Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 8 -

10. Sự trở mặt tàn bạo

 

Qua Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương?
Vào giờ này, tháng 6-1945, tiếng vọng của những chiến hạm ở Syrie và Libane đã đến tận Kandy. Cũng nên nói một vài lời để giải thích sự chấn động của những sự việc trên đối với Trung Đông. Tướng de Gaulle hiểu những nước này, vì ông đã có hai năm ở đây (từ tháng 11-1929 đến tháng 10-1931). Sự xa cách của nó đối với Paris đã là nguyên nhân của một bức thư trơ tráo gửi tháng 1-1928 cho thống chế Pétain về việc soạn thảo một công trình. Sự tỉnh ngộ qua lại của hai con người ngày càng tăng lên trong những năm tháng gần đây.
Một năm sau khi De Gaulle với bộ tham mưu của các lực lượng ở phía Đông, quan tư De Gaulle viết: “Ở đây có những dân tộc không bao giờ thoả mãn bất cứ điều gì, thoả mãn với bất cứ ai, nhưng họ lại cúi đầu chịu khuất phục trước sức mạnh, dù chỉ mới chớm xuất hiện”.
Mười lăm năm sau, sự mất tín nhiệm của người Pháp hồi tháng 6-1940, cộng với những cuộc tranh chấp cốt nhục năm 1941, những khoác lá năm 1944-1945, đã đưa người Syrie nổi dậy và đuổi người Pháp ra khỏi nước họ. De Gaulle đã dùng sức mạnh để can thiệp.
Người Anh tức giận khi thấy chúng ta áp dụng một đường lối cứng rắn có thể làm hại đến quyền lợi của họ. Ngày 5-5-1945, ông Churchill viết một bức thư gửi tướng de Gaulle: “Nếu ngài tăng cường lực lượng trong lúc này, thì các nước A-rập lâu nay tin vào những lời hứa thương lượng của ngài, có thể nghĩ rằng ngài đang chuẩn bị một sự thu xếp bằng bạo lực. Việc này có thể làm tổn hại đến quan hệ mà ngài và tôi đang thiết lập với họ”.
Với đầu óc luôn thực dụng, ngày 1-6-1945, quân Anh tiến vào Damas và Beyrouth, dồn quân Pháp vào các doanh trại, cho chúng ta một bài học đau đớn và chạm vào lòng tự ái. Tướng de Gaulle rất tức giận, ngày 4-6-1945, ông tuyên bố với đại sứ của Anh quốc là: “Chúng tôi chưa đến mức độ, theo tôi nhận thức, phải tuyên chiến với nước ngài, nhưng vì các ngài đã sỉ nhục nước Pháp và phản bội lại châu Âu. Việc này không thể nào quên được”.
Paul Mus nói: Những người Đông Dương “theo dõi chăm chú những sự kiện xảy ra ở Syrie, họ để tâm nghiên cứu những vận mệnh của trời đất”.
Sự kiện quan trọng trên, bị che giấu ở mẫu quốc, đã đưa đến cho de Gaulle một sự đảo lộn hoàn toàn. Lợi dụng cơ hội tướng Juin sang Mỹ dự một hội nghị ở San Francisco, ông giao cho ông này đề nghị với tướng Marshall cho đặt dưới quyền chỉ huy của Mỹ, trong cuộc hành binh ở Viễn Đông, một binh đoàn gồm hai sư đoàn do tướng Leclerc chỉ huy. Hai sư đoàn này là hai sư dành cho SEAC của tướng Mountbatten: Sư 9è DIC(1) (đóng ở Đức) và sư 1ère DICEO(2) với quân số tính theo lí thuyết và tản mạn. Quân Mỹ đồng ý. Nhưng theo đại tá Guillebon, tham mưu trưởng của Leclerc, hồi tháng 7, ông đến Washington để có những tiếp xúc ban đầu, ông đã lường hết những khó khăn trong việc cải tổ và điều động hai sư đoàn trang bị theo kiểu châu Âu, vượt Đại Tây Dương, để đi tác chiến trong rừng núi xa xăm. Dù sao, quân Mỹ đã từ chối một kiến nghị của quân Anh: họ muốn thắng quân Nhật. Đô đốc Mountbatten và bộ tham mưu của ông không hở một lời cho tướng Blaizot biết. Họ lấy làm phiền lòng và lúng túng trước sự thay đổi bất ngờ của Chính phủ Pháp trong việc quy định giới hạn hoạt động chiến trường của SEAC, luôn phải thay đổi.
