Chương 5

Bà Hiệp uể oải mở lồng bàn ra. Trên mâm là một đĩa rau muống luộc, bát canh nước rau pha chanh và một miếng trứng rán. Bữa cơm trưa của bà là thế. Phượng Duy chắc cũng ăn như bà. Tội nghiệp con bé đang sức lớn và đang thèm ăn biết bao thứ quà vặt, nhưng bà lại không đủ điều kiện đế đáp ứng những điều tưởng chừng rất đơn giản đó.
Xí nghiệp bà làm đang trên đà phá sản, họ sa thải nhiều nhân viên, trong số đó có bà. Cả nữa tháng nay sáng bà cắp ô đi, chiều cắp ô về như một công chức gương mẫu nhưng thật ra, bà đi lang thang tìm việc, đi để cho ở nhà mọi người tưởng bà vẩn còn đi làm đó thôi.
Phượng Duy cũng chưa biết bà đang thất nghiệp, bà không muốn con bé phải lo lắng hơn nữa. Khi dạo này, việc đánh máy để kiếm thêm của nó cũng gặp nhiều khó khăn.
Bây giờ mọi bản thảo, tài liệu, căn hoá giấy tờ người ta đều thích làm bằng vi tính. Nghề đánh máy chữ đang lụng bại. Những ngừơi khách quen với bà cũng đã từ chối giao bản thảo cho Duỵ. Bà biết họ đã chuyển sang đánh bằng vi tính. Gía như mẹ con bà sắm được máy vi tính thì hay quá. Dạo còn đi làm bà chưa dám mơ tới nó, huống hồ chi hiện giờ.
Ngồi vào mâm bà Hiệp cố ăn cho đủ khẩu phần. Ngoài sân, Duy và mấy thằng con trai ngồi chụm đầu tán dóc. Nếu so với Lan Khuê, Duy chịu thiệt thòi hơn nhiều.Đúng là con không cha như nhà không nóc, cơ khổ trăm bề. Bà đâu thể để con bà khổ hơn nữa, bởi vậy có lẽ bà sẽ nhận giúp việc nhà cho người ta. Có một gia đình cần chăm sóc người bệnh. Công việc này rất nhọc nhằn, nhưng vì con bà sẽ nhận làm. Khổ nỗi, nếu nhận việc, bà phải ở luôn tại nhà chủ, mà bà thì chưa biết nói dối thế nào khi đi làm và không về nhà. Thở dài bà dọn dẹp mọi thứ rồi dắt xe đạp ra. Người ta hẹn bà trưa nay đến thử việc, và bà đã hết cách lựa chọn rồi.
Thằng Trung là đứa đứng dậy chào bà Hiệp trước tiên. Sau đó tới thằng Hoàng, đứa nào cũng lễ phép đến tức cười.
Duy vừa mở cổng vừa cằn nhằn:
- Trời nắng như đổ lửa thế này mà mẹ cứ đạp đi đạp về. Mẹ ở lại chổ làm buổi trưa như trước kia có đỡ khổ hơn không.
Bà lừ mắt:
- Thì cũng phải về để trông chừng con chứ. Hừ! thích mẹ vắng nhà để làm quỷ lắm à?
Phượng Duy cười, cô quay vào với lũ bạn. Thằnng Hoàng chót chét:
- Tui nghe đồn xí nghiệp của bác Hiệp đang giảm biến chế dử dội lắm. Duy có nghe bác Hiệp nói gì không?
Duy hơi khựng lại:
- Xạo! người ta quảng cáo trên tivi rần rần thế kia mà ông nghe đồn này đồn nọ. Họ cạnh tranh nên đồn ác thế đó.
Hoàng trợn mắt:
- Mợ Út tôi bị sa thải rồi đây nè.
Duy nói đại:
- Đôi khi người ta phải giảm biến chế để... để bộ máy... gọn nhẹ, thì mới đẩy mạnh sản xuất.
Hoàng bỉu môi:
- Duy nói mà tui tưởng nhà kinh tế học nào không hà. Biết thì thưa thì thốt. Không biết dựa cột mà nghe. Hiểu chưa... thím Ân?
Phượng Duy đỏ mặt:
- Tui hổng có đùa đâu nghen. Ghép đôi bậy bạ là không được à.
Hoàng cười hì hì:
- Ghép cây còn phải lựa, huống hồ chi ghép người. Tui với Trung thấy Ân xứng với Duy nhất. Thầy đã không nói, anh hùng cứu mỹ nhân là gì? Công nhận nó anh hùng thật đó.
