- 5 -

Khi đó, ngay từ đầu ông Nhị Nguyễn đã dị ứng với nhiệm vụ được giao gọi là võ trang tuyên truyền gặp thẳng cấp trên ông bảo tôi tình nguyện nhập ngũ là để được trực tiếp chiến đấu chứ đâu lại về hậu cứ sau lưng địch thế này! Đồng chí từng làm dân vận rồi đây làm tốt là đằng khác, vị cán bộ cấp trên nọ vốn nổi tiếng là mềm, lạt mềm buộc chặt giải thích đó là những năm đồng chí hoạt động ở Trung Lào, Thái, rồi về Nam. Bộ. Đừng tưởng chúng tôi ở xa, đánh giá cán bộ lơ mơ. Biết rõ gan ruột cán bộ mình quản lý cả đây. Chẳng hạn như với đồng chí, hội đủ các đức tính cần có của người cán bộ vũ trang tuyên truyền khi luồn sau vào hậu địch như nhẫn, nhu, cương. Còn đồng chí nói thích đánh trực diện, nên nhớ việc này có lúc phải thẳng thắng vỗ mặt chứ không “oong – đơ” thuyết phục suông đâu. Hiện khu vực cao nguyên Boloven của bạn đang còn nhiều vùng trắng, cần gieo những hạt giống đỏ như đồng chí xuống đó. Anh Bửu có gặp tôi nói nhiều về tâm tư, nguyện vọng của đồng chí đấy. Tôi cũng biết nỗi căm quân giặc bầm gan tím ruột của đồng chí. Nhưng trước mắt, Đảng cần đồng chí làm việc này. Cứ thử làm một thời gian, khi có điều kiện chúng tôi có thể sẽ rút về đơn vị chiến đấu sau. Thế nào, thông rồi chứ?
Cách nói thế vừa để thuyết phục vừa là áp đặt không thông cũng phải thông!
Quân Pháp sau lần “úp nơm” hụt vào Việt Bắc cuối năm 1947, đã phải chuyển chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài và đẩy mạnh cái gọi là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, chia rẽ khối liên minh Việt - Miên – Lào.
Do bạn yêu cầu, từ cuối năm 1947, chính phủ ta đã điều động một bộ phận quân chủ lực cũng nhiều cán bộ cơ sở với danh nghĩa chính thức là quân tình nguyện sang đất bạn chiến đấu. Cao nguyên Boloven cùng với Tây Nguyên của Việt Nam được gọi là mái nhà của Đông Dương, đó là một bên mái dốc nơi thấp nhất khoảng ba trăm mét, cao nhất tới ngàn mét, còn dài rộng mỗi bề cả trăm cây số. Nơi đây suốt những năm chống Pháp và sau này là chống Mỹ đã diễn ra nhiều cuộc đấu trí, đấu lực khốc liệt giữa ta và địch để giành dân, giành đất. Vùng đất của bộ tộc Nha Hởn ngay từ đầu đã trở thành tâm điểm của các cuộc đấu ấy.
Và Nhị Nguyễn không ngờ, chỉ gần hai năm ở Boloven lại có dấu ấn không phai trong đời ông đến vậy! Dấu ấn ấy bắt đầu từ lần ông phải náu trong buồng của Xão Xọi, đóng vai chồng nàng để che mắt địch. Như lời Khăm Đi, thì mẹ đã qua đời vào năm nó mười hai tuổi, tức năm 1964 sau trận sốt rét ác tính.
Nhưng bao năm qua, tuyệt nhiên không thấy Xão Xọi hiện ra ngay cả trong giấc mơ, ở cái thời ông còn tỉnh táo, tráng kiện. Trong mấy ngày mê tỉnh vừa qua, ông luôn hy vọng sẽ gặp lại nàng là người am rồi gặp nhau dễ lắm nói được với nhau những điều mà khi đang kiếp dương khó nói. Nhưng nàng vẫn không hiện ra. Vậy là nàng vẫn còn rất giận, vẫn không tha thứ cho ông.
Lần ấy ông cùng mấy anh em trong đội trên đường đến bản Pha Lan của Xão Xọi phải qua một bản cũng của người Nha Hởn là Đác Bun. Nội bộ các bản ở vùng này đang âm ỉ hiềm khích bắt nguồn từ một tục lệ có từ thời xa xưa. Mỗi bản lập một đội quân trang bị cung tên, khiên, giáo như thời trung cổ để đi tiễu phạt lẫn nhau. Chiến trường mở ra trong không gian hẹp từng bản, không tiếng súng nổ mà chan chát giáo gươm, hò hét bên công bên thủ. Kết thúc mỗi cuộc tiễu phạt, kẻ mạnh đột nhập được vào thành luỹ bắt kẻ yếu phải mổ lợn, giết trâu, thết đãi cơm rượu sau đó cống nộp chiêng, ché, nồi đồng, mâm thau Đác Bun đã thua đau từ mấy năm trước. Nhưng mối thù chưa kịp trả thì quân Pháp đã đặt ách cai trị lên toàn cao nguyên. Cung tên khiên giáo chống sao nổi tàu bay, hoả pháo, súng liên thanh, ruốt cục hai làng đều bị Tây đè xẹp lép, chỉ còn biết hầm hè chờ thời cơ là nhoi ra cắn trộm nhau. Màn đêm vừa buông, mấy anh em qua Đác Bun thấy rào chông tua tủa, ở mặt chính diện có con đường đất đỏ chọc thẳng vào giữa bản.
Trong ánh lửa đuốc cà boong bập bùng, các toán lính “trung cổ” rầm rập tuần tiễu bên trong, gương mặt đằng đằng sát khí. Ông Nhị Nguyễn đang đứng sau lùm cây gần cổng, chưa biết nên qua bản này bằng cách nào, bỗng thấy mấy người từ xa đang tới. Người to cao đội mũ rộng vành chụp mặt đi đầu, dừng trước cổng đang đóng chặt, rồi rút từ thắt lưng ra khẩu pạc khoọc khua khua, nổ liền ba phát chỉ thiên, sau đó quát to:
- Trưởng bản đâu, ra nói chuyện. Quân Chính phủ Cầu đây!
Ông Nhị Nguyễn bỗng giật mình. Vậy họ cũng là đội vũ trang tuyên truyền Việt Nam và giọng người này nghe quen quen. Trước khi rời ATK, ông đã có mấy tháng tập trung học tiếng Lào nghe phổ biến về tình hình nhiệm vụ, phong tục tập quân từng bộ tộc trên đất bạn. Vào giữa năm 1948, đồng chí Phạm Văn Đồng đại diện chính phủ ta ở Nam Trung Bộ đã ký quyết định thành lập một khu đặc biệt bổ nhiệm các đồng chí Nguyễn Chính Cầu, Trần Công Khanh làm chính uỷ và khu trưởng, bà con hai bên đường biên tín nhiệm bộ đội tình nguyện. Việt Nam, thường gọi bằng cái tên chung là “Quân Chính phủ Cầu”.
Mấy người cầm đuốc có lẽ choáng sau phát súng thị uy. Họ tỏ ra bối rối, ngơ ngác, chụm lại. Mấy phút im lặng, một người nói vọng ra:
- Xin chờ để đi gọi trưởng bản.
Lát sau một ông già tóc bạc phơ da mặt đỏ au xuất hiện, có lẽ từ bên trong ông đã nhìn rõ vị khách cầm pạc khoọc là người quen nên giọng trở nên thân mật:
- Xa hải xam bai đi bò? (Người anh em có khoẻ không?)
Người đội mũ rộng vành đáp lại bằng một câu chào của Nha Hởn, rồi nhét khẩu pạc khoọc vào bao, bảo:
- Mở cửa! Có việc muốn bàn với xá hải đây?
Ông Nhị Nguyễn liền bước nhanh ra khỏi lùm cây đến bên người đội mũ hỏi:
- Đồng chí là…
Người ấy thoáng bị bất ngờ quay lại, ánh đuốc hắt rõ khuôn mặt.
- Ô anh Đỗ Trường! - Ông Nhị Nguyễn thốt lên
Định thần giây lát, rồi Đỗ Trường choàng tay kéo ông lại gần, cũng tỏ ra ngạc nhiên không kém:
- Nhị Nguyễn! Sao anh lại ở đây?
