Biên dịch: Nguyễn Lư Trần Gia Anh
Chương 3
Thuật Động Phòng Của Người Trung Quốc Cổ Đại

Các kiến thức về sinh hoạt tình dục nói trên phần lớn đều dựa vào tổng kết của các chuyên gia khoa học tình dục hiện đại nước ngoài. Điều đó dễ gây ra một giả tượng cho rằng người Trung Quốc do ý thức phong kiến nặng nề nên không biết gì về khoa học tình dục, cần được nước ngoài khai hoá. Sự thực đâu phải như vậy. Trong nghiên cứu sinh lý tình dục, tâm lý tình dục, y học tình dục, người Trung Quốc cổ đại đâu có kém người phương Tây hiện đại. Mặc dầu phương pháp quan sát của họ do điều kiện lịch sử nên có phần trực quan thô thiển nhưng cũng có kiến giải sâu rộng. Ví dụ, đời nhà minh đã có người miêu tả 5 trường hợp âm hộ dị thường và đặt tên là Loa (ốc), Văn (hoa vân), Cổ hoa đầu, Giác hoa đầu, Mạch. Họ nói 5 loại này khó giao hợp và thụ thai. Chúng giống như cái mà người hiện đại gọi là môi âm hộ dính liền, tắc âm đạo, màng trinh dầy, bô phận sinh dục trong lộn ra ngoài. Trường hợp thứ 5 là hành kinh không đều do nội tiết rối loạn gây ra. Quan sát và tổng kết của họ tinh tế như vậy mặc dầu không được như “phổ hệ giải phẫu giới tính của nhân loại" của học giả Mỹ Dickenson nhưng đã sớm hơn ít nhất 500 năm.
Trong thời đại Bách gia chu tử Xuân thu Chiến quốc đã xuất hiện học phái "Động phòng" chuyên nghiên cứu vận khí âm dương Thái chiến, Nghịch lưu của hai giới tính, nhân tố tham gia và trước tác không phải là ít. Đọc các chương có liên quan trong các sách còn lưu truyền đến tận ngày nay như Nội kinh, Tố nữ kinh, Đông huyền tử, thấy phần lớn nội dung nói về sinh lý và tâm lý tình dục, đề cập đến các lĩnh vực y học tình dục dưỡng sinh học, ưu sinh học v.v..., có tác dụng tích cực không thể xem nhẹ. Trước đây đã coi Thuật động phòng là một thứ thuật dâm ô và hoàn toàn phủ định nó, thật quá bất công.
Trước hết hãy xem người xưa nhận thức thế nào về sinh dục nam nữ. Mặc dầu Trung Quốc từ cổ xưa đã bị chế độ phong kiến và tư tưởng phong kiến kìm hãm lâu đời, sinh dục nhất là sinh dục của nữ bí coi là cấm địa hoặc vật ô uế rất ít được nghiên cứu, nhưng vẫn có một số sách nói không ít đến sinh dục. Ví dụ từ xa xưa đã có người cho rằng nam nữ giao cấu có thể thụ thai, chỗ thai nằm gọi là tử cung, dưới thông với âm đạo, trên có hai góc (tức tử cung trái phải, trên thực tế là ống dẫn trứng trái phải). Sách "Phép dưỡng sinh" tìm thấy khi khai quật một ngôi mộ đời Hán ở gò Mã vương thuộc Trường sa đã đặt tên cho các bộ phận có liên quan của bộ phận sinh dục nữ như Kê quang, Phong kỷ, Cốc thực, Mạch xỉ, Anh nhi, tất cả 12 chỗ. Điều này cho thấy ngay từ thời đó đã đặt tên thống nhất cho hạ bộ của nữ. Các tên này về sau có thay đổi, như trong sách "Giao tiếp kinh" đời Đường gọi quy đầu của dương vật là âm can, chỗ âm đạo sâu 1 tấc (khoảng 4 cm) là Cầm huyền, chỗ sâu 5 tấc (khoảng 20cm) là Cốc thực, phía ngoài âm đạo là huyệt trì Đan.
