Chương 7
Lão hổ kinh tẩu, mãnh long nộ nhập.

Hehehe Pháp chạy, Mỹ vào.
Trong Thế Chiến Thứ Hai, Franklin Roosevelt nghiền ngẫm về hậu quả của chủ nghĩa đế quốc. Ý đồ của Nhật là bắt chước Âu Châu xâm chiếm những thuộc địa Á Châu dĩ nhiên không tránh khỏi dẫn đến việc tấn công Trân Châu Cảng và phát động cuộc chiến khu vực Thái Bìbh Dương. Đức cũng vương vào đế quốc chủ nghĩa, tuy với một con đường gián tiếp hơn. Gánh chịu một vết thương chí tử đến lòng tự hào quốc gia trong cuộc bại trận Đệ Nhất Thế Chiến và thiếu những thuộc địa quan trọng hải ngoại nơi có thể xoa dịu tự ái dân tộc, Đức khởi sự chinh phục lân bang và tiến chiếm Âu Châu làm thuộc địa.
Roosevelt tin rằng Đồng Minh cuối cùng rồi cũng chiến thắng phe Trục, vẫn lo ngại rằng sau khi hòa bình vãn hồi, nền hòa bình của nó không được lâu bền. Sự đe dọa lớn nhất là chủ nghĩa đế quốc của Âu Châu ở Á và Phi Châu., nơi một di sản bóc lột tàn bạo đã tạo ra mối căm thù giữa người dân bị trị với những đế quốc thực dân.
Roosevelt đặc biệt quan tâm đến thực dân Pháp ở Đông Dương. Nó khó có thể là một chính phủ anh minh sáng suốt. Roosevelt than phiền với ngoại trưởng Cordell Hull:”Pháp đã nặn vắt Đông Dương một trăm năm. Người dân Đông Dương đáng được đối xử khá hơn như thế.” Roosevelt dự kiến sau chiến tranh sẽ có các phong trào vũ trang chiến đấu giải phóng quốc gia ở các thuộc địa Pháp và Anh, bất cứ lúc nào cuộc xung đột sẽ làm tan vỡ nền hòa bình mua bằng máu của người Mỹ ở Âu Châu và Thái Bình Dương.
Năm 1943, Roosevelt tỏ mối lo ngại này với Đồng Minh, gây phiền não đáng kể cho các lãnh đạo Anh và Pháp, vì họ không thể cản trở đường lối của Mỹ nếu Mỹ muốn phá bỏ chính sách thuộc địa khắp thế giới. Họ chưa cần lo ngại vội. Chiến tranh cần phải thắng đã. Roosevelt không muốn phương hại chiến thắng bằng cách chống đối Đồng Minh lúc này. Vì thế khi Pháp tái chiếm Đông Dương từ tay Nhật và khôi phục đế quốc thuộc địa của họ, Roosevelt không yêu sách gì hơn một cam kết mơ hồ của De Gaulles ban cho các thuộc địa một mức độ độc lập nào đó sau thế chiến.
Hơn thế nữa, Roosevelt cảm thấy đủ lý lẽ trong vấn đề ra lịnh cho binh sĩ Mỹ đồn trú tại Trung Hoa không yểm trợ Pháp nếu Việt Nam võ trang đòi độc lập. Trước khi từ trần, ông tập trung vào một chỉ huy thống nhất các lực lượng Đồng Minh ở Á Châu, đảm bảo cho việc ngăn ngừa Anh, Pháp có thể đơn phương điều động binh sĩ mà không có sự đồng ý của Mỹ.
Truman.
5 tháng sau khi Roosevelt chết, Charles de Gaulles qua Washington gặp Truman để tìm hiểu lập trường của tân chính phủ về chủ nghĩa thuộc địa. Truman cam kết với de Gaulles “chính phủ tôi không chống đối việc trở lại Đông Dương của quân đội và chính quyền Pháp.” Sự thay đổi chính sách đột ngột của Mỹ về chủ nghĩa thuộc địa của Âu Châu là vì mối quan ngại về sự bành trướng của Liên Bang Sô Viết sẽ đe dọa nền hòa bình thế giới hơn là những xao động địa phương ở châu Á.
Trong vòng vài năm sau đó Sô Viết không làm gì để trấn an thế giới. Họ chiếm Đông Âu trong cuộc tấn công tối hậu của lực lượng Đồng Minh vào Đức và không chịu rút quân khi chiến tranh kết thúc, kéo dài thời gian để thành lập các chính phủ bù nhìn ở Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Hung Gia Lợi, An Ba Ni và Tiệp Khắc. Có khả năng Tây Âu sẽ là nạn nhân tiếp theo. Chiến tranh tàn phá nền kinh tế Pháp, Đức và Ý. Với sự thao túng của Sô Viết ở Đông Âu, các nước Tây Âu bị cắt đứt nguồn nguyên liệu thô truyền thống cung cấp bởi Đông Âu: dầu hỏa từ Lỗ Ma Ni, than đá từ Silesia, lợn và khoai tây từ Ba Lan, Đông Đức. Nạn thất nghiệp và đói kém lan tràn, chính trị đầy bất ổn, đúng như điều kiện Cộng Sản chủ nghĩa dễ sinh sôi nảy nở. Đã có những đảng Cộng Sản lớn ở Pháp, Ý; một cuộc xâm lăng của Sô Viết có thể nghiêng lệch cán cân về phía Cộng sản không phải là điều không tưởng.