Trưởng bản thân ra mở cổng rào đón tất cả vào
Đỗ Trường nom đãy người oai vệ hơn hẳn hồi ở trạm Đô Lương. Anh vận bộ quân phục xanh lá cây bó sát thân, khẩu súng ngắn trễ hông, đôi giày đinh cao cổ nện cồm cọp bụi đỏ cuộn lên dưới chân. Cả đoàn theo ông già đi vào trung tâm bản, đến trước một ngôi nhà sàn bề thế, ông mời mọi người lên cầu thang. Đỗ Trường nhanh nhẹn cởi giày bước lên nhà. Chưa ngồi nóng chỗ anh đã hất hàm nghiêm giọng nói với trưởng bản đang rối rít giục người nhà bưng nước ra mời:
- Tôi đã nói với xá hải rồi phải dồn sức chống Pháp chứ không phải dồn sức chống lẫn nhau thế này!
- Bản tôi mất mấy bộ chiêng ché cổ rồi đây - ông già trưởng bản mặt nhăn nhó mệt mỏi - Nhờ bộ đội nói với bản Phắc Phai trả lại cho. Có vậy thì thôi rào làng chống nhau.
Đỗ Trường quay sang ghé vào tai ông Nhị Nguyễn đang ngồi sát bên nói:
- Chắc anh biết cái hủ tục ở bộ tộc này rồi chứ. Đang dàn xếp, chưa ai chịu ai. Bản nào giải quyết mềm mà không xong là tôi chơi rắn, làm cho hãi mà phải xuống thang.
Ông Nhị Nguyễn đưa mắt tỏ ý đã biết chuyện ấy, Đỗ Trường lại quay sang trưởng bản, bảo:
- Tôi đã thương thuyết với trưởng bản Phắc. Họ bảo cách đây mười năm bên ông thắng sao không trả lại món đó. Tổ thiện chí cầu hoà trước đi!
Trưởng bản Đác Bun ngao ngắn lắc mái đầu bạc:
- Tây cướp hết cả rồi. Bên ấy cũng đã biết như vậy mà!
- Thấy chưa! - Đỗ Trường dằn giọng - Bọn Tây khôn lỏi toạ sơn quan hổ đấu. Khi hai bên đều bị thương chúng thịt túa lua cả hai con hổ què cho mà xem! Đừng mắc mưu chung phải hợp sức đánh Tây trước, đòi nợ sau. Nghe chưa.
Chủ nhà vẫn tỏ ra bực xúc:
- Bộ đội Chính phủ Cầu xử cho công bằng tôi nghe mà bên Phắc Phai có nghe đầu vẫn khiêu khích trước đấy!
- Được - Đỗ Trường gật đầu nhìn thẳng vào ông trưởng bản - tôi có cách giải quyết rồi. Chuyện trong nhà dừng ở đấy còn chuyện đánh Tây, Xá hải đã cho người đi trinh sát đồn địch như ta đã bàn với nhau lần trước chưa?
Già bản Đác Bun liền quay sang người thanh niên đang đứng cạnh nói nhỏ anh ta vào trong buồg đưa ra một tờ giấy cuộn tròn. Trưởng bản trịnh trọng cầm hai tay đưa Đỗ Trường nói:
- Mọi thứ xá hải cần, có cả trong này đây. Giải quyết xong cái đơn thì giải quyết nốt cái bản kia giúp chúng tôi với nhé. Chúng tôi cũng biết, người Nha Hởn cứ đánh nhau liên miên thế này sẽ bị tuyệt diệt mất thôi!
- Yên tâm - Đỗ Trường mở tờ giấy xem qua, gật đầu tỏ ý hài lòng rồi đưa nó cho một chiến sĩ ngồi bên, vỗ về tiếp già bản - Quân của Mặt trận Ít Sa La của ông Xỉ Thon Cô Ma Đăm đang phối hợp với quân của Chính phủ Cầu, chỉ nay mai là quét sạch quân Pháp cùng tay sai Bun Ùm ra khỏi Boloven thôi. Người Nha Hởn không thể bị tuyệt diệt được!
Trưởng bản Đác Bun vui ra mặt, bảo người nhà giết gà, khui chum rượu quý khoản đãi khách. Chẳng mấy chốc mâm bát được bê ra, căn nhà sàn hoạt náo hẳn, chuyện trò, chúc tựng râm ran tới khuya. Đỗ Trường cụng với hết người này đến người khác, liền cả chục bát rượu, còn ông Nhị Nguyễn mới cạn lần đầu đã thấy chếnh choáng, nên bát sau cứ dấp dứ nhấp môi cho phải phép. Nhìn anh bạn trạm trưởng tả xung hữu đột mới thấy quả là tay tửu lượng cao hiếm có. Và từ chập tối đến giờ trong cuộc “tao ngộ chiến” này, anh ta luôn tỏ ra bản lĩnh đầy mình.
Gà gáy canh một. Bấc đèn lom dom cạn dầu, gian nhà sàn tối xấm xì. Khổ chủ cùng mấy cận thấn dẫu có là sâu rượu cũng đều đã đỏ kềnh ra sàn, có kẻ còn nhắm mắt khò khò ngon lành xung quanh mâm bát tanh bành chỏng chơ. Đỗ Trường vẫn tỉnh queo. Anh thấy “địch” đỏ ngổn ngang thì đứng dậy kéo ông Nhị Nguyễn về ngủ cùng ở tận cuối gốc nhà sàn. Vừa nằm, anh đã hồn nhiên gác cái chân to như chân voi lên ngang đùi ông. Nặng, hất ra không tiện, ông Nhị Nguyễn cứ phân vân hoài, không biết phải xử sự ra sao với cái cử chỉ thân mật mà quá xuồng sã của người anh em lâu ngày mới gặp lại này. Giờ mới là lúc anh ta có dịp dốc bau tâm sự, chứ từ khi gặp ngoài bìa làng đã hỏi nhau được câu nào đâu và chắc hẳn vị trưởng bản cứ tưởng ông và Đỗ Trường cùng trong một toán.
- Ngủ hả? - Đỗ Trường lay lay cái chân voi hỏi.
- Chưa!
- Nghe nói chuyến mang hàng ra Bắc thất bại có nhõn cậu sống sót thôi hả?
- Ờ - ông Nhị Nguyễn không muốn nhắc đến cái chuyện đáng buồn ấy nữa trả lời qua loa, rồi lái ngay sang chuyện khác - Cậu định hoà giải giữa hai làng thế nào?
- Yên trí, đã có cách - Đỗ Trường cũng trả lời qua loa rồi lại hỏi tiếp - Sao cậu chuyến sang ngạch dân vận cấp trên không cho về làm việc cũ nữa à?
- Cho nhưng mình không thích. Muốn đi chiến đấu. Dân vận là bị ép làm không quen!
- Không quen rồi cũng phải quen. Cũng giống tớ - Đỗ Trường còn rung mạnh cái khúc gác trên người ông lần nữa – Đầu năm 1950, tớ không thích làm chân đầu binh cuối cán ở trạm viết đơn xin chuyển về đơn vị chủ lực thì họ cho lãnh một đội võ trang tuyên truyền thế này đây ở Trung Lào một thời gian ngắn họ bảo tình hình Boloven phức tạp, đồng chi là hạt giống đỏ cần gieo ở đây để thành quả cách mạng đơm hoa kết trái. Về đây hai năm rồi. Chẳng biết giống gieo có mọc được không, thấy khó lắm. Tay lập ra “Goum Nha Hởn” tranh dân, giành đất với ta quyết liệt. Mà nội bộ Nha Hởn thì lủng củng, cậu vừa nghe lão trưởng bản nói là biết rồi đấy. Thế cậu được phân công về nắm vùng nào?
- Pha Lan
- Cái bản ấy cũng xương xẩu lại sát đồn địch. Thằng sếp Xu nổi tiếng ác ôn đấy!
Chợt dưới gầm sàn rộ lên tiếng gà gáy canh hai canh ba, Đỗ Trường lệnh:
- Ngủ. Mai chuyện tiếp!
Đến lúc này anh ta mới lẳng cái chân voi của mình khỏi đùi ông Nhị Nguyễn và lập tức tra tấn tiếp màng nhĩ ông bằng tiếng ngáy như sấm rền:
Sáng. Hàn huyện đôi hồi rồi chia tay. Đỗ Trường ở lại bản Đác Bun. Nhị Nguyễn về Pha Lan.

