- 7 -

Mùa khô năm 1952. Chiến sự diễn ra trên khắp cao nguyên nông bỏng nhất vẫn là mặt trận nam. Chăm Pa Xác, gồm cả vùng Nha Hởn. Quân Pháp đã dừng máy bay khu trục tàu chiến chở quân đổ bộ định lan toả khắp toàn tỉnh. Bộ đội địa phương và dân quân du kích đã kháng cự quyết liệt, nhưng lực lượng địch quá mạnh nên bị tan rã dần. Để bảo toàn lực lượng, ta chủ trương cho các đội xây dựng cơ sở bám trụ tại địa bàn, ăn mặc, đi lại giống như người địa phương và hoạt động theo từng mùa. Mùa khô ban ngày gặp cơ sở tại rừng, ban đêm vào bản; mùa mưa gặp cơ sở tại chòi ruộng nương hoặc ở ven rừng. Nhị Nguyễn ngoài việc liên hệ với trưởng bản Phăn và một vài cơ sở mới gây dựng thỉnh thoảng vẫn về thăm mẹ con Xão Xọi. Lần nào về, ông cũng mang theo những thứ đã chuẩn bị sẵn trong rừng củi chẻ thực khô để mẹ đun không bị khói; măng thái mỏng luộc sẵn cho mẹ dễ nấu; chọn thứ rễ chay cùi dày cho mẹ ăn trầu; thu lượm cục nhựa cà boong để mẹ thắp sáng; còn lấy cả cây khua cao ho phơi khô để sẵn trong nhà trị bệnh sốt rét. Xão Xọi thì lần nào gặp lại ông trong vài giờ ngắn ngủi cũng đau đáu nhìn mà không thể gần gũi chăn gối, vì nàng đã hứa giữ cho ông tránh bị kỷ luật. Một lần như không chịu nổi chỉ là “suông” như vậy Xão Xọi nhất quyết đòi vào rừng ở với chồng một đêm nói thế nào nàng cũng không nghe. Nàng cứ lẵng nhẵng theo chân, ông phải dừng bước, thuyết phục.
- Chúng mình đã giao hẹn với nhau rồi kia mà, em yêu anh thì phải giữ cho anh chứ.
Chưa để ông nói hết, nàng đã tiến sát, níu tay vào vai ông kéo lại và nói.
- Đã hai tháng nay em chưa thấy kinh đấy.
Nghe vậy ông choáng thực sự đứng ngây và cứ để mặc nàng hôn lên khắp mặt. Nàng bỗng nhận ra ngay cái điều khác lạ ấy trên bộ mặt ngây thuận của ông liền hỏi:
- Em có con anh sợ à?
Phải một lát ông mới bình tâm trở lại kéo nàng ngồi xuống một tảng đá dưới gộc cây to. Mãi sau ông nói được một câu.
- Xão Xọi à nếu bây giờ chứng mình có con thì quá sớm.
Nàng ngồi yên hồi lâu trong vòng tay ông dường như lúc đó trong đầu mỗi người đều đang nghĩ về một điều khác hẳn nhau. Hai người cứ ngồi vậy im lặng cho đến tận gần sáng mái đầu đều ướt sũng sương đêm mà không hay. Ông lẳng lặng đưa nàng về đến vườn nhà, rồi quay trở lại rừng. Trong lòng ông ngổn ngang bao âu lo, giằng xé. Nàng có con với ông thực rồi sao? Đến lúc nào đó chuyện vỡ lở sẽ dở dang cho cả hai người ông bị kỷ luật đổi đi hoặc phải trở về nước, còn nàng mang tiếng hoang thai. Nhưng lần sau gặp lại nàng chỉ bảo anh cứ yên tâm, em không bao giờ để anh phải buồn và lo lắng cả. Cũng từ hôm đó ông như gặp một Xão Xọi khác, không còn hồn nhiên, đắm đuối như trước mà đôi mắt nai của nàng thường anh lên nỗi ủ dột ngơ ngác. Rồi một đêm vừa gặp ông từ rừng trở về, nàng nói ngay:
- Em lại thấy kinh rồi!
Nàng có nói một cách nhẹ nhàng bình thản như đã được chuẩn bị rất kỹ về tinh thần cho câu nói ấy. Còn ông bỗng không giấu được tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Ông kéo nàng lại gần hon lên má, cử chỉ hàm ý thay cho lời cảm ơn. Khác hẳn mọi lành nàng đón nhận cái hôn ấy hững hờ. Suốt cả buổi nàng ít nói hẳn và khi ông đi nàng chỉ trên đến hết vườn nhà ông cảm nhận được ngay sự thay đổi khác thường trong ứng xử của nàng và bỗng canh cánh trong lòng ý nghĩ rằng mình là một kẻ hèn đớn, tồi tệ. Nhiều đêm nằm giữa rừng hoang sương muối, ông trằn trọc không ngủ khi bên cạnh Nôm ngủ rất ngon ông bỗng nhớ hơi nàng. Nhớ cái cơ thể bừng bừng mãnh liệt của nàng trong tưởng tượng và lại cùng ông chìm trong hoan lạc. Chỉ cần chạy mươi phút đường rừng là đến nhà và có nàng bằng xương bằng thịt thôi, và biết chắc rằng giờ này nàng cũng đang trằn trọc một nỗi chờ đợi bén hơi cháy bỏng không kém. Có đem ông mộng tinh. Cũng có đêm, chỉ khác anh chàng Lèng dạo nào trên đường vượt Trường Sơn sang Trung Lào, không nằm úp thìa, mà ông quay lưng lại với Nôm mà tự thủ dâm. Dù là con người lý trí sắt đá thì tránh sao có lúc con người bản năng trỗi dậy thắng thế như vậy ông bỗng tự xấu hổ cho mình. Nhưng rồi sự lo lắng, tự vấn lương tâm về một điều khó xử đang bày ra trước mắt, đã làm bản năng hoang dã ấy bỗng chốc nguôi ngoai thành một nỗi cụt hứng nhạt nhoà. Mình có thật lòng yêu Xão Xọi hay chỉ là thằng Sở Khanh lừa lọc không hơn không kém? Rồi ông tự biện họ cho mình. Nhưng dù biện minh thế nào trong lòng không thể không có nỗi an hạn: đáng lẽ ta phải luôn giữ được khoảng cách với nàng bằng sự lạnh lùng tỉnh táo, không thể để một phút giây nào được phép chen vào sự si mê bản năng. Ta đã sai lầm khi đẩy tình cảm đến tận cùng. Nhưng dù thế nào ông cùng không thể hành xử như anh chàng Lèng khi trở về trạm Đô Lương bằng mọi giá, cưới và từ bỏ con đường đã chọn. Rốt cuộc ông vẫn loay hoay muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại mà không được.
Thế rồi chiến cuộc trên cao nguyên đã đến hồi khốc liệt, không cho phép ông giành thì giờ cho nghĩ vẩn vơ, dằn vặt riêng tư nữa. Chỉ thị của trên là phải tìm cách trừng trị ngay tên sếp X, cũng là chuẩn bị cho việc phối hợp với đại đội võ trang tuyên truyền tấn công nhổ gọn bốt Huội Koòng.

*

Từ dạo đó, bà mẹ của Xão Xọi đã thành một đầu mối liên lạc với đội công tác, ám hiệu được đặt ra, ban ngày nhìn trên bờ rào nhà mẹ phơi áo trắng, còn ban đêm thấy ngọn đèn cà boong đưa qua đưa lại, thì có địch ở trong bản chớ có vào.
Một đêm, ông Nhị Nguyễn cùng ông Nôm trên đường về nhà trưởng bản, bỗng thấy ngọn đèn treo ở sàn nhà Xão Xọi lắc lư, hai người liền dừng lại. Phía trước, nhà trưởng bản ánh đuốc cà boong bập bừng, tiếng bước chân chạy rầm rập. Hai người bí mật tiến sát hơn phía ngoài hàng rào nhà trưởng bản. Nghe tiếng tên sếp Xu quát tháo ầm ĩ.
- Trói thằng gián điệp lại! Đưa về đồn!
Thằng gián điệp, là ông Phăn đang bị trói gô trước sân, vợ con ông gào khóc giữ lại. Mấy tên lính nguy liền lôi sềnh sệch hai mẹ con vào nhà, còn sếp Xu khẩu súng lục trong tay thúc thúc vào bụng ông Phăn, hỏi:
- Người của đội công tác trốn đâu?
- Tôi không biết đội công tác nào cả! - ông Phăn trả lời.
- Thế thằng vẫn ở trong nhà mày đi đâu rồi?
- Ông anh họ tôi đã về Chăm Pa Xác được một tuần rồi.
- Nói láo! Sếp Xu vả mạnh vào miệng ông Phăn - Tao còn biết có hai thằng thường đi về nhà mày. Uổng công tao đưa mày lên rõ là nuôi ong tay áo. Về đồn tao còn nói chuyện tiếp với mày!
Ba tên lính ba tiểu liên, cùng tên sếp có súng ngắn, ông Nôm thì thầm vào tai ông Nhị Nguyễn ý định táo bạo chợt nảy ra, trên đường chúng giải ông Phăn về đồn bất ngờ ta nổ súng vừa giải thoát cho Phăn vừa diệt được sếp Xu. Ông Nhị Nguyễn sau ít giây suy tính lắc đầu. Nói thì dễ vậy thực hiện không đơn giản chúng đông hơn giải cứu không thành lại thêm tổn thất tốt nhất vẫn là cách đột nhập nhà riêng để khử hắn như đã bàn. Hai người đành lặng lẽ rút.
Chiều hôm sau được tin báo, ông Phăn bị tra khảo, sau đó đưa về nhà tù tỉnh A-to-pơ rồi. Sếp Xu lại dựng lên ở Pha Lan một trưởng bản mới trong số dân vệ goum Nha Hởn, người này còn trẻ, bạc nhược, chúng bảo gì nghe nấy, nhưng cũng chẳng ra mặt chống cách mạng. Đội công tác lại mất một cơ sở tin cậy. Phải sớm tiêu diệt tên đồn trưởng ác ôn thì mới vực dậy được tinh thần của quần chúng.
Trên báo về, sẽ tăng cường cho Pha Lan một đội viên nữa trước khi vào hang bắt cọp. Buổi chiều hôm đó trong rừng sâu người đội viên mới đến trình diện ông Nhị Nguyễn lại thêm một lần bất ngờ, chính là Đỗ Trường. Đã hơn nửa năm kể từ lần gặp nhau trên cứ, sau đợt chấn chỉnh nội bộ, anh ta bị làm bản kiểm điểm và cách chức đội trưởng.
- Không biết ai ton hót với chính uỷ, hôm bị triệu về, ông “xà-lù” mình ghê quá - Vừa gặp Đỗ Trường đã chĩa mũi dùi ngay vào Nhị Nguyễn - Mình thì vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng hành động mạnh như vậy là đúng và không hề quá tả. Điên tiết ông ấy cách liền cái chức đội trưởng. Mình xin chuyển vùng. Mấy tháng ngồi chơi xơi nước chờ quyết định thì hôm rồi chỉ huy gọi lên, tăng cường cho Pha Lan. Chỉ huy bảo, xong việc mới chuyển. Cậu có biết đưa nào ton hót không?
Rõ ràng anh ta đang khiêu khích. Ông Nhị Nguyễn thì vẫn chơi bài ngửa như đã từng phát biểu chính kiến trong hội nghị hôm đó.
- Chắc cậu vẫn nhớ - ông nói - trước mặt cậu và ông chỉ huy trưởng phân khu mình vẫn nói hành động như vậy là quá tả. Mình không hè nói sau lưng. Mọi chuyện sau đó do cấp trên phân xử.
- Thì hiện mình lại về đây cùng với cậu thực hiện cái quá tả ấy đây! Đỗ Trường lộ vẻ giễu cợt.
Ông Nhị Nguyễn thấy nóng mặt gay gắt:
- Nếu cậu chưa thông nhiệm vụ, mình sẽ báo về cứ cho cậu nhận việc khác. Tên sếp Xu gian ác, nguy hiểm nếu không loại trừ sẽ còn gây nhiều tổn hại cho phong trào, còn những trưởng bản kia họ không đáng phải nhận bản án tàn nhẫn như vậy. Hai sự việc khác nhau một trời một vực.
Ông Nôm từ nãy đến giờ ngồi im nghe hai người nói qua lại liền can:
- Thôi thôi. Các anh cãi nhau làm gì, tập trung vào việc chính đi.
- Cậu đừng tưởng đội trưởng là oai nhá - Đỗ Trường còn hâm hực - Mình từng mấy năm làm cái anh đầu chày đít thớt ấy rồi. Ai chẳng có lúc hở sườn phải mở lối cho người ta tiến chứ đừng thừa cơ đâm vào mạng sườn nhau.
- Cậu cố chấp lắm. Có ai chặn lối cậu tiến đâu. Có ai đâm vào mạng sườn cậu đâu? - Ông Nhị Nguyễn cười nhạt.
