Dịch giả: Lê Trọng Sâm
Chương 5
ầy thuốc và cậu bé con

1.
ngay trong chiều ngày tiến cử, vị y sư được quan nội sai Đông cung hướng dẫn vào gặp Thế tử nhỏ tuổi.
Gian phòng bao la luôn chìm trong cảnh mờ tối của những mành sáo hạ xuống và chiếc giường quá rộng đơn độc trong vòng sáng đèn đuốc cháy cả ngày lẫn đêm.
Vẻ uể oải, cậu bé nằm giữa những chiếc gối gấm, luồng mặt của cậu dán chặt vào những người đến thăm ngay khi họ mới bước vào.
Sau nhiều lần cúi lạy đúng thủ tục, viên quan nội sai bẩm:
- Tâu Đông Cung, đây là vị thầy thuốc của ngài theo lệnh của Chúa thượng.
Gật đầu một cách trịnh trọng, hai đồng tử đen xoáy sâu vào Lê Hữu Trác. Thế tử nói, giọng hổn hển:
- Cụ là vị y sư tôn kính đến từ xa để chăm sóc cho ta không nằm trong số thầy lang của Thái y viện?
- Tâu Đông cung, đúng là như vậy.
- Tại sao họ lại không cho ta uống thuốc của cụ để ta được lành bệnh?
- Tâu Đông cung, thần thật không rõ.
Quan nội sai ra hiệu cho các nội thi:
- Vị y sư từ nay là người duy nhất được phép hầu mạch Đông cung và kê đơn.
Nói xong, ông này lùi sâu vào cuối gian phòng đứng chờ đưa vị thầy thuốc già trở về khi cuộc hầu mạch kết thúc.
Ngồi cạnh người bệnh nhỏ bé, vị y sư chờ cho tâm hồn tĩnh lặng để dịu đi sự khuấy động trước khi vào hầu mạch Thế tử.
Thoạt đầi, trông nước da mặt xanh nhợt, hơi thở khó khăn, bụng lại chướng to, tứ chi khẳng khiu, ông thấy rõ ràng chỉ mới trong vào mươi ngày thể trạng của Thế tử đã kém đi rất nhiều.
Dưới những múp ngón tay, ông nhận thấy mạch hoạt mềm và trơn tựa các hạttrai mài nhẵn trườn nhanh lui tới, mạch ấy bị cuốn theo dòng chất lỏng gây nên chứng thở ác tính nhập vào ruột và tiết ra một lượng dịch khá lớn.
Bụng dưới của Thế tử rõ ràng đang chướng lên. Ông khám kỹ, thấy làn da còn căng và bóng, nhiều mạch máu li tuổi ngang dọc nổi lên, rốn lồi to dễ bằng ngón tay cái.
Lê Hữu Trác mỉm cười với người bệnh nhỏ tuổi và ra hiệu cho nội thị mặc áo quần lại cho Thế tử. Tuy vậy, ông chưa nghĩ đến việc chào Thế tử và cáo lui theo lệ thường. Ông vẫn ngồi đối diện với cậu bé con.
Cậu bé tiếp tục chằm chặp nhìn ông với một nhãn lực khác thường làm ông bối rối. Đôi mắt cậu ta chứa đựng cả một thế giới lặng im bất động khiến người thầy thuốc già chìm đắm trong sự chăm chú âm u của chúng. Trong luc chờ đợi, ông cũng không hiểu sao mình không thể rời được cậu bé.
Ông thấy được cả những từ ngữ hình thành trên môi cậu bé đến khi một tiếng ho khẽ từ cuối gian phòng nhắc ông trở về với thực tại, ngăn không cho ông biết chắc chắn là mình đã nghe được gì.
- Cụ đang tự hỏi làm sao đưa được người bệnh này qua cơn nguy khốn hiện nay?
Phải chăng đây là những lời nói tỉnh bơ và điềm nhiên của Thế tử?
Viên quan nội thị lại ho lên lần nữa báo hiệu cuộc khám bệnh kết thúc.
Đúng lúc chiếc màn giữa lối đi kín đáo buông xuống, vị y sư bắt gặp ánh nhìn của cậu bé, tưởng như có một nụ cười tinh nghịch ở tận sâu thẳm bao la.
Ra khỏi hành lang, một nội thị giằng ông ra khỏi tay quan nội sai và kéo ông đến sau một cột trụ.
- Bà Chánh cung nói với cụ là bà rất hoan hỉ về sức khoẻ hiện nay của Chúa Thượng và hỏi cụ  thấy thế nào về Đông cung Thế tử. Bà cho phép cụ nói rõ tất cả sự thật sau cuộc chẩn đoán vừa rồi.
Ông buột miệng trả lời rằng ông chỉ là một người miền núi quê mùa bỗng nhiên được Chúa thượng biết đến. Ông không thể nào phát biểu ý kiến một cách chính xác trước khi thấy kết quả những đơn thuốc vừa rồi. Ông bỗng nhiên nhớ lại cần phải thực hiên kiểu giả vờ xin lỗi và những lời khất lần lữa để làm lá chắn cho mình. "Quả vậy, không có sự lựa chọn nào khác!" như viên quan hộ tống đầu tiên vừa cười vừa trả lời với ông trên đường ra kinh đô. Mà đúng là Soạn đã nói điều gì đó với ông về việc này? Nhưng trong giây phút khẩn cấp này, ông thấy phải tiếp tục:
- Xin cảm ơn ông, tôi nhờ ông vui lòng tâu lên bà Chánh cung những lời biết ơn chân thành.
Chưa dứt lời, Quận Huy – quan Chánh đường đã cho người đến tìm.
Cụ đã hầu mạch Thế tử, cụ thấy thế nào?
Từ khi gặp lần trước, tôi thấy Thế tử nay còn yếu hơn. Lúc này sự chẩn đoán của tôi là hết sức dè dặt.
Quan Chánh đường nói rất đỗi lo lắng:
- Liệu có những vận may nào có thể đưa Thế tử ra khỏi tình trạng này không?
- Xin thưa, nếu sự hao tổn nguyên khí và sự thiếu máu không phải từ bệnh tình gây nên mà do sự lạm dụng những vị thuốc công phạt thì ngược lại, những vị thuốc bổ dưỡng lại có thể có hiệu quả tốt như một trận mưa trời ban xuống đám đất cỏ khô cằn và do đó trong vài ngày tới tôi mới có thể có ý kiến.
- Vậy xin cụ sớm kê đơn cho! Xin cụ hãy tận dụng mọi khả năng của cụ - Quan Chánh đường nói với giọng khẩn thiết, môi điểm nhẹ một nụ cười. Tất cả phép lịch lãm tinh tế của ông trong mọi cử chỉ và trong cách ăn mặc bỗng nhiên phát ra một sự rạng rỡ nguy hiểm mâu thuẫn với phong thái trên.
Vị y sư không phải không hay biết về những quyền lợi đang có vấn đề trong vụ này. Con người tin cẩn của Chúa Trịnh Sâm và là người phục dịch mật thiết nhất cho Chúa – quan Chánh đường sẽ tiếp tục thu tóm trong tay mọi quyền lực với điều kiện là không có sự thay đổi nào làm cho phe cánh đối địch của người con trưởng đã trưởng thành và co 'sức khoẻ bị tước quyền là Trịnh Khải thắng thế. Đòi hỏi cấp thiết của quan Chánh đường là Chúa Trịnh và cả Thế tử Trịnh Cán phải được cứu sống để bảo đảm cho ông còn nhiều năm dài giữ cương vị phụ chính. Điều  cốt tử nhất là ông già miền núi đã được chỉ định là người thầy thuốc duy nhất trong triều chữa bệnh cho Chúa và Thế tử. Ông ấy phải thành công nếu chính bản thân ông muốn hy vọng sống. Vậy là cái quyền lực mà trước kia ông lánh xa, khinh bỉ, tránh né và rất sợ hãi thì nay ông đã bắt gặp lại. Cái quyền lực đó rất cần đến sự tài ba của ông để tồn tại lâu dài.
