Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 5
Gian Tà Ác Độc Bị Lăng Trì
Mơ Thấy Điềm Lành Thoát Lưới Giăng

Tu nhân tích đức để nuôi thân.
Sâm, hay thuốc quý đã thất truyền.
Sâm, linh chưa hẳn cứu người được,
Mới biết thầy lang đoán bệnh nhầm.
 
Ngài Phạm Văn Chính từng nói: "Không làm lương tướng mà làm lương y." Bạn nghĩ rằng từ tể tướng trở xuống, trong triều đình là thượng thư, thị lang, hàn chiêm khoa đạo, rồi đến những người giữ các chức sắc khác, bên ngoài là đốc phủ tự đạo, cho tới quan các châu, huyện, biết bao nhiêu người thèm khát muốn làm nên sự nghiệp. Song vì sao ngài Văn Chính, ngay cả lương tướng cũng không muốn làm, mà lại muốn làm lương y. Nên biết rằng, tể tướng có quyền sinh quyền sát. Tể tướng cứu vớt cả thiên hạ, thì là lương tướng. Thầy thuốc cứu vớt cả một vùng, thì là lương y. Chưa thấy người nào mạo muội mà làm việc này cả.
Những người thầy thuốc ngày nay chỉ ghi ra mấy vị thuốc, nghĩ ra mấy thang, ấn tay xem mạch, không phân biệt được phù, trầm, trì, xác(1) thế mà cầm bút kê đơn, không biết gia giảm điều hòa. Hễ đến nhà người bệnh thì nói ông nọ ông kia mời tôi, quan ở làng nọ đến nói với tôi, người nọ người kia tôi đã chữa khỏi... Đến căn bệnh này, thì chẳng khổ công suy nghĩ tìm hiểu bốc bừa một thang, thuốc chẳng đúng bệnh, bèn dương dương tự đắc khoe khoang, như Lô Y, Biển Thước(2) tái sinh. Nếu như uống không khỏi bệnh bèn nói rằng loại bệnh này rất kỳ quái, e rằng có biến chứng. Hỏi nó biến thành chứng gì, thì mù tịt không biết. Họ lại còn có một sai lầm nữa là, biết rằng bốc thuốc sai, nếu chịu thay một phương thuốc khác, thì bệnh ấy có thể cứu được nhưng họ khăng khăng không nhận sai, sợ rằng thang trước thang sau khác nhau, tổn hại đến thanh danh của mình, thôi thì để họ chết cho xong. Người xưa nói: "Người thầy thuốc phải biết thương người". Ngày nay họ chỉ làm nghề để mưu sinh, cốt sao kiếm được nhiều tiền, sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi.
(1) Phù, trầm, trì, xác: các biểu hiện khi mạch đập (phù: nổi, trầm: chìm, trì: chậm, xác: nhanh).
(2) Lô Y, Biển Thước: những thầy thuốc giỏi thời xưa ở Trung Quốc.
Xưa kia, ở nhà một viên quan nọ có một cô con gái, tìm được một người đến ở rể mà vẫn chưa cưới. Một hôm cô gái ấy bị cảm qua loa, quan vội mời một vị thầy thuốc đến thăm bệnh. Người thầy thuốc này vốn nổi tiếng xưa nay, đặt ngón tay lên mạch là ông đoán ngay được tình trạng bệnh tật, không cần phải hỏi bệnh nhân, cho nên cả ấp đều cho ông là danh y. Mời năm lần bảy lượt ông mới chịu đến. Cha cô đưa ông vào phòng khám bệnh, xem xong trở ra ông bèn chúc mừng, nói:
- Đây không phải là bệnh, mà rất mừng là mạch ấy chứng tỏ đã có thai. Có điều thai nhi không an, uống vài chén thuốc an thai là khỏi ngay.
Cha cô im lặng không đáp. Nào ngờ chàng rể ngồi bên nghe thấy, đột nhiên nổi giận, bỏ về nhà nói với cha mẹ, định bỏ cô. Chờ cho thầy thuốc đi khỏi, cha cô nghĩ: "Gia pháp của nhà ta rất nghiêm, sao lại có chuyện đó! Phải nghĩ cách nào bịt mồm thầy thuốc lại mới được". Thấy con rể bỏ về nhà, ông đến nhà thông gia, nói nhỏ với chàng rể mấy câu, chàng rể không nói năng gì, trở lại nhà bố vợ như cũ.
Hai hôm sau, ông lại mời người thầy thuốc ấy đến nhà, nói với ông rằng:
- Sau khi uống thuốc xong, thấy người dễ chịu, thuốc rất hiệu nghiệm. Song thai vẫn chưa điều hòa, xin ông xem mạch, cho ít viên thuốc.
