Chương 1

Tranh Duy Bão Việt
Một tiếng hét kinh hoàng vang lên quốc lộ. Mọi người hốt hoảng nhìn lên. Một cảnh tượng khủng khiếp hiện ra. Một chiếc mô tô bi bốn bánh xe tải lăn qua. Người phụ nữ bị hất tung lên cao, lộn mấy vòng rồi rơi xuống mặt đường. Người thanh niên thì bị kẹt trong bánh xe cùng chiếc mô tô của mình.
Bốn bánh xe tải to xù đè bẹp người và xe xuống mặt lộ. Chút ý thức vùng lên trong đầu cô gái, cô gượng gạo kêu lên:
– Duy Sơn!
Cô gục xuống trong trạng thái bất động. Một người khách qua đường đứng lại hét to:
– Gọi xe cứu thương ngay!
Nói xong anh ta vội móc chiếc di động ra bấm số gọi xe cứu thương vội vã đưa nạn nhân lên xe. Còn người thanh niên đang bị kẹt trong bánh xe tải? Họ nhìn nhau rồi khẽ lắc đầu chép miệng:
– Hết cứu rồi!
Phần còn lại là nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông.
Phim chụp city được đưa lên màn hình, bác sĩ Vĩnh chăm chú xem kết quả rồi quyết định:
– Não bộ bị chấn thương mạnh cần phải giải phẫu ngay để tránh xuất huyết não.
Nạn nhân liền được đưa vào phòng phẫu thuật. Bằng những thao tác nhanh nhẹn, chính xác, các bác sĩ bắt đầu làm nhiệm vụ của mình. Nhìn mái tóc dài óng mượt được cắt bỏ khỏi gương mặt thanh tú, diễm lệ của nạn nhân, Duy Thanh - một bác sĩ trẻ đầy năng lực của khoa ngoại thần kinh chặc lưỡi:
– Tiếc quá!
Mọi thao tác chuẩn bị cho ca phẫu thuật đã xong. Bác sĩ Vĩnh bắt đầu tiến hành cuộc giải phẫu. Cả phòng mồ im phăng phắc căng thẳng chờ bác sĩ Vĩnh.
Bàn tay ông khéo léo chính xác đặt vết dao đầu tiên vào đầu của nạn nhân. Bên cạnh ông vẫn là Duy Thanh, một phụ tá đắc lực của ông trong các cuộc giải phẫu.
Bàn tay ông đã cứu sống và chữa lành cho biết bao nạn nhân. Hôm nay cũng thế, bàn tay ông cứ thoăn thoắt đưa lên rồi đặt xuống. Cứ thế cứ thế, cuộc giải phẫu cứ từng bước được tiến hành. Màn hình trên máy cứ nhảy liên tục. Tín hiệu tít tít khẽ vang lên. Chuyên gia theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân báo động:
– Huyết áp tuột xuống thấp! Xin chỉ thị!
Bác sĩ Vĩnh nhíu mày khám lại cho bệnh nhân rồi ra lệnh:
– Truyền máu!
Từng giọt máu đỏ thắm từ từ đi vào cơ thể nạn nhân. Phút căng thẳng, hồi hộp trôi qua. Tín hiệu trở lại bình thường. Bác sĩ Vĩnh khe khẽ truyền lệnh:
– Tiếp tục giải phẫu...
Gần một giờ sau, đường may cuối cùng đã xong. Bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Vào phòng vệ sinh rửa tay sau cuộc giải phẫu, Bác sĩ Vĩnh ân cần hỏi đứa học trò cưng của mình:
– Cậu thấy thế nào Duy Thanh?
– Rất tiếc, thưa thầy!
– Điều gì? Vướng vấp trong khi giải phẫu, hay là...
– Cô ta đẹp và còn quá trẻ phải không thầy?
Giọng Duy Thanh nói tiếu, Bác sĩ Vĩnh lắc đầu:
– Lúc giải phẫu thầy không phân biệt bệnh nhân xấu hay đẹp, thuộc giai cấp nào. Thầy chi biết nhìn vào chấn thương cần được xử lý mà thôi.
– Em luôn cố học hỏi theo tấm gương đạo đức và nghiệp vụ tài ba của thầy.
