khó, tôi đau tới gần 25 tiếng đồng hồ.  Bác sĩ sợ tôi không còn sức nên chích thuốc dục.  Đến khi sanh nó ra, nó có nhau choàng ba vòng.  Bác sĩ nói: "Bây giờ tôi mới hiểu tại sao cô bị đau như vậy.  Con so mà gặp đứa bé nhau choàng ba vòng, mà sanh được tự nhiên là may mắn lắm, xém một chút là phải mổ vì sợi nhau xiết chặt cổ của đứa bé."
Vừa đỡ đẻ, ông ta vừa nói: "Cái con bé này nó lanh quá, mới sanh ra đã mở mắt nhìn tôi, nó nhìn cả mấy cô y tá.  Tôi đỡ đẻ nhiều năm, chưa thấy đứa bé nào lanh như vậy."  Ông nói tiếp: "Sao đứa bé này không chịu khóc?"  Ông ta đưa lên đánh vào đít nó, sau đso nó mới chịu khóc.  Càng nghe ông ta nói, tôi càng thêm sợ.  Sau khi tắm rửa đứa bé xong, cô y tá đưa cho tôi.  Tôi nhìn nó, nó nhìn lại tôi, tôi sợ nên nhìn qua chỗ khác.  Lúc đó tôi nghĩ: đứa bé này không biết nó sẽ đòi nợ tôi bằng cách nào?
Rời nhà thương về nhà được mấy ngày thì sức khoẻ tôi đã kiệt, nên tôi bị ngất xỉu.  Anh Hai và chồng tôi chở tôi vào nhà thương để cấp cứu.  Lúc đó, anh chị Hai và chồng tôi tưởng tôi sẽ bị chết.  Sau khi được cấp cứu và dưỡng bệnh, chúng tôi trở về nhà.  Tôi xin anh chị Hai nghỉ việc vì tôi phải lo cho con tôi.
Thế là chúng tôi dọn đi chỗ khác.  Từ lúc sanh con tôi ra, tôi sợ cho nó bú và thay tã.  Tôi năn nỉ chồng tôi ráng lo cho con tôi, đợi đến khi nào tôi hết sợ nó thì tôi sẽ lo sau.  Nhưng chồng tôi là một người đàn ông vô trách nhiệm, nên lời cầu khẩn của tôi như gió thoảng qua tai, suốt ngày chỉ biết cờ bạc, rượu chè, đi từ sáng đến tối mới về.  Rốt cuộc, tôi phải lo cho con tôi, càng lo cho nó tôi càng sợ, càng bị khủng hoảng.
Mỗi lần nghe tiếng con tôi khóc là tôi sợ run lên.  Tâm trạng tôi lúc đó, nửa sợ, nửa bứt rứt lương tâm.  Tôi cảm thấy làm mẹ giống như tôi thật là ác quá.  Tôi mong vượt qua nỗi ám ảnh để làm tròn trách nhiệm của người mẹ, nhưng tôi làm không nổi.
Có một lần, tôi đang làm thức ăn ở nhà bếp, lúc đó tôi đang cầm con dao để cắt cải.  Nghe tiếng con tôi khóc ở trong phòng ngủ, tôi hốt hoảng cầm luôn cao dao chạy vào phòng.  Thấy nó khóc, tôi vì sợ nên quên trên tay đang cầm con dao.  Tôi tính dùng hai tay ẵm nó lên để dỗ cho nó nín, không ngờ con dao trên tay tôi rớt xuống, đâm vào đùi của tôi.  Nó hét thất thanh, cũng may là con dao nhỏ, nên đầu nhọn của mũi dao đâm trúng làm thành một dấu; máu rướm ra.
Tôi hốt hoảng hối hận, ôm con vào lòng rồi hai mẹ con khóc nức nở.  Lần đầu tiên, tôi mới ôm con tôi thật lòng và cũng là lần đầu tiên tôi cảm giác được tình thương mẫu tử.  Tôi thức tỉnh hối hận và xin lỗi con tôi.  Lúc đó, trong tâm tôi nghĩ, cho dù đứa bé này có đến đây để đòi nợ tôi đi nữa, thì tôi cũng phải thương vì nó là con của tôi.
Từ đó, tôi không còn sợ hãi hay nghi kỵ gì nữa, nhờ con dao vô tình đó đã đánh thức được lương tâm tội lỗi của tôi.  Rồi thời gian trôi qua, con tôi được khoảng một tuổi thì tôi lại mang thai đứa khác.  Từ lúc con gái tôi biết đi, nó phá không tưởng tượng được, nó phá tới mức độ không còn là đứa bé bình thường.
Từ đó, chúng tôi phải bôn ba đủ chỗ vì mướn phòng nhà ai chưa quá ba ngày là bị đuổi, do không ai chịu nổi con của tôi.  Trong cuộc đời tôi, chưa thấy đứa bé nào phá như con của tôi.  Nó đốt luôn cả nhà, may kỳ đó cứu kịp nếu không là hai đứa con tôi đã bị chết.  Tôi hỏi nó nhiều lần: "Tại sao con phá quá vậy?"  Nó nói: "Tại vì mẹ ghét con, mẹ không có thương con."  Tôi nói: "Mẹ thương con mà."  Nó nhìn tôi với ánh mắt giận ghét, nó nói: "Mẹ nói xạo, mẹ ghét con!"
