Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 17 -

20. Cuối cùng là Hà nội

Leclerc không phí công
D’Argenlieu có mặt ở Paris, Leclerc một mình ở lại Đông Dương. Ổng gửi liên tiếp điện này đến điện khác, ông giục Sainteny và Salan nhanh chóng kết thúc việc đàm phán vì có một lí do cấp bách. Đó là luật của “thuỷ triều”! Dòng nước triều chỉ cho phép các tàu chiến ngược dòng sông vào cảnh Hải Phòng, những ngày 4, 5 và 6-3. Nếu chậm sẽ phải đợi mất nhiều tuần lễ mới lên được. Ngày 20-2-1946, Hội đồng liên bộ họp về Đông Dương, sau khi nghe trình bày của Đô đốc d’Argenlieu, cho phép hạm đội Hải quân lên đường đi hải Phòng. Tất cả tàu bè đều bị trưng dụng, trong đó chiếc Ville de Strasbourg đang chuẩn bị đi Pháp, phải ngừng lại và ngày 1-3 quân đội đã có thể xuống tàu.
Ngày 27-2, d’Argenlieu từ Paris về Sài gòn, ông theo dõi cuộc đàm phán qua báo cáo giữa hai cuộc họp. Đàm phán diễn ra quyết liệt… Sớm ngày 6-3, đoàn tàu từ từ đi vào cảng Hải Phòng. Từ bờ, những tràng liên thanh bắn ra, tiếp theo là một loạt đại bác của quân Tàu Tưởng bắn đến. Tôn trọng những điều đã cam kết, đoàn tàu không kháng cự lại, tiếp tục cuộc hành trình hướng về cảng. Nhưng sau chừng 40 phút, Leclerc ra lệnh nổ súng. Những loạt đạn đầu bắn ra làm câm hẳn hoả lực quân Tàu Tưởng. Về phía Pháp, 34 người thiệt mạng. Vài giờ sau ông Hồ và Sainteny, Salan kí kết một thoả hiệp. Ngày hôm sau, tướng Leclerc gặp tướng Giáp và nắm tay chào theo kiểu cộng sản. Một hàng rào danh dự đón ông Giáp ở trên cầu thang. Ông Giáp khen ngợi Leclerc đã giải phóng thủ đô Paris; bày tỏ quan điểm muốn hợp tác với nước Pháp trong một khuôn khổ mới và nhấn mạnh nước Việt Nam chỉ mong muốn được áp dụng luật các dân tộc có quyền tự giải quyết công việc của mình theo tinh thần của Cách mạng Pháp.
Người Việt Nam được công nhận: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước tự do, có chính phủ, có quốc hội, có quân đội, có nền tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Sự thống nhất đất nước sẽ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ở ba kỳ và quân đội Pháp sẽ rút lui sau 5 năm. Trước đây 6 tháng, nước Pháp ở tình trạng khó khăn. 15 ngàn lính Pháp cộng với 10 ngàn lính Việt Nam làm thành một lực lượng thay thế, và trên cơ sở này chúng ta có thể ngồi bàn về sự duy trì quyền lợi về văn hoá, kinh tế của chugns ta. Một tuần lễ sau đấy, quân đội Pháp và Bộ Tham mưu quân đội Tàu Tưởng kí một thoả hiệp cho phép Leclerc được rời cảng Hải Phòng lên Hà Nội, cùng đi có một đơn vị cơ giới gồm 1.200 người của Sư 9eDIC và trung đoàn Massu. Những điều kí kết với phía Việt Minh cũng đã giải quyết được những vấn đề cơ bản. Tránh được sự cắt quan hệ và sự rút lui của Chính phủ Việt Nam vào chiến khu. Ông Hồ Chí Minh nhấn mạnh là quân đội Pháp sẽ được đón tiếp với tình hữu nghị.
Nhưng với tướng Leclerc, sự vui mừng về sự thành công của cuộc thập tự chinh vừa mới đạt được, bị ám ảnh bởi nỗi lo âu là ông Đô đốc gây ra ở Sài gòn “vụ thành lập Chính phủ tự trị Nam Kỳ”, một sáng kiến có thể đi đến tai hoạ là tạo nên sự rút lui của Chính phủ Việt Nam và mở màn cho một giai đoạn thù địch. Ngày hôm sau, ông đã báo động cho d’Argenlieu biết về sự việc trên.
