Chương 13
CHÂU VỀ HỢP PHỐ

 Hôm ấy, một sáng chủ nhật đẹp trời, cả thị xã nhốn nháo về việc Phạm Phấn, thành viên chính của tổ họp Thần Phong treo cổ tự sát. Người ta tập trung bàn tán sôi nổi vì ngòai tư cách là một cán bộ lãnh đạo một cơ quan cấp thị, Phàấn còn là con trai duy nhất của một cựu chủ tịch tỉnh. Tình tiết đựơc thổi phồng rất nhiều nhưng khi xác minh cụ thể, người am hiểu sự việc có thể kết luận đây là trường hợp sập bẫy không lối thóat, dẫn đến hành động thiếu cân nhắc.
Sống phóng khóang, sính văn chương, Phấn thích nói Kiều khi tiếp xúc với bạn bè. Sức khỏe kém, thường xuyên đau yếu,anh chàng vốn không lấy gì làm yêu đời, bỗng dưng nghe lời đường mật của Tiết, đứng ra làm bình phong để ả thao túng. Một mặt lợi dụng uy tín bố mẹ Phấn trong việc làm ăn, mặt khác ả ỏn ĩ khiến Phấn cam lòng lấy căn nhà của mình làm trụ sở giao dịch của tổ hợp Thần Phong. Nguyên một dãy dàiø mặt tiền, Phấn giao hết cho ả làm kho tàng,bến bãi. Thời gian đầu, với bản chất hám lợi của những kẻ vô học, mẹ Phấn hả hê trước  sự  ve  vuốt  nịnh  nọt, biếu  xén  của Tiết. Bà xem ả không khác gì con ruột của mình. Những phi vụ làm ăn bị trắc trở, chỉ cần ả cho biết, bà tình nguyện đích thân đi tháo gỡ. Với Phấn, ả một điều anh Ba, hai điều anh Ba. Và rồi dư luận cũng không đến nỗi vô lý khi bảo Phấn, một người đàn ông ly dị vợ, đã bị ả quyến rũ, đưa vào tròng.
Lúc cơ quan pháp luật xử lý tổ hợp Thần phong, chính bà mẹ Phấn đã lăn xả vào đòan công tác, ra sức ngăn trở. Bà ta thách thức Tấn bứơc qua xác chết của mình để thực hiện quyết định kê biên tài sản của tổ họp. Các thành viên của đòan hầu hết đều ngán nước liều của mụ ta nên chùng tay. Được thế, Tiết càng ra mặt khiêu khích và củng cố quyết tâm  “xù” nợ của mình. Cả Phấn lẫn Xảo đều là hai cái bung xung bị ả giật dây.
Cũng vẫn ngón nghề từng áp dụng với Xảo, Tiết hết sức trau chuốt bề ngòai mỗi khi gần Phấn. Với người đàn ông sống cách ly vợ,sự dâng hiến ngọt ngào thật khó lòng từ chối. Ả đã đem cái cao quý nhất của  người phụ nữ biến thành món hàng đổi chác.
Khi tổ họp Thần Phong chính thức sụp đổ, Tiết đã để lộ nguyên hình một mụ đàn bà nham hiểm, thủ đọan và tàn ác. Tòan bộ phần vốn đóng góp của Xảo và Phấn đều bị ả biến thành hơi nước, kèm theo nợ nần chồng chất. Chưa hết, đóan biết thế nào cũng có ngày này,ả đã khôn khéo thuyết phục Xảo gánh hết các thủ tục vay mượn, hệt lòai cá ngựa chuyển trứng cho con đực mang thai hộ. Ở đâu trên trái đất này có đơn vị kinh tế mà tổ trưởng kiêm thủ quỹ lại có sự sòng phẳng. Một mình nắm cả hai đầu thu chi, ả mặc tình làm xiếc với những con số. Tiền mất tật mang, hai người đàn ông có học thức, lõi đời, đã bị một người đàn bà xỏ mũi làm cho thân bại danh liệt.
Hơn nửa năm nay, bệnh lao phổi tái phát khiến Phấn rơi vào trạng thái chán nản cao độ. Với nền khoa học hiện đại, căn bệnh cổ lổ sỉ đó không có gì là ghê gớm. Nhưng mỗi khi trở bệnh, Phấn lại thấy một phần ý chí sụp đổ. Chuyện vợ con ngày xưa và chuyện tình cảm mới đây như những ngọn roi quất vào hồn giờ lại vướng phải tai ách này...