Duy liếc thằng Hoàng muốn tét mí mắt, cô nghiến răng:
- Hai ông xéo ngay cho tui nhờ.
Hoàng bẻm mép:
- Cây ngây đâu sợ chết đứng, Duy làm gì dử vậy?
Duy hầm hầm đứng dậy:
- Về đi.
Trung ấm ức:
- Nảy giờ mình chả nói tiếng nào. tự nhiên bị đuổi.
Duy kết tội:
- Im lặng là đồng loã. Lúc nãy Trung làm thinh, nhưng trước đây cũng từng chọc. Mình không thích hừm! càng lúc mình càng ghét thằng Ân.
Hoàng bạo mồm:
- Tại nó dám can đảm nói... iêu Duy chớ gì? cái thằng liều mạng gớm, vậy mà mình tưởng nó... nó không dám. Ai dè...
Phương Duy nuốt nghẹn xuống:
- Thằng Ân nó nổ... với ông?
Hoàng vờ ngơ ngác:
- NÓ chewiggum chớ nổ gì?
Duy quắt mắt:
- Về...
Hoàng xoa tay vào nhau:
- Mình vào tìm Lan Khuê một tí.
Rồi không đợi Duy kịp nói thêm câu nào, nó phóng vèo tới tam cấp bước vào nhà lớn.
Trung ngập ngừng:
- Mình thấy Ân rất tốt với Duy sao lại ghét nó?
Duy cáu lên:
- Muốn ghét là ghét à. Cái kiểu tốt của Ân không phải như Trung, nó làm mình khó chịu.
Trung chép miệng:
- Khó tính quá, sẽ không còn bạn bè nào chơi.
Phượng Duy giận dổi:
- Tui là vậy đó. Trung nghỉ chơi tui ra cho rồi.
Nhún vai, Trung đứng lên:
- Chán! rốt cuộc cũng lòi cái đuôi con gái ra. Hở một cái là làm eo làm sách, làm tình làm tội người ta.
Hai đứa đứng dựa hai gốc cây, chả đứa nào thèm nói với đứa nào câu nào.
Một lát sau, Duy mới nói:
- Tới giờ học hoá rồi kìa, không gọi thăng Hoàng đi cùng cho người ta còn khoá cổng.
Mặt Trung tươi tỉnh trở lại. Nó hạ giọng:
- Mình có mang phần bài tập học thêm hoá tới. Duy học cách giải đi, thế nào thầy cũng cho Duy làm bài lại để gỡ con không hôm kiểm tra.
Phượng Duy gật đầu:
- Mình sẽ học! dạo này dẹp nghề đánh máy rồi. Thật không ngờ lần đánh máy dồn dập ấy lại là lần sau chót. Mình bây giờ thừa thời gian học.
Cô chép miệng:
- "Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ" người xưa nói phải. Mình bị thất nghiệp rồi.
Bỗng dưng cô lại lo lắng khi nhớ những lời thằng Hoàng nói lúc nảy.
- Không biết xí nghiệp của mẹ Duy có sa thải công nhân thiệt không, hay thằng Hoàng nổ bậy?
Trung trấn an cô:
- Rõ ràng bác Hiệp vẫn còn đi làm đó thôi. Duy lo học vẫn hơn lo chuyện bao đồng.
Duy cãi:
- Duy lo chuyện sống chết của hai mẹ con chớ không phải chuyện bao đồng. Mà thôi. Chắc Trung không hiểu đâu. Đi gọi thằng Hoàng đi.
Trung lẳng lặng tuân lệnh. Nó đóan rằng giữ Duy và Ân đã xảy ra chuyện gì đó khá trầm trọng nên dạo này Duy... cấm cửa thằng Ân và tỏ thái độ bực dọc khi nghe nhắc tới nó.
Chẳng lẻ Ân dám nói... yêu nhỏ Duy và bị con nhỏ nghĩ chơi vì lý do đó? Nếu đúng vậy, thằng Ân quá là gan hơn Trung nhiều.
Thăng Hoàng bước ra với Lan Khuê. Trước khia nhỏ Khuê ghét thằng Hoàng ra mặt, nhưng kể từ hôm nó có truyện đăng báo tới nay, thằng Hoàng chẳng hiểu đã uốn ba tất lưởi, tán dương, ca tụng con nhỏ thế nào mà Lan Khuê đã đổi thái độ với nó. Con nhỏ hết chê thằng Hoàng vừa rẻ tiền vừa dơ dáy rồi. Cũng đúng vì một đứa vừa rẻ tiền vừa dơ làm sao biết thưởng thức văn chương tuyệt tác của nó được. Cái gì cũng có thể đổi thay để hợp ý con người hết.