– Em là đứa học trò mà thầy tin tưởng nhất. Sau này hy vọng em sẽ đem sự hiểu biết và tài năng trong Y học mà phục vụ tốt cho bệnh nhân. Cố giúp họ khắc phục tốt sau chấn thương.
– Thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng tin yêu dạy dỗ của thầy.
– Tốt. Đêm nay em có ca trực không?
– Không có thưa thầy.
– Vậy em về nghĩ đi. Hôm nay thầy ở lại bệnh viện.
– Thưa thầy, hay là...
Hiểu ý Duy Thanh, bác sĩ Vĩnh lắc đầu:
– Không! Em cứ về. Thầy cần ở lại để theo dõi bệnh nhân.
Duy Thanh hiểu thầy của mình. Tuy lời ông nói rất nhẹ nhàng nhưng lời ông nói ra Duy Thanh biết là mệnh lệnh. Ông đối xử với học trò và người dưới quyền mình rất tình cảm, nhưng lại rất nghiêm khắc. Duy Thanh chào ông:
– Thưa thầy! Em về.
– Em về đi.
Duy Thanh rời khỏi bệnh viện. Trong đầu của anh phảng phất một cái gì đó không rõ ràng. Cuối cùng lại hiện lên hình ảnh người con gái trong phòng giải phẫu. Duy Thanh lắc đầu cố xua ý nghĩ trong đầu mình:
– Hôm nay sao lạ thế?
Chuông điện thoại reo vang, Duy Thanh cầm chiếc máy lên. Anh giật mình thầm trách mình đoảng trí:
– Mình lại quên cuộc hẹn với Mỹ Tâm rồi. Chắc là cô ấy giận mình lắm.
Mỹ Tãm là bác sĩ nội khoa. Cô cùng anh về bệnh viện Thành công này công tác. Họ tương quan, đồng cảnh nên sanh tình. Họ đang có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cả bệnh viện ai cũng cho họ là rất xứng đôi.
Tiếng chuông điện thoại vẫn reo giục giã.
– Anh đây, Mỹ Tâm!
Giọng Mỹ Tâm nũng nịu:
– Duy Thanh! Anh đang ở đâu và làm gì vậy?
– Xin lỗi em, anh đành một lần nữa sai hẹn với em.
– Anh có thể cho em biết lý do để một lần nữa em lại thông cảm cho anh không?
– Anh vừa cùng thầy Vĩnh tiến hành một cuộc giải phẫu do chấn thương não bộ.
– Có nghiêm trọng lắm không anh?
– Tình hình có nghiêm trọng, nhưng tất cả đã ổn rồi em à.
– Anh có thể đến với em không Duy Thanh?
– Mỹ Tâm, anh hơi mệt.
Giọng Mỹ Tâm hơi buồn:
– Anh không thể đến với em sao?
– Mỹ Tâm! Xin lỗi em.
– Em không dám trách.
– Chúc em ngủ ngon.
– Cám ơn anh.
Duy Thanh tắt máy. Bỗng dưng anh muốn mình được yên tĩnh. Anh muốn được tự do với suy nghĩ của mình. Hình ảnh người con gái với gương mặt xanh xao, nhưng vẫn không xóa được nét mỹ miều, dễ thương hiện lên trong anh.
– Cô ta là ai?
Sáng mai, nhất định Duy Thanh sẽ tìm hiểu về nhân thân của cô gái này mới được. Để làm gì? Duy Thanh tự hỏi rồi lắc đầu. Không biết, nhưng nhất định phải đến với cô ấy. Bằng trách nhiệm của một bác sĩ? Hay bằng tình cảm của một con người? Duy Thanh không thể tự lý giải được, mong trời thật là mau sáng. Anh sẽ vào bệnh viện theo dõi diễn biến tình hình của cô ấy sau cuộc giải phẫu.
􀃌􀃌 􀃌 Trong cơn mê man, cô gái ấy vẫn tỏa nét quyến rũ lạ thường. Nhìn cái đầu được cạo trọc của cô, Duy Thanh chặc lưỡi thầm tiếc:
– Mái tóc dài óng mượt đã không còn rủ xuống bờ vai thon thả ấy nữa rồi.
Duy Thanh tự an ủi bệnh nhân mà như tự an ủi mình:
– Không sao. Rồi tóc ấy lại dài lại đẹp ra. Biết đâu còn óng ả, mượt mà hơn lúc trước.