Vốn là kẻ có máu mặt tại địa phương, Phấn không lạ gì Thảo. Chủ quan cho rằng mình hòan tòan có ưu thế để chinh phục nàng. Phấn nhờ Chí mai mối để được tiếp cận Thảo. Đeo cái mác du học ở Liên Xô về, gia đình cán bộ cỡ bự, đang lãnh đạo một cơ quan hái ra tiền lại vừa ly dị vợ. Phấn thấy mình có thừa tiêu chuẩn để Thảo nhanh chóng gật đầu khi gia đình anh ta đem đặt vấn đề cưới xin.Cả bạn bè Phấn, trong đó có Chí, cũng chủ quan như vậy. Đem đặt lên bàn cân, ai cũng cho rằng họa có “mát”, Thảo mới từ chối.Thế nhưng sự đời  không phải  lúc  nào cũng được lý giải đơn giản theo kiểu tóan học. Cái quanh co khúc khủyu của tâm hồn phụ nữ mãi mãi là điều khó hiểu. Mặc dù Phấn nhập cuộc đúng vào lúc Thảo đang buồn giận Tấn, nhưng trong mắt nàng,anh chàng không gây một ấn tượng nào. Mỗi chiều, Phấn lại đánh xe đến nhà Thảo nhưng họa hoằn lắm mới được tiếp chuyện với nàng. Những lời mời mọc đều được từ chối khéo. Qua ánh mắt Thảo, Phấn biết rằng có cố cũng vô ích.
Khi gia đình Phấn đặt vấn đề cụ thể, Thảo làm mọi người ngạc nhiên và thất vọng khi thấy mình đã đóan sai.Riêng thâm tâm Thảo biết rằng không có việc này, nàng và Tấn cũng đủ đau khổ lắm rồi. Nàng chẳng qua như người đắm tàu nương theo ngọn sóng. Từ nơi sâu thẳm của tiềm thức, vẫn có một mạch sống muốn ngoi lên, bò về phía đó, giống như một thứ  “Liên lý chi”.
Hôm nay, Phấn không đi làm với chủ tâm giải quyết dứt điểm công việc của tổ họp. Tiết đến muộn. Vẫn đôi mông núng na núng nính trong chiếc quần jin bó sát nhưng gương mặt nhếch nhác không son phấn. Trông ả xấu tệ. Phấn vào đề trước:
-Hôm qua, ông già có hỏi về việc của tổ họp. Tôi bận đi làm nên không nắm được. Tình hình ra sao rồi?
Biết chiến trường đã khai hỏa, Tiết câng câng nét mặt, giọng đanh đá:
-Anh là “người trong cuộc” rất  “sâu sát” với tôi mà không biết sao? Chúng ta gặp khó khăn, bị chiếm dụng vốn, dứt khoát sập tiệm. Phi vụ nào cũng thua lỗ, lấy khỏan nào bù đắp cho được?
-Tổ họp còn nợ chỗ Tấn bao nhiêu?
-Khoản trên trăm triệu  gì đó. Ôi! Hơi sức đâu mà lo. “Nợ mòn con lớn”, cả xã hội người ta ăn giựt kia việc gì mình phải đàng hòang?
-Nói vậy coi sao đựơc! Có nợ là phải trả.
-Anh ngon thì trả đi! Tổ họp hiện giờ không còn gì để bán hết.
-Thế mấy kho cement nhà nước kê biên ra sao rồi?
Ả xì một tiếng như lốp ô tô bị thủng:
-Kê biên con khỉ mốc. Ban ngày chúng niêm phong, kê biên, ban đêm tôi cho cạy cửa sau bán hết rồi.
-Thế thì tiền ấy đâu?
-Trả nợ.
Phấn vẫn giữ giọng đều đều chất vấn:
-Thế sao không trả tiền nhà hơn một năm nay cho ông già?
Như một diễn viên kịch điêu luyện,ả bỗng bù lu bù loa với  đôi mắt ứơt:
-Ối trời ơi! Anh thật là tàn nhẫn. Nhân lúc suy sụp anh theo làm khó tôi. Sao “Những lúc ấy”anh không đòi tiền nhà? Thấy  tôi  gìơ  thân  tàn ma dại nên anh trở mặt. Đàn ông các anh thật vô lương.