Đã có sách nói về người lưỡng tính (ái nam ái nữ), trong sách "Cách trí dư luận" của Chu Đan Khê có nói đến 3 loại người lưỡng tính. Một loại là có sinh dục kép nam nữ, gặp nam thì làm vợ, gặp nữ thì làm chồng. Một loại là ái nam ái nữ nặng về nam, một loại nữa là ái nam ái nữ nặng về nữ. Lúc đó tuy chưa biết được cơ lý sính thành của người lưỡng tính nhưng ông đã đưa ra quan niệm "Bác khí thừa" (tức là khi tiếp nhận tinh dịch đã có lẫn cả nhân tố không thuần) và âm thể hư (mẹ suy nhược), như vậy là đã rất đáng được xem xét về mạt nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến gien di truyền.
Chuyên gia nổi tiếng về khoa học tình dục của Mỹ là Kinsef hồi thập kỷ 50 thế kỷ 20 đã đưa ra kết luận “nữ cũng có tình dục". Kết luận này đã gây chấn động và bị một số người bài bác, người Trung Quốc cổ xưa cũng đã có tổng kết rất sớm về mặt này, nói rõ tình dục nam nữ đều có hiện tượng chủ động và bị động, nữ có tình dục chủ động giống như nam có tình dục bị động. Sách Tố nữ kinh đại để ra đời vào đời Hán Đường đã từng miêu tả biểu hiện "Thiếu nữ hoài xuân", khi nữ được khoảng 20 tuổi, phát dục tình dục đã dồi dào, thường thích gần gũi đàn ông, có biểu hiện hứng tình, máu lưu thông nhanh, ăn khá ngon, thậm chí hạ bộ tiết ra dịch nhờn ướt cả quần. Tố nữ kinh còn nói nữ gặp lúc xuân tình phấn chấn, hứng tình mạnh, đã dùng "biện pháp gấp" để tự giải toả. Sách "Bí quyết phòng the" cũng có ghi nhận giống như vậy, tất cả các điều đó đều chứng minh rõ hiện tượng nữ cũng có tình dục và có tác dụng nhất định công phá ý thức phong kiến.
Người xưa nhấn mạnh việc động phòng phải có giai đoạn chuẩn bị trước đầy đủ về tinh thần và hình thể, không được nóng vội làm bừa. Sách "Phép dưỡng sinh" đã nhiều lần yêu cầu vợ chồng phải âu yếm vuốt ve trước khi tính giao để làm cho tinh thần được tập trung, tơ lòng vấn vương, quyến luyến, bịn rịn, khiến cho tình dục hai bên đồng bộ với nhau. Sách “Hí đạo" nói đến các động tác tiệm tiến từng bước trong tính giao như từ cú (thở nhẹ nhàng, hôn hít nhau), từ bao (ôm nhau), từ mao (vuốt ve mơn trớn nhau), từ hãn (rung động), như vậy có thể làm cho hai bên cực kỳ thoả mãn và khoái lạc.
Tôn Tử Mạc đời Đường kế thừa tư tưởng đó đã nói rõ ràng hai vợ chồng không nên giao hợp khi xuân tình chưa động, tinh thần và bộ phận sinh dục chưa được chuẩn bị, cần từ từ đùa nghịch nhau làm cho tinh thần thoải mái, tình cảm xốn xang, bộ phận sinh dục nở to, lúc đó giao hợp mới được thoả mãn như ý.