Tôi im lặng vì cảm thấy hối hận và xấu hổi.  Sau đó, tôi nói với con tôi: "Con không hiểu đâu!  Khi nào con lớn lên, mẹ sẽ kể cho con nghe, con sẽ không còn giận mẹ nữa."  Rồi thời gian đến gần sáu tuổi, con tôi không còn phá nữa, chỉ suốt ngày vào phòng đọc sách, nó rất là ham học và thông minh hơn đứa trẻ bình thường.
Tiên bị đoạ
Kính thưa quý bạn, ở đây tôi xin kể cho quý bạn nghe câu chuyện lâu hồi của chị sinh đôi với tôi rất là ly kỳ thần thoại.  Đáng lẽ trong cuốn sách này, tôi viết rất nhiều về câu chuyện của chị tôi nhưng vì bằng chứng đã mất.  Điều này làm cho tôi rất buồn, tôi buồn là vì nếu còn bằng chứng, thì câu chuyện của chị tôi sẽ độ được nhiều người.
Câu chuyện của chị tôi thần thoại khó tin, nhưng có thật ở thế gian.  Lời Phật dạy là vạn lần chân thật.  Vì bằng chứng đã mất nên tôi chỉ kể một chút để cho quý bạn nghe, còn tin hay không là tùy quý bạn.
Mới sanh ra, chị tôi đi tiêu ra một hột ngọc nhỏ bằng 1/2 hột tiên bắc, chung quanh có một sợi máu quấn ba vòng.  Mẹ tôi không biết là hột gì, nên đem bỏ vào miếng bông gòn rồi để vào một góc tủ.  Hơn một năm sau, mẹ tôi chợt nhớ nên tìm ra coi lai.  Không ngờ, cái hột đó lớn bằng hột tiêu bắc, làm cho ba mẹ tôi hết hồn.
Khi chị tôi bập bẹ biết nói, chị tôi hay nói với mẹ tôi và gia đình: chị là tiên.  Mẹ tôi thấy chị tôi nói chuyện lạ thường và hột ngọc biết lớn theo thời gian, mẹ tôi nghĩ chị tôi không phải là người thường.  Sau đó, mẹ tôi đem hột ngọc và câu chuyện của chị tôi đi hỏi nhiều vị cao tăng.  Chỉ cần biết ở đâu có cao tăng, mẹ tôi đều tới hỏi.  Tất cả quý thầy đều nói, chị tôi là tiên bị đọa, còn hột đó là hột ngọc người vì trong người chị tôi đi ra.  Mẹ tôi hỏi quý thầy: "Vậy cuộc đời con gái tôi sẽ ra sao? "  Quý thầy đều nói: "Đã là bị đọa, dĩ nhiên là cuộc đời con gái bà sẽ bị khổ hơn người bình thường."  Nghe xong, mẹ tôi rất buồn.
Đến khi chúng tôi được gần 11 tuổi, mẹ tôi gặp một vị cao tăng.  Ông ta khuyên mẹ tôi nên dẫn hai chị em tới chùa để quy y tam bảo, để chị em tôi tu, mong là chuyển được nghiệp duyên.  Sau đó, mẹ dẫn hai chị em tôi tới chùa Từ Vân ở gần nhà để xin ngài trụ trì Thích Giác Hạnh cho 2 chị em tôi quy y và làm Phật tử.  Sau khi nghe mẹ tôi kể về câu chuyện của 2 chị em tôi và đưa cho thầy coi hột ngọc; thầy đặt cho chị tôi pháp danh là Diệu Ngọc, còn tôi pháp danh là Diệu Ngộ.  Sau này, tôi đổi pháp danh là Diệu Âm.
Từ nhỏ, tôi rất thích nghe chị tôi kể chuyện về những giấc mơ của chị.  Có khi, chị rất vui vì gặp được nhiều tiên và nhiều Phật; có khi, chị rất buồn và khóc vì thấy địa ngục, nhiều người bị hành hạ khổ sở.  Cuộc đời chị tôi ngộ lắm, chị thường biết trước được chuyện xảy ra và thường gặp mẹ Quán Âm, nhưng càng lớn tuổi thì những giấc mơ kỳ diệu và sự linh nghiệm của chị càng lúc càng phai nhạt.  Nếu kết hết câu chuyện ly kỳ của chị tôi phải mất mấy trăm trang.
Trước khi viết cuốn sách này, tôi sự nhớ chị tôi có kể qua.  Cách đây 12 năm, trước khi mẹ Quán Âm lấy lại hột ngọc, chị tôi có đem viên ngọc tới tởi cho một vị trụ trì.  Tôi gọi về VN hỏi lại đầu đuôi.  Sau đó, tôi kêu chị tôi đi đến ngài trụ tri Thích Từ Giang, ở chùa Linh Quang Tịnh Xá, đường Nguyễn Khoái, P3, TPHCM, để xin thầy làm chứng và viết một chứng thư là hột ngọc người của chị tôi có thật.  Tuy hột ngọc người của chị tôi có nhiều người thấy qua, nhưng bằng chứng của thầy trụ trì sẽ làm đại chúng tin hơn, vì người tu không dám nói dối.
Nhưng không ngờ, bằng chứng cuối cùng cũng bị mất.  Vì thầy nói: thầy không biết trong hộp đó có hột ngọc.  Vả lại, của Phật tử gởi, thầy đâu có mở ra xem làm gì.  Vì không thấy nên thầy không dám làm chứng.
