Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 12 (B)

Kiều thị im lặng gục đầu khóc, Hoa thị chợt nhìn thấy chiếc trâm vàng bèn len lén rút lấy. Kiều thị biết được ngẩng đầu lên thì chiếc trâm đã nằm gọn trong tay Hoa thị. Kiều thị vội vàng cướp lấy thì người đàn bà kia đã vụt bỏ chạy. Kiều thị mất chiếc trâm, gào lên khóc, nghĩ: "Đây là vật sính lễ của chồng, là vật báu ta đã dùng đâm kẻ cướp để cứu mình, nay rơi vào tay người khác, chắc vợ chồng sau này sẽ không được gặp nhau nữa". Nàng chỉ muốn chết đi cho rảnh chứ không muốn lấy người khác, nàng khóc như mưa như gió rồi mê man thiếp đi. Nàng mơ thấy một con ba ba lớn bò đến bên mình. Trước đây Kiểu thị thường hay làm thịt ba ba, thấy con ba ba lớn nàng bèn cầm một con dao làm thịt. Con ba ba vươn cổ cất đầu lên, sợ quá Kiều thị rụt tay lại. Kiều thị nhớ tới chiếc trâm cài trên đầu, cũng không biết làm sao chiếc trâm lại đang ở trong tay mình, nàng ném chiếc trâm ấy vào con ba ba, song thấy tiếc bèn chạy theo nhặt lấy, thì không thấy chiếc trâm đâu cả. Tìm khắp nơi, chỉ thấy con ba ba ấy vươn cổ cất đầu lên nói: "Bà Kiều, bà Kiều ơi! Bà đừng thương tôi làm gì, hãy giết thịt tôi rồi nấu ngay đi. Bà đừng tiếc chiếc trâm làm gì. Tìm thấy cũng tốt mà không tìm thấy cũng thôi. Bà đừng nghĩ đến chồng nữa, ông Vương này không dứt được, mà ông Vương kia cũng không bỏ được". Thấy ba ba nói, Kiều thị rất lạ, dùng dao chặt vào người nó, song bị nó cắn chặt lấy cổ tay, đau đớn không sao chịu nổi, rồi tỉnh giấc. Kiều thị nghĩ: "Thường ngày chồng mình thích ăn ba ba, mình thường hầm thịt ba ba cho anh ấy, nhất định là do mình sát sinh quá nhiều nên nay đến nỗi vợ chồng phải chia lìa đôi ngả, âu cũng là do quả báo chăng?”
Đang nghĩ ngợi như thế thì Hoa thị đến hỏi:
- Có bằng lòng hay không thì nói ra, đừng làm lỡ việc người ta.
Không còn cách nào khác Kiều thị đành miễn cưỡng nghe theo. Triệu Thành lại nghĩ: "Con mẹ này rất ghê, nếu tới đó nó cứ tuồn tuột nói hết ra, mà quan lại họ bảo vệ nhau, đột nhiên trở mặt, đến hỏi tội ta thì quả là nguy hiểm. Vậy không thể cho họ biết được tung tích của mình". Rồi hắn dặn kẻ môi giới chỉ nói mình là người họ Hồ. Bọn này đều là kẻ cùng hội cùng thuyền, chúng hiểu ý nhau. Tên mối đến thuyền Vương Tri huyện, hẹn ngày mai tri huyện đích thân tới xem mắt. Triệu Thành đến một nơi vắng vẻ thuê một chỗ ở, đưa Kiều thị và vợ tới đó. Đến trưa hôm sau, Vương Tùng Cổ và người mối tới, nhìn kỹ Kiều thị, thấy nàng có nhan sắc, dáng vẻ lại kiều diễm ông rất vừa ý, rồi đi ngay. Lát sau người mối dẫn đến mười người, đưa ba mươi vạn đồng sính lễ. Việc đã đến nước này, Kiều thị đành phải chải đầu, ngậm hờn nuốt tủi lên kiệu. Tuy không phải chết vì thủ tiết, mà lại có mối lái cưới xin hẳn hoi, điều ấy còn hơn là chết dần chết mòn ở nhà Triệu Thành. Cũng cần biết rằng Kiều thị lấy người khác cũng là thất tiết. Song nếu ở nhà Triệu Thành thì luôn luôn bị coi giữ chặt chẽ, muốn chết cũng không chết được. Nhưng tới đây còn có thể nghĩ cách để báo thù. Giả dụ như chết thật thì sau này vợ chồng sao được gặp nhau mà trả thù rửa hận? Thuở ấy có người đã làm một bài thơ tứ tuyệt, nói về Kiều thị bị bắt, song biết tòng quyền, đó là điều rất đúng. Bài thơ như sau:
Ở tạm Lâm An được mấy ngày,
Tự nhiên mưa gió phải rời ngay.