- Cậu vừa bảo báo cáo báo mèo gì - Giọng Đỗ Trường xem ra đã xuống thang - Anh em với nhau mà động một tí đã báo cáo.
- Thôi, chấm hết tranh luận - Nôm nói - Đến giờ, tôi đi ra cửa rừng nhận lương thực đây.
- Anh đi đi! - ông Nhị Nguyễn nói.
- Cho mình đi với - Đỗ Trường nói - Mới đến cũng cần làm quen với cơ sở.
Thời kỳ này địch lùng sục mạnh các thứ ăn uống do cơ sở tiếp tế không đều có nhiều hôm hai anh em phải ăn quả rừng thay cơm. Qua ám hiệu, cơ sở báo đã có gạo, muối để vào nơi quy định, ra đấy chỉ việc lấy mang về chứ không trực tiếp gặp người. Ông Nhị Nguyễn định gàn Đỗ Trường không nên đi, nhưng anh ta đã theo chân Nôm mất hút vào lùm cây rồi. Khoảng một giờ sau, hai người trở về mang theo mấy cân gạo mấy củ sắn, ít rau và gói muối. Trong lúc nhóm lửa nấu cơm, ông Nôm nói nhỏ với Nhị Nguyễn:
- Cô Xão Xọi cùng tự dưng đến chỗ ấy, mang theo mớ rau này đây.
- Xão Xọi có nói gì không? ông Nhị Nguyễn vội hỏi.
- Có chỉ bảo mẹ bị mệt và nhớ anh.
- Đỗ Trường có gặp Xão Xọi không?
- Anh ấy cũng đứng đấy, còn hỏi mẹ nuôi anh Nhị Nguyễn bị ôm à, em là em nuôi anh ấy à.
- Xão Xọi nói gì với cậu ấy?
- Không nói gì, chỉ cười cười.
Cơm nước xong ba người chụm đầu bàn lần cuối kế hoạch đột nhập nhà riêng tên sếp Xu. Đỗ Trường khi vào công việc thì như đã quên ngay lời qua tiếng lại gay gắt vừa rồi, anh còn góp thêm vài điều vào bản kế hoạch khá là chu toàn.
Nhà sếp Xu cách đồn Huội Koòng chừng hai trăm mét, tuy không có lính canh nhưng chòi canh trong đồn có thể quan sát được mọi động tĩnh bên ngoài nhà. Nửa đêm cả ba sẽ đột nhập vào khu vực nhà riêng của hắn, Đỗ Trường chưa thông thạo địa hình, ém ở ngoài cổng yểm hộ khi cần thiết, còn Nhị Nguyễn và Nôm vào sâu bên trong. Năm qua, ông Nhị Nguyễn vẫn có khẩu súng ngắn Pháp nhãn hiệu Saint - Étiene cổ lỗ chưa lần nào dùng đến, lại không có đạn chuyên dụng, ông đã phải cưa ngắn bớt đầu đạn cac-bin để lắp cho vừa ổ quay. Ông đã vào một hang sâu tập bắn thử, chỉ có một nửa số đạn cưa đầu nổ, còn lại bị xịt. Đỗ Trường muốn nhường khẩu Pạc khoọc anh vẫn dùng đáng tin cậy hơn cho Nhị Nguyễn, nhưng việc yểm trợ vòng ngoài cũng rất cần khẩu súng tốt, nên ông không đồng ý đổi. Ông bảo, loạt đạn sáu viên mới lắp, bắn ở cự li gần như thế, chỉ cần nổ một viên cũng đủ kết liễu đời tên ác ôn. Hàng tháng nay chuẩn bị, chờ có thời cơ thuận lợi là xuất quân. Thời gian gần đây, sếp Xu bất bớ, bắn giết nhiều nên cũng linh cảm sẽ bị cách mạng trừng trị, ít về ngủ ở nhà, có về thì bao giờ cũng mang theo lính hộ vệ rồi trở lại đồn ngay. Chiều nay hắn về giỗ bố, có mời nhiều khách đến nhậu nhẹt thể nào đến khuya cũng ngủ lại, mà nếu hắn không ngủ lại thì khi hắn trở về đồn sẽ thừa lúc không phòng bị mà khử. Đây là một thời cơ hiếm hoi. Đến buổi chiều, cơ sở lại báo thêm một chi tiết, sếp Xu mới sửa nhà xong, có bốn cái cột trụ được quêt vôi tráng tinh phía đằng trước, càng giúp cho trong đêm dễ nhận biết mục tiêu. Tin này là do em Bun Mạc, con trai của một liệt sĩ ít Xa La cung cấp.
Bun Mạc mới mười hai tuổi, cha mất từ lúc lên năm, nhà gần đồn Huội Koòng. Một lần tên sếp Xu đi đâu về thấy em đang chơi quanh quản gần đây, hắn quắc mắt hỏi:
- Nhóc có biết It Xa La bạn với bố mày ở đâu không?
Em lắc đầu bảo không biết. Tên sếp liền rút súng ngắn ra doạ:
- Không nói tao bắn bể sọ thằng It Xa La con.
Bun Mạc liền trả lời cứng cỏi:
- Ông có súng thì cứ bắn, chứ tôi trẻ con biết gì mà nói Ít Xa La là người lớn đi đâu họ cũng bảo cho trẻ con biết được à.
Tên đồn trưởng đơ miệng, hậm hực đút súng vào bao bỏ đi.
Hôm đó đứng vào ngày rằm. Khi cả ba đến nơi tập kết, thì cũng là lúc mặt trăng vượt qua một đám mây đen hiện ra tròn trịa như cái mâm bạc, lập tức cảnh vật xung quanh như được dát bạc sáng trưng. Ngôi nhà của sếp Xu nằm rìa bản Huội Koòng, đêm nay càng nổi bật với bốn cái cột trắng lùng lững trước hiên và xa hơn, vẫn có thể nhìn thấy bóng tên lính gác bồng súng đang ngồi im lìm trên cái chòi canh cao lêu đêu ở đồn. Trong nhà sếp Xu có ngọn đèn măng xông sáng trắng một khu, tiếng ồn ào vọng ra không ngớt. Ông Nhị Nguyễn nhìn đồng hồ, mới hai mươi hai giờ, vậy là ba người vượt qua khu rừng thưa của dãy Phù Luỗng, đến sớm hơn dự kiến gần một giờ. Đỗ Trường ghé vào tai ông nói nhỏ:
- Từ đây đến cái cổng trắng cũng lắm mắt chục phút, cậu ước lượng mười lăm phút là thừa qua đây.
Có lẽ anh ta đúng, thời gian tiếp cận ngôi nhà phải sao không thừa thiếu một phút nào để tránh bị lộ diện nhiều ở chỗ quang đãng. Rõ là anh ta có kinh nghiệm hơn ông trong trận đánh cụ thể thế này. Bỗng Nôm ngồi bên bấm hai người chú ý, có một cái bóng nhỏ bé đang qua trước nhà sếp Xu và cố ý đi chậm lại lại ngó nghiêng. Nôm thì thào.
- Bun Mạc hay sao ấy?
Ông Nhị Nguyễn đã gặp Bun Mạc nên nhận ra ngay cái dáng loắt choắt của cậu ta đang xách một cái giỏ khá to. Giờ này nó đến đây làm gì? Bỗng từ phía sau hai cột trắng xồ ra hai tên lính, một tên túm lấy Bun Mạc quát:
- Đi đâu?
- Cháu đi thăm bà ngoại bị ốm. Tiếng Bun Mạc lanh lảnh.
- Xéo mau! Tên đó bỏ cậu bé và hai đứa cũng trở vào sau hai cột. Bun Mạc vụt đi qua. Đỗ Trường quay sang nói với Nhị Nguyễn và Nôm:
- Vậy là các anh chưa tính đến hai linh gác đứng sau cột, mà chỉ có tên gác ở ngoài đường giờ chưa thấy đâu.
Biết đâu cậu bé cũng linh cảm đêm nay đội công tác đột nhập, mà muốn làm cho địch bộc lộ lực lượng canh phòng? Chẳng loại trừ điều ấy, nhưng nhiều khả năng cậu bé có việc sang nhà ngoại thật, chỉ tình cờ qua đây thôi. Hôm trước cơ sở đã báo, khi về nhà sếp Xu thường bố trí một tên cầm tiểu liên canh chừng phía ngoài đường nay chúng đột ngột thay đổi vị trí gác và tăng thêm lính, tình huống mà Bun Mạc tạo ra đã làm rõ điều đó.
Thời gian dường như trôi chạm chạp hơn bình thường. Bầu trời thăm thẳm mặt trăng tròn vành vạnh đã lên đến đỉnh đầu. Nửa đêm phía cầu thang rậm rịch, lũ khách đang đi ra. Có cả thảy bốn, năm tên ngất ngưởng chắc toàn cấp chỉ huy trong đồn, khi chung ra đến đường đã thấy hai tên lính lúc nãy súng quàng chéo sau lưng nhập bọn. Bọn chúng kéo nhau ra giữa con đường rải đá vắng lặng, ngả ngốn đi về phía đồn. Cả ba Nhị Nguyễn, Nôm và Đỗ Trường, đều căng mắt nhìn từng đứa trong toán đó, không có cái đầu cắt cua dáng to bè, chân khuỳnh khuỳnh của sếp Xu, vậy là đêm nay hắn ngủ lại nhà. Và hắn còn khinh xuất, không cắt cử lính ở lại canh phòng. Giờ báo tử tên ác ôn đã điểm.
Chừng nửa giờ sau đèn măng xông trong nhà phụt tắt. Một ngọn đèn dầu trên sàn le lói hắt ánh sáng ra ngoài Xung quanh im ắng chỉ có tiếng côn trùng râm ran xa gần. Ông Nhị Nguyễn nhìn đồng hồ, đã một giờ sáng. Cả ba vụt đứng dậy theo hàng dọc lẩn nhanh vào bóng tối của lùm cây mái nhà hướng về phía ngôi nhà sàn cao to nhất bản lồ lộ bốn cột trắng. Đến nơi, Đỗ Trường không vào mà giấu mình đúng vị tri tên lính gác ban nãy trong khi Nôm và Nhị Nguyễn vượt qua dãy nhà ngang bên trong. Nhà sếp Xu trước đây vẫn có một con chó Bẹc giê thả vào đêm, cả tháng vừa qua cơ sở của ta đã tìm mọi cách đánh bả, bị hụt mấy lần, mãi đến chiều hôm trước mới diệt được con vật dữ dằn ấy, chắc hẳn sếp Xu chưa kịp thay thế. Hai người vào đến nơi vẫn không có tiếng chó sủa, âu cũng là đến ngày tận số của hắn. Hai người vững tâm vượt qua khoảng trống ở sân, đến sát chân cầu thang. Sàn, vách của nhà toàn bằng gỗ, phía trên lặng như tờ. Nhị Nguyễn rút súng trong cạp quần, trèo lên, Nôm theo sát, thủ trong tay con dao găm. Dừng lại ở đầu cầu thang. Sàn nhà rộng thênh thang, không quây thành buồng riêng, nhìn thấy hai cái màn màu xanh thẫm và trắng mắc ở hai góc, cô tiếng ngáy khá to phát ra từ nơi màn xanh. Ông Nhị Nguyễn đoán, sếp Xu nằm trong cái màn xanh, có thể vợ hắn ngủ ở bên màn trắng. Nhón chân bước trên sàn, gặp phải tấm ván mỏng hơi lún xuống cũng đủ làm tim ông đập mạnh. Kẻ đang nằm kia là một sát thủ máu lạnh, trong khi ông chưa một lần xung trận kiểu này.
Hồi hộp còn vì mong sao sáu viên đạn ổ quay chỉ cần ít nhất nổ được một! Ngọn đèn hoa kỳ đặt trên giá gần ở vách phía sau lưng ông nên bị sấp bóng vả lại cái màn xẫm màu đứng ngoài nhìn không rõ mặt kẻ đang nằm, ông ra hiệu cho Nôm vén màn bật máy lửa. Có thể do ngồi lâu ngoài sương ẩm, xoẹt đến cái thứ ba bấc mới cháy. Quả là hắn. Nhưng lửa vừa bật lên thì tiếng ngáy dứt, tên sếp Xu mở bừng con mắt trắng dã, nửa tỉnh nửa mê. Ông Nhị Nguyễn giơ súng về phía đầu hắn, chợt nhận ra ngay sát hắn phía bên trong, còn có đứa bé trai trạc mười tuổi đang ngủ say. Đầu súng khựng lại. Tích tắc do dự đó, nếu tên ác ôn choàng mắt, tỉnh hẳn nhận ra ông thì sẽ hỏng mọi việc, may sao cơn mê hoảng đã qua, hắn lại từ từ nhắm mắt. Lần này đầu súng dí gần sát vào bộ mặt nhãy mỡ như cái thớt và đôi môi dày đang chóp chép hơi rượu phả ra nồng nặc của hắn. Ông bóp cò. Cắc! Cắc! Cắc! Mặt hắn mở bừng. Thoáng giật mình tay súng của ông hơi chúi xuống. Đoàng! Viên thứ tư nổ khi mũi súng chạm vào phía rìa ngực hắn. Hắn rống lên giãy dụa. Tiếng thằng bé thét khiếp đảm cùng với tiếng người đàn bà bên màn trắng u ớ líu lưỡi. Ông Nhị Nguyễn kịp dí súng vào chỗ màn xanh bùng nhùng bóp cò tiếp. Lại “cắc”. Hai người vọt đến chân cầu thang trong khi tên ác ôn giãy giụa rồi thoát được ra khỏi màn gào thét nhảy ào xuống đất, lao ra hướng cổng. Ông Nhị Nguyễn bám theo hắn bóp cò, vẫn “cắc!” Ngay sau đó một tiếng “đoàng”, vỡ trời đêm, tên Xu ngã vật ra đường. Đỗ Trường vừa kịp ra tay tiếp ứng. Rồi cả ba cùng chạy thẳng về nơi vừa tập kết, trong lúc đến lượt trên đồn hoảng loạn gào loạn xị vài tràng súng liên thanh xả đạn ra xung quanh.