Chuyện là như vầy, cách đây 12 năm, thời gian đó, chị toio đau khổ vì chồng nên ẵm con ra đi.  Vì sợ hột ngọc bị mất, nên chị đem đến chùa nhờ thầy giữ dùm.  Khi tới nơi, thấy thầy quá bận rộn vì nhằm dịp lễ Vu Lan, chị tôi không kịp kể cho thầy nghe câu chuyện của hột ngọc.  Chị tôi chỉ đưa cho thầy một cái hộp nhỏ và nói: "Thừa thầy, giúp con giữa cái hộp này, vì cái hộp này rất là quan trọng, con sợ để bên mình bị mất nên nhờ thầy giữ dùm."
Lúc đó, chị tôi ôm con thơ, không nơi trú ẩn, ẵm con đi như một kẻ ăn xin.  Được thầy nhận lời giữ dùm là chị tôi yên tâm.  Lúc đó chị tôi nghĩ: đợi kiếm được nơi trú thân và đợi thầy hết bận rộn, chị tôi sẽ đến kể cho thầy nghe về chuyện hột ngọc, để thầy giúp cất kỹ hơn.  Không ngờ qua hai tuần sau, mẹ Quán Âm báo mộng mấy lần, kêu chị tôi tới chùa thỉnh lại hột ngọc.
Chị tôi tới chùa, xin thầy cho thỉnh lại.  Sau khi đem về nhà, chị cất vào hộc tủ.  Mấy ngày sau chị tôi coi lại, thì hột ngọc đã bị mất.  Còn tôi, sau khi qua Mỹ, tôi cứ mong có dịp trở về để coi lại hột ngọc của chị tôi.  Chờ đợi mãi vẫn không có ngày trở lại.  Vì nhớ hột ngọc, nên tôi kêu chị tôi chụp hình hột ngọc gởi qua cho tôi xem.  Không ngờ chị tôi nói: "Hột ngọc đã bị mẹ Quán Âm lấy lại rồi."  Tôi không tin nên nổi giận, cho là chị tôi nói xạo.  Tôi hỏi chị tôi, có người trong nhà ăn cắp hột ngọc của chị đem bán phải không?"  Chị tôi nói không.  Tôi nói: "Chị nói đi, ai là người ăn cắp hột ngọc của chị, em nhất định sẽ không bỏ qua đâu."  Chị tôi nói: "Bộ em quên hột ngọc có linh tánh sao?  Xưa nay hột ngọc bị mất nhiều lần, nhưng lần nào cũng tìm lại được."  Sau khi nghe chị tôi phân giải, tôi mới tin vì tôi nhớ lại:
Có một lần nhà tôi bị cháy, nhưng hột ngọc vẫn còn nguyên trong đống tro tàn.  Có lần, có người ăn cắp hột ngọc.  Sau đó, tự người đó đem đến trả lại.  Chị tôi hay bị bệnh nên từ nhỏ mẹ tôi cho chị tôi đeo hột ngọc bên mình để hộ mạng.  Tánh chị tôi vô tư nên đã bị rơi mất nhiều lần, nhưng lần nào cũng tìm lại được.
Chị toio nói: từ ngày mẹ Quán Âm lấy lại hột ngọc, cuộc đời chị tôi mới thấy được ánh sáng.  Chị tôi thật là tội nghiệp lắm.  Mỗi lần chị bị khổ tới đường cùng, chị muốn cầu cứu tôi bên này giúp đỡ.  Nhưng lần nào hai chị em tôi cùng rơi vào một hoàn cảnh giống nhau, nên tôi không giúp được chị tôi nhiều.  Đây cũg là nghiệp báo.
Từ đầu đến cuối, tôi kể hột ngọc cho quý bạn nghe, mà quên không diễn tả hột ngọc đó như thế nào để quý bạn có thể hình dung.  Hột ngọc đó lớn bằng đầu đũa lớn, rồi ngưng không lớn nữa.  Hột ngọc trong suốt như một hạt sương mai buổi sáng đọng trên lá.  Khi bỏ hột ngọc vào lòng bàn tay, chúng ta tưởng là một giọt nước long lanh trong sáng.  Nhưng khi đụng vào, thì cứng như viên ngọc.
Kính thưa quý bạn, tôi kể hai câu chuyện luân hồi của gia đình tôi, nhưng lại không có đủ bằng chứng sẽ khó làm cho quý bạn tin.  Nếu quý bạn không tin thì không chịu niệm Phật để tu giải thoát, vậy tâm nguyện của tôi có khác gì như cát đổ biển Đông.  Nên ở đây, bắt buộc tôi phải viết thêm tiểu sử về gia đình, chỗ ở và tiểu sử của chị em tôi.  Để quý bạn nào biết gia đình tôi, khi đọc cuốn sách này, quý bạn sẽ nhớ lại chuyện năm xưa của gia đình tôi.  Mong quý bạn sẽ là những người làm chứng cho những chuyện tôi kể là chân thật.