Đông không ở được sang tây ở,
Khi đến được đông trăng về tây.
Kiều thị lên kiệu, ra khỏi thành Lâm An, Vương Tùng Cổ ép thuyền vào bến đò. Kiều thị lên thuyền và họ trở thành vợ chồng. Vương Tùng Cổ vốn muốn lấy thiếp để mong được đứa con, vì thấy Kiều thị là người nhan sắc nên khi chăn gối không thể tránh khỏi quá độ. Kiều thị vốn là người biết thi thư lễ nhạc bỗng chốc bị cưỡng đoạt, cảm thấy vô cùng xấu hổ. Mỗi khi bị Vương Tùng Cổ hỏi, nàng chỉ miễn cưỡng ậm ừ chứ thực ra thẳng vui thú gì. Vương Tùng Cổ nghĩ rằng đó chỉ là sự e thẹn ban đầu, chứ có ngờ đâu trong lòng Kiều thị đang ngổn ngang trăm mối, không thể chiều theo ý Vương Tùng Cổ được. Đã cưới được thiếp rồi, Vương Tùng Cổ bèn nhổ neo, qua Đồng Lô, Phú Dương, đi thẳng tới Tam Cù. Vì sao gọi là Tam Cù? Vì xưa kia trận lũ đột ngột xảy ra, chia thành ba dòng nên gọi là Tam Cù. Vùng Tam Cù thuộc địa phận Ngưu Nữ. Thời Xuân Thu thuộc đất Bỉ Cô Miệt Việt Tây; thời Tần gọi là Thái Mạt; thời Đông Hán gọi là Tân An; thời Tùy gọi là Tam Cù; thời Đường gọi là Cù Châu, tới triều Tống vì phủ Cù Châu có thành nên Tây An là huyện đứng đầu. Vương Tùng Cổ đến nhậm chức tại Tây An, sau khi tới yết kiến các cấp trên, ông bắt tay giải quyết những việc dân sự. Tất cả những việc tranh chấp về tiền thóc, hôn nhân, ruộng đất... ông đều giải quyết có tình có lý và quét sạch những tên độc ác, gian trá sâu mọt, minh oan cho những người dân vô tội. Bởi thế được muôn dân cảm phục, tôn ông là bậc thánh nhân. Ông là người thanh liêm, không tơ hào đến của dân. Cuộc sống của người dân huyện Tây An trở nên bình yên. Đúng là:
Đồng xanh mưa tạnh người cày ruộng
Làng hoa trăng sáng bé ngủ say.
Vương Tùng Cổ người làm nên sự nghiệp vào tuổi trung niên. Khi lên đường, Vương Tùng Cổ định mang theo vợ là An thị tới nhiệm sở, An thị nói:
- Tôi và ông đều đã gần năm mươi mà chưa có con cái. Thầy thuốc bảo đàn bà đến bốn chín tuổi đã tắt kinh thì không còn sinh nở được nữa, đời ông hãy còn dài, thôi thì cứ cưới thêm một người thiếp nữa, kiếm đứa con để hương khói sau này. Ông cứ đi một mình, còn tôi xin tình nguyện ở nhà ăn chay niệm Phật.
Bởi thế Vương Tùng Cổ đến Lâm An cưới thiếp rồi mới tới nhiệm Sở. Trong nha môn người bạn thân thiết nhất của Vương Tùng Cổ chỉ có Kiều thị. Ai ngờ Kiều thị lại nhớ người chồng cũ lúc nào cũng canh cánh khôn nguôi. Thời gian trôi đi rất nhanh, thoáng cái mà đã hai năm. Một hôm đúng vào tết trung thu vầng trăng tròn vành vạnh sáng vằng vặc trên bầu trời, Vương Tùng Cổ trong thư phòng, đốt hương ngắm trăng uống trà, Kiều thị ngồi hầu bên cạnh, ông chợt thấy bóng cây ngô đồng in lên hòn non bộ Thái Hồ. Trời về đêm se se lạnh, vắng vẻ đìu hiu, tiếng chim hạc cô đơn lẻ loi trên không trung, tiếng dế rí rỉ kêu không dứt dưới thảm cỏ đẫm sương đêm. Tuy là dinh quan, song ngay nơi chùa chiền cũng chẳng vắng vẻ tịch mịch đến nhường này. Nhân lúc thư nhàn Vương Tùng Cổ hỏi Kiều thị:
- Từ ngày nàng theo ta tới nay mới thoáng mà đã hai năm, song không hiểu vì sao chưa từng thấy nàng tươi tỉnh bao giờ.
- Phàm người ta vui buồn đều có nguyên do, - Kiều thị nói, - người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Có gượng gạo mà vui hay buồn cũng không được.
Thấy Kiều thị nói mập mờ, Vương Tùng Cổ bèn nói:
- Ta thấy nàng là người đức hạnh, tài năng, ta cũng không đối xử với nàng như một người vợ lẽ. Tại sao nàng không nói thực với ta?
- Người đàn bà thất tiết thì còn tốt nỗi gì? - Kiều thị nói.
- Thiếp vô cùng cảm ơn quan đã đối xử tốt với thiếp.
- Thiếp là người Biện Lương phải bước đi bước nữa, thế thì chồng trước của thiếp còn sống hay đã mất, tại sao lại đến Lâm An ở tại nhà họ Hồ?
- Thế ra người bán thiếp là họ Hồ ư?
Thấy thế Vương Tùng Cổ kinh ngạc nói:
- Nàng ở nhà ông ta tại sao lại không biết ông ta là họ Hồ? Chồng nàng là người thế nào?
- Thiếp đã bị người ta bán, nói ra thì bôi nhọ anh ấy, song không thể không nói. Huống hồ đã xa nhau hơn hai năm nay, chết cũng vô ích mà sống cũng vô ích.
Nói xong Kiều thị giàn giụa nước mắt, nghẹn ngào nức nở. Thấy Kiều thị khổ đau sầu thảm Vương Tùng Cổ cảm thấy ngay cả người vợ lẽ mình mua về cũng trở nên vô nghĩa. Ông buồn rầu rồi ngủ thiếp đi. Thấy ông đã ngủ say, Kiều thị bèn đề một bài thơ lên tường:
Nhỏ nhoi con ốc chẳng đáng bàn,
Tự nhiên tất bật tới Lâm An,
Cớ sao không phải anh em ruột,
Mà họ và tên lại rất gần.
Đề thơ xong Kiều thị đi ngủ. Sáng hôm sau Vương Tùng Cổ tới thư phòng, thấy bài thơ, biết là Kiều thị làm. Vương Tùng Cổ ngẫm nghĩ: "Con ốc sên nhỏ nhoi, chắc là nói chồng nàng là người đi cầu danh lợi, đến Lâm An thì thất lạc. Điều đó không cần phải nói, song hai câu sau ta cho rằng đó là lời nói bóng gió về họ tên chồng, buộc ta phải tìm ra. Bỗng chốc ta làm sao mà nghĩ ra được?". Vương Tùng Cổ đang lẩm bẩm một mình thì Kiều thị mang trà tới Vương Tùng Cổ nói:
- Ý bài thơ của nàng ta đã hiểu, nếu sau này dò tìm được người chồng trước của nàng thì trăng khuyết sẽ lại tròn.
Thấy thế Kiều thị vội quỳ xuống lạy:
- Thiếp cầu mong ông trăm năm phú quý, con cháu đầy đàn.
Kiều thị vui hẳn lên, mặt mày rạng rỡ, hơn hai năm nay chưa bao giờ Kiều thị vui như thế. Vương Tùng Cổ gật đầu cảm phục vì nàng không quên người chồng cũ.
Hơn một năm nữa lại qua đi, một hôm đang làm việc thì có một thầy tướng vào báo:
- Giáo thụ mới tới học phủ, vào bái kiến.
Vương Tùng Cổ thấy ông là người Biện Châu, trạc hai mươi tám tuổi. Xuất thân từ cống sinh, lúc đầu làm huấn đạo Hồ Châu, rồi được thăng chức giáo thụ. Ông họ Vương, tên Tùng Sự. Thấy tên ông không khác tên mình là mấy bèn nghĩ tới câu thơ của Kiều thị: "Cớ sao không phải anh em ruột mà họ và tên lại rất gần". Vương Tùng Cổ cứ trầm ngâm suy nghĩ, vậy thì chồng nàng là người này chăng? Ta hãy bình tĩnh xem xem có đúng không. Thế rồi ông ra nhà khách tiếp giáo thụ. Sau cuộc gặp này hai người thường đi lại với nhau, khi thì bàn việc công, khi thì hỏi han tới việc riêng. Dần dà họ trở nên thân thiết. Một là giữa chủ và khách không còn e ngại, hai là những người trí thức gặp nhau, chuyện trò rất tương đắc, cùng nhau nhâm nhi đôi chén rượu là chuyện bình thường. Thoáng cái đã hai năm trôi qua. Phía nam thành Cù Châu có núi Lạn Kha, nghe nói đó là động tiên thứ tám ở Thanh Hà. Vương Chất, một lão tiều phu thời Tấn, vào núi chặt củi, thấy hai cậu bé đang đánh cờ, Vương Chất đặt rìu xuống xem. Ván cờ chưa xong thì cán rìu của Vương Chất đã mục, cho nên gọi núi ấy là Lạn Kha sơn (núi cán rìu mục). Vì có dấu vết tiên, nên mọi người đều muốn đến nơi này du ngoạn. Vào một buổi sáng mùa xuân, Vương Tùng Sự chuẩn bị sẵn rượu và thức nhắm, sai người mang thư tới huyện mời Vương Tri huyện tới núi Lạn Kha ngắm hoa mai. Vương Tùng Cổ lập tức nghỉ việc lên kiệu đi ngay. Vương Tùng Sự còn mời ngài Diệp huấn đạo cùng tới tiếp khách. Diệp tiên sinh có tên kép là Lâm Xuân, người huyện Lạc Thanh. Ba vị đều ăn mặc thường phục, đi giày trắng tất trắng tay cầm tay thanh thản trèo lên núi, trải chiếu xuống đất ngồi uống rượu ngắm hoa. Hôm ấy trời quang đãng ấm áp, gió nhè nhẹ thổi. Mỗi cơn gió thoảng qua những cánh hoa lại rơi lả tả đậu trên vai áo hoặc bay vào chén rượu. Vương Tri huyện nói:
- Cảnh đẹp thế này chúng ta không thể phụ lòng, mỗi người dùng một vần, tức cảnh đề thi, để ghi lại cảm hứng vui sướng hôm nay.
- Như thế thì tuyệt vời, - Vương giáo thụ nói.
Thế rồi Vương Tùng Sự đưa cuốn Vận thi cho Vương Tri huyện, tri huyện cầm lấy, tiện tay mở một vần, đó là chữ "hồ". Tri huyện lại đưa cho Vương giáo thụ. Giáo thụ lại đưa cho Diệp huấn đạo. Diệp huấn đạo mở được chữ "tiên”. Cuối cùng tới Vương giáo thụ mở được một vần lại là chữ "thê", bỗng nét mặt Vương giáo thụ trở nên buồn rầu. Vả lại đề mục là chơi núi ngắm hoa, không dùng được chữ "thê", phải chăng đây là một vần hiểm, hơn nữa ông lại là người không vợ con, đột nhiên nghĩ về mình mà thương cảm. Ngài tri huyện và huấn đạo làm sao mà hiểu được nỗi lòng ấy. Vương Tri huyện cầm chén rượu trên tay, ngâm nga bài thơ mình vừa làm ra:
Núi xuân mai nở tràn thi hứng,
Chim đậu cành cây gọi rượu bầu.
Nếu không giai cú đến Kim Cốc,
Ấy lũ Cao Dương bợm rượu xưa.
Diệp huấn đạo cũng đọc tiếp bài thơ của mình:
Mua được cảnh tiên chẳng mất tiền,
Hoa mai tinh khiết vẻ tự nhiên
Ngắt về không tặng Giang Nam khách
Mà tặng nàng tiên núi Cô Sơn.
Vương giáo thụ cầm vần trong tay mà vẫn chưa nghĩ ra thơ, nước mắt trào ra. Vương Tri huyện nói:
- Chính tiên sinh khơi ra cuộc du ngoạn này, tại sao lại không hứng thú nữa?
- Tôi đột nhiên bị cảm lạnh, - Vương giáo thụ nói, - bụng đau nhói cho nên thi hứng không đến, theo lệ phải phạt vì làm chậm.
Kiều thị im lặng gục đầu khóc, Hoa thị chợt nhìn thấy chiếc trâm vàng bèn len lén rút lấy. Kiều thị biết được ngẩng đầu lên thì chiếc trâm đã nằm gọn trong tay Hoa thị. Kiều thị vội vàng cướp lấy thì người đàn bà kia đã vụt bỏ chạy. Kiều thị mất chiếc trâm, gào lên khóc, nghĩ: "Đây là vật sính lễ của chồng, là vật báu ta đã dùng đâm kẻ cướp để cứu mình, nay rơi vào tay người khác, chắc vợ chồng sau này sẽ không được gặp nhau nữa". Nàng chỉ muốn chết đi cho rảnh chứ không muốn lấy người khác, nàng khóc như mưa như gió rồi mê man thiếp đi. Nàng mơ thấy một con ba ba lớn bò đến bên mình. Trước đây Kiểu thị thường hay làm thịt ba ba, thấy con ba ba lớn nàng bèn cầm một con dao làm thịt. Con ba ba vươn cổ cất đầu lên, sợ quá Kiều thị rụt tay lại. Kiều thị nhớ tới chiếc trâm cài trên đầu, cũng không biết làm sao chiếc trâm lại đang ở trong tay mình, nàng ném chiếc trâm ấy vào con ba ba, song thấy tiếc bèn chạy theo nhặt lấy, thì không thấy chiếc trâm đâu cả. Tìm khắp nơi, chỉ thấy con ba ba ấy vươn cổ cất đầu lên nói: "Bà Kiều, bà Kiều ơi! Bà đừng thương tôi làm gì, hãy giết thịt tôi rồi nấu ngay đi. Bà đừng tiếc chiếc trâm làm gì. Tìm thấy cũng tốt mà không tìm thấy cũng thôi. Bà đừng nghĩ đến chồng nữa, ông Vương này không dứt được, mà ông Vương kia cũng không bỏ được". Thấy ba ba nói, Kiều thị rất lạ, dùng dao chặt vào người nó, song bị nó cắn chặt lấy cổ tay, đau đớn không sao chịu nổi, rồi tỉnh giấc. Kiều thị nghĩ: "Thường ngày chồng mình thích ăn ba ba, mình thường hầm thịt ba ba cho anh ấy, nhất định là do mình sát sinh quá nhiều nên nay đến nỗi vợ chồng phải chia lìa đôi ngả, âu cũng là do quả báo chăng?”
Đang nghĩ ngợi như thế thì Hoa thị đến hỏi:
- Có bằng lòng hay không thì nói ra, đừng làm lỡ việc người ta.
Không còn cách nào khác Kiều thị đành miễn cưỡng nghe theo. Triệu Thành lại nghĩ: "Con mẹ này rất ghê, nếu tới đó nó cứ tuồn tuột nói hết ra, mà quan lại họ bảo vệ nhau, đột nhiên trở mặt, đến hỏi tội ta thì quả là nguy hiểm. Vậy không thể cho họ biết được tung tích của mình". Rồi hắn dặn kẻ môi giới chỉ nói mình là người họ Hồ. Bọn này đều là kẻ cùng hội cùng thuyền, chúng hiểu ý nhau. Tên mối đến thuyền Vương Tri huyện, hẹn ngày mai tri huyện đích thân tới xem mắt. Triệu Thành đến một nơi vắng vẻ thuê một chỗ ở, đưa Kiều thị và vợ tới đó. Đến trưa hôm sau, Vương Tùng Cổ và người mối tới, nhìn kỹ Kiều thị, thấy nàng có nhan sắc, dáng vẻ lại kiều diễm ông rất vừa ý, rồi đi ngay. Lát sau người mối dẫn đến mười người, đưa ba mươi vạn đồng sính lễ. Việc đã đến nước này, Kiều thị đành phải chải đầu, ngậm hờn nuốt tủi lên kiệu. Tuy không phải chết vì thủ tiết, mà lại có mối lái cưới xin hẳn hoi, điều ấy còn hơn là chết dần chết mòn ở nhà Triệu Thành. Cũng cần biết rằng Kiều thị lấy người khác cũng là thất tiết. Song nếu ở nhà Triệu Thành thì luôn luôn bị coi giữ chặt chẽ, muốn chết cũng không chết được. Nhưng tới đây còn có thể nghĩ cách để báo thù. Giả dụ như chết thật thì sau này vợ chồng sao được gặp nhau mà trả thù rửa hận? Thuở ấy có người đã làm một bài thơ tứ tuyệt, nói về Kiều thị bị bắt, song biết tòng quyền, đó là điều rất đúng. Bài thơ như sau:
Ở tạm Lâm An được mấy ngày,
Tự nhiên mưa gió phải rời ngay.
Đông không ở được sang tây ở,
Khi đến được đông trăng về tây.
