Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
năm

SÁNG HÔM SAU, BÁO VỪA ĐẾN LÀ TÔI lật vôi trang tám tìm bố cáo của cậu tôi. Dù biết rằng không thể có chuyện nhanh như thế được, vả lại còn có sự đồng ý trì hoãn của luật sư, nhưng tôi vẫn sợ. 
Tôi không còn tâm trí đâu nghĩ đến số mệnh của chiếc giá bút, vì đời rắc rối chứ chưa hẳn dễ dàng như tôi tưởng ; có những chuyện mình nghĩ là đúng chưa hẳn sẽ có kết quả tốt. Với tôi, anh Cương tuy hành động sơ sót thật, nhưng trừng phạt nặng như vậy có vẻ hơi quá đáng, vả lại đâu hẳn anh ấy hành động chẳng có nguyên do? Ngay từ lúc đầu gặp anh, tôi đã bất bình ngay với cách đối xử của cậu. 
Tôi biết với số tuổi non nớt của mình, phán đoán một sự việc chưa hẳn là đúng. Tôi chỉ là một đứa bé mới lớn, nên chẳng có quyền chen vào chuyện của ai, nhất là với chuyện của người lớn. 
Chuyện cậu muốn dứt tình với anh Cương, chắc không còn cứu vãn được. Vị trí của chị Ngọc cũng đã được an bài. 
Buổi sáng chẳng nuốt trôi hột cơm nào, đầu óc tôi cứ bâng quơ đến chuyện đâu đâu. Tôi nhìn ra cửa và mong đợi một phép lạ. 
Mười giờ hơn, chợt nghe có tiếng xe ngừng trước cửa và dáng chị Ngọc thấp thoáng bên ngoài, tôi vội chạy vào gọi mẹ. 
Mẹ đang ngồi đọc báo, nghe nói có chị Cương lại người bước ra ngay. Chị Cương trang điểm quý phái, mắt vẫn còn đỏ vì chuyện hôm qua, vừa ngồi xuống chị đã nói với mẹ: 
- Con từ đằng ấy mới về. 
Mẹ không hiểu 
- Đằng nào? 
- Đằng nhà con bồ của anh Cương. 
Mẹ và tôi đều ngạc nhiên. Chị Cương tiếp: 
- Hôm qua thấy cha con khổ quá, con không chịu được, cô biết không lúc cô và em vừa về thì cha kêu đau bụng mẹ phải mời bác sĩ đến và bác sĩ bảo: “Vì buồn quá độ nên cha bị loét dạ dày”. Con thấy không thể nào để tình trạng này kéo dài nên quyết định đến gặp mặt “nó”. 
Mẹ thắc mắc: 
- Làm sao con biết được địa chỉ của nó? 
- Anh cho con biết. Anh ấy nghe anh phu xe kể lại. 
Mẹ nôn nóng: 
- thế chuyện đã đến đâu rồi? 
- Con đã phá vỡ “cái tổ” của họ. 
Rồi chị nhún vai tiếp: 
- Nói cái tổ uyên ương hơi quá đáng, phải nói là cái ổ mới được. Chị Ngọc phân bua – Cô biết nó nằm ở đâu không? Trong góc xưởng mộc đấy Anh Cương con điên thật, nhà cửa rộng rài chẳng ở để rúc đầu vào chỗ hôi hám như vậy. Nói thật nếu không vì gia đình, có lẽ con không bao giờ chịu bước vô những nơi đó. 
Mẹ nhìn chị Ngọc: 
- Xa không? 
Chị lắc đầu: 
- Cũng không xa lắm, từ đây đến đó chỉ cách hai khúc đường thôi. 
Rồi chị quay sang chỉ tôi: 
- Lan nó biết chỗ ấy mà! 
Tôi đứng cạnh mà tim muốn ngường đập. Mẹ quay sang tôi: 
- Con cũng biết nữa à? Thế tại sao không cho mẹ hay? 
Tôi không biết làm gì hơn là thú nhận. 
Mẹ trách: 
- Thế mà hôm qua mẹ hỏi con vẫn giấu mẹ. 
Giũa lúc bối rối thì chị Ngọc tiếp: 
- Tối hôm ấy khi anh Cương đưa con quỷ đó đi dạo đã đời rồi cho cậu Lân về. Ông phu nói là có gặp Lan, và Lan chạy ra đón nữa phải không? 
Mắt chị Ngọc bén như mắt quan tòa. Toi cúi đầu yên lặng, mẹ lớn tiếng trách: 
- Thật tôi không ngờ có chuyện tày trời như vậy. 