Thầy thuốc hớn hở tới giường xem mạch. Xem xong nói:
- Tôi nói không sai mà, thai đã ba tháng, chỉ cần làm một tể thuốc viên để dưỡng thai, xem ra đứa bé là một vị tướng công.
Cha cô mời thầy thuốc ngồi tại giường kê đơn.
Vừa mới viết xong, thì thấy một người con trai từ trong màn bước ra, vả đánh bóp vào mặt thầy thuốc, chửi:
- Ta là đàn ông mà bảo ta mang thai, sinh ra tướng công! Trách nào con gái trinh tiết lại nói đã có thai! Ta phải kiện ngươi lên quan.
Thấy thuốc cuống lên, xấu hổ, mặt đỏ như gấc chín. Họ lôi ra nhà ngoài, ông ta quỳ xuống khấu đầu nhận tội. Cha cô nói:
- Ngươi nói con rể ta có thai, thì cũng chẳng sao, song ngươi nói con gái ta có thai, thì điều ấy quan hệ đến thanh danh, chẳng khác nào ngươi đã làm hại cả đời con gái, ta không thể tha ngươi được.
Bỗng thấy một đứa ở xách ra một cái thùng trông rất sạch sẽ nói:
- Đây là của bà tôi, thấy ông vất vả, bà tôi xin tặng ông cái thùng này.
Thế rồi nó mở nắp thùng ra, một thùng phân đầy tràn, dốc từ đầu ông ta dốc xuống, như một chiếc mũ có những tua hạt châu. Mọi người bịt mũi cười. Thầy thuốc cuống cuồng chui xuống gầm bàn, giãy giụa loạn xạ, phân tươi cả vào mồm, không sao há ra được. Cả nhà càng tức cười. ông chủ cũng bật cười:
- Ta định giải ngươi lên quan trị tội, nay thấy thế này, thôi hãy tha cho nó! Nó không sợ ăn cứt, song chúng ta sợ thôi.
Rồi bảo người nhà lấy tro bếp trát lên mặt hắn đuổi đi.
Gã thầy thuốc cắm cổ chạy, chiếc kiệu của gã cũng bị người nhà đập nát, không ngồi được nữa, hắn đành vừa đi vừa xé vạt áo lau lên mặt. Ai ngờ phân với tro quyện vào nhau như đắp sơn đen lên mặt, làm sau có thể lau sạch được. Mặt hắn nhem nhuốc kinh tởm. Những người hai bên đường nhìn thấy ai ai cũng cười rũ rượi, nói:
- Tiên sinh trước đây cứ làm bộ làm tịch, ra vẻ ta đây là một danh y, nay quả là mất mặt.
Người thầy thuốc ấy về nhà, cứ nằm lì trên giường, hai ba tháng không dám ló mặt ra ngoài.
Nhưng đó chỉ là loại thầy thuốc thông thường, chữa những bệnh thông thường, ta cũng chẳng trách họ nhiều. Song có một loại thầy thuốc, dùng những phương pháp bí truyền, quả thực chửa được những bệnh hiểm nghèo, cải tử hoàn sinh, mà những vị thuốc của họ hết sức kỳ quái, họ đã ám hại không biết bao nhiêu người. Nói ra không ai hiểu nổi. Thầy ta là Vương Nguyên Lỗ tiên sinh. Trong di cảo của ông có Lão Thần Tiên truyền, sự việc kỳ lạ mà văn cũng kỳ lạ, nay ta xin chép lại dưới đây.
"Thời Minh thiên hạ loạn lạc, Trương Hiến Trung chiếm Hà Nam, bắt được một người đàn ông, anh ta nói rằng có một phương thuốc bí truyền, có thể làm cho người sống lại. Bọn giặc cũng bỏ qua, không ai tin. Hiến Trung tính tàn bạo, thường đánh chết bọn đàn em, song sau đó lại hối hận. Bỗng Hiến Trung nhớ tới người đàn ông ấy, gọi ông ta đến chữa, quả nhiên sống lại thật, thế rồi rất quý mến anh ta. Hiến Trung ở Trường Sa, một hôm lệnh cho mỗi người lấy một chiếc ghế, phút chốc được mấy vạn chiếc, xếp thành một cái đài cao tới mấy chục trượng, rồi lệnh cho tướng sĩ cầm sẵn cung tên đứng vòng quanh ở dưới, nói:
- Ta hô thì toàn quân phải hô theo.
Thế rồi bảo người đàn ông kia trèo lên đài. Người đàn ông mới trèo được non nửa, sợ quá chân tay run cầm cập định thôi. Song nhìn xuống dưới, thấy người nào cũng giương sẵn cung, sợ quá đành leo lên đỉnh. Thế là, Hiến Trung hô lên: "Lão Thần Tiên, Lão Thần Tiên!". Tiếng hô vang dội vào hang núi. Từ đó trong quân đều gọi là "Lão Thần Tiên".
Lão Thần Tiên người Trịnh Châu, tên là Trần Sĩ Khánh. Thời trẻ ham mê thuật thần tiên, ngao du khắp sông núi vẫn không gặp tiên. Về sau đến Chung Nam, thấy một ông già đội mũ mo nang, mặc áo lông, ngồi trong hang đá sâu thẳm. Sĩ Khánh nghi là một người phi phàm, bái lạy xin làm đệ tử. Ông già lau mắt ngước nhìn rồi chậm rãi nói:
- Ta đâu phải là thần tiên, cút đi đừng làm bẩn mắt ta?
Sĩ Khánh quỳ lạy mấy ngày, đến khi đói quá thì xuống núi xin ăn. Ông già lại cho một thứ như mạch nha, ăn vào, khí trong bụng bốc lên, không thấy đói nữa. Sĩ Khánh càng ì ra không chịu đi. Lại qua mấy ngày nữa ông già mới trao cho một quyển sách. Sĩ Khánh bái tạ rồi ra đi. Nhìn vào sách, phần lớn chẳng hiểu gì, chỉ có mấy trang cuối là hiểu được, đó là phương thuốc bí truyền. Trở về, qua Lạc Dương, có một nhà quyền quý chơi đu ngã gãy chân. Họ nói rằng ai chữa khỏi sẽ trả một trăm lạng vàng. Sĩ Khánh thử chữa, quả nhiên khỏi thật, mang vàng về nhà. Thời ấy, cướp bóc nổi lên như ong. Cha mẹ nghi con là đứa vô lại, đi lâu ngày mới về, và khăng khăng cho rằng nó đã theo bọn giặc nên mới có nhiều vàng như thế. Sĩ Khánh đưa sách ra để thanh minh cho mình. Đang lúc tức giận, cha ném sách vào đống lửa. Sĩ Khánh vội vàng nhặt lấy, song chỉ còn bốn trang cuối. Lúc đầu Sĩ Khánh giấu biệt tên tuổi. Sau đó văn sĩ đất Thục tên là Lưu Thần chơi thân với ông, và được ông truyền cho. Nguyên do có thuật thần tiên là như thế.
Những kẻ giặc được cứu sống rất nhiều. Lão Cước là một cung nhân trong Bế Sở phủ của Hiến Trung. Hiến Trung ngẫu nhiên nổi giận, đâm Lão Cước lòi ruột ra ngoài, rồi bảo Sĩ Khánh chữa trị. Sĩ Khánh nói:
- Ôi làm gì có người bày ruột, bày gan hết ra ngoài còn có thể làm sống lại được. Song đại vương đã ra lệnh tôi đâu dám chống lại.
Thế rồi họ cùng nhau khiêng Lão Cước đặt lên tấm phản. Trước hết dùng nước rửa sạch, nhét lục phủ ngũ tạng vào, dùng chỉ khâu lại rồi đắp thuốc. Qua một đêm, thấy Lão Cước rên, ba ngày sau muốn ăn uống, năm ngày ngồi dậy được, chưa đầy mười ngày đã có thể hầu hạ Hiến Trung. Tôn Khả Vọng giết một người thiếp yêu. Sĩ Khánh chắc là ông ta sẽ hối lại, lập tức mang đi, chữa trị như Lão Cước. Sĩ Khánh lấy chăn cuốn lấy người, rồi đặt lên xe. Sau mấy ngày thấy Khả Vọng, Sĩ Khánh nói:
- Vì sao mấy hôm trước đây tướng quân giết người mình yêu?
Khả Vọng đấm ngực than:
- Tiếc rằng khi ấy ta không nhờ ông chữa trị.
Sĩ Khánh nói:
- Đừng quá đau thương, hôm nay ta hiến dâng ngài một mỹ nữ, nàng rất muốn thờ phụng tướng quân.
Thế rồi Sĩ Khánh cho xe chở đến, khi mở rèm ra thì đó hình là người thiếp yêu mà mình đã giết. Nhìn vào cổ nàng, vết thương cuộn lấy cổ như tơ, đẹp hơn xưa gấp bội. Bạch Vân Tuyển đánh nhau với triều đình, đạn trúng bắp chân gần chết. Sĩ Khánh nói:
- Vết thương của ngươi rất nặng, ta lại không có con. Nếu ngươi coi ta như cha, nuôi dưỡng hết đời, thì ta sẽ cứu sống ngươi. Song ngươi vốn là người phản phúc, phải làm tờ cam đoan ta mới yên tâm.
Thế rồi Bạch Vân Tuyển làm tờ cam đoan như Sĩ Khánh nói. Sau đó Sĩ Khánh dùng thuốc tê đắp vào chỗ đau, rồi cưa xương đi, giết chó lấy xương đùi cũng dài bằng ấy ghép vào. Qua ba ngày thì Vân Tuyển cưỡi ngựa xông vào quân triều đình, trảm thủ người bắn pháo mang về. Rất nhiều ca kỳ lạ như thế.
Hiến Trung chết, Sĩ Khánh ngao du với các tướng lĩnh, tuổi già uống rượu nhiều, lại chơi gái, người ta muốn cầu mong ông truyền cho phép thuật. Sĩ Khánh nói:
- Thuật này ta không thể truyền được, đã có người giữ nó rồi. Cuối cùng, khi Vân Tuyển đầu hàng, ông đổ bệnh, chết tại Đằng Việt. Ô hô! Ta nghe người đời truyền tụng chuyện Lão Thần Tiên, quả thật là rất kỳ quái, những phương thuốc cổ thật hiếm có chỉ tiếc rằng bị quân giặc lợi dụng, chứ không thuật đó để cứu sống trung thần nghĩa sĩ. Ta cũng đã nghe hàng tướng Vương Cát trong đám quân giặc cũng đã từng xin thuốc Lão Thần Tiên, thấy ông ta tụ tập rất nhiều đàn bà xẻo chừng một phân thịt âm hộ trộn lẫn với thuốc cho vào lò đốt. Phút chốc lửa bốc lên, sáng rực cả nhà, lửa ấy không làm cháy vật gì. Lâu lâu sau, Lão Thần Tiên nói:
- Thuốc được rồi.
Sau đó đổ thuốc vào, lửa tắt. Nếu như thế thì thuật ấy không phải là kẻ làm giặc, thì không nở làm thử, vả lại cũng không có lý do mà làm thử. Mà không làm thử thì sao có thể ưa chuộng được.
Xem xong "truyện" này, đủ biết rằng môn thuốc nào cũng có. Nhưng trong thời loạn lạc này, khi nhân dân bị bọn cướp bắt được, mới có thuật quái đản, giúp kẻ cướp làm điều bạo ngược, cắt thân thể người làm dược liệu. Vào đầu năm Khang Hy, thiên hạ thái bình, mà nhà Kỳ Hoàng cũng ngấm ngầm giết người để trộn vào thuốc chữa trị bệnh. Các bạn có biết việc này xảy ra ở đâu không?
Kỳ Hoàng thuật ấy vốn tầm thường,
Sao họ đồn rằng thuốc bí truyền.
Chúng giết chết người cứu người khác,
Khác nào cắt thịt chữa vết thương.
Ở Tô Châu không hồ nào lớn bằng Thái Hồ, chu vi tới tám trăm dặm, biên giới trải dài hai tỉnh Giang, Triết, trong lòng hồ có bảy mươi hai ngọn núi, và cũng là nơi dân cư đông đúc, nhiều làng mạc, đi lại bằng thuyền. Ở đó có một thầy thuốc ngoại khoa, tên là Ma Hi Đà, ở Tiêu Hạ Loan nằm giữa lòng hồ, ông ta học làm thuốc từ lúc còn nhỏ. Về sau không biết tìm ở đâu được một tập sách thuốc bí truyền và hành nghề thầy thuốc rất phát đạt. Phàm là những bệnh khó khăn hiểm nghèo, người ta không chữa được, uống thuốc của ông, lập tức khỏi ngay. Ông ta không bao giờ kê đơn, mà chỉ xem bệnh rồi cho thuốc. Ông ta thường nói với mọi người rằng:
- Thuốc là cái vốn rất quý, nó đáng giá ngàn vàng.
Phàm những người nhà giàu có, mắc bệnh hiểm nghèo, mời ông ta tới thăm, trước hết ông ta nói rõ giá thuốc là bao nhiêu, tạ ơn bao nhiêu, rồi sau đó mới cắt thuốc. Hàng trăm hàng ngàn lạng bạc vào tay ông không có gì lạ. Chính tay ông ta pha chế thuốc trong một phòng kín. Mỗi năm ông ta chỉ về nhà mấy lần. Tiếng tăm lừng lẫy khắp nơi, trước cửa nhà ông ta lúc nào cũng đông như chợ. Họ đều cho ông là danh y cứu thế. Đâu có biết ông ta là một thuật sĩ, lòng lang dạ sói, độc ác như rắn rết.
Tô Châu có một vị tú tài, tên là Giả Nhậm Viễn, kiếm ăn bằng nghề dạy học. Năm ấy mất mùa, đói kém không ai đi học ông muốn đến chỗ bạn bè thân thiết ở núi Động Đình tìm chỗ ngồi dạy tạm một năm. Thuê thuyền không được, ông ra khỏi bến tìm thuyền đi ké, nhưng tới thuyền nào họ cũng không chịu cho đi nhờ. Đang lúc chưa biết tìm thuyền cách nào, Giả Nhậm Viễn gặp được Ma Hy Đà đi khám bệnh ở một nhà quan trở về. Nghe thấy trên bờ có người gọi đi nhờ, ông đẩy cửa thuyền nhìn ra, thấy một người dáng vẻ thư sinh, bèn bảo thuyền ép vào bờ đón người ấy.
Nhậm Viễn xuống thuyền, thấy người ngồi trên thuyền ăn mặc theo kiểu người Tế Sở, trên sàn thuyền lại để một hòm thuốc. Nhậm Viễn mới biết ông là thầy lang, bèn chắp tay chào.
Thưa tiên sinh, tôi làm phiền ngài quá!
Hy Đà bèn mời vào trong khoang thuyền ngồi, hỏi:
- Ông anh đi đâu?
- Em muốn vào núi Động Đình. - Nhậm Viễn đáp. - Ông cho em đi nhờ tới Hồ Khẩu, rồi đáp thuyền đi tiếp.
- Ông tới đó làm gì? - Hy Đà hỏi.
- Em định tới đó nhờ bạn thân tìm chỗ ngồi dạy học.
- Tôi có hai đứa con, cũng đang muốn tìm một thầy giỏi về dạy. - Hy Đà nói. - Thật là duyên may. Hôm nay được gặp ông, liệu ông có thể dừng lại nhà tôi dạy cho các cháu được không? Ông không phải tìm nơi khác nữa. Mỗi tháng gửi ông năm mươi lạng bạc. Nếu ông bằng lòng, thì ông cùng về với tôi, ông thấy thế nào?
Phàm là các thầy đồ tìm được một chỗ dạy khá, quả thật vô cùng khó khăn, ai mà không thích. Nhậm Viễn nghe xong, bằng lòng ngay. Đúng là:
Đi rách cả giày không tìm thấy,
Ngẫu nhiên vớ được không tốn công.

Truyện Đoán Án Kỳ Quan Lời Giới Thiệu Tập 1 - Chương 1 (A) Chương 1 (B) Chương 2 (A) Chương 2 (B) Chương 3 (A) Chương 3 (B) Chương 4 (A) Chương 4 (B) Chương 4 (C) Chương 5 (A) Chương 5 (B) Chương 5 (C) Chương 6 (A) Chương 6 (B) Chương 7 (A) Chương 7 (B) Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 17 (C) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 18 (C) Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 24 (C) Chương 25 Chương 25 (B) Tập 2 - Chương 1 Chương 1 (B) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 3 (C) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 5 (B) Chương 6 Chương 6 (B) Chương 6 (C) Chương 6 (D) Chương 6 (E) Chương 7 Chương 7 (B) Chương 8 Chương 8 (B) Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 20 Chương 20 (B) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 22 Tập 3 - Chương 1 Chương (B) Chương 1 (C) Chương 2 Chương 2 (B) Chương 2 (C) Chương 3 Chương 3 (B) Chương 4 Chương 4 (B) Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 9 (B) Chương 10 Chương 10 (B) Chương 10 (C) Chương 11 Chương 11 (B) Chương 11 (C) Chương 12 Chương 12 (B) Chương 12 (C) Chương 13 Chương 13 (B) Chương 14 Chương 14 (B) Chương 15 Chương 15 (B) Chương 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 17 (B) Chương 18 Chương 18 (B) Chương 19 Chương 19 (B) Chương 20 Chương 20 (B) Chương 20 (C) Chương 20 (D) Chương 20 (F) Chương 21 Chương 21 (B) Chương 21 (C) Chương 21 (D) Chương 22 Chương 22 (B) Chương 23 Chương 23 (B) Chương 24 Chương 24 (B) Chương 25 Chương 25 (B) Chương 26 Chương 26 (B) Kết