Để làm chùn nhụt sức hấp dẫn của chủ nghĩa Cộng Sản, Truman phát động kế hoạch marshall, một chương trình viện trợ khổng lồ nhằm chấn hưng kinh tế Âu Châu. Mỹ phân phối gần 13.2 tỉ Mỹ kim cho 16 nước Âu Châu, giúp tái thiết cơ sở kỹ nghệ. Viện trợ kinh tế giúp chặn đứng ngọn triều chủ nghĩa Cộng Sản ở Âu Châu, nhưng không giúp gì được ở Á Châu. Năm 1947 một cuộc nội chiến đẫm máu Quốc Cộng diễn ra ở Trung Hoa. Sâu hơn về hướng Nam, Cộng Sản Việt Nam và các lực lượng quốc gia nhất tề đứng lên chống Pháp. Truman muốn nước Mỹ gánh tránh nhiệm đẩy ngược ngọn triều.. Trước Quốc Hội vào tháng Ba năm 1947, ông đề xướng thuyết sau này mệnh danh là chủ thuyết Truman:”Chính sách của Mỹ là yểm trợ khối đa số những người yêu chuộng tự do chống lại sự khuất phục bằng vũ lực của thiểu số đầy tham vọng chính trị hay sự áp chế ngoại bang.” Nó mang ý nghĩa Mỹ sẽ đóng góp tiền của và ngay cả đến trợ giúp quân sự cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới đang chiến đấu chống phiến Cộng. Nó khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh, một cuộc chiến người Mỹ kém chuẩn bị.
Chiến lược ngăn chận.
Hầu hết trong lịch sử, Mỹ không dính dáng đến quyền lực chính trị ở Âu Châu, tập trung vào việc mở mang bờ cõi về miền Tây còn nhiều đất hoang bằng cách tước đoạt từ thổ dân da đỏ hay mua lại thuộc địa từ các quốc gia Tây Âu. Được 2 đại dương che chở mặt Đông, Tây và bao quanh bởi các lân bang yếu ớt phía Bắc, Nam. Mỹ hội đủ điều kiện tránh dây dưa với Âu Châu đang rối rắm trong việc thay bạn đổi thù, nay phe này mai phe kia, một phong trào Benjamin Franklin gán cho “theo đuổi danh vọng” hơn là nhằm mục đích cân bằng quyền lực để tránh chiến tranh. Do đó, chính sách đối ngoại của Mỹ trở nên ứng biến tùy cơ và lâm thời (hơn là lâu dài.) Quốc gia vận dụng sức mạnh vật chất lẫn tinh thần đối phó với những cơ nguy ngoại tại nhưng trở lại với mối bận tâm trong công việc nội trị một khi nguy cơ đã qua. Hiếm khi các công cuộc dài hạn và liên minh lâu dài được lựa chọn và duy trì.
Chính sách cũng bị chỉ trích nhưng chỉ bắt đầu từ lúc Thế Chiến Thứ Hai sắp bùng nổ, công luận bắt đầu nghiêng về phía tích cực trong vấn đề đối ngoại hơn. Năm 1940, trong diễn văn khai mạc ở trường đại học Virginia, tổng thống Roosevelt công khai đặt nghi hoặc vào chủ nghĩa tự cô lập của quốc gia. Nhằm chuẩn bị tham chiến, ông khuyến cáo rằng Mỹ không thể mãi là một hòn đảo hòa bình trong một thế giới đầy hung bạo:” Hòn đảo này biểu thị cho tôi và đại đa số nhân dân Mỹ một cơn ác mộng vô vọng của một người mất tự do- ác mộng của một tù nhân, gông xiềng, đói khát, được nuôi ăn qua song sắt ngày ngày bởi những tên chúa ngục tàn nhẫn, vô lương các lục địa khác.
Một khi Mỹ quốc tham chiến, những tiếng nói khác cổ động cho việc chuẩn bị nâng đất nước thành vai trò lãnh đạo thế giới sau chiến thắng. Nhà báo nổi tiếng Walter Lippmann rao truyền Mỹ quốc là trung tâm mới văn minh Tây phương, lãnh trọng trách bảo vệ Âu Châu khỏi gót gày xâm lược Sô Viết. Quốc Hội lưỡng đảng thi nhau khẳng định vai trò Mỹ là một quyền lực thế giới và một “ tín viên của văn minh.” Ý tưởng này lôi cuốn quân đội. Phấn đấu để thăng tiến nghiệp vụ, Frank Knox, bộ trưởng bộ Hải Quân, cắt nghĩa trọng trách ấy là một bổn phận thiêng liêng để giữ gìn an ninh bốn bể (a sacred responsibility to police the seven seas.)
Đệ Nhị Thế Chiến tàn phá các cường quốc trên thế giới. Chỉ có nước Mỹ là không hề hấn. Không chỉ an toàn trong các cuộc oanh tạc tàn phá các cơ sở kỹ nghệ hầu hết Âu Châu, chiến tranh chấn hưng nền kinh tế đang trên đà suy đồi của quốc gia. Đúng như John Maynard Kaynes tiên đoán, việc thâm thủng ngân sách khổng lồ kích thích kinh tế. Giữa lúc chiến tranh, thâm thủng liên bang lên đến 31/100 GNP ( Gross National Product, tổng sản lượng quốc gia). Nghĩa là khoảng 1600 tỉ Mỹ kim theo giá trị hiện nay. Vay mượn để cân bằng ngân sách, chính phủ nắm trong tay và chi dụng ngay hàng tỉ Mỹ kim tẩu tán bởi các nhà đầu tư cẩn trọng, kéo dài khủng hoảng. Trong vòng 4 năm, kinh tế bành trướng 64/100. Nạn thất nghiệp 18/100 trước thế chiến, chỉ còn 2/100 sau thế chiến.
Trong sức mạnh vô địch về kinh tế và quân sự, Mỹ nghiễm nhiên trở thành siêu cường quốc vô song trên Trái Đất. Một chút phát huy sức mạnh không thể tránh khỏi. Thiếu cả 2 kinh nghiệm quốc tế và thói quen suy luận cần thiết cho một nền ngoại giao hiệu quả, nước Mỹ gánh vác công việc tối trọng đại là ngăn chận sự bành trướng Cộng Sản bằng cách huy động quân đội thay vì trau dồi nghiệp vụ cho ngoại giao đoàn.