Tôi yên lặng nhận tội. Mẹ quay sang chị Ngọc: 
- Rồi con nói thế nào với nó? 
Chị Ngọc trề môi: 
- Nó có xứng đáng gì đâu mà con phải nói với nó. Con bảo con là vợ chính thức của anh Cương, có hôn thú đàng hoàng và yêu cầu nó biết điều một tí, bàng không con cho mời luật sư đến thì chẳng tốt đẹp gì. 
- Rồi nó trả lời ra sao? 
Chị Ngọc nhún vai: 
- Con quỷ đó mà biết trả lời gì, nó ngồi im, mặc con nói gì thì nói. 
Mẹ cười: 
- Thế là con “thừa thắng xông lên”? 
Chị Ngọc lắc đầu: 
- Con đâu phải đến đấy để cãi tay đôi với nó, con cũng không phải đến để giành giật anh Cương. Chỉ vì không muốn thấy cha buồn mà con đến đấy thôi. 
Ngừng lại một chút chị nói: 
- Con bảo Phấn, nếu anh Cương vì nó mà bị gia đình từ bỏ thì nó gội cả đời không hết tội. Con cũng nhần mạnh là cha hiện nay vì anh Cương mà ngã bịnh nặng lắm. Nếu có thật tình yêu anh Cương thì hày buông tha cho anh ấy. 
- Thế rồi nó phản ứng thế nào? 
- Nó cứ yên lặng mãi. Con không hiểu có phải nó giận không? Nhưng dù muốn dù không con cũng phải nói. 
Mẹ gật gù một lúc, rồi nói: 
- Khi con vào nó có mời con ngồi không? 
- Con không cần, con thấy ghế là ngồi ngay chứ cần gì phải đợi mời! 
- Còn nó? 
- Nó à? Đứng tựa vào tủ áo, con người không đứng đắn bao giờ nhìn bề ngoài cũng thấy rò. Ăn mặc lòe loẹt như kẻ du thủ du thực. 
Mẹ tỏ ra hiểu biết: 
- Với những đứa mất nết như vậy nó phải ăn mặc khác người mới lôi cuốn đàn ông chứ. 
Chị Cương trề môi: 
- Nó muốn thế nào mặc ý. Có điều phải biết điều một chút, buông tha anh Cương để cha ở nhà bớt buồn bớt giận là con vui. 
Mẹ gật đầu tán thành: 
- Con nói phải lắm! Rồi nó cũng yên lặng để một mình con nói à? 
- Vâng, con nhỏ thật ký cục. 
Mẹ đứng dậy: 
- Dù sao cô cũng mong nó hiểu biết, buông tha thằng Cương để gia đình bớt sóng gió. 
- Con cũng mong như vậy. Trước khi ra về con có để lại phong thơ cho anh Cương, trong đó có tờ bố cáo của cha con từ anh ấy. Con không biết nó có đưa cho anh ấy hay là xé bỏ? 
- Con làm vậy là đúng – Mẹ đưa ly trà cho chị Ngọc – Dù sao nếu con quý cái đó mà chịu bỏ thằng Cương thì cũng hay. 
Tôi đứng cạnh nghe hết chuyện. Nhớ đến bóng dáng trẻ trung của chị Phấn và những lần suýt đổ vỡ của chị với anh Cương. Tôi ray rứt. Chị Phấn thì lúc nào cũng có vóc dáng bề ngoài như vậy, bình thản trước tất cả mọi chuyện, có buồn chăng thì cũng giấu kín trong lòng. Thế nào chị cũng đi, tôi biết chắc như thế và lần bỏ đi này sẽ không bao giờ trỏ lại nữa. 
Chị Ngọc ngồi nán lại một chút rồi về. Đưa chị ra cửa xong trở vào nhà tôi thấy mẹ vẫn còn ngồi trong phòng khách. Mẹ lầm bầm: 
- Lần này chắc giải quyết xong. 
Tôi yên lặng đứng bên cạnh, lòng bối rối với trăm nỗi bâng khuâng, không phải tôi buồn vì những lời phiền trách của mẹ mà vì mối tình của chị Phấn với anh Cương.Họ sẽ giải quyết ra sao?. Anh Cương sẽ tính sao với cuộc tình của mình khi chị Phấn cũng đáng thương và chị Ngọc cũng tội. Tôi chợt nhớ ngôi nhà màu xanh chi lạ và muốn chấp cánh bay ngay đến đấy để nhìn chị Phấn lần cuối cùng.