*

Phu Luỗng là khu vực có nhiều quả đồi thấp sườn dốc thoai thoải nối tiếp nhau rừng không mấy rậm rạp phần nhiều là cây bụi lúp xụp. Ba anh em đang đi trên con đường mòn lưng chừng đồi bỗng ông Nhị Nguyễn ngửi thấy mùi khen khét ngọn gió thoảng mang lại, phản xạ tự nhiên có từ hồi ở Việt Bắc làm ông vội kéo hai người bạn đi bên dừng bước. Ông rút khẩu súng ngắn, còn hai người hai súng trường cầm tay, lên đạn lách cách. Chợt có tiếng gầm gừ xen tiếng oai oái tang thương phía trước. Cả ba cùng chạy lên. Thoáng thấy cái đuôi hổ ngoắt khỏi bụi cỏ tranh. Hai phát súng trường nổ liên chát chúa. Đạn bay cả lên mây, nhưng lại làm chúa sơn lâm giật mình, chỉ kịp nhìn thấy lưng con hổ vằn to như lưng con bò mộng nhảy vút, mắt tăm. Một người đàn ông mặt bệch như vôi đang nằm chỏng chơ trong bụi cỏ, máu ướt đẫm cánh tay trái, quần áo tới tả. Nhị Nguyễn vội chạy đến đỡ ông ta dậy, mông hổ cào thành vệt rơm máu dài suốt từ bụng xuống đùi chỉ có một vết răng bập sâu vào cánh tay là máu túa sũng đỏ cả vạt áo. Một anh đội viên giở túi cứu thương mang bên người, rồi quờ tay về bụi cây bên đường dứt đại một nắm lá tươi, đưa lên miệng nhai trệu trạo, nhả ra dịt vào chỗ có vết răng hổ, sau đó cuốn băng. Chừng vài phút máu cầm. Người bị nạn thì vẫn cứng lưỡi ú ớ thất thần, mồ hôi thành giọt trơn tuột trên khuôn mặt bợt bạc. Ông Nhị Nguyễn chợt nhìn thấy giữa háng người bị nạn không còn vải che, chẳng thấy cái bộ phận sinh dục đàn ông đâu, chỉ còn lơ phơ túm lông đen đúa, xen nhiều sợi đỏ quạch sợi bạc phếch. Sực nhớ đến lời anh vệ binh người Nùng Cháo hôm gặp hổ ở bản Pắc Chom dạo nào, ông Nhị Nguyễn liền xốc người bị nạn đứng dậy nhìn quanh rồi bảo với hai đội viên:
- Phải dời ngay! Hổ sẽ quay lại tìm mồi!
Một anh đội viên nhanh nhẹn cúi xuống ghé vai cõng người bị nạn, ông Nhị Nguyễn thấy cái túi vải của ông ta cạnh đấy nhặt lên mang theo. Ba người nhấp nhổm bước thấp bước cao trên con đường mòn đá sỏi lổn nhổn ven sườn đồi. Được một đoạn anh đội viên cõng người bị nạn mồ hôi mồ kê nhễ nhại dừng lại định đổi cho anh bạn đi bên cõng tiếp. Người đàn ông bị nạn như chợt tỉnh, vội tụt xuống máu đã đông cứng bên ông tay áo. Giờ ông ta mới biết mình gần như ở truồng tỏ ra ngượng nghịu lấy bàn tay không bị thương che chỗ kín và ngồi thụp bên vệ đường. Ông Nhị Nguyễn thấy vậy liền đặt ba lô đang đeo sau lưng xuống đất rút ra trong đó cái quần dài đưa cho người bị nạn. Trong lúc ông này luýnh quýnh mãi mới mặc được quần, ông Nhị Nguyễn quay ra hỏi anh đội viên vừa cõng:
- Lá gì mà cảm máu hiệu nghiệm thế?
- Việt Nam mình gọi là cây cứt lợn đây mà - Anh đội viên nói - đâu chẳng thấy nó mọc!
Người bị nạn đã mặc quần xong cái quần khá dài so với đôi chân ngắn cũn của ông, tay phải vén lên mấy gấu. Rồi ông ta hỏi:
- Mấy eng chừ về đâu?
Ông Nhị Nguyễn và hai đội viên đều bất ngờ, người bị nạn hỏi bằng giọng Huế chân.
- Ô! Ra bác người Việt? - ông Nhị Nguyễn hỏi lại
- Dạ Huế gốc. Sang ni mới từ năm bốn nhăm. Tá túc trong nhà một người họ xa ở thị xã Pạc Xê, về giúp việc cho nai koong (tiếng Nha Hởn chỉ tộc trưởng) Nõn ở Pha Lan mới hai ba năm ni thôi.
- Bác đi đâu mà có một mình? - Một đội viên hỏi
- Nai koong có việc gập muốn báo với trưởng bản Phắc Phai, sai đi. Vẫn biết vùng tê lắm hùm beo nhưng chúng chỉ vồ heo bò chứ chưa đựng người bao giờ, ai dè miềng thành vật thí thân đầu tiên. Thú thiệt với mấy eng, trước khi đi tui đã tính giờ cẩn thận. Bữa ni ngày thân, hạp với chính thìn là giờ hoàng đạo mới xuất hành ai dè vẫn không tránh được kiếp nạn. Cái hạn tui bốn chín đến sớm quá, ơn cứu mạng của bộ đội lớn lắm không biết khi mô mới trả hết. Rứa mấy eng có việc chi đến vùng ni?
- Có việc đến bản Pha Lan - ông Nhị Nguyễn trả lời và hỏi tiếp - Sao ông phiêu bạt sang tận đây, vậy vợ con vẫn còn ở Huế à?
Thoáng thấy nỗi sầu muộn trên gương mặt người bị nạn rồi ông ta nói nhỏ:
- Chuyện dài lắm. Chừ miềng là người Nha Hởn rồi. Cứ gọi là Thon Kẹo. Mấy eng theo miềng dẫn về Pha Lan.
Ông Nhị Nguyễn có dịp ngắm kỹ Thon Kẹo. Rất khó đoán đứng tuổi. Khuôn mặt ông ta tròn trịa nhẵn nhụi nhưng cách đi lại không lạch bạch như thường thấy ở người có cái dáng béo lùn đã hết tuổi xuân. Ông ta xin lại cái túi vải khoác vào bên vai không bị thương rồi cắm cúi đi đầu, đôi khi ngoái lại hỏi một hai câu thì đều bằng tiếng Lào dường như cố ý giấu chất giọng Huế gốc của mình.
Đi chừng một giờ nữa qua dãy Phù Luỗng, bản Pha Lan với vài chục nóc nhà sàn quần tụ hiện ngay trước mặt. Cái tin người giúp việc cho nai koong bị hổ vồ loang nhanh, cả bản lục tục kéo đến. Nai koong Nõn liền vui vẻ mời bộ đội Chính phủ Cầu về nhà mình khoản đãi. Nai koong đã ngoài sáu mươi tuổi, khổ người cao lớn, gương mặt tròn phúc hậu, nói năng lưu loát, là bậc cao niên được trọng vọng nhất vùng này. Trước mặt mọi người, ông bảo Phon Kẹo đúng cúi lạy các ân nhân cứu mạng. Ông Nhị Nguyễn vội ngăn:
- Không phải làm thế. Nếu chúng tôi đi đường bị nạn cùng được dân cứu vậy mà.
Nai koong Nõn không chịu bảo.
- Người Nha Hởn chúng tôi bao năm rồi vẫn bị ba điều làm cho chết dần mòn điều đầu là ông trời không cho mưa hạn cháy lúa nên bị chết đói, điều hai là ít đẻ quá mà có đẻ được không nuôi được là phần nhiều. Còn điều ba, con ma rừng hay nhằm bắt con cháu chúng tôi. Nay lại thêm một điều nữa con hổ rừng cùng thèm thịt người Nha Hởn. May mà có mấy anh ra tay cứu giúp, không thì có người Nha Hởn đầu tiên thiệt mạng vì hổ dữ. Vùng này nhiều hổ nhất trên cao nguyên Boloven, có khi chúng đi kiếm ăn theo đàn năm, sáu con đấy. Hôm nay, Phon Kẹo đụng hổ độc, bị súng bắn thị uy đã sợ mất mật, ngày sau sẽ không dám nhằm vào con cháu người Nha Hởn nữa. Cái ơn ấy lớn lắm, như được sinh ra lần nữa. Phon Kẹo phải lậy bộ đội như lậy cha mẹ mình.