Gia đình tôi ở huyện Đá Bạc, thị xã Cam Ranh, tỉnh Cam Ranh.  Gia đình tôi ở trong một cái xóm.  Xóm này nằm trong khu quân sự.  Vì là vùng quân sự nên dân cư không có đông.  Xóm trên xóm dưới, cộng lại khoảng hơn 100 căn nhà.  Chung quanh xóm bao bọc bởi những khu quân đội, có nhiều binh chủng khác nhau.  Như là Quân Cảnh, Quân Cảnh Tư Pháp, Đặc Khu Cam Ránh, Cảnh Sát, Phụng Hoàng, Xây Dựng Nông Thôn.  Khu quân sự này nằm gần biển.  Bãi biển này rất lớn, có hai dãy núi Hòn Rồng và Hòn Rùa bao quanh (vì hai dãy núi này giống con rồng, và con rùa nên người đời gọi như vậy.)  Bên kia có nhiều đèn là bán đảo Cam Ranh, là khu quân sự của Mỹ, giữa 2 dãy núi là cửa biển Quốc Tế.  Trên cửa biển lúc nào cũng có mấy hạm đội của Mỹ phòng thủ.
Vì là cùng cấm địa và quân sự, nên quanh năm ở đây hay bị pháo kích và gài mìn.  Dân cư ở đây, nhà nào cũng có hầm để ẩn núp những khi bị pháo kích.  Vùng này tập trung nhiều binh chủng khác nhau, nên hay gây ra đánh lộn.  Mỗi khi đánh lộn, họ thường dùng lựu đạn và súng ống.  Dân chúng ở đây đã quen với cảnh chết chóc và bom đạn.  Mạng sống con người ở đây rất rẻ.
Trong lúc đập xuống, cũng có mấy người trong xóm tới lấy gạch để đắp nền nhà.  Không ngờ sau khi Lô Cốt đó đập xuống không được bao lâu, thì các hồn ma tràn ra cả xóm.  Chúng đi đòi những kẻ đập Lô Cốt và lấy gạch trả nhà lại cho chúng (có một đêm mẹ tôi thấy mấy người ma khôn đầu, họ đi lủi thủi, đứng, ngồi trên núi đá đó.  Mẹ tôi rất là đau lòng, vì mẹ tôi biết chuyện đó sẽ xảy ra.)  Ai nấy cũng sợ đem gạch trả lại.  Chỉ có cô Hồng là không chịu trả lại vì nhà cô đã xây xong.  Cuối cùng, cô bị nhiều hồn ma nhập vào mình, làm cô điên khùng than khóc ngày đêm.  Mẹ cô Hồng thỉnh thầy pháp đến đuổi ma nhưng đều bị thất bại.  Cuối cùng thỉnh được một vị thầy cao tay, tới khuyên chúng tha cho cô Hồng và thầy hứa sẽ làm nhà lại cho chúng.  Từ đó, trên núi đá đó mới có một ngôi miếu.  Chuyện này rất ly kỳ, quý bạn sẽ không bao giờ quên.
Ở xóm, ai cũng gọi ba mẹ tôi là ông bà Thái hoặc "gia đình ông bà có hột ngọc".  Sau này, gia đình tôi có thêm một cái tên là "gia đình có đứa con rắn".  Trong vùng chỉ có gia đình tôi là họ Đồng và chỉ có chị em tôi là chị em sinh đôi.  Chị tôi tên Tuyết, tôi tên Lan.
Còn mộ em tôi chôn ở miếng đất hoang đằng sau nhà hội đồng xã, gần con đường mòn đi xuống biển, bên kia là Xây Dựng Nông Thôn.  Hồi nhỏ, chị em tôi hay lấy tròng mắt cá còn sống để gạt các bạn.  Chị em tôi nói đó là hột ngọc, để các bạn không còn tới năn nỉ chị em tôi, ăn cắp hột ngọc của mẹ tôi cho các bạn coi.  Lúc đó, các bạn tưởng là thật nên cứ năn nỉ đòi mua.  Có một lần, chị em tôi vì ham tiền nên gạt bán cho các bạn.  Các bạn đem về khoe với ba mẹ.  Ba mẹ các bạn biết đó là mắt cá nên tới mắng vốn ba mẹ tôi, làm cho hai chị em tôi bị đòn.
Sau chuyện mắt cá đó, các bạn lên trường đồn, nói là chị tôi có hột ngọc giả, không có thật như người ta nói.  Tôi cứ cãi với các bạ là chị toi có hột ngọc thật.  Các bạn cả đám nói: "Nếu thật thì mày về ăn cắp hột ngọc thật cho tụi tao coi đi, thì tụi tao mới tin."  Lúc đó tôi thật là khờ dại, đi về ăn cắp hột ngọc đem lên trường cho cô giáo và các bạn coi.  Sau đó, vì mấy chục người xúm lại giành nhau coi, nên hột ngọc bị mất.
Tới giờ tan trường, ai nấy cũng về, còn hai chị em tôi ở lại sân trường ngồi đó khóc.  Chị tôi la tôi: "Ai biểu mày ăn cắp hột ngọc của mẹ làm gì?"  Tôi vừa khóc vừa nói: "Tao không muốn tụi nó nói mày có hột ngọc giả."  Sau đó, có một bạn học chạy đến trường trả lại hột ngọc cho chị em tôi và nói: "Tôi xin lỗi bạn, vì thấy hột ngọc đẹp, nên tôi ăn cắp đem về cho mẹ tôi coi.  Coi xong, mẹ tôi bắt tôi phải đem trả lại cho bạn gấp."  Hai chị em tôi mừng quá, cám ơn lia lịa rồi cùng nhau chạy về nhà.
