Lời kết 1

Đoàn kết giai cấp tư sản xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 
Tháng 11-20002, Đại hội 16 ĐCSTQ đề ra Đảng phải đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho phương hướng tiến lên của văn hoá tiên tiến và đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc. Trên thực tế, đây là cương lĩnh của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Từ khi đề ra “Ba đại diện” đến nay, để phòng ngừa “phái tả” công kích, về tuyên truyền đã tìm mọi cách hạ thấp, làm cho nó trở nên mơ hồ, nên đông đảo nhân dân không hiểu được hàm nghĩa sâu xa của vấn đề trên. Ý nghĩa mới mẻ của tư tưởng quan trọng này là: đoàn kết giai cấp tư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lực lượng sản xuất tiên tiến ở Trung Quốc giai đoạn hiện nay là kinh tế tư nhân, đại diện cho yêu cầu phát triển của “lực lượng sản xuất tiên tiến” là đại diện cho yêu cầu phát triển của họ. Đây là sự kế thừa phần đúng đắn trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (chính “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” khẳng định giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến) và vượt qua phần sai lầm trong tuyên ngôn, là từ gốc rễ, từ cội nguồn sửa lại cái sai, trở lại cái đúng trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng, ẩn chứa sự bao dung, bảo hộ và định vị mới đối với giai cấp tư sản, người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Quan chức địa phương các cấp hiểu thấu tinh thần của cạp trên, dám mạnh tay phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực mình. Do sự trói buộc của ý thức hệ “tả” khuynh, không dám thừa nhận như vậy là phát triển chủ nghĩa tư bản. Doanh nghiệp trẻ Lục Dực Chương thành lập “Công ty hữu hạn cố vấn khả năng cạnh tranh nhà tư bản Thượng Hải”, do làm trái với quy tắc ngầm “được làm, không được nói”, đưa ba chữ “nhà tư bản” vào tên xí nghiệp, khi đăng ký, bị Cục quản lý hành chính công thương Thượng Hải bác bỏ. Lục Dực Chương không chịu, kiện lên Toà án nhân dân Khu Từ Hội. Quan chức Cục công thương mang theo cuốn “Từ hải” đối chất trước công đường, luận chứng tính phi pháp của “nhà tư bản”. Toà án phán quyết duy trì quyết định của bị cáo. Y thức hệ cứng nhắc đã cản trở sự giao lưu giữa đường lối, cương lĩnh của Đảng với nhân dân như vậy đấy. Cuốn sách này phải triệt để công khai nói rõ một số vấn đề có thể hiểu ý mà không được nói rai được làm không được nói, muốn quần chúng đi theo nhưng lại không nói rõ với quần chúng, chủ yếu là vấn đề đi con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc giai đoạn hiện nay.
 
Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. “Lực lượng sản xuất” và “lực lượng sản xuất tiên tiến” là hai khái niệm khác nhau. Lực lượng sản xuất duy trì dây chuyền sản xuất vận hành cân bằng theo tiêu chuẩn chất lượng và số lượng nhất định; lực lượng sản xuất tiên tiến phải phá vỡ sự cân bằng cũ, tạo ra tiêu chuẩn chất lượng và số lượng mới, nâng sản xuất lên một nấc thang mới. Công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất, nhưng không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến là nhà tư bản, chứ không phải công nhân. Đó là điều đã được lịch sử phát triển lực lượng sản xuất chứng minh.
 
Thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản thế kỷ 17, cuộc bạo động của công nhân phản đối một loại máy dệt diềm hoa gần như lan khớp châu Âu. Loại máy này phát minh tại Đức, có thể đồng thời dệt 4 đến 6 diềm hoa. Nhưng do Hội đồng thành phố sợ loại máy này sẽ khiến hàng loạt công nhân phải đi ăn mày, nên áp chế, và cho người giết chết nhà phát minh.
 
Năm 1629, một chủ xí nghiệp ở Leiden Hà Lan sử dụng loại máy trên, dẫn đến cuộc bạo động của công nhân dệt diềm hoa, buộc nhà cầm quyền thành phố hạ lệnh cấm sử dụng. Quốc hội Hà Lan còn ban bố pháp lệnh cấm, sử dụng máy dệt. Ngày 19-2-1685, Đức hoàng ra sắc lệnh để ổn định xã hội, cấm sử dụng loại máy này trên toàn nước Đức. Ở Hamburg, theo mệnh lệnh của chính quyền thành phố, loại máy trên bị đốt trước dân chúng.
 
Cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 thế kỷ 17, một người Hà Lan mở xưởng cưa gỗ bằng sức gió gần London, bị dân chúng phá huỷ. Năm 1758, Everet chế tạo thành công máy cắt lông cừu thuỷ lực đầu tiên, nhưng đã bị thiêu huỷ bởi 10 vạn người thất nghiệp do loại máy đó gây ra. Năm vạn công nhân sống bằng nghề chải lông cừu kiến nghị lên Hội đồng thành phố, phản đối máy chải lông cừu và máy chải bông do Ackerlay phát minh. Hơn 8 vạn công nhân đã tham gia cuộc đấu tranh phá hoại máy móc ở Lancashire năm 1779. 15 năm đầu thế kỷ 19, khu thủ công nghiệp Anh tiêu biểu là Nottingham bùng nổ phong trào phá hoại máy móc qui mô lớn do một lãnh tụ công nhân thất nghiệp lãnh đạo, họ điên cuồng phá huỷ máy móc, mãi đến khi Chính phá dùng vũ lực trấn áp, tới chặn đứng được làn sóng phá hoại cuồng nhiệt này.
 
Thời trẻ, sau khi khảo sát khu công nghiệp dệt Manchester, Ăng-ghen đã tỏ thái độ phủ định, thậm chí phản đối việc đưa máy móc - kết tinh của khoa học kỹ thuật - vào lĩnh vực sản xuất. Ông phẫn nộ nêu rõ:
- Mỗi cải tiến trên máy móc đều cướp đi bát cơm của công nhân, cải tiến càng lớn, công nhân thất nghiệp, càng nhiều. Bởi vậy, chẳng khác gì khủng hoảng thương mại, mỗi cải tiến đều gây hậu quả nghiêm trọng cho một số công nhân, tức thiếu thốn, nghèo nàn và phạm tội.
 