Người xưa đã dựa vào quan sát và thực tiễn phong phú, từ góc độ tâm sinh lý tình dục, trình bày khái quát hết sức sinh động biểu hiện tình dục của nữ, tức là nói về cái khoái lạc của nữ. Khi nói về "Hí đạo" (Thuật chơi vui), sách "Phép dưỡng sinh" đã vạch rõ hai vợ chồng dùng động tác sờ mó quấn quýt, vuốt ve nhẹ nhàng sẽ có thể làm cho nữ hưng phấn tình dục. Hưng phấn này được biểu hiện thành " ngũ chứng" (5 dấu hiệu): mặt nóng bừng (thở gấp, má hây hây đỏ), vú nở mũi cay (vú nhô cao, mũi nóng), lưỡi trơn (lưỡi có nhiều nước bọt, miệng trơn), bẹn ướt (dịch nhờn chảy ra), cổ khô nuốt nước bọt (cổ họng khô, nuốt nước bọt). Sách Tố nữ kinh cũng nói như vậy, chỉ có khác ở chỗ thay "lưỡi trơn" thành "dịch nhờn ướt mông" (tức dịch nhờn chảy ra làm ướt phía dưới mông). Tố nữ kinh còn nói đến các động tác ngầm tỏ ý yêu cầu tình dục gọi là 10 động thái của nữ (Thập động) như hai tay ôm lấy người, hai chân duỗi ra, bụng phanh ra, mông cựa quậy, dùng chân cấu, hai chân bắt chéo nhau, ngả người, cọ sát người, thân người thẳng đơ, dịch nhờn chảy ra.
Ông Yasufu, người Nhật biên soạn sách "Phép y tâm" đã thu thập tài liệu của một học phái khác về “phép động phòng" thời cổ đại ở Trung Quốc (nghe nói thời Xuân thu - Chiến quốc có 8 học phái nổi tiếng về mặt này) rồi tổng kết các biểu hiện khoái lạc của nữ. Theo nội dung thu thập được của sách "Phép y tâm" (đã thất truyền ở Trung Quốc), khi vợ chồng sinh hoạt tình dục với nhau, nếu vợ đã nín thở (tức thở nhẹ hoặc nín thở giây lát) là biểu hiện đã hứng tình. Nếu đã há miệng hếch mũi là biểu hiện bộ phận sinh dục đã sung huyết giãn nở. Nếu có ướt mồ hôi (mồ hôi chảy ra làm ướt quần áo) là biểu hiện tình dục đang được thoả mãn. Nếu thân người cứng đơ, mắt nhắm lim dim là biểu hiện đã đạt tới cao trào tình dục. Khi điều trị bệnh kém công năng cao trào tình dục của phụ nữ, y học tình dục hiện đại chủ trương dùng cách luyện tập tập trung cảm giác tình dục, giảm bớt ưu phiền, tăng thêm cảm xúc, quá độ từ giao lưu ngôn ngữ sang giao lưu phi ngôn ngữ. Người Trung Quốc cổ xưa đã sớm tổng kết kinh nghiệm dùng động tác ám thị phi ngôn ngữ để tác động tới phản ứng tâm sinh lý tình dục. Trong sách "Phép dưỡng sinh" có nhiều chỗ nói âm thanh có thể phản ánh tâm sinh lý tình dục của nữ và đặt tên là “ngũ âm". Ví dụ hơi thở của đối phương thưa, yếu chứng tỏ cơ quan sinh do hưng phấn nên đã có phản ứng tương ứng. Nếu đối phương thở gấp, phì phò là chứng tỏ họ đã được thoả mãn tình dục. Nếu đối phương rên lên như khi bị sốt là biểu hiện đã đạt tới cao trào. Nếu thân thể run rẩy, răng va nhau lập cập là biểu hiện đối phương muốn kẻo dài cuộc giao hợp. Ngoài ra sách “Phép dưỡng sinh" còn đề ra quan niệm “Bát động" (8 động thái), "Bát quan" (8 quan sát), nghĩa là 8 động tác quan sát thấy trong ân ái vợ chồng, do đó đoán biết được yêu cầu tình dục của nhau. Nếu trong quá trình làm tình, hai tay bên nữ nắm lấy tay bên nam là gợi ý để bụng sát vào nhau hơn nữa.