Thời gian chị em tôi học ở trường tiểu học Cam Ranh là năm 1969-1974.  Các bạn thường gọi chị em tôi là "chị em sinh đôi" hay "chị em con nhỏ có hột ngọc".  Chị em tôi là hai con nhỏ hay vũ, đóng kịch và thường giả Hùng Cườn và Mai Lệ Huyền, hát những bản nhạc tình ca của lính.  Mỗi lần chị em tôi hát và nhảy, làm cho thầy cô và các bạn cười lăn ra.  Tôi là con nhỏ mỗi sáng thứ Hai, hay hát bài quốc ca chào cở ở trên loa.  Chị em tôi cũng là hai con nhỏ hay kêu các bạn ôm cặp táp dùm, để chị em tôi phụ đẩy xe xích lô ở trước cổng trường.
Còn một chuyện này rất là khó quên, tôi bảo đảm thầy cô, các bạn và những người chung quanh trường không bao giờ quên.  Đó là câu chuyện cái giếng nước ở bên cạnh trường.  Chuyện con nhỏ học trò bị té xuống giếng.  Con nhỏ học trò đó là tôi.  Cái giếng nước này trước đó đã làm cho thầy cô và những người dân chung quanh lo lắng.  Vì giếng nước này rất sâu và có nhiều nước, nhưng thành giếng quá thấp chỉ có một bi.  Vì vậy dân cư và thầy cô ở đây cấm con nít và học sinh không được đến gần.
Giờ tôi xin kể một chút để các bạn biết.  Hôm đó, chị tôi khát nước mà nước trong bình mang theo đã hết.  Tôi dẫn chị tôi tới giếng, thấy chiếc gầu quá nặng, dây thừng quá lớn.  Lúc đó tôi nghĩ, bỏ gầu xuống khi nước chảy vào một chút, tôi sẽ kéo lên thì không sao.  Không ngờ cái gầu quá nặng, mới bỏ xuống nước đã vào đầy, tôi kéo lên không nổi.  Chị tôi phụ tôi kéo cũng không lên.  Chị tôi buông ra khóc và năn nỉ tôi: "Lan ơi!  mày buông ra đi, nếu không mày sẽ bị té xuống giếng đó."  Tôi nói: "Không được!  cái giếng này chỉ có một cái gầu này thôi, nếu tao buông ra thì cái gầu sẽ bị chìm."  Chị tôi nói: "Bị chìm thì bỏ, còn hơn mày bị té."  Lúc đó, tôi thật là khờ dại không nghe lời chị tôi khuyên, tôi cứ cố gắng kéo cái gầu đó lên, không ngờ cái gầu quá nặng kéo tôi rớt xuống giếng.  Chị tôi la khóc kêu cầu cứu, còn tôi ở dưới giếng thật là sợ lắm vì tối thui.  Sau đó, thầy cô hàng xóm bao quanh miệng giếng.  Họ bỏ dây thừng xuống cho tôi nắm để kéo tôi lên.  Nhưng ba lần, họ kéo tôi tới được gần miẹng giếng, thì tay tôi bị đuối sức nên rớt xuống trở lại.  Cuối cùng, có một chú leo xuống khoảng mấy bi với dây thừng cột ngang lưng.  Còn tôi ráng sức nắm sợ dây đó, vừa tới gần miệng giếng, thì chú đó nắm lấy tay của tôi.  Nhờ vậy mà tôi được cứu.  Lên tới nơi, quần áo tôi rách tả tơi, máu me tùm lum.  Vì dưới đáy giếng có nhiều cái gầu, cây và mũ sắt của lính.  Nên mỗi lần trên cao rớt xuống thì bị đập vào mấy thứ này.
Sau lần đó, có nhiều bạn học ở trường chế giễu tôi là ngu, vì chiếc gầu mà để bị té xuống giếng.  Lúc đó tôi thật là buồn lắm, nhưng sau khi thành giếng được xây lại an toàn, tôi không còn buồn nữa.  Vì chuyện ngu khờ của tôi cũng có ý nghĩa.
Kính thưa thầy cô và các bạn, năm 75, gia đình tôi di tản vào Sài Gòn.  Sau đó tôi qua Mỹ.  Còn thầy cô và các bạn vẫn còn ở đó hay mỗi người một nơi.  Riêng tôi đã hơn 27 năm, lúc nào cũng mong có một ngày trở lại Cam Ranh, nhưng chờ mãi vẫn không có cơ hội.  Tôi mong cuốn sách nhỏ này đến được tay thầy cô và các bạn, để chúng ta cùng nhau di cư về cõi Phật.
Phần kết luận
Kính thưa quý bạn, qua hai câu chuyện luân hồi của con gái và chị tôi, thêm vào chuyện chuột biết trả thù cho chúng ta thấy: con người vốn có chuyện luân hồi.  Dù là các loại thú lớn, nhỏ đều có linh tánh và Phật tánh.  Vì vậy mà Phật nói: "Tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành."
Chúng ta trong quá khứ đã trải qua vô số hình dạng khác nhau.  Chẳng qua khi đầu thai, chúng ta phải trải qua gia đoạn biến hóa của thai sanh, nên chúng ta quên hết chuyện quá khứ.
