Phần V

25.
Cắt Hộ Khẩu
Căn nhà ở cuối đường H, thị trấn Y tuy là nhà cấp 4 nhưng sạch đẹp, khang trang.
Vợ chồng Vân Như đang sống ở đó với hai đứa con: Một trai lên 6 và một bé gái được 3 tuổi.
Vân Như là giáo viên, dạy trường Mẫu giáo liên cơ, dành cho trẻ dưới 6 tuổi.
Chồng nàng nghỉ lái xe cho công ty Thiết kế Xây dựng, về làm tài cho một chủ xe khách chạy tuyến Sài Gòn.
Lương có tăng lên gần gấp đôi, được chủ bao ăn nhưng Thế - chồng Vân Như - thường nằm luôn ngoài đường, ít khi về nhà như bấy lâu.
Khoảng 6 tháng sau, thì Thế vắng bặt, đã không gửi tiền về nuôi con, lại gửi thư về đòi vợ đi làm gấp cho anh tờ giấy “Báo chuyển nhân khẩu - hộ khẩu”. Anh ta nêu lý do: Sẽ tìm cách đưa dần vợ con vào Sài Gòn để làm ăn, sinh sống.
Vân Như tìm đến hỏi ý kiến chị mình. Người chị nói: “Giấy báo chuyển NK- HK là bước đầu để cắt hộ khẩu. Nó đã không thương yêu vợ con, tìm cớ sống riêng - giống như một cuộc “ly hôn giả trá thầm lặng” vậy! Em đừng dại dột đồng ý đi xin giấy cho nó - quân tệ bạc!”
Thực ra, lời chị cũng đã có lúc Vân Như nghĩ tới: “Đã xem thường, bỏ bê vợ con, làm gì anh ấy có lòng tốt lo cho gia đình như thế?”
Nàng vội đến hỏi ý ông già hàng xóm - ông ta là một ông giáo đã nghỉ hưu gần 10 năm nay. Ông giáo già suy nghĩ hồi lâu, thở dài: “Đã như thế rồi, cháu cũng không nên giữ nó lại làm gì. Tình yêu là sự hy sinh, tự nguyện. Nó đã bội bạc, kiếm nơi sướng thân, thì có giữ nó lại, cháu lại càng đau khổ hơn! Cháu chẳng nghe câu ca dao mình nói: “Đã rằng là nghĩa vợ chồng, Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời” đó sao? Nó đã chẳng còn chút tình nghĩa nào cả!”
Vân Như đi làm giấy “Báo chuyển NK- HK “ cho Thế. Theo lời của Thế, nàng gửi thư phát nhanh vào Sài Gòn theo địa chỉ của chồng.
Thư gửi buổi sáng, ngay buổi chiều Vân Như nhận được điện báo của Công an tỉnh Đồng Nai:”Yêu cầu chị đến ngay bênh viện đa khoa Biên Hòa để nhận xác chồng là anh Nguyễn Cao Thế chết vì tai nạn xe cộ!”
Ông giáo hàng xóm nghe tin - đến thăm nàng.
Ông nói:
- Thôi, cháu đừng buồn! Bây giờ đủ duyên để cáu cắt hộ khẩu cho chồng cháu luôn rồi, khỏi cần phải báo chuyển.
26.
Chiếc Bình Cổ
Bà Phú Đạt là chủ hiệu buôn bán vải lớn nhất huyện thời ấy. Bà còn sở hữu một hiệu thuốc đại lý cho “Những nhà thuốc cao đơn hoàn tán” danh tiếng do chồng để lại.
Điều quan trọng hơn, có lẽ bà còn là chủ một chiếc bình cổ, mà ai ai cũng cho là vô giá do một quan năm người Pháp gởi cho chồng bà lúc rút đi về Pháp.
Bà Phú Đạt đang ở vào tuổi 30 nhưng có nhan sắc, dù đã có đến 3 con.
Sắc đẹp và tài sản quý báu của bà, khiến cho nhiều người đàn ông lui tới, tán tỉnh và cầu xin kết hôn. Sắc đẹp và tài sản, đôi khi cũng là một tai hoạ.
Hai năm đầu khi chồng mất, bà thủ tiết, thờ chồng - nuôi con.
Ca dao có câu: “Gái khôn, trai phỉnh, lâu buồn cũng xiêu!”, rất đúng với trường hợp của bà Phú Đạt: Bà từ chối nhiều mai mối tốt đẹp, nhưng lại “mắc bẫy” gã đàn ông ở gần nhà.
Người đàn ông này có tóc hơi quăn, mũi két. Có vợ 2 con, nhưng đặc biệt nhất là cái miệng của gã. Gã nói nhiều, nói dẻo. Và nói những lời gian dối hay ngọt ngào không chút ngượng ngùng.
Bà Phú Đạt có với gã một đứa con trai. Và, từ đó - gã bắt đầu di chuyển của cải của bà Phú Đạt. Hết thứ quý di dời, gã bắt đầu moi móc. Nếu gặ sự ngăn trở của bà Phú Đạt hay bà con của bà, gã dung chiếc miệng không xuể, lại dung cả tay và chân! Gã dung đứa con như một tấm lá chắn.
Trong nhiều vật quý đã moi được, có chiếc bình cổ.
Vài năm sau, gia cảnh suy sụp, bà Phú Đạt lâm bệnh nặng vì quá buồn rầu! Bà chết năm 34 tuổi.
Mười năm sau nữa, người em thứ 5 của gã đàn ông nọ, vác rựa rượt đuổi ba người anh - trong đó có gã, để đòi “chia gia tài, phải có chiếc bình cổ”.
Hai mươi năm tiếp theo, vợ chồng người em thứ 5 lần lượt ra đi: Ông mất vì ung thư dạ dày, ba mất sau gần 2 năm vì sinh đẻ. Đứa con trai trưởng của người em thứ 5 sau khi bán sạch các món đồ quý, đem chiếc bình cổ ra treo giá...
Bốn an hem, ba trai một gái, ai cũng đòi phần lấy chiếc bình cổ, hay ít ra, bán chiếc bình chia đều làm 4 phần.
Người anh cả không bao giờ chịu nhựợng bộ, vì vợ anh ta luôn nằng nặc đòi hưởng lợi một mình.
Kết quả là một cuộc gây gỗ. Đánh chém bằng rựa, dao. Người anh cả bị vết chem. Vào đầu, chết tức tưởi. Người em trai kề, phải vào bệnh viện vì chấn thương sọ não.
Hