Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 15
Giấu Đầu Lâu, Cướp Không Người Đẹp
Mở Quan Tài, Chàng Rể Thoát Nguy

Đọc sách Thánh hiền để làm gì? Khi chưa làm quan phải có tấm lòng kinh bang tế thế, ăn lộc của vua thì phải trung với vua. Khi làm quan càng phải ra tay cứu nhân độ thế. Nếu như trông coi việc chăm sóc dân thì phải làm lợi cho dân, diệt trừ tai họa, chăm lo đến cuộc sống của dân, không chỉ ngồi làm mà ăn hại cơm trời. Trông coi việc tiền thóc thì phải chống gian lận, thu đủ cho nhà nước, không được vơ vét của dân. Trông coi về hình phạt thì không được để cho người đời chịu oan sai, phải tìm con đường sống cho dân chứ không được hồ đồ như bọn người vô học. Như thế mới không uổng công đèn sách, không uổng công làm quan. Nếu như được đội mũ the, hoặc làm thư lại quản việc văn thư, thì cũng phải làm đơn từ chính xác, kiếm chút tiền giấy bút, nhận chút lễ vật, như vậy cũng không uổng công học hành. Song, phần lớn những người làm quan không toàn thiện toàn mỹ, có người có tài làm quan song không trong sạch, có người cực kỳ liêm khiết song không tránh khỏi quá uy nghiêm, đó cũng là trong cái tốt có cái không tốt vậy.
Nhưng quan lại nổi tiếng trong triều rất đông, song người sáng suốt quyết đoán có được mấy người. Thời ấy Hoàng Phất tham chính Tứ Xuyên, bỗng một hôm thấy một cơn lốc nổi lên bên chân ngựa, rồi ào ào di chuyển về phía trước. Ông bỗng sinh nghi, sai người đuổi theo, đuổi mãi tới chùa Tây Biên châu Sùng Khánh, gió xoáy tới một chiếc hồ thì dừng lại. Hoàng tham chính vào chùa, thấy có mấy nhà sư ra đón tiếp, trong đó có hai người dáng vẻ hung ác. Ông bèn lệnh lấy dấm rửa sạch hai thái dương của những người này, thì thấy dấu vết của chiếc khăn lưới trùm mặt. Sai người tra khảo thì chúng khai là ngày nào chúng cũng đi cướp của, giết người rồi vứt xác xuống hồ, cho người xuống vớt quả thực đã vớt được xác người. Lại có một vị tên là Lỗ Mục, trong lúc đi tuần tra thấy một con rắn cứ bò theo kiệu của ông, sau đó chui xuống ao. Ngài Lỗ bèn cho tát cạn ao, thì thấy một xác người buộc vào một thớt cối đá dìm xuống đáy ao. Ngài đã lệnh cho người mang chiếc thớt cối ấy đến đọ với những chiếc cối ở các nhà lân cận, sau đó bắt được kẻ giết người. Lại còn một vị tên là Quách Tử Chương làm thôi quan (chức quan trông coi việc hình phạt tại phủ), thấy một con khỉ bám vào đòn kiệu của mình, ông đem con khỉ ấy giấu trong nha môn, rồi vờ nới rằng trong nha môn có một chiếc ghế biết nói, có thể đoán được họa phúc của từng người để lừa mọi người đến nha môn xem. Con khỉ gù bỗng chạy ra kéo lấy một người, thì đó chính là kẻ đã âm mưu giết chết một người ăn mày tên là Hồ Tôn. Đó là một số người làm quan đã minh oan cho người đã chết, song lại có những vị quan không những minh oan cho người đã chết mà còn minh oan cho người sống thoát tội.
Trong triều của chúng ta có một vị quan tên là Thạch Phác, làm quan tới chức tư mã, ông đã có công dẹp quân Miêu ở Quý Châu. Khi ông còn làm chức quan bố chính, trong các bữa tiệc thường có các vị phu nhân của các quan đồng liêu tới dự. Người ta đều quần là áo lượt, trang sức đeo đầy người, còn phu nhân của ông chỉ quần nâu áo vải, bà có vẻ không vui. Khi về Thạch bố chính hỏi:
- Hôm nay tôi dự tiệc, bà ngồi ở vị thứ mấy.
- Tôi được ngồi ở vị thứ nhất.
- Chỉ vì tôi không tham ô cho nên bà được xếp vào vị thứ ấy. Nếu tôi đòi tiền thì e rằng vị thứ nhất ấy bà chẳng được ngồi.
Quả thật ông là người thanh liêm, ai ngờ ông cũng là người giải quyết công việc sáng suốt.
Chuyện kể rằng, ở huyện Hiệp Giang, phủ Lâm Giang, Giang Tây, có một người tên là Bách Mậu, hiệu Thanh Giang, làm thư lại của bản huyện. Ông là một người luôn luôn làm đúng với bổn phận của mình, không bao giờ lợi dụng công việc để lộng hành, che mắt quan trên, làm những điều xấu xa, chỉ kiếm chút tiền theo phận sự để sống, chỉ lấy tiền công sao chép và đi đưa giấy tờ tốt ra thì uống vài ba chén rượu là xong. Mọi người bàn về việc công, còn ông chỉ thích rượu, chẳng biết trong công đường có bao nhiêu người, cũng chẳng biết kẻ nào là ác độc. Khi ở nhà thì cơm có thể thiếu nhưng rượu thì không sao thiếu được. Uống rượu say là nghêu ngao hát, hết kêu người này lại gọi người kia. Khi ngủ thì nằm vật nằm vạ chẳng quản đầu giường hay cuối giường, lúc tỉnh dậy bạ đâu ngồi đấy, chẳng quản gì đến bàn ghế hay nền đất, đến năm bốn mươi tuổi thì nghiện rượu. Ngay như khi gặp quan cũng phải uống một chén, nói là để thêm can đảm. Người ta mời uống rượu thì uống đến mềm môi, đi ngật ngà ngật ngưỡng, mười lần thì chín lần phải dìu về, có khi còn nôn thốc nôn tháo. Nhiều cũng say, mà ít cũng say, không say cũng muốn uống, mà say rồi cũng muốn uống. Người ta thường gọi ông ta là gã nát rượu. Ông lấy một người vợ họ Lam, tuy không uống rượu nhưng cũng không kém cạnh. Chưa đến chính ngọ thì bà ta chưa chải đầu, có khi còn chờ đến ngày mai mới chải một thể. Mặt trời chưa lên cao thì chưa dậy, có khi mặt trời đứng bóng mới dậy. Giày cũng thường xỏ trái, quần áo lúc nào cũng nhơ nhớp cáu bẩn. Một lạng gai xe tới hai mươi ngày, một tấm vải dệt tới hơn một tháng. Cũng mừng là hai người chẳng chê nhau, họ sinh được một mụn con gái, đặt tên là Ái Thư, là người rất xinh đẹp và hay làm dáng:
Lông mày nàng như dãy núi sau mưa
Thân mảnh mai như gió đưa nhành liễu
Trán nàng sáng như hoa mai trên tuyết
Má nàng hồng như đào nở trong sương.
Nàng thuộc loại đẹp nhất nhì trong vùng. Chỉ có điều vì cha mẹ mà chịu liên lụy, ai cũng bảo rằng đó là con của gã nát rượu, chẳng có người nào nhòm ngó tới. Năm tháng cứ dần trôi thoắt cái nàng đã mười tám tuổi, lúc nào nàng cũng giận hương oán phấn, khóc nguyệt thương hoa.
Có người anh họ tên Từ Minh, là một tài chủ mới phất lên, tuổi chừng hai sáu hai bảy, người trông cũng được, song rất hiếu sắc, tất cả những con hầu người hạ không kể đẹp, xấu hắn đều không buông tha. Khi còn nhỏ, thấy em họ xinh xắn hắn đã mê tít. Vì định kiện hai chủ nợ tô nên hắn muốn Bách Thanh Giang viết đơn kiện giúp, đến nhà hắn hỏi:
- Cậu có nhà không?
Khi ấy Bách Thanh Giang đã đến nha môn, Lam thị vẫn chưa dậy, ái Thư thấy thế bước ra đáp:
- Không có nhà ạ!
Lam thị đang trên lầu, nghe thấy tiếng Từ Minh, nói vọng xuống lấy lòng:
- Ái Thư mời anh vào nhà đi con, mẹ xuống ngay đây!
Ái Thư mời Từ Minh vào nhà rồi đi pha trà.
Lam thị dậy vẫn cứ ngồi trên giường bó chân, mặc quần áo, rồi lại tới soi gương chải đầu. Dưới này Ái Thư đã mang trà tới. Từ Minh đặt chén trà lên bàn, hai tay chống lên đầu gối, ngây người ra nhìn Ái Thư, nói:
- Em Ái, anh nhớ hình như năm nay em đã mười tám tuổi rồi?
- Vâng ạ! - Ái Thư nói.
- Em vẫn chưa cho anh uống trà đấy! - Từ Minh nói. - Chị em mười tám tuổi đã có con rồi.
- Anh có hai con rồi ư? - Ái Thư nói.
- Lại còn một đứa đang trong bụng chị nữa đấy. - Từ Minh nói. - Như thế là ba đứa cả thảy.
- Chị ấy có đẹp không? - Ái Thư nói.
Từ Minh cố ý ghé sát đầu vào Ái Thư nói:
- Xấu lắm, không bằng cái móng tay của em đâu, sau này anh còn phải lấy hai người vợ kế nữa.
Đang nói thì Lam thị xuống lầu, hỏi:
- Có phải đến về việc kiện cáo không?
- Cháu uống trà rồi đi ngay đây ạ! - Từ Minh nói.
- Ngày mai tôi bảo cậu đến gặp cháu. - Lam thị nói.
- Không cần đâu ạ! Ngày mai cháu đến.
Quả nhiên ngày hôm sau Từ Minh đến, vào nhà thấy Ái Thư ngồi một mình như đang nghĩ ngợi điều gì. Hắn nhè nhẹ đặt tay lên vai cô nói:
- Cậu có nhà không?
Ái Thư giật mình đứng dậy nói:
- Bố em đi rồi, hôm qua em đã bảo bố em chờ anh, chắc ông uống say lại quên rồi.
- Cô vẫn chưa dậy ư? - Từ Minh hỏi:
- Chưa dậy, - Ái Thư nói, - em đi gọi nhé.
- Đừng đánh thức cô dậy nữa. - Từ Minh nói.
Thế rồi anh ta kéo Ái Thư ngồi xuống.
- Sao lại thế này! - Ái Thư nói.
- Anh em ngại gì. - Rồi lại kéo tay cô nói. - Đôi tay em như búp măng, không đeo xuyến đeo nhẫn gì ư?
- Nhà em nghèo lấy đâu ra những thứ ấy.
- Anh sẽ làm mối cho em một người để em được đeo vàng đeo bạc. Lúc đó em phải tạ ơn anh thế nào đây?
Họ ngượng ngùng sán vào nhau hồi lâu, rồi Từ Minh giật lấy chiếc túi hương liệu trên người ái Thư nói:
- Tạ ơn anh nhé!
Rồi hắn đứng dậy ra về và còn nói:
- Ngày mai anh lại đến.
Ái Thư bị hắn bám riết, cũng thấy rung động. Hằng ngày Bách Thanh Giang vẫn đến nha môn tìm rượu uống. Lam thị không muốn dậy sớm, còn Từ Minh vào kiếm cớ nhờ việc kiện cáo ngày nào cũng lân la tới, như vào chỗ không người.
Hôm sau hắn đến mang một chiếc trâm vàng và hai chiếc nhẫn vàng, nói:
- Anh trả em chiếc túi hương liệu hôm qua.
- Cái gì đấy? - Ái Thư hỏi. - Anh nói đi.
Ái Thư thích quá, cầm lấy ngay. Từ Minh nói:
- Em ạ! Anh có chuyện muốn nói với em. Cậu là người nát rượu, không biết để ý đến việc chồng con của em, khiến em lỡ cả tuổi xuân. Còn chị thì em cũng biết rồi đấy, đã xấu lại ốm đau. Nhà anh thiếu một người đảm đang như em. Chúng mình là anh em, thì còn chờ đợi gì nữa.
- Việc này còn tùy cha mẹ. Chỉ cốt nhất là em bằng lòng, thì sợ gì cha mẹ không bằng lòng.
Thế rồi Từ Minh bế Ái Thư ngồi vào lòng, cúi sát vào mặt Ái Thư nói:
- Em yêu, hình như con người, tính cách và việc nhà đều xứng đáng với em. Nếu như cậu cứ nát rượu như thế sẽ chẳng tìm ra người tốt đâu.
- Anh em không thể lấy nhau được. - Ái Thư nói.
- Rất nhiều, rất nhiều. - Từ Minh nói. - Công khai lấy nhau rất nhiều, mà ngấm ngầm lấy nhau cũng rất nhiều.
- Đừng có nói càn. - Ái Thư cười nói rồi đẩy Từ Minh ra, đứng dậy. Lúc ấy đã thấy Lam thị tỉnh giấc, gọi lấy nước rửa mặt. Từ Minh bỏ đi. Từ đó họ thường đi lại với nhau, quyến luyến chẳng muốn rời nhau. Ngọn lửa tình duyên bùng cháy.
Một hôm nhân lúc vắng người, Từ Minh ôm chầm lấy Ái Thư nói:
- Anh không chờ được nữa rồi.
- Không được! - Ái Thư nói. - Nếu ta cứ làm bừa thì làm sao mà lấy chồng được.
- Lấy anh. - Từ Minh nói.
- Chưa bàn bạc xong.
- Chúng ta đã bàn với nhau rồi. - Từ Minh nói.
Ái Thư khăng khăng không chịu, Từ Minh bèn quỳ xuống, nói:
- Em yêu! Ngay từ hồi còn bé anh đã yêu em và đến nay anh vẫn yêu em, hãy thương anh, em hãy thương anh đi.
- Anh đang làm phiền em, mẹ em mà nghe thấy thì chết.
- Anh đang muốn cho bà nghe thấy, nghe thấy còn tốt hơn nhờ người làm mối. Việc đã rồi, sợ gì bà không bằng lòng?
Ái Thư ráng sức đẩy ra, song không sao đẩy được khi thấy Từ Minh khẩn thiết cầu xin. Vừa mới lơi tay đã bị Từ Minh đè xuống đặt lên ghế. Ái Thư sợ mẹ biết, cứ gỡ tay hắn ra, không cho Từ Minh giở trò quỷ quái, nói:
- Anh hãy tha cho em, chờ sau này hãy hay.
- Trước hay sau thì cũng thế, - Từ Minh nói, - càng sớm càng tuyệt vời.
- Thế thì ngượng chết, còn mặt mũi gì nữa.
Ái Thư tuy nói thế nhưng vẫn nghe theo. Sớm một chút, Ái Thư hoảng sợ, muốn chạy ra lại sợ người khác biết được không dám lên tiếng. Từ Minh nói:
- Vì em không chịu khiến anh vội vã. Bây giờ cứ để anh tự nhiên sẽ không đau đâu.
Ái Thư đành để cho Từ Minh thử một lần nữa. Thân liễu nhẹ bay, đôi mắt lim dim, miệng rên khe khẽ, tình sao kể xiết. Từ Minh cũng chỉ muốn làm qua như thế, chứ không định tận hưởng hết thú vui. Ái Thư cảm thấy vô cùng phiền não, một màu hồng tươi loang trên áo.
Oanh vàng dậu trên cao.
Lung lay cánh hồng rụng.
Đáng tiếc xuân dang dở,
Mà hoa đã phai tàn.
Phàm là con người ta chỉ trong chốc lát mà mắc phải sai lầm, một phút không kiên định thì cái ý niệm giữa gái trinh và dâm phụ chính là ở chỗ then chốt này đây. Nếu lỡ bước thì sau này càng cứu vãn càng sai, và hẳn sẽ càng gây thêm rắc rối. Từ đó trước lạ sau quen, hai người dần dần cứ dấn sâu vào cõi thú vui lúc cao hứng lên, bất giác bật ra đôi ba tiếng cười và không sao giữ kín được. Lam thị đã thấy nghi, một hôm nghe thấy tiếng chiếc ghế tre kêu cót két, vội vàng tới cửa lầu nhìn thì thấy Ái Thư ngồi trên ghế, Từ Minh đứng đó đặt hai đùi Ái Thư gác lên vai, hai tay Ái Thư ôm chầm lấy cổ Từ Minh, dưới thì động đậy, trên thì hôn hít.
Lam thị bèn chạy xuống, hai người thấy động vội buông nhau ra. Lam thị đã đến ngay trước mặt, định đánh Ái Thư thì Từ Minh nói:
- Cô đừng làm ầm lên, nếu chuyện vỡ lở thì cô cũng chẳng ra gì. Chúng con đã hứa hẹn với nhau, con sẽ cưới Ái Thư về làm thiếp. Song có điều rất khó nói, nay cô đã biết thì mong cô hãy thu xếp việc này. Con gái mười tám mười chín tuổi mà vẫn còn giữ ở nhà, như thế là không nên.
Ái Thư là con một, Lam thị không nỡ làm nó rầy rà, hàng ngày lại rất xu phụng Từ Minh, bỗng chốc nỗi bực tức tiêu tan, chỉ nói vài câu cho qua chuyện:
- Chúng mày đừng làm như thế, làm thế thì ta còn mặt mũi nào nữa? Ông say mà biết được thì làm thế nào?
Rồi bà ta cứ thở dài thườn thượt. Từ Minh khe khẽ nói:
- Cháu hoàn toàn nhờ cô che chở và sắp đặt cho.
Hôm ấy Ái Thư cứ phải lẩn trốn không dám gặp mặt mẹ.
Ngày hôm sau Từ Minh mang tới vài chục lạng đồ trang sức đưa cho Lam thị, mong bà che giấu cho. Lam thị không nhận, Từ Minh cứ van nài mãi bà mới nhận, rồi nói:
- Khi ông say không có rượu thì ông ấy rất cố chấp nói chưa chắc ông đã nghe. Mà khi đã rượu vào, say càng khó nói. Ông ấy đã cân nhắc đi cân nhắc lại không biết bao nhiêu lần, cuối cùng đã quyết gả cho lão Đại. Nếu nói làm vợ lẽ cháu thì ông ấy sợ người ta chê cười và nhất định không chịu gả. Có điều bây giờ chúng mày đã để xảy ra việc này thì ta vẫn cứ để cho chúng mày ngấm ngầm đi lại với nhau.
Ba người thỏa thuận để che mắt Bách Thanh Giang. Cháu cô cháu cậu xưa nay đi lại với nhau, chẳng ai để ý tới làm gì, Vì thế hai đứa cứ tự nhiên lên lầu hành sự, Lam thị ở dưới trông chừng.
Ngày qua tháng lại đã được hơn nửa năm. Lam thị biết con mình đã hư hỏng, sợ rằng lời ra tiếng vào sẽ khiến cho các bà mối kiếm cớ thoái thác. Song Bách Thanh Giang chẳng hay biết gì, nói:
- Trai to dạm vợ, gái lớn gả chồng, cớ sao bà cứ để nó ở nhà hầu hạ bà?
Nhân cơ hội ấy Lam thị mới nói vào:
- Cháu đằng ngoại nhà họ Từ muốn cưới nó làm vợ.
Nào ngờ Bách Thanh Giang say rượu hất tung chiếc bàn nói:
- Con gái ta mà lại gả làm vợ lẽ cho nó à? Anh em con cô con cậu còn rất gần, về luật, nếu đã lấy nhau cũng phải bỏ.
Lam thị và Ái Thư cứ âm thầm kêu khổ. Lại có một người thư ký của huyện này tên là Giản Thắng, vợ mới chết, không cha mẹ, không con cái, cuộc sống cũng tạm ổn. Vì tới tìm Bách Thanh Giang, thấy con gái ông nên mượn người tới hỏi. Bách Thanh Giang cho rằng anh ta sống một thân một mình, mà lại biết giữ gìn bổn phận, bởi thế gả cho anh. Hai mẹ con Ái Thư không sao ngăn nổi, nên đành phải để nhà trai dẫn lễ, chọn ngày mồng chín tháng Ba thì cưới. Từ Minh biết tin cũng chẳng làm sao được.
Một hôm Từ Minh đến thăm Ái Thư, cô bèn kéo Minh ra khu vườn nhỏ sau nhà, hai người ngồi trên chiếc giường Hồ, Ái Thư gục đầu vào lòng Từ Minh, nói:
- Anh hại em, anh phụ lòng em, lúc ấy em không nghe, anh cứ nài nẫng đòi, hứa sẽ cưới em về, sao bây giờ anh không nói đi? Bây giờ em đã thất thân với anh thì làm sao còn đến nhà người ta được?
- Chỉ vì cha em không chịu gả. - Từ Minh nói. - Người mà em lấy lại chính là Giản Thắng ở lối cửa sau nhà anh. Anh ta là người tham lam độc ác, có người vợ đẹp như hoa nhưng bắt khoan bắt nhặt đủ điều, không ngày nào là không đánh chửi nhau, sau vợ phải bỏ mạng. Nay anh ta lại cưới em làm vợ kế.
- Cha em nói kinh tế nhà anh ta cũng khá. - Ái Thư nói.
- Bố em cũng làm thư ký, - Từ Minh nói, - chỉ nghe thấy bố em cạo giấy chứ có thấy bố em đếm tiền đâu.
Thấy Từ Minh nói thế Ái Thư buồn vô hạn, nói:
- Vừa nãy anh nói, nhà anh có cửa sau, nếu như cưới xong em sẽ sang nhà anh.
- Nếu mất người, - Từ Minh nói, - Giản Thắng sẽ tới nhà em đòi người, thì e rằng sẽ liên lụy đến cha mẹ em.
- Nếu như về nhà anh ta, - Ái Thư nói, - em nói là đã mất trinh, anh ta làm to chuyện, đưa lên quan thì anh bảo là anh cưỡng dâm.
- Chúng ta quan hệ với nhau hàng nửa năm trời, - Từ Minh nói, - em bảo cưỡng dâm thì lọt tai sao được. Em cứ yên tâm, nhất định anh sẽ tìm ra kế sách an toàn cả đôi đằng.
Hoa dương lay động rơi trên áo,
Gió xuân sao nỡ thổi bay đi.
Bao giờ giải đến nha môn nhỉ?
Để khách hồng quần thoát lưới vây.
- Anh phải mau mau nghĩ kế. - Ái Thư nói. - Nếu sự việc xảy ra anh cũng chẳng phủi tay được đâu.
Từ Minh vừa nói vừa đùa giỡn, bị Ái Thư đẩy ra nói:
- Còn lòng dạ đâu mà vui với thú, năm hôm nữa là em về nhà người ta rồi, anh phải nghĩ cách ngay rồi sáng mai sang nói với em.

Truyện Đoán Án Kỳ Quan Lời Giới Thiệu Tập 1 - Chương 1 (A) Chương 1 (B) Chương 2 (A) Chương 2 (B) Chương 3 (A) Chương 3 (B) Chương 4 (A) Chương 4 (B) Chương 4 (C) Chương 5 (A) Chương 5 (B) Chương 5 (C) Chương 6 (A) Chương 6 (B) Chương 7 (A) Chương 7 (B) Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 17 (C) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 18 (C) Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 24 (C) Chương 25 Chương 25 (B) Tập 2 - Chương 1 Chương 1 (B) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 3 (C) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 5 (B) Chương 6 Chương 6 (B) Chương 6 (C) Chương 6 (D) Chương 6 (E) Chương 7 Chương 7 (B) Chương 8 Chương 8 (B) Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 20 Chương 20 (B) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 22 Tập 3 - Chương 1 Chương (B) Chương 1 (C) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 2 (C) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 10 (C) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 11 (C) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 12 (C) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 19 (B) Chương 20 Chương 20 (B) Chương 20 (C) Chương 20 (D) Chương 20 (F) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 21 (D) Chương 22 Chương 22 (B) Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 25 Chương 25 (B) Chương 26 Chương 26 (B) Kết