Giọng Lan Khuê vưa ngọt vừa nhão:
- Hoàng nhớ giúp Khuê nhanh nhanh nghe.
Thăng Hoàng hí hửng gật đầu:
- Khuê yên tâm, mai vào lớp Hoàng sẽ đưa lại cho Khuê sạch đẹp không sai dù một dấu chấm OK?
Nhỏ Khuê ra chiều bí mật:
- Cấm không được cho ai xem đấy.
Hoàng cười:
- Đương nhiên.
Dứt lời, nó hiên ngang ra cổng nơi Trung đang ngồi chờ trên xe.
Duy đóng cổng, khoảng sân lại im vắng như chưa hề có ai làm ồn ở đây.
Duy ôm vở ra gốc khế học bài. Sau vụ xảy ra trong giờ kiểm tra, cô hết dám thờ ờ với chuyện học. Lần đó mai mà cô chủ nhiệm không mời phụ huynh vào lớp, nhưng Duy biết chỉ cần mình có một sai phạm khác, cô chủ nhiệm sẽ triệu mẹ vào ngay.
Không còn bao lâu nữa là tới ngày thi tốt nghiệp, cô nhất định phải đậu để sau đó tìm một việc làm hầu đỡ đần cho mẹ, chớ không hy vọng mình sẽ vào đại học như Lan Khuê.
Tiếng chân người bước nhẹ trên lá, khiến DUy nghe tim đập nhanh khi đóan được đó là ai.
Biên mỉm cười thay câu chào:
- Khu vườn này quả là một nơi học bài lý tưởng.
Duy cũng cười đáp lể, nhưng nụ cười của cô đầy vẻ cảnh giác. Với Biên, cô vẩn lạnh lùng khép kín dù cô khám phá ra một điều hết sức dễ ghét là cô lỡ có thói quen quan tâm đến những sinh hoạt trên từng cao của hắn ta.
Một ngày Biên có thời khoá biểu làm việc khá nghiêm túc. Sáng dậy sớm hắn ra sân chạy,nhẩy dây, tập tạ (cái tạ bé bằng nắm tay) ăn sáng rồi đến lớp khoảng cùng thời gian với Duy.
Đã mấy lần Lan Khuê nhờ Biên sang đưa đến lớp, trưa đón về nhà. Bọn con gái thắc mắc "bồ hả".Khuê cười không trả lời trả vốn gì hết. Duy ghét cái thói lấp lửng của nó, và ghét cả Biên mà không biết tại sao.
Ghét, nhưng đế ý đến người ta rồi bỉu môi là tật của bọn con gái cơ mà.
Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, Biên hay lấy harmonica ra thổi. Những lúc ấy, cả khu vườn như chìm vào torng tiếng nhạc buồn và quyến rủ kỳ lạ của Biên.
Cô thích nhất bài:
"Tội nghiệp thằng bé lở yêu cô em rồi... giàn thiên lý đã xa, xa mù khơi... "
Nghe mà buồn cho "thằng bé" và "cô em" nào đó trong bài hát
Vườn nhà cô không có giàn thiên lý, nhưng có mấy cây ngọc lan cao to. Tối gió đưa hương thơm của chúng bay tới tận nhà thằng Trung và len nhẹ vào từng giấc mơ của Duy, Những giấc mơ ấy đã có mặt Biên. ANh ta cũng dễ ghét như ngoài đời, nhú đang bây giờ.
Biên tự nhiên ngồi xuống kế Duy:
- Sao không thấy em đi học thêm như Khuê?
Phượng Duy lật lật những trang vở:
- Mỗi người có một điều kiện khác nhau. Tôi không thể như chị Khuê được.
- Chính vì vậy nên em không thích thi đại học?
Duy thảng thốt:
- Sao anh biết?
- Vì tôi sống chung với gia đình em.
- Gia đình chị Khuê chớ không phải gia đình tôi.
Biên nhẹ nhàng:
- Em phân biệt quá đấy. Theo tôi nghĩ thì đây là một đại gia đình đúng không?
Duy nhún vai:
- Không tranh luận với anh nữa.
Biên tò mò:
- Em sẽ làm gì khi thi xong tốt nghiệp?
Duy ngần ngừ rồi quuyết định nói thật:
- Có lẽ tôi tìm một việc làm.
Biên gật gù:
- Tôi cũng đóan thế.
Phượng Duy liếc xéo anh:
- Chớ không phải anh nghe chị Khuê nói?
Biên lắc đầu:
- Không,Khuê không đề cập tới chuyện đó.
Phượng Duy gặng:
- Thế chị ấy đề cập tới chuyện gì của tôi?
Biên tủm tỉm cười:
- Tôi không dễ bị... dắt đâu cô bé
Phương Duy hơi quê nhưng cô vẫn gân cổ lên:
- Xì! ai thèm..dắt anh. tôi thừa biết anh và chị Khuê cùng phe mà.
Biên tỉnh táo:
- Em còn... biết gì nữa, nói luôn đi?
Phượng Duy nghêng mặt:
- Không thèm.
Biên cười. Cái nụ cười mà Duy ghét cay ghét đắng ấy, trưa nay trông cũng không đến nổi nào.
Anh bổng hỏi:
- Em định làm việc gì?
Duy bối rối:
- Tôi chưa biết
- Dạo này em hết nhận đánh máy rồi à?
Duy rầu rỉ:
- Người ta không thuê nữa.
- Phải chi em biết xử dụng máy tính, tôi có thể giới thiệu cho em nhiều việc làm.
- Đã bảo tôi không điều kiện học mà
Biên trầm giọng:
- Nếu em không chê, tôi có thể giúp  em những phần cơ bản nhất của tin học.
Phượng Duy tròn mắt nhìn anh rồi ấp úng:
- Tôi... tôi sợ là phiền anh
Biên mỉm cười:
- không sao đâu. Quan trọng là em có thích học không kìa. chả có gì khó ha?
Duy nghe gịong mình lạ hoắc:
- Tôi thích chứ.
Biên vào đề luôn:
- Vậy em thi xong, chúng ta sẽ bắt đầu.
Phượng Duy lưỡng lự:
- Tôi còn phải hỏi ý mẹ nữa
Biên nheo nheo mắt:
- Lúc này trông em không giống gì một thằng quậy, như em từng vổ ngực xưng tên hết.
Duy trấn tỉnh trái tim minh:
- Tôi lúc nào cũng là tôi, quậy chánh hiệu đấu. Có điều chất du côn đang lặn xuống.
Biên nheo mắt:
- Và tôi thích chất quậy đó dù nó lặn hay trội. Sao chúng ta không là bạn nhỉ?
Phượng Duy thủng thỉnh:
- Làm bạn với tôi được ít mất nhiều và chả hay ho gì
BIên bật cười:
- Eo ơi đáng sợ thật.
Ngay lúc ấy Lan Khuê dẩn chiếc Astrea vào. Thấy Biên ngồi cạnh Duy, mặt nó xụ xuống.
Giọng cộc lóc, khuê gằn:
- Mở cửa!
Phượng Duy chưa kịp đứng lên, Biên đã nhanh nhẹn bước ra cổng. Lấy chìa khoá từ trong túi anh mở khoá và kéo rộng cánh cửa trước sự ngạc nhiên của Duy.
Lan Khuê gắt gỏng:
- Duy ngồi đó mà để anh Biên làm việc của mình mà thấy được à. Miết rồi chả ra thể thống gì hết. Chị méc nội cho xem.
Phượng Duy làm thinh, cô muốn nghe xem Biên nói thế nào, khi anh ta muốn là bạn của cô.
Biên nói bằng giọng đường phèn pha mật:
- Anh tình nguyện làm việc này mà Khuê. Em đi học đi kẻo trễ bé ạ.
Lan Khuê nũng nịu:
- Vì anh tình nguyện nên em bỏ qua.
Nhìn nó, Duy nhớ lúc nãy với Hoàng cặp mắt nó cũng chớp tắt như thế. Đúng là yêu nữ đội lớp thiên thần. Rồi Biên nữa cái kiểu anh tình nguyện của hắn nghe lơ lơ lững lửng sao đấy. Hắn tình nguyện vì ai? vì Khuê chớ có phải vì Duy đâu.
Bổng dưng Phượng Duy giận dỗi. Cô đứng dậy đi một nước vào nhà. Tốt nhất không nên có một gã bạn nguy hiểm như Biên. Làm bạn với hắn Duy mới là người được ít mất nhiều Và chả hay ho gì. Trước mắt chút tình cảm chị em vốn mong manh giửa Duy và Khuê như càng mong manh hơn nữa rồi vì hắn.
Biên biết Duy giận mới bỏ vào nhà, nhưng hắn có thèm đi theo như bọn thằng Trung, thằng Ân đâu. hừ! đúng là kênh kiệu, dể ghét. Hắn muốn đem Duy và Khuê ra làm thước đo sức quyến rũ của hắn à. Xì! cô ứ thèm làm bạn với hắn, chơi với Trung với Hoàng vẩn thích hơn.
Rót một ly nước lọc, Duy từ tốn uống từng ngụm để trôi cơn nóng xuống.
Mới uống được nửa ly, cô suýt sặc khi nghe Biên gọi mình.
Phượng Duy quay ra và thấy Biên đứng tựa cửa, trên tay anh là một túi xốp khá to.
Đặt cái túi lên bàn, biên nói:
- Qùa ở quê mang lên mong Duy đừng chê.
Lòng Duy chợt dịu xuống theo ánh mắt của Biên. Cô bối rối:
- Sao nhiều thế anh... anh nên mời Lan Khuê mới đúng.
Biên lắc đầu:
- Phần này tôi dành cho Duy, học thi cần phải bồi dưỡng mới đủ sức.
- Cám ơn anh, mà anh về quê hồi nào vậy?
- À thằng bạn về rồi mang lên hộ tôi.
Phượng Duy vẩn không thôi tò mò:
- Quê anh ở đâu lận?
- Ở Tiền GIang, nếu có dịp mời Duy và các bạn em về quê tôi một chuyến.
- Vâng, nếu có dịp.
Biên mĩm cười:
- Tôi tin là sẽ có dịp...
Đặt lên bàn một cái chìa khoá, Biên nói:
- Duy cất để phòng khi về trể không ai mở cửa.
Duy chớp mắt:
- Giữ chìa khoá riêng, tôi sẽ bị mắng. Anh phải hiểu rằng tôi bị quản lý về giờ giấc, chớ không chỉ đơn giản là về trể không ai mở cửa.
Biên nheo mắt:
- Tôi thấy em có đi chơi đâu nào?
Phương Duy thản nhiên:
- Tôi đang tu tâm dưởng tánh đấy.
Biên hóm hỉnh:
- Cho tôi học cách tu với. Biết đâu chúng ta cùng đắc đạo.
Duy bỉu môi:
- Hỏng dám đâu tôi không muốn bị mang biếng rủ rê người khác.
Biên hơi thách thức:
- Em đủ sức rủ người khác sao?
Phượng Duy hất mặt nhìn trả lại anh chớ không trả lời. Biên nhìn trả lại cô rồi khen:
- Em có đôi mắt đẹp thật.
Duy khụt khịt mũi:
- Trước anh nhiều gã đã nói thế rồi.
Nhưng chắc chắn họ chưa nói hết ý.
Kiểu lấp lửng của Biên làm Duy khó chịu, co nhíu mày:
- Còn ý gì nữa cơ chứ?
Biên cười bí hiểm:
- Có lẻ tôi không nên nói vào lúc này.
Duy ấm ức:
- Sao vậy?
- Vì chưa tới lúc.
Duy khoanh tay:
- Tôi không dể bị anh... dẩn đâu.
- Tiếc thật tôi đành chôn xuống tận đáy trái tim cái ý chưa nên nói vào lúc này rồi. Theo tôi, đó là một câu em cần được nghe để hiểu thế nào là khổ đau hay hạnh phúc.
Duy hoang mang nhìn Biên xem đồng hồ:
- Tôi phải đi rồi. Ráng học bài đi bé.
Phượng Duy phản ứng ngay:
- Hình như anh bị lộn. Câu nói này dành riêng cho bé Khuê mới đúng. Tôi không phải là bé.
Biên tủm tỉm thật khó ưa:
- Chắc là tôi lộn. Xin lỗi nhé... nhóc
Nheo con mắt đa tình. Biên vừa bước đi vừa huýt sáo bài Duy vẫn hay hát với cô Út.
Tôi đi bằng nhịp điệu
Một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu
Sáu bảy tám chín mười...
Phương Duy đứng lại một mình với muôn ngàn tức tối. Biên đã ra một câu đố và cô sẽ phải trăn trở cho đến khi có được câu trả lời. Hừ! anh ta đúng là con cáo già dể ghét nhưng nhất định Duy sẽ bẫy được con cáo ấy.