Như một ý tưởng, ngăn chận phù hợp với đầu óc người Mỹ. Nó không đòi hỏi sự liên minh phức tạp hay lâu bền, vì nó là việc nước Mỹ có khả năng tự gánh vác. Một cách chủ yếu nó cũng là một khái niệm phản ứng. Chỉ sau khi Cộng Sản thăm dò những khu vực mới, cân nhắc một phản ứng thích đáng là điều cần thiết để chống đỡ sự gây hấn. Không hạn chế lý thuyết nào áp dặt lên biện pháp đối phó, không ý tưởng nghiêm trọng nào đề cập một quyết định hành động không kết thúc sẽ rút cạn tài nguyên quốc gia hay tạo chia rẽ giữa các công dân.
Quyết tâm cao phần lớn là vì lòng nhiệt thành gần như cuồng tín bởi sự thi đua giữa Mác Xít và những nguyên tắc tự do dân chủ. Cộng Sản phát sinh từ tro tàn quốc gia chủ nghĩa rao giảng sự đoàn kết chủng tộc chính là vũ khí chống áp bức. Quốc gia chủ nghĩa cổ vũ nổi loạn và cách mạng, lật đổ chính phủ và tạo một lãnh đạo giống họ, nói cùng một thứ tiếng, và nuôi dưỡng cùng một thành kiến. Nhưng điều quốc gia chủ nghĩa không làm được là xóa đói giảm nghèo, căn bịnh trầm kha dày vò Âu Châu suốt thời kỳ dậy thì của chủ nghĩa Tư Bản kỹ nghệ. Tư bản hiện diện khắp mọi nơi, bóc lột công nhân bất kể quốc tịch, đề xướng một đoàn kết thật sự chỉ có thể hiện thực trong giai cấp chứ không phải trong chủng tộc hay văn hóa. Với Mác Xít, chỉ có một giải pháp thực thụ và toàn diện cho vấn đề đói nghèo là một phong trào công nhân thợ thuyền quốc tế, dốc tâm thay thế chủ nghĩa Tư Bản bằng chủ nghĩa Cộng Sản, một thánh chiến vĩ đại bởi “ đa số hằng hà vì quyền lợi của đa số hằng hà.” Cuộc cách mạng Bolshevik tạo căn cứ cho phong trào, bảo đảm sự tồn tại và một dòng tuyên truyền liên tục quảng bá Cộng Sản chủ nghĩa là “lượn sóng của tương lai.”
Lượn sóng của tương lai cũng là một vai trò người Mỹ muốn dành riêng cho mình. Quốc ấn của Mỹ, thiết kế năm 1782, mang khẩu hiệu “Novus Ordo Seclorum”, kỷ cương mới của thời đại hay nguyên văn: New order of the ages, phản ảnh niềm tin rằng cách mạng Mỹ đã hun đúc một dạng xã hội mới, vừa tự do chính trị và vừa phi giai cấp. Những ân điển này là vì dân chủ cấp tiến Mỹ kết hợp một chính phủ hạn chế quyền hành, tôn trọng quyền cá nhân với Tư Bản chủ nghĩa vững mạnh và mở rộng trọng tâm vào tưởng thưởng tài năng và mẫn cán. Phúc lợi này biến nước Mỹ thành ngọn hải đăng của thế giới, trong diễn từ của Adams:”Một phối hợp hoành tráng... cho sự chiếu rọi vào chốn ngu tối và sự giải phóng khỏi nô lệ của nhân loại khắp nơi trên thế giới.
Niềm tin vào ý tưởng này càng sâu xa khi hàng thập niên chính sách di dân tự do không đủ sức phát động cuộc chiến chủng tộc đẫm máu hoành hành Âu Châu sau cuộc cách mạng thất bại của quốc gia chủ nghĩa năm 1848, cuộc nổi loạn mở màn cho chủ nghĩa Phát Xít và Đệ Nhị Thế Chiến. Bài học này có vẻ rõ rệt. Người Mỹ đã xua đuổi nghèo đói và trấn áp cảm tính chủng tộc. Đặt căn bản trên nguyên tắc tổng quát vượt lên trên chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, nền dân chủ tự do có thể thực hiện bất cứ đâu, người nào trên thế giới. Vẫn còn cách mạng Pháp, cách mạng Nga lôi cuốn mọi chú ý, trong khi cách mạng Mỹ thành công quá rực rỡ,... vẫn là một sự kiện chỉ quan trọng mang tính cách địa phương, không ai biết.
Sự thiếu chú ý giúp cắt nghĩa cho cuộc thánh chiến chống Cộng inh ỏi của Mỹ thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Robert Heilbroner phát biểu:”nỗi sợ mất chỗ đứng trong hoàn vũ... kích động chủ nghĩa chống Cộng, tạo nền tảng cho chính sách đối ngoại của chúng ta.” Dù ảm đạm và nghèo đói so với Mỹ, Sô Viết trở nên nguồn phấn khởi cho phong trào cách mạng thuộc Thế Giới Thứ Ba trong khi nước Mỹ với thành công vẻ vang và ý tưởng sáng ngời bị họ coi như kẻ thù của tự do và tiến bộ. Điều các nhà cầm quyền Mỹ không để ý là động cơ gây phấn khởi của các cuộc cách mạng này không hẳn là do bản chất một xã hội Cộng Sản, nhưng vì Mác Xít cho rằng chủ nghĩa thuộc địa là một quá độ của tiến trình kinh tế Tư Bản chủ nghĩa và sự biểu lộ trắng trợn nhất của khả năng bóc lột của nó.