Phấn giận tím mặt nhưng cố không để lớn tiếng:
-Nhà này là của ông già. Khi mới mở, chúng ta đã thống nhất trả tiền thuê nhà cho ông, bây giờ làm thinh sao được? Ôâng bảo không có tiền thì phải dọn đi.
Đang khóc, mặt ả bỗng ráo hẳn. Tiết cười gằn:
-Đuổi à? Đâu dễ thế! Bà sẽ không đi đâu hết. Muốn bà đi phải đưa đây mấy chục triệu để bù vào các khỏan thua lỗ.
-Thật là vô sỉ! Cô dám ăn nói như vậy sao?
-Ừa! Nói như vậy đó. Có tức thì đi kiện.
Phấn ôm lấy ngực lảo đảo. Một cơn đau bốc lên muốn cắt thân hình gầy gò của anh ta ra làm hai. Tiết đứng lên làm một động tác thô tục và bước đi.
Đúng như lời thách thức của Tiết, cha phấn phải vát đơn hầu tòa năm lần bảy lượt mới lấy lại được nhà. là một con người quyền uy ngày nào, giờ phải đứng khép nép bẩm tòa. Cảnh tượng đó như muối xát váo lòng Phấn. Sự điêu ngoa tráo trở của đời đến đây là tột đỉnh, không còn gì để nói.
Tối thứ bảy, hai cha con đang buồn bã ngồi xem truyền hình thì vô tình được  nghe đài  công  bố danh sách các đơn vị và cá nhân có số nợ lớn. Khi xướng ngôn viên đọc đến tổ họp Thần Phong kèm theo tên của Phấn cả hai giật nảy người như bị ong đốt. Một trận đay nghiến nổ ra giữa hai cha con. Bà mẹ không tham dự, tuy là mụ đàn bà lắm mồm, vì quá hối hận và xấu hổ. Suốt đêm hôm đó, Phấn nằm trăn trở nghiệm lại cuộc đời mình và nhận ra điều vô lý của sự tồn tại. Thượng đế tạo ra con người giữa một xã hội đầy bất trắc không phải chỉ với ý tốt là rèn luyện mà còn hàm chứa sự tiêu diệt. Nếu tác nhân bên ngòai như chiến tranh, thiên tai yếu đi, không đủ sức bẻ gẫy sự sống thì bàn tay vô hình sẽ thôi thúc yếu tố nội tại. Sẽ không ai giải thích đựơc tại sao thời bình con người lại tự tử nhiều hơn thời chiến. Thành phố,nơi có cuộc sống an tòan thì lại lắm kẻ đi tìm cái chết hơn vùng nông thôn.
Hành động của Phấn một lần nữa khẳng định cái ác luôn chiếm ưu thế và những con người sống chân thật ít có điều kiện để tự vệ. Đọc một cuốn sách, xem một cuốn phim, ai cũng muốn thấy một kết quả có hậu, kẻ xấu bị tiêu diệt,người trung thực sau những mất mát và đau khổ,được tồn tại, đền bù. Tác giả nào nắm được yếu tố tâm lý đó thường được ngưỡng mộ. Thử đọc tác phẩm của các cây bút nổi tiếng một thời như Hugo, Dicken, Dumas, thậm chí cả Quỳnh Dao, Kim Dung, ta đều thấy sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo đó. Thế  nhưng  trong cuộc sống thực, không phải bao giờ cũng giống như sách. Lắm kẻ bất lương hại người vẫn sống đến răng long đầu bạc. Tài sản vun quén được bằng những hành động phi nhân vẫn mỗi ngày một lớn thêm. Luật nhân quả đã có lỗ hổng.Kẻ ác đôi khi chế nhạo: Gieo nhưng không gặt hoặc gặt mà không gieo. Cái quả chúng đang hưởng không đem từ một cái nhân lương thiện, vậy thì cái ác chúng gieo, không lý do gì trở về nơi xuất phát.