Ông nêu ví dụ, phân tích kỹ: Do năng lực sản xuất của phát minh đầu tiên -máy dệt Jenny một công nhân điều khiển - ít nhất cao gấp 6 lần khung dệt phổ thông, nên cứ một máy dệt Jenny ra đời sẽ làm cho 5 công nhân dệt thất nghiệp. Máy dệt thuỷ lực có năng lực sản xuất lớn hơn máy dệt Jenny rất nhiều mà cũng chỉ cần một công nhân điều khiển sẽ tước đoạt sinh kế của nhiều người hơn. Sau khi nhiều nhà máy sử dụng máy dệt tự động, vai trò của công nhân dệt hoàn toàn không còn nữa, mà do máy móc thay thế.
 
Ông nói: Do các loại cải tiến về máy móc, những công việc nặng nhọc ngày càng được máy móc thay thế, từ đó công tác của những người đàn ông trưởng thành biến thành việc trông máy móc giản đơn, những việc phụ nữ thậm chí trẻ em cũng có thể hoàn thành, mà tiền lương lại thấp hơn, thậm chí giảm 2/3. Như vậy, tuy sản xuất mở rộng, nhưng công nhân lành nghề ngày càng bị đẩy ra khỏi ngành công nghệ mà không tìm được việc làm nữa; thậm chí, do máy móc hoàn toàn hay thế sức người, từng ngành lao động bị xoá sổ. Các ông lớn tư sản có thể hỏi những người quét đường ở Manchester hoặc bất cứ nơi nào khác, hỏi những người bán hoa quả, diêm. dây giày, hoặc những người bất đắc dĩ phải đi ăn xin, xem trước đây họ làm gì, nhiều người trong họ sẽ trả lời: là công nhân nhà máy, bị máy móc cướp mất việc làm. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Anh, do phổ cập rộng rãi máy dệt chạy bằng hơi nước, 80 vạn thợ dệt lành nghề đã bị đẩy ra đầu đường xó chợ.
 
Mác chịu ảnh hưởng sâu xa bởi báo cáo điều tra “Tinh hình giai cấp công nhân Anh” của Ăng-ghen, trong tập 1 “Tư bản luận”, ông lại thu thập nhiều báo cáo điều tra về các nhà máy, chứng minh kết luận của Ăng-ghen máy móc cướp mất bát cơm của công nhân. Mác coi máy móc là lực lượng thù địch của giai cấp công nhân. Ông nói:
 
Máy móc không những là người cạnh tranh rất hùng mạnh, lúc nào cũng có thể khiến công nhân làm thuê trở nên dư thừa, mà nó còn được các nhà tư bản công khai tuyên bố là lực lượng thù địch công nhân, và ra sức lợi dụng. Máy móc trở thành vũ khí mạnh mẽ nhất đàn áp bãi công tức những cuộc bạo động mang tính chu kỳ của lao động phản kháng ách chuyên chế tư bản… Máy hơi nước vừa ra đời đã đối đầu với “sức người”, khiến các nhà tư bản có thể đập tan những đòi hỏi ngày càng cao của công nhân - những đòi hỏi có thể làm cho thể chế nhà máy vừa khởi đầu đã lâm vào khủng hoảng. Có thể viết cả một pho sử chứng minh rằng nhiều phát minh từ năm 1830 đến nay chỉ nhằm bảo hộ nhà tư bản đối phó các cuộc bạo động của công nhân”.
 
Mác và Ăng-ghen đồng tình với công nhân thất nghiệp, bày tỏ nỗi bất bình của họ, muốn ngăn chặn hiện tượng máy móc chèn ép công nhân, đây là việc làm hợp đạo lý 100%.
 
Nhưng để duy trì việc làm, đảm bảo đời sống ổn định cho công nhân mà yêu cầu chủ xí nghiệp không được tăng thêm máy móc, thiết bị mới, không được áp dụng kỹ thuật mới, thì như vậy là xoá bỏ sự phát triển của lực lượng sản xuất, xoá bỏ việc tăng thêm của cải, xoá bỏ tiến bộ xã hội. Ở đây, chúng ta thấy mầm mống chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mác và Ăng-ghen. Theo ghi chép trong “Tư bản luận”, hồi ấy cần đến 200 triệu người dùng guồng quay sợi kiểu cũ mới làm xong phần việc mà 5 vạn người Anh hoàn thành bằng máy quay sợi. Đương nhiên như vậy không có nghĩa là nói máy quay sợi gạt bỏ vị trí của 200 triệu người chưa hề tồn tại, mà chỉ nói muốn thay thế máy quay sợi, cần ồ ạt tăng công nhân”. Tổng dân số Anh năm 1870 là 21 triệu, nếu chỉ dựa vào guồng quay sợi dùng sức người, thì chẳng những không một công nhân nào thất nghiệp, làm thêm giờ, thêm ca suốt đời cũng không hết việc, mà từ Quốc vương đến thần dân đều sử dụng guồng quay sợi cũng làm không hết việc của 200 triệu người. Có máy quay sợi, 5 vạn người có thể thay thế 200 triệu người, năng suất lao động cao gấp 4.000 lần. Thu nhập quốc dân của Anh cuối thế kỷ 18 là 120 triệu sterling, năm 1870 lên tới 1.200 triệu, tăng gấp 10 lần.
 
Nhìn từ góc độ lịch sử vĩ mô, dùng máy móc thay thế công nhân, hoặc gọi là máy móc gạt bỏ công nhân, là việc thiện hàng đầu cứu giúp trăm họ, thúc đẩy lịch sử tiến lên. Chính lực lượng sản xuất tiên tiến không ngừng phát triển đã dần dần giải phóng công nhân khỏi lao động cơ bắp nặng nề, tạo cơ sở vật chất cho một hình thái xã hội cao hơn.
 