Kiều thị lên kiệu, ra khỏi thành Lâm An, Vương Tùng Cổ ép thuyền vào bến đò. Kiều thị lên thuyền và họ trở thành vợ chồng. Vương Tùng Cổ vốn muốn lấy thiếp để mong được đứa con, vì thấy Kiều thị là người nhan sắc nên khi chăn gối không thể tránh khỏi quá độ. Kiều thị vốn là người biết thi thư lễ nhạc bỗng chốc bị cưỡng đoạt, cảm thấy vô cùng xấu hổ. Mỗi khi bị Vương Tùng Cổ hỏi, nàng chỉ miễn cưỡng ậm ừ chứ thực ra thẳng vui thú gì. Vương Tùng Cổ nghĩ rằng đó chỉ là sự e thẹn ban đầu, chứ có ngờ đâu trong lòng Kiều thị đang ngổn ngang trăm mối, không thể chiều theo ý Vương Tùng Cổ được. Đã cưới được thiếp rồi, Vương Tùng Cổ bèn nhổ neo, qua Đồng Lô, Phú Dương, đi thẳng tới Tam Cù. Vì sao gọi là Tam Cù? Vì xưa kia trận lũ đột ngột xảy ra, chia thành ba dòng nên gọi là Tam Cù. Vùng Tam Cù thuộc địa phận Ngưu Nữ. Thời Xuân Thu thuộc đất Bỉ Cô Miệt Việt Tây; thời Tần gọi là Thái Mạt; thời Đông Hán gọi là Tân An; thời Tùy gọi là Tam Cù; thời Đường gọi là Cù Châu, tới triều Tống vì phủ Cù Châu có thành nên Tây An là huyện đứng đầu. Vương Tùng Cổ đến nhậm chức tại Tây An, sau khi tới yết kiến các cấp trên, ông bắt tay giải quyết những việc dân sự. Tất cả những việc tranh chấp về tiền thóc, hôn nhân, ruộng đất... ông đều giải quyết có tình có lý và quét sạch những tên độc ác, gian trá sâu mọt, minh oan cho những người dân vô tội. Bởi thế được muôn dân cảm phục, tôn ông là bậc thánh nhân. Ông là người thanh liêm, không tơ hào đến của dân. Cuộc sống của người dân huyện Tây An trở nên bình yên. Đúng là:
Đồng xanh mưa tạnh người cày ruộng
Làng hoa trăng sáng bé ngủ say.
Vương Tùng Cổ người làm nên sự nghiệp vào tuổi trung niên. Khi lên đường, Vương Tùng Cổ định mang theo vợ là An thị tới nhiệm sở, An thị nói:
- Tôi và ông đều đã gần năm mươi mà chưa có con cái. Thầy thuốc bảo đàn bà đến bốn chín tuổi đã tắt kinh thì không còn sinh nở được nữa, đời ông hãy còn dài, thôi thì cứ cưới thêm một người thiếp nữa, kiếm đứa con để hương khói sau này. Ông cứ đi một mình, còn tôi xin tình nguyện ở nhà ăn chay niệm Phật.
Bởi thế Vương Tùng Cổ đến Lâm An cưới thiếp rồi mới tới nhiệm Sở. Trong nha môn người bạn thân thiết nhất của Vương Tùng Cổ chỉ có Kiều thị. Ai ngờ Kiều thị lại nhớ người chồng cũ lúc nào cũng canh cánh khôn nguôi. Thời gian trôi đi rất nhanh, thoáng cái mà đã hai năm. Một hôm đúng vào tết trung thu vầng trăng tròn vành vạnh sáng vằng vặc trên bầu trời, Vương Tùng Cổ trong thư phòng, đốt hương ngắm trăng uống trà, Kiều thị ngồi hầu bên cạnh, ông chợt thấy bóng cây ngô đồng in lên hòn non bộ Thái Hồ. Trời về đêm se se lạnh, vắng vẻ đìu hiu, tiếng chim hạc cô đơn lẻ loi trên không trung, tiếng dế rí rỉ kêu không dứt dưới thảm cỏ đẫm sương đêm. Tuy là dinh quan, song ngay nơi chùa chiền cũng chẳng vắng vẻ tịch mịch đến nhường này. Nhân lúc thư nhàn Vương Tùng Cổ hỏi Kiều thị:
- Từ ngày nàng theo ta tới nay mới thoáng mà đã hai năm, song không hiểu vì sao chưa từng thấy nàng tươi tỉnh bao giờ.
- Phàm người ta vui buồn đều có nguyên do, - Kiều thị nói, - người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Có gượng gạo mà vui hay buồn cũng không được.
Thấy Kiều thị nói mập mờ, Vương Tùng Cổ bèn nói:
- Ta thấy nàng là người đức hạnh, tài năng, ta cũng không đối xử với nàng như một người vợ lẽ. Tại sao nàng không nói thực với ta?
- Người đàn bà thất tiết thì còn tốt nỗi gì? - Kiều thị nói.
- Thiếp vô cùng cảm ơn quan đã đối xử tốt với thiếp.
- Thiếp là người Biện Lương phải bước đi bước nữa, thế thì chồng trước của thiếp còn sống hay đã mất, tại sao lại đến Lâm An ở tại nhà họ Hồ?
- Thế ra người bán thiếp là họ Hồ ư?
Thấy thế Vương Tùng Cổ kinh ngạc nói:
- Nàng ở nhà ông ta tại sao lại không biết ông ta là họ Hồ? Chồng nàng là người thế nào?
- Thiếp đã bị người ta bán, nói ra thì bôi nhọ anh ấy, song không thể không nói. Huống hồ đã xa nhau hơn hai năm nay, chết cũng vô ích mà sống cũng vô ích.
Nói xong Kiều thị giàn giụa nước mắt, nghẹn ngào nức nở. Thấy Kiều thị khổ đau sầu thảm Vương Tùng Cổ cảm thấy ngay cả người vợ lẽ mình mua về cũng trở nên vô nghĩa. Ông buồn rầu rồi ngủ thiếp đi. Thấy ông đã ngủ say, Kiều thị bèn đề một bài thơ lên tường:
Nhỏ nhoi con ốc chẳng đáng bàn,
Tự nhiên tất bật tới Lâm An,
Cớ sao không phải anh em ruột,
Mà họ và tên lại rất gần.
Đề thơ xong Kiều thị đi ngủ. Sáng hôm sau Vương Tùng Cổ tới thư phòng, thấy bài thơ, biết là Kiều thị làm. Vương Tùng Cổ ngẫm nghĩ: "Con ốc sên nhỏ nhoi, chắc là nói chồng nàng là người đi cầu danh lợi, đến Lâm An thì thất lạc. Điều đó không cần phải nói, song hai câu sau ta cho rằng đó là lời nói bóng gió về họ tên chồng, buộc ta phải tìm ra. Bỗng chốc ta làm sao mà nghĩ ra được?". Vương Tùng Cổ đang lẩm bẩm một mình thì Kiều thị mang trà tới Vương Tùng Cổ nói:
- Ý bài thơ của nàng ta đã hiểu, nếu sau này dò tìm được người chồng trước của nàng thì trăng khuyết sẽ lại tròn.
Thấy thế Kiều thị vội quỳ xuống lạy:
- Thiếp cầu mong ông trăm năm phú quý, con cháu đầy đàn.
Kiều thị vui hẳn lên, mặt mày rạng rỡ, hơn hai năm nay chưa bao giờ Kiều thị vui như thế. Vương Tùng Cổ gật đầu cảm phục vì nàng không quên người chồng cũ.
Hơn một năm nữa lại qua đi, một hôm đang làm việc thì có một thầy tướng vào báo:
- Giáo thụ mới tới học phủ, vào bái kiến.
Vương Tùng Cổ thấy ông là người Biện Châu, trạc hai mươi tám tuổi. Xuất thân từ cống sinh, lúc đầu làm huấn đạo Hồ Châu, rồi được thăng chức giáo thụ. Ông họ Vương, tên Tùng Sự. Thấy tên ông không khác tên mình là mấy bèn nghĩ tới câu thơ của Kiều thị: "Cớ sao không phải anh em ruột mà họ và tên lại rất gần". Vương Tùng Cổ cứ trầm ngâm suy nghĩ, vậy thì chồng nàng là người này chăng? Ta hãy bình tĩnh xem xem có đúng không. Thế rồi ông ra nhà khách tiếp giáo thụ. Sau cuộc gặp này hai người thường đi lại với nhau, khi thì bàn việc công, khi thì hỏi han tới việc riêng. Dần dà họ trở nên thân thiết. Một là giữa chủ và khách không còn e ngại, hai là những người trí thức gặp nhau, chuyện trò rất tương đắc, cùng nhau nhâm nhi đôi chén rượu là chuyện bình thường. Thoáng cái đã hai năm trôi qua. Phía nam thành Cù Châu có núi Lạn Kha, nghe nói đó là động tiên thứ tám ở Thanh Hà. Vương Chất, một lão tiều phu thời Tấn, vào núi chặt củi, thấy hai cậu bé đang đánh cờ, Vương Chất đặt rìu xuống xem. Ván cờ chưa xong thì cán rìu của Vương Chất đã mục, cho nên gọi núi ấy là Lạn Kha sơn (núi cán rìu mục). Vì có dấu vết tiên, nên mọi người đều muốn đến nơi này du ngoạn. Vào một buổi sáng mùa xuân, Vương Tùng Sự chuẩn bị sẵn rượu và thức nhắm, sai người mang thư tới huyện mời Vương Tri huyện tới núi Lạn Kha ngắm hoa mai. Vương Tùng Cổ lập tức nghỉ việc lên kiệu đi ngay. Vương Tùng Sự còn mời ngài Diệp huấn đạo cùng tới tiếp khách. Diệp tiên sinh có tên kép là Lâm Xuân, người huyện Lạc Thanh. Ba vị đều ăn mặc thường phục, đi giày trắng tất trắng tay cầm tay thanh thản trèo lên núi, trải chiếu xuống đất ngồi uống rượu ngắm hoa. Hôm ấy trời quang đãng ấm áp, gió nhè nhẹ thổi. Mỗi cơn gió thoảng qua những cánh hoa lại rơi lả tả đậu trên vai áo hoặc bay vào chén rượu. Vương Tri huyện nói:
- Cảnh đẹp thế này chúng ta không thể phụ lòng, mỗi người dùng một vần, tức cảnh đề thi, để ghi lại cảm hứng vui sướng hôm nay.
- Như thế thì tuyệt vời, - Vương giáo thụ nói.
Thế rồi Vương Tùng Sự đưa cuốn Vận thi cho Vương Tri huyện, tri huyện cầm lấy, tiện tay mở một vần, đó là chữ "hồ". Tri huyện lại đưa cho Vương giáo thụ. Giáo thụ lại đưa cho Diệp huấn đạo. Diệp huấn đạo mở được chữ "tiên”. Cuối cùng tới Vương giáo thụ mở được một vần lại là chữ "thê", bỗng nét mặt Vương giáo thụ trở nên buồn rầu. Vả lại đề mục là chơi núi ngắm hoa, không dùng được chữ "thê", phải chăng đây là một vần hiểm, hơn nữa ông lại là người không vợ con, đột nhiên nghĩ về mình mà thương cảm. Ngài tri huyện và huấn đạo làm sao mà hiểu được nỗi lòng ấy. Vương Tri huyện cầm chén rượu trên tay, ngâm nga bài thơ mình vừa làm ra:
Núi xuân mai nở tràn thi hứng,
Chim đậu cành cây gọi rượu bầu.
Nếu không giai cú đến Kim Cốc,
Ấy lũ Cao Dương bợm rượu xưa.
Diệp huấn đạo cũng đọc tiếp bài thơ của mình:
Mua được cảnh tiên chẳng mất tiền,
Hoa mai tinh khiết vẻ tự nhiên
Ngắt về không tặng Giang Nam khách
Mà tặng nàng tiên núi Cô Sơn.
Vương giáo thụ cầm vần trong tay mà vẫn chưa nghĩ ra thơ, nước mắt trào ra. Vương Tri huyện nói:
- Chính tiên sinh khơi ra cuộc du ngoạn này, tại sao lại không hứng thú nữa?
- Tôi đột nhiên bị cảm lạnh, - Vương giáo thụ nói, - bụng đau nhói cho nên thi hứng không đến, theo lệ phải phạt vì làm chậm.

Truyện Đoán Án Kỳ Quan Lời Giới Thiệu Tập 1 - Chương 1 (A) Chương 1 (B) Chương 2 (A) Chương 2 (B) Chương 3 (A) Chương 3 (B) Chương 4 (A) Chương 4 (B) Chương 4 (C) Chương 5 (A) Chương 5 (B) Chương 5 (C) Chương 6 (A) Chương 6 (B) Chương 7 (A) Chương 7 (B) Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 17 (C) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 18 (C) Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 24 (C) Chương 25 Chương 25 (B) Tập 2 - Chương 1 Chương 1 (B) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 3 (C) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 5 (B) Chương 6 Chương 6 (B) Chương 6 (C) Chương 6 (D) Chương 6 (E) Chương 7 Chương 7 (B) Chương 8 Chương 8 (B) Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 20 Chương 20 (B) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 22 Tập 3 - Chương 1 Chương (B) Chương 1 (C) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 2 (C) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 10 (C) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 11 (C) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 12 (C) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 19 (B) Chương 20 Chương 20 (B) Chương 20 (C) Chương 20 (D) Chương 20 (F) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 21 (D) Chương 22 Chương 22 (B) Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 25 Chương 25 (B) Chương 26 Chương 26 (B) Kết