Ông Nhị Nguyễn giật mình. Phon Kẹo hơn cả ba anh em tới hơn hai chục tuổi nay bắt lạy như đối với cha mẹ sao được, nhưng xung quanh dân bản đều tỏ ý tán đồng lời nai koong và thúc giục Phon Kẹo. Ông ta nom thật tội nghiệp. Một bên cánh tay băng bó to xù, luýnh quýnh quỳ hướng về phía ba anh em Nhị Nguyễn mà không thể chắp hai bàn tay vào nhau được. Ông Nhị Nguyễn vội đến đỡ ông ta đúng dậy. Và để dồn sự chú ý của mọi người vào việc khác, ông Nhị Nguyễn liền lấy trong ba lô tâm ảnh chân dung khổ lớn, đưa cho nai koong Nõn, nói:
- Bộ đội Chính phủ Cầu phối hợp với bộ đội của ông Xỉ Thon Cô Ma Đăm đây quyết đánh đuổi quân Pháp ra khỏi cao nguyên Boloven. Chúng tôi về Pha Lan là mong nai koong giúp, nhổ cho được cái bốt Huội Koòng của thằng sếp Xu.
Cầm ảnh ông Xỉ Thôn, nai koong Nõn cười sảng khoái ngắt lời.
- Bộ đội yên tâm ông Xỉ Thon Cô Ma Đăm là cha, chúng tôi bảo gì dân Nha Hởn đều theo. Thằng sếp Xu dạo này được Pháp đứng sau bạo ngược lắm, chúng tôi cũng mong bộ đội về giải cứu, hôm nay sai Phon Kẹo sang bản Phắc Phai là muốn liên kết với bên ấy để chống lại sếp Xu đấy.
- Sao không liên kết cả với Đác Bun? - ông Nhị Nguyễn hỏi.
- Nghĩ đi nghĩ lại hiện giờ chưa liên kết được - Nai koong Nõn nói - Phắc Phai còn giận Đác Bun lắm. Ngày trước thắng đã trả cả bộ chiếng ché cổ rồi, mà vẫn không cho hoà còn rào làng lăm le đánh trộm. Tôi liên kết với Phắc Phai không phải để đánh Đác Bun. Rồi đây có bộ đội Chính phủ Cầu về giúp, tôi sẽ tìm cách liên kết tất cả các bản Nha Hởn.
- Tôi vừa ở Đác Bun - ông Nhị Nguyễn nói - họ rào làng chuẩn bị đội quân cung tên, không phải để đánh Phắc Phai đâu, mà chuẩn bị đánh Pháp đấy. Pháp muốn lập goum Nha Hởn để người Nha Hởn chống lại cách mạng, chống lại ông Xỉ Thon Cô Ma Đăm, chúng tôi muốn nai koong nói rõ cho các tộc trưởng, trưởng bản biết cái mưu sâu của Pháp
- Đúng rồi - Nai koong Nõn nói - Bộ đội Chính phủ Cầu đã cứu được người của tôi, nay xin theo lời chỉ dậy đó. Tôi sẽ mời trưởng bản Phắc Phai sang đây cùng bàn cụ thế. Chờ cho Phon Kẹo đỡ đau, ông ta sẽ lại sang mời. Mấy người thân tín của tôi chỉ có ông ấy là ra ngoài đối đáp được, những đứa khác vụng nói năng dễ hỏng việc. Trước hết tôi viết giấy báo các chánh tổng, trưởng làng trong toàn châu Nha Hởn phải giúp bộ đội Việt Nam. Được không?
Rượu được rót ra từ cái chum sành đều khắp cho mọi người có mặt. Nai koong cầm chén chạm với ông Nhị Nguyễn cùng các đội viên, rồi uống một hơi.
Ông Nhị Nguyễn uống, thấy khác hẳn rượu ở bản Đác Bun hôm trước, thứ rượu này nhẹ hơn ngòn ngọt dễ vào hơn. Như biết cảm giác của khác, nai koong giới thiệu ngay.
- Đây là rượu cất từ nước ở buồng quả tà vàt trong rừng sâu, men ủ từ vỏ cây chua chỉ khách quý mới đem mời.
Đặt chân xuống sàn, ông Nhị Nguyễn nhắc nai koong:
- Xin viết cho cái giấy!
Nai koong Nõn liền bảo người thư ký lấy giấy bút, viết ngay:
“Phải đón tiếp và bảo vệ chu đáo những người này nếu để xảy ra việc gì bất trắc thì các người phải bị tội theo pháp luật. Ký: nai koong Nõn”.
Viết xong, nai koong đưa cho ông Nhị Nguyễn. Giọng điệu cũng vậy cũng đã nói lên quyền uy của người này với bộ tộc. Nha Hởn, ông Nhị Nguyễn xem và cất vào túi áo ngực.
Vậy là việc sâu rễ chuỗi buổi đầu vào Pha Lan khá thuận. Hàng tuần liền, hai đội viên thay nhau đi nắm tình hình địch còn ông Nhị Nguyễn xuống bản tìm hiểu đời sống của dân. Trừ nhà tộc trưởng trưởng bản là có của ăn của để, còn dân đều xác xơ, nghèo đói. Nhà nào cũng mái tranh cũ nát, liếp nứa, sàn bương ọp ẹp cột kèo xiêu vẹo. Thức ăn thì rau tàu bay hay măng rừng trộn bột ngô náu chung trong một cái chảo gang. Đến bữa, già trẻ trai gái ngồi xung quanh cái chảo, chờ chia suất ra miếng lá chuối, động tác cuối bao giờ cũng dừng ngón tay vết sạch mọi thứ hẩu lốn còn sót lại trên mảnh lá. Muối trên cao nguyên được quý như vàng. Có lần vào buổi trưa, ông Nhị Nguyễn giở món cơm nắm chấm muối của mình cùng ăn với một gia đình. Nhà này vợ chồng trẻ mà đông con, năm đứa lốc nhốc cỡ trứng gà trứng vịt khi mọi thứ đã sạch bóng, ông vô tình vo mảnh giấy báo đựng muối ném qua cửa sổ ra vườn. Đứa lớn liền lên lên đi xuống và ông thấy nó bới tìm vo giấy ấy, cẩn thận giở ra rồi dùng đầu lưỡi liếm dọc liếm ngang hồi lâu.
Hôm ấy, ông lên sở chỉ huy phân khu bảo cáo tình hình. Vừa trở về đến bản, thì chính cậu bé liếm muối đó từ đâu chạy đến, hổn hển nói:
- Xá tu ma! Xá tu ma!(Có địch!)
Ông Nhị Nguyễn nhác thấy bóng mấy tên lính thấp thoáng sau lùm cây ngoài đường vội trèo lên cầu thang một nhà dân gần nhất. Trên sạp bương ở phía ngoài trời không mái che, có một người đàn bà đang ngồi xe sợi. Người đàn bà xe sợi ngửng lên thấy ông ló mặt bảo ngay:
- Vào buồng đi! Xão Xọi đợi chồng nửa ngày rồi nó bị mệt đấy!
Dưới sân tiếng chân người lạo sạo, chó sủa tứ phía, ông Nhị Nguyễn nhìn xuống hai tên lính Âu, Phi cùng một lính nguỵ vừa tới. Ngỡ ngàng giây lát trước lời bà mẹ, chợt hiểu, ông mạnh dạn đẩy cạnh liếp buồng liền kè cầu thang. Trong đó một cô gái đang lúi húi làm một việc gì đấy thấy động có ngửng lên ánh mắt hốt hoảng. Bên ngoài có tiếng hỏi lớn:
- Ai vừa đến đây?
- Con rể. Nó đi rẫy về. - Tiếng bà mẹ cùng khá to.
Hai tên Âu, Phi xì xồ. Ông Nhị Nguyễn nghe chúng bảo nham con rể của bà này rất đáng khả nghi. Ông vội ngồi xuống cạnh cô gái có tên Xão Xọi, đúng lúc ba gương mặt ác ôn hiện trước cửa buồng
- Chồng cô? Tên lính nguỵ sừng sộ nhìn Xão Xọi hỏi.
- Ừ! Có việc gì mà hỏi chồng tôi? - Xão Xọi bật ra câu trả lời gần như tức thì.
Tên lính nhìn ông Nhị Nguyễn hỏi tiếp:
- Đi đâu về?
- Lên nương - ông Nhị Nguyễn giữ được vẻ mặt bình thản trả lời ánh mắt chiều thẳng vào tên lính - Vợ mình bị mệt kêu về, chứ không phải đến chiều mới về.
Hai tên lê dương đưa mắt nhìn quanh buồng hẹp như cái lỗ mũi chẳng có thứ đồ gì, rồi làm hiệu với tên lính Lào cả toán quay. Tiếp đến, mảng sàn bương của ngôi nhà lại rung lên theo bước chân chúng rầm rập xuống cầu thang. Đợi một lúc trong bản mới tắt hẳn tiếng chỗ sủa tiếng giày đinh.