Dáng ủ rũ, vị y sư bắt tay vào kê ngay đơn thuốc. Ruột gan ông bị kích động bởi một cơn giận dữ bất lực, nỗi khiếp sợ và điều ghê tởm âm thầm lại càng thêm gay gắt bởi
Ông thêm vào đơn thuốc trước đây bốn lạng bạch truật trộn với mật ong, một lạng địa hoàng bắc, một đồng cân gừng sao cháy, bốn đồng cân ngũ vị nam và hai đồng cân đàn hương tươi. Tất cả được nấu thành cao ngự tiến với nước nhân sâm sắc lại.
Sau khi kê xong, đơn thuốc được giao lại cho viên Thị dược kèm theo một quan hầu cận của Chúa, ông này dẫn Lê Hữu Trác vào phòng thuốc bên trong phủ liêu.
Quan Chánh đường còn ngoái lại:
- xin y sư hết sức quan tâm theo dõi để tất cả được pha chế theo đúng quy tắc. Xin đừng để xảy ra một sai phạm nhỏ nào!
Phòng thuốc bên trong cung điện với những chiếc tủ lộng lẫy, bên trong là những bình lọ và nhiều dụng cụ kiểu cách khác nhau tuyệt đẹp khiến vị y sư phải ngạc nhiên khi lần đầu tiên ông được bước vào.
Dưới sự giám sát của ông, các loại thuốc được chọn lọc, cân kỹ, sau do được bọc trong một tấm giấy thấm ướt xông qua lửa nhằm tăng thêm hiệu lực. Đơn thuốc này còn được ghi lại trong một cuốn sổ lớn và sau cùng mọi người có mặt đều phải ký tên vào.
Khi các vị thuốc đã được nấu thành cao và sẵn sàng để dâng lên Thế tử, với lý do tuổi cao mệt mỏi, vị y sư xin cáo lui trở về nhà.
Tên lính gác liền trả lời ông với cái cười lạnh lùng:
- Cụ cho rằng mình đã già và thể trạng yếu nhưng tôi xem cụ có khuôn mặt của một chàng trai, còn sức sống mạnh mẽ của cây tùng cây bách. Chẳng ai tin vào lời cụ được. Bây giờ cụ đã là ngự y của triều đình, vậy nhiệm vụ bắt buộc cụ phải ở lại.
Lê Hữu Trác nặng nề đáp lại, rất khó chịu trước thái độ trịch thượng của hắn:
- Sự có mặt của tôi lúc này chẳng có chút ích lợi gì. Cần dâng thuốc này lên cho Thế tử không chút chậm trễ và đến gần tối, tôi sẽ trở lại đây  xem kết quả.
- không thể được! Việc túc trực thuốc phải được bảo đảm chặt chẽ cả ngày lẫn đêm.
Đoán trước sự căm ghét đàng sau thái độ cố chấp nặng nề của tên này, vị y sư đành phải nghe lời, tự nhủ mình là phải báo ngay việc này lên quan Chánh đường, nếu không được thì đến viên Quận hầu trẻ. Như một tù nhân, ông phải túc trực trong căn buồng cạnh phòng Chè. Phòng này vắng người. Không biết số thầy lang Thái y viện đi đâu rồi? Người ta đã làm gì họ?
Viên nội thị trẻ đưa bữa ăn tới tán chuyện:
- Thưa cụ, kẻ hầu hạ hèn mọn này không biết điều gì đã xảy đến với họ trong trường hợp này, họ có được trở về nhà hay đang  bị giữ trong phủ chúa chờ ngày xét xử. Sáng nay, họ vẫn còn ở đây, ngoại trừ ông thầy thuốc Châu người Trung Hoa thường có ý kiến trái ngược và không thường xuyên đi lại với họ. Ông thầy thuốc này rất được bà Chánh cung tin dùng, vợ ông ta cũng là nữ tì tin yêu của bà. À, cụ có cần dùng loại trà pha đậm hơn không?
Ngồi một mình, vị y sư tự cho mình được tự do trốn về Hương Sơn trong tâm tưởng. Núi rừng thân yêu gần vào mùa hạ rồi. Trong sâu thẳm của phủ liêu tù hãm này, từng luồng từng luồng không khí quê hương thoang thoảng mang đến cho ông chất thơm của nhựa cây và cẢ vị mặn của gió...Giờ phút này, người vợ hiền của ông dang đi giữa sân nhà và Lâu, đứa cháu cuối cùng của dòng họ bước theo sau...Ông đang theo dõi với con mắt thầm phục dáng đi trẻ trung của người vợ dù tuổi đã cao... và cả những bắp chân rám nắng chắc nịch của thằng bé. Bỗng nhiên ông bị kéo lại thực tại bởi một câu hỏi vô cùng nghiêm trọng của hiện thực trước mặt: vị Thế tử phản ứng thế nào sau lần dùng cao đầu tiên này?
Giờ thân đã mãn và giờ dậu bắt đầu, viên quan nội sai điện phía Đông đưa ông đến đây, nay lại tới tìm ông để hầu mạch Thế tử.
Cậu bé con uể oải nằm dài trên chiếc gối gấm vẫn luôn khó thở. Trên khuôn mặt nhỏ bé xanh xao và tuấn tú chỉ còn đôi mắt là còn sức sống. Những hạt trai trong mạch hoạnt vẫn tiếp tục lăn qua lăn lại với tốc độ nhanh chứng tỏ chứng thở ác tính đã nhập vào tận ruột.
Vị y sư hỏi các nội thị:
- Thuốc cao được ngự tiến Đông cung lúc nào?
Đám này nhìn nhau hết sức lo lắng, ra hiệu hỏi nhau, người ngẩng đầu, kẻ hất hàm, rõ là bức biếm hoạ của sự ngư ngơ và lộn xộn. Một giọng nói điềm đạm dù làn hơi rất yếu cất lên từ chiếc sập:
- Y sư tôn kính, có ai dâng lên ta thuốc nào đâu?
Đám nội thị thấy yên tâm, họ tán thành trong im lặng.
Như vậy món thuốc cao được pha chế rất kỹ lưỡng và hơn nữa có sự giám sát tối cao theo lệnh của Quận Huy đã không được đưa vào cho Thế tử ngự dụng!
Thế mà Chúa Thượng đã tiến cử ông là thầy thuốc cho Thế tử kế nghiệp, người duy nhất có đầy đủ thẩm quyền kê đơn ở đây. Thật là quá quắt! Họ xem thường ai đây? Nói cho cùng, ai là người cai quản phủ chúa này?
Vị y sư giận sôi lên, không che giấu được qua nét mặt.
- Mong y sư tôn kính hạ bớt nồi giận! Tất cả đều có lý do của nó.
Vẻ sững sờ, người thầy thuốc nhìn cậu bé, đôi môi còn khép kín nhưng một nụ cười nhẹ còn phảng phất nơi đây. Vẫn nụ cười bí ẩn, tinh nghịch.
Nhưng lúc này không gì có thể làm vị lương y cao niên hạ được cơn giận khi viên quan nội sai Đông cung lại đến và đưa ông trở lại phòng Chè. Với mục đích gì đây? – ông tự hỏi mình. Càng suy nghĩ, nỗi tức giận càng bốc cao và vầng trán tối sầm chuyển sang màu sắt lạnh. Đúng lúc đó, ông Châu, thầy thuốc Trung Hoa tươi cười đi đến.
- Thưa y sư tôn kính, tôi là Châu đã có vinh dự được gặp ngài cách đây mấy ngày. Thưa ngài, tôi xin mạn phép hầu chuyện ngài trong chốc lát được không?
Đưa mắt cho quan hầu cận biết là từ lúc này ông sẽ hầu chuyện vị y sư, rồi không chút kiểu cách, ông Châu dẫn ông đến dưới một mái hiên kín đáo nhìn ra vườn.
- Ở đây không tai vách mạch rừng, chúng ta cùng ngồi xuống đây, ngài vui lòng chứ?