Nếu bảo con người là một sinh vật thượng đẳng nhưng chứa đầy những phức tạp và mâu thuẫn, thì phái nữ, ngàn lần xứng đáng với nhận định này. Dạo gần đây, tâm hồn Thảo giống một la bàn bị nhiễm từ, thường xuyên mấät phương hướng. Nàng thường có những hành động mà người khác không thể nào hiểu nổi. Ngày ấy giận Tấn, Thảo đã dùng Tùng làm tấm bình phong dựng một vở kịch mà chủ đề tư tưởng chỉ có nàng được biết. Từng đêm, Thảo đã phải cố nuốt lệ để đè nén sự thương nhớ và mong rằng, cuối cùng, Tấn cũng sẽ hiểu được nàng, hiểu được sự hy sinh lớn lao của một phụ nữ đang yêu thật lòng. Giận hờn theo thời gian rồi cũng tan đi. Cái còn đọng lại nơi Thảo là nỗi ray rứt về một hạnh phúc không đạt được, sẽ làm thất vọng cả hai người. Bản thân Tấn đang gánh  trên vai  những cay đắng của xã hội, liệu chàng có còn chịu đựng được khi cộng thêm sự tổn thương về mặt tinh thần?
Có một lúc, Thảo lầm tưởng là Tấn sẽ hạnh phúc với Huyền Trân, một người đàn bà trải đời, dịu dàng và có nhan sắc. Sự rút lui của nàng  là yếu tố tháo gỡ những rối rắm của một mối tình tay ba và Tấn sẽ chấp nhận với sự biết ơn. Nàng tuyên bố nhận lời lấy Tùng không ngòai mục đích mạnh dạn cắt đứt mối quan hệ để Tấn khỏi băn khoăn ray rứt. Thế nhưng ai có ngờ đâu...
Hôm ở nhà Quỳnh về, Thảo trải qua một đêm không ngủ với đôi mắt nhòe lệ. Nàng không nghĩ là Tấn đau khổ nhiều như vậy.Thì ra mình đã đóan sai và anh ấy không có lấy một chút hạnh phúc. Ngày đám cưới của đứa em gái, chứng kiến hành động điên rồ của Tấn, Thảo thấy sự hy sinh của mình hòan tòan vô nghĩa. Cả nhà đều lên án Tấn nhưng chỉ mình Thảo hiểu rõ động lực nào đã khiến chàng hành động như vậy. Khi vở kịch không được hoan nghênh, đạo diễn chỉ muốn kéo màn sớm. Thảo đang có tâm trạng như vậy. Nàng biết chắc, dù mình cam tâm làm vợ Tùng, Tấn cũng không thể nào quên. Ai biết những trận say như hôm nọ sẽ quật ngã chàng vào giờ phút nào? Trong tình cảm, đôi lúc cũng có thể áp dụng câu nói  “Sai một ly,  đi  một  dặm”.  Thảo  đã  không  lừơng  hết những gì có thể xảy ra. Nàng cảm thấy quá mệt mỏi với những cố gắng của chính mình.
Một mùa mưa buồn thảm nhất đã đi qua đời Thảo. Tâm lý con người chi phối tất cả như Nguyễn Du từng viết  “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Cũng cảnh mưa rơi, nhưng ngày mới quen nhau, âm thanh của nó tựa bản nhạc lòng êm ái. Trong vòng tay, tuy không nói nên lời, nhưng cả hai đều thầm mong trời mưa mãi để khỏi rời nhau. Có đêm ngẫu hứng, nàng và Tấn bắc ghế ngồi dưới gốc cây mận thưởng thức cái thú chuyện trò dưới mưa. Những giọt nước lạnh buốt từ tán lá rậm rạp rơi hú họa lên đôi tình nhân. Một trận gió đi qua, dăm quả mận chín rơi trên mái nhà. Đêm yên ắng và cô tịch. Họ sưởi ấm nhau bằng những nụ hôn. Mưa như chất xúc tác làm tăng nồng độ tình yêu. Trên đường về, người ứơt sũng nước, Tấn vẫn luôn thấy lòng ấm áp.
Đêm nay, dù đã vùi ngừơi sâu trong chăn, Thảo vẫn không thể nào ngăn được sự giá lạnh. Cơn mưa dai dẳng từ ban chiều vẫn kiên trì đập liên hồi vào cánh cửa sổ nghe nhức nhối như thứ hình cụ tra tấn. Sự cô đơn trống trải của người đàn bà xuân sắc bao giờ cũng được nhân đôi. Trong giây phút, Thảo đâm hòai nghi tất cả sự trung thực của mỹ từ hi sinh, sự chính xác của từ tình yêu. Phải chăng tất cả cũng được hư cấu như ngay chính  cuộc sống con người. Biết bao kẻ không hề băn khoăn về tình yêu vẫn sống thật thanh thản, nếu không muốn nói là họ thêm cái may mắn không hề biết thế nào là đau khổ. Từ khi yêu anh, tôi đã không ngừng cô độc đi trong bão tố không người che chở. Nhiều khi ngẩn lên, tán cây tình yêu trên đầu sao quá mỏng manh?
