Dịch giả: Phạm Văn Điểu
Hồi Thứ Mười Một
Rượu Tàng Xuân, nghĩa sĩ đổi bình,
Lầu Nhuyễn Hồng, gian hầu sắp kế.

Khi Triển Chiêu đi tới chỗ hoa viên của Bàng Dực liền mướn một căn phòng ở gần đó. Đến canh hai bèn thay hình đổi dạng mở cửa ra đi, Triển Chiêu đến bên tường hoa viên, móc trong đáy bát bảo ra một sợi dây, quăng vòng trên đầu tường, đeo theo dây ấy bò lên tới trên rồi móc trong túi một cục đá liệng thử vào trong coi chỗ đó có ao rãnh gì không.  Biết chắc là đất bằng, anh ta liền níu dây tuột xuống, rón rén đi vào. Trong nhà kia có bóng đèn leo lét dòm theo kẽ vách thấy có bóng người, một ông, một bà đương ngồi uống rượu và nói chuyện. Triển Chiêu dỏng tai nghe người đàn ông nói rằng: "Rượu này tên là Tàng Xuân, nếu mình uống thời lửa dục bừng lên không thể nào ngăn nổi. Bởi Hầu gia (Bàng Dực) mới bắt được nàng Kim Ngọc Tiên, nàng ấy chẳng chịu chung chăn gối, Hầu gia hết phép dỗ dành không ích chi, nên bảo tôi làm rượu ấy giá đến ba trăm lượng bạc". Người đàn bà hỏi: "Sao lại đắt vậy?". Người đàn ông đáp: "Vì làm rượu ấy phải tốn đến mười lượng hoa Cao cao, nhưng mình được phát tài". Người đàn bà nói: "Phát tài mà tổn đức thời sao?" Người đàn ông nói: "Ta vì nghèo, cực chẳng đã phải làm như vậy thôi!".
Đương lúc nói, chợt trước cửa có tiếng kêu: "Tang tiên sinh". Triển Chiêu ngó ra xem thấy một người xách đèn đi tới, liền núp mình dưới bức rèm. Người đàn ông trong nhà lật đật ra mở cửa, vừa đi vừa dặn người đàn bà ẩn mặt trong buồng, Triển Chiêu nhân lúc ấy lẻn vào nhà xách bình ngọc đựng rượu Tàng Xuân trút qua cái bầu đỏ của chúng nó uống khi nãy, rồi chiết rượu khác vào để y lại đó, đoạn leo theo cột lên ngồi trên giường nhà chờ xem.
Người kêu cửa đó là người nhà của Bàng Dực tên là Bàng Phúc, còn người đàn ông trong nhà đó tên Tang Năng. Năng vốn là một học trò nghèo thi trượt nay nhờ chút mồm mép, ăn nhờ ở nhà An Lạc hầu. Đương uống rượu cùng vợ, nghe Bàng Phúc kêu liền ra, Bàng Phúc nói: "Hầu gia sai tôi qua bảo tiên sinh bưng rượu Tàng Xuân cho ngài”. Tang Năng lật đật vào bưng bình ngọc theo Bàng Phúc. Triển Chiêu thấy hai người đi rồi liền ôm cột tuột xuống, đi nhẹ nhẹ ra khỏi nhà. Còn người đàn bà khi nãy bây giờ mới ló ra ngồi lại bàn rót rượu uống nữa, uống ít chén, lòng xuân khoan khoái, bụng mơ tưởng những chuyện chi chi... thời nghe tiếng Tang Năng kêu cửa vào, Tang Năng thấy vợ mặt đỏ phừng phừng thời lấy làm lạ lắm, mới trút bầu coi rượu trong ấy, bất giác chắt lưỡi than rằng: "Thôi rồi! Bậy quá!" Lật đật đi múc nước lạnh dã thuốc cho vợ rồi hỏi rằng: "Mình mới rồi uống rượu trong bầu này phải không?" Người đàn bà đáp: "Phải, lúc chàng ra đi thiếp ngồi đây rót nhâm nhi ít chén". Tang Năng nói: "Thôi rồi! Mình uống nhầm rượu Tàng Xuân rồi, lạ quá, sao nó ở bên bình ngọc lại bò qua được vào bầu này?". Người đàn bà nghe rõ liền khóc rằng: "Chàng lập mưu hại người chưa được trở lại hại mình trước đó, thấy chưa?" Tang Năng nói: "Thôi! Chuyện lỡ rồi, không nói chi nữa, bây giờ phải lo làm sao có đủ ba trăm lượng bạc, sáng đem nói với Hầu gia thì xong”.