Từ những sự thật lịch sử trên, chúng ta có thể rút ra kết luận sau: Công nhân không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Trong lực lượng sản xuất bao gồm máy móc và lao động phụ trợ của công nhân, công nhân ở vào vị trí tiêu cực, bị động, họ mong muốn duy trì hiện trạng trong lao động sản xuất có tiền lương ổn định và đời sống ổn định, họ sợ việc cải tiến máy móc hoặc phát minh máy móc mới sẽ buộc họ phải đổi nghề thậm chí mất cả cần câu cơm. Theo bản năng, công nhân thù địch máy móc mới, họ không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Sau khi máy móc mới, kỹ thuật mới được sử dụng rộng rãi, lực lượng sản xuất tiên tiến liền biến thành lực lượng sản xuất phổ thông, máy móc mới, kỹ thuật mới lại đang trong quá trình phát minh. Thế là công nhân lại đứng lên phản đối máy móc mới, kỹ thuật mới cao cấp hơn sắp phát minh làm rối loạn trật tự đời sống và công tác vừa tạm ổn định của họ. Lực lượng sản xuất là một khái niệm tương đối và luôn luôn biến động, nó vĩnh viễn ở vị trí đối lập với lợi ích đã có của công nhân, nhưng việc thật sự giải phóng giai cấp công nhân lại gửi gắm vào lực lượng sản xuất phát triển vô hạn và tổng của cải xã hội không ngừng tăng thêm. Trước đây chúng ta vẫn tuyên truyền giai cấp công nhân gắn với đại sản xuất, là giai cấp tiên tiến nhất, đương nhiên đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; còn nhà tư bản lại cản trở lực lượng sản xuất phát triển, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành xiềng xích cản trở lực lượng sản xuất phát triển. Tuyên truyền như vậy là không đúng, vừa không phù hợp sự thật lịch sử, lại tách khỏi đời sống hiện thực. Chế độ cổ phần có thể mở rộng vô hạn qui mô sán xuất, giải quyết mâu thuẫn giữa đại sản xuất xã hội hoá và chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
 
Công ty cổ phần là diễn biến hoà bình trong nội bộ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, dưới điều kiện bảo lưu chế độ tư hữu tách nhà tư bản khỏi quá trình sản xuất, giám đốc hoặc xưởng trưởng trở thành linh hồn của xí nghiệp; nhưng thông qua hình thức tổ chức hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông, nhà tư bản giám sát hoạt động của xí nghiệp và kiểm soát sự phát triển của xí nghiệp, như vậy tránh được khuyết tật của xí nghiệp quốc doanh do “người sở hữu vắng mặt” gây ra là không ai quan tâm đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, không ai chịu trách nhiệm về kinh doanh thua lỗ. Dưới chế độ này, khả năng phát triển vô hạn của lực lượng sản xuất tiên tiến đã phủ định tính tất yếu và qui luật phát triển khách quan của cách mạng bạo lực.
 
Khoa học kỹ thuật chuyển hoá thành các loại thiết bị máy móc dùng vào các việc khác nhau, “thành một lực lượng lao động sản xuất độc lập”. Thiết bị máy móc tuy là sự phát triển của công cụ thủ công, nhưng quan hệ giữa chúng với công nhân đã có thay đổi về chất, khác với quan hệ giữa công cụ thời kỳ công trường thủ công với công nhân. Ở thời kỳ công trường thủ công, công nhân là chủ thể của lao động, công cụ là phần cơ thể công nhân kéo dài, có vai trò phụ trợ. Ở thời kỳ đại công nghiệp, máy móc thiết bị là chủ thể của lao động, công nhân là trợ thủ của thiết bị máy móc, giữ vai trò phụ. Đương nhiên, máy móc thiết bị không từ trên trời rơi xuống, mà là phát minh, sáng tạo của con người, là kết của lao động gian khổ của các kỹ sư, nhà khoa học, chính họ đã mang lại cho máy móc thiết bị mạng sống như “con người”. Chúng ta có thể coi máy móc thiết bị ngày càng tự động hoá là người máy theo nghĩa rộng, nên máy móc thiết bị cũng có ý nghĩa người lao động, là một loại người lao động tồn tại dưới hình thức hoá thân. Bản thân máy móc thiết bị là lực lượng sản xuất tiên tiến tồn tại độc lập tách khỏi công nhân. Sau thế chiến 2, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cao, khi khoa học kỹ thuật trở thành nguồn giá trị thặng dư độc lập, tự động hoá và trí năng hoá sản xuất ngày càng mở rộng trong các lĩnh vực sản xuất vật chất, thì lý luận của Mác về nhà tư bản bóc lột công nhân dần dần thu hẹp phạm vi cho đến hoàn toàn không còn tác dụng nữa. Nếu nhận thức vấn đề theo quan điểm đạo đức thuần tuý, chế độ tư hữu dựa trên cơ sở bóc lột đương nhiên là vô nhân đạo. Nhưng nhìn từ góc độ duy vật lịch sử, chế độ tư hữu và bóc lột đều là sản phẩm xã hội phát triển, nó theo bước chân tiến lên của lịch sử đến với nhân gian. Trong thời kỳ lịch sử nhất định, bản thân tư hữu và bóc lột là biểu hiện xã hội phát triển và lịch sử tiến lên. Trong xã hội nguyên thuỷ, mọi người không có sản phẩm thặng dư, cũng không thể có bóc lột và chế độ tư hữu. Sản xuất phát triển, xã hội loài người có sản phẩm thặng dư, mới tạo khả năng bóc lột, đẻ ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất sử dụng lao động làm thuê. Sản xuất phát triển đã làm thay đổi mang tính lịch sử hình thức cụ thể của chế độ tư hữu, từ chế độ nô lệ đến chế độ phong kiến rồi chế độ tư bản chủ nghĩa, đồng thời cũng không ngừng thay đổi hình thức bóc lột cụ thể và giảm dần lượng bóc lột. Chỉ có dưới tiền đề lực lượng sản xuất phát triển cao, bóc lột mới có thể đi tới tiêu vong. Bởi vậy bóc lột là hiện tượng lịch sử tương ứng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, lý do lịch sử khiến bóc lột tồn tại: đây là một quá trình bước tiến xã hội không thể bỏ qua.
 