Dù Tư Bản chủ nghĩa đẻ ra đế quốc chủ nghĩa hay không, chắc chắn đúng là công việc của Tư Bản chủ nghĩa trong các thuộc địa ở Á Châu, Phi Châukhó có thể là một kinh nghiệm tốt đẹp cho dân tộc bị trị. Những oán hận hàng thế kỷ bóc lột kinh tế, cùng với mối công phẫn thống trị văn hóa, chính trị bởi Tây Phương, cung cấp mồi lửa cho các tổ chức cách mạng khơi dậy ngọn lửa quần chúng ủng hộ chiến tranh giành độc lập. Mác Xít không chỉ giúp đỡ mặt ý thức hệ cho mối hận thù tập thể này, nó còn cung cấp những khẩu hiệu tiền chế để vận dụng sức mạnh và kỹ thuật tổ chức hữu hiệu để chiếm đoạt chính quyền.Từ quan điểm cách mạng nó còn là một lợi điểm bào chữa sự không nhượng bộ bằng chính sách độc tài. Đánh đổi mọi thứ để chiếm đoạt chính quyền, cách mạng không muốn liều lĩnh đánh mất nó trong trò tuyển cử.
Sau cùng, Mác Xít trang bị cho cách mạng một viện lẽ nhằm chống đế quốc chủ nghĩa. Sau khi dựa vào cảm tính dân tộc (và nhấn mạnh quyền tự quyết văn hóa, chủng tộc) để lật đổ chế độ thuộc địa, cách mạng có thể khoan khoái gánh vác việc chinh phục bằng quân sự các quốc gia lân bang, lấy cớ bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản “giải phóng nhân loại,” một học thuyết không thừa nhận quốc gia là một lý tưởng chính trị hợp pháp. Với họ, chỉ có quốc tế Cộng Sản, không có quốc gia Cộng Sản.
Nếu hờn oán bị làm ngơ mang lại đam mê cho chính sách ngăn chận Cộng Sản của Mỹ, niềm tin rằng Sô Viết phô bày mối hiểm họa cho hòa bình thế giới mượn hình ảnh Đức Quốc Xã tạo bầu không khí khẩn trương. Khi nội các của Truman “nhìn vào gương mặt Stalin, họ thấy Hitler.” Tác phẩm “Mein Kampf” của Hitler, đầy dẫy những khoác lác và ma quỷ học quái đản, không được chính phủ Mỹ để ý lắm dù nó đồ họa kế hoạch chinh phục thế giới. Viên chức chính quyền Truman khó tái phạm lỗi lầm ấy với Stalin. Tin rằng Stalin là một tín đồ cốt cán Leninist, họ đối diện với sự kiện đáng sợ rằng Lê Nin đã tuyên bố chiến tranh giữa chủ nghĩa Cộng Sản và Tư Bản không thể tránh. Cuối Thế Chiến Thứ Hai, Stalin khoe khoang rằng khả năng kỹ nghệ Sô Viết và kỹ thuật quân sự sẽ bắt kịp Mỹ, một thách đố được hiểu như một tuyên chiến cho Thế Chiến Thứ Ba.
Chính quyền Truman đề nghị kế hoạch Marshall viện trợ cho Stalin, hy vọng liên kết kinh tế Sô Viết với Tây Âu sẽ khích lệ sự hòa hoãn trong chính sách đối ngoại của Sô Viết. Stalin rõ ràng cần viện trợ, đã làm thương tổn sự phục hồi quốc gia vì hoang phí tài nguyên bảo trợ sự chiếm đóng các tiểu quốc Balkans và Đông Âu. Dù thế Stalin dứt khoát từ chối đề nghị viện trợ. Sự kiện này là chứng cớ khiến chính quyền Truman tin rằng Stalin thèm muốn lan tràn chủ nghĩa Cộng Sản và cai trị độc tài toàn cầu hơn các mối lợi thiết yếu cho quốc gia.
Tiệm tiến chủ nghĩa.
Loại bỏ thái độ kềm chế đối với Sô Viết là một lượng định đáng nản. Cộng Sản chủ nghĩa phải bị ngăn chận bằng bất cứ giá nào. Trong những năm đầu của chiến tranh lạnh, người ta vẫn có thể tưởng nghĩ cái giá phải trả cho việc ngăn chận tương đối rẻ. Các chiến lược gia quân sự cam kết với Truman rằng sự độc quyền về vũ khí hạch nhân của Mỹ đủ để đối phó với sức mạnh quân sự quy ước của Nga và là một nhân tố răn đe hữu hiệu cho sự bành trướng của Sô Viết.
Sự lượng định này sai lầm trong cả hai lãnh vực. Đầu nửa thập niên 1950, Mỹ chỉ có vài trái bom nguyên tử. Năm 1947, khi Truman tuyên bố quyết tâm ngăn chận làn sóng đỏ, rất ít bom nguyên tử trong kho vũ khí hạch nhân nhỏ bé của quốc gia được chế tạo và bộ phận kích hỏa mới chưa được thử nghiệm bằng một vụ nổ thật. Ngay cả nếu bom đã sẵn sàng sử dụng, cũng quá ít để làm yếu tố tất thắng trong một trận chiến toàn diện với Sô Viết.
Sức mạnh nguyên tử của Mỹ cũng không ngăn cản được chủ nghĩa bành trướng của Sô Viết. Hai trái bom nổ ở Trường Kỳ (Hiroshima) và Quảng Đảo (Nagasaki) cũng mang ý nghĩa đe dọa Sô Viết ngoài việc trừng phạt Nhật, vì lúc ấy, Stalin muốn tạo một chỗ đứng ở Á Châu bằng cách xâm chiếm Mãn Châu. Truman hy vọng sức mạnh khủng khiếp của vũ khí mới sẽ làm Stalin nghĩ lại. Trong khi Stalin sợ đến mức chết khiếp nghe tin về bom nguyên tử của Mỹ, ông ta vẫn xua quân sang Mãn Châu và biến nó thành một chư hầu Sô Viết. Stalin tiếp tục lo sợ độc quyền nguyên tử và không lực siêu việt của Mỹ, ông không cho phép nỗi sợ hãi này phương hại đến đế quốc chủ nghĩa của Nga. Giữa năm 1947 và 1948, Sô Viết đỡ đầu cho một cuộc đảo chánh của Cộng Sản ở Tiệp Khắc, xúi bẩy cách mạng ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và cô lập thủ đô Bá Linh với phương Tây.