Duy Thanh đưa tay bắt mạch cho bệnh nhân. Anh mừng thầm:
– Mạch đã trở lại bình thường rồi.
Duy Thanh lại tự tay đo huyết áp cho bệnh nhân. Tất cả đều đã ổn định. Anh lại cúi xuống xem vết mỗ trên đầu bệnh nhân. Máu vẫn còn rỉ ra, nhưng dấu hiệu cho thấy vết thương rất tốt. Duy Thanh lật bệnh án của bệnh nhân lên xem.
Dòng chữ ở đầu, trang bệnh án như nhảy múa reo vui trước mắt anh:
– Nguyễn Thục Nhiên 22 tuổi cư trú Thành phố Hồ Chí Minh.
Duy Thanh nhủ thầm:
– Thì ra cô ấy là người trong thành phố. Cô ấy có quan hệ thế nào với người thanh niên đi cùng cô? Liệu cô ấy có chịu nổi cú sốc khi biết tin anh ta chết ngay tại hiện trường hay không?
– Thế nào Duy Thanh?
Tiếng Bác sĩ Vĩnh nho nhỏ vang lên cắt ngang dòng suy nghĩ của Duy Thanh. Anh trả lời thầy của mình:
– Dấu hiệu rất tốt, thưa thầy.
– Cảm giác của em thế nào? Có tốt không hả Duy Thanh?
Duy Thanh ngập ngừng:
– Ý của thầy là...
– Thầy đã nhìn thấy trong mắt em có dấu hiệu lạ.
Duy Thanh cười nhỏ:
– Hôm nay thầy đã chuyển khoa rồi sao?
Bác sĩ Vĩnh cũng cười đáp lại:
– Thầy không có ý định bỏ khoa ngoại thần kinh này.
– Nhưng em thấy thầy đã chuyển rồi. Tữ một Bác sĩ giỏi khoa ngoại thần kinh chuyển sang một Bác sĩ khoa tâm lý học giỏi rồi đó ạ.
Bác sĩ Vĩnh trầm ngâm:
– Có nhiều lúc cũng cần kết hợp cả hai Duy Thanh à. Nếu có thể giỏi cả hai khoa thì một bác sĩ thực thụ cũng rất cần đó em à.
Duy Thanh bỗng chuyển đề tài.
– Thầy thấy bệnh nhân thế nào?
– Về mặt nào?
– Sự phục hồi sau chấn thương.
– Vết thương có thể phục hồi tốt nhưng...
Bác sĩ Vĩnh ngập ngừng làm Duy Thanh hồi hộp:
– Nhưng sao thưa thầy?
– Thầy sợ trí nhớ của cô ấy có vấn đề vì bị ảnh hưởng ở các dây thần kinh não bộ.
Duy Thanh sôi nổi, tự tin:
– Em tin rằng cô ấy sẽ bình thường cả hai mặt.
– Thầy cũng tin là thế.
Cả hai vừa trò chuyện vừa bước ra khỏi phòng hồi sức.
– Duy Thanh nè!
– Dạ! Có chuyện gì thưa thầy?
– Bệnh viện ta có tổ chức một chuyến đi đột xuất để khám chữa bệnh miễn phí cho các đồng bào ở vùng vừa bị lũ quét ở tận Tây Nguyên. Mỗi khoa sẽ cử một bác sĩ Thầy có ý định sẽ...
– Thưa thầy! Em sẵn sàng đi theo đoàn nhưng...
Chừng như đã hiểu ý Duy Thanh. Thầy Vĩnh trấn an:
– Em yên tâm! Thầy sẽ đích thân theo dõi và chăm sóc bệnh nhân đặc biệt của em.
Duy Thanh chống chế:
– Đâu có gì mà thầy cho là đặc biệt. Em và cô ấy thậm chí chưa hề quen biết đừng nói gì đến sự quan hệ với nhau.
– Tình cảm không hề phụ thuộc vào sự quen biết lâu hay mau. Nó quan trọng ở cái chỗ bùng phát. Người ta hay gọi nôm na là “tiếng sét ái tình”. Thầy không nhìn lầm đâu Duy Thanh.