Lúc nãy, nếu khuôn mặt của Lê Hữu Trác tối sầm và bực tức, thì giờ đây đôi mắt ông lại chầm chập nhìn ông Châu, đầy vẻ hiếu kỳ.
- Trong phủ chúa, người ta nói nhiều đến việc Chúa thượng tiến cử ngài. Tôi cũng rất vui mừng về việc đó, vì quan điểm y học của chúng ta đồng nhất với nhau. Tôi cũng được biết về sự chán ghét quan trường của ngài cho nên tôi cũng không chúc mừng ngài về việc này.
Rồi ông ta ghé lại gần ông nói nhỏ: - Tôi xin có chuyện thưa với ngài trước khi đưa ngài đến hầu bà Chánh cung, phu nhân của Chúa thượng. Xin ngài biết cho, nếu đơn thuốc của ngài không được ngự tiến cho Thế tử thì sai lầm này là do một số lăng băm Thái y viện luôn ngăn cản bà Chánh cung chống lại việc dùng bạch truật có thể làm nghẹt hơi thở và địa hoàng có thể có nguy cơ gây nên chứng tụ huyết nơi lá lách của Thế tử. Một tay lang băm vớ vẩn Nguyễn Thúc nào đấy, mà tôi không biết hắn ta dcsự bao che của ai dám đi đến chỗ khẳng định rằng, chỉ dùng ba hoặc bốn đồng cân thuốc ấy sẽ dẫn đến chỗ táo bón, và cả bí tiểu tiện nữa. Khi bà Chánh cung hạ cố hỏi ý tôi, tôi đã cương quyết bảo vệ tính chính xác về phép điều trị của ngài. Tôi tin là đã có thể thuyết phục được nhưng bà vẫn đợi ngài. Vậy xin ngài đi ngay không chậm trễ.
- Tôi có nên hiểu rằng sự chống đối này bắt nguồn từ việc bà Chánh cung lo lắng cho đứa con của mình, có phải vậy không ông Châu?
Ánh sáng khó khăn lắm mới loé lên được trong tâm trí còn tối mù vì giận dữ của Lê Hữu Trác.
Thầy thuốc Châu nói thì thầm với cái nhìn tỏ sự hiểu ngầm:
- Có đấy, nhưng chỉ là bề ngoài thôi! Ngài có hiểu ý tôi không?
nghiệp của ông đã bị phủ nhận. Những tay lang băm toàn là bọn sát nhân bỉ ổi. thật không thể nào chấp nhận được với ông và cả đối với người bệnh bé nhỏ của ông nữa.
Ông Châu nói:
Bây giờ thì xin ngài nhanh chân lên!
Lê Hữu Trác không hiểu bằng cách nào họ đã ra khỏi Đông cung và bằng con đường ngầm bí mật nào mà họ đến được cung của bà Chánh cung. Bỗng chốc, hai bức cửa gỗ chạm trổ tách ra và họ đã thấy đang đứng trước mặt bà, bà cho miễn lạy và vời họ đến gần.
Bà Chánh cung trẻ trung với sắc đẹp tuyệt vời song nỗi lo lắng làm cho khuôn mặt bé nhỏ, vốn được đứa con trai thừa hưởng, đã trở nên thống thiết. Duy, đôi mắt của người mẹ thuộc về thế giới trần ai này.
Bà không nói cho y sự biết ngoài những gì mà ông đã rõ. Bà chỉ muốn được nghe từ chính miệng của người thầy thuốc quê mùa sơn cước này những lời bảo đảm, làm tiêu tan mối nghi ngờ ác độc gieo rắc bởi các thầy lang cung đình đang làm tinh thần bà rối bời.
Ông nói toạc ra khi nhận thấy có cơ hội để làm vợi nhẹ con tim đang căm giận:
Kính tâu Lệnh bà, về trường hợp của Thế tử kế nghiệp, từ lâu người ta đã dùng không cân nhắc những vị thuốc làm giảm lượng máu và giảm thiểu sức sống. Như vậy đã làm tổn thương cơ thể và làm tăng thêM chứng cổ trướng. Vì thế, tôi đã chỉ dẫn dùng những vị thuốc làm khoẻ người như bạch truật giúp bổ dưỡng, lợi tiểu, mau tiêu và địa hoàng là chất kích thích có tính khai vị và khử lọc. Tôi xin khẳng định là những vị thuốc ấy có thể bốc cho Thế tử mà không lo lắng gì.
Một sự im lặng đang ngự trị mà nếu kéo dài sẽ trở nên chóng mặt.
Ông kêu to lên:
Tâu lệnh bà, nếu còn chút hoài nghi trong suy nghĩ của Lệnh bà, mong bà biết chọ trường hợp xảy ra điều đáng tiếc, tôi xin nhận lấy sự trừng phạt.
Nhưng bà Chánh cung cười, bà chấp thuận để người ta bốc ngay cho con trai mình phương thuốc trên. Quan nội sai mang lệnh đó hoả tốc đến Đông cung.
Thấy thuốc Châu nói với y sư:
Ngài thật tuyệt! Tôi vui mừng được cất bước hiên ngang đi theo ngài đến tận phòng Chè, ta có chuyện để ngắm nghìa những bộ mặt tiu nghỉu của bầy lang băm đó.
Cho dù rất cảm động trước nhiệt tình của thầy thuốc Châu, Lê Hữu Trác vẫn im lặng, ông đang trong cơn xúc động choáng váng. Vừa rồi ông đã lấy mạng sống của mình để bảo đảm. Ừ được, nhưng còn việc lấy mạng sống của toàn  bộ gia đình mình thì sao? Cứ tưởng những bậc thầy cao cả về y học ở kinh đô này đều là những tay cự phách đầy năng lực thần diệu, thì ra sự hiểu biết của họ chỉ tóm gọn trong một số khái niệm mơ hồ về "phong" và "hoả". Người ta cứ tiếp tục tụng những sách thuốc mà càng tụng người ta càng tích chứa thêm những sai lầm và lệch lạc trong cách giải thích, trong cả việc kê đơn một các vội vàng cẩu thả. Mà chính loại người đó lại cứ vu khống những ai khiêm nhường, kiên nhẫn trên con đường chân chính của nghề y, buộc họ phải lấy mạng sống bảo đảm cho khả năng chuyên môn của mình. Khi đã đến phòng Chè, cơn giận của ông lại tăng thêm khi nhìn thấy bọn họ đang tập họp xung quanh con người vu khống – tên Nguyễn Thúc – và cơn thịnh nộ nổ ra ngay:
Rõ ràng vị Thế tử được thực sự được Trời cao che chở! – ông la to lên và ném cái nhìn dữ dội về phía họ - Ngài chắc phải được đúc bằng sắt, bằng đá nên mới không bị ngã gục dưới các đơn thuốc tầm bậy tầm bạ của các người! Nếu đó là con em của một thường dân, chắc rằng người đó không thể sống một ngày! Cổ nhân có nói "Nghệ thuật dùng các phương thuốc cũng giống như nghệ thuật chỉ huy quân sĩ ngoài trận tiền. Người ta nắm trong tay mình cuộc sống và cái chết của bao nhiêu con người. Tại sao các ông lại dám làm cẩu thả?" Trong khoa nghiên cứu bệnh lý, nếu có những triệu chứng không phải là "thực" có nghĩa là "hư", cần phải biết lúc nào thì cho dùng thuốc công phá, lúc nào dùng thuốc bổ dưỡng. Những lương y hành nghề chân chính, chuẩn mực, họ đều biết rõ khi dùng lâu những thuốc công phá mà không có kết quả, bệnh không thuyên giảm thì cần thay bằng những thuốc bổ dưỡng và làm tăng sức khoẻ. Thế mà các ông từ một năm nay, ngày càng tích thêm những cố gắng vô bổ và những kết quả tai ương mà cứ khăng khăng tiếp tục những sai lầm của mình! Như vậy còn chưa đủ, các ông lại còn ghen tị với thành công của người khác, tìm mọi cách vu khống một thầy thuốc già đang cố gắng sửa chữa sai lầm của các ông để cứu người. Nghĩ đến các ông, tôi tự hỏi đâu rồi y đức cần phải có trong mỗi người thầy thuốc cũng như lương tâm trong mỗi bề tôi trung thành! Đã có lệnh của Chúa thượng buộc các ông phải giải nghệ đi, sao không mau tuân thủ? – Ông kết thúc với giọng rền vang như sấm dậy.