Bom nguyên tử không những không cản trở được dã tâm bành trướng của Sô Viết, chỉ vài năm sau, Mỹ mất ngôi độc bá về vũ khí hạch nhân. Sô Viết chế tạo được bom nguyên tử năm 1949. Ba năm sau, Anh cũng chế được. Năm 1960 Pháp và 1964, Trung Cộng cũng chế được. Khi Sô Viết phá vỡ độc quyền nguyên tử của Mỹ, cuộc đua võ trang giữa 2 siêu cường quốc bắt đầu. Cuối thập niên 1960, kỹ thuật MIRV (Multiple, Independently targetable re-entry vehicles) khiến một hỏa tiễn có thể mang nhiều đầu đạn, phóng đến nhiều mục tiêu khác nhau, gia tăng mãnh lực của vũ khí nguyên tử lên gấp bội. Thập niên 1970, Mỹ khuếch trương kho vũ khí nguyên tử chiến lược từ 4000 lên đến 12000. Giữa thập niên 1980, Mỹ có 27000 đầu đạn nguyên tử so với 21000 của Sô Viết. Tới điểm này thì Sô Viết bắt đầu đuối sức, các chi phí về cuộc đua võ trang cũng như nghĩa vụ quốc tế vô sản là xuất cảng cách mạng đã làm Sô Viết kiệt quệ, dẫn đưa đến sự sụp đổ long trời lở đất của một đế quốc, đặt nền tảng trên bạo lực và cai trị phi nhân.
Lâu lắm trước khi đến thời điểm này, 2 siêu cường quốc đã có đủ vũ khí nguyên tử để tàn phá hạ tầng cơ sở và cư dân lẫn nhau, đồng thời phát tán phóng xạ chết người khắp thế giới. Điều này thay đổi khái niệm răn đe. Vũ khí nguyên tử Mỹ không làm nhụt chí chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Sô Viết nhưng thay vào đó, khuyên can Sô Viết đừng dùng tới nó. Những vũ khí này phải triệt để cấm dùng trong chiến tranh; bởi nó đồng nghĩa tận thế.
Chuyển biến này thay đổi bản chất chiến tranh quy ước. Chiến thắng toàn diện trong một cuộc chiến tranh thường được coi là nguy hiểm, vì nó có lẽ tựu thành quyết định rồ dại nhằm trả đũa bằng cuộc phản công bằng nguyên tử. Các chiến lược gia Mỹ chậm hiểu về nguy cơ này hay chậm nhận ra việc ngăn ngừa Cộng Sản không thể hoàn tất với giá rẻ. Họ cũng không hề tưởng nghĩ rằng chính sách ngoại giao khôn khéo lại có thể giảm bớt gánh nặng giữ an ninh thế giới trong vai trò sen đầm quốc tế. Thay vào đó, các phân tích gia khoa bảng phát triển một chiến lược tiệm tiến chủ nghĩa, theo đó sức mạnh quân sự được vận dụng một cách hạn chế và chỉ gia tăng từ từ, cho phép địch thủ đủ thời gian điều đình một thỏa ước trước khi lao vào cuộc chiến không hạn chế.
Chủ nghĩa tiệm tiến hợp lý trên sách vở vì lẽ thật là nguy hiểm trong việc gây hoảng sợ cho Trung Cộng và Sô Viết, khiến họ lao vào một thế chiến nguyên tử. Nhưng tiệm tiến chủ nghĩa cũng làm què quặt sức mạnh quân sự Mỹ, làm cho họ không thể tiến hành hiệu quả cuộc chiến, dù là cuộc chiến hạn chế. Trong buổi điều trần trước Quốc Hội, tướng Douglas MacArthur cảnh báo rằng nếu “bạn chủ tâm xoa dịu trong việc dùng vũ lực,... bạn không tránh khỏi tai họa.” Chiến lược tiệm tiến chủ nghĩa loại bỏ những trả đũa mang tính cách gây hấn có thể gây tổn thất lớn lao đủ thuyết phục địch thủ bỏ cuộc. Nói cách khác, chỉ đánh nửa vời và chờ địch thủ đổi ý.
Đây chắc chắn là hiệu ứng chiến lược ở Việt Nam. Tín hiệu Hà Nội nhận được là Mỹ không thực tâm chiến đấu hay không muốn kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Ngầm gởi một thông điệp như thế, Hoa Thịnh Đốn vô tình kéo dài chiến tranh, cuối cùng tạo xáo trộn chính trị nội bộ Mỹ và củng cố thế lực Cộng Sản.  
Vấn đề với Châu Á. 
Tổng thống Truman
Mục tiêu nguyên thủy của học thuyết Truman là Sô Viết đỡ đầu cho nội chiến ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, nhưng với sự sụp đổ của chính thể chống Cộng Tưởng Giới Thạch ở Trung Hoa và Bắc Hàn xâm lấn Nam Hàn hồi tháng 7 năm 1950, việc ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản tập trung vào Á Châu.
Kinh nghiệm Mỹ ở Trung Hoa đáng lẽ phải làm cho các lãnh đạo cẩn thận hơn về việc can thiệp vào chính trị Á Châu. Thời Đệ Nhị Thế Chiến, nỗ lực của Mỹ Mỹ giúp Trung Hoa dàn một phòng thủ kiến hiệu chống Nhật thật đáng nản lòng vì Trung Hoa không có chính phủ thực sự. Cả nước là một trải rộng bao la những làng mạc, một số cai trị bởi những tướng quân chuyên bóc lột tàn bạo, một số làng khác được cai trị bởi phong tục lâu đời. Nhất thống Trung Hoa mặt quân sự đòi hởi nhất thống mặt chính trị. Một chính phủ thực sự quốc gia phải được thành lập, nó phải nắm được sự trung thành của hàng trăm triệu người và kêu gọi chiến đấu, chịu đựng và hy sinh tính mạng bảo vệ đất nước.