Lịch sử phát triển của thế giới tư bản chủ nghĩa hơn 100 năm qua chứng tỏ cùng với lực lượng sản xuất phát triển, không những thời gian lao động phổ biến giảm xuống tới mỗi ngày 8 giờ, mà thù lao lao động cho công nhân cũng vượt nhu cầu ăn mặc, công nhân có nhà lầu, vườn hoa, có các đồ dùng mà trước đây chỉ giai cấp tư sản mới được hưởng thụ, như ô tô, ti vi tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ… Lực lượng sản xuất càng phát triển, bóc lột càng đi gần tới tiêu vong. Vận dụng lực lượng sản xuất tiên tiến nằm trong tay phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, có thể tăng thêm tổng lượng của cải xã hội và nâng cao mức sống của toàn thể các thành viên trong xã hội. Đời sống kinh tế có thể không còn là cuộc giành giật tàn khốc bên này được lợi, bên kia bị thiệt hại, có thể là một kết cục hai bên cùng chung, khiến mọi người đều được lợi, tuy mức độ nhiều ít khác nhau. Đó là sự phân hoá đồng hướng mọi người đều có lợi, là điều bí mật khiến trong các nước phát triển, quan hệ giữa chủ và thợ không gay gắt thêm, không xuất hiện cục diện mang tính bùng nổ.
 
Sáng tạo phát minh của các nhân viên khoa học kỹ thuật là dòng nước đầu nguồn của lực lượng sản xuất tiên tiến, nhưng dừng lại ở phạm trù nghiên cứu khoa học thì không hình thành nổi lực lượng sản xuất hiện thực. Từ cảnh ngộ của máy dệt diềm hoa nói trên có thể thấy muốn thành quả nghiên cứu khoa học chuyển hoá thành lực lượng sản xuất là một việc đầy rẫy trở lực, người nhiệt tình nhất, tích cực nhất, chấp nhận rủi ro để chuyển hoá thành quả nghiên cứu khoa học thành lực lượng sản xuất là các nhà tư bân được thôi thúc bởi lợi nhuận siêu ngạch. Chính giai cấp tư sản mà những người mác xít muốn đánh đổ này là người thúc đẩy, tổ chức và lãnh đạo việc đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào dây chuyền sản xuất nhận thức và thừa nhận kết luận này là điều vô cứng quan trọng: nhà tư bản là người nắm vị trí chủ đạo trong xí nghiệp hiện đại, vừa đại diện quan hệ sản xuất tiên tiến, vừa đại diện lực lượng sản xuất tiên tiến, là người phổ cập kỹ thuật mới, máy móc mới, vật liệu mới.
Để nghiên cứu sản phẩm mới, một số xí nghiệp tư bản chủ nghĩa cỡ lớn, một số trust đều thành lập cơ quan nghiên cứu riêng, coi nhập kỹ thuật mới, máy móc mới, vật liệu mới là sợi dây sinh mệnh của xí nghiệp. Sản phẩm mới đẹp hơn sản phẩm cũ, chỉ có làm ra sản phẩm mới, mới thu được lợi nhuận ngoại ngạch cao hơn lợi nhuận bình quân trong ngành. Một loại sản phẩm mới được đưa ra thị trường trong thời kỳ nhất định có thể đem lại lợi nhuận ngoại ngạch cho xí nghiệp, nhưng rất nhanh, các xí nghiệp trong ngành ồ ạt làm theo, lại đánh bằng tỉ lệ lợi nhuận, tiến tới làm giảm tỉ lệ lợi nhuận bình quân. Lúc đó lại có xí nghiệp khác đưa ra sản phẩm mới, chạy theo lợi nhuận ngoại ngạch cao hơn tỉ lệ lợi nhuận bình quân. Cứ như vậy, lực lượng sản xuất xã hội không ngừng được nâng cao trong cạnh tranh. 150 năm qua, khoa học kỹ thuật ngày càng đổi mới, lực lượng sản xuất xã hội tiến những bước dài, sản phẩm mới nhiều không kể xiết, của cải xã hội tăng lên vô hạn, nhà tư bản hoặc giai cấp tư sản đều lập công đầu.
Xã hội phân chia thành người giàu và người nghèo là do sản xuất không phát triển mạnh, của cải xã hội thiếu thốn. Con đường đúng đắn xoá bỏ nghèo nàn là phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, mà lực lượng này chỉ có thể phát triển đầy đủ bên trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tổng thống Rumani Iliescu từng là đảng viên Đảng Cộng sản, nay là Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Rumani. Tháng 8-2003 khi sang thăm Trung Quốc, trả lời phỏng vấn riêng của tạp chí “Hoàn Cầu” đề cập đến khoảng cách giữa nước mình với Tây Âu, ông từng nêu lên một “sự thật đau khổ”:
“Làm tổng thống Rumani không bằng làm một người thất nghiệp ở nước Đức, bởi tiền cứu tế cho một người Đức thất nghiệp mỗi tháng 2.300 mác, trong khi lương tháng của Tổng thống Rumani là 1.250 mác”.
Nước Đức có thể phát cho công nhân thất nghiệp khoản tiền cứu tế hàng tháng cao hơn Tổng thống Rumani, vì họ không tiêu diệt giai cấp tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa theo biện pháp nêu trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, mà đã thúc đẩy lực lượng sản xuất tiên tiến phát triển, cung cấp cơ sở vật chất cần thiết để giai cấp công nhản trong cảnh thất nghiệp vẫn có thể sống đàng hoàng. Ở đây chúng ta thấy được hàm nghĩa mới và con đường mới giải phóng giai cấp công nhân.
Giai cấp tư sản mà những người cộng sản chống lại đã hơn 100 năm hoàn toàn không phải tội đồ và kẻ xấu trời sinh ra. Họ là bộ phận cần cù nhất, tài năng nhất, thông minh nhất, ưu tú nhất trong đẳng cấp thứ ba. Tổ tiên họ là nông nô, bậc cha chú họ là dân ven thành thị. “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” viết: “Từ tầng lớp nông nô thời trung thế kỷ đã sản sinh cư dân tự do thành thị thời kỳ đầu; từ tầng cấp thì dân này đã phát triển những phần tử tư sản đầu tiên”.
Mác và Ăng-ghen đã chỉ ra một cách đúng đần rằng: “Giai cấp tư sản giành được vị trí giai cấp thống trị chưa đến 100 năm, nhưng lực lượng sản xuất do họ tạo ra còn lớn hơn, nhiều hơn tổng lực lượng sản xuất do các thế hệ trước tạo thành”. Giai cấp tư sản đã sáng tạo phương thức sản xuất tiên tiến nhất trong lịch sử loài người, là người tổ chức và lãnh đạo đại sản xuất cơ khí hoá, họ là người tích cực nhất chuyển hoá khoa học kỹ thuật thành lực lượng sản xuất, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Mặt khác, hai ông lại đưa ra chủ trương chính trị: Để giải phóng công nhân cùng khổ, phải dùng thủ đoạn cách mạng bạo lực tiêu diệt tư hữu hoá, tước đoạt giai cấp tư sản, tiêu diệt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiêu diệt đại diện của lực lượng sản xuất tiên tiến đưa tất cả các dân tộc kể cả dân tộc dã man nhất tới cuộc sống văn minh. Đó là sai lầm căn bản của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sạn”, là phần chủ nghĩa xã hội không tưởng trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen thời kỳ đầu.
Khi công bố “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Mác 30 tuổi, Ăng-ghen 28 tuổi. Chủ nghĩa tư bản Manchester để lại cho hai ông ấn tượng vô cùng sâu sắc. Họ nhận thức chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ đây, và không thể vượt qua giới hạn lịch sử mà nguyên mẫu chủ nghĩa tư bản Manchester mang lại.
 