Hôm qua,nàng và Tùng trải qua những giờ phút căng thẳng. Chuyện mới, chuyện cũ được hai người tập trung giải quyết cùng một lúc. Tùng đã từ chối quan điểm “chín bỏ làm mười”, Thảo thì thấy chả còn lý thú gì trong trò chơi đầy tính khiên cưỡng và không sòng phẳng này. Thấy Thảo đã trang điểm nhưng không chịu đi chơi với mình, Tùng cau có ra mặt:
-Hình như dạo này em chán anh lắm phải không?
-Chán đời thì đúng hơn. Thảo đáp cộc lốc.
-Chắc tại thấy người ta đau khổ chứ gì?
-Nếu em không lầm thì anh rất hạnh phúc trước sự đau khổ đó?
Tùng cười khảy. Nụ cười không biết vui hay giận:
-Hai người đàn ông cùng yêu một người đàn bà cũng giống như trẻ con chơi cầu thăng bằng. Nếu bên này chìm xuống thì bên kia phải vọt lên, có thế thôi!
-Anh ví von hay thật! Thế hiện nay anh đang chìm xuống hay vọt lên?
Nghĩ là Thảo hỏi xách mé mình, Tùng đổ quạu:
-Xuống hay lên cô đã biết rồi cần gì phải hỏi? Hôm đám cưới con Uùt, tôi vừa ăn bánh vẽ vừa chứng kiến cảnh tượng có lẽ không bao giờ quên được.
Trong quan hệ tình cảm, Thảo rất cấm kỵ tiếng  “ tôi”. Một khi người đàn ông xưng hô với đại từ đó, cũng có nghĩa là giữa hai người không còn gì.
-Tại sao anh bảo là ăn bánh vẽ?
-Cô đã hứa là ngày hôm đó thông báo với mọi người về danh phận của chúng ta, đồng thời chính thức ấn định thời gian tổ chức sống chung. Thế mà vứa thấy hắn xuất hiện, cô đã cuống cuồng lên như kẻ bị bắt mất hồn vía. Hắn đưa một con điếm đến để trêu tức cô,sỉ nhục mọi người, thế mà cô không có một phản ứng nào. Sự đau khổ của cô lúc đó nồng nặc mùi ghen tuông. Còn tôi, cô bỏ mặc cho người ta nhìn bằng cặp mắt thương hại. Lẽ ra tôi phải đủ can đảm phản ứng khi biết được việc cô quên hắn chỉ là giả vờ. Tôi chỉ là thằng khờ, một kẻ  “ăn giỗ nhưng đi sau” không hơn không kém.
Thảo thấy mắt mình cay cay. Không phải vì những lời hằn học của Tùng mà là nàng xót xa cho bản thân mình. Chính nàng chứ không ai khác đã hạ thấp tình yêu, để cho người đàn ông đó đến quá gần. Qua lối cư xử, Thảo biết rằng Tùng si mê mình thật nhưng là thứ si mê đầy tính tóan. Ngay trong những cử chỉ âu yếm hàng ngày, nàng vẫn nhận ra một khỏang trống, mà với tình yêu, nó không khác gì lỗ đen trên mặt trời.Chính nó đã làm thay đổi những cảnh quan của cuộc sống,xô đẩy con người trở lại với những quyết định mang tính cực đoan. Bằng trực giác của một phụ nữ, Thảo nhận ra sự cân bằng tâm lý của Tùng. Nếu ngày mai phải xa nàng, nhiều lắm anh chàng cũng chỉ buồn năm phút. Với những kẻ sống thiên về vật chất, tình yêu không phải là thứ quý giá có thể đem bắt cân với mạng sống hay sự tự do. Chính điều này làm Thảo hụt hẫng và đau khổ nhiều nhất. Nàng càng nản lòng hơn nữa khi đưa tay gỡ tờ lịch, phát hiện câu nói của Giago: “Những cô gái nghĩ rằng mình chinh phục được một trái tim, trong khi họ mới chỉ làm rồ dại một xác thịt”. Thảo thấy sắc đẹp đã không giúp ích gì cho mình trong giờ phút này.