Trong thời gian ấy, trung đoàn 5e RIC, đơn vị ứng chiến nhẹ, bao gồm những đơn vị commandos (biệt kích) được huấn luyện để chiến đấu ở rừng núi, được điều đi trước khi đại quân đến Đông Dương. Ngày 8-5-1945, 5e RIC rời căn cứ huấn luyện Djidjelli ở Algeri xuống tàu. Tướng Blaizot có ghi chú là: sau khi đơn vị cuối cùng được chuyển qua, quân du kích Kabyles, tổ chức do Đảng Tuyên ngôn Messali Hadj, đã phá sập chiếc cầu trên con đường độc đạo đi đến Bejaia, là nơi đã diễn ra nhiều điều quá khích với người Âu. Đó là những dấu hiệu ban đầu của những cái mà người ta sẽ gọi là “sự kiện Algeri”, cái xứ Algeri mà sau này sẽ nói đến từ chuyện một trại tù, sau sự thất bại của trại tập trung Điện Biên Phủ.
Một tháng sau khi chuyển giao trách nhiệm của tướng Sabatier, ông này đã gây nên một sự tranh cãi kịch liệt giữa viên tướng Mỹ Wendemeyer và đô đốc Anh Mountbatten. Sự lựa chọn đã không đúng lúc, tướng Blaizot nhận xét: “Sự thành công của chúng ta xa dần hằng ngày trước những tranh giành cá nhân, và trước sự thiếu chắc chắn của chúng ta. Và xa hơn, sự thực chứng mình là người Anh không muốn bị ràng buộc, trước những cử chỉ được áp dụng của DGER, họ trở nên ngập ngừng”.
SABATIER BỊ TRIỆU HỒI VỀ NƯỚC
Ngày 12-6, tứng chỉ huy lữ đoàn Marcel Alessandri, người đã cùng đơn vị của mình qua Trung Quốc hồi tháng 4, được lệnh thay tướng Sabatier bị gọi về nước. Vài ngày sau khi về Pháp, ông được tướng de Gaulle tiếp ở phố Saint Đôminích (Saint Dominique). Sau đây là lời Yves Bréhehet kể lại:
De Gaulle có một uy tín lớn(3): ”Là cứu tinh của nước Pháp”.
Trung uý Guy đưa ông vào.
“Tướng de Gaulle mời ông ngồi…”.
Cuộc gặp gỡ như một cuộc kể chuyện đơn phương của vị Tổng đại diện của nước Pháp ở Đông Dương hơn là một cuộc trao đổi. Vị chỉ huy GPRF hút hết điếu thuốc này qua điều khác(4). Ông lắng nghe không mệt mỏi câu chuyện kể về những gì đã xảy ra ở Đông Dương mà không hề bộc lộ một thái độ, một hành động phản ứng nào trên khuôn mặt.
Vừa nói Sabatier vừa theo dõi đối tác của mình. Hai người đối diện, điều mà mọi người chú ý là cặp mắt của người đối mặt. Hai mắt của De Gaulle không nhấp nháy mà lờ đờ, hai tròng mắt đè nặng bởi hai mí mắt dày cộp.