Duy Thanh lặng thinh. Anh thật sự nể phục kinh nghiệm bậc thầy của thầy mình. Đúng! Trong lòng anh đang có nhiều dấu hiệu lạ. Và Thục Nhiên trong mắt anh đã không như những bệnh nhân bình thường khác. Cô đã khiến anh trăn trở thật nhiều... Tại sao? Đó có phải là tiếng sét ái tình hay không? Anh lắc đầu chào thua không lý giải được. Tiếng bác sĩ Vĩnh vang lên nhắc nhở anh:
– Em chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi nghe. Thầy tin tường rất nhiều ở em.
– Em hứa sẽ cố hết sức mình phục vụ để không phụ lòng tin yêu của thầy.
Bác sĩ Vĩnh vỗ vai anh thân mật:
– Thầy chúc em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
– Bao giờ đoàn khởi hành thưa thầy?
– Ngay sáng mai.
– Sáng mai? Sao nhanh quá vậy thầy?
– Phải. Sau cơn lũ quét qua thôn làng, người dân ở đó cần được chăm sóc sức khoẻ. Và điều cần yếu là phải triệt để đề phòng dịch bệnh.
– Em hiểu, thưa thầy.
– Em đi lo nhiệm vụ của mình đi. Thầy có chút việc cần làm.
– Dạ.
Thầy Vĩnh đi rồi Duy Thanh quay trở về phòng khám tiếp nhận khám tiếp cho bệnh nhân. Anh tạm quên tất cả những ưu tư trong lòng để khám và chẩn đoán tốt. Duy Thanh lại là một bác sĩ tài ba. Anh lại quên đi những cảm xúc đời thường để vô tư tập trung cao độ nghiệp vụ của mình.
Từng bệnh nhân lượt bước vào phòng khám với cơn đau riêng biệt, Duy Thanh ân cần, chu đáo khám cho từng người và kê toa thuốc để giảm cơn đau và chữa bệnh cho bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân đến khám nhìn nhau rồi hướng về Duy Thanh khẽ gật đầu hài lòng.
􀃌􀃌 􀃌 Bệnh nhân cuối cùng đã rời khỏi phòng khám. Duy Thanh đưa tay xem đồng hồ. Mười một giờ rưỡi, Duy Thanh định đứng lên thì chuông điện thoại lại reo. Duy Thanh uể oải đưa máy lên xem. My Tâm lại gọi cho anh.
– Alô! Anh đây!
– Duy Thanh! Mình cùng xuống căn tin dùng cơm nghe anh.
Bỗng dưng Duy Thanh lại lắc đầu:
– Xin lỗi em, Mỹ Tâm! Anh không đi được!
Giọng Mỹ Tâm kinh ngạc:
– Sao? Anh không ăn cơm trưa sao?
– Hôm nay anh không đói.
Mỹ Tâm lo lắng:
– Anh sao vậy Duy Thanh? Anh bệnh à? Để em đến phòng chăm sóc cho anh nghe.
– Không cần dầu Mỹ Tâm. Anh không có bệnh gì cả. Chỉ là không muốn ăn thôi.
– Nếu anh không muốn ăn thì em sẽ mua hai hộp cơm lên phòng mình cùng ăn nghe?
Không thể từ chối được, Duy Thanh đành gật đầu đồng ý.
– Cũng được. Em lên phòng chờ anh một chút nhé!
– Dạ.
Duy Thanh tắt máy. Bước chân anh lại về phòng hồi sức. Là một bác sĩ chuyên khoa, chuyện anh vào phòng đặc biệt khám bệnh cho bệnh nhân là chuyện bình thường. Nhưng trong lòng anh lại cảm giác như là có nhiều bất thường, dao động trong anh. Thục Nhiên vẫn nằm đó, vô tư trong cơn hôn mê.
Gương mặt cô toả sáng như ảnh của một vị nữ thần. Duy Thanh lại cầm tay bắt mạch cho cô. Lời riêng thì thầm bên tay cô:
– Thục Nhiên! Em tỉnh lại đi Nhiên. Tỉnh lại đi cho anh yên lòng mà đi theo đoàn công tác. Anh đi mà lòng vẫn không yên khi không được tự mình săn sóc em, không được nhìn thấy em mờ đôi mắt đẹp nhìn đời.