Triển Chiêu ra khỏi nhà Tang Năng đi lần tới Nguyễn Hồng Đường. Nghe Bàng Dực kêu đầy tớ gái bưng đèn và bình ngọc rượu Tàng Xuân đi với mình lên lầu Lê Phương, liền rót đi trước lên núp vào bức rèm, nghiêng tai nghe ở trong bọn nô tỳ đương khuyên Kim Ngọc Tiên rằng: "Chúng tôi hồi mới bị bắt cũng không chịu như chị vậy. Sau khi khổ quá phải ráng, nhờ vậy nay mới được ăn ngon mặc tốt". Ngọc Tiên nghe nói cất tiếng khóc ngay. Bàng Dực dưới lầu đi lên, mặt hớn hở, lại gần dỗ dành: "Nàng không chịu chăn gối với ta, thôi ta không ép, vậy có ly rượu này xin nàng uống rồi ta đưa về”. Ngọc Tiên không chịu uống hất ly rượu xuống đất. Bàng Dực cả giận sửa soạn sai bọn nô tỳ xuống tay vầy hoa đập liễu ngay lúc ấy có đầy tớ gái vào báo có Thái thú Trương Hoàn tới xin ra mắt có chuyện cần kíp, hiện còn đợi dưới Nguyễn Hồng Đường. Bàng Dực nghe nói có Thái thú nửa đêm tới, lòng nghĩ chắc có chuyện hệ trọng. Hắn liền bảo bọn nô tỳ rằng: "Chúng bay nên dỗ dành mỹ nhân, một lát tao trở lại quyết không tha". Nói rồi đi xuống lầu tới Nguyễn Hồng Đường. Thái thú ra mắt Bàng Dực. Bàng Dực hỏi: "Có chuyện chi mà Thái thú tới đây lúc ban đêm vậy?". Trương Thái thú đáp: "Ti phù mới tiếp được thông văn rằng Hoàng thượng phái Long đồ các Đại học sĩ Bao Công ra đây xét việc phát chẩn, trong năm ngày nữa sẽ tới đây, vậy ti chức mau bẩm cho Hầu gia hay được lo phòng bị trước “. Bàng Dực nói: "Bao Hắc Tử là học trò cha ta, chắc không dám vạch vẽ chuyện ta”. Trương Thái thú nói: "Hầu gia đừng tưởng vậy. Bao Công là người ngay thẳng vô tư, lại Hoàng thượng có ban cho người ba ngọn Ngự trát. Việc hầu gia làm thế nào Bao Công cũng biết “. Bàng Dực nghe nói liền đáp: "Ôi! Sự đó khỏi lo, bộ hạ ta có một tay dũng sĩ tên Hạng Phúc, sức đạp nghiêng non, tát biển, sai nó ra đón đường Bao Công thời còn lo gì “. Trương Thái thú nói: "Vậy được".  Bàng Dực lập tức sai Bàng Phúc đi kêu Hạng Phúc.
Triển Chiêu ở ngoài dòm vào kẽ vách thấy Hạng Phúc hình dáng khôi ngôi, phẩm mạo hùng tráng, bước vào. Bàng Dực hỏi: "Dũng sĩ dám đi việc này không?". Hạng Phúc đáp: "Đã chịu ơn hầu gia quá nặng, dẫu đạp gai lội lửa cũng không dám từ”. Bàng Dục cả mừng bèn nhờ Trương Thái thú rằng: "Xin Trương Thái thú lo xong việc ấy thì tôi sẽ đáp ơn trọng thể". Trương Thái thú cả mừng và nhận lời, liền cáo từ mà lui về phủ, Hạng Phúc đi theo. Ra khỏi cửa, đi tí bước Hạng Phúc dừng chân lại nói: "Ủa, cái mũ của tôi rơi đâu mất rồi?". Nói rồi trở lại lượm đội lên, đi ít bước nữa lại nói: "Quái lạ! Sao cứ rơi hoài vậy?". Trương Thái thú cười rằng: "Tại ông cao quá, đi đụng nhánh cây, nên rơi hoài chứ gì". Ra khỏi cửa hoa viên, cả hai cùng lên kiệu về nhà.