Maja Drestrem kể về việc quân Pháp vào Hà Nội:
Ngày 18-3, cuối cùng đoàn quân lên đường… và cái cầu Doumer (cầu Long Biên) xuất hiện trước mắt họ… Lập tức khi những người lính Pháp đầu tiên xuất hiện, một số người dân Hà Nội bộc lộ sự vui mừng như một sự bùng nổ. Những ai đã chứng kiến ngày giải phóng Paris, cũng thấy ở đây những giờ phút tương tự. Đoàn xe chậm chạp tiến vào Sở Cảnh sát của nước Cộng hoà Pháp. Leclerc xuất hiện, cùng với Salan, với Cao uỷ Sainteny, ở bao lơn. Một cách giản dị, ông thốt lên: “Hà Nội, đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng…” và quay lại phía Salan ông nói tiếp: “Tôi vừa mới hoàn thiện lời cầu nguyện của thánh Koufra”.
“… Một lát sau, Leclerc đến Phủ Chủ tịch để gặp Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một hàng danh dự Việt Minh, bồng súng chào. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông một cách lịch sự. Từ chiếc ghế trong phòng, ông đứng dậy gặp tướng Leclerc, ông bắt tay lâu, và mời ngồi cạnh ông. Hai con người, gầy gần ngang nhau, ngồi lọt thỏm vào chiếc ghế bành tô được bọc một lớp nệm xám. Ông Hồ tỏ ra ưu ái nhưng cương nghị. Sau khi tỏ ý muốn có sự cộng tác giữa đôi bên, ông lưu ý là trong trường hợp nước Pháp thiếu thiện chí, ông sẽ sẵn sàng thực hiện chính sách vườn không nhà trống và chịu hi sinh 1-2 triệu người. Những diễn biến sau này chứng minh những lời trên không phải là những lời trống rỗng. Trong khi chờ đợi, hai ông vừa cười, gọi mấy chai sâm banh. Hai ông đều không phải là người nát rượu. Ông Hồ ngồi bên cạnh ông Leclerc, nhấm nháp, môi dính vào miệng cốc như cho có lệ. Buổi tiếp diễn ra trong vòng 45 phút”.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Hồ Chí Minh và Leclerc đạt kết quả tốt đẹp. Leclerc hứa hẹn chơi đẹp: và thống nhất lấy Paris làm điểm họp cho hội nghị sau này. Quả nhiên, ông Messmer, sau thời gian bị giam giữ, và với kinh nghiệm bản thân, đã nói lại rằng với người Á Đông việc nói hai lời không bao giờ không bị trừng phạt, và ông tiên đoán trước việc chiếm lại xứ Bắc Kỳ là không thực hiện được. Messmer kể tiếp như sau:
Với một cử chỉ như thách thức và dũng cảm, Leclerc đề nghị cho một đơn vị lính Việt Nam canh giữ bản doanh của ông. Ở đây ông biểu lộ lòng tin của ông vào sự ngay thẳng của dân tộc Việt Nam, lòng tin vào các cấp lãnh đạo Hà Nội.
Theo thứ tự các lễ nghi, sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh vào ngày 22-3. Leclerc đặt thành mọt sự quan tâm với mục đích biểu dương lực lượng quân đội Pháp. Ông chấp nhận sự có mặt của quân đội Việt Nam còn mới mẻ. Trong ngày mang tính đầy nhà binh này, ông mời tướng Giáp đứng cạnh ông.
Lễ nghi bắt đầu bằng việc gắn Huân chương Chiến công voà quân kì của Trung đoàn 9eRIC. Tướng Giáp chào cờ, như thường lệ, ông nắm tay dưới ngang vại. Cuộc diễu binh bắt đầu. Quân đội Việt Nam chừng một tiểu đoàn, trong quân phục màu đen, vừa đánh nhịp bước vừa hô vang các khẩu hiệu, thỉnh thoảng họ giẫm chân tại chỗ, tay vung cao vũ khí. Cuộc duyệt binh kép gây nên một cảm tưởng lắng dịu. Leclerc cảm thấy cần thiết phải rút kinh nghiệm của ngày lịch sử ấy. Ông ra một nhật lệnh đầy ý nghĩa: ”Lịch sử đã sang trang, tương lai sẽ là sự cộng tác thẳng thắn của hai quân đội Việt - Pháp”.
Chiều hôm ấy, tướng Giáp đế dự tiệc với tướng Lư Hán. Ngày hôm sau, ôngđi cùng Sainteny đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ông phải đóng vai trò là Tổng đại diện… Nhưng cuối cùng mọi việc muốn đi đến kết thúc, đều phải dựa vào cuộc hợp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và d’Argenlieu, diễn ra ngày hôm sau trên chiến hạm Émile Bertin.