Vì lời hẹn với Mỹ Tâm, Duy Thanh không thể ở lại lâu hơn trong phòng hồi sức. Anh quay trở về phòng của mình. Mỹ Tầm đã ờ đó tự bao giờ:
– Duy Thanh! Anh đi đâu vậy?
– Anh xuống phòng kiểm tra lại tình hình sức khoẻ của bệnh nhân.
– Có lạc quan lắm không anh?
Duy Thanh gật đầu.
– Có! Vết mổ rất tốt.
Mỹ Tâm nhoẻn miệng cười để lộ hai hàm răng trắng như những hột bắp.
– Vậy thì tốt rồi. Đâu có gì mà anh phải băn khoăn lo lắng quá vậy?
– Bệnh nhân vẫn chưa hồi tỉnh Mỹ Tâm à.
– Vì vậy mà anh không vui phải không? Đây đâu phải là ca mổ đầu tiên mà anh tham gia. Cô những bệnh nhân phải chịu cảnh hôn mê sâu và dài hơn thế.
Anh vẫn bình tĩnh kia mà. Sao lần này anh lại...?
Những lời nói của Mỹ Tâm làm cho anh chột dạ:
– Lẽ nào Mỹ Tầm đã đọc được những ý nghĩ của mình sao? Không, có lẽ cô ấy chỉ thuận miệng hỏi vậy thôi. Chỉ tại mình có tật giật mình.
Duy Thanh chống chế:
– Em thấy anh mất bình tĩnh thật sao?
– Em thấy hình như là vậy. Tất cả đã được anh thể hiện qua gương mặt của mình.
Duy Thanh bào chữa cho mình:
– Có lẽ ngày mai anh phải đi công tác xa mà bệnh nhãn của anh vẫn chưa hồi tỉnh nên anh hơi lo lắng.
Mỹ Tâm bỗng reo lên:
– Ngày mai anh cũng đi cùng đoàn khám chữa bệnh cho đồng bào sau cơn lũ nữa hả?
– Phải.
– Như vậy thì hay quá.
– Sao thế Mỹ Tâm. Có gì mà em bảo là hay.
Mỹ Tâm nói trong niềm vui sướng:
– Em cũng được phân công theo đoàn đi công tác nữa. Chúng ta lại được cùng sống và công tác với nhau.
Duy Thanh dửng dưng:
– Vậy hả?
Mỹ Tầm nhìn anh lộ nét bất mãn:
– Duy Thanh! Hình như anh không vui khi có em cùng đi phải không?
Duy Thanh giật mình:
– Đầu có! Có người bạn đồng hành như em thì chuyến công tác càng thêm thú vị. Anh sẽ được học hỏi nhiều hơn bởi các bác sĩ tài giỏi ở các khoa khác.
– Duy Thanh! Em có linh cảm như có chuyện gì đã xảy ra với anh phải không?
– Em đa nghi rồi Mỹ Tâm. Anh vẫn bình thường không có việc khác thường đâu!
Mỹ Tãm thở dài:
– Em mong là thế.
Duy Thanh không muốn làm Mỹ Tâm buồn. Anh nắm tay cô ngồi xuống ghế.
– Ngồi xuống đi em. Chúng ta ăn cơm rồi còn nghỉ ngơi. Buổi chiều mình còn làm việc nữa.
– Dạ.
Mỹ Tâm được Duy Thanh ân cần lo lắng thì vui lại ngay. Cô bày hai hộp cơm lên bàn rồi giục Duy Thanh:
– Ăn cơm đi anh.
– Em cùng ăn đi chứ.
Duy Thanh vẫn như thường ngày, vẫn chăm sóc cô, vẫn chăm chút bỏ thêm thức ăn cho cô. Tất cả vẫn như bình thường nhưng Mỹ Tâm nghe như có một cái gì khang khác trong anh. Linh cảm báo cô như thế. Ôi, có phải thứ linh cảm thường là chất độc giết chết tình yêu. Mỹ Tâm vừa ăn vừa suy ngẫm:
– Mong rằng mình đã nghi sai, Duy Thanh chỉ mệt mỏi vì trải qua những ca phẫu thuật khó khăn. Dù bác sĩ giải phẫu chính là bác sĩ Vĩnh. Nhưng cả bệnh viện ai cũng biết là bác sĩ Vĩnh đang truyền hết tâm huyết và kinh nghiệm của mình cho anh.