Chúng ta tới đây là để báo ơn vào báo oán.  Cũng như con tôi có duyên với tôi, nên ba kiếp của nó đều có sự liên hệ với tôi.  Trước kia, tôi không hiểu tại sao em tôi thành rắn?  Sau này tôi mới hiểu, vì thần thức phút cuối rất là quan trọng.  Lúc đó, em tôi hận là bị người ta chích thuốc cho chết.  Rồi khi chết, ba tôi vì giữ tai tiếng nên vô tình đối xử em tôi thậm tệ.  Vì quá hận, nên thần thức dẫn em tôi đầu thai thành rắn.
Hai chị em tôi nhờ trải qua nhiều thăng trầm đau khổ của thế gian, nên đã thức tỉnh.  Thấy cuộc sống vô thường, làm người quá đau khổ, nên hai chị em tôi quyết tâm tu để thoát khỏi luân hồi.
Lời Phật dạy là vạn lần chân thật.  Chị tôi may mắn còn được trở lại làm người.  Trong bút ký, có biết bao nhiêu chuyện sau khi làm tiên bị đọa thẳng vào ba đường ác.  Vì thấy sự tai hại này, mà đấng Từ Phụ luôn luôn nhắc nhở chúng ta đừng chỉ lo tu phước mà phải lo tu giải thoát.
Chư Phật Gia Hộ
Kính thưa quý bạn, trong thời gian viết cuốn sách này, có nhiều sự nhiệm màu của chư Phật gia hộ, vượt qua ngoài tưởng tượng của tôi.  Thật ra cuốn sách này được hoàn thành, không phải là thành quả của tôi, mà hoàn toàn nhờ vào chư Phật gia hộ (vì tôi chỉ học tới lớp 6 thì làm sao có thể viết văn.  Nhưng nhờ niệm Phật và chư Phật gia hộ, nên tôi mới có đủ khả năng để hoàn thành được cuốn sách này.  Đây là sự nhiệm màu của Phật pháp.)  Ở đây, tôi xin đưa ra một câu chuyện bằng chứng hy hữu, mà chư Phật đã gia hộ cho chị em tôi, để quý bạn tin sự gia hộ là có thật.
Trong thời gian viết cuốn sách này, có một điều tôi luôn luôn nuối tiếc, đó là câu chuyện luân hồi của chị tôi không có đủ bằng chứng.  Có đôi lần tôi thầm than thở, tôi nói: "Mẹ Quán Âm ơi!  tại sao mẹ lấy viên ngọc lại sớm quá, nếu trễ một chút thì câu chuyện của chị con sẽ độ được nhiều người."  Không ngờ những lời than thở trong tâm tôi đã được chư Phật cảm ứng.  Ngày 26 tháng 5 năm 2003, tôi gọi về VN, gặp chị Hai, tôi nói: "Chị Hai ơi!  Cuốn sách em viết xong và đã đưa cho nhà sách in rồi, vài tuần nữa là có sách gởi về cho gia đình."  Chị tôi cắt ngang với giọng nói hấp tấp: "Không được, không được, em phải ngưng lại ngay."  Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao?  Chị tôi nói với giọng mừng rỡ: "Hột ngọc đã có bằng chứng rồi."  Tôi hỏi: "Bằng chứng gì?"  Chị tôi nói: "Con Tuyết nó đã tìm được thầy Thích Giác Hạnh, là người cách đây 30 năm làm lễ quy y và đặt pháp danh cho hai đứa."  Tôi nghe qua, nửa mừng nửa nghi, tôi nói: "Không phải thầy đã vãng sanh rồi sao?"  Chị tôi nói: "Không!  không!  thầy vẫn còn sống và trẻ lắm, không già như chị em mình nghĩ đâu."  (chị em tôi lâu nay cứ nghĩ thầy đã vãng sanh, vì lúc quy y, chị em tôi còn quá nhỏ nên không nhớ thầy trụ trì là ai, cứ nghĩ là thầy đã lớn tuổi lắm rồi, cộng thêm vào cách đây 30 năm, thì làm sao thầy còn sống.  Vì vậy mà chị em tôi không đi tìm thầy.)  Tôi hỏi chị tôi: "Vậy thầy khoảng bao nhiêu tuổi?"  Chị tôi nói: "Thầy 58 tuổi."  Tôi thất vọng và nói: "Không thể nào!  chị Tuyết đã tìm lộn thầy rồi."  Chị tôi nói: "Không, lúc thầy làm trụ trì ở chùa Từ Vân, tỉnh Cam Ranh, thầy chỉ có 27 tuổi."  Tôi không tin nên nói: "Mới 27 tuổi, làm sao có thể làm trụ trì một ngôi chùa lớn như vậy?"  Chị tôi nói: "Lúc đầu, tụi chị cũng nghĩ như em, cho tới khi nghe thầy kể câu chuyện cách đây 30 năm, mẹ dẫn 2 đứa em tới chùa quy y gặp thầy ra sao và đưa cho thầy coi hột ngọc như thế nào.  Lúc đó, tụi chị mới tin, thì ra chính là thầy."