Mũ của Hạng Phúc sao rơi mãi vậy? Đó là Triển Chiêu muốn thử coi học nghiệp của y thế nào. Ban đầu núp bên đường, chờ đi ngang qua lấy mũ liệng đi, nhưng y không để ý gì tới, sau Triển Chiêu lại núp ở bờ hồ Thái Thạch lấy một lần nữa, mà Hạng Phúc cũng không xem xét gì, biết là người lỗ mãng không đáng sợ.
Thật là:
Bàng Dực kê đầu cụng đá,
Triển Chiêu lột mũ thử người.

Truyện Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Lời Giới thiệu Hồi Thứ Nhất Hồi Thứ Hai Hồi Thứ Ba Hồi Thứ Tư Hồi Thứ Năm Hồi Thứ Sáu Hồi Thứ Bảy Hồi Thứ Tám Hồi Thứ Chín Hồi Thứ Mười Hồi Thứ Mười Một Hồi Thứ Mười Hai Hồi Thứ Mười Ba Hồi Thứ Mười Bốn Hồi Thứ Mười Năm Hồi Thứ Mười Sáu Hồi Thứ Mười Bảy Hồi Thứ Mười Tám Hồi Thứ Mười Chín Hồi Thứ Hai Mươi Hồi Thứ Hai Mươi Mốt Hồi Thứ Hai Mươi Hai Hồi Thứ Hai Mươi Ba Hồi Thứ Hai Mươi Bốn Hồi Thứ Hai Mươi Lăm Hồi Thứ Hai Mươi Sáu Hồi Thứ Hai Mươi Bảy Hồi Thứ Hai Mươi Tám Hồi Thứ Hai Mươi Chín Hồi Thứ Ba Mươi Hồi Thứ Ba Mươi Mốt Hồi Thứ Ba Mươi Hai Hồi Thứ Ba Mươi Ba Hồi Thứ Ba Mươi Bốn Hồi Thứ Ba Mươi Lăm Hồi Thứ Ba Mươi Sáu Hồi Thứ Ba Mươi Bảy Hồi Thứ Ba Mươi Tám Hồi Thứ Ba Mươi Chín Hồi Thứ Bốn Mươi Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt Hồi Thứ Bốn Mươi Hai Hồi Thứ Bốn Mươi Ba Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy Hồi Thứ Bốn Mươi Tám Hồi Thứ Bốn Mươi Chín Hồi Thứ Năm Mươi Hồi Thứ Năm Mươi Mốt Hồi Thứ Năm Mươi Hai Hồi Thứ Năm Mươi Ba Hồi Thứ Năm Mươi Bốn Hồi Thứ Năm Mươi Lăm Hồi Thứ Năm Mươi Sáu Hồi Thứ Năm Mươi Bảy Hồi Thứ Năm Mươi Tám Hồi Thứ Năm Mươi Chín Hồi Thứ Sáu Mươi Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt Hồi Thứ Sáu Mươi Hai Hồi Thứ Sáu Mươi Ba Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy Hồi Thứ Sáu Mươi Tám Hồi Thứ Sáu Mươi Chín Hồi Thứ Bảy Mươi Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt Hồi Thứ Bảy Mươi Hai Hồi Thứ Bảy Mươi Ba Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy Hồi Thứ Bảy Mươi Tám Hồi Thứ Bảy Mươi Chín Hồi Thứ Tám Mươi Hồi Thứ Tám Mươi Mốt Hồi Thứ Tám Mươi Hai Hồi Thứ Tám Mươi Ba Hồi Thứ Tám Mươi Bốn Hồi Thứ Tám Mươi Lăm Hồi Thứ Tám Mươi Sáu Hồi Thứ Tám Mươi Bảy Hồi Thứ Tám Mươi Tám Hồi Thứ Tám Mươi Chín Hồi Thứ Chín Mươi Hồi Thứ Chín Mươi Mốt Hồi Thứ Chín Mươi Hai Hồi Thứ Chín Mươi Ba Hồi Thứ Chín Mươi Bốn Hồi Thứ Chín Mươi Lăm Hồi Thứ Chín Mươi Sáu Hồi Thứ Chín Mươi Bảy Hồi Thứ Chín Mươi Tám Hồi Thứ Chín Mươi Chín Hồi Thứ Một Trăm