Xão Xọi nhích người ra sát liếp. Có còn trẻ quá chỉ khoảng mười tám, đôi mươi, khuôn mặt trái xoan trắng trẻo bỗng đỏ bừng vì ngượng ngập. Rồi có hơi cúi người về phía Nhị Nguyễn, giành lấy cái gối đang trong tay ông khách bất đắc dĩ, ôm vào lòng mình, dựa hẳn lưng vào vách.
- Cảm ơn Xão Xọi nhé! - ông Nhị Nguyễn thấy tay mình lóng ngóng không biết để đâu, chắc hẳn mặt ông cũng chín nhừ như mặt cô gái kia. Đúng lúc ấy bà mẹ mở cửa liếp, bảo:
- Chúng đi cả rồi - Có lẽ thấy hai người còn đang ngô ngọng đối diện nhau như vậy bà cười nói tiếp - Con ơi, theo tục lệ Nha Hởn, đã bước vào buồng người con gọi là chồng thực rồi đấy nếu không ma quỷ sẽ quấy nhiễu nhà mẹ đấy. Xão Xọi con mẹ chưa có ai đâu!
Ông Nhị Nguyễn vội đứng lên vẫn thấy nóng ran mặt quay lại nói với bà mẹ.
- Con cảm ơn mẹ đã cứu.
Bà mẹ ngắt lời:
- Cơ duyên đó. Phật độ đấy con ạ - Rồi bà bảo con gái - Ra ngoài này ngồi chơi với anh!
Có lẽ Xão Xọi còn chưa hết bàng hoàng sự việc diễn ra quá nhanh, mặt cô vẫn đỏ lựng mãi sau mới nói được một câu:
- Mẹ, anh ra trước đi!
Ngồi ngoài sạp bà mẹ nói với Nhị Nguyễn là buổi trưa hôm ấy mẹ cũng đến nhà nai koong Nõn đã biết mặt mấy anh Bộ đội Chính phủ Cầu rồi, còn Xão Xọi hôm ấy đi thăm người họ hàng bên Phay Phia, khi về nghe mẹ kể mới biết chuyện.
Rồi bà mẹ nhìn Nhị Nguyễn nhỏ nhẹ hỏi:
- Mẹ hỏi thật, con đã có vợ ở Việt Nam chưa?
Giây lát suy nghĩ ông trả lời:
- Chưa. Nhưng…
Không để ông nói hết câu bà mẹ đã nói ngay:
- Vậy là được rồi!
- Kỷ luật quân tình nguyện không cho phép!
- Mẹ sẽ gặp chỉ huy của con nói cho - Bà mẹ lại ngắt lời.
- Không được đâu mẹ - ông Nhị Nguyễn bật ra một câu để chống chế - Con đã có vợ chưa cưới bên nước rồi.
Bà mẹ hơi nhau cặp lông mày vẫn giọng quả quyết.
- Chưa cưới coi như chưa có vợ. Tục lệ người Nha Hởn con trai vào buồng con gái thì là chồng rồi đấy!
- Mẹ ơi! - Bỗng Xão Xọi mở tung cửa liếp, đến bên mẹ nói - Sao mẹ cứ bắt ép anh ấy thế? Anh ấy có vợ chưa cưới rồi mà!
Ông Nhị Nguyễn cảm thấy bối rối, như có lỗi với người vừa cứu mình chẳng biết nên nói thế nào. Bà mẹ khẽ thở dài lát sau nhìn Nhị Nguyễn bảo:
- Mẹ không ép con đâu!
- Con rất biết ơn mẹ và Xão Xọi. Con đang làm nhiệm vụ, không thể…
- Thế thì khi xong nhiệm vụ - Bà mẹ lại ngắt lời - đừng quên con gái mẹ nhé! Vậy là con đã quen biết nhà mẹ rồi, nhớ đến thăm mẹ và Xão Xọi luôn đấy!
Ông Nhị Nguyễn hỏi:
- Bố con đi đâu?
Bà mẹ im lặng hồi lâu nói:
- Ông ấy theo Ít Xa La của Xỉ Thôn Com Ma Đăm đánh vào thị trấn Pạc Xoong bị Tây bắn chết rồi, năm ngoài. Xão Xọi và mẹ vừa về Pạc Xoong thăm mộ ông ấy đấy. Ông ấy chẳng có cái ảnh nào bàn thờ chỉ thắp hương không thôi.
Giờ Nhị Nguyễn mới nhìn thấy một bàn thờ nhỏ để giữa nhà, ông bảo bà mẹ cho thắp một nén hương tưởng nhớ người đã khuất. Ông cầm nén hương vái, bà mẹ cùng Xão Xọi đứng hai bên vái theo.
Mấy ngày sau ông Nhị Nguyễn đến nhà nai koong Nõn, định xem vết thương ở cánh tay Phon Kẹo đã đỡ hẳn chưa rồi cùng ông ta sang Phắc Phai, thì bất ngờ nhận được tin báo: đêm qua trưởng bản Phắc Phai vừa bị giết ngoài bìa rừng trên ngực có vệt đạn súng ngắn. Nai boong Nõn ngồi lặng hồi lâu, ông ta chợt ngửng lên nhìn Nhị Nguyễn cùng hai đội viên lúc đó đang ngồi đối diện, với ánh mắt giận giữ và bỏ vào buồng không nói thêm lời nào. Thon Kẹo ghé tai ông Nhị Nguyễn nói trong mấy tháng qua đã có hai người cầm đầu thị tộc ở các bản Pa Xa và Huội Xói bị hạ sát, đều là đạn súng ngắn bắn trúng tim. Chỉ huy và lính đồn Huội Koòng đến đâu cũng tung tin quân Việt Nam giết các tộc trưởng, trưởng bản.
Ông Nhị Nguyễn thấy phản ứng của nai koong Nõn như vậy, không khỏi lo lắng từ nay việc xâm nhập bản không còn dễ dàng nữa. Pháp và tay sai Bun Ùm riết ráo tranh đất, giành dân trên cao nguyên bằng việc lập ra cái gọi là “Goum”.
Goum không phải một tên viết tắt, mà là từ tiếng Ả rập có nghĩa “đội quân”, mật danh này quân Pháp dùng để chỉ tổ chức vũ trang người dân tộc thiểu số do chúng lập để chống lại chính quyền cách mạng Nha Hởn, một bộ tộc có khoảng ba nghìn dân, sống tập trung trong sáu tổng, ba mươi sâu bản Hạ Lào. Goum Nha Hởn ra đời sẽ là bình phong phía tây bắc cao nguyên Boloven. Chuẩn bị cho kế hoạch này, Pháp đang tìm cách ve vãn tranh thủ các tộc trưởng, trưởng bản. Chúng còn nhiều lần mời nai koong Nõn nhận chức châu mường ở thị trấn Pạc Xoòng mà ông chưa nghe. Hồi nãy ông chẳng đã nói với Nhị Nguyễn, bọn Pháp xảo trá, khó lường vả lại ông không bao giờ muốn xa đất Nha Hởn. Vậy mà giờ đây cái chết của trưởng bản Phắc Phai đã đảo lộn tình thế, sự nghi kỵ bao trùm Pha Lan, dù nai koong Nõn chưa ra mặt đối đầu với Bộ đội Chính phủ Cầu.
Sau đó vài ngày, có lệnh gọi ông Nhị Nguyễn về họp ở căn cứ. Chỉ mình ông lên đường lúc tảng sáng. Vừa đến đầu bản, bỗng thấy có bóng người đúng chờ bên đường, đến gần là Xão Xọi. Gương mặt có nhạt nhoà trong sương đêm mù mịt, giọng run rảy, đầy lo âu, hỏi:
- Anh đi thật à?
Ông Nhị Nguyễn bị bất ngờ, hỏi lại:
- Sao Xão Xọi biết tôi đi vào giờ này?
- Em không ngủ được nóng ruột quá. Em đứng ở đây từ nửa đêm không biết anh đi lúc nào. Anh có còn quay lại Pha Lan nữa không?
Nàng đến sát hơn ánh mắt nhìn ông như sáng rực lên trong đêm. Nhị Nguyễn cảm thấy lúng túng chưa biết nên xử sự ra sao thì thấy một bóng người thấp đậm từ trong bản bước nhanh tới nhìn ra là Phon Kẹo. Phon Kẹo nói.
- Chiều qua tôi gặp một anh đội viên, biết là đội trưởng sáng nay lên đường. Có việc cần báo gấp, chờ từ canh tư rồi - Ông ta nhìn sang Xão Xọi tỏ vẻ ngạc nhiên - Sao có cũng ở đây?