Giữa đám thầy lang cung đình đang gục mặt cúi đầu, tên Nguyễn Thúc nhận những lời khiển trách nặng nề đó qua cái cười lạnh lẽo trên bộ mặt rỗ trước khi nhổm dậy biến mất.
Một lát sau, những thầy thuốc khác của Thái y viện với những bộ mặt giống như các ông phỗng vừa mới được sơn phết xong, lần lượt rút ra khỏi phòng Chè.
Thầy thuốc Châu nói:
Tên Nguyễn Thúc này bất tài nhưng lại kiêu căng, tất cả các cộng sự đều ghét hắn. Dù sao tôi vẫn xin nhắc lại, nếu ngài gỡ được khó khăn cho Thế tử thì bọn người đã đưa ra bài thuốc công phạt trước đây đều sẽ bị xử tử.
Lê Hữu Trác trả lời, nét mặt sa sầm:
Thì, bạn ơi! Với thân tôi, chẳng phải là chiếc xà mâu và cây kích cũng đang lơ lửng trước mặt hay sao?
Thầy thuốc Châu tươi cười nói:
Xin thưa không, người anh cả thân mến ạ! Ngài là một lương y chân chính. Với tình cảm huynh đệ, tôi xin được khuyên ngài ngủ đêm nay ở đây, trong phòng này dù chưa có lệnh truyền đúng thủ tục. Tối nay tôi sẽ ở gần ngài và sáng mai sẽ xin báo lại với ngài những gì tôi biết được.
Y hẹn, mờ sáng hôm sau, thầy thuốc Châu đến, mang lại cho vị y sư những tin mừng đáng khích lệ. Sau lần dùng cao đầu tiên, bụng Thế tử đã thấy nhẹ hơn, cả hai chức năng bài tiết đã trở lại bình thường, và Thế tử đã bắt đầu dùng được thức ăn.
Vị y sư nói:
Người anh em thân mến, xin chúng ta hãy cẩn thận, mọi sự chỉ là bắt đầu.
Tuy nhiên, rõ là với tình cảm nồng hậu nhuốm đầy lo âu như trong những buổi đầu, ông đi tới gian phòng của Thế tử để tiến hành lần hầu mạch đầu tiên trong ngày.
Cuộc chiến đấu bắt đầu, chống lại bệnh tật và không phải chỉ có thế.
2.
sáng ngày thứ hai sau khi được tiến cử, vị y sư nhìn thấy Thế tử đang ngồi trên sập, lưng tựa vào gôi gấm, cặp mắt bao la nhìn về phía ông.
Một bát men hoa đặt trên chiếc bàn nhỏ gần đó.
Thế tử gật đầu trịnh trọng đáp lại bốn lần quỳ lại rất lễ phép của y sư:
Từ tối qua và cả rạng sáng nay, họ đã mang Chè của y sư tốn kính đến cho ta. Chè có hương  vị tốt và làm cho ta khoẻ lên.
Tâu Đông cung, thần rất lấy làm hoan hỉ - y sư vừa cười vừa nói trong khi ông đang nghĩ "Cậu bé khốn khổ này đã dùng quá nhiều vị thuốc hàn và đắng làm cho người bị suy sụp đi".
Thế nào, cụ định tận dụng mọi hiểu biết để đưa ta ra khỏi tình trạng này ư?
Lần này ông không còn chút nghi ngờ nào nữa, quả là cậu bé con đã nói to và rõ, cái nhìn rằng sâu hướng về đôi mắt ông. Ông vội vàng trả lời mặc dù câu nói của cậu bé con với ông thiên về khẳng định hơn là nghi vấn:
Tâu Đông cung, chắc chắn như vậy.
Hơi bối rối, liền sau đó, ông hầu khám Thế tử.
Xem ra bệnh khó thở được giảm nhiều, mạch hoạt dù đập đều hơn, chậm hơn so với trước nhưng chứng tỏ Thế tử còn yếu sức, vậy phải chăm lo bồi bổ cơ thể. Hai chức năng bài tiết đã được hồi phục, sờ vào bụng đã thấy mềm hơn.
Khuôn mặt vui vẻ, các nội thị đều xác nhận là Đông cung Thế tử đã bắt đầu ăn ngon miệng.
Vị y sư nói:
Vậy phải tiếp tục theo đuổi cách điều trị này – và sau một lúc ngập ngừng, ông lại thêm – Lâu lâu có nên kéo các màn trướng lên để khí trời và ánh sáng được toả vào không?
Các quan nội thị lắc đầu, vẻ không tán thành.
Không bao giờ làm vậy – Thế tử nói – nếu không ta sẽ tắt ngay như anh lửa các ngọn đèn kia.
Kính tâu, Thế tử cũng nghĩ như vậy sao?
Chúa thượng phụ thân ta đã sống và cả chị Ngọc Lan của ta nữa cũng đang ở trong những phủ đệ bằng thuỷ tinh mà. Vậy ta hỏi có cách nào khác hơn không?
Vị y sư liền nói vui:
Tâu Đông cung, còn có vô số cách.
thế mà ta không biết cơ đấy. Chúa Thượng phụ thân ta có biết thần dân của người sống như thế nào không?
Kính tâu, người thầy thuốc hèn mọn này của Thế tử nghĩ rằng nếu Chúa thượng không biết thì không thể nào cai trị đất nước tốt được.
Cậu bé nói, giọng yếu và mệt:
Ta  cảm ơn y sư tôn kính – rồi nằm xuống những chiếc gối gấm.
Cuộc hầu bệnh kết thúc.
Viên quan nội sai Đông cung lại đưa y sư đến phòng Dược để luyện cao ở đó đến khi ông nhìn thấy Quận Huy – quan Chánh đường đi tới với vẻ đường bệ vương giả.
Thưa y sư kính mên, người ta cho tôi biết sáng nay Thế tử đã khá hơn rất nhiều và sau vài ngày điều trị các triệu chứng xấu của Chúa thượng cũng đã biến mất. Lệnh bà Chánh cung vô cùng hoan hỉ về những kết quả đạt được và đã nghĩ đến việc ân thưởng cho cụ.
Vị y sư vừa nói vừa rũ ống tay áo:
Tôi khẩn khoản nhờ Cụ lớn ban ơn tâu lên Lệnh bà Chánh cung xin cứ đợi đến lúc sức khoẻ của Thế tử được ổn định đã. Và tôi cũng xin phép Cụ lớn cho tôi được về nơi tôi ở mỗi đêm để sáng hôm sau trở lại vì tự thấy có nhiều điều bất tiện nếu cứ ngủ nơi phủ đệ này.
Khuôn mặt tươi tỉnh của quan Chánh đường chợt trầm ngâm, nhưng rồi lại tràn đầy nét viên mãn.
được thôi, làm sao chúng tôi có thể từ chối cụ việc này. Từ nay về sau, cụ khuyên chúng tôi nên dùng thêm thuốc gì cho Thế tử?
chúng ta cứ tiếp tục làm tăng thêm sức bằng cách bảo vệ cho kỳ được các chất cơ bản cho bộ thận, không có điều đó xem như bó tay. Các dược thư cổ không nói điều gì khác hơn đâu, thưa Cụ lớn.
Bất ngờ quan Chánh đường nghiêng sát xuống vị lương y:
Thưa cụ, bây giờ thì cụ đã được hoàn toàn tự do hành động, tôi tin tưởng vào cụ và duy nhất chỉ mình cụ thôi trong việc phát huy mọi khả năng chữa bệnh. Xin cụ làm sao cố chữa cho cậu bé quý giá này, trước hết cho bà Chánh cung, mẫu thân cậu và sau đó cho cả toàn  vương quốc nữa!