"Khí” là một mệnh đề quan trọng của triết học cổ đại Trung Quốc nên trong nghiên cứu khoa học tình dục cổ đại thường có nhận thức dùng "khí” để khái quát nhận thức đối với tâm sinh lý tình dục. Ví dụ sách "Ngọc phòng chỉ yếu” đã dẫn lời Huyền Nữ (một học giả về tình dục cổ đại) nói khi sinh hoạt tình dục có thể quan sát phản ứng "cửu khí" của vợ để đoán biết được cường độ và sự phát triển tình dục. Ví dụ đối phương thở mạnh, nuốt nước bọt là tỏ ra tâm khí đã xáo động. Nếu ôm chặt và ghì chặt là tỳ khí đã cao, nếu chảy dịch nhờn ở âm hộ là thận khí đã xáo động. Dịu dàng âu yếm, thầm thì hôn hít là cốt khí đã thịnh. Hai chân bấu đối phương là căn khí đã xáo động. Mân mê dương vật là huyết khí đã tới. Mân mê vú là nhục khí đã xáo động.
Người xưa cũng rất coi trọng vấn đề lựa chọn các điều kiện thời gian, trường hợp hoàn cảnh, hướng và thể chất khi làm tình. Ví dụ vợ chồng ân ái vào mùa xuân thì đầu đặt về phía đông, vào mùa hạ thì về phía nam, vào mùa thu thì về phía tây, vào mùa đông thì về phía bắc. Vào ngày lẻ có lợi, vào ngày chẵn có hại. Từ nửa đêm đến trưa là tốt, từ sau buổi trưa đến nửa đêm là xấu Những cái đó đều là do người cổ xưa căn cứ vào nguyên lý quan hệ phối thuộc âm dương tiêu trưởng, ngũ hành sinh khắc mà đề ra, tính khoa học đến đâu còn cần được kiểm nghiệm thêm nhưng tư tưởng về Thời - Không (thời gian - không gian) của các cụ là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định.
Việc nghiên cứu tình dục thời xưa nhằm một mục đích quan trọng là phòng bệnh chữa bệnh. Sách Tố nữ kinh nêu rõ tiếp xúc nam nữ có thể làm cho “nam không suy yếu nữ trừ được bách bệnh”. Sách "Phép dưỡng sinh" nêu ra vấn đề tại sao sinh dục và khả năng của nó “cùng sinh với người mà lại đi trước", ý nói con người mới sinh ra đã có đủ phủ tạng và sinh dục, tổ chức của sinh dục giống như các phủ tạng khác nhưng thường lại bị suy thoái trước. Xoay quanh vấn đề đó, người cổ xưa nêu ra nguyên tắc sinh hoạt tình dục “khứ thất tổn, tăng bát dật” (trừ bỏ 7 điều hại, tăng thêm 8 điều lợi) nhằm mục đích loại bỏ sinh họat tình dục có hại cho sức khoẻ, áp dục phép dưỡng sinh trong sinh hoạt tình dục để duy trì lâu dài khả năng tình dục mạnh.
Nội dung cụ thể của Thất tổn là: Một là BẾ, tức không được giao hợp khi dương vật có bệnh hoặc đường dẫn tinh không thông và không còn tinh dịch. Hai là TIẾT, tức không được giao hợp khi hai vợ chồng hoặc một trong hai người toát dương khí, đổ mồ hôi đầm đìa. Ba là KIỆT thấu, ý nói vợ chồng đam mê tình dục quá mức, tinh dịch bị hao tổn. Bốn là PHẤT, ý nói không hứng lên được mà vẫn cố tình giao hợp. Năm là PHIỀN ý nói không được giao hợp khi lòng dạ bối rối, đang thở gấp, thở phì phò. Sáu là TUYỆT, ý nói chồng cố tình giao hợp trong khi vợ lòng lạnh như tiền. Bảy là PHÍ, ý nói trước khi giao hợp không phối hợp đồng bộ với nhau, vội vàng làm cho nhanh, như vậy sẽ hao phí tinh lực, có hại cho sức khoẻ.