Xão Xọi không nói gì, mặt cứ hướng về phía Nhị Nguyễn chờ trả lời câu hỏi ban nãy. Phon Kẹo liền chủ động kéo Nhị Nguyễn đi thêm vài bước, nói nhỏ chỉ đủ để ông nghe:
- Nai koong đã có bằng chứng trưởng bản Phắc Phai bị đội công tác bắn đấy. Người của bản Đác Bun mật báo. Nai koong rất buồn và hoang mang. Chiều qua có người ở đồn Huội Koòng đến gặp riêng nai koong, hai bên nói chuyện với nhau khá lâu. Người kia về rồi nai koong gọi tôi vào bảo tôi sẽ thay ông chỉ huy đội quân Nha Hởn, còn ông sẽ đưa gia đình về thị trấn Pạc Xoong tính cuộc binh đao. Lực lượng mới được bố trí theo hai tuyến. Tuyến đông đồn Huội Koòng đảm nhiệm, tuyến tây của dân vệ người Nha Hởn. Sếp Xu nói, hai gọng kìm này sẽ kẹp nát quân tình nguyện Việt Nam và quân It Xa La khi xâm phạm bờ cõi Nha Hởn.
Chợt gà gáy rọn Phon Kẹo bảo phải về, sợ có người trông thấy, từ nay ông ta và đội công tác không thế gặp nhau công khai như trước. Bỗng đỗi sang giọng Huế ông nói với Nhị Nguyễn:
- Eng nhớ giữ gìn. Bữa ni ngày Dậu, eng xuất hành vào chánh Dần, tiền trở hậu thành, có quý nhân phù trợ đó.
Nói xong Phon Kẹo biến ngay vào màn sương trăng đục tụ dày đặc. Xazo Xọi vẫn đứng đó. Ông Nhị Nguyễn đến bên, cầm bàn tay nhỏ nhắn lạnh toát hơi sương và nói:
- Tôi còn trở lại mà. Em về đi!
Cô cứ đứng ngây để yên tay trong tay ông. Một cảm giác xúc động đến nôn nao khô tả chợt dâng trong lòng, thiếu chút nữa Nhị Nguyễn ôm cô sát vào mình, nhưng ông chỉ ghé vào tai có thì thào.
- Em về đi kẻo lạnh!
Nói xong ông dứt ra, cắm cúi bước thực nhanh. Được một đoạn khá dài Nhị Nguyễn quay lại vẫn thấy bóng Xão Xọi đứng giữa con đường lạnh, vẫn dõi theo.
Đến căn cứ Nhị Nguyễn gặp ngay. Đỗ Trường anh ta đã dẫn cả đội về trước ông có ít phút.
Nhị Nguyễn kéo Đỗ Trường ra một góc vắng hỏi:
- Cậu có biết trưởng bản Phắc Phai bị giết?
- Chuyện đã loang ầm cả Nha Hởn, sao tớ không biết. Trên lập trường cách mạng cậu nhìn nhận cái vụ này thế nào? - Đỗ Trường hỏi lại
Ông Nhị Nguyễn im lặng ít phút, rồi nói giọng trở nên gay gắt:
- Tộc trưởng Nõn nghi ta khử hắn đây. Mình thì cho rằng bọn Pháp và tay sai đứng sau chuyện này giết hắn rồi đổ vấy cho ta!
Đỗ Trường vẻ mặt thản nhiên bảo:
- Vụ ở Huội Xói có thể bọn Pháp giở trò đó và chúng đã khéo đóng kịch. Còn vụ này tương kế tựu kế, tay trưởng bản Phắc Phai lâu nay tỏ ra cứng đầu trong hoà giải với Đác Bun, hắn trở thành vật cản cho liên minh giữa các tộc Nha Hởn.
- Nên cậu đã giết hắn? - ông Nhị Nguyễn không tin ở tai mình ngắt lời!
- Một mũi tên trúng hai địch - Đỗ Trường tỏ ra đắc ý - Ta loại trừ được kẻ phá hoại khối đoàn kết, địch lại phải chịu tiếng là kẻ thủ ác, hắn bị giết ở gần đồn Huội Koòng, mình đã…
- Sao cậu manh động thế! - Chưa để Đỗ Trường nói hết, ông Nhị Nguyễn kêu lên - Tộc trưởng Nõn từ chỗ ủng hộ ta đã quay ngoắt sang phía bên kia. Cậu đã xin ý kiến trên chưa mà làm việc này?
Nước da tai tái của Đỗ Trường bỗng trở nên trắng bệch. Đó là biểu hiện anh ta đang bị chạm nọc và cơn giận dữ sẽ nổ ra ngay sau đó ở trạm Đô Lương năm ấy khi ông buột miệng nói vui một câu chạm tự ái, làn da mặt mỏng tang của anh ta lúc đó cũng bệch ra như thế này. Mặt anh ta trợn trừng tiếng rin rít phát ra giữa hàm răng:
- Cậu bảo sao? Tớ manh động? Này đừng phát ngôn bừa bãi! Đây là việc hệ trọng chứ không nói chơi đâu. Nhân hôm nay trên gọi về, để khen sự quyết đoán, dám chịu trách nhiệm của tớ và rút ra bài học kinh nghiệm cho các đội khác đấy! Còn cậu cả tháng qua xuống cơ sở đã làm được việc gì chưa? Tớ hỏi cậu: vì sao Pha Lan ngay sát đồn địch như thế lại không tiến hành phương thức hoạt động bí mật bám dân mà chỉ dựa vào quan hệ với tấng lớp trên để tuyên truyền bề rộng thôi? Vì sao người cầm đầu bộ tộc lại quá tốt với cậu như vậy phải chăng cậu đang bị vào tròng trong âm mưu phân hoá nội bộ của kẻ địch? Đấy sơ sơ chỉ chừng ấy câu hỏi sẽ trả lời thế nào đây trước cấp trên. Đừng dậy khôn. Nên nhớ, tớ vào nghề này trước cậu đấy!
Nói rồi, Đỗ Trường quay ngoắt đi về phía ngôi nhà đoàn bộ. Cuộc họp diễn ra ngay sau đó. Quả như lời anh ta, người chỉ huy ở phân khu đã biểu dương tinh thần cách mạng tiến công của một số đội trưởng trong đó có Đỗ Trường và phê phán biểu hiện hữu khuynh tuy không nêu đích danh trường hợp nào nhưng ông Nhị Nguyễn biết là ám chỉ mình. Cuối bài phát biểu, vị này cho rằng thời cơ giải phóng toàn cao nguyên đã chín muồi, các đội vũ trang tuyên truyền cần chủ động đánh địch hơn nữa, đề cao tinh thần cảnh giác hơn nữa, tránh ăn phải viên đạn bọc đường của địch.
Cứ ba ngày một lần, ông giáo sư viện trưởng, một nhà y học có tiếng về tim mạch, trực tiếp đến nhà khám cho ông Nhị Nguyễn. Hôm nay giáo sư tỏ ra ngạc nhiên sau khi xem các phim chụp đọc các xét nghiệm trên mấy ông nói với vợ và con trai ông Nhị Nguyễn:
- Vùng não không bị lụt có dấu hiệu hoạt động mạnh hơn trước đây vài ngày cứ đà này không biết chừng có thể phục hồi được vùng nói. Nếu vậy thì thực tuyệt vời khi bác nhà ta cũng một lúc có thể nhìn nghe và nói được.
Giáo sư Đào Hữu Long con trai ông nói với vị giáo sư cũng trạc tuổi nó:
- Thưa anh. Theo ý kiến của anh, tôi đã liên hệ được với hai giáo sư về tim mạch bên Mỹ vốn quen biết. Sáng mai đứng tám giờ ta lập một cầu hội chẩn trực tuyến qua Intemet tại đây. Hy vọng là điều anh vừa nói sẽ thành hiện thực
Vị giáo sư gật đầu tỏ ý hài lòng.
Ông Nhị Nguyễn nghe giáo sư và cậu con nói vậy tuy không hiểu lắm sao lại có chuyện hội chẩn từ nơi xa chỗ bệnh nhân nằm đến nửa vòng trái đất cơ chứ, nhưng từ lâu ông đã biết một điều: thời nay có thể làm được những chuyện mà chỉ cách đây khoảng một chục năm thôi là điều không tưởng. Và ông người sáu mươi năm về trước, trong rừng già Tây Trường Sơn đã được cứu sống bằng phương pháp chữa trị cổ sơ nhất, mù mờ nhất, đến hôm nay cuối đời lại được chữa trị bằng một phương pháp hiện đại nhất, tường minh nhất. Hoá ra cơ thể ta còn là nơi để ghi nhận, để thể hiện bước tiến nhanh đến khủng khiếp của khoa học kỹ thuật điều này thực thú vị và may mắn biết bao! Và ông khấp khởi mừng trong lòng: Một khi ta đã nói được quỹ thời gian chỉ còn rất ngắn không để mắt thì giờ vào những chuyện dông dài ta sẽ nói ngay với vợ con về chuyện của Xão Xọi và Khăm Đi. Ôi, vậy là đời ta kết thúc hoàn toàn có hậu.