Duy Thanh biết tấm lòng của thầy dành cho mình. Anh cũng cố gắng theo sự chỉ dạy của bác sĩ Vĩnh. Anh sẽ là bác sĩ Vĩnh thứ hai trong khoa giải phẫu não bộ. Anh phải tập trung cao độ học hỏi và theo dõi tiến triển của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Duy Thanh thường tự nhủ với mình:
– Tre tàn thì măng mọc. Mình phải làm sao cho xứng đáng để kế tục sự nghiệp của người đi trước.
Nhìn Duy Thanh cố nuốt cơm vào lòng, Mỹ Tâm nghe hối hận:
– Mình đã nghĩ sai về anh rồi Duy Thanh! Xin lỗi anh.
􀃌􀃌 􀃌 Cơn lũ đã đi qua nhưng hậu quả của nó để lại thật là tàn khốc. Từng căn nhà bị lũ cuốn trôi. Chỉ còn lại nền đất trống với cây lá ngổn ngang. Những con đường sạt lở trầm trọng gầy tắc nghẽn giao thông và đau đớn nhất vẫn là số phận của những con người. Con mất cha, vợ mất chồng. Đau thương, tang tóc chất chồng. Những tiếng khóc thảm thương của bao người mẹ có con bị lũ cuốn trôi trên đường đi học. Cả đoàn ai cũng xúc động ngậm ngùi:
– Thiên nhiên đã cho chúng ta quá nhiều ưu đãi. Nhưng cũng chính thiên nhiên cũng tàn nhẫn huỷ đi mầm sống của con người.
Họ bắt tay ngay vào việc khắc phục hậu quả cơn lũ. Họ cùng thu dọn cây cối, che lên những căn lều tuy nhỏ, nhưng cũng đủ cho gia đình trú ngụ. Tạm thời họ cũng thoát qua được cảnh màn trời chiếu đất.
Nhưng tất cả cũng không làm sao xoa dịu đi nỗi khổ đau khi mất mát người thản. Mỹ Tâm bế một đứa bé trên tay. Cha mẹ nó đều bị lũ cuốn trôi mất đi khi làm rẫy. Họ có nghe thông báo nhưng không về kịp. Cơn lũ đến ào ạt như những cơn sóng thần ập đến gây tai hoạ thăm khốc. Đứa bé đành phải chịu mồ côi.
– Duy Thanh! Anh xem nè! Nó dễ thương quá.
Nhìn ánh mắt ngay thơ, vô tội của đứa bé Duy Thanh cảm thấy xót xa. Anh đề nghị với Mỹ Tâm:
– Chúng ta cùng đưa nó về thành phố đi Mỹ Tâm.
Mỹ Tâm nhìn anh thoáng lo ngại:
– Nhưng...
– Em đừng lo! Chúng ta sẽ đưa nó đến trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Và chúng ta sẽ là người bảo trợ cho nó.
Mỹ Tầm gật đầu:
– Cũng được. Cứ lâm theo ý anh đi.
Đứa bé đã khóc khàn cả hơi. Nó không còn đủ sức để khóc nữa. Nó gục đầu trên vai Mỹ Tảm thút thít. Tội nghiệp! Nó chỉ vừa lên bốn tuổi đầu. Mỹ Tâm lấy sữa tiệt trùng trong ba lô ra, vỗ về đứa bé:
– Ngoan nào. Uống tí sữa với cô đi nhé.
Lạ lẫm vì lần đầu được thấy sản phẩm cao cấp. Nó ngần ngại nhìn Mỹ Tâm.
Cô động viên nó:
– Uống đi nào. Ngoan đi. Cô thương nào.
Đứa bé nghe lời dỗ ngọt của Mỹ Tâm. Nó từ từ hút sửa từ tay cô. Bỗng nhiên nó chặc lưỡi:
– Ngon quá!
Mỹ Tâm vừa ép đứa bé uống sữa vừa hỏi:
– Bé tên gì nào?
Nó ấp úng trả lời:
– Bảo.
– Bảo có chịu theo cô về thành phố không?
Bảo lắc đầu nguầy nguậy:
– Không! Bảo muốn mẹ. Bảo muốn ba thôi.