Người Mỹ dồn sự ủng hộ cho Tưởng Giới Thạch. Kiên cường chống Cộng và kết hôn với người vợ Ki Tô Giáo, Tưởng là một dáng dấp người Mỹ có thể nhận ra. Mặt khác, Mao Trạch Đông, một nguời không thèm lưu tâm đến thị trường tự do hay ý tưởng tự do dân chủ, làm họ sợ. Hơn thế nữa, Mao biết cách vận động quần chúng.
Sô Viết bắt đầu cách mạng của họ ở các thành phố lớn, rồi chuyển dần đến thôn quê để nắm quyền kiểm soát người dân. Thách đố mệnh lịnh của Sô Viết, Mao tiến hành cách mạng ngược lại. Bắt đầu ở thôn quê trước khi chuyển sang các khu vực kỹ nghệ, các cảng chính và trung tâm hành chính.
Mao giải phóng các thôn làng khỏi tay các sứ quân bạo ngược, thi hành cải cách ruộng đất, tổ chức các làng xã thành những đơn vị du kích Cộng Sản để chinh phục các địa hạt mới và bành trướng quyền lực Cộng Sản. Mao phát hiện bí quyết kiến thiết quốc gia cấp thời trong cộng đồng nông dân: thiết lập kiểm soát địa phương, khu vực; tuyển mộ quần chúng vào quân đội giải phóng Cộng Sản để duy trì, bành trướng thế lực vào khu vực mới.
Tướng Joseph Stilwell, tư lịnh lực lượng Mỹ và Trung Hoa ở Á Châu, thất bại trong việc thay họ Tưởng với một lãnh đạo tài ba hơn, kẻ quyết liệt quét sạch tham nhũng và được lòng người bằng cách tạo một mặt trận quần chúng bất kể Cộng Sản hay không, đặt cơ sở trên tinh thần quốc gia để vượt lên trên những mâu thuẫn ý thức hệ đang xâu xé chính trị đất nước. Đề nghị của Stilwell bị bỏ mặc. Hoa Thịnh Đốn tiếp tục ủng hộ họ Tưởng vô điều kiện, đồng thời, cách chức tư lịnh lực lượng Mỹ - Trung Hoa của Stilwell.
Hầu hết Châu Á, và đặc biệt là Đông Dương đều giống Trung Hoa trước năm 1949. Chính phủ quốc gia thực sự đều không có và phải được sáng lập trước khi nông dân có thể được kỳ vọng để tập hợp và đẩy lui chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng kinh nghiệm Trung Hoa cho thấy, Mỹ không biết làm thế nào tạo lập một chính phủ trong một nước kém phát triển, hay ít ra một chính phủ có khả năng hiệu lịnh lòng yêu nước và sự tuân hành của thần dân hơn là chỉ bằng lòng một cách miễn cưỡng.
Chủ nghĩa đế quốc tốt bụng cũng là một giải pháp, nhưng chỉ là một giải pháp trên lý thuyết. Mỹ thành công áp đặt dân chủ lên nước Nhật, Đức bằng họng súng sau khi đánh bại họ trong chiến tranh. Điều này không phải thực sự là xây dựng quốc gia; nó chỉ cung cấp một hướng mới cho chính phủ hiện hữu. Tuy thế nó vẫn được coi là một thành công. Có lẽ có thể làm hơn thế với một đoàn quân chiếm đóng Mỹ tại Việt Nam hay Lào, không chỉ để đương đầu với Cộng Sản ngoài chiến trường nhưng để bảo vệ một nền dân chủ áp đặt lên người dân, một nền dân chủ hướng dẫn bởi các cố vấn Mỹ và quy tụ các lãnh đạo tài năng chọn lọc từ dân bản xứ. Ngay cả nếu một thử nghiệm như thế có thể thành công, nó cũng có vẻ đế quốc và do đó không thể chấp nhận về mặt đạo lý. Ý tưởng dân tộc tự quyết, thịnh hành sau Đệ Nhất Thế Chiến của Woodrow Wilson, đạt được sự hợp hiến của một ý tưởng đức trị, khiến ý đồ đế quốc chủ nghĩa không thể chấp nhận được về mặt chính trị.
Thiếu khả năng thai nghén chính phủ và thiếu ý chí áp đặt chính phủ tài năng cai trị người dân các xứ thuộc địa, người Mỹ cố gắng một cách vô vọng làm mạnh các chính phủ yếu bằng cách viện trợ kinh tế và quân sự, nói trắng ra là ném tiền ra để che lấp nan đề. Ngoại trưởng của chính phủ Eisenhower, ông John Foster Dulles, thẳng thừng trình bày vấn đề trước ủy ban ngân sách thượng viện năm 1954. Mô tả Lào như một bờ đêngăn chận sự tuôn tràn Cộng Sản chủ nghĩa vào Đông Nam Á, ông nói “chúng ta chỉ việc đắp đê bằng tiền...”
Đường lối này chỉ trộn thêm trở ngại vào trở ngại. Cơn lũ tiền bạc giúp các chính khách bản xứ cai trị không cần đến lòng trung thành của người dân, vì một ngân sách tài trợ không cần đến sự chuẩn chi của cử tri để điều hành quốc gia. Viện trợ Mỹ cũng cung cấp tiền hối lộ, đảm bảo cho sự trung thành của các quan chức, mua chuộc đối lập và biến quân đội quốc gia thành một lực lượng cận vệ để bảo vệ chính phủ phòng chống nhân dân. Từng ủng hộ và gián tiếp nuôi dưỡng lãnh đạo bất tài, Mỹ buộc phải dùng quân đội của mình như công cụ cho những người ái quốc, không tồn tại như một thế lực chính trị hay đã bị Cộng Sản thu dụng.