Suốt cả ngày ông không chợp mắt lúc nào có lẽ do quá vui vì cái tin mà vị giáo sư kia mang lại mãi đến khuya ông mới chợp măt. Và “bộ phim của những năm 1951-1952 hoạt động ở Nam Lào lại hiện ra.
Cuộc họp ở căn cứ hôm ấy diễn ra khá nhanh, chỉ có chỉ huy sơ kết, nhận định tình hình, giao nhiệm vụ mà người dự không được phát biểu, rồi ai nấy về địa bàn của mình ngay. Khi chia tay, Đỗ Trường nhìn ông với con mắt kẻ cả, bảo:
- Cậu thấy chưa anh bạn đồng hương của tớ có chung quan điểm và rất sáng suốt
“Anh bạn đồng hương” đây là vị chỉ huy vừa chủ trì hội nghị, cùng quê Nga Sơn, Thanh Hoá với Đỗ Trường. Các đội trưởng đã lục tục về cả, ông Nhị Nguyễn nán lại xin gặp “anh bạn đồng hương” ấy. Sau khi kể sơ sơ về chuyện nai koong Nõn những diễn biến mới nhất ở Pha Lan sau cái chết của trưởng bản Phắc Phai, Nhị Nguyễn nói thẳng toẹt.
- Đáng lẽ ta cần hết sức tranh thủ những chức sắc, già làng trưởng bản có uy tin thì mới phân hoá được kẻ địch đằng này lại dừng cách thủ tiêu những người chống đối. Theo tôi là quá tả, sẽ đẩy thêm nhiều người Nha Hởn về phía bên kia. Đây là một sai lầm!
Ông Nhị Nguyễn nói vừa dứt đã bị “anh bạn đồng hương” của Đỗ Trường lấn át:
- Đồng chí mới thấy một mà chưa thấy hai. Chủ trương của ta vẫn nhất quán từ trước tới nay vừa vận động vừa võ trang. Tức mềm kết hợp với rắn. Đúng là Đỗ Trường có quá rắn, đáng lẽ răn đe trước, không nghe lúc ấy mới dùng biện pháp quân sự. Tôi đã có trao đổi riêng rút kinh nghiệm với cậu ấy về chuyện này rồi mặc dù trên hội trường vẫn phải biểu dương tinh thần cách mạng tiến công của cậu ấy để tạo khí thế chiến đấu chung cho các đội. Còn đồng chí, theo tôi lại mềm quá. Tức là hữu khuynh. Tộc trưởng Nõn là kẻ từng trải, khôn ngoan, xảo quyệt chỉ vận động thuyết phục không hiểu quả, phải có biện pháp khống chế, răn đe. Đồng chí chưa làm tốt điều sau, nên kết quả xây dựng cơ sở ở Pha Lan đến giờ vẫn là bí bét. Đồng chí về đó làm lại như tôi nói, không nên thắc mắc với người khác cho mắt thì giờ. Hãy nhìn lại chính mình đi!
Ra khỏi căn nhà nhỏ lớp lá trong rừng của vị chỉ huy nọ, ông Nhị Nguyễn cảm thấy bước chân hụt hẫng mắt hoa hệt hồi giữa rừng Trường Sơn sắp lên cơn sốt rét. Ông định thần một ý nghĩ vụt đến: bỏ quách đây đi, về nước chiến đấu cho nhẹ đầu óc! Rồi ông lại tự giễu, vào sinh ra tử, tra tấn tù đầy còn không nản, nay mới đựng chạm có tí ti mà đã thoái chí ư? Đi được một đoạn có tảng đá lớn khá bằng phẳng nhô khỏi mặt đất ngoài bìa rừng ông liền ngồi hẳn lên, nghỉ một lát cho khuây khoả rồi về Pha Lan tính tiếp. Vũ trang và tuyên truyền - việc tưởng đơn giản mà rách việc thế đây. Sau mấy năm gặp lại đã thấy anh trạm trưởng không biết đùa trở thành con người chủ quan tự mãn đến vậy. Và người đồng hương của anh ta nữa tuổi quân cao hơn cấp bậc cao hơn đáng lẽ phải có tầm nhìn xa hơn kia đúng, sai thế nào, giờ ở đây có ai là trọng tài phân xử cho công bằng đâu?
Ông bỗng nhớ đến huynh trưởng Tạ Quang Bửu. Hôm đó ông đến chào từ biệt trước khi vào miền Trung dự lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác dân vận, đúng lúc trên tay huynh trưởng có một cuốn sách dày cộp, hỏi mới biết đó là cuốn Phật học do một học giả Trung Quốc viết, dịch sang tiếng Anh. Lại có một bất ngờ mới: huynh trưởng quan tâm cả đến giáo lý nhà Phật nữa! Thư giãn trong giờ nghỉ thôi mà, huynh trưởng cười bỏ cuốn sách xuống rồi bảo:
- Cậu sẽ đến một môi trường hoàn toàn mới đây. Đã chuẩn bị kỹ về tư tưởng chưa?
- Kể ra, nếu được về đơn vị chiến đấu mới là toại nguyện huynh trưởng ạ. - Ông Nhị Nguyễn nói.
- Việc gì được. Đảng giao phó cũng hệ trọng cả - huynh trưởng nói tiếp - Mình chỉ lưu ý cậu, trình độ nhận thức của cán bộ ta ở cơ sở còn chênh nhau nhiều lắm đấy, có khi phải đối mặt với những sai lầm khuyết điểm khá là âu trĩ của họ.
- Dù thế nào cũng phải đấu tranh đến cùng, phải không ạ? - ông Nhị Nguyễn chen vào.
- Đúng, nhưng phải có phương pháp. Thường thì nhu vẫn hơn cương. Nên tâm niệm một chữ “nhẫn”, - đến đấy huynh trưởng giở cuốn Phật học dày cộp nói tiếp - Trong này dẫn ra câu của kinh Phật: Thế tri biện thông. Đó là một trong tám nạn cản trở sự giác ngộ. Kinh nghiệm sống của mình đụng những kẻ dở ông dở thằng như thế là mệt mỏi nhất. Họ lúc nào cũng tranh biện giành phần hơn cho mình là chân lý.
Giờ đây huynh trưởng ơi, tôi đang phải đối mặt với những kẻ thế trí biện thông đây! Nhị Nguyễn liền đứng trên tảng đá, vươn vai hít một hơi dài cho căng lồng ngực cho đầu ộc đỡ mê mụ. Sau đó ngồi xuống dãi thẳng hai chân hai tay chống về phía sau, mắt ông nhìn đăm đắm về phía dãy Phù Luỗng xa xa. Dưới chân núi ấy có một bản Nha Hởn, có một người con gái tuổi trăng rằm ánh mắt trong sáng hồn nhiên, sự phấp phỏng lo âu về một cuộc chia xa của nàng sáng qua bỗng làm ông cảm động. Nàng quyến luyến mình thực rồi! Mình thì vô tình quá. Từ hôm ở nhà nàng về, ông không hề có ý định gặp lại dường như chẳng có sợi dây tình cảm nào ràng buộc ngoài sự hàm ơn. Nàng thì khác hẳn. Bản năng yêu thương đã bừng dậy từ khi ấy và nàng coi cuộc gặp bất đắc dĩ của ông trong căn buồng liếp sơ sài như cơ duyên trời định.
Hơn một năm nay từ khi biết tin Nghĩa lấy chồng ra nước ngoài ông cố gạt khỏi đầu óc cái ý nghĩ là mình đã bị phản bội. Rồi có lẽ cũng từ đó, trong lòng ông có phần e ngại mỗi khi tiếp xúc với phụ nữ và khi đã trải những năm tháng sống trong khổ hiểm, tù ngục, càng làm trái tim ông như chai đá hơn, không còn cho cho những tình cảm riêng tư chen vào.