Trước khi gợi lại câu chuyện trên, chúng ta hãy nghe Đại tá - thày thuốc Jean Bendéritter lúc ấy là đại uý kể lại những ngày bất hạnh của kiều dân Pháp ở Bắc Kỳ. Câu chuyện của ông bắt đầu chừng 15 ngày sau khi Sainteny đến Hà Nội vào khoảng đầu tháng 9-1945:
Tôi không tả nổi sự xúc động và sự vui mừng của tôi khi ngày hôm sau tôi được nhìn thấy vợ và các con của tôi, ở thời điểm ấy, những quân nhân Pháp đều là tù binh, bị giam giữ trong các trại giam do quân Nhật canh gác, ở thành nội của Hà Nội. Các gia đình được đến thăm 2-3 lần mỗi tuần. Lương thực gần như bình thường. Chúng tôi lúc ấy có một đài vô tuyến, nhờ vậy chúng tôi luôn nắm được tin tức thế giới. Chúng tôi đến rụng rời khi biết tin là chính phủ của chúng tôi ở Pháp hoàn toàn không hiểu tí gì về tình hình Đông Dương. Những mệnh lệnh mà chúng tôi nhận được đều lệch lạc. Ví như “phải chiếm lại các đồn luỹ”. Trái lại những tin tức từ Pháp làm cho chúng tôi bối rối. Chúng tôi được biết tổ quốc đang bị đau khổ vì chiến tranh. Những tàn phá ở khắp nước Pháp đòi hỏi một sự nỗ lực lớn để xây dựng lại. Chúng tôi không hiểu rằng, trong hoàn cảnh trên, một trong những biện pháp đầu tiên, đó là ban hành luật làm việc 40 giờ. Vè phía tôi, tôi nghĩ là người Pháp không hiểu biết gì về tình hình Việt Nam… Chúng ta tìm ra được thuốc pénicilline… Những bạn của tôi, những người bị giam giữ ở trại Hoà Bình (vùng có nhiều sốt rét) kể lại cho tôi những đau khổ của họ: Công việc khổ sai nặng nhọc, sự đánh đập, thức ăn thiếu và tồi, điều kiện vệ sinh tồi tệ. Những người bị kiết lị đều bị nhốt vào trong một cái cũi, bọn giám ngục mỗi ngày cho họ một nắm cơm và một gáo nước. Chúng để như vậy không có sự chăm sóc cho đến chết. Quan tư thày thuốc, C. từ Sài gòn đến. Ông này có tham gia chiến dịch đổ bộ vào nước Pháp, cùng với Leclerc. Ông tự cao, vì tự cho mình là dân kháng chiến. Trong bộ quân phục diện, béo phị, ông không làm gì hơn là lên lớp về vệ sinh và lòng dũng cảm của người lính. Đêm 9-3 trong quá trình rút lui riêng tiểu đoàn tôi mất 115 trên 300. Chúng tôi lúc ấy gày còm, suy dinh dưỡng, đa số bị kiết lị hay sốt rét. Chúng tôi khinh bỉ anh chàng ấy, sau đấy anh ta chuồn mất, không quay đầu lại… Tôi được chỉ định làm quân y trưởng của trung đoàn 9èRIC, tập hợp những người tù binh của các trại tập trung sống sót ngày 9-3. Mỗi buổi sáng tôi vào thành để khám bệnh. Thỉnh thoảng tôi thấy vài người Pháp vừa chạy đến vừa kêu la: “đừng đi ngõ ấy, họ tìm đánh người Tây đấy”. Được tin, họ quay lại để đi đườngk hác, tình trạng trên kéo dài đến sáu tháng, với cấp trên cũng như với cấp dưới. Cho đến gày 6-3, khi quân của tướng Leclerc đổ bộ xuống Hải Phòng… Cuộc sống của chúng tôi trở lại ít nhiều yên ổn hơn. Một thời gian sau, đô đốc D’Argenlieu được tướng de Gaulle phái sang thay ông Decoux. Ông ra một thông báo gửi các Pháp kiều ở Bắc Kỳ yêu cầu ở nguyên tại chỗ để giữ sự có mặt của nước Pháp. Quả nhiên, người Mỹ vì hiềm khích với nước Pháp, và để làm vừa lòng người Trung Quốc, đề nghị hồi hương tất cả người Pháp ở Bắc Kỳ, mỗi người được mang theo 5 kilô. Ông Đô đốc này thuộc phái de Gaulle, coi chúng tôi như những kẻ phản bội, vì lẽ về chính thức, chúng tôi không quan hệ với de Gaulle. Người ta đã quên đi rằng, trong bí mật, sự quan hệ ấy được thực hiện bởi