Vụ trừ khử tên ác ôn rung động toàn Nha Hởn, bà con hả lòng hả dạ còn bọn nguỵ hoảng hồn không còn dám xuống bản nghênh ngang như trước nữa. Sếp Xu bị hai phát đạn gần như đối xứng nhau vào phía trước ngực phải và phía sau ngực trái, đã chết ngay trong đêm. Vợ con hắn thì khiếp vía, đã cao chạy xa bay về tỉnh lị Chăm Pa Xác. Cấp trên khen nhóm Nhị Nguyễn hành động mau lẹ, hiệu quả nhưng không hiểu sao đã biết chuyện đội trưởng lần đầu vào hang bắt cọp lại sử dựng khẩu súng tậm tịt đến thế, đáng lẽ trước khi đi phải báo cáo xin đổi vũ khí tốt hơn. Trên chỉ nhắc nhở điều này, còn khen ngợi Đỗ Trường đã ra tay kịp thời.
Ông Nhị Nguyễn nói vui với hai người: cầu được ước thấy sáu viên đúng là chỉ nổ có một.
Xong một việc lớn ông Nhị Nguyễn nghĩ ngay đến việc về thăm bà mẹ Xão Xọi đang bị ốm. Đỗ Trường xin đi cùng, bảo là muốn biết thêm một vài cơ sở trong bản. Ông Nhị Nguyễn gạt đi, lấy cớ là anh ta cần về cứ bảo cho tình hình, nhân tiện đổi cho ông khẩu súng ngắn. Đỗ Trường vẻ mặt không vui. Tham tâm, Nhị Nguyễn không muốn anh ta biết cơ sở này, bởi chuyện quan hệ giữa ông và Xão Xọi càng kín càng tốt. Đêm đó Nôm cũng về thăm nhà trưởng bản Phăn.
Bà mẹ Xão Xọi mệt nặng có lẽ do cảm hàn, ông Nhị Nguyễn mang về cả cơ số thuốc của mình. Mới nửa tháng không gặp gương mặt bà hốc hác, Xão Xọi đang lúi húi nấu nồi cháo. Bà mẹ cười nói với Nhị Nguyễn:
- Mẹ nghe tin đã diệt được thằng sếp Xu mừng như khoẻ ra. Không hiểu sao cái đêm hôm ấy Xão Xọi cứ bồn chồn vào ra không ngủ được nó bảo với mẹ là bỗng thấy lo cho con lắm. Mẹ hỏi nó bảo chỉ là cảm thấy như thế thôi chứ không biết anh đang làm gì. Ngay sáng hôm sau tin thằng Xu bị chết loang đến bản nó sướng quá chạy vào cho mẹ nằm bảo nhất định là do đội của anh làm được chuyện này và nghe nói đã trở về an toàn cả.
Xão Xọi bưng lên bát cháo loãng, bà mẹ ngồi dậy húp hết, rồi ông Nhị Nguyễn lấy thuốc cho bà uống. Bà lại nằm, còn giục hai người ra ngoài nói chuyện, chắc hẳn mẹ cũng linh cảm thấy sự khác thường trong quan hệ giữa hai người thời gian qua.
Lúc ông Nhị Nguyễn trên rừng về, Xão Xọi đang ở trên vườn hái mấy thứ lá thuốc nấu nước xông cho mẹ. Nàng bỏ cả lá chạy ra ôm lấy ông, cử chỉ nồng nhiệt khác hẳn những lần trước, có lẽ do nàng vui vì tin sếp Xu bị diệt. Nàng đẫy người hơn, ánh mắt vui hơn. Ông hỏi ngay, mẹ ốm thế nào, nàng bảo đã mệt hai tuần nay. Rồi nàng chưa cho ông lên nhà, mà bắt đúng ngoài vườn hỏi rối rít.
- Anh bắn trúng nó hả?
- Cả bạn anh bắn nữa nó mới gục - ông Nhị Nguyễn cười bảo - lần đầu chưa quen.
- Bạn anh là cái anh cao to hôm trước em gặp ngoài rừng hả?
Ông Nhị Nguyễn gật đầu, hỏi lại:
- Sao hôm ấy em lại tự tiện ra nơi hẹn, không đúng quy định của bọn anh?
- Em biết - Xão Xọi nói - nhưng hái được nắm rau dả nàng các anh lâu không có chất tươi em mang ra định để đây rồi về, thì gặp đừng lúc các anh đến.
- Anh ấy có hỏi chuyện em không?
- Có hỏi em thấy người lạ không nói gì. Có sao không anh?
- Không sao! - ông Nhị Nguyễn nói và đi vào nhà.
Khi hai người ra ngoài nhà ngồi, ông Nhị Nguyễn hỏi:
- Em có khoẻ không?
- Em bình thường thôi - Xão Xọi nói rồi cúi xuống nói nhỏ - Em chỉ hay nhớ anh thôi.
Ông Nhị Nguyễn ngồi nhìn nàng cúi đầu im lặng thương quá mà không thể làm cách nào khác. Lâu nay ông vẫn tâm niệm, mình đã có một người vợ bé nhỏ ít hơn ông hàng chục tuổi thơ ngây và nòng nhiệt, thật chẳng còn mong gì hơn nữa. Nhưng hoàn cảnh lại trớ trêu không cho phép được kết hôn, giờ đây ông đã dự liệu đến cuộc chia li sắp tới liệu con nai nhỏ bé, dễ thương của ông có chịu đựng nổi điều khắc nghiệt ấy? Nhiều khi ông nghĩ giá đừng quen nàng đừng gần gũi nàng thì nàng sẽ đỡ khổ hơn có được một hạnh phúc trọn vẹn với một ai đó cũng yêu nàng hết mình.
- Anh nghĩ gì thế? - Xão Xọi chợt ngẩng lên hỏi.
- Anh lo cho mẹ cho em - ông nói.
- Hàng ngày mẹ vẫn hay nhắc anh nhiều hơn là em nhắc đấy. Cái gì cũng Nhị Nguyễn. Đun nấu trong bếp, mẹ bảo củi của Nhị Nguyễn. Thắp đèn mẹ bảo cà boong của Nhị Nguyễn, ăn tràu mẹ bảo rẽ chay Nhị Nguyễn khéo chọn ăn ngon quá. Mẹ quý anh còn hơn cả em.
Nói đến đây Xão Xọi nhìn ông cười và đôi mắt nai anh lên niềm vui thường nhật, ông Nhị Nguyễn ngồi xích lại gần hơn nói:
- Anh có thể phải đi xa đây.
Đôi mắt nai hốt hoảng.
- Anh là bộ đội mà, ông nói tiếp - nay chiến trường này mai chiến trường khác là chuyện thường.
- Đi rồi anh lại về với em chứ?
- Chiến trường bên nước em rồi cả chiến trường rộng lớn bên nước anh nữa. Không thể nói trước điều gì. Người lính nào cũng vậy mà.
- Anh đi xa nhưng không bỏ em chứ?
- Sao em hỏi câu này nhiều thế?
- Em cứ sợ!
- Anh hỏi lại lần nữa - Bỗng ông Nhị Nguyễn nhìn thẳng vào nàng - Em có con rồi phải không?
Gương mặt Xão Xọi bỗng trở nên nhợt nhạt nàng im lặng hồi lâu mới ngửng lên giọng trở nên thảng thốt như chính mình cũng không tin lời mình nói:
- Chưa! Em vẫn giữ cho anh đấy.
Ông Nhị Nguyễn trở lại rừng với tâm trạng khá nặng nề, vẫn là điều khó xử lâu nay với người con gái ấy đang đè nặng lên lương tâm. Gần đây có lúc ông còn định tìm lối thoát như cách Lèng Cảnh đã làm nói thực với tổ chức chịu kỷ luật ra quân và về Pha Lan sống với nàng. Thế có nghĩa là chấm hết cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi và cả sự nghiệp sẽ gây dựng lên sau chiến tranh khi trở về nước mà ông đã nghĩ tới. Thế còn có nghĩa là người duy nhất sống sót đã phụ lòng những thuỷ thủ đã phải bỏ mình trên biển, cùng nỗi đâu đớn nhục mạ do kẻ thù gây ra cho chính người ấy lúc bị bắt. Như thế cái giá của cuộc tình này là quá lớn.
Thêm một tuần trôi qua. Bỗng có giấy gọi ông Nhị Nguyễn về căn cứ. Chắc lại một nhiệm vụ mới và với khẩu súng Brawning ngon lành vừa được phát, chuyện diệt một tên ác ôn như sếp Xu đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Gặp ông lần này không phải chỉ huy trưởng, mà là chính uỷ phân khu. Chính uỷ hơn ông vài tuổi cũng quê ở Hà Nội và khi nhập ngũ là nông dân ở ngoại thành ông vẫn được anh em đặt cho biệt danh “Chính uỷ thích đùa” tức là muốn nói đến tính hóm hỉnh, dễ dãi của ông khi làm việc. Những lần gặp trước, chính uỷ xởi lởi cậu cậu, tớ tớ đồng hương, đồng khói mà lần gặp này nét mặt lạnh băng. Không có lời mào đầu, chính uỷ nhìn thẳng vào ông, hỏi:
- Có đúng là anh có quan hệ bất chính với một cô gái ở bản Pha Lan?
Ông Nhị Nguyễn đờ người. Xão Xọi vẫn giữ kín bưng bà mẹ càng không có lý do để nói ra, vậy sao chính uỷ biết chuyện? Sau ít phụt định thần ông tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi lại:
- Thủ trưởng nói tôi không hiểu. Ngoài việc vào bản gây dựng cơ sở đã mấy tháng nay chúng tôi sống trong rừng sâu. Thủ trưởng hỏi thêm anh Nôm thì rõ.
Anh chính uỷ im lặng lát sau nói tiếp.
- Lúc đầu chính tôi cũng ngạc nhiên. Anh là một tri thức đã được rèn luyện qua nhiều thử thách khắc nghiệt. Đang định đề bạt và chuyển anh về quân khu. Nhưng đơn tố cáo đã đưa ra bằng chứng rất cụ thể, còn nói rõ cả ngày giờ anh gặp và nói những gì với cô gái người Nha Hởn ấy. Tôi nghĩ sự việc đã đến mức nghiêm trọng nên thành khẩn với tổ chức, đừng chối quanh nữa.
Ông Nhị Nguyễn hỏi:
- Ai đã tố cáo tôi?
Chính uỷ nói.
- Anh không cần biết ai viết đơn. Giờ tôi nói cụ thể hơn để anh xác định thời độ và không dối quanh: có ấy tên là Xão Xọi, hiện đang ở cũng với mẹ. Sự việc quan hệ giữa anh và có ta trong đơn khẳng định là chưa lâu khoảng vài tháng nay khi cậu về gây dựng cơ sở ở Pha Lan. Vậy đấy.
Người có thể tố cáo trước hết là Nôm. Cậu ta ở với mình từ đầu, nhưng là người hiền lành ít nói vả lại chưa bao giờ cậu ta đến nhà Xão Xọi, chỉ biết có khi anh giới thiệu một lần gặp ở bìa rừng. Nếu có chuyện gì, với tính cách bộc trực vô tư cậu ấy sẽ nói ngay chứ không khi nào lại viết đơn tô cáo ông cả. Hay chính là nàng, vì sợ mất ông mà đã phải làm chuyện này? Không khi nào! Ông nghĩ lại. Chỉ còn Đỗ Trường. Anh ta vừa chân ướt chân ráo về đội lại vừa tham gia trận đánh rất tốt, anh ta đã biết gì về Xão Xọi mà tố mình?
Chính uỷ hạ giọng và thực bất ngờ khi cách nói của ông trở nên bỗ bã, dường như đây chính là cách đơn giản nhất để vị chính uỷ thích đùa thuyết phục cấp dưới nhận ra khuyết điểm.
- Ai tố cũng vậy cả, cái chính là không có lửa sao có khói? Nhân tiện kể thêm với cậu một kinh nghiệm của tớ, vì sao không chết vì người đẹp khi vào bản làm dân vận. Mình kẻng trai chưa vợ, thiếu gì gái mê. Nhưng bất loận là ai, trong trường hợp nào bập vào là toi. Cho nên, hễ gặp em nào trông ngon đầu mày cuối mắt là tớ lại nhẩm trong đầu mỗi câu thần chú: sướng cu mù mắt; sướng cu mù mắt. Cứ nhẩm nhiều lần là tỉnh ra, tránh được bùa mê thuốc lú của sắc đẹp. Gặp cao thủ bám dai như đỉa nhảm câu chú ấy liên tục mà xem ra khó thoát, thì dùng đến chiêu an toàn nhất là ù té quyền, tức phòng hoả hơn cứu hoả. Đơn giản thế thôi ấy là trường hợp gặp em ở Chăm Pa Xác cũng bằng tuổi Xão Xọi của cậu hồi mình mới sang Nam Lào. Thâm tâm thích người ta bỏ mẹ đêm thường nằm mơ “cưỡi” người ta liên tục. Mà em cứ lăn xả, biết để vậy khó thoát, thế là chọn một buổi sáng, ngủ dậy còn tỉnh táo, tớ chủ động đến báo cáo tổ chức và xin chuyển, lúc đó tổ chức còn đôi chút vân vi, lưỡng lự chưa muốn cho chuyển, tớ đe, đã báo rồi nếu xảy ra chuyện gì là không chịu trách nhiệm đâu thủ trưởng nhá. Bố tổ chức cũng không dám để ở lại. Biết là dùng chiêu ấy là hạ sách, người ta sẽ giận, cho là hèn. Hèn còn hơn mù mắt! Đây lý sự của thằng ít học bọn tớ, chỉ đơn giản như vậy mà hiệu quả tránh được sai lầm khuyết điểm, chứ không như bọn tạch tạch sè, các cậu phức tạp vấn đề bỏ mẹ. Thôi nói dông nói dài vậy bây giờ trước hết phải giải quyết hậu quả cho cậu. Ngồi đây viết tường trình, viết đến khi ra vấn đề thì thôi.
Ông Nhị Nguyễn thấy không cần loanh quanh nhiều lời làm gì nữa. Và ông kể lại với chính uỷ những nét chính trong quan hệ giữa hai người từ lần đầu đến Pha Lan phải đóng vai chồng nàng và về tập tục của người Nha Hởn, ông cũng thổ lộ điều khô xử hiện giờ của mình.
Ông đã nói xong hồi lâu, cả hai đều ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Bỗng chính uỷ quắc mắt hỏi:
- Cậu khẳng định chưa có con với người ta chứ?
Ông Nhị Nguyễn nói:
- Chính hôm rồi Xão Xọi vừa nói lại lần nữa với tôi về điều ấy. Tôi đã nói hết với thủ trưởng và xin nhận mọi kỷ luật. Tôi chỉ có một nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội hoặc chi ít cũng là khi chiến tranh kết thúc. Còn quân đội không chấp nhận được, buộc tôi phải ra quân, xin cho tôi được lấy cô ấy, sau đó hoặc là về Việt Nam hoặc là ở lại đấy tuỳ cô ấy quyết định.
- Không ra quân dễ thế đâu - Chính uỷ gằn giọng - có thể còn ra toà án binh nếu người ta nhất quyết bắt đền và chuyện thành to, ảnh hưởng đến quan hệ với bạn. Hủ hoá là tội nặng ngang tội phản quốc. Giờ cô ấy mà có mang và tố cậu là phiền đấy. Dựa cột, chứ không nhẹ đâu. Đến lúc ấy, tuy đồng hương thật, tớ cứ phải việc công chiều phép công mà làm thôi.
Ông Nhị Nguyễn nói ngay:
- Tôi không hề nghĩ đến đồng hương đồng khói gì trong chuyện này.
- Được - Chính uỷ bỗng đập tay xuống bàn làm cuốn sổ và cây bút nay tung lên - Cậu không phải thích. Tháng trước ở mặt trận phía Bắc đã có một quân nhân phải ra toà án binh vì phạm vào kỷ luật quân tình nguyện đấy!
Nói xong chính uỷ quay ngoắt nhìn ra xa hẳn là muốn xả bớt cơn tá hoả chợt ập đến. Ông Nhị Nguyễn ngồi trơ như khúc gỗ vô tri. Mọi chuyện đã kết thúc thật tồi tệ, giờ hoàn cảnh ông như đang chui bụi rậm, rúc phía nào cũng gai cào toá máu. Bỗng chính uỷ quay lại giọng đã dịu hơn, cái nhìn thì độ lượng đau xót:
- Trước khi cậu lên đấy tớ đã nghĩ đến hướng giải quyết chuyện này nếu điều tố cho là đúng. Thôi giờ cậu viết bản kiểm thảo tự nhận mức độ kỷ luật và nguyện vọng. Trong Đảng uỷ chỉ huy quyết sau. Tất nhiên, chuyện này cần khoanh lại không nên để lộ ra diện rộng, xử lý nội bộ sẽ tốt cho cậu, cho cô ấy và cho cả quân tình nguyện chúng ta.
Ông Nhị Nguyễn cứ ngồi thừ và cảm thấy đầu óc rỗng không, mọi chuyện giờ đây đã trở nên vô nghĩa. Chính uỷ đang lúi húi lục tìm một thứ gì trong tủ, bỗng quay lại nhìn ông, hỏi:
- Sao? Hết chữ, không việt nổi hả?
- Tôi hỏi thực thủ trưởng - ông Nhị Nguyễn nói - Hủ hoá với yêu thực lòng có khác nhau không?
- Trong quân ngũ thì một rọ cả. Đừng vòng vo Tam Quốc nữa. Quân lệnh như sơn không có chỗ cho từ “yêu”> Viết. Kỷ luật. Chỉ có vậy!
Ông Nhị Nguyễn ở lại trên căn cứ thêm ít ngày chờ phán quyết cuối cùng. Và chính uỷ đã gặp lại nói là nhẹ nhất rồi đấy cảnh cáo ghi lý lịch khai trừ lưu Đảng; cách chức đội trưởng; hạ cấp; đuổi về nước. Nhận tờ quyết định ông không hề choáng, điều này đã được dự liệu từ trước. Không thể khác!
Nhưng điều làm ông khổ tâm nhất là không biết sẽ phải nói với Xão Xọi và mẹ nàng như thế nào trước khi lên đường. Tôi hôm đó ông đến nhà nàng. Bà mẹ đã đỡ mệt hơn, bà mừng rỡ khi thấy ông trở lại vẻ mặt Xão Xọi lại lọ rõ lo lắng bồn chồn, bất an, quả nàng là người có linh cảm mạnh. Ông có giữ vẻ mặt bình thản trước mặt hai người nhưng giọng nói gượng gạo của kẻ mắt hồn. Rồi bà mẹ theo lệ thường cố tình lấy cớ làm một việc gì đó để cho hai người ngồi với nhau.
Ông ngồi thừ nhìn nàng hồi lâu chưa biết nên nói cái tin sẽ là quá sốc ấy thế nào thì đôi mắt nai đã đẫm lệ, nói trong tiếng nấc nghẹn ngào:
- Anh phải đi xa phải không?
Ông vẫn ngồi yên, đưa nàng cái khăn mùi xoa trong túi để lâu nước mắt, cái khăn có theo con chim hoà bình của Nghĩa tặng dạo nào. Rồi nàng đã tĩnh tâm lại nói tiếp:
- Mấy đêm em không ngủ được nghe anh Nôm nói anh lên cứ họp là em đã biết có điều dữ. Anh nói thực đi, có chuyện gì rồi phải không?
- Cấp trên đã biết chuyện của chúng ta - ông Nhị Nguyễn nói nhỏ, chậm rãi - Anh đã nhận cả. Anh phải về nước ngay.
Gương mặt nàng bỗng đờ dại bệch ra như sáp. Nàng ngả người tựa vào vách cho khỏi ngã và cứ để nước mặt tuôn trào đẫm hai má, lã chã rơi từng giọt xuống ngực ông cùng muốn khóc, nhoài người ôm nàng không thể nói thêm được câu nào. Hai người cứ thế ngồi im lặng có đến hàng giờ. Rồi nàng ngẩng lên nhìn ông nài nỉ:
- Anh cho em về Việt Nam với! Được không?
Ông có phần bất ngờ. Mãi sau mới nói:
- Anh có bị đuổi đâu vẫn trong quân mà.
- Họ đuổi anh về còn gì? - Xão Xọi nghẹn ngào.
- Anh bị cách tuốt cả. Về làm lính trơn.
- Sao họ ác thế! - Xão Xọi nói - Anh yêu em là có tội à?
- Anh đã nói với em rồi - ông Nhị Nguyễn nói - Quân đội không có kỷ luật thì còn gì là quân đội. Họ không ác đâu, do anh sai.
- Em mới sai. Vừa gặp đã yêu anh liền. Anh là người đàn ông đầu tiên. Không thể còn ai nữa đâu. Vì em anh mang tội, chứ em không hối vì đã yêu anh. Anh cô hối là đã yêu em không?
- Không - ông nói - Anh chỉ hối hậ là đã làm khổ em khổ mẹ. Anh không biết nói với mẹ thế nào.
- Anh vẫn yêu em chứ? - Nàng lại hỏi ngửng lên đâu đâu nhìn vào mắt ông.
Nhị Nguyễn chỉ biết vuốt nhẹ bàn tay vào bên má bầu đẫm nước mắt của nàng thay cho câu trả lời. Lát sau nàng lại hỏi:
- Sao anh không bỏ luôn về với em? Anh không thích ở Lào thì em về Việt Nam với anh được mà. Đón cả mẹ.
- Anh đã nói với em rồi. Nếu bỏ được anh đã bỏ. Em có nhớ lần anh kể với em về con tàu chở hàng ra Bắc bị tàu chiến Pháp bắn chìm cả mười hai bạn anh chết cả, chỉ mình anh sống không?
Nàng gật gật ông tiếp:
- Nhiều đêm anh cứ mơ cái ngày chìm tàu ấy, những bạn anh bị cá rỉa chỉ còn lại đôi mắt cứ trợn trừng nhìn anh không nói. Mấy chục con mắt đầu trợn trừng dưới đáy biển nhìn xéo cả vào một thằng sống sót là anh. Như thế. Anh biết các con mắt ấy nói gì. Anh ở lại trong quân vì lẽ đó.
Nàng ngả đầu vào vai ông dường như ngủ thiếp vì quá mệt mỏi, quá tuyệt vọng. Ông lại thấy đầu óc rỗng không như lúc ngồi với chính uỷ. Câu chuyện mà vị chính uỷ thích đùa ấy kể càng làm ông thấy chán mình chán cái anh chàng Sở Khanh hèn đớn trong mình, thì ra tình yêu trên đời này chỉ là cái nhất thời, cái bản năng hoang dã lập tức bị đè bẹp bởi bao lý lẽ biện minh xem ra đều chính đáng cả, nhưng thực chất là sự nguy tạo và mọi dối lừa dồn cả vào người con gái nhẹ dạ, yếu đuối thế này đây. Ông chợt nghĩ tới mối tình đầu thời sinh viên, thật trớ trêu, sự lễnh loãng trong tình cảm giữa hai người trong nhiều năm trời ngày đó, với sự đậm đặc trong có vài tháng bây giờ, rốt cuộc đều kết thúc bằng con số không cả thôi. Trên đời này vẫn còn nhiều thứ quan trọng hơn tình yêu, mặt trận không có chỗ nào cho tình yêu nương náu cả. Thật cay đắng và trớ trêu biết bao! Bỗng Xào Xoi như bừng tỉnh một giấc ngủ dài thật ra khỏi vòng tay ông ngồi đối diện và nói thực rành mạch với ông:
- Em muốn có con với anh!
Ông cười ngượng, giơ tay kéo nàng lại gần, nàng ngoặt đầu tránh nhắc lại:
- Em muốn có con khi anh đi xa.
- Anh chẳng còn lòng dạ nào nghĩ đến điều ấy.
Ông nói ra câu ấy mà bỗng thấy riêng mình nhạt thếch, như có điều bất nhân mà mình cứ nhắm mắt làm ngơ.
Đã đến hồi kết rồi!
- Em biết - Nàng nói - Từ lâu anh vẫn sợ có con. Em phải hỏi anh lần nữa anh có còn yêu em không?
- Em hỏi điều ấy làm gì nữa? - ông ngán ngẩm hỏi lại.
Đôi nắt nai bỗng ánh lên sự dữ dằn hiềm thấy nàng nói trong nỗi thất vọng, ê chề:
- Em biết mà, anh đi là hết. Hết yêu em. Hiểu rồi. Anh chạy trốn!
Ông Nhị Nguyễn không ngờ Xão Xọi nói ra được câu ấy, chẳng phải chính ông cũng nghĩ về mình như vậy sao!
- Dù thế nào - Xão Xọi lại nói trong nỗi tuyệt vọng - Đến giờ em vân yêu anh. Cả lúc anh trốn chạy.
Ông nhớ mãi cái buổi chiều hôm ấy, lủi thủi một mình trên con đường mòn hun hút, rời cao nguyên Boloven với cái ba lô mỏng xẹp đựng cái án kỷ luật sau lưng. Và chỉ còn khẩu Saint - Etieune cổ lỗ trễ nải vò võ bên hông là bạn đường.
Ông trả lại khẩu súng ngắn mới lĩnh và cố tình mang nó về nước, khẩu súng từng gắn với ông bao buồn vui khẩu súng đã hết đạn. Chiều hôm đó ông đi như chạy không dám quay đầu lại, sợ cái ánh mắt nai tuyệt vọng, đau đớn của nàng xoáy đuổi sau lưng. Về nước, ông Nhị Nguyễn về một đơn vị chiến đấu, tuy không bị cách tuột xuống lính trơn, còn là trung đội phó. Hồi mới vào quân đội, ông từ phó giám đốc đài phát thanh được phiên sang đại đội bậc trưởng, vậy là ngoài kỷ luật về Đảng, ông bị giáng liền mấy cấp. Lúc ấy có anh cán bộ chính trị tiểu đoàn còn nói may cho cậu không bị tước quan tịch ra toà án binh là án dựa cột chứ tội chẳng nhẹ đâu ông thì không nghĩ đến chuyện “may” hay “không may”. Ngay cả cảm giác hổ thẹn cùng chỉ là thoáng qua. Ông vẫn dám nhìn thẳng vào mặt người khác khi nói chuyện, bề ngoài vẫn tỏ ra bình thản với anh em trong đơn vị mới ấy là do ông luôn chủ động một khi dám làm dám chịu, mình đã yêu Xão Xọi thực lòng sai là yêu không đứng chỗ, đúng lúc, phải trả giá là điều không tránh khỏi.
Đôi lúc ông lại tự hỏi: sao người đời hay móc chuyện này ra để hù doạ nhau thế nhỉ? ông không sợ sự hù doạ. Nhưng với toà án lương tâm thì khác, sợ phải đối mặt với chính mình và lạ là càng về cuối đời sự tự buộc tội càng trở nên nặng nề hơn. Đó thực sự là pháp trường trắng.
Trong hồ sơ lý lịch của ông chiến trường quen thuộc là Lào và thế là sau khi về nước chưa được bao lâu ông được điều động trở lại. Lào không phải Nam Lào mà là nơi ông đã từng đến hoi chưa nhập ngũ là Trung Lào. Tiểu đoàn của ông sát nhập với một vài đơn vị khác lớn hơn, lập nên sư đoàn Trường Kỳ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đông xuân năm 1953 - 1954, tiếp đến là thời kỳ hoà bình lập lại trên miền Bắc, đấu tranh thông nhất nước nhà. Đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến trường Đông Dương, các sư đoàn chủ lực của quân đội ta đều có mặt ở các chiến trường, sư đoàn Trường Kỳ vẫn chủ yếu hoạt động ở Trung và Bắc Lào. Cuối năm 1953, ông đã về gặp lại bố mẹ và em gái ở Việt Bắc. Trong lần về phép ấy, ông quen một người bạn thân của em gái, cô ấy xinh xắn nết na và hai người gọi là có “tìm hiểu” cho có lệ. Năm 1955 ông có con trai đầu lòng, bốn năm sau lại có thêm có con gái. Hình ảnh Xão Xọi được vùi sâu chôn chặt trong ký ức, khi có gia đình rồi, có lý do để quên hẳn những bóng hồng đã đi qua đời mình, nhớ chẳng để làm gì mà thêm vương bấn trong lòng.
Lúc gần đất xa trời này, mà ông Nhị Nguyễn lại nhớ đến người chỉ huy trung đoàn mình thời chống Mỹ, bởi cũng thật tình cờ, hôm nay chính là ngày giỗ của anh ấy. Ai đã là lính trung đoàn 55, sư đoàn Trường Kỳ thì không thể quên cái ngày tang tóc ba mươi nhăm năm về trước. Chuyện tổn thất đau lòng xảy ra có vài giờ sau khi quân ta đập tan sào huyệt của phỉ Vàng. Pao ở Long Chẹng. Trên đường xuống kiểm tra tiểu đoàn vừa thắng trận, trung đoàn trưởng đã bị trúng bom. Một tốp máy bay cường kích F4, quần thảo tuyệt vọng trên bầu trời Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng hòng cứu vẫn tình thế, đến khi trên đường trở về căn cứ Utapao, Thái Lan, một chiếc đã trút hú hoạ một quả bom còn sót lại.
Ông Nhị Nguyễn lúc đó đang ở hầm chỉ huy tiểu đoàn, nghe tiếng nổ rung chuyển núi rừng thì linh cảm ngay chuyện chẳng lành, giờ này trung đoàn trưởng đã đến gần nơi đơn vị đóng rồi, ông vội hô anh em chạy lên phía đèo, đã thấy trung đoàn trưởng và anh trợ lý tham mưu đi cùng nằm trong vũng máu. Quả bom nổ gần, làm hai người đều bị nhiều vết thương khuôn mặt biến dạng quần áo rách bươm. Cái chết đến với người trung đoàn trưởng nổi tiếng dũng cảm xông pha trận mạc bao nhiêu năm một cách nghiệt ngã và vô lý đến thế. Khi nghe tin anh ấy hy sinh, cả mặt trận sững sờ không ai có thể tin nổi!
Cái ngày ông vừa đặt ba lô xuống trạm khách đơn vị đầu tiên phải trình diện sau khi về nước, đã gặp ngay một người gày mảnh đi xiêu xiêu từ đâu đến, giơ tay bắt trước, cười xuê xoa và nói khơi khơi:
- Tôi là đại đội trưởng. Đã nghe chuyện của anh ở Chăm Pa Xác rồi. Vậy giờ anh là trung đội phó già nhất toàn quan đấy nhá. Đừng ngại. Có đủ chiến dịch cho anh làm lại từ đầu.
Ông hoàn toàn bất ngờ, hẫng hụt trước lối làm quen như vậy. Một nông dân mặc áo lính, nói năng cục mịch đường đột. Ông hơn anh ta đến bốn, năm tuổi, đáng ra anh ta không nên xia vào nỗi đau của người vừa chân ướt chân ráo về đây.
Lúc đó bực người đại đội trưởng ấy lắm, nhưng ông nuốt giận không nói lại câu nào. Rồi ông biên chế vào một đại đội khác chứ không cùng đại đội với anh ta.
Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, người nông dân mặc áo lính ấy nổi lên như một anh hừng, hai lần bị thương vẫn không rời trận địa và đại đội cửa mở của anh đã xuất sắc trong trận mở màn đánh vào đồi A1. Bẵng một thời gian khá dài, trong huấn luyện thời bình, rồi đến các đợt đi B ngắn, năm 1971 ông được điều trở lại chiến trường C, nhận nhiệm vụ tại trung đoàn 55. Đây cũng là lần cuối cùng ông sang đất bạn ông lúc đó là tiểu đoàn phó, đơn vị mới lại chính là đơn vị của người nông dân mặc áo lính ấy, với cương vị trung đoàn trưởng. Hơn một chục năm gặp lại anh ấy ít thay đổi về vẻ ngoài, vẫn gày, dáng xiêu xiêu, tất bật, tiếng oang oang. Sau khi chính uỷ trung đoàn dặn dò, trao đổi xong, trung đoàn trưởng liền hỏi tiếp ông một câu như đánh đố:
- Anh sang đất bạn cùng được nhiều năm rồi. Có biết ai đặt tên nước. Lào là Triệu Voi không?
Lại vẫn là sự đường đột không nên có với cấp dưới mới về ông không thể trả lời câu hỏi hóc như thế, mà chắc những vị ngồi đây cũng đều tắc cả. Như đọc được suy nghĩ ấy của ông chính uỷ trung đoàn một người trông dáng thư sinh nho nhã mỉm cười nói ngay:
- Anh Nhị Nguyễn ạ. Một quy định bật thành văn của đơn vị này là cán bộ từ cấp trung đội trở lên phải biết không nhiều thì ít về lịch sử của đất nước bạn, cùng như ta hiểu sử ta đây. Mà người gương mẫu trong chuyện này là trung đoàn trưởng.
Sau buổi gặp mặt trung đoàn trưởng lại chủ động mang cho ông mượn một cuốn vở ghi chép của mình. Cuốn vở đã nhầu, qua tay nhiều người có trang nhoè ố, có lẽ do bị nước mưa thấm vào trên đường hành quân, chữ viết bút mực thì tháu, song không mất nét, mắt dấu, cũng dễ đọc. Mấy chục trang vở học trò toàn là các gạch đầu dòng và hàng chữ đầu được kẻ đậm chân, na ná một cuốn từ điển về địa lý - lịch sử. Ngay gạch đầu dòng đầu tiên là “Đất nước Triệu Voi” viết: vua Pha Ngậm lên ngôi năm 1316, sau khi đã thống nhất các tiễu vương quốc Chăm Pa Xác ở miền nam Xiêng Khoảng ở đông bắc, Muông Si Va cùng thành phố Luông Prabăng phía bắc, đặt tên nước là Lạng Xạng, nghĩa là Triệu Voi. Hay ở mục từ “Cánh Đồng Chum” thuộc tỉnh Xiêng Khoảng số dân 16 vạn, 30 bộ tộc, độ cao 1200 m so với mặt nước biển. Trên một vùng ở trung tâm cạnh đồng có khoảng 700 chum đá khỏng lồ, được xác định niên đại là 3000 năm”.
Khi ông Nhị Nguyễn trả lại trung đoàn trưởng cuốn vở, hỏi là lấy đâu ra những tư liệu tỉ mỉ như vậy trung đoàn trưởng liền vui vẻ kể: “Cái cách mình tìm kiếm tư liệu như con kiến tha mồi vậy. Hai lần về phép đầu tiên lại thủ đô vài ngày sục vào các hiệu sách, thư viện. Còn gõ cửa nhà mấy bác giáo sư có tiếng của Viện Sử nữa. Hoá ra ở ta sách vở về nước Lào đâu có nhiều. Có vị giáo sư mình đến hỏi thì vị ấy khai thác lại mình và bảo chính mình mới là chuyên gia về phong tục tập quán của bạn. Ấy là do trước lúc về nước cũng đã lót dạ được dăm ba điều rồi, lúc nào rảnh rõi hành quân đến nơi nào, là mình đều tranh thủ hỏi chuyện khai thác các bô lão, trưởng bộ tộc, sư sãi. Thế rồi kiến tha lâu đầy tổ, mấy năm tích được khối thứ, cho tuốt tuột cả vào quyển vở này. Ngấn ấy trang thôi, anh em truyền tay nhau đọc, rồi cũng thuộc, có cậu còn mạnh mồm lên lớp cho các thông tin viên ở đơn vị bạn. Hôm rồi chính uỷ mặt trận không biết điều tra từ đâu, mà trong cuộc họp quân chính đã biểu dương, lính trung đoàn 55 am hiểu lịch sử, tập quân nước Lào nhất toàn quân. Mình hơi sượng, xin đính chính ngay. Nhất toàn quân thì không dâm đâu thủ trưởng ạ. Gọi là có chút của hồi môn nhét ba lô, nhỡ có làm rể thì cũng đáng mặt là chàng rể hiểu biết chút chút về tổ tống bên nhà bố mẹ vợ. Nghe vậy chính uỷ liền nửa đùa nửa thật nghiêm mặt bảo, đang chiến đấu, cậu nào có ý định làm rể là tôi cạo trọc đầu luôn, cho ở chùa thành sư đấy. Cả họi trường cười ầm ĩ.
Chỉ một thời gian ngắn ông Nhị Nguyễn tiếp xúc với trung đoàn trưởng trung đoàn 55, từ lúc nào ác cảm chuyển sang mến cảm, gần gũi. Anh ấy không để bụng, không nghĩ xấu về ai, thẳng ruột ngựa, chân thành vậy, sao mà giận lâu được. Ông còn hỏi chuyện vài lính cựu của trung đoàn, được biết sơ sơ về “trình độ” của thủ trưởng: trốn nhà đi bộ đội từ năm mười sáu tuổi, mù chữ. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ là đại đội trưởng đã học hết cấp hai vài năm sau hết cấp ba bổ túc hoàn toàn là tự học. Con người này lúc nào cũng ham học hỏi không giấu dốt.
Một lần sau cuộc họp với tiểu đoàn ông trung đoàn trưởng ghé tai nói: “Anh là người nhiều chữ nhất trung đoàn ta đây tôi muốn anh dậy cho ít tiếng Pháp, mà chịu chưa biết bố trí vào lúc nào”. Tưởng nói chơi vậy rồi anh ấy làm thật, tìm được một khoảng trống công việc vào tối thứ bảy. Hàng tuần cứ đúng tám giờ tối, ông Nhị Nguyễn lại lên lán trung đoàn trưởng. Bên ngọn đèn bão tù mù thầy trò đánh vật với chữ. Tay anh ấy được cái nhớ mặt chữ nhanh kiểm tra sơ sơ từ mới đầu viết không lỗi chính tả, chỉ phát âm thì giật cục như gà nghẹn. Nhưng rồi học buổi đực buổi cái, ở chiến trường làm gì có thứ bảy, chủ nhật, làm gì có ngày nghỉ?
Một người nữa luôn “gắn” với ông trong thời gian ở sư đoàn Trường Kỳ, chiến trường C, không phải ai khác, chính là Đỗ Trường. Như Đỗ Trường kể thì sau khi ông phải về nước, anh ta thay làm đội trưởng một thời gian ngắn rồi cũng rút, trên điều đến một trung đoàn bộ binh thuộc Quân khu Bốn rồi vào mặt trận Trị Thiên. Trước khi sang đấy anh thắng tiến có phần nỗi trội theo ngạch chính trị, khi ông Nhị Nguyễn là tiểu đoàn phó thì anh đã là phó chính uỷ trung đoàn, tức cao hơn hai bậc. Ông Nhị Nguyễn không quân tâm đến cấp bậc của anh ta, mà chỉ thấy ngạc nhiên một điều, người này hình như cứ bám riết lấy ông như một tiền định vậy! Ông không ghét anh ta, mà cũng chẳng thân từ lâu chỉ cảm thấy đây không phải là người có thể dốc bầu tâm sự. Đỗ Trường thì khi nào gặp ông cũng tỏ vẻ thân tình, hồ hởi lại còn có lần trước mặt mọi người chỉ vào ông nói đây là thủ trưởng cũ của tôi trong đội công tác võ trang tuyên truyền ở cao nguyên Boloven. Nghe vậy ông biết anh ta giả đò khiêm tôn. Ông làm đội trưởng của anh ta chỉ chưa đầy một tháng, đó là lần cùng vào hang bắt cọp ở Huội Koòng. Dù sao cả hai đều ý tứ không khi nào nhắc lại những chuyện đã đụng chạm nhau ngày trước.
Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là mảnh đất dụng võ muôn đời. Suốt thời chống Mỹ, tại đây đã diễn ra nhiều chiến dịch lớn, ta - địch cứ giành đi giật lại từng thước đất. Từ cuối năm 1960, đầu 1961 quân tình nguyện Việt Nam và Pathét Lào đã giải phóng một vùng rộng lớn gồm hai tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng. Năm 1969, quân chính phủ phâi hữu, quân.Thái Lan được sự hậu thuãn của Mỹ mở cuộc hành quân lớn mang tên Cù Kiệt, quân ta đánh chặn chúng từ nhiều phía và chiếm lại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Khi quân ta về nước địch lại tràn ra đóng ở nhiều nơi. Năm 1970 bộ đội tình nguyện cùng bộ đội bạn đánh đuổi quân địch giành lại vùng đã giải phóng. Năm sau lại có chiến dịch lớn, lần này nhằm vào sào huyệt của Vua Mẹo Vàng Pao ở Sảm Thông - Long Chẹng.
Trung đoàn 55 được chỉ huy mặt trận điều đi phối thuộc với sư đoàn bạn, đánh vào căn cứ trung tâm án ngữ cửa ngõ Long Chẹng. Đây là một thung lững nhỏ xung quanh đồi núi trùng điệp, địch đã bố trí các cứ điểm liên hoàn có hoả lực mạnh để yểm trợ cho nhau, gợi nhớ lại một tiểu Điện Biên Phủ, thời chống Pháp. Sau khi đi trinh sát về, trung đoàn trưởng họp bàn, giao các tiểu đoàn trưởng từng mục tiêu tấn công. Bài bản vẫn như cũ: pháo rót cấp tập mở màn khống chế các cứ điểm, sau đó cả ba tiểu đoàn tập trung binh lực chọc thẳng vào trung tâm mở toang cánh cửa sào huyệt Long Chẹng. Đó là cách đánh nhanh thắng nhanh, áp đảo bằng số quân đông hoả lực mạnh. Mọi việc chuẩn bị đâu vào đây còn bốn ngày nữa là đến giờ G, thì đùng một cái, lệnh trên điều hai tiểu đoàn đi làm lực lượng dự bị cho mũi vu hồi hai bên sườn đánh vào căn cứ đầu não địch. Còn trơ khấc tiễu đoàn của ông Nhị Nguyễn và một đại đội đặc công. Đúng lúc đó, tiểu đoàn trưởng bị sốt rét ác tính phải đưa về tuyến sau, ông Nhị Nguyễn được chỉ định là quyền tiểu đoàn trưởng, chỉ huy đơn vị đảm nhận mũi chủ công. Thế là toàn bộ kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh bị đảo lộn. Phải chọn lại mục tiêu và cách đánh. Bàn nát nước, cuối cùng đi đến thông nhất, chuyển từ đòn chớp nhoáng sang bốc dần bên ngoài khi chúng suy yếu hoảng loạn mới hợp lực xoá sổ toàn cứ điểm.
Hôm đó, ông Nhị Nguyễn cùng chính trị viện tiểu đoàn nhận xong nhiệm vụ đang định về triển khai thì có đoàn của phó tư lệnh mặt trận xịch đến kiểm tra. Phó tư lệnh dáng nhỏ thó, rắn chắc, nước da đen xạm, một trung đoàn trưởng nổi tiếng thời Điện Biên Phủ mà ông Nhị Nguyễn đã nghe danh nhưng đây là lần đầu giáp mặt. Hồi chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn trưởng hiện giờ là cấp dưới trực tiếp của phó tư lệnh và lính ta vẫn truyền nhau, đó là một cặp bài trùng đánh đâu thắng đó. Trung đoàn trưởng trung đoàn 55 đón cấp trên với sự trọng thị, còn có cả tình thầy trò, có thể nhận ra ngay điều này trong cử chỉ, chào hỏi. Phó tư lệnh đi nhanh đến bên cái bàn lớn đặt giữa nhà, tấm bản đồ đang để mở, rồi hỏi là đã điều hai tiểu đoàn đi chưa, kế hoạch tác chiến thế nào? Trung đoàn trưởng báo cáo xong, chỉ vào ông Nhị Nguyễn nói:
- Đây là đồng chí quyển tiểu đoàn trưởng được trao nhiệm vụ mở màn đánh vào cụm cứ điểm Tây bắc.
- Sao lạ. Tây bắc mà không phải là Trung tâm? Phó tư lệnh lừ mắt, đặt nắm đấm trùm lên giữa tấm bản đồ tác chiến.
- Chúng tôi chỉ còn đủ sức đánh vào khu hai - Trung đoàn trưởng nói - còn khu một ta dùng pháo khống chế với khu ba.
- Cách đánh như thế không đứng với tinh thần chỉ đạo của Mặt trận - Bỗng phó tư lệnh ngắt lời - Phải tập trung lực lượng đánh thẳng vào khu một!
Tất cả lặng đi. Nhị Nguyễn thấy nét mặt trung đoàn trưởng lộ rõ sự căng thẳng rồi ông thoáng nhìn ra phía ngoài như muốn thư giãn giày lát để lấy lại tinh thần. Một cán bộ tham mưu trung đoàn định trình bày thêm điều gì đó, phó tư lệnh phác một cử chỉ gạt đi ông tiếp:
- Tôi đem lệnh của Mặt trận xuống. Các anh phải chấp hành lệnh.
- Nhưng đây là lệnh nướng quân! Bỗng trung đoàn trưởng quay lại nói rồi nhìn thẳng vào ông thầy võ đoán của mình, một phản ứng làm tất cả mọi người sửng sốt. Phó tư lệnh cũng thoáng bất ngờ, song không nói gì, ông cúi xuống tâm bản đồ đôi mày rậm nhau lại sau đó ông ngồi xuống ghế đẩu để cạnh giường trung đoàn trưởng vẫn nghỉ trưa ngay tại sở chỉ huy. Ông Nhị Nguyễn theo dõi nét mặt phó tư lệnh, vẫn không thể hiện phản ứng bộc phát gì. Vị này hơn ông mấy tuổi, hoạt động tiền khởi nghĩa, và giờ đây bản lĩnh, sự từng trải làm ông ấy vẫn đủ bình tĩnh để chịu đựng, ngẫm ngợi về lời nói như xương hóc vừa rồi của cấp dưới.
Sau mấy phút im lặng, phó tư lệnh đúng lên đến bên trung đoàn trưởng, giọng trầm hẳn:
- Anh nói lại lần nữa phương án tác chiến xem nào.
Nghe trung đoàn trưởng trình bày xong, phó tư lệnh lại hỏi.
- Anh vẫn không chấp hành chứ gì?
- Tôi không thể chấp hành được cách chỉ huy như thế! Không chắc thắng lại có thể gây nhiều tổn thất cho bộ đội. - Giọng trung đoàn trưởng vẫn chưa có dấu hiệu xuống thang.
Chính uỷ trung đoàn từ nãy đến giờ im lặng đến bên trung đoàn trưởng nói nhỏ:
- Anh nóng quá đấy, tất cả ở đây cùng bàn lại xem thế nào đã.
- Thôi nghỉ giải lao! - Bỗng phó tư lệnh bất ngờ ban ra cái lệnh như muốn tháo ngòi nổ. Giải pháp của ông đơn giản vậy xem ra có tác dụng với mọi người.
Trung đoàn trưởng một mình bách bộ vài vòng quanh sân, còn phó tư lệnh thì lại đến bên bản đồ và quay sang trao đổi với mấy cán bộ tham mưu đi theo. Lát sau, ông đến cạnh Nhị Nguyễn hỏi:
- Đồng chí thấy nếu cứ đánh thẳng vào trung tâm có đảm bảo chắc ăn không?
Ông Nhị Nguyễn nhìn phó tư lệnh lắc đầu:
- Chúng tôi đã trinh sát kỹ. Phương án của trung đoàn trưởng chắc thắng và tránh được tổn thất.
Phó tư lệnh lại hỏi:
- Liệu xong cụm Tây bắc, anh còn đủ sức đánh tiếp?
- Đánh lấn ít gây thương vong lực lượng địch đã bị bóc trụi khi tổng công kích là nắm chắc phần thắng.
Trở lại cuộc họp, Phó tư lệnh nói:
- Thời gian gấp lắm rồi có muốn thay đổi cùng chẳng kịp. Các anh đã chuẩn bị thế nào cứ làm vậy. Phía bạn sẽ điều đến một đại đội bộ binh phối thuộc cùng các anh. Không thắng là tôi đưa các anh ra toà án binh đây!
Ông đến bên trung đoàn trưởng như muốn dàn hoà hỏi tiếp:
- Tiền tiêu trung đoàn bộ đặt ở chỗ nào cậu nhỉ?
Trung đoàn trưởng chỉ vào một điểm trên bản đồ phó tư lệnh đưa tay chỉ chỗ khác nói.
- Vị trí chỉ huy phải dễ quan sát dễ nắm quân chưa cậu cho vào chỗ này đi.
- Thủ trưởng nhìn nhầm địa hình do bản đò vẽ không chuẩn đấy - đến cả tình huống này trò vẫn không chịu nhường thầy một li - Chúng tôi đã đến tận nơi vị trí chọn là gần trận địa nhất rồi.
Buổi trưa, họp xong ông Nhị Nguyễn cùng chính trị viện tiểu đoàn trở về ngay nơi đơn vị đang tập kết, thì ập mưa, ông trời như bực dọc trút cho xong số nước còn sót lại cuối mùa ào ạt chốc lát rồi tạnh liền. Mấy lán lớp lá trung quân dột như giá, lính trùm áo mưa, căng tăng trong lán vẫn ướt lướt thướt. Phút chốc mặt đất nhão nhoét. Đó còn là thời cơ cho tỉ con vắt nhỏ như que tăm mai phục dưới lá tua tủa nghển lên bám dịt vào người nào đi sượt qua. Những lần trước, về đến lán chỉ huy ông Nhị Nguyễn thể nào cũng dừng trước thềm, để mắt xem có vắt gợt đi, lần này kệ vắt, cởi bỏ áo mưa là ông ngồi ngay vào trước cái bàn nứa và cắm cúi nhìn lên tấm bản đồ chiến sự cài trên liếp. Cán bộ trung đội, đại đội ở các lán xung quanh thấy ông và chính trị viên đội mưa bước sầm sấp vào lán như vậy đoán thể nào cấp trên cũng có quyết định thay đổi gì đó rất khẩn trương không đợi phải triệu tập đã nhao sang đủ mặt. Tất cả trùm vải ni lông đứng sát nhau thành vòng tròn chăm chú nghe mệnh lệnh từ hai người chỉ huy. Anh trợ lý tham mưu tay cầm sổ, bụt chì, tay nhăm nhăm cái que nứa vót nhỏ, chỉ đợi thủ trưởng cần chỉ bản đồ là đưa ngay. Sau khi chính trị viên có mấy lời ngắn gọn gọi là “quán triệt” tinh thần chỉ đạo của trên, ông Nhị Nguyễn vừa chỉ lên bản đồ vừa nói về phương án tác chiến mới, từng đại đội nhận các mũi tấn công cụ thể. Cuối cùng, ông nhắc lại câu kết luận của trung đoàn trưởng: “Vây chặt. Lấn tận hàng rào sát chiến hào địch không cho máy bay lên thẳng hạ cánh. Không cho thằng dưới lên thằng trên xuống, thằng trong đồn ra. Phải làm cho chúng ăn không ngon ngủ không yên, thằng sống nằm lẫn với thằng chết”.
Thay cách đánh gáp gáp như vậy mà phổ biến xong không ai có ý kiến gì khác ý cấp trên và ý người lính ở cơ sở đã gặp nhau, đó là cách đỡ tốn máu nhất.
Mọi người lục tục toả nhanh ra khỏi lán chỉ huy. Cậu trợ lý tham mưu khi cuộn tấm bản đồ lại, chợt phát hiện sau mang tai quyền tiểu đoàn trưởng treo lửng liểng một con vắt mọng máu đã to bằng ngón tay, chưa hết, nhìn xuống chân nhoe nhoét máu, móc ra mấy con nữa bám ở mu và gan bàn chân. Ông Nhị Nguyễn chợt cố so sánh thứ vắt rừng Lào không khác mấy với thứ đỉa vũng Việt Bắc, hễ có dịp là chúng thoả thế hút no máu. Nhanh thế, thoắt đã hai mươi năm có lẻ, ngày đó ông mới ngoài hai mươi, giờ sắp sang tuổi ngũ thập tri thiên mệnh rồi!
Không còn thì giờ nấu cơm từ chỉ huy đến lính mỗi người một phong lương khô. Trong vài phút, khắp các lán bỗng nổi lên không dứt tiếng sồn sột lục cục của nhai nghiền thứ bánh ép nén chặt như cục đá, rất tiện cho người lính chén để lấy sức vào trận và khi ngửng lên nhìn nhau, quanh mép, lỗ mũi ai cùng lem nhem dinh đầy bụi bánh trăng phớ. Rồi chiêu thêm ngụm nước, xúc xòng xọc ực xuống bụng là xong bữa. Thu dọn lên đường. Tống gọn các thứ còn để ngoài như bát đũa, bàn chải, khăn mặt vào các túi ba lô con cóc. Súng đạn khoác lên người, ai cũng nhanh tay bẻ thêm mấy cành lá tươi cài lên mũ đội đầu và sau lưng. Loáng một cái cả tiểu đoàn mấy trăm con người đã đứng kín trên bãi cỏ, lá nguỵ trang rùng rùng, súng, xẻng công binh, cuốc chim va nhau lách cách không dứt. Ông Nhị Nguyễn gọn gàng mũ cối, ba lô, khẩu súng ngắn K54 đeo trễ bên hông, bước nhanh ra bìa rừng, đưa mắt một lượt tỏ ý hài lòng về sự tập kết gọn nhanh của các đại đội trung đội. Những gương mặt trẻ ngời ngời, hướng cả về phía ông. Rồi đội hình hàng dọc lặng lẽ chuyển động. Ông Nhị Nguyễn cùng đại đội một đi đầu.
Bầu trời quang quẻ, xanh ngắt. Mặt trời trên đỉnh đầu mỗi lúc thêm chang chói, các lùm cây hơi nước bốc ngun ngút. Càng trèo lên cao càng thoáng đãng, tầm mắt mở dần ra. Đã thấy lác đác những cây thông lớn mọc hai bên con đường mòn, ông Nhị Nguyễn chợt nhớ lại cuộc vượt Trường Sơn lần đầu khi ông còn chưa trong quân ngũ, vậy là trở lại vùng đất Sôp Sang năm xưa. Rồi ông hỏi đại đội trưởng đại đội một đang đi bên, có biết tên những bản gần đây, anh lắc đầu, bảo lần đầu đến nơi này. Chừng hơn một giờ leo dốc, ông nhắc đại đội trưởng cho bộ đội nghỉ giải lao. Bỗng phía trước có hai người đang lúi cúi xuống dốc, một bà già và cậu thiếu niên. Người đàn bà nhỏ bé gày quắt queo gương mặt tiều tuỵ cái váy thì nhàu nhĩ nhiều miếng vá vải gai áo cũng đụp mảnh ở vai ở ngực. Lạ là bà ta còn đeo một khẩu súng cac-bin dường như khẩu súng quá nặng làm lưng bà còng hẳn xuống. Anh đại đội trưởng bước tới gần ra hiệu cho người đàn bà dừng lại và hỏi, sao lại có súng?
- Mình là du kích bản Sộp Phác mà - Người đàn bà nói - Đây là con trai mình nó cũng là du kích. Súng còn có ít đạn lắm bộ đội viên trợ cho một băng nhé.
Ông Nhị Nguyễn đang đứng cạnh gộc thông bên đường bỗng giật mình khi nghe nói đến tên bản Sộp Phác ông bước lại gần hỏi:
- Chị du kích tên gì?
- Vi Lăm.
Ôi cô gái xinh nhất bản năm xưa đây sao? Và ông tự nhủ không phải thiếu gì người trùng tên người đàn bà này dễ phải năm nhăm sáu mươi tuổi rồi còn. Vi Lăm ông đã gặp năm ấy giờ cùng lắm chỉ độ ngoài bốn mươi thôi ông hỏi lại lần nữa:
- Chị là Vi Lăm người bản Sộp Phác?
Người đàn bà gật đầu. Ông đến bên và nhìn vào đối mắt mệt mỏi của chị khó có thể hình dưng được hai mươi năm trước, đó là một đoá hoa rừng rực rỡ.
Bỗng Vi Lăm ngã bệt xuống về đường mặt tái nhợt mồ hôi lấm tấm trên trán.
Cậu con vội đỡ mẹ và quay sang nói với anh đại đội trưởng:
- Mẹ mình đã nhịn đói hai ngày nay toàn ăn nõn chuối rừng.
Anh đại đội trưởng vội lấy trong ba lô ra phong lương kho đưa cho cậu bé, cậu bẻ một nửa đưa mẹ, còn lại định cất vào túi. Vi Lăm bảo con cùng ăn đi và chị chậm rãi nhai cho đến hết miếng bánh. Ông Nhị Nguyễn ngồi xuống cạnh, đưa bi đông nước, chị uống ực một hơi nói với ông:
- Mình thấy mắt không còn hoa đầu không vâng nữa. May quá nếu mẹ con cứ đi tìm trong rừng thì biết đến bao giờ mới gặp được bộ đội.
- Vi Lăm còn nhớ một anh bộ đội Việt Nam tên là Lèng Cảnh không? - Ông Nhị Nguyễn hỏi bởi trong lòng vẫn phân vân, chắc gì đã phải cô ấy.
Người đàn bà mở to đôi mắt nhìn ông rồi hỏi lại:
- Anh Lèng Cảnh à. Sao thủ trưởng biết anh ấy?
Vậy đúng cô ấy rồi! Thời gian chiến tranh đói khát đã làm Vi Lăm thay đổi ghê quá, có thể chị ta không còn nhớ ông cùng Nguyễn Văn Bình nhưng quên sao được cái anh chàng to con đẹp mã, tán tỉnh sát sạt ấy cơ chứ. Và rất có thể thằng bé này cũng là con anh ta? Như chợt hiểu con mắt xăm soi ông nhìn thằng bé, Vi Lăm bảo ngay:
- Bố cháu là du kích mới chết trong trận chống càn. Nó mười lăm tuổi thôi mà!
Mắt Vi Lăm bỗng nhoà lẹ. Mấy chiến sĩ hành quân phía sau vừa đi đến đứng xung quanh hai mẹ con Vi Lăm. Anh đại đội trưởng hỏi bây giờ hai người đi đâu? Vi Lăm nói là đội du kích Sộp Phác vừa mất người chỉ huy chưa biết phải làm gì và mẹ con chị cứ đi tìm bộ đội Việt Nam xin tiếp viện vũ khí, lương thực trước đã. Ông Nhị Nguyễn gật đầu bảo mẹ con Vi Lăm cũng đơn vị quay lại bản.
Xế chiều mới đến Sộp Phác, ông Nhị Nguyễn vẫn nhận ra cái bản nhỏ bé của người Lào Mông nằm trong khu rừng thông, hơn hai mươi năm về trước ba anh em đã qua đấy nhưng giờ vắng teo tiêu điều. Ngôi nhà tranh cạnh đường mòn bị thiêu rụi còn trơ cái nền đầy tro than đen xì. Thấp thoáng trong rừng là những mái nhà lụp xụp xiêu vẹo. Tháng trước, một toán phỉ Vàng. Pao từ cụm Tây bắc nống ra cướp, bò, lợn, lương thực, bị đội du kích của chồng Vi Lăm chống trả, phải rút chạy bỏ lại mấy xác. Địch đông hơn, trang bị mạnh hơn, chồng Vi Lăm trúng đạn bị mắt nhiều máu, vài giờ sau tắt thở, mộ anh ở ngay trên đồi thông trước bản.
Trưởng bản trạc tuổi. Vi Lăm ra đón bộ đội, nói với ông Nhị Nguyễn:
- Dân bản sau trận càn chạy cả vào núi, nay đang về mỗi ngày một ít. Nhà nào cũng đói rạc dài thủ trưởng à.
Đại đội hành quân sau cũng đã đến đủ, cả tiểu đoàn tập trung trước con đường vào bản, ông Nhị Nguyễn trao đổi với chính trị viên cùng các đại đội trưởng trích ra một số gạo muối và thịt hộp giúp dân bản. Các đại đội liền cho người đưa gạo thực phẩm đến từng nhà. Đêm đó cả tiểu đoàn ngủ lại bản. Sộp Phác ông hỏi Vi Lăm về đội du kích. Hiện còn chưa đến một chục người, chị tạm thời là đội trưởng thay chồng và được nhận thêm hai băng đạn cac bin cùng mấy trái lựu đạn. Cậu con trai Vi Lăm bỗng cầm tay ông nói:
- Bác ơi, cho cháu đi theo với! Cháu bắn súng được mà.
Ông Nhị Nguyễn xoa đầu nói nói là chờ sang năm lớn tí nữa mới nhập ngũ được giờ cháu phải ở nhà cùng mẹ và đội du kích giữ bản chống lại bọn phỉ.
Thằng bé phải chịu, mặt buồn thiu. Lúc sắp chia tay. Vi Lăm còn hỏi ông về Lèng Cảnh, ông bảo bao nhiêu năm nay cũng không hề gặp lại anh ta. Vi Lăm kể:.
- Lần ấy em và chồng em trong rừng Sảm Thông, nhìn ra thấy toán lính Mẹo đang đi tuần trên đường cái. Có một người nom giống anh. Lèng Cảnh lắm nhưng do anh ta đội mũ chụp xuống mặt nhìn không rõ mặt. Chồng em bảo làm gì có chuyện ngược đời thế. Em tin là nhìn nhầm.
Vừa đến nơi tập kết là các đại đội cắm đầu hì hục đào hầm hào nguỵ trang phía trên. Khu vực trận địa bao vây chẳng mấy chốc đã được hình thành cách cụm cứ điểm Tây bắc của địch chừng nửa cây số. Ông Nhị Nguyễn dùng ống nhòm quan sát. Không có gì thay đổi so với một tuần trước, khi ông cùng trung đoàn trưởng đi trinh sát, đến sát hàng rào ngoài cùng. Cứ điểm nằm trên các mỏm đòi thấp, tạo thành thế chân kiềng yểm trợ lẫn nhau và nhắm về yểm trợ cho cửa ngõ vào Long Chẹng. Những đường hào xẻ dọc ngang đỏ lừ màu máu, ở mỗi đoạn hào lại nổi lên ụ lô cốt, hầm ngầm đắp bằng bao cát trắng phau, bên trên có mái lợp tôn. Mấy chục lô cốt, hấm ngầm liên hoàn, cùng năm lần hàng rào thép gai bao quanh biến cứ điểm thành một cái rọ thép kiên cố, không dễ chọc thủng. Không có đường bộ lên xuống căn cứ, mọi tiếp tế đều bằng máy bay. Sân bay trực thắng lọt thỏm vào giữa ba cứ điểm vây quanh. Đó là nơi tiếp máu tiếp nước cho mấy trăm tên lính Mẹo đang có thủ. Ta đã bố trí khẩu đội pháo phòng không 12,7 ly gần đó để khống chế máy bay địch lên xuống. Có một chiếc trực thăng lượn vài vòng trẽn không rồi từ từ đỗ xuống cát bụi tưng lên đỏ lòm. Hai tên trong lô cốt gần nhất chạy ra đón, ba tên trong máy bay đi ra, rồi chúng cùng mất hút trong đường hào. Anh trợ lý tham mưu ngồi bên ông nói nhỏ:
- Đây là sở chỉ huy tiểu đoàn Mẹo mang số hiệu BC81.
- Khẩu đội mười hai ly bảy đã báo cho về chưa? - ông Nhị Nguyễn hỏi.
- Đã vào vị trí - Anh trợ lý tham mưu nói - Họ ở mỏm đồi kia cách căn cứ này khoảng sâu trăm mét, rất dễ khống chế ở tầm thấp.