Vậy mà giờ đây, trong lúc buồn nản, cảm thấy cô quạnh ở nơi xa lạ này, thì người con gái tình cờ gặp ấy lại nhen lên trong ông một thứ tình cảm mới lạ, thương cảm xen lẫn ân hận. Cô gái ấy cứ hồn nhiên yêu đơn phương, còn ông thì thành kẻ lãnh cảm, nhạt nhẽo. Có đáng phải như thế không? Ông bỗng tự hỏi mình. Nàng đẹp, trong trắng thuần phác, hết mình chỉ những điều ấy thôi cũng đủ làm trẻ lại trái tim con người như ông lâu nay già cỗi vì lý trí ngự trị. Ý nghĩ mới mẻ ấy xuất hiện như một liều thuốc kích thích, làm ông thấy mình trẻ trung hưng phấn trở lại và cả cái cảm giác lâu nay chưa bao giờ có: nóng lòng muốn gặp lại nàng. Thì ra trong cuộc chiến bộn bề, nghiệt ngã, cũng cần những giây phút lắng lại cho riêng mình lắng lại để nghe tiếng gọi của con tim mình. Chẳng hiểu sao lúc đó ông chợt liên tưởng đến anh chàng máu gái Lèng Cảnh, hắn mà gặp tình huống hiện giờ của ta nhỉ, Xão Xọi sẽ nhớ hẳn đến phát điên, yêu hẳn đến phát cuồng cho mà xem bởi hắn mạnh mẽ và quyết liệt hành động hình ảnh “cái hạt mảy trong đem trăng chín nãu” ở bản Sộp Phác lại hiện ra. Phải chăng, tình yêu đi liền với tình dục mới làm cho con người trở nên đam mê, thành thật hơn với chính mình? Bỗng ông không muốn lý giải điều ấy cho ngọn ngành mà lại muốn tự giễu “cái anh thầy tu ép xác” không hiểu đã có trong con người mình tự lúc nào. Bất giác ông mỉm cười.
- Sao đồng chi lại cười một mình?
Giật mình ngửng lên. Một người đội mũ nan, đeo túi dết bên hông đến bên ông có lẽ đã được một lúc và hỏi với giọng điệu vui vẻ. Cách không xa, một người trẻ hơn đang đứng cạnh một con ngựa lông đen nhánh. Người đeo túi dết liền ngồi xuống tảng đá cạnh Nhị Nguyễn. Dáng thạp đậm, giọng miền Nghệ Tĩnh hơi trâm, đôi mắt sáng cái nhìn đôn hậu ấm áp, nhất là khoé miệng rộng của người đó bỗng làm ông nhớ đến huynh trưởng Tạ Quang Bửu, có lẽ người này cũng xấp xỉ tuổi huynh trưởng.
- Ngồi hóng mát anh ạ - ông Nhị Nguyễn sau thoáng bất ngờ, hỏi lại - Anh từ đâu đến?
Người đó nhìn Nhị Nguyễn nói là vừa từ tỉnh Chăm Pa Xác về, trên đường đã gặp một số anh em đội công tác và cùng đoàn ông vừa dự cuộc họp của phân khu ra. Người dắt con ngựa mun đi đến, giới thiệu với Nhị Nguyễn về người đeo túi dết:
- Đây là đồng chí Nguyễn Chính Cầu, bi thứ ban cán sự Hạ Lào.
Ông Nhị Nguyễn bị bất ngờ. Thời kỳ học nghiệp vụ ở miền Trung giảng viên hay nhắc đến chính uỷ Nguyễn Chính Cầu và dân vùng này chẳng đã gọi tắt những chiến sĩ tình nguyện Việt Nam với các tên chung là “Bộ đội Chính phủ Cầu” để tỏ lòng kính trọng đó sao. Đáng lẽ khi lớp học kết thúc vào cuối năm ngoái chính uỷ, Nguyễn Chính Cầu có buổi nói chuyện với anh em về tình hình nước bạn trước khi lên đường nhận nhiệm vụ mới, nhưng do bận một việc gì đây đến phút chót chính uỷ không đến được.
- Đồng chí thuộc đội nào? - Chính uỷ hỏi.
- Đội võ trang tuyên truyền khu vực Pha Lan, Huội Koòng. Tôi cũng mới về chưa được một năm anh ạ.
- Trước khi sang đây anh ở đơn vị nào? - Chính uỷ hỏi và chuyển cách gọi từ đồng chí sang anh một cách nhẹ nhàng.
- Ở Việt Bắc. Chuyện cũng hơi dài chỉ nói tóm lại là tôi ở một đơn vị kỹ thuật trực thuộc Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu.
Chính uỷ Cầu nói.
- Hồi năm bốn bảy tôi còn ở Quân khu Năm có lần ra Việt Bắc họp được gặp nói chuyện với Thứ trưởng Tạ Quang Bửu, ông là người giản dị dễ gần và nắm vấn đề rất sâu. Ân tượng của tôi với ông là vậy vì tôi bên ngạch chính trị, cũng ít có dịp làm việc trực tiếp với ông ấy.
- Tôi thì đang từ ngạch kỹ thuật chuyến sang chính trị đây! - ông Nhị Nguyễn cười nói lại với chính uỷ.
- Địch chú trọng xây dựng goum Nha Hởn để chống ta, đội công tác của anh có gặp trở ngại khi tiếp cận dân địa phương không? - Chính uỷ hỏi.
Ông Nhị Nguyễn nhớ đến cuộc gặp tay đôi chẳng mấy vui vẻ ban nãy liền hỏi lại:
- Tôi không đồng ý với phương thức hoạt động vừa qua của ta với bộ tộc Nha Hởn và đã bày tỏ quan điểm song không được chấp nhận. Không biết đồng chí Bí thư ban cán sự có cần nghe nói lại điều vừa trao đổi với cấp trên trực tiếp của tôi không?
Ông Nguyễn Chính Cầu xoay hẳn người đối diện với Nhị Nguyễn và trở lại cách xưng hô ban đầu:
- Đồng chí cứ nói hết, nói thoải mái. Chuyến đi của tôi lần này lấy trọng tâm là tìm hiểu tình hình các goum, chuẩn bị cho kế hoạch giải phóng cao nguyên Boloven của quân tình nguyện ta phối hợp với quân đội Ít Xa La bạn. Ông Nhị Nguyễn nói lại những việc làm của một số đội vũ trang tuyên truyền khi xâm nhập các bộ tộc trên cao nguyên. Phong thực sự tôn trọng phong tục tập quán của họ, phân tề trừ gian không có cân nhắc, chọn lọc, nhiều trường hợp nhằm cả vào những tộc trưởng trưởng bản còn có thể tranh thủ phân hoá được. Cái chết của trưởng bản Huội Xòi, gần đây là Phắc Phai là một thí dụ. Nhiều tộc trưởng Nha Hởn từ chỗ ủng hộ đã xa lánh có chỗ đối mặt với ta. Quân Pháp dẫu đang bận tranh chấp quyết liệt ở phía tây bắc cao nguyên và đang sa lầy với du kích huyện Đôm Xỉn, cũng đã chớp lây cơ hội này, nhảy vào lập ra các goum, nhằm tạo một đội quân người dân tộc thiểu số bảo vệ vòng ngoài cho chúng. Như vậy chỉ vì một sai lầm quá tả đã dẫn đến việc mắt dân, mất đất. Giờ đây cần phải làm lại từ đầu để lấy lại niềm tin của dân Nha Hởn.
Chính uỷ chăm chú nghe, để Nhị Nguyễn nói xong một lúc lâu, mới hỏi lại:
- Nếu ta thay đổi thực lòng muốn giúp bộ tộc Nha Hởn khỏi nạn tuyệt chủng đồng chi có dám chắc là sẽ lấy lại được lòng tin của những người như nai koong Nõn không?
Suy nghĩ giày lát, ông Nhị Nguyễn nói:
- Ông ấy là một người hay có định kiến lấy lại lòng tin thực không dễ. Nhưng tôi nghĩ nai koong Nõn từ lâu đã không tin Pháp và Bun Ùm, rất sợ việc Pháp đưa con cháu ông ra làm bia đỡ đạn. Hiện giờ cú sốc sau cái chết của hai tộc trưởng còn chưa nguôi ngoai trong lòng ông. Phải có thời gian để ông ấy hiểu ta hơn. Và bằng hành động thực tế ta phải chứng tỏ thực sự muốn người Nha Hởn được sinh sôi phát triện trên mảnh đất của quê hương mình. Tôi về lại Pha Lan lần này hoạt động chắc sẽ khí hơn, dù cái giấy ông ra lệnh cho các tộc trưởng, trưởng bản đón tiếp, giúp đỡ chưa phải đã mất hiệu lực. Cũng còn một thuận lợi, người vừa được chỉ định thay nai koong chỉ huy goum, dân Huế gốc, cảm tình với ta. Ông ấy có thể sẽ ngầm ủng hộ, cung cấp được những tin quan trọng.