Những lời nói đó vang lên trong đầu vị y sư như bao xót xa nhức nhối theo ông đến tận cổng nhà, nhưng rồi bất chợt ông cũng quên nó đi trong giây lát.
Lúc này đây, cô Lan, người hầu gái yêu thương nhất của bà vợ ông đang làm gì? Ông không dám tự hỏi mình việc đó…
3.
từ khi tin Lê Hữu Trác được tiến cử làm ngự y triều đình được loan ra, ngôi nhà của ông cạnh bờ hồ nối đuôi nhau không hề dứt bao nhiêu bệnh nhân đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đến đây cầu xin ông chữa bệnh, bất chấp mọi sự cấm đoán của đám lính gác.
Tên tuổi vang dội của ông lan toả khắp nơi và tiếng tăm lừng lẫy ấy lại lung linh hơn bởi bao trí tưởng tượng.
Những nho sĩ của thủ đô, dù đỗ đạt hay chưa, đều nhận thấy nơi ông một trí thức uyên thâm và là nhà bình luận chân xác những tác phẩm cổ điển y dược Trung Hoa. Một bậc thầy lâm sàng nổi tiếng, tác giả của bộ Bách khoa toàn thư chưa viết xong, bộ Y tông tâm lĩnh mà một số chương đã được bày bán trong các thư quán đường Hàng Gai, Bát Đàn, Bát Sứ. với người này, ông là nhà hiền triết có khuôn mặt trẻ măng,thân hình vạm vỡ và xanh biếc như cây tùng, cây bách, một đạo sĩ Lão giáo vùng rừng núi Nghệ An đã khám phá nhiều cây thuốc và vị thuốc uống bí hiểm của phép trường sanh bất tử. Còn với nhiều người khác nữa, ông là một bậc thầy  về pháp khí, biết thuật gõ trống trời và hoà dịu hơi thở, có khả năng rung cảm với sự hài hoà của vũ trụ. Và một số khác, họ kháo nhau rằng ông chữa bệnh không cần thuốc, bởi ông nắm chắc những bí mật của môn y học ma thuật. Như người ta nói, ông là một người có "một cơ thể được khai thông", liên hệ được Trỡ VÃ Đất, được phú cho khả năng có thể gọi về những linh hồn lưu lạc cho những bệnh nhân xấu số. một nhà pháp sư đại tài chỉ huy được cả ám khí và cả mười ba ngạ quỷ của mọi bệnh tật. Người ta xầm xì rằng ông có thể giữ một chiếc gối từ thời vua Hoàng đế bên Trung Hoa, có khả năng đặc biệt mang lại sức khoẻ cho những ai đang ngủ. Người ta còn bảo chiếc gối thần diệu đó làm bằng gỗ màu hồng của cây bách, có đục một trăm hai mươi lỗ mà trong đêm tối thoát ra những luồng hơi từ hai mươi tư vị thuốc có công hiệu làm khoẻ người như vỏ quế, gừng, nhân sâm…và tám vị thuốc mạnh như phụ tử hoặc cây bán hạ. Ban ngày chiếc gối quý ấy được cuộn trong một tấm vải dày để giữ hương thuốc và được thu giấu kỹ lưỡng trong cung điện. Thế thì chẳng lạ gì khi Thế tử cảm thấy mình được hồi sinh sau khi nằm kê đầu lên chiếc gối ấy!
Về tất cả những điều họ tự nêu lên, tự tưởng tượng và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các ngõ phố, Lê Hữu Trác tịnh không hay biết gì và nếu có biết thì ông chỉ đùa vui một chút mà thôi. Ông  bị quấy rầy bởi hạng người đến van xin và từ nay họ thường trực trong nhà ông, họ đưa đến cho ông nhiều lính hầu, những chiếc cáng, nhiều bài thơ, tặng phẩm và bản thân họ cũng khăng khăng xin gặp ông cho kỳ được. Đám lính gác lâu nay được đặt ra để giám sát hơn là bảo vệ ông trong chốn hẻo lánh này cũng thấy mình bận rộn đến ngập đầu.
Tất cả điều đó làm ông chán ngán trong tiết hè này. Nhưng nghề thầy thuốc vốn là một nghệ thuật làm vơi nhẹ lòng người, làm sao có thể làm ngơ trước những người ốm nặng? Dù rằng đã có lệnh cấm nghiêm ngặt không cho ông được chữa bệnh ngoài phủ chúa.
Vì những lần khám bệnh lén lút vào ban đêm với điều kiện là phải hứa giữ kín, ông đồng ý giúp đỡ cho một số bệnh nhân. Việc này khiến các học trò của ông không khỏi lo lắng, họ bình luận liên miên và tìm mọi giải pháp để giúp thầy.
Tử Hư, người chín chắn nhất cho rằng thầy đã liều lĩnh, Tống Thuần "Anh Cả", người trầm tĩnh và khá thực tiễn nêu ý kiến là nên thuyết phục thầy nhanh chóng đổi chỗ đến một nơi khác bí mật. Ý kiến này được Tài và Khâm đồng ý. Còn Nam Sơn thì bác đi, tin chắc rằng người  bệnh trước sau cũng tìm ra và sớm muộn Chúa cũng biết. Trong khi đó Thuỵ Anh thì chế giễu cách nhìn  của các bạn, cho thầy là ngây thơ thậm chí như là một chú cua bị lột sạch không còn tí càng nào và khẳng định rằng với tính cách của một người sống ở rừng núi rất ngoan cường và nhiều mưu mẹo, thầy hẳn biết cách khôn khéo thoát ra được khi gặp phải sự phiền phức khó khăn. Thuỵ Anh lại còn nói thêm là các bạn hình như quên đi thầy là một hậu duệ của những bậc công thần triều đình, một con người tinh thông mọi việc. Chính thầy đã tự xưng mình là "Lãn Ông" mà sức làm việc bằng mươi người – chứng cứ là bộ Bách khoa toàn thư. Người thầy thuốc một khi đã nổi tưởng thì càng bị lôi cuốn hơn bất kỳ ai khác. Ở đây ta đã thấy rõ qua sự nhiệt tâm của thầy với Thế tử\; cuối cùng Sứ Hoa kiều gỏi giang mưu mẹo lại cho rằng giới cầm quyền sẽ tha thứ cho thầy về những cuộc đi khám bệnh như vậy. Đó là những tình huống bất ngờ trong sự nổi danh của thầy. Sứ còn biện luận rằng nguy cơ thật sự ở đây chính là lời cam kết đầy nguy hiểm của thầy. lời cam kết đã đem chính thân mạng và gia đình mình ra bảo đảm cho việc chữa lành bệnh. Là người thầy thuốc phục vụ cho Chúa và cho con trai ông ta, khi cứu sống cho hai người bệnh này, ông tỏ ra vô tình không hay biết mình thuộc về phe đương nắm quyền hành và là địch thủ đáng gờm của phe cánh Trịnh Khải – Thế tử nối nghiệp trước đây cùng với bọn người xu phụ của họ. Theo dư luận của nhiều người, trong phủ chúa còn có nhiều thám tử và Kiêu binh sẵn sàng động binh chống đối. Với khuôn mặt căng lên vì những dự cảm u ám, Sứ kết luận là có hai mối nguy cơ rất khó gỡ đang đè nặng lên thầy, người bảo lãnh mà cũng là tù nhân của quyền lực. như vậy sự di dời chỗ ở không thay đổi được gì vì cả hai tác nhân trên thường xuyên lượn lờ ở Đông cung, nơi thầy lui tới hàng ngày.
Một buổi tối, họ đang trao đổi khi đợi thầy từ Đông cung về, Soạn đột nhiên kêu to:
Đấy, cháu đã nói vì sao lão quan hộ tống ra lệnh như vậy đó! – rồi chú lắp bắp – Ôi! Xin tha thứ cho sự bạo phổi của cháu!