Trung đoàn trưởng lại điện xuống hỏi về tiến độ đào công sự, còn thông báo, Mặt trận vừa đồng ý tăng cường cho trung đoàn 55 hai nghìn năm trăm quả đạn cối 120 ly, như vậy mở màn trận tấn công mỗi cứ điểm của cụm Tây bắc sẽ xơi trước bảy tám trăm quả cối, tiểu đoàn của Nhị Nguyễn tha hồ mà vây chặt, lấn sâu. Tảng sáng. Bầu trời, mặt đất sương núi đặc quánh như sữa. Thỉnh thoảng từ căn cứ còn phụt lên quả pháo sáng, thể hiện nỗi phấp phỏm thường trực của bọn phỉ đang chui xuống đất cố thủ sẽ bị tấn công bất cứ lúc nào. Các đại đội ta đã ém sát chân hàng rào từ lúc quá nửa đêm, các đài thông tin đều thông suốt, đạn gạo tập kết sau lưng người lính đủ để đánh liên tục hàng tuần, mà yêu cầu phải dứt điểm xoá sổ căn cứ trước mặt trong vòng bốn ngày. Sắp đến giờ G. Ba chiến sĩ cửa mở thuộc đại đội một lên cắt rào ngoài cùng, đặt mìn, bọc phá đâu đấy, trở về nằm yên đợi lệnh. Ông Nhị Nguyễn ngồi bên điện đài, mấy lần liếc nhìn đồng hồ. Sao lại có cảm giác hồi hồi hộp thế này nhỉ? Phải rồi, từ khi về nước đã gần hai mươi năm không kể thời gian tập huấn kỹ, chiến thuật ở miền Bắc, có thời kỳ tăng cường cho mặt trận Trị Thiên, cho B6, còn chủ yếu ông tham gia các chiến dịch bên nước bạn, thì đây là trận ông cảm nhận trách nhiệm phải thắng đè nặng lên vai nhiều nhất không chỉ với mình mà cho người thủ trưởng bướng với cấp trên, kia nữa! Chắc lúc này anh ấy cũng hồi hộp chứ, dù đó là người lính dạn dày trận mạc nhất. Đại đội trưởng đại đội một thì thào vào tai ông:
- Như xẩm sờ lần thế này biết chọc vào chỗ nào đây thủ trưởng?
- Cứ nhè mặt mà choang hỏi gì nhiều! ông Nhị Nguyễn tai không rời ống nghe.
Đến giờ G, nhưng không nghe lệnh của trung đoàn trưởng truyền xuống, cũng tức chưa thấy đạn cối dập. Quá đến năm phút ông Nhị Nguyễn sốt ruột hỏi vào bộ đàm:
- Sao chưa nổ súng thủ trưởng?
- Trời mù thế nổ súng vào đâu!
Tiếng trung đoàn trưởng trong điện đài vang lên đến nhức tai. Rõ ràng anh ấy còn sốt ruột hơn, chắc chỉ huy Mặt trận cũng vừa giục sao chậm giờ. Mười phút nữa. Bỗng có cơn gió thổi mạnh làm các lùm cây xung quanh trận địa ngả nghiêng. Màn sương loãng ra, ông trời đang vén bực màn giăng mắc quái quỷ, đã thấy thấp thoáng mảng màu xanh thẫm từ phía mấy mỏm đòi trên cứ điểm. Anh đại đội trưởng nói như reo:
- Đến lúc rồi!
Ba chiến sĩ cửa mở đầu cúi thấp, tay cầm chắc cái kíp điện. Giọng trung đoàn trưởng vang lên rõ ràng trong điện đài.
- Pháo dập!
Loạt cối 120 ly đầu tiên trùm lên cả ba cứ điểm cùng một lúc, chính xác đến từng xăng ti mét. Loạt sau trùm lên loạt trước. Phụt chốc cả căn cứ địch chìm trong biển khói bụi đỏ một gộc trời. Tiếng chúng la ó, rồi các đại liên từ các lỗ châu mai hầm hào trong đồn bắn như đổ đạn ra xung quanh, chúng đã hoảng loạn vì bị ăn đòn phủ đầu quá bất ngờ. Khoảng nửa giờ sau pháo ta chuyển làn. Ông Nhị Nguyễn bật dậy hô:
- Tấn công.
Chiến dịch diễn ra đứng như dự kiến trong bốn ngày liên tục vây lấn tiểu đoàn của ông Nhị Nguyễn đã đè bẹp cụm cứ điểm kiên cố nhất của địch trong tuyến phòng thủ vòng ngoài. Trong trận định mở màn này ở đại đội Pathet phối thuộc, chia lửa cùng tiểu đoàn ông đã nổi lên một gương mặt mà như nhận xét của những người xung quanh còn rất trẻ mà khi xung trận như một chiến binh dày dạn. Đó là chiến sĩ trinh sát mười tâm tuổi Khăm Đi. Còn điều đặc biệt này nữa, ai cũng bảo, sao cái dáng, khuôn mặt cậu ấy giống quyền tiểu đoàn trưởng của mình đến thế! Chỉ khi kết thúc chiến dịch có được chút thời gian nghỉ ngơi ông Nhị Nguyễn mới có dịp gặp và hỏi chuyện lâu với Khăm đi, để rồi sững sờ khi biết đó chính là giọt máu của ông với Xão Xọi ngày ấy ở bản Pha Lan.
Một ngẫu nhiên khác, cũng dường như là sự bỡn cợt của số phận. Trong số lính Vàng Pao ra hàng ở cứ điểm Tây bắc, có một người tên Chăn Phết, mà khi đội trưởng du kích Vi Lăm đến cùng các chiến sĩ Pathét giải hàng binh đi, đã nhận ra đây chính là Lèng Cảnh. Ông Nhị Nguyễn do phải bận rộn với trận đánh tiếp theo vào căn cứ trung tâm, mà không biết chuyện này, về sau Vi Lăm mới kể lại.

*

Ai đang đúng run rảy trước mặt mình thế nhỉ? Ông Nhị Nguyễn bỗng thấy hắn hiện ra, đứng nghiêm theo kiểu nhà binh, cái lưng khòng cánh cung, tóc thì dài trùm gáy trắng như cước, râu quai nón cũng bạc phơ. Hắn nói:
- Em biết anh sắp về cõi, mới dâm đến trình diện. Anh còn căm ghét em không? Lèng Cảnh đây mà.
- Mày là Lèng Cảnh cái thằng vong bản theo giặc đó ư! - Ông Nhị Nguyễn chợt hét lên - Chúng ta ở hai trận tuyến, còn gặp nhau làm gì nữa?
- Sao bây giờ anh nông nảy thế?
Lèng tỏ ra ôn tồn lời hắn không cộc cằn như xưa mà văn vẻ ra phết. Hắn nói tiếp:
- Dạo em anh Bình và anh đi trong rừng miền Trung Lào em thấy anh mát tính lắm kia mà. Có khi nào quát tháo cấp dưới như vậày đâu? Hẳn già đâm bẳn tính. Em không thọ bằng anh, đã biến khỏi mặt đất cách đây tròn mười năm rồi. Làm nghề thuốc em biết, nữ tích huyệt như tích tặc, nam tích tinh như tích ngọc, mà em chơi bời dâm dục quá thái thì khi huyết suy kiệt, tổn thọ là đúng thôi. Em biết việc mình làm còn bị tổn âm đức nữa kia. Giờ nắm xương gửi đất khách quê người mà hồn cứ lang bang tìm về nơi quê cha đất tổ. Tiện hôm nay qua Hà Nội, thấy anh nằm bất động thế này mới tạt vào thăm. Nom anh chẳng khác hôm bị sốt rét ác tính nằm như chết rồi trong rừng Lào. Chỉ khác ngày trước nằm trên đất, nay nằm trên giường thép sáng choang. Em chắc anh cũng phải nể, bình tĩnh nghe em trình bày, vì em từng là an nhan cứu mạng anh kia mà.
Ông Nhị Nguyễn bỗng thấy thương hại cái kẻ thân tàn ma dại kia, suốt đời ỷ vào bản năng không chịu tu tỉnh, học hành, phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác để cuối cùng tự huỷ hoại mình. Phải rồi, cậu ta từng cứu mạng ông bằng bài thuốc lá lẩu dứt bừa trong rừng. Lào cơ đây, để xem hắn thanh minh thế nào.
- Sau chuyến đi ấy - Hắn nói tiếp - em về đến trạm Đô Lương, một mực đòi cưới Pen Ni. Lúc đó việc lấy vợ người nước ngoài là điều phiền toái khó giải quyết cho cấp trên. Tính em xưa nay vẫn dâm dê, không nhịn được, liền ăn cơm trước kẻng. Cái bụng lùm lùm của cô ấy chẳng giấu nổi con mắt như cu nhòm nhà bệnh của “Trạm trưởng không biết đùa”. Thế là em bị kỷ luật đuổi khỏi trạm. Pen Ni cũng phải theo chồng. Thì bỏ Chợ Đồn dắt nhau về thẳng quê vợ mở hiệu thuốc nam. Nếu chỉ có vậy, em đã chẳng phải đến muoi mặt tự thú với anh hôm nay.
Ông trời thật hay chơi khăm kẻ lơ ngơ, không vững lập trường như em, sui khiến thế nào mà em lại trở thành kẻ bên kia chiến tuyến, đối đầu với anh. Trong chiến dịch Sảm Thông - Long Chẹng cuối năm 1971, anh là tiểu đoàn phó quân tình nguyện, thì em là tiểu đoàn phó tiểu đoàn BC81 quân Vàng Pao nup dưới cái tên Chăn Phết.
Ông Nhị Nguyễn nghe đến đây mới quắc mắt, gằn giọng như quan toà sau cú gõ búa gỗ xuống bàn, mà tra xét:
- Lèng Cảnh. Chăn Phết! Nói xem động cơ sâu xa nào làm mày đổ đốn theo giặc?
- Có sâu xa gì đâu anh - Lèng ngược nhìn ông giọng thực buồn tủi - Em đã ba mặt con với Pen Ni rồi đang yên đang lành thì gặp cái cô Bua Khăm ấy. Tiếng Lào bua khăm có nghĩa là bông sen vàng. Cô ta đẹp ơi là đẹp! Em bị bùa mê thuộc lú, bỏ vợ bỏ con, cứ lùi lũi theo có ta vào núi. Ai dè nó chính là tì thiếp của vua Mẹo. Nó chuyên nghề giăng bẫy những kẻ mê gái, háo sắc như em. Biết em người Việt lại có tài bắn súng bách phát bách trúng, Vàng Pao sung em vào tiểu đoàn bảo vệ vòng ngoài cụm cứ điểm Tây bắc. Em bị các anh bắt, rồi giao cho Pathét, họ giáo dục, cải huấn hai năm thì thả. Pen Ni giận em lắm không cho vào nhà, các con cũng không nhận bố. Em buồn quá định bỏ về nước, nhưng lên đại sứ quán xin không được visa vì em có lý lịch bất hảo. Em lại quay về quê Pen Ni, quỳ dưới chân cô van xin cho được vào nhà. Cuối cũng có ấy giao hẹn không coi nhau là vợ chồng nữa em chỉ là khách trọ dài ngày trong nhà thôi. Em lại làm nghề lang vườn kiếm sống qua ngày đoạn tháng đến năm em gần bảy mươi như ngọn đèn leo lét, cơn gió nhẹ thổi qua đã tắt ngóm. Pen Ni thì hiện vẫn còn khoẻ mạnh, đẹp lão cháu chắt đầy nhà. Đến ngày giỗ em, cô ấy vẫn làm mâm cơm gọi về. Lần nào trong câu cúng lầm rầm cũng gọi em là người chồng tội lỗi. Lúc đầu em nghe chối tai, dỗi định bỏ không về chén cỗ nữa, mà có lần hiện vào giấc mơ của cô ấy bảo, đã làm cơm mời người ta về còn rủa độc, trời đánh tránh miếng ăn chứ. Có ấy không chịu, đối đáp liền, cứ đánh cho tránh bùa mê. Thân tàn ma dại còn mê được ai nữa, nhưng qua chuyện này mới thấy cơn ghen tuông của đàn bà thật sâu bén, đến chết rồi cũng không hết căm kẻ ăn ở hai lòng, phải không anh!
Giờ gặp anh được nói lại mọi chuyện như vậy là em thanh thoả trong lòng rồi. Em sai nhiều quá là do cái tính gặp chăng hay chớ, không chịu nghe lời khuyên của anh hôm chia tay ở ngã ba sông trên đất Thái mới ra nông nỗi này. Giờ sang thế giới bên kia sám hối thì đã qua muộn. Vậy mà em vẫn muốn anh tha lỗi để dưới suối vàng còn có dịp đến thăm nhau. Thôi em đi đây!
Hắn biến trong chớp mặt như khi hắn hiện ra, ông cũng lặng thinh và nghĩ: cái thằng này đúng như nó đã từng nói hôm rời bản Sốp Phác, suốt đời cái đầu không chỉ đạo được cái cu(!).