Lời mở đầu.
Pachay, Hạt giống oan khiên trên cánh đồng máu.

 
Tìm kiếm khắp các trang lịch sử Lào, bộ tộc Hmong xuất hiện khiêm tốn như một chú thích nhỏ. Họ đến muộn màng trong bối cảnh, định cư ở những vùng núi non hiểm trở, và gần 100 năm đắm chìm trong bóng tối sinh hoạt quốc gia. Chỉ đến khi người Pháp đặt chân lên lãnh thổ cuối thế kỷ 19 họ bất đắc dĩ bị xô đẩy vào trong dòng lịch sử Lào: đầu tiên là phiến loạn và sau là những nông dân trồng cây Anh Túc (thuốc phiện) và những chiến sĩ du kích thiện nghệ.
Khoảng giữa 1898 và 1922 Hmong nổi dậy chống chính quyền thuộc địa. Tuy vậy, sự sự liên hệ cải thiện dần trong năm 1940, khi người Pháp dùng thuốc Phiện Hmong cung ứng những tiệm hút của nhà nước cùng khắp lãnh thổ và sau này, sử dụng du kích Hmong chống lại nỗ lực thiết lập một đầu cầu của Việt Minh tại Bắc Lào. Người Pháp bảo trợ trường học cho trẻ em Hmong và cải cách chính trị để làm mạnh quyền lực chính trị Hmong. Sự bảo trợ này chấm dứt theo cuộc bại trận Pháp ở Đông Dương (Điện Biên Phủ). Trong vòng non một thập niên, người Hmong vẫn còn có một tài chủ (patron) mới - Mỹ. Đứng về phía nước Pháp, người Mỹ tuyển mộ, huấn luyện và trang bị một quân đội Hmong để ngăn chận quyền làm chủ Lào của Việt Minh.
Việt Minh thèm muốn Lào không vì những khoáng sản bao la hay vì rừng gỗ quý bát ngát mà vì giá trị chiến lược của nó trong chiến tranh. Trong cuộc chiến chống Pháp (1946 - 1954), các đơn vị du kích quân VN trú ngụ trong an toàn khu vùng núi non chớn chở đông bắc Lào để tránh bị tiêu diệt bởi các quân đoàn viễn chinh Pháp và lính Lê Dương (lính thuộc địa). Lào trở nên quan trọng hơn trong cuộc chiến Mỹ - Việt Cộng vì đường mòn Hồ Chí Minh.
Được sử dụng bởi cộng sản VN để thâm nhập vào miền Nam, đường mòn chính cuối cùng trải dài 625 dặm, nối tiếp với 12.5 ngàn dặm các lộ huyết mạch. Cuối thập kỷ 60 (1960 - 1969), 3 ngàn dặm ống dẫn dầu đã được trải dọc theo con đường để cung ứng nhiên liệu cho quân xa và chiến xa. 15 ngàn quân xa vận chuyển lính, quân nhu, quân cụ vào miền Nam. Thời điểm cuối cuộc chiến, 2 triệu người đã sử dụng, 45 triệu tấn hàng hóa đã được chuyên chở dọc con đường. Đường mòn Hồ Chí Minh là trái tim nhịp thở của hậu cần Cộng Sản và hầu như tất cả nằm trên đất Lào thẳng xuống từ vùng cán chảo Lào - Đó là tại sao cộng sản muốn kiểm soát Lào, bằng chính trị lẫn quân sự.
Lào là một vùng đất vô danh đối với ngưòi Mỹ cho đến cuối năm 1950, khi một bác sĩ trẻ tên Tom Dooley kêu gọi đồng bào Mỹ trong các cuộc phỏng vấn và các tụ điểm để yểm trợ sự chặn đứng chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn ở Lào. Thông điệp của Dooley đến tai một khối lượng lớn thính giả vì ông là một trong những người đáng khâm phục nhất ở Mỹ thời ấy. Nguồn gốc sự khâm phục ấy là do những tin được phổ biến rộng rãi về công tác nhân đạo của ông ở Đông Nam Á. Năm 1954 Dooley thiết lập những trạm y tế và tị nạn ở miền nam VN cho hàng chục ngàn đồng bào di cư tị nạn cộng sản miền Bắc. Dooley sử liệu hóa nỗ lực cứu trợ trong cuốn Deliver us from evil (Dịch: Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ), một tuyệt phẩm bán chạy giúp tuyên truyền hình ảnh chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh năm 1950 là áp bức và thù nghịch với những giá trị Ky Tô Giáo. Những kẻ chống cộng thủ cựu, những Ky Tô Hữu cuồng tín tiếp nhận lý tưởng của Dooley và gây quỹ yểm trợ công cuộc y tế của ông tại VN và sau này, Lào.
Dooley đến Lào năm 1956. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi ở Vientiane (Vạn Tượng), thủ đô Lào, ông ta lập nên một bịnh viện thô sơ cách Vạn Tượng 50 dặm hướng Bắc tại Vang Vieng. Sau đó ông tiến sâu hơn về hướng Bắc tới vùng rừng già tỉnh Nam Tha để công tác trong các làng lẻ loi gần biên giới Trung Cộng. Ở hai cuốn sách, The Edge of Tomorow và The Night They Burned the Mountain, Dooley cống hiến bạn đọc một thoáng nhìn về đời sống trong những khu rừng núi thượng cổ Lào:"Dân Lào không phải là người sung sướng vô tư. Họ nói nói cười cười nhưng họ đau khổ. Họ tồn tại với một cố gắng vĩ đại, cũng giống như làng mạc của họ lấn dần những cánh rừng hoang dã cũng bằng sự gian nan vĩ đại.”
Dooley kể chuyện nông dân Lào sống trong nỗi sợ hãi thường xuyên bị cộng sản tấn công. Nguy cơ này đáng cho Dooley quan ngại hơn nạn suy dinh dưỡng, bịnh truyền nhiễm nhiệt đới. Ông tin rằng cộng sản Lào, mệnh danh là Pathet Lào, là bù nhìn của Bắc Việt, mà theo thứ tự, Bắc Việt là bù nhìn Trung Cộng và Sô Viết. Dooley thúc giục người Mỹ giúp đỡ dập tắt ngọn trào Cộng Sản ở Lào để giúp "tay, lòng, viện trợ kinh tế và uy lực ngoại giao của chúng ta".
Thực ra, nước Mỹ đã can thiệp từ lâu trong việc đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản ở Lào. Đó là cả một công việc thầm lén. Ngay cả ứng viên tổng thống John Kennedy cũng không biết cho đến khi Eisenhower thuyết trình bàn giao chức tổng thống trước ngày nhậm chức. Eisenhower cảnh giác Kennedy rằng "Lào là chìa khóa toàn cõi Đông Nam Á... Nếu chúng ta để mất Lào thì chúng ta phải xoá tên cả khu vực"
Một khi nhậm chức, Kennedy biết viên chức quân sự Mỹ đã hoạt động lén lút ở Lào từ năm 1957, huấn luyện và chỉ huy quân đội chống phiến cộng (communist insurgents). Kennedy do dự không biết có nên tiếp tục hoạt động mật vụ đó nữa hay không. Các cố vấn của Kennedy thuyết phục ông chẳng những nên tiếp tục mà còn gia tăng sự can thiệp của Mỹ. Lyndon Johnson làm đúng như vậy. Richard Nixon cũng thế, ít nhất trong nhiệm kỳ đầu).
Để che giấu hành tung về sự can thiệp của Mỹ, tất cả tiền cho công vụ Mỹ ở Lào được chuyển qua CIA, với tài khoản ít hơn được hợp pháp hóa liên quan đến viện trợ nhân đạo. Trong thời hạn 10 năm, có lẽ 20 tỉ Mỹ Kim đã được chi dụng cho cuộc chiến tranh bí mật - tương đương 15 phần trăm tổng sở phí chiến tranh VN, cuộc chiến công khai hơn.
Chiến tranh bí mật diễn ra trên không và trên mặt đất. Giữa năm 1968 - 1973, Lào là điểm tập trung của một trong những cuộc oanh tạc lớn nhất lịch sử quân sự. Mục tiêu là những đơn vị Pathet Lào và vài sư đoàn xâm nhập Bắc Việt. Trung bình, phi cơ Mỹ ném một trái bom mỗi 8 phút, 24 giờ một ngày, tổng cộng 2 triệu tấn chất nổ - 1500 cân cho mỗi đầu người, đàn ông, đàn bà, con nít khắp nước, đưa Lào thành một nước bị oanh tạc dữ dằn nhất lịch sử.
Dù phạm vi rộng lớn của oanh tạc, khó tìm thấy dấu vết của nó trên báo chí Mỹ và chắc chắn không có gì biểu thị phạm vi của nó. Y như thể máy bay Mỹ không có ở đó. Trên một ý nghĩa nào đó chúng không có thực. Một phần được phát động bởi CIA mang bảng số trùng với những máy bay quân sự được ghi vào thời biểu khắp nơi trên thế giới trong khi máy bay "song sinh" của nó, đang công tác tại Lào. Nếu máy bay bị bắn rơi, CIA có những hồ sơ chứng minh chúng vẫn đang bay ở những nơi không gần Lào. Một số máy bay thuộc không lực Mỹ đã được tẩy sạch tung tích sau khi chuyển nhượng cho CIA, với tất cả phù hiệu quân sự và số căn cước động cơ đục bỏ. Nói chung là không có tài liệu nào cả. Những máy bay khác xóa khỏi hồ sơ không lực Mỹ bằng cách bán thành hàng quân sự thặng dư cho các phi công đã từng lái nó. Người mua, trong biên lai là những hàng không dân sự, đã ra khỏi quân đội và mạo danh như những nhân viên kiểm lâm Mỹ về phát triển quốc tế. Những máy bay này bán với giá... 1 đô la Mỹ.
Để giữ bí mật, không lực Mỹ cấm báo chí đến căn cứ Nakhon Phanom ở Thái Lan, nơi những phi đội bay qua Lào mỗi ngày. Đôi khi các phóng viên áp lực chính phủ hỏi những thông tin về số lượng lớn máy bay ở Thái Lan, giới hữu trách chỉ loan báo tổng quát hay nói dối, liệt kê Đông Nam Á hay VN là khu vực công tác thực thụ, những phi xuất ở Lào chỉ là những công tác trinh thám không đáng kể.
Báo chí ít khi than phiền. Các nhà báo luôn bận tâm về VN, nơi các viên chức dân sự lẫn quân sự họp báo mỗi ngày một cách bổn phận. Chỉ có vài nhà báo ở Lào (trong khi đó khoảng 600 nhà báo Mỹ ở VN), và hầu như tất cả sống ở những thị trấn chính. Các nhà báo uống nước ở Ratry, một quán rượu ở Savanakhet, hay ăn Khaophoun, một món bún rất phổ biến, ở khách sạn Constellation, thủ đô Vạn Tượng, khó là một vị trí quan sát tốt để tường thuật những cuộc oanh tạc hàng nhiều trăm dặm xa xôi.
Chiến tranh diện địa cũng bị che phủ một tấm màn dầy, bí mật giống như chiến tranh trên không. Một nhà báo Associated Press đã phục vụ đưa tin chiến tranh VN suốt 3 năm gặp toàn thất vọng sau khi được bổ nhiệm qua Lào. Ông ta nghe tin đồn về một trận đánh cấp tỉnh, về dân chúng di tản lên vùng đồi núi và nhận những tường thuật về những cỗ trọng pháo chiếm được và mất đi của địch. Trận chiến kéo dài nhiều ngày và không báo cáo tổn thất nào dược ghi nhận. Hoài nghi chủ nghĩa của nhà báo là điều không tránh khỏi. " Mọi sự làm ta tin rằng chiến tranh không thực sự diễn ra... Và rồi, cuộc chiến vô tận ở cánh đồng Chum mà chúng ta không ai được thấy, mỗi năm đều đổi chủ."
Theo nhãn quan nhà báo, cuộc chiến có thực- và dữ dội. Trong lãnh vực tổn thất chiến tranh, cũng khốc liệt như cuộc chiến tranh oanh tạc. Từ 1968-1971, khi chiến tranh lên đến đỉnh cao nhất, tổn thất nhân mạng về phía không cộng sản đáng sửng sốt: 1000 thương vong một ngày trong vòng 3 năm. Thiệt hại về phía Cộng Sản còn cao hơn gấp bội. Ngay trong cuộc nội chiến Mỹ, đẫm máu nhất quốc gia, cũng không đạt được mức tàn sát này.
Với thế giới bên ngoài, cuộc bộ chiến chống cộng đã được đảm đương bởi quân lực hoàng gia Lào (RLA, Royal Laotian Army). Trên thực tế, những đơn vị hoàng gia Lào ít khi đụng trận với kẻ địch, và khi đụng trận, họ luôn thua. Các trận đánh chính yếu được chiến đấu bởi quân đội du kích lén lút hoàn toàn trang bị và chu cấp bởi CIA ở một phỏng chừng 1 tỉ đô la (tương đương 4 tỉ đô la bây giờ). Nẩy sinh từ một tổ chức bán quân sự gồm vài trăm người, quân đội bí mật này phát triển thành một lực lượng không vận cơ động gần 40 ngàn người. Yểm trợ cho đạo quân bí mật này trở thành công vụ lớn nhất trong lịch sử CIA.
Tất cả quân lính trong quân đội bí mật của CIA là nguời Hmong, con cháu của người Mèo bên Trung Hoa) phía tây bắc Trung Cộng, nơi hầu hết người Hmong vẫn cư ngụ tại đây. Khoảng năm 1962 và 1973 họ ngăn chận một lực lượng ngày càng bành trướng từ 7 ngàn đến 70 ngàn. Nó là một thành tích đáng kể, được thừa nhận mới đây bởi viên giám đốc CIA, William Colby trong bản điều trần trước uỷ ban đặc trách Đông Nam Á Quốc Hội:" Lực lượng Hmong đã cầm chân lực lượng Bắc Việt khựng lại trên một chiến tuyến từ khi xua quân xâm lấn năm 1962.
Nỗ lực ấy đem lại một tổn phí đáng kể. 30 ngàn người Hmong gục ngã trên chiến trường, tính theo tỉ lệ, tương đương với người Mỹ thiệt hại 16.5 triệu tại VN (chứ không là con số thực sự 57 ngàn). Gần như một phần ba người Hmong, tất cả là dân sự, bị hủy diệt trong cuộc chiến vì bịnh tật và chết đói khi toàn thể các bản làng buộc chạy lên vùng cao hoang dã hầu tránh sự tiến quân của lưc lượng địch.
Đó là cuộc chiến người Hmong không thể thắng. Dù là những chiến sĩ du kích can đảm tài ba, họ không đủ nhân lực để phòng thủ những vùng chiếm đoạt. Trái lại, quân Bắc Việt quyết tâm và có thể hy sinh hàng ngàn để tái chiếm địa hạt hay tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu. Năm 1973, lực lượng cộng sản chiếm ngự hầu hết các cứ điểm chiến lược ở Lào. Đang trong tiến trình bãi chiến từ VN, Mỹ thông báo với chính phủ Lào rằng không thể ỷ vào sự yểm trợ tiếp tục của Mỹ. Dòng thác lũ tiền của đổ vào quân đội Hmong chậm lại thành nhỏ giọt rồi cạn hẳn. Tháng 5 năm 1975 lực lượng Pathet Lào, đưọc yểm trợ bởi quân Bắc Việt, chiếm đóng các thành phố chính yếu và tiếp thu quyền kiểm soát lãnh thổ. Chỉ trong vài tháng, hàng ngàn người Hmong bị lùa vào các trại tập trung - báo thù quân du kích Hmong làm trì hoãn cuộc chiến thắng của cộng sản gần một thập niên. Với những kẻ sống sót khỏi trại, vấn nạn nan giải là: sống hoà bình với cộng sản, võ trang chống đối hay trốn khỏi nuớc.
Khi hầu hết chọn một khoan dung đầy bất trắc với chính phủ mới, một thiểu số đáng kể chọn kháng chiến. Góp nhặt các vũ khí giấu trong hang động hay chôn trong rừng, họ phục kích các toán tuần cảnh Pathet Lào và phá sập cầu dùng bởi các đoàn quân xa Bắc Việt chuyên chở, điều động binh sĩ để yểm trợ chính quyền mới. Cộng sản phản công với những vận động quân sự khổng lồ, bức bách phiến quân rút lui vào vùng cao ở rặng núi Phu Bia, dẫy núi cao nhất, hiểm trở nhất ở Lào. Địa thế hiểm trở tạo thế quân bình cho đến khi người VN đem xe tăng và trọng pháo, phản lực và bom hơi độc. Sự ứng dụng kỹ thuật quân sự hiện đại, gồm những vũ khí các quốc gia văn minh thề không bao giờ dùng trong chiến tranh, bẻ gẫy xương sống kháng chiến. 15 ngàn người Hmong (kể cả phiến quân và gia đình) đầu hàng hoặc bị bắt sống. Kháng chiến sau này lại nổi dậy nhưng chỉ là bóng mờ so với cuộc nổi dậy đầu, một khó chịu nhỏ hơn là một đe dọa tới chế độ đang nắm quyền.
Qua khoảng 10 năm gần một nửa Hmong trốn khỏi nước, một số khá lớn chết dọc đường. 50 ngàn trốn thoát trong khoảng vài tháng đầu của chế độ mới. Sự đào tị chậm lại thành nhỏ giọt, cho đến khi chính phủ bắt đầu tấn công phiến quân, tạo ra một cơn lụt người tị nạn. Năm 1988 hơn 130 ngàn người Hmong vượt biên sang Thái Lan. Hầu hết di trú sang Mỹ.