Tất cả nhìn chú sững sờ. Còn chú thì ngượng ngùng sung sướng.
Thuỵ Anh "Bướng bỉnh" hỏi:
Ai ra lệnh cái gì? "Quan giữ voi" của chúng ta có thể cho biết rõ hơn được không?
Soạn trả lời hờ hững:
Không! Đó chỉ là câu chuyện tình cờ lọt vào tai cháu khi đi ngang qua mà thôi.
Thuỵ Anh nằn nì:
Nhưng sao nữa? Chúng ta muốn nghe chú lắm, chú nên tranh thủ cơ hội này đi, phải không các bạn?
Lúc này chú bé mới dám liếc nhìn, quanh chú chỉ có những khuôn mặt tò mò và lặng im. Đây là lần đầu tiên mọi người muốn nghe mình. Vậy tốt nhấg là nên nói rõ sự việc. rồi chú kể lại cuộc đi thăm Trại Voi có sự hướng dẫn của Tống Thuần nhưng cố gắng không nói lan man nhiều những việc khác như chú mơ ước về lũ voi, về những quản tượng và cô con gái xinh xắn của một trong những bác này, một cô bé tinh nghịch trạc tuổi chú.
Tử Hư nói như bốc lửa:
Dẹp những chi tiết thừa đi. Còn sau đó thì sao?
Trong khi chờ đợi bác cả Tống Thuần đi thăm người bà con, cháu ngồi trên một đống rạ, cháu nghe nhiều người nói với nhau và một giọng mà cháu biết được đã nói đúng từng tiếng như thế này "Có triệu chứng báo hiệu tang tóc, vậy ta phải bí mật chuẩn bị khí giới và chiêu mộ thêm những tay dũng cảm làm quân dự bị".
Các bạn ngơ ngác, mắt dán vào Soạn, sau đó vội quay về Tống Thuần "Anh Cả" lúc này như vừa từ trên trời rơi xuống. Anh nói ngay:
Tại sao cháu không nói với ta ngay. Ta là người đã đưa cháu vào đó, phải không, thằng Xoáy Trâu? Hãy chú ý những gì cháu đang nói nghe. Đừng bày đặt trước chúng ta những chuyện vặt của cháu, nghe rõ chưa?
"Nhìn vẻ mặt của họ thì hẳn là câu chuyện vừa rồi làm cho họ quan tâm nhiều lắm", cậu thiếu niên tự nghĩ và trả lời chẳng lúng túng:
Thưa bác cả, vì cháu sung sướng  quá đến mức không tin vào lỗ nhĩ mình nữa.
Nam Sơn hỏi ngay, vẻ nghiêm nghị:
Thế giọng nói của ai mà khi nghe được chú mày lại thích như vậy?
Cố nhiên là của lão quan hộ tống!
Tử Hư bực quá bắt bẻ:
Hỡi các quỷ thần Thập điện Diêm vương, cháu muốn nói quan hộ tống nào? Họ đông đặc trong phủ chúa. Hơn nữa, làm sao cháu biết được là hắn ta?
Rõ ràng là cháu biết hắn. Cháu đã cùng đi với hắn ngày này qua ngày khác từ Nghệ An, sau đó đến làng Đồng Điệp thì hắn  biến mất và một ông khác lại đến thay thế, đó là một tay chỉ biết tiến lên – hay – là chết mà thôi!
Tống Thuần giục giã:
Cứ cho đó là hắn đi.  Vậy hắn ta giống ai, tên quan hộ tống mà cháu biết đó?
Chú la to lên:
chắc như bắp là hắn! Mô Phật! Đúng là  vóc dáng mãnh hổ và bộ tịch bặm trợn của tay trùm cướp. Với lại, thời gian sau, có người bà con bác cả cho phép, từ đó cháu trở lại Trại Voi nhiều lần và lén quan sát khi hắn nói với đám lính tráng.
Với lính tráng thật à? – Nam Sơn hỏi nhanh – Hắn nói gì với bọn ấy?
Hơi bực mình vì câu chuyện chú kể nay đã trở thành phiên toà hỏi cung, Soạn nói:
Cháu không nhớ được tất cả đâu.
"Việc này cho cháu một bài học đấy" giọng nói của bà Tuyết lại thì thầm vào tai chú. Đấy xem, bà luôn hiện ra để giúp cậu ta tiến lên đó.
Từ nãy đến giờ lặng thinh, Sứ Hoa kiều nhẹ nhàng nói:
Chú em, cố mà nhớ lại đi, chuyện quan trọng đấy.
Soạn liền nói, bốc lên:
Hắn ta nói nhiều chuyện lắm và có nhiều người tán thành. Nhưng rất tiếc là cháu ngồi quá xa nên không thể nắm được tất cả. Hắn nói về sự nổi giận của bọn lính, về người anh trưởng bị người em truất phế, về một con mụ ác độc – cháu quên tên – mà con quỷ cái này đã cướp ngôi hoàng tử, về lòng dục vọng và sự vu khống. A! Hắn còn nói thêm về một tên phản bội nào đó ngủ với bà Chánh cung, về một Thế tử quá nhỏ tuổi dễ bị xỏ mũi, về việc phải nắm lấy quyền bính và cả sự đồng tâm nhất trí nữa. Cháu nghe một câu gì đó như "Vấn đề là đã có sự đồng tâm nhất trí chưa?" Cháu biết là lão quan hộ tống này không phải như hắn ta tự cho mình như vậy. nhưng nếu hắn ta không có gì nguy hiểm cho ông chủ xin các bác đừng tố cáo hắn! – Chú bé nói, bỗng nhiên hoảng hốt.
Sứ nói:
chú em ơi! Bình tâm đi. Và đây là câu hỏi cuối cùng, chú đã nói chuyện này với ai chưa?
Chỉ với ông chủ một lần thôi.
Cụ nói gì?
Cụ không nói gì cả. Chaú cho là lúc đó cụ đang ngủ. Vậy cháu có thể trở lại Trại Voi được chứ? (Soạn lại nghĩ đến các chú voi).
Tống Thuần nói làm an lòng chú:
Được rồi, bây giờ thì chạy nhanh đi!
Lúc này chỉ còn lại các học trò, họ im lặng nhìn nhau. Rồi Sứ Hoa kiều, người thường cho rằng mọi việc phải qua sàng lọc phê phán, hỏi các bạn:
Này, các bạn có chú ý câu nói đầu tiên mà chú bé kể lại không? "Có một triệu chứng báo hiệu việc tang tóc, vậy ta phải bí mật chuẩn bị khí giới"…điều này ta phải hiểu rằng đã có một quyết định mà lý do là một bất ngờ mang tính nghiêm trọng? Thưa anh cả, anh còn nhớ ngày anh dắt Soạn vào Trại Voi không?
Tống Thuần trả lời:
Nhưng mà sao! Ngày ấy thầy được triệu tập hoả tốc đến phủ chúa để khám bệnh cho Chúa Trịnh. Ôi trời ơi! Anh không muốn nói là… (rồi dừng lại ngay).
Thuỵ Anh Bướng bỉnh la to:
Ông anh ơi! Đừng sợ những lời nói gở! nếu thầy không cứu được Chúa Trịnh Sâm thì cuộc nổi dậy sẽ xảy ra, đó sẽ là một cuộc tắm máu trong phủ chúa.
Sứ Hoa kiều với nụ cười khiêm tốn nói:
Hoàn toàn đúng! Khi tôi nói với các bạn về vai trò chính trị mà thầy đang đóng với mối nguy hiểm của nó thì đây là một chứng cớ.
Tất cả như bị đè nặng, họ đều đồng ý và sự im lặng trở lại.