Khì công bố “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” chính là đêm trước phái hiến chương Anh quốc chuẩn bị phát động khởi nghĩa tại London, hình thế đấu tranh giai cấp sắp đến lúc bùng nổ, sự đồng tình với công nhân và căm phẫn nhà tư bản khiến hai ông mang theo màu sắc đạo đức, tình cảm khi hoàn chỉnh bản thảo, sai lầm ghép chủ nghĩa tư bản vào tội tử hình, đòi tiêu diệt chế độ tư hữu, tiêu diệt giai cấp tư sản, chấm dứt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hơn nữa nhất thiết phải dùng bạo lực. Do đó, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăng-ghen đề xướng trở thành một phong trào xã hội chủ nghĩa bạo lực trương ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân để phá huỷ lực lượng sản xuất tiên tiến. Sự khác biệt giữa hai ông với những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ 19 như Saint-Simen, Owe là: các nhà không tưởng lớn thuyết phục nhà vua và chính phủ tiếp nhận và thực thi phương án xã hội lý tưởng của họ; Mác và Ăng-ghen phát hiện giai cấp vô sản ngày càng đông có thể là đới thể vật chất của phong trào xã hội chủ nghĩa trong tương lai, cho rằng thông qua đấu tranh giai cấp, vũ trang giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản, là cớ thể cải tạo xã hội. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác khiến chủ nghĩa xã hội từ một ảo tưởng của nhà tư tưởng biến thành đòi hỏi chính trị và thực tiễn xã hội của hàng ngàn triệu người, cuối cùng trở thành một phong trào xã hội lớn mạnh. Ăng-ghen tuyên bố chủ nghĩa xã hội đã từ không tưởng biến thành “khoa học”, và đã viết một cuốn sách với đầu đề như vậy. Nhưng cái gọi là “khoa học” là tính hữu hiệu của biện pháp, chứ không phải tính hiện thực của mục tiêu, phần không tưởng trong mục tiêu của nó không có gì thay đổi “chủ nghĩa xã hội khoa học” trở thành “chủ nghĩa xã hội bạo lực”, khiến mấy thế hệ những người cộng sản bao gồm Lenin, Stalin Mao Trạch Đông lầm đường lạc lối. Sai lầm của những tín đồ vĩ đại này là họ đã lẫn lộn tính hiệu quả của biện pháp với tính hiện thực của mục tiêu, coi biện pháp là mục tiêu, coi hình thức là bản chất, mà không biết rằng giành được chính quyền, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là đã sáng tạo nên năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản. Họ giương cao ngọn cờ “chủ nghĩa xã hội khoa học”, tịch thu công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ kinh tế tiểu nông, tự cho rằng đang vận dụng lý luận mác xít giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, đấu tranh nhằm xây dựng một chế độ xã hội mới cao hơn, trên thực tế họ đang cản trở và phá hoại lực lượng sản xuất, xoá bỏ cơ sở kinh tế để xây dựng xã hội cao hơn. Giai cấp tư sản bị tiêu diệt (tính hữu hiệu của biện pháp được thực hiện rồi), lực lượng sản xuất tiên tiến cũng theo đó tiêu vong (tính hiện thực của mục tiêu bị tiêu tan). Cái chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch mang lại cho xã hội là mãi mãi nghèo nàn lạc hậu, mãi mãi là nền kinh tế tem phiếu. Đó là con đường chung của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa thế kỷ 20.
 
Từ 1945 đến 1991 là 45 năm nhân dân các nước khôi phục và phát triển. Trừ Mỹ ra, tất cả các nước bất kể xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, đều đứng lên từ đống đổ nát của chiến tranh. Đây là 45 năm chạy đua hoà bình giữa hai loại chế độ. Trong 45 năm ấy, ai hơn, ai kém? Ai đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, ai cản trở lực lượng này phát triển? Ai đem lại cho dân thường lợi ích vật chất nhìn thấy rõ, có thể nắm lấy và hưởng thụ, ai dùng những lời lẽ phét lác và trống rỗng lừa bịp dân chúng? Nhân dân đã rút ra kết luận, lịch sử cũng đã có kết luận.
 