Nội dung cụ thể của Bát dật là: TRỊ khí, TÍCH khí, XÚC khí, ba nội dung này nội dung này nói nên làm thế nào để điều lý và xúc dưỡng tinh khí. Bốn là CHÍ mạt, năm là HÒA mạt, ý nói làm thế nào để sinh ra nước bọt và nuốt nước bọt đi làm cho dịch nhờn tiết ra, dễ giao hợp. Sáu là TRI thời, tức nắm vững thời cơ giao hợp, khi hai vợ chồng (nhất là vợ) hứng tình mạnh mới dễ hiệp đồng với nhau. Bảy là TRÌ doanh, tám là ĐỊNH khoảnh, ý nói khi giao hợp cần chú ý bảo hộ tinh dịch, quý trọng nguyên khí, không được phóng túng thô bạo, xuất tinh bừa bãi.
Người xưa nêu ra cách làm cụ thể đối với từng dật một. Yêu cầu chung là trước khi giao hợp hai vợ chồng phải luyện khí công, hô hấp hít và thở ra đều, nuốt nước bọt, bồi dưỡng tinh khí. Sáng sớm ngủ dậy cần tập khí công, nín hơi giữ gần hậu môn, nuốt nước bọt, bồi dưỡng tinh khí, dẫn khí vận hành. Trước khi giao hợp cần âu yếm vuốt ve, thầm thì tình tứ, khi hai bên đã có cảm xúc tình dục khá mạnh mới giao hợp. Cần chú ý phản ừng của đối phương, tránh nóng vội thô bạo. Không được đam mê quá độ. Sau cao trào cần nghỉ ngơi, dùng nước ấm rửa sạch hạ bộ bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
Người xưa còn xuất phát từ quan điểm dưỡng sinh học đề ra nguyên tắc “động nhưng ít xuất", nam giới làm như vậy sẽ bảo tồn được tinh dịch trừ được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, làm cho khí lực dồi dào, tinh thần phấn chấn. Người xưa cho rằng xuất tinh nhiều lần có thể gây ra năm chứng suy nhược là: Khí thương (xuất tinh giống như di tinh), nhục thương (tinh dịch loãng, ít), cân thương (tinh dịch hôi thối), cốt thương (tinh dịch rỉ ra chứ không phải là phóng tinh), thể thương (liệt dương). Động nhưng ít xuất thì có thể làm cho dương khí thoát ra, tinh dịch đặc quánh. Nếu động mà xuất nhiều thì dương khí suy, tinh dịch loãng.
Nguyên tắc "động nhưng ít xuất” do người xưa đề ra dựa trên cơ sở nhận thức "tinh dịch là cái gốc của nguyên dương". Bản thân nhận thức này không khoa học, không dùng được nhưng quan niệm của các cụ có thể tham khảo được. Ngoài ra các cụ còn cho rằng khi hai vợ chồng sinh hoạt tình dục có thể khống chế thích đáng việc xuất tinh, dùng phép đạo dẫn khí công có thể “hoàn tinh bổ não” (một cách làm cho tinh dịch không xuất ra có lợi cho sức khoẻ) và trị được nhiều bệnh tật. Cách làm này còn cần được kiểm chứng xem hiệu quả ra sao nhưng rất giống với cách trị bệnh di tinh bằng phương pháp khống chế và phương pháp phân tán tinh thần của các nhà y học tình dục hiện đại. Do đó thấy tổng kết kinh nghiệm và các giả tưởng của cổ nhân không phải hoàn toàn là vô lý, không nên coi là đồ tạp nham mà bỏ phí. Nó rất có thể gợi ý và cung cấp manh mối cho sự phát triển của khoa học tình dục hiện đại.