Họ không cần phải tranh luận nhiều về vấn đề này. Tình hình đang trở nên bi đát so với những gì mà họ đã tưởng tượng. Trước hết là cho thầy của họ, sau đó cho triều đại nhà Lê và cuối cùng là cho xã tắc. Họ đều biết rõ tiếng tăm của đám kiêu binh và phe cánh của cựu Thế tử kế nghiệp Trịnh Khải, cả sự thù hận đối với bà Chánh cung Đặng Thị Huệ và quan Chánh đường. nhưng họ không hề biết là những kẻ ấy lại được tổ chức đàng hoàng và được đặt dưới sự điều khiển của một tên thủ lĩnh. Hắn là ai vậy? Tất cả bọn chúng đã sẵn sàng nổi dậy. Trong lòng phủ chúa, giữa một triều đình bị chia xẻ và tha hoá đang nhóm lên một cuộc mưu phản nhằm vào mạng sống của Chúa Trịnh và con trai ông ta…Họ biết nguồn gốc của tai hoạ này. Khắp đất nước từ lâu đã rơi vào tình trạng vô chính phủ. Đàng Trong là anh em Tây Sơn, cạnh đó là những người mang cây thánh giá từ phương Tây đến với nhiều vũ khí và âm mưu thôn tính.
Tống Thuần "Anh cả" nói và được các bạn tán thưởng:
Đất nước chúng ta lúc này với một triều đình thối nát, một đội quân vô kỷ luật, đó là một chiếc thuyền không người lái.
Thuỵ Anh Bướng Bỉnh thêm:
Vua nhà Lê thì lông bông, có ngôi mà không trị, thêm một ông chúa bệnh hoạn không trị vì và nắm quyền, lại thêm một ông quan Chánh đường phơi phới không trị vì cũng không cai trị mà lại nắm quyền bính. Tôi dám nói là quá lộng quyền! Tôi đánh cuộc là những binh lính nổi dậy ấy thuộc về Trịnh Khải, nhưng thực chất cũng như người dân họ đều theo nhà Lê chống lại Chúa Trịnh và chỉ mong muốn một điều "Chúa Trịnh không làm vua nhưng quyền hành của họ hơn cả vua. Họ kéo dài được 200 năm và tai hoạ đến từ trong lòng họ". Ấy, nếu các bạn tính toán giỏi thì cái điềm 200 năm báo trước đó đã vượt quá ngày hôm nay rồi.
Họ nhìn đám hoa súng cuối mùa nhợt nhạt dưới ánh trăng. Sau đó, Nam Sơn hỏi xem các bạn nên làm gì để bảo vệ thầy. Cuối cùng tất cả thống nhất quyết định để Tống Thuần Anh cả tìm hiểu thêm về lão quan hộ tống cầm đầu đám nổi dậy. trong trường hợp này, phải chăng sự đề phòng là cách bảo vệ tốt nhất?
Đang  bàn thảo vấn đề gì vậy?
Mọi người quay lại, vị y sư vừa đi về phía họ vừa phe phẩy chiếc quạt. Tống Thuần vội vàng nói:
thưa thầy, về vấn đề thay đổi chỗ ở cho thầy đây.
Viên Quận hầu trẻ mới báo cho ta biết sắp tới sẽ cho ta chuyển đến ngôi nhà mới. Hình như nơi đó tránh được sự ra vào của nhiều người. Nhưng ta cũng không chôi từ sự giúp đỡ của các anh đâu.
Đúng vào lúc đó, cô Lan từ Nghệ Anh đã ra đến nơi. Mới nhìn thấy, tim ông đã run rẩy "Cô mang tin dữ gì đến vậy? Ở nhà ta ai đau ốm hoặc qua đời?" Song ông đã bị nhầm. Bà Tuyết, vợ ông thấy hàng chục ngày đã trôi qua, giờ đây bà chỉ thực lòng muốn gửi đến ông bản thông điệp yêu thương này. với đôi mắt đang cười, với thân hình liễu xanh uốn mềm trước gió đông – cô Lan, người tì thiếp đáng yêu nhất được bà giao nhiệm vụ là chăm lo chăn gối cho ông. Đối với bà Tuyết, bà nghĩ phải làm sao đưa đến cạnh chồng mình một người đàn bà do mình tự chọn lấy.
Cô Lan nhẹ nhàng nói:
Thưa ông chủ, không có ai chăm sóc cho ông chủ, bà nhà nói kẻ tì thiếp hèn mọn này ra đây để chăm lo mọi việc như có bà đang bên cạnh vậy.
Lê Hữu Trác mỉm cười, lẽ ra ông phải đoán trước như vậy.
Và cô Lan đã ra tay sửa sang lại ngôi nhà rộng rãi năm gian, mái ngói tráng men trong một khung cảnh giống hệt ngôi nhà ở Nghệ An. Mùa nước lớn đã sắp sửa bắt đầu.
4.
Trong khi Tống Thuần đi lo việc điều tra ở Trại Voi, vị y sư không hay biết gì những việc đề phòng của học trò để bảo vệ ông.Ông vẫn boả đảm tốt việc phục vụ thường ngày cho Chúa Trịnh Sâm và người con trai, thường xuyên đến phủ chúa vào lúc rạng sáng và chỉ ra về khi đêm tối đến.
Nhờ sự chăm sóc của ông,dạ dày của Chúa được hồi phục. Chúa đã tìm lại được sức sống của mình và đã mất đi dáng vẻ mệt mỏi của chúa tể rừng xanh. Song không vì thế mà Chúa không còn nằm nhối kín trong gian phòng dưới ánh sáng các ngọn đuốc, bao quanh là những tấm chắn bằng thuỷ tinh chống lại ánh nắng và gió. Ngoại trừ những ngày thiết đại triều, không bao giờ Chúa tiếp văn võ bá quan, số này cũng chưa lúc nào được biết mặt ngài. Chỉ riêng bà Chánh cung Đặng Thị Huệ và Quận Huy – quan Chánh đường là được phép đến thăm ngài. Ngay cả những người Chúa yêu mến cũng chị được gặp ngài một vài lần trong năm. Luôn có những thái giám truyền đi những mệnh lênh của Chúa. Và cứ thế mà Chúa thượng phụ thân, bà chị Ngọc Lan và cả chính Thế tử nữa đã sống như vậy.
Lê Hữu Trác tỏ vẻ ngạc nhiên với thầy thuốc Châu về tình trạng chứng bệnh ám cấp tính này của Chúa:
Chỉ mươi năm trước thôi, Chúa thượng không nằm lỳ trong hang như một con thú bị bệnh lùi vào ổ. Ông đã xông pha và bình định đất nước. Khốn thay cuộc sống xa hoa và vô độ đã huỷ hoại sức sống mãnh liệt của một quân nhân xuất sắc. Ông ta trở nên cao ngạo cho rằng những công việc của phủ chúa đều tuyệt vời như chuyện trên thiên tào cả.
Ông thầy thuốc Trung Hoa cười trả lời vị y sư và hạ giọng nói thêm:
Thật là tồi tệ vì tình trạng này cứ mỗi ngày trầm trọng thêm mãi.
Từ khi xảy ra việc rắc rối nghiêm trọng, đối lập ông với các thầy lang trong Thái y viện, một số thầy lang đã biến mất một cách bí mật. còn thầy thuốc Châu trở thành người bạn thân tín, luôn đồng điệu trong nhiều quan niệm và trong khoa chữa bệnh. Qua ông ta, vị y sư biết được rất nhiều chuyện về Chúa, về bà Thánh mẫu ủng hộ Trịnh Khải, về bà Chánh cung Đặng Thị Huệ - bà Chúa Chè xinh đẹp – về quan Chánh đường, về triều đình và các phe cánh. Hơn lúc nào hết, vị y sư phải kìm bớt nỗi lo sợ, tạo lấy khuôn mặt vô tư và chỉ tìm lại được sự bình thản khi gần Thế tử trong những buổi trò chuyện khá dài.
Mối quan hệ giữa Thế tử và vị y sư đã có thay đổi mặc dù vẫn còn trong giới hạn giữa người thầy thuốc và bệnh nhân.Mới đầu trịnh trọng theo nghi thức chúa tôi, rồi từ cuộc viếng thăm này đến cuộc viếng thăm khác, mối quan hệ này được thay đổi trở thành tình bằng hữu giữa một người lớn tuổi và một cậu bé con. Từ Lê Hữu Trác với chức trách bình thường là một thầy thuốc được vời ra kinh đô, đến cương vị chính thức là quan Ngự y độc nhất triều đình.