Chỉ còn lại một giải pháp khác một khi sự việc đã đến mức này, là bỏ rơi quốc gia đó trong thất bại nhục nhã. Nhưng sau năm 1949, chính phủ Mỹ khó có thể bỏ rơi một quốc gia Á Châu một khi đã cam kết không để lọt vào tay Cộng Sản. Rất ít người quên được sự thoái bộ chính trị khổng lồ sau việc mất Trung Hoa vào tay Cộng Sản. Không chỉ những chính khách bảo thủ lưỡng đảng gièm pha tổng thống Truman việc giảm viện trợ cho Quốc Dân Đảng của họ Tưởng, thượng nghị sĩ Joseph McCarthy tố cáo Truman chứa chấp Cộng Sản trong chính quyền của ông. Dưới sự lãnh đạo của McCarthy, những cuộc điều tra công khai của Quốc Hội về đời tư các viên chức cao cấp trong chính phủ liên bang hủy hoại sự nghiệp của một số viên chức chuyên nghiệp. Riêng bộ Ngoại Giao, 20 viên chức ngoại vụ mất việc. Truman không bao giờ tái lập được sự tín nhiệm với quần chúng hay gột rửa sự nghi hoặc về quá mềm mỏng với Cộng Sản chủ nghĩa, dù ông phản ứng tức khắc đối với sự gây hấn của Cộng Sản ở Đại Hàn. Tháng Ba năm 1952, với sự tín nhiệm thấp nhất, Truman tuyên bố không ứng cử nhiệm kỳ 2.
Ít chính khách muốn cùng chung số phận với Truman, đó là tại sao họ khăng khăng làm ngơ tư vấn đầy bi quan của các học giả Á Châu, thay vào đó là chỉ lắng nghe những ý tưởng ít u ám hơn của các khoa học gia, kinh tế gia chính trị, kẻ hoang tưởng rằng việc xây dựng quốc gia ở Á Châu theo khuôn mẫu Âu Châu hoàn toàn có thể thực hiện. Một trong những kinh tế gia, ông Walt Rostow, trở thành tham vấn quan trọng của chính phủ Kennedy. Trong cuốn sách xuất bản năm 1960, The Process of Economic Growth, ông thách thức sự giả định Mác Xít, cho rằng chính trị không đóng vai trò quan yếu trong phát triển kinh tế. Rostow lập luận, trái ngược với Marx, sự tiến hóa từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa tư bản kỹ nghệ đòi hỏi một quyết tâm chính trị theo đuổi việc canh tân ngân hàng, đầu tư, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Ứng dụng vào các nước kém mở mang ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, điều này có nghĩa sự thịnh vượng nằm trong quyền lực của các lãnh đạo đất nước và ý chí canh tân hóa đất nước của họ. Một khi các xã hội này đạt được một tăng trưởng kinh tế vững vàng, chúng sẽ giống như các xã hội văn minh Tây Phương, nâng cao lợi tức bình quân và triệt tiêu sức hấp dẫn của chủ nghĩa Cộng Sản.
Phân tích của Rostow đã được kiểm chứng bởi các thành công kinh tế ở Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai và Thái Lan. Mỗi nước, chính phủ “bán độc tài” (dịch từ semi-authoritarian regimes) thực hiện canh tân và hướng dẫn kinh tế để gia tăng xuất cảng với sự nhất trí phi thường. Trong thời hạn 15 -20 năm, mỗi trong số các quốc gia này đạt được mức tăng trưởng kinh tế vượt xa các quốc gia kỹ nghệ Tây Phương và gấp 2 lần Nhật. Như Rostow tiên đoán, Cộng Sản chủ nghĩa mất sức hấp dẫn trong bối cảnh sự sung túc ngày một tăng lên.
Nhưng thuyết của Rostow không chỉ dẫn những quốc gia kém mở mang rằng vấn đề then chốt của họ là không phải là một nền kinh tế lụn bại mà là sự thiếu vắng một lãnh đạo quốc gia tài năng để có thể huy động toàn dân. Phải có các lãnh đạo chính trị thực sự trước khi có thể có các lãnh đạo dốc tâm canh tân đất nước. Không nắm vững sự khác biệt này, Rostow tưởng tượng sự cứu rỗi miền Nam Việt Nam khỏi hiểm họa Cộng Sản đến từ thành phần trí thức thấm nhuần nền giáo dục Tây Phương, những cá nhân biết về “văn minh tiến bộ.” Một khi nắm quyền hành, hay được Hoa Thịnh Đốn đưa lên ngôi vị nắm quyền hành, họ sẽ bắt đầu tiến hành canh tân hóa đất nước và đặt đất nước trên con đường phát triển kinh tế vững vàng, cứu đất nước thoát khỏi gông cùm Cộng Sản. Kết cuộc cho thấy, những thức giả của Rostow không có ý chí, cũng không có tài năng triệu tập sự trung thành của quần chúng, và không có ủng hộ của quần chúng, họ không thể gìn giữ quốc gia trước nguy cơ phiến Cộng hay đẩy lùi lực lượng xâm lấn Bắc Việt. Công việc này mặc nhiên rơi vào tay binh sĩ Mỹ.
Chiến tranh Đại Hàn chỉ làm rối thêm vấn đề. Không giống chính thể bạc nhược miền Nam Việt Nam, chính phủ Đại Hàn do Syngman Rhee lãnh đạo hội đủ tính chính đáng để hiệu triệu toàn dân chiến đấu với ý chí quyết thắng cùng với binh sĩ Mỹ đẩy lùi Bắc Hàn và Trung Cộng; tạo huyễn tượng rằng các quốc gia Á Châu khác có thể được kỳ vọng làm được như thế. Cũng còn một lý do nữa, chiến tranh đuợc điều hành tồi, và có lẽ không cần thiết, có vẻ vượt quá sức hiểu biết của mọi người ở Hoa Thịnh Đốn.