Cái gì đang được che giấu đằng sau cái mặt nạ không nao núng này? Đây là ý nghĩ của vị tướng. Người ta có thể tưởng tượng là một giấc mơ huyền ảo, kéo dài trong đêm, đang trùm lên cặp mắt của tướng de Gaulle. Thực tế là de Gaulle đang nghe, không như một máy ghi âm, mà với tinh thần và suy nghĩ sâu sắc. Tướng Sabatier không rõ thời gian tướng de Gaulle không cho phép mình nói. Sabatier vội đi vào phần quan trọng của câu chuyện. Tự nhiên, lần đầu tiên, với một giọng trầm và không thay đổi, de Gaulle ngắt lời ông để hỏi về những vụ tàn sát của quân Nhật trong ngày 9-3-1945, de Gaulle nói một cách chểnh mảng là ông đã được tin về vụ tấn công này. Về vấn đề này, Sabatier tỏ vẻ ít quan tâm. Tiếp theo, đã là một cựu sĩ quan tình báo, ông phân tích: Ngày 5-3-1945, những đài vô tuyến của Bộ tham mưu Australia báo là đã bắt được một tin của Nhật về vụ tấn công này. Tuỳ viên quân sự Pháp ở Australia, đại tá Renucci, lập tức chuyển tin về Paris. Paris không chuyển tin này! Mặc dù, theo tướng Gianh đã tuyên bố là đã chuyển tin cho người có trách nhiệm. Vì vậy, mà de Gaulle biết việc này.
Khi Sabatier nói đến một phần những sai lầm về tổ chức kháng chiến ở Đông Dương, vị lãnh đạo GPRF, vừa cười vừa đưa tay mời ông lướt qua chi tiết. De Gaulle không có một chút thái độ cảm ơn đến những người đã chiến đấu và chịu cực nhục, đến những người đã bị tàn sát, bị giết bởi quân Nhật. Đây là một chính khách. Những chuyện nhỏ nhặt của con người, đều dưới tầm quan tâm của nhà chính trị lớn…
Ở Trung Hoa, Sabatier bị kẹp giữa các thế lực Mỹ - Tàu Tưởng và Anh chỉ vì cái DGER, và ông đã lên án nhè nhẹ. De Gaulle trả lời là ông quen với những khó khăn tương tự và ông tinh là tình hình đối với việc này sẽ được dần dần sáng tỏ.
Để két thúc, Sabatier bắt đầu đi vào xem xét triển vọng tương lại. Đã gần ba giờ ông ở trong phòng của tướng de Gaulle. Bóng chiều đã về với Paris, ông phải đi đến kết luận:
- Chúng ta không nên tự đánh lừa về sự trung thành của các nước Đông Dương, đang bị tuyên truyền một cách khôn khéo xu hướng muốn loại chúng ta và cả rời khỏi liên bang. Một khi chủ quyền nước Pháp được lập lại, sẽ cần thiết phải mời trở lại những người có trình độ am hiểu về Đông Dương và kể cả người dân nữa. Lần này ông tự bào chữa cho mình. Thế là kết thúc. De Gaulle đứng dậy tiễn ông và nói:
- Hội đồng liên bộ sẽ nhóm họp, ông có thể giải thích cho họ tất cả những vấn đề này. Phải nói những gì mà ông đã làm cho nước Pháp. Xin cảm ơn ông.
Hai ngày sau, trước một hội đồng gồm 7 bộ trưởng, tướng Juin (Juin) và Giám đốc DGER, tướng Sabatier lập lại câu chuyện của ông. Trong khi chờ đợi những huấn thị của De Gaulle, Sabatier dồn cho các vị bộ trưởng những ghi chú, những quan điểm mà ông phỏng đoán sẽ nhận được khi ông trở về cương vị là Tổng đại diện.
Ngày 10-8, Sabatier nhận được một bức thư viết tay cảu André Diethelm, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh:
“Ngài Sabatier thân mến!