Không còn quan hầu cận nào lẽo đẽo theo ông trên những lối đi về, nếu có những quan nội thị hiện diện trong gian phòng mênh mông này thì ông cũng không nhìn thấy. không người chứng kiến, ít nhất là vẻ ngoài, ông một mình đối diện với cậu bé, với bệnh trạng của nó, và với sự hiện hữu không thể nào ngờ được của cậu, sự trao đổi hàng ngày làm dịu lòng người và cần thiết.
Điều đó được bắt đầu từ một ngày mà vị lương y thả lòng mình say sưa với niềm vui được truyền đạt:
Tâu Đông cung, mạch khí là một bức tranh phong cảnh có thể nhận thức được qua thính gíac. Có những mạch nhẹ nhàng như mảnh gỗ bập bềnh trên mặt nước, lại có những mạch nặng nề tựa phiến đá rơi tõm xuống dòng sông, có mạch tan ra như những giọt mưa ri rỉ qua vết nứt, lại có những mạch sôi sục như một ngọn lửa lớn nổ lốp bốp, có mạch nhanh có thể ví với kim châm tới tấp như mỏ chim mổ xuống thân cây vậy.
Vậy là tuỳ theo cảnh nghe được, y sư tôn kính có thể cho người ta  biết họ đang đau bệnh gì?
Đúng vậy, tâu Đông cung. Nhưng phong cảnh tự nó cũng thay đổi theo giờ, theo ngày và theo mùa nữa. theo truyền thuyết người ta nói thầy Biển Thước xưa bên Trung Hoa có khả năng siêu nhiên là nhìn thấy bên trong thân thể con người vì vậy ông ta có thể nêu ra những điều bí ẩn của mạch khí.
Nghe nói gia đình cao quý của cụ có nhiều vị lương y mà riêng cụ thì lại thích trở thành thầy thuốc hơn là làm quan.
Đúng vậy, tâu Đông cung, để tự chữa bệnh cho mình.
Có thể y sư không tin vào các thầy thuốc ở kinh đô – Thế tử nói như để công nhận hơn là để chất vấn.
Tâu Đông cung, thần ở quá xa kinh đô nên chưa được nhờ họ chữa bệnh.
Điều này chứng minh không chút nghi ngờ vì sao cụ đang sống khoẻ mạnh… (tựa lưng vào những chiếc gối, cậu bé vẫn giữ nụ cười tinh ngh.ch nhưng không hẳn là vui). Rồi nói thêm với giọng trở nên nghiêm túc, hạ thấp xuống để chỉ mình ông nghe được – Anh Khải của ta không bao giờ đau ốm  cả. Anh không cần thầy thuốc. anh ấy rất khoẻ mạnh và thích học tập,anh lại chuộng nghề đao binh. Đúng vậy, anh ấy khoẻ, quá khoẻ để được Trời chọn đấy.
Lê Hữu Trác nói vẻ lúng túng:
Bây giờ thì xin Đông cung nghỉ ngơi.
Cậu bé ngồi dậy và đưa tay với một cử chỉ duyên dáng:
Y sư tôn kính, ngày mai xin cụ trở lại. Ta rất thích các vị thuốc và những câu chuyện của cụ.
Lê Hữu Trác chợt xúc động, nhớ tới đứa cháu nội, nhớ cả tiếng kêu khóc tuyệt vọng của nó ngày ông ra đi. Còn ở đây là nụ cười  bí hiểm,  tinh nghịch và buồn rầu của Thế tử.
Sáng hôm sau vị y sư đến với Thế tử nhỏ tuổi trong cuộc viếng thăm hàng ngày.
Đông cung thấy trong người ra sao trong buổi sáng đẹp trời này?
Bị chìm vào  giữa đống gối gấm, chỉ còn một ánh mắt mênh mông u uẩn trả lời ông.
Ông chạy ngay đến bên giường.
Cậu bé không bị ngất như ông lo sợ nhưng đã trở nên suy yếu cùng cực. Dưới những ngón tay ông, ở cả ba nơi, mạch cậu nhỏ li tuổi, cảm giác như một sợi chỉ, dấu hiệu hiển nhiên của sự thương tổn tinh thần rất lớn. Từ ngày đầu đến hôm nay, người bệnh nhỏ bé này  vẫn chịu đựng được cách chữa trị đã tiến hành. Vậy việc gì đã xảy ra?
Bắt gặp các quan nội thị bận rộn đang chạy tới, ông hỏi phương thuốc hôm qua có được ngự tiến cho Thế tử dùng vào ban đêm đúng giờ quy định không, họ trả lời đã làm đúng như vậy.
Vị y sư không sao hiểu được.
"Có gì lạ đâu, trong không khí tù hãm người ta chết ngạt mất thôi" ông tự nói với mình. Làm sao đẩy lùi các thứ  chăn gối nặng nề ra để gió và ánh mặt tròi lọt vào gian phòng tử địa này?
thế rồi, ông  bắt đầu gạt tấm màn sang hai bên nhưng rồi ông lại thay đổi ý định, ông chỉ để hé cánh cửa sổ và vén chiếc màn lên rồi trở lại bên cạnh cậu bé, nắm lấy tay cậu.
tia nắng nhẹ nhàng từ khu vườn lọt qua các màn trướng đến mơn man đôi má cậu, cuối cùng cậu mở to đôi mắt và nheo nheo lông mi nhìn về phía ông:
Y sư ơi! Chúng sắp tắt rồi!
Cậu bé chỉ vào các ngọn đuốc như muốn nói, ánh lửa của chúng cũng sắp tắt một lần với cuộc đời cậu.
Tâu Đông cung, không quan trọng, chúng ta sẽ lại thắp lên thôi!
Qua cái nhìn, Vương Thế tử như hút cả ông vào trong đêm tối. cậu thì thầm:
không, y sư ơi! Không ai có thể làm được, cả y sư cũng vậy. Đèn đuốc ấy đã cháy từ rất lâu rồi, chúng phải tắt khi giờ phút đến. Ta đã nghĩ như vậy khi chờ đợi y sư. Tất cả đã trở nên tôi sầm và vô cùng lạnh giá. Ta đã thử cử động tay chân, thân mẫu ta luôn lo lắng nếu ta cứ nằm im mãi. Nhưng chẳng kết quả nào, sức sống của ta đã bị cạn kiệt rồi.
Người thầy thuốc lại bắt mạch cậu bé một lần nữa. Ông nói, luống cuống vì không hình dung nổi những gì đang xảy ra:
Kính tâu, lúc này Đông cung khá hơn nhiều. Đơn giản là Đông cung cần thêm không khí và ánh sáng trong mỗi ngày. Xin nhìn vào ánh lửa của những đèn đuốc được khơi lên trong làn gió nhẹ ban mai! Nhìn xem, chúng vẫn cháy! Sau này, khi sức khoẻ Đông cung được hồi phục, chúng ta sẽ cùng nhau đi xem cảnh mặt trời mọc giữa hàng cây trong khu vườn. Mặt trời mà không có thì không có gì có thể lớn lên và sinh sôi nảy nở được.
Cặp mắt bao la tránh nhìn vào phía đèn đuốc nhưng lại đến chạm nhẹ vào đôi mắt y sư, chúng không còn phát ra một tia sáng nào nữa. Cặp mắt ấy nhìn y sư từ một biên giới xa xăm và hình như đang than vãn nhẹ nhàng với ông rằng "Ta đang còn quá trẻ".
Về sau, cùng với những từ này, Lê Hữu Trác sẽ hiểu thêm, không, có lẽ đoán chừng hơn là nghe rõ:
Mặt trời sẽ về đâu khi tre già khóc măng non?
Chú thích:
[1] Muốn nói đến hạng người quý tộc
[2] Nội kinh hậu thiên: pho sách về thuốc xưa nhất của Trung Hoa