Nghe đứa bé nói ra mà Duy Thanh nghẹn ngào xúc động. Bởi vì hoàn cảnh của đứa bé, chính là hiện thân của anh ngày trước. Một thằng bé lên năm, lạc loài, mất cha, mất mẹ. Duy Thanh nhớ rất rõ, rất rõ cái thảm cảnh đã xảy ra trong đời của anh.
Ba mẹ anh qua đời trong một tai nạn giao thông. Hai anh em phải sống nhờ vào người cậu. Gia đình cậu lại rất nghèo lại còn phải cưu mang thêm hai anh em anh. Cậu anh cố công làm lụng để nuôi con, nuôi cháu. Nhưng cũng không làm sao tránh khỏi sự chì chiết của mợ. Tiếng mợ đay nghiến cậu nghe mà đau lòng:
– Anh tính sao, chớ tôi hết chịu nổi cái cảnh này rồi.
Cậu nhẫn nại thuyết phục mợ:
– Hai đứa nó ăn uống có là bao. Anh sẽ cố đi làm thêm để bù đắp cho chúng nó.
– Hai đứa nó ngày một lớn ăn uống sẽ nhiều hơn. Lại còn phải chi phí cho nó học hành. Làm sao mà tôi chịu nổi?
Giọng cậu vẫn hiền lành:
– Thì chúng ta phải ráng. Chị Hai tôi qua đời rồi. Bổn phận eủa tôi là phài lo cho hai đứa có thế vong hồn chị Hai tôi mới được yên vui nơi chín suối.
Mợ gay gắt:
– Yên vui, yên vui. Người ta thì yên vui, chỉ tội cho tôi là khổ. Tôi đã tính rối.
– Mợ nó tính thế nào?
– Đem anh em nó gởi cho người ta nuôi.
Mợ nói tỉnh bơ nhưng đã làm cậu giật nẩy người:
– Không được.
– Tại san lại không được?
– Thì tôi đã bảo là không được.
– Người ta giàu có, người ta nuôi nó tốt hơn mình. Nó sẽ được ăn no, mặc ấm, học hành đến nơi đến chốn.
Lời mợ cũng có phần chí lý. Nhưng cậu vẫn kiên quyết:
– Tôi đã nói là không được. Ngoại trừ khi...
– Thế nào thì anh mới chịu hả?
– Tôi chết.
Giọng cậu gọn gàng nhưng làm mợ hốt hoảng:
– Anh đừng có nói gỡ như thế không nên. Thôi thì nuôi thì nuôi. Tôi cũng chiều theo ý anh mà ráng chịu cực khổ vậy.
Duy Thanh rúc trong kẹt, ôm đứa em trai mà nước mắt chảy dài.
– Em ơi! Tội nghiệp cậu quá.
Đứa em song sinh của anh cũng ôm anh mà khóc:
– Anh ơi! Phải chi ba mẹ mình đừng chết hả anh.
Duy Thanh mếu máo:
– Ừ! Phải chi ba mẹ chúng ta còn sống. Chúng ta đâu có khổ thế này.
Không ngờ lời nói của cậu lại là điều dự đoán. Một tai nạn lại ập đến gia đình cậu khi đang thi công trên lầu cao. Giàn giáo bị sập, cậu té xuống chết ngay tại chỗ.
Tang thương lại ập đến tang thương. Và tang chế lại phũ lên đầu của đứa trẻ.
Mặc dầu chủ thầu cũng lo an táng và đền bù cho mợ. Nhưng quá đau đớn trước cái chết thương tâm của chồng. Mợ anh đổ trút lên đầu hai anh em của anh:
– Tao đã bào chúng mày là sao chổi. Chúng mày giết cha, giết mẹ chúng mày rồi. Chúng mày còn giết thêm chồng của tao nữa.
Duy Thanh kêu lên:
– Mợ! Mợ đừng nói thế, tội nghiệp cho anh em của con.
– Tội nghiệp cho chúng mày rồi ai lại tội nghiệp cho tao và các con của tao đây? Làm sao mà tao nuôi dưỡng chúng mày nổi? Phải đành cho người ta thôi.
Tiếng mợ nghe não nùng nhưng là tiếng sét giáng xuống đầu Duy Thanh.