Địa danh, nhân vật người Hmong.
Hmong là một ngôn ngữ độc âm nhưng không có chữ viết cho tới khi các nhà truyền giáo Tây Phương sáng tạo ra nó đầu thập niên 1950. Khi dịch sách, đôi khi Meta dịch địa danh, nhân vật theo chữ Hmong (của các giáo sĩ) và đôi khi dịch theo kiểu phiên âm sang Anh Ngữ. Để thuận tiện cho các bạn không biết cách phát âm từ chữ Hmong, Meta dịch theo lối phiên âm sang Anh Ngữ. Lúc nào dư thì giờ, Meta dịch theo lối phiên âm sang Việt Ngữ.
Ví dụ họ Vue (Anh ngữ) chữ Hmong phải viết là Vu mà chúng ta phát âm là Vù. Vù Mí Kẻ là một cái tên của Hmong.
Trọn cái tên của Hmong gồm 3 chữ. Ở Lào giống như Việt Nam, họ trước rồi mới đến tên sau. Có khỏang 20 thị tộc (họ) trong bộ tộc Hmong. Tên phổ thông nhất là họ Cha (Tcha theo chữ Hmong), họ Fang, Her, Ly, Lo (Tiếng Hmong Lor), Moua, Thao, Vang, Vue, Xiong, và Yang. Một người nam Hmong có 2 tên, một lúc còn nhỏ và 1 lúc trưởng thành. Nếu viết bằng Anh ngữ, mỗi 1 trong 3 họ và tên Hmong đều viết hoa hết. Tuy nhiên cũng có vài người không có tên hay không dùng tên trưởng thành. Như vậy, tướng Vàng Pao chỉ có 2 chữ. Vàng là họ và Pao là tên. Một phụ nữ có chồng vẫn giữ họ của mình (giống Việt Nam) dù rằng cả cuộc đời mình và con mình thuộc về thị tộc nhà chồng. Hầu hết đàn bà đều không có tên trưởng thành và chỉ dùng tên lúc còn bé. Một số quý tộc theo học văn hóa Pháp như Touby Lyfong và Faydang Lobliayao lấy tòan bộ họ và tên cha làm họ của mình. Ví dụ cha Meta là Nguyễn Văn X thì tòan bộ tên Meta là Meta Nguyễn Văn X, viết tên trước, họ sau như người Mỹ. Trong bài này, cha của Touby Lyfong là Lyfong, cha của Faydang Lobliayao là Lobliayao. Hơi lộn xộn nhưng 2 thị tộc này rất quan trọng trong bài, chúng ta nên nhớ. Tóm lại, họ và tên Hmong họ trước tên sau như người Việt, trừ trường hợp vài quý tộc chọn tòan bộ họ và tên cha làm họ của mình thì tên trước, họ sau. Trường hợp này rất hiếm.
Về địa danh, có những bất đồng trong việc viết chữ. Ví dụ Thailand hay Thai Land, Vietnam hay Vietnam, Longcheng hay Long Cheng (đọc là Long Chẹng). Trường hợp địa danh thì Meta xin phép ngắt ra cho giống Việt Nam. Vì họ sinh sống theo lối du canh, tức là phát rừng làm rẫy vài năm cho đến khi hết màu mỡ (họ không có phân bón) thì bỏ đi nơi khác nên 1 địa danh chỉ có thể tồn tại vài năm rồi mất, trừ khi họ di chuyển lòng vòng rồi tái định cư về chỗ cũ.
Lào là tên của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Người Lào là tên gọi chung cho tất cả công dân Lào, bất kể sắc tộc (có hơn 60 sắc tộc, (có khi Meta gọi là bộ tộc). Rai là một đơn vị đo đạc ở lào tương đương 1/6 mẫu đất.
Bài này theo dõi những biến cố này trong bối cảnh chính trị Lào dưới sự thống trị của Pháp, Mỹ và VN, và thám hiểm các động lực dẫn các nhà chính trị Hmong chiêu mộ người của họ vào sản xuất, mua bán thuốc phiện và sau này tuyển mộ họ vào quân đội bí mật của CIA. Bài này cũng đúc kết hồ sơ về tình cảnh người Hmong sau chiến thắng 1975 của cộng sản: sự khốn đốn họ bị buộc chịu đựng, cái dộc ác của trại tập trung, công cuộc chống áp bức của họ, tình cảnh tuyệt vọng của hàng ngàn người đến các trại tị nạn bên Thái Lan, và sự phấn đấu hội nhập vào đời sống chính trị Mỹ.