Sau những diễn biến của những sự kiện ở Viễn Đông, Chính phủ đã quyết định chỉ định một vị toàn quyền Đông Dương, đồng thời ngài thôi giữ chức Tổng đại diện. Nhân dịp boá tin cho ngài về quyết định này, toi xin gửi lời cảm ơn về những đức tính cao đẹp mà ngài đã thể hiện và xin bảo đảm với ngài sẽ đặc biệt quan tâm, khi bổ nhiệm ngài vào một cương vị mới. Xin tin ở lời tôi”.
Tướng Sabatier được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh với những lời tuyên dương khích lệ. Cuối đời, ông dành thời gian để tán gẫu ở Hội đồng Quốc phòng tối cao và viết hồi ký.
Cũng trong thời gian này, Bộ Tham mưu của đô đốc Mountbatten có tin là tướng Leclerc được chỉ định làm chỉ huy một binh đoàn gồm hai sư đoàn. Đô đốc tỏ là hoài nghi. Tướng Blaizot ngỏ ý xin phép trở lại Paris để tìm hiểu những lời giải thích về những sự việc trên. Ngày 15-6, trong một buổi dạ hội “Rangoon Victory Parade” mừng ngày chiếm lại tỉnh này từ tay quân Nhật, đô đốc Mugbaten giao cho tướng Blaizot một bức thư nói về sự nghi ngờ của Mỹ trong việc tiếp nhận sự tăng viện của Pháp. Đổi lại, ông tuyên bố chấp nhập kế hoạch của Blaizot, và tham gia đóng góp bằng hai sư đoàn với điều kiện là phía Pháp cũng có hai sư đoàn tham chiến. Tất cả đều đặt dưới sự chỉ huy của Pháp. Ông tỏ sự hi vọng sẽ thấy Đông Dương nằm trong vùng ảnh hưởng của ông sau Hiệp định Potsdam.
Blaizot bị ra rìa
Ngày 22-6, Blaizot bay về Pháp, qua Karachi, Le Caire, Maltes và Louere. Ông đén Paris, theo lời ông viết: “đang diễn ra một cuộc đấu tranh giành những vị trí cao trong Bộ Quốc phòng giữa các chức sắc cao của FFI”(5). Những cuộc thăm hỏi và gặp gỡ với tướng Gianh, với các bộ trưởng Bộ Hải ngoại, Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh, Bộ Không quân đều rất chán nản. Ở đâu ông cũng gặp sự thờ ơ với Đông Dương. Cuộc gặp gỡ với tướng de Gaulle lại càng làm cho ông thêm chán nản. Ông trình bày kế hoạch của mình, để giành lại chủ động, phải dùng vũ lực với sự giúp đỡ của quân Anh, với bốn sư đoàn trong đó có hai sư của Pháp đã chỉ định. De Gaulle gạt sự trình bày, nói rằng: “tất cả đều là ý của Mountbatten, không có gì chững mình là có sự đồng tình của Chính phủ Anh. Thêm nữa trong lúc này chúng ta không thích thú gì trong việc tìm sự giúp đỡ của Anh”. Một tờ tình đánh máy ngay chiều hôm ấy được gửi cho tướng Gianh, tiếp theo là một cuộc xin gặp gỡ. Ông này tỏ ra không bằng lòng về sự khẩn khoản trên, trả lời lại là nước Pháp không thể kham nỏi sự cố gắng trên,vì còn phải có một lực lượng chiếm đóng quan trọng ở Đức, một quân số tạm đủ cho Bắc Phi. Theo nhận xét và tuyên bố của Blaizot việc gửi nhiều sư đoàn qua Đức mà không gửi hai sư đoàn qua Đông Dương sẽ đi đến để mất xứ này hay phải làm một cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém. Gianh trả lời: “Tôi thích Bắc Phi hơn Đông Dương”. Blaizot trả lời: “Trong khi chơi trò chơi làm mất Đông Dương thì nước Pháp mất cả Bắc Phi”. Trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng tiếp theo, đã có dự kiến gửi qua Đông Dương hai sư đoàn cộng với 5e RIC và lữ đoàn Madagascar. Về hình thức, người ta có vẻ đồng ý với Blaizot, nhưng trong cuộc gặp gỡ tay ba với Gianh, ông này khuyên Blaizot nên trở lại Sri Lanca.