Sau khi nghe chị tôi kể xong câu chuyện, tôi mừng và xúc động đến bật khóc.  Chị tôi nói tiếp: "Em biết không?  con Tuyết nó mừng tới khóc luôn, rồi sáng nay, nó và em Dung đi ra Vũng Tàu để tìm thầy rồi."  Sau cuộc nói chuyện với chị tôi, lòng tôi lâng lâng một niềm hạnh phúc không thể tả.  Lúc đó, trong tâm tôi chỉ ước mong sao gặp được thầy, cảm giác có thầy thật là ấm cúng.  Thật thương cho tôi bao nhiêu năm, cứ lủi thủi một mình tự tu học.  Rồi tôi tủi thân, tự hỏi: "Tại sao mình vẫn chưa có duyên gặp được thầy?"  Giờ gặp lại thầy mới thấy mình ngu khờ, giống như câu chuyện trong bút ký, nói về một gã ăn xin có viên ngọc quý cột trong chéo áo mà không biết.
Xin quý bạn hãy đọc trang kế tiếp, đó là lá thơ tâm sự của thầy và chị Diệu Ngọc của tôi gởi đến cho quý bạn.  Ngoài ra, còn có hình ảnh của Thầy, chị Diệu Ngọc và chữ ký thị thực chứng minh lần quy y của chúng tôi cách đây 30 năm.
Lá thư tâm sự
(Diệu Ngọc kính gởi)
Nam mô A Di Đà Phật
Kính gởi các bạn hữu!
Tôi tên là Đồng Thị Ánh Tuyết, pháp danh là Diệu Ngọc.  Em tôi là Diệu Ngộ (Diệu Âm) chúng tôi là chị em song sanh.  Nay nghe em tôi viết một cuốn sách "Kinh nghiệm niệm Phật và những chuyện luân hồi" trong đó có kể câu chuyện luân hồi của tôi.
Trong thời gian em tôi viết cuốn sách này, hai chị em tôi rất buồn vì hột ngọc không có bằng chứng rõ ràng, sẽ khó làm cho các bạn tin.  Nhưng cuộc đời tôi hầu như mọi chuyện đều do ơn trên xoay chuyển, xếp đặt.  Chính tôi cũng không thể nào giải thích hay diễn đạt hết sự nhiệm màu mà bản thân tôi đã trải qua, vì ngôn ngữ không đủ để giải thích.  Mà dù tôi có cố gắng đi chăng nữa, thì cũng khó có ai tin và sẽ cho câu chuyện của tôi là hoang đường.  Nên ở đây, tôi chỉ xn chia xẻ với các bạn về sự gia hộ nhiệm màu của chư Phật.  Có một điều cho tới bây giờ tôi cũng không hiểu là tôi có nhân duyên may mắn gì, mà luôn luôn được mẹ Quán Âm thị hiện, che chở và gia hộ những lúc tôi gặp khổ đau hay tuyệt vọng.
Cũng như câu chuyện hy hữu mới đây, tôi không ngờ đã tìm lại được thầy tôi sau 30 năm xa cách, người thầy mà chị em tôi cứ ngỡ đã vãng sanh lâu rồi, nhưng không ngờ thầy vẫn còn sống.
Ở đây tôi xin gởi đến các bạn vài hàng tâm sự, về sự ngẫu nhiên nào mà tôi tìm được thầy của tôi.  Khoảng một năm qua, em tôi là Diệu Ngộ (Diệu Âm) giao cho tôi làm Phật sự ấn tống cuốn sách "Niệm Phật lưu xá lợi" của bác cư sĩ Tịnh Hải để gới đi khắp nơi.  Vì vậy trong một năm qua, tôi thường lui tới nhà sách để đặt sách và lấy sách.  Nhờ gởi kinh sách nên tôi có duyên quen biết với thầy Thích Thông Châu.  Thầy cho tôi biết là thầy ở thiền viện Thường Chiếu ở Vũng Tàu.
Có một lần chị Hai tôi dọn nhà, soạn lại một số giấy tờ và những hình ảnh trả lạin cho tôi, vô tình tôi gặp lại tờ giấy quy y năm xưa, tôi thấy tên thầy tôi là Thích Giác Hạnh.  Lúc đó trong tâm tôi chợt nghĩ có khi nào thầy tôi còn sống mà tôi không biết?  Sau đó có lần nói chuyện với em Thoa của tôi, tôi hỏi: "Em hay đi chùa, vậy em có bao giờ nghe thầy nào tên là Thích Giác Hạnh không?"  Em tôi nói: "Có!  Là ông thầy hay kể chuyện lạ của thế kỷ 21 trong băng cassette mà em đã đưa cho chị nghe cách đây mấy năm trước."  Tôi hỏi thầy đó đang ở đâu?  Em tôi nói: "Ở Vũng Tàu, nhưng em không biết là chùa nào."  Lúc đó tôi nghe qua, trong tâm cứ nghĩ là trùng tên thôi, phần gặp lúc đang có nhiều chuyện xảy ra trong gia đình, nên chưa nghĩ đến chuyện đi tìm thầy.