-Lẽ ra chúng ta nên có một cuộc chia tay êm ái, nhẹ nhàng hơn.Tôi nhận có nhiều cái anh nghĩ và nói đúng nhưng không phải tất cả. Việc nhận lời lấy anh là do tôi chủ động hòan tòan. Tôi đã cố tình quên anh Tấn chứ không phải giả vờ. Tôi đã quá mệt mỏi với những trò chơi lắc léo của yêu đương. Tôi muốn tìm một sự yên tĩnh để làm  vừa lòng mọi người. Tấn đau khổ là quyền của anh ấy, cho dù đó là sự thật hay giả vờ. Sở dĩ hôm ấy tôi thay đổi ý định vì thấy không cần thiết mấy. Trong tình yêu, nhất là thứ tình yêu dẫn đến hôn nhân, điều quan trọng số một là sự tin cậy lẫn nhau. Qua buổi nói chuyện hôm nay, tôi thấy chúng ta đã không có được cái đó, nhất là anh. Tôi không còn là một cô gái mới lớn để xem thủ tục cưới xin là đại diện duy nhất cho tình yêu. Tôi buồn không phải vì ghen, chỉ ân hận khi chứng kiến anh ấy vì tôi mà phải sa ngã một cách thảm hại. Thật chẳng hay ho gì khi mình hạnh phúc trên sự đau khổ của người khác. Ngày hôm đó không phải người ta thương hại anh mà chính là thương hại tôi, thương hại Tấn, những con ruồi đang dãy dụa một cách tuyệt vọng trong lưới nhện tình yêu.
Thảo nói một hơi dài không nghỉ. Mặt nàng đỏ bừng. Đã đến lúc nàng thấy không cần phải quanh co với Tùng làm gì nữa. Sớm muộn gì rồi cũng dẫn đến một cuộc chia tay. Hai tính cách hòan tòan dị biệt mong gì có một sự hòa họp. R.Rousseau đã từng quả quyết “Nam giới hơn phụ nữ ở chỗ triết lý về trái tim. Còn phụ nữ hơn nam giới ở chỗ nhìn thấu được trái tim đó”. Tâm sự của Tùng không còn là điều bí mật đối với nàng. Vùng Thiên Đường, những hạt kim cương của Tấn,đã bị Tùng biến thành thứ hàng bán hạ giá trong các siêu thị ế ẩm.
-Tôi biết thế nào cũng có ngày hôm nay. Cô không quên được người ta. Cô muốn trở lại với hắn nên viện đến bao nhiêu là lý do. Cũng may là chúng ta dừng lại lúc chưa muộn lắm.
Thảo cười khẽ. Nụ cười không quyến rũ chinh phục như ngày nào mà hàm chứa xót xa.
-Nghe anh nói ngưới ta dễ liên tưởng đến hình ảnh một ngưới đi câu vui mừng khi thấy con cá bị sẩy nhưng miếng mồi còn nguyên. Cái mà anh gọi  “cũng may” chính là trong suốt quá trình quen nhau, tôi chưa làm điều gì tổn hại đối với anh, cả tinh thần lẫn vật chất. Đúng là tôi không quên được người ta. Những dấu ấn mà anh ấy để lại mãi mãi không có cách nào xóa được. Thế nhưng việc trở lại hay không là do anh chủ quan nhận định. Chưa chắc anh ấy chịu tha thứ cho sự thiếu trung thành của tôi, dù là việc bất đắc dĩ. Làm gì anh Tấn không biết câu nói nổi tiếng  “Phẩm chất cao quý nhất của người phụ nữ là sự chung thủy”. Đến với anh, tôi đã tự đánh mất điều đó. Anh ấy đau khổ không phải vì mất tôi mà chính vì đã đánh mất lòng tin...
-Thôi đủ rồi! Cô không cần phải ca ngợi người ta trước mặt tôi nữa. Cứ quay lại với hắn đi! Xem cô hạnh phúc được bao lâu.
Tùng giận dữ khởi động xe và vọt đi thật nhanh. Thảo mệt mỏi quay vào ngồi xuống trước bàn trang điểm. Nốt ruồi nho û xíu  trên mi  mắt phải vẫn đỏ ửng,không chịu xuống sắc. Theo Thảo, đó là điềm xấu vẫn còn đeo đẳng nàng. Năm ấy, nốt ruồi bỗng nhiên đỏ lên. Nàng nghĩ là sẽ gặp may. Không ngờ chồng nàng qua đời. Sau đó, mỗi lần gặp tai biến, nốt ruồi tai ác lại chuyển sang rực rỡ như giọt son.