Đông Đức và Tây Đức được coi là tiền tiêu đối đầu giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Con cháu cụ Mác đã so sánh kỹ lưỡng, sâu xa và lâu dài chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc quan trọng hàng đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa là tịch thu xí nghiệp tư nhân, thực hiện chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch. Từ năm 1945, các chủ xí nghiệp (tức các nhà tư bản ở Đông Đức) bắt đầu chạy sang Tây Đức. Đảng Xã hội Thống nhất (Đảng cộng sản) Đức lúc đầu cho rằng để những phần tử tư sản này bỏ đi hết là việc tốt, có thể làm trong sạch xã hội, giảm phe phản đối, có lợi cho sự thống trị của Đảng, nên chẳng những không ngăn cản, mà còn cấp giấy thông hành cho họ sang Tây Đức. Đến năm 1961 đã có trên 2,7 triệu người bỏ đi. Về sau phát hiện, không chỉ các nhà tư bản, mà cả những người trí thức như nhà khoa học, giáo sư, bác sĩ và công nhân kỹ thuật đều chạy sang Tây Đức. Làn sóng lưu vong này ngày càng dữ dội, trực tiếp de doạ sự tồn tại của Đông Đức, thế là xây “bức tường Berlin”.
 
Trước ngày nước Đức thống nhất, thu nhập bình quân đầu người ở Tây Đức gấp 4 lần Đông Đức.
 
Giá trị sản phẩm của Tây Đức chiếm 93% toàn bộ giá trị sản phẩm của hai nước Đức, Đông Đức chỉ chiếm 7%. Sau ngày thống nhất, Cộng hoà Liên bang Đức với tư cách Chính phủ trung ương toàn nước Đức đã dành một khoản lớn chi viện đồng bào miền Đông, có vai trò quyết định trong việc giúp đỡ nhân dân miền Đông khắc phục khó khăn kinh tế, đẩy nhanh cải cách cơ cấu kinh tế. Sau khi Đảng Xã hội Thống nhất Đức sụp đồ, Shabovski, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác tư tưởng trong thời gian dài của đăng này đã nghiền ngẫm sâu sắc thất bại của đảng mình. Với nỗi đau nước mất, đảng tan, ông nêu lên hai chân lý khiến những người cộng sản rơi lệ:
 
Một là chế độ quốc doanh không bằng chế độ tư hữu. Trong “khuôn khổ chế độ quốc doanh”, sự phát triển của kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa không bao giờ theo kịp các nước tư bản chủ nghĩa, nói “chủ nghĩa xã hội là một hình thức năng suất lao động xã hội cao hơn” là dối trá. Tính ưu việt của chế độ quốc doanh là hư ảo, do các nhà lý luận nặn ra, chẳng hạn họ rất thích thao thao bất tuyệt rao giảng: “công nhân làm việc trong xí nghiệp quốc doanh là người chủ, làm việc cho mình; làm việc trong xí nghiệp tư nhân là nô lệ của nhà tư bản, bị áp bức, bóc lột”. Thể nghiệm thực tế của công nhân Đức là: “lâm chủ” trong nhà máy quốc doanh ở Đông Đức, mỗi tháng được 500 mác, sang xí nghiệp tư nhân Tây Đức “chịu áp bức, bóc lột”, mỗi tháng được 2.000 mác. Những người công nhân “bỏ phiếu bằng chân”, chạy sang Tây Đức, thà chịu “áp bức bóc lột” để được 2.000 mác, chứ không ở lại Đông Đức “làm chủ”.
 
Hai là xã hội không thể thiếu các nhà tư bản. Chân lý “khiến người ta rơi nước mất” này là điều những người cộng sản không muốn tiếp nhận nhất, nhưng lại buộc phải chấp nhận, chừng nào họ không muốn bị nhân dân và lịch sử vứt bỏ như Đảng Xã hội Thống nhất Đức. Nhà tư bản là ai? Là tầng lớp quản lý đời sống kinh tế xã hội. Nixon cho rằng: “45 năm hoà bình ở Đông Âu, chủ nghĩa cộng sản chà đạp tầng lớp quản lý còn nghiêm trọng hơn 5 năm chiến tranh ở Tây Âu (thế chiến 2). Các nước Đông Âu thiếu các giám đốc cấp cao, kế toán trưởng và các nhân tài chuyên môn khác làm cho đòn bẩy tư bản chủ nghĩa phát huy tác dụng”.
 
Phỉ báng các nhà tư bản, coi họ như yêu ma, đẩy họ sang phương Tây, khiến Đông Đức khi phát triển kinh tế không còn chỗ dựa, không có người dẫn đầu lực lượng sản xuất tiên tiến. Đây là sự suy ngẫm lại đầy đau khổ. So với Tây Đức, Đông Đức thừa gánh nặng ý thức hệ và thiếu một tầng lớp quản lý. Một thừa một thiếu này là cội nguồn khiến kinh tế Đông Đức không phát triển lên được, là cội nguồn khiến Đông Đức mất đảng, mất nước, Chúng ta vẫn có một thiên kiến tự cho là đúng đắn: tiêu diệt chế độ tư hữu, tước đoạt tài sản của giai cấp tư sản là vì lợi ích của giai cấp công nhân. Sự thật thế nào? Trong 20 năm sau khi xoá bỏ chế độ tư hữu (1957 -1978), do quản lý kém, các xí nghiệp sở hữu toàn dân của Trung Quốc thua lỗ năm này qua năm khác, lương công nhân chẳng những không được nâng cao, mà còn giảm 5,7%. Lương bình quân hàng năm của công nhân từ 582 NDT năm 1957, giảm xuống còn 549 NDT năm 1978. Nhật Bản là nước tư bản chủ nghĩa bị chúng ta coi là chế độ lạc hậu, họ không tước đoạt tài sản của giai cấp tư sản, duy trì chế độ tư hữu, từ 1955 đến 1973, tiền lương của công nhân viên các xí nghiệp 30 người trở lên nâng cao gấp gần 3 lần, năng suất lao động nâng cao gấp 9 lần. Kết quả, tỉ lệ giá trị thặng dư từ 314% năm 1955 nâng lên 443% năm 1970. Kết cực là nhà tư bản và công nhân đều có lợi.
 