Mãi đến ngày 16 tháng 5 năm 2003, tôi bị ngã bệnh, nhập viện hết 7 ngày.  Trong lúc bị cơn bệnh hành hạ chán đời, bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến thầy tôi và cảm giác là thầy tôi vẫn còn sống, rồi lòng tôi cứ nôn nóng mong ngày xuất viện.  Sau khi xuất viện, tôi liền gọi cho thầy Thích Thông Châu, vì thầy cũng ở Vũng Tàu, mong là thầy có thể giúp được tôi.  Thật không ngoài ý nghĩ của tôi, thầy đã cho tôi số điện thoại của thầy Thích Giác Hạnh.  Cầm số điện thoại của thầy trong tay mà lòng tôi phập phồng cảm xúc.  Tôi ngập ngừng không dám gọi, nhưng sau khi suy nghĩ một hồi, tôi đã không còn đắn đo.  Tôi gọi đến chùa, khi nghe tiếng của thầy, tôi không biết bắt đầu từ đâu.  Tôi chỉ xin thầy hoan hỷ nghe tôi kể một câu chuyện cách đây 30 năm.  Lúc đó thầy tôi quá bất ngờ, không nhớ được câu chuyện của 2 chị em tôi, đến khi tôi kể đến viên ngọc, thì thầy liền nhớ lại và thầy kể cho tôi nghe câu chuyện năm xưa, mẹ tôi dẫn 2 chị em tôi đến gặp thầy  và đưa cho thầy coi viên ngọc như thế nào.  Sau khi nghe thầy thuật lại câu chuyện, tôi mừng và xúc động đến rơi nước mắt, không thể nào diễn tả bằng lời.  Gặp lại thầy như gặp lại người cha thứ hai, cho tôi pháp danh là Diệu Ngọc.
Sau cuộc nói chuyện với thầy, tôi cứ mong gặp được thầy để coi hình dáng thầy bây giờ ra sao.  Đến khi gặp được thầy, lòng tôi cảm xúc vô bờ bến, như gặp lại người cha bấy lâu xa cách.  Tôi cảm thấy hạnh phúc, ấm cúng và có niềm tin, tôi có thể tâm sự cho thầy nghe những chuyện đã xảy ra trong cuộc đời tôi hết mấy mươi năm.  Giờ tôi mới thấm nhuần được ý nghĩa câu "lá rụng về cội."
Kính thưa các bạn hữu, mọi chuyện đều do ơn trên gia hộ.  Nếu như tôi không ngã bệnh, thì tôi chưa gặp lại thầy tôi.  Trong thời gian nằm bệnh viện, tôi bị chích hết mũi kim này tới mũi kim khác, thân thể đau đớn, tôi cảm thấy làm người quá đau khổ.  Càng đau đớn, tôi càng mong sớm được vãng sanh để được giải thoát.  Trong lúc đau khổ, tự nhiên tôi ao ước được gặp lại thầy tôi dù tôi không nhớ thầy là ai.  Lúc đó, trong tôi có một sự thúc đẩy vô hình nào đó, thật là khó giải thích, khiến cho tôi cứ nôn nóng muốn đi tìm thầy.
Sau khi gặp được thầy, tôi mới biết cơn bệnh vừa qua là do ơn trên đặt để, khiến  cho tôi quyết tâm đi tìm thầy, để thầy làm chứng cho viên ngọc và câu chuyện luân hồi của tôi.  Vì chỉ có thầy mới là người duy nhất có thể làm chứng cho câu chuyện này, để tâm nguyện của em tôi được tròn.
Ở đây, tôi xin thưa với các bạn hữu một điều đó là: chư Phật và chư Bồ Tát lúc nào cũng ở bên cạnh chúng ta, chỉ cần chúng ta niệm Phật và có lòng thành, thì chúng ta sẽ cảm ứng được sự gia hộ của chư Phật và chư Bồ Tát.
Diệu Ngọc
Kính bút
Nam mô A Di Đà Phật
Người mới sinh ra có viên ngọc
Năm 1972 tôi được giáo hội bổ nhiệm về làm Chánh Đại Diện Phật Giáo thị xã Cam Ranh.  Chùa Từ Vân là chùa tỉnh hội, hằng đêm có hơn 30 đạo hữu về tụng kinh Pháp Hoa.  Trong số đạo hữu đó có bà Nguyễn Thị Thành vừa kể vừa đưa cho tôi xem một viên ngọc bằng đầu chiếc đũa màu trong suốt như hạt sương buổi sáng đọng lại trên ngọn cỏ.  Viên ngọc này của đứa con gái tên là Ánh Tuyết.  Khi mới sinh ra bé đi cầu lần đầu xuất hiện viên ngọc, tôi thấy lạ giữ lại đã 1 năm qua.  Hai chị em sanh đôi Ánh Tuyết là chị, Kim Lan là em.
Bà đưa viên ngọc và đặt lên tay của tôi.  Lần đầu tiên tôi trông thấy viên ngọc từ trong lòng con người mà ra.  Sau đó bà đưa 2 đứa con của bà lên chùa quy y Tam Bảo.  Tôi đặt pháp danh cho cả 2 chị em là:
1. Đồng Thị Ánh Tuyết P.D. Diệu Ngọc
2. Đồng Thị Kim Lan P.D. Diệu Ngộ
Thầy trò xa cách 30 năm.  Năm nay 2003 tình cờ gặp lại tại chùa Hội Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.  Phật tử Diệu Ngọc đưa cho xem Phái Quy Y từ năm 1973 tròn 30 năm.
Tôi viết lời này để xác minh là viên ngọc của Ánh Tuyết pháp danh Diệu Ngọc mà mẹ của cô cho tôi xem tận mắt, là sự thật hoàn toàn.
Bà Rịa ngày 22/6/2003
Trụ trì chùa Hội Phước
T.T. Thích Giác Hạnh