Anh nói như van lạy:
– Mợ! Anh em sẽ đi làm phụ mợ. Mợ đừng đem cho anh em tụi con nghe.
– Chúng mày thì làm dược gì. Dù cho có làm cũng không ai mướn. Tao đã quyết định rồi. Tụi bây sẽ được sống ấm no hơn.
Dù không muốn nhưng buổi sáng định mệnh ấy vẫn phải đến. Duy Thanh không bao giờ quên được hình ảnh ấy. Đứa em trai của anh khóc thét lên khi được đưa lên xe cùng hai vợ chồng giàu có nhưng hiếm muộn.
– Đừng! Đừng bắt tôi. Anh hai ơi! Cứu em! Anh hai ơi! Em không muốn xa anh đâu anh hai ơi. Cứu em anh hai ơi. Tiếng kêu đau thương ấy như xé nát lòng anh. Anh chạy theo chiếc xe đã mang em, anh đi. Nhưng anh không làm sao mà đuổi kịp. Chung quanh anh chỉ là lớp bụi phũ dày. Duy Thanh gục đầu xuống đất đớn đau:
– Em ơi!
Duy Thanh buồn bã lầm lì không nói. Anh đang đợi đến lượt mình. Rồi ngày đó cũng đến. Khác với em trai, Duy Thanh không hề khóc la mà chấp nhận theo cha mẹ nuôi. Em trai của anh đã không còn ở đây, anh ở lại để mà làm gì.
Cha mẹ nuôi anh khẽ vỗ đầu anh ra vẻ hài lòng:
– Ngoan quá!
Nhìn ánh mắt anh, mợ của anh cũng nghe xót xa:
– Đừng trách mợ nghe con. Ráng sống với người ta nghe con.
Dù mợ có thật lòng hay không, Duy Thanh cũng không hề oán trách gì mợ.
Mợ cũng khổ như mình. Duy Thanh về sống với cha mẹ nuôi trong thành phố.
Anh được nuôi dạy, ăn học đàng hoàng. Đêm đêm anh luôn ray rứt nhớ về em của mình. Anh muốn liên lạc với em. Nhưng ngay chính mợ anh cũng không biết địa chỉ của người nuôi em anh. Họ không muốn đứa con nuôi của mình biết rõ nguồn cội. Họ muốn nó mãi là đứa con ruột thịt của mình.
Khi đã là bác sĩ, Duy Thanh luôn tìm đến những trại mồ côi, uỷ lao và giúp đỡ các em, lòng anh luôn khao khát tìm lại đứa em của mình. Nhưng đã mấy mươi năm vẫn còn bật vô âm tín. Tất cả đã qua như một khúc phim bị hỏng, một đoạn đời oan nghiệt.
– Duy Thanh! Anh nghĩ gì mà thẫn thờ vậy?
Duy Thanh giật mình trở về thực tại:
– Đâu có gì! Anh chỉ thương đứa bé mà thôi.
Mỹ Tâm thờ dài:
– Sau thiên tai có biết bao hoàn cảnh bi thương.
– Chúng ta phải làm gì để xoa dịu bớt nỗi khổ đau của những con người khốn khổ hả Mỹ Tâm?
– Duy Thanh! Anh đừng day dứt tự dằn vặt mình nữa. Chúng ta đã làm hết sức mình rồi. Biển khổ của con người thì mênh mông mà sức người thì hạn hẹp.
– Biết rằng thế, nhưng...
– Chúng ta đến đây là để xoa dịu những cơn đau kia mà. Bây giờ chúng ta cùng đứa bé về điểm khám chữa bệnh đi.
Duy Thanh gật đầu đồng ý:
– Ừ! Chúng ta đi.
Duy Thanh cùng Mỹ Tâm trở về cùng đoàn bác sĩ trực tiếp khám và chữa bệnh cho mọi người. Có những cơn đau mà y học còn có thể xoa dịu được nhưng cũng có những cơn đau không cách gì nguôi ngoai. Nó đeo đẳng người ta đến suốt một đời người.
Duy Thanh cũng ang nặng trong lòng mình nỗi đau mất mát thê lương.
Anh muốn dùng nỗi đau cùng bàn tay mình xoa dịu vết thương đau của bao con người cùng khổ.