Nếu thật sự đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, trong 20 năm nâng lương công nhân lên gấp 3 lần, thì phải đoàn kết giai cấp tư sản, bảo hộ chế độ tư hữu; chế độ tư hữu chẳng những liên quan đến lợi ích của giai cấp tư sản, mà cũng gắn bó sống còn với lợi ích của giai cấp công nhân.
 
Là một học thuyết cứu thế, chủ nghĩa xã hội bạo lực tuy được truyền bá đã hơn 100 năm, dọc ngang nửa thế kỷ, nhưng cuối cùng chẳng cải tạo được một ngóc ngách nào trên thế giới, và đã biến khỏi vũ đài lịch sử cùng với sự tan rã của Liên Xô: Một cuộc cách mạng với chung cục tiêu diệt chế độ tư hữu, một chế độ xã hội với đặc trưng loại bỏ lực lượng sản xuất tiên tiến đều không có tương lai, dù dưới danh nghĩa đàng hoàng đến mấy. Giai cấp tư sản đại diện lực lượng sản xuất tiên tiến và chế độ tư hữu dù bị hiểu lầm đến đâu, bị coi là yêu quái đến mức nào, cuối cùng đều được loài người chấp nhận. Loài người đã bất chấp những lời hò hét bình đẳng và chính nghĩa, thoát khỏi xã hội cộng sản nguyên thuỷ, từng bước đi tới vãn minh như vậy đấy.
 
Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là một giai cấp không tiêu diệt nổi. “Tiêu diệt” rồi, lại phải mời họ quay trở lại. Đó là bài học căn bản mà thất bại của Phong trào cộng sản quốc tế để lại cho đời sau.
 
Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Sự lựa chọn của loài người trong thế kỷ 20 Từ năm 1836 đến năm 1852, nước Đức có đồng minh những người cộng sản, một tổ chức công nhân bí mật chuẩn bị khởi nghĩa. Lãnh lụ tư tưởng của tổ chức này “trong túi sẵn cầm nang c6 thể xây dựng thiên đường trên trái đất”. Đó là đốm lứa của chủ nghĩa cộng sản. Do lý luận không hoàn chỉnh, họ yêu cầu các nhà trí thức Mác và Ăng-ghen giúp đỡ, thế là “Tuyên ngôn Đảng Cộng sán” ra đời.
 
Sau khi được công bố năm 1848. “Tuyên ngôn tổng Cộng sản” tuy đã làm chấn động tầng lớp thống trị các nước châu Âu, nhưng không được quần chúng nhân dân tiếp nhận rộng rãi. Sau này ôn lại tình hình lúc ấy, Ăng-ghen nói: “Tuyên ngôn, tuy được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng, nhưng nó không ảnh hưởng gì tới các dân tộc khác”. “Từ năm 1852 khi người cộng sản Koren bị kết án đã kết thúc giai đoạn đầu của phong trào công nhân độc lập Đức”. Từ đó đã đánh dấu chấm hết giai đoạn đầu của phong trào công nhân Đức dưới ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản.
 
Sau thất bại của cách mạng châu Âu năm 1849, Chủ nghĩa xã hội ở Đức chỉ có thể tồn tại bí mật. Đến năm 1862, học trò của Mác là Lassall, mới nêu ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Như chúng ta đã thấy. Chủ nghĩa xã hội của Lassall rất ôn hoà. Nhưng sự xuất hiện của nó trên vũ đài lại đánh dấu khởi điểm phát triển chủ nghĩa xã hội Đức giai đoạn 2. (Mai Lâm: “Truyện Các Mác”, trang 396)
 
Để thay đổi tình trạng lý luận cao siêu ít người theo kịp, ngày 17-11-1852. Mác và Ăng-ghen đã giải tán Đồng minh những người cộng sản, hai ông không thành lập Đảng Cộng sản, mà chuyển sang ủng hộ phong trào xã hội chủ nghĩa ôn hoà của Lassall. Đây là chuyển biến lớn của Mác và Ăng-ghen về chính trị, từ người cộng sản sang người dân chủ xã hội. Dưới sự chỉ đạo của hai ông, tháng 8-1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức - chính đảng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - ra đời. Đây là giai đoạn 2 của phong trào công nhân Đức, giai đoạn chủ nghĩa xã hội dân chủ.
 