Cuộc xâm lấn của Bắc Hàn vào Nam Hàn không đe dọa quyền lợi cũng như an ninh của Âu Châu hay Mỹ. Trước cuộc xâm lấn, ngoại trưởng Dean Acheson chính thức tuyên bố rằng Nam Hàn không phải là một quan tâm phòng thủ tối yếu của Mỹ. Ngoài ra, một khi được biết Sô Viết đỡ đầu cho cuộc xâm lấn này, Mỹ cảm thấy có bổn phận dùng biện pháp quân sự đẩy lui Cộng Sản.
Sự can thiệp của Mỹ không chỉ không cần thiết, thiên kiến dùng giải pháp quân sự cho những bế tắc chính trị kéo dài cuộc chiến một cách không cần thiết. Sau cuộc phản công ở Ichon, thế lực quân sự của Mỹ ở Đại Hàn lên đến cực điểm, tạo điều kiện cho Cộng Sản nghĩ đến hòa bình; nhưng thay vì ngồi vào bàn đàm phán, Mỹ lại leo thang chiến tranh, buộc Cộng Sản phải phản ứng. Mỹ chỉ quay sang ngoại giao chỉ sau khi quân địch điều động đủ lực lượng tạo ra một thế bí. Khi điều đình bắt đầu, Mỹ dại dột đình chỉ mọi hoạt động quân sự, mất tất cả lực đòn bẩy thúc đẩy Cộng Sản thỏa thuận một cách mau chóng. Mất thêm 2 năm nữa, sinh mạng hàng ngàn binh sĩ Mỹ bị phí phạm để chiếm giữ những căn cứ hỏa lực trải ra ngoài vỹ tuyến 38. Chỉ sau khi Mỹ gia tăng các cuộc oanh tạc ở Bắc Hàn, Cộng Sản mới ký kết một hiệp định đình chiến.
Mặc dù điều hành tồi, chiến tranh Đại Hàn tuyên bố ý chí sử dụng binh sĩ bộ chiến ở Á Châu, một chỉ dấu cho sự quan tâm hơn của Hoa Thịnh Đốn về Đông Dương. Ngay cả trước thời chiến tranh Đại Hàn, các chiến lược gia thẩm quyền Mỹ đã bày tỏ mối quan tâm về ngăn chận Cộng Sản ở Á Châu. Các phân tích ngoại giao ghi nhận dân số Trung Hoa trong khu vực, cho Trung Cộng một quan tâm rõ rệt trong việc bành trướng ảnh hưởng trong khu vực, được mệnh danh là “khu vực sản xuất lúa gạo vĩ đại của thế giới” và nguồn cung cấp của “80/100 cao su thiên nhiên và 50/100 mỏ thiếc.” Trong một giác thư đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên ý tưởng về Đông Nam Á, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia giới thiệu cái sau này gọi là chủ thuyết Domino, cảnh báo rằng Thái Lan và Miến Điện có thể dự kiến lọt vào sự thống trị Cộng Sản nếu Đông Dương bị khống chế bởi một chính phủ Cộng Sản,” tạo nguy cơ cho toàn cõi Đông Nam Á. Giác thư khuyến dụ rằng “bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng...soạn thảo một kế hoạch khẩn cấp các biện pháp khả thí nhằm bảo vệ quyền lợi Mỹ ở Đông Dương.
Suy luận này biến nỗ lực vô vọng duy trì quyền lực Đông Dương của Pháp thành cuộc thánh chiến chống Cộng Sản quốc tế. Pháp đã chi 11 tỉ Mỹ kim cho chiến tranh, và bây giờ trở nên tốn kém hơn. Mỹ đề nghị tài trợ cho nỗ lực của Pháp để có thể tiếp tục. Năm 1953, Mỹ tài trợ 78/100 phí tổn chiến đấu với Việt Minh, tổng cộng 2.5 tỉ Mỹ kim cho mục đích ấy, nhiều hơn Pháp nhận được từ kế hoạch Marshall tái thiết kinh tế của Mỹ.
Theo một công tác nghiên cứu trước đó, viện trợ quân sự không là một đầu tư khôn ngoan. Nhóm nghiên cứu đệ trình kết quả về Việt Nam lên các chiến lược gia có thẩm quyền cuối năm 1950. Phúc trình kết luận rằng người Pháp đã bị căm thù đến mức người Việt Nam có thể ủng hộ bất cứ ai, Cộng Sản hay không Cộng Sản, đứng lên đánh đuổi Pháp khỏi Việt Nam.
Pau Mus cũng đi đến kết luận tương tự 2 năm trước. Một học giả và cũng là chuyên gia về Đông Dương, Mus đại diện Pháp thương thảo với Hồ Chí Minh năm 1946, 1947. Mô tả Hồ là một nhà cách mạng “không thể mua chuộc, không khoan nhượng, à la Saint-Just,” ông cảnh giác rằng người dân Việt Nam không là “một quần chúng thụ động chỉ quan tâm đến bát cơm mỗi ngày, và bị cưỡng bức bằng khủng bố buộc họ nổi loạn bởi các cán bộ.” Họ là những con người quốc gia chủ nghĩa nhiệt thành, sẵn sàng khởi nghĩa. Đây không phải loại tham vấn các chính trị gia Pháp muốn nghe, họ làm ngơ cảnh giác của Mus.
Các chiến lược gia Mỹ cũng không cởi mở lắm so với Pháp khi đón nhận những thông tin xấu. Hoảng sợ vì sự lan tràn của Cộng Sản chủ nghĩa, họ làm ngơ những khuyến cáo của nhóm công tác nghiên cứu và dồn mọi ủng hộ cho người Pháp. Sự vô ích của công việc được khẳng định ở Điện Biên Phủ.