Vài ngày sau, tại Hội nghị Potsdam(6), ba nước lớn đã quyết định chia Đông Dương làm đôi từ vĩ tuyến 16 tức là từ phía nam (Đà Nẵng) với mục đích để giải giáp quân Nhật. Phía Nam đặt dưới quyền quân đội Anh, phía Bắc dưới quyền quân đội Tưởng Giới Thạch, đẻ trả công đã tạo điều kiện thuận lợi cho Stalin ở Mãn Châu thuộc Trung Hoa.
Ngày 16-8, de Gaulle gửi thư cho Blaizot(7). Nội dung bức thư có đoạn:
“Ngài Blaizot thâm mến.
Sự kết thúc cuộc chiến tranh với Nhật, đặt ra một vấn đề mới là việc tổ chức chỉ huy của nước Pháp ở vùng Viễn Đông. Bây giờ chỉ còn là việc chỉ huy các lực lượng ở Đông Dương, và sự chỉ huy ấy nên giao cho những người đã quen với việc sử dụng những đơn vị giúp cho chúng ta trở lại với mảnh đất của chúng ta. Vì lẽ ấy mà tôi quyết định chuyển ngài qua một nhiệm vụ mới. Chức vụ này, sẽ xứng đáng với ngài và tin là ngài sẽ bằng lòng.
Cho phép tôi được cảm ơn và khen ngợi ngài trong việc hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và tế nhị. Nếu chúng ta đạt được mục đích lấy lại Đông Dương là nhờ các Đồng minh với những hoạt động cá nhân của ngài đã đóng phần quan trọng. Thân ái.
De Gaulle
Vì lợi ích chung, Blaizot chịu nhẫn nhục không trả lời những phê bình, những lời vu không và từ chối không cho ra một văn bản nào. Chỉ có đô đốc Mountbatten đã gửi cho một bức thư ca ngời những công việc ở Sry Lanca, của vị chỉ huy FEFEO.
“Blaizot và Sabatier, là hai vị tướng chỉ huy, trưởng thành từ đạo quân thuộc địa, là những người am hiểu chiến trường Đông Dương lại không được sử dụng, hai chiếc ghế bị bỏ trống…”(8).
Chú thích:
(1) 9è DIC: 9è Division d’ìnanterie coloniale - Sư bộ binh thuộc địa số 9.
(2) 1ère DICEO: 1ère Division d’ìnanterie coloniale Extrême Orient - Sư bộ binh thuộc địa Viễn Đông số 1.
(3) Sau những sự kiện nghiêm trọng của ngày 9-3-1945, chỉ có De Gaulle là người còn giữ uy thế lừng lẫy của mình mới dám đưa ra đường lối chính trị với Đông Dương bằng lời tuyên bố ở Bradavin. Nhưng quyết định sau đấy trong quý II năm 1945 đã nói lên ông đã không nhất quán với những lời tuyên bố trước đây.
(4) Philippe de Gaulle đã viết trong tập Hồi kí phụ của ông là “Cha tôi thôi hút thuốc lá từ năm 1947 vì sợ ung thư…”.
(5) FFI: Force francaise intesrieure - lực lượng Pháp nội địa.
(6) Hội nghị những người đứng đầu ba nước lớn, họp ở Pốtxđam, gần Béclin, từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945.
(7) De Gaulle tham gia khoá học 1901-1912 của Trường quân sự đặc biệt Saint-Cyr. Chỉ có thủ khoa lớp là Alphonse Juin, còn dám xưng hô “mày tao” với De Gaulle. Roger Blaizot (1891-1981) tham dự khoá sau (1910-1913).
(8) Sau này Blaizot còn trở lại Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp từ tháng 2-1948 đến tháng 9-1949.