Vì sao gọi là chủ nghĩa xã hội dân chủ? Người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức Liebknecht giải thích:
“Chủ nghĩa xã hội không có dân chủ là chủ nghĩa xã hội tưởng tượng chủ quan, cũng như dân chủ không có chủ nghĩa xã hội là dân chủ giả dối. Nhà nước dân chủ là hình thức xã hội duy nhất có thể được tổ chức theo nguyên tác của chủ nghĩa xã hội. Chính vì chúng ta đã làm rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa chủ nghĩa xã hội và dân chủ, chúng ta mới gọi mình là những người dân chủ xã hội. Tên gọi nảy bao gồm cương lĩnh của chúng ta”. (Toàn tập Mác-Ăng-ghen, quyển 21, trang 241)
Từ đó, các chính đảng công nhân mới thành lập ở các nước châu Âu đều gọi là Đảng Dân chủ Xã hội (cá biệt gọi là Công đảng), chứ không gọi là Đảng cộng sản.
Trong thư gửi nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Lao động Ytaly Tarati ngày 26-1-1894, Ăng-ghen đã trích dẫn câu chữ trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, và đã sửa đổi quan trọng bản tuyên ngôn này.
Nguyên văn là:
“Trong các giai đoạn phát triển mà cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trải qua, những người cộng sản luôn luôn đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào… Những người cộng sản phấn đấu vi mục đích và lợi ích gần nhất của giai cấp công nhân, nhưng trong cuộc vận động hiện nay, họ còn đồng thời kiên trì tương lai của phong trào”.
Câu chữ sau khi sửa đổi:
Trong các giai đoạn phát triển mà cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trải qua, những người xã hội chủ nghĩa luôn đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào… Họ đấu tranh vì mục đích và lợi ích gần nhất của giai cấp công nhân, nhưng trong cuộc vận động hiện nay, họ còn đồng thời đại diện cho tương lai của phong trào”.
Sửa đổi quan trọng này chứng tỏ Ăng-ghen cho rằng “những người xã hội” mới thật sự đại diện cho lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của giai cấp vô sản, “những người cộng sản” không được phong trào công nhân châu Âu chấp nhận, nên rút khỏi vũ đài lịch sử.
Từ khi thành lập Hiệp hội công nhân quốc tế 1864, trong các văn kiện do Mác khởi thảo, khái niệm “chủ nghĩa cộng sản” đã bị thay thế bởi từ “chủ nghĩa xã hội”. Mác không còn cố chấp về cách mạng bạo lực, ông đề ra hai con đường cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa:
Tổ chức của công nhân không thể hoàn toàn giống nhau về mọi chi tiết, ở Newburgh cũng như Barcelona, London cũng như Berlin. Chẳng hạn ở nước Anh, con đường biểu hiện sức mạnh chính trị của mình đã mở ra trước giai cấp công nhân. Phàm những nơi lợi dụng tuyên truyền hoà bình có thể đạt mục đích trên nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, tổ chức khôi nghĩa là không sáng suốt. Ở Pháp, những pháp lệnh bức hại nhiều không kể xiết và cuộc đối kháng một mất một còn giữa các giai cấp xem ra sẽ khiến cuộc chiến tranh xã hội tức kết cục bạo lực là không tránh khỏi. Nhưng việc đạt kết cục đó bằng phương thức gì phái do giai cấp công nhân nước đó quyết định. Quốc tế sẽ không ra bất cứ mệnh lệnh nào, thậm chí chưa chắc đã đưa ra kiến nghị nào về vấn đề này. (Phát biểu của Mác với phóng viên báo “Le Monde“ ngày 3-7-1871) Sau cuộc huyết chiến giữa Công xã Paris và Chính phủ tư sản Pháp năm 1871, giai cấp tư sản châu Âu nói chung thực hiện chính sách nhượng bộ đối với giai cấp công nhân, khiến Mác và Ăng-ghen thấy rõ hơn khả năng quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội, thế là hai ông nhiều lần nói về quá độ hoà bình, khiến học thuyết của họ toàn diện hơn, càng phản ánh được đời sống thực tế trong các nước châu Âu. Phát biểu trước cuộc mít tinh quần chúng ở Amsterdam ngày 8-9-1872, Mác đã nói với công nhân và những người ủng hộ Chi bộ Hà Lan thuộc Hiệp hội công nhân quốc tế:
Chúng tôi hiểu phải tính tới chế độ, phong tục và truyền thống của các nước; chúng tôi cũng không phủ nhận ở một số nước như Mỹ, Anh - và nếu như tôi hiểu rõ hơn chế độ của các bạn, có lẽ có thể cộng thêm Hà Lan - công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hoà bình”. (Tuyển tập Mác-Ăng-ghen quyển 18, trang 179)
Năm 1866, bùng nổ khủng hoảng kinh tế thế giới. Sau khi khủng hoảng qua đi, tập trung tư bản có sự phát triển kinh người. Các công ty cổ phần và các ngân hàng đầu tư qui mô lớn ra đời đã làm thay đổi cơ cấu xã hội của chủ nghĩa tư bản. Cùng với sự xuất hiện của thể chế ngân hàng mới, tích luỹ tư bản không còn dựa vào các chủ xí nghiệp tự tập hợp vốn qua tiết kiệm và dự trữ, mà dựa vào dự trữ của toàn xã hội. Thu hút vốn của xã hội để xây dựng xí nghiệp, thế là các công ty cổ phần ra đời. Trên lục địa châu Âu, ngành này tiếp theo ngành kia biến thành các xí nghiệp cổ phần, trước hết là công nghiệp gang thép, tiếp đó là công nghiệp hoá chất, ngành chế tạo máy và ngành dệt. Mác rất quan tâm đến thay đổi này. Ông cho rằng các công ty cổ phần “đã từ bỏ sản nghiệp tư hữu của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở bản thân hệ thống tư bản chủ nghĩa”, “đây là sự từ bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong phạm vi bản thân phương thức này, do đó là một mâu thuẫn tự từ bỏ, rõ ràng đây chỉ là một điểm quá độ để chuyển sang một hình thức sản xuất mới”. (Tư bản luận quyển 3, trang 504, Nhà xuất bản Nhân dân, bản in năm 1966). Nhà tư bản không còn xí nghiệp tư nhân, mà chỉ có tài sản tư nhân, phần tài sản tư nhân này là một bộ phận tài sản xí nghiệp được lượng hoá bằng tiền. Họ không còn là chủ xí nghiệp nữa, mà chỉ là cổ đông của xí nghiệp, là chủ nợ hợp pháp của một phần nhất định trong lợi nhuận của công ty. Công ty cổ phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc và xưởng trưởng tổ chức và chỉ huy sản xuất, tách quyền sở hữu và quyền quản lý xí nghiệp. Đội ngũ quản lý nắm quyền kinh doanh xí nghiệp, ảo hoá quyền thống trị của giai cấp tư sản. Việc tách quyền sở hữu và quyền quản lý là một cuộc “cách mạng” hoà bình, tạo khả năng quá độ hoà bình sang một chế độ mới.