những cấp quân sự, những cấp chính quyền, và với tất cả dân chúng. Nếu việc ấy mà công khai, thì không đợi đến năm 1945, mà từ năm 1942 hay năm 1943 quân Nhật đã làm cuộc đảo chính với tất cả những tác hại có thể đưa đến. Bởi vậy cho nên, bản thông điệp còn có nghĩa; Các anh bị ràng buộc với bao sự bất công mà nhân dân Đông Dương phải chịu đựng(1), và bản thông điệp kết thúc bằng câu: “Khi các anh đã chịu đựng, thì nước Pháp ở xa sẽ mở rộng hai bàn tay đón tiếp các anh. Nếu chúng tôi không bị khổ cực, nếu chúng tôi không có gì để được tha thứ. Họ sẽ nhạo báng những bà vợ goá chồng, những trẻ mồ côi, những người đã chết, và tất cả chúng tôi mà cuộc sống, trong nhiều tháng, đã mong manh như treo trên sợi chỉ, chúng tôi đã mất hết tất cả trừ danh dự. Đó là tiếng la ó phản đối. Điều đó nói lên là de Gaulle và chính phủ trung ương đã không hiểu rõ những gì đã xảy ra ở Đông Dương… Với một số đơn vị của quân viễn chinh đóng ở Hà Nội, lúc đầu quan hệ giữa chúng tôi và họ không có gì là tốt đẹp, ít nhiều họ bị ảnh hưởng của tư tưởng của tướng de Gaulle của họ. Để tự đề cao với người Việt Nam, có khi họ nói: “Chúng tôi không phải như những người Pháp kia ở Đông Dương lâu ngày, chúng tôi không phải là thực dân như họ”.
Nhưng đối với người Việt Nam, những lập luận trên không có nghĩa lí gì với họ. Họ muốn đuổi người Pháp, dù là Pháp hay Pháp cũ. Bởi vậy khi một số người của quân đội viễn chinh bị giết, họ hiểu ngay là luận điểm trên không có tác dụng. đều đáng buồn cười là trở nên cứng rắn hơn trong sự đánh giá và cư xử của họ với dân bản xứ… Khi tướng Juin đến Việt Nam, ông tập hợp các sĩ quan, ông lướt qua một số tình hình. Cả ông, cả tướng Leclerc, đều không bao giờ có thái độ thiện chí với những người cũ ở Đông Dương, cũng như một số phận từ kiêu ngạo của quân đội viễn chinh.
Một sĩ quan hậu cần, Bernardini, thoát chết từ Hoà Bình, cho chúng tôi một kết luận chua chát: “Họ chiến đấu dưới ngọn cờ của nước Pháp nhưng không có Huy hiệu chữ thập Lorraine (Lorraine), vì vậy mà họ trở thành những tên tội phạm”.
Bendéritter và gia đình, sau 45 ngày đi đường, ngày 15-8-1946, hồi hương bằng tàu thuỷ, về đến cảng Toulon. Ông kể lại:
Chỉ đến ngày hôm sau tôi và gia đình mới được xuống tàu. Thành phố còn ngổn ngang những nhà bị phá hoại, vết tích còn lại của những trận đanh quân giải phóng. Điều làm chúng toi ngạc nhiên hơn cả là chúng tôi bị coi nhưng những kẻ tình nghi, những kẻ bị ruồng bỏ. Nhiều gia đình được tin chúng toi trở về, họ ra đón. Sau khi ôm hôn người trong gia đình, chúng tôi bị dồ vào sau một rào chắc. Và để giành giác, người ta phân công một số tù binh Đức canh gác chúng tôi. Được coi như những tội phạm chiến tranh, người ta hỏi khẩu cung rất dài về những hoạt động của chúng tôi trong thời kì chiến tranh. Mỗi người có một hồ sơ. Riêng bộ máy chọn lọc của Đờ Gon làm việc rất tốt. Những hành lí nghèo nàn của chúng tôi bị nhà đoan khám xét. Những gói từ thiện của Hội Hồng thập tự cho chúng tôi (có vài đồ hộp…) không làm dịu được cảm tưởng như bị xối một gáo nước lã lên đầu của chính quyền nước Pháp tự do. Trong khi ấy chúng tôi về nước với tinh thần tràn ngập niềm vui và hi vọng ở tương lai.
Chú thích:
(1) Ám chỉ việc trao đổi bí mật của Alexandredrơ Varen (Alexadre Varên) với đô đốc trong ngày 23-8-1945.