Cửa phòng bật mở làm Thảo giật mình. Quỳnh lao vào như một cơn lốc kèm theo giọng nói líu lo tựa chim sơn ca:
-Ui chao! Sao ngồi buồn vậy? Lên phố ăn bún với ta đi!
Thảo cười gượng:
-Mới ba giờ hơn. Chị đói bụng rồi à?
-Lâu ngày không dạo phố, ăn là phụ,cái chính là đi chơi.
Trong lúc Thảo chải lại tóc, Quỳnh hỏi:
-Chuyện chồng con sao rồi?
-Có gì đâu mà sao với trăng!
-Con nhỏ này nói chi lạ thế? Thiên hạ đồn ầm mi với Tùng sắp lấy nhau rồi mà?
-Đó chỉ là dư luận chứ có phải em nói ra đâu! Sẽ không bao giờ có đám cưới ấy.
-Mô phật! Thế thì anh Tấn vui hỉ?
Thảo bật cười trước giọng nói miệt ngòai của Quỳnh.
-Đã lâu anh Tấn không gặp em. Việc em có chồng hay không ảnh chẳng quan tâm đâu.-Ta không tin là anh Tấn lại quên mi dễ dàng. Sở dĩ anh ấy không xuống là vì thấy mi hát điệu xàng xê với anh chàng Tùng đấy.
Quỳnh đến gần Thảo, mân mê mái tóc, suýt soa:
-Mi có mái tóc đẹp chi lạ! Lắm chàng chết là phải.
-Thôi đi! Em đang chán đời thấy mồ đây. Hôm nào chị thấy em cắt ngắn mái tóc thì biết là em có chồng rồi đó.
Quỳnh kêu lên:
-Đừng! Đừng! Uổng lắm! Đâu phải ai cũng được trời cho mái tóc đẹp như vậy.
Thấy xoay quanh mái tóc mãi, Thảo chuyển đề tài:
-Hình như chị mến anh Tấn lắm thì phải?
-Ta thấy trong số đàn ông vây quanh mi, anh ấy là người dễ thương nhất. Khi yêu một con người nào đó, trước hết phải biết mình yêu cái gì. Anh Tấn tính tình cởi mở, rất tế nhị trong giao tiếp. Nếu mi lấy anh ấy làm chồng, ta hoan hô hai tay.
Lâu rồi mới có dịp đề cập đến  “con người ấy”,Thảo bị cuốn hút vào câu chuyện:
-Chị mới chỉ biết bề ngòai. Nếu hiểu cuộc sống nội tâm, chắc chị sẽ mến ảnh nhiều hơn. Với em, anh ấy viết nhiều hơn nói. Mỗi  lần  có  chuyện buồn, ảnh lại làm thơ và viết. Từ ngày quen nhau, thơ anh ấy tặng em đủ để đóng thành một tập.
-Thế mi còn bày chi chuyện lấy chồng đểà cả hai cùng buồn khổ?
Thảo kể lại câu chuyện ngày nào ở Saigon cho Quỳnh nghe và bảo:
-Ban đầu là tại anh ấy. Em nghĩ mình chỉ giận lẩy một thời gian rồi thôi. Có ngờ đâu chuyện cơ quan đè gánh nặng lên ảnh để rồi sự vắng mặt một thời gian khiến em hiểu lầm là Tấn đã bằng lòng với hạnh phúc đang có và chấp nhận xa em. Chị có biết là ý nghĩ này dày vò em như thế nào không? Mặt khác, như chị đã thấy, mẹ em rất kết Tùng. Những góp ý của mẹ đều mang tính ra lệnh. May là hôm nay anh ta đã cho em thấy con người thực của mình. Đi thêm một đọan nữa, không biết em còn can đảm trở ra hay không?
-Nói vậy là mi đã dứt khóat tư tưởng rồi phải hôn?
-Thời gian sẽ chứng minh với chị!
Một lần nữa Quỳnh thể hiện sự chân thành của người bạn tốt bụng:
-Theo ta, mi nên gặp anh Tấn nói hết những gì trước giờ chưa kịp nói. Ta thích xem cảnh gương vỡ lại lành, châu về Hợp Phố. Trong tiểu thuyết, người ta gọi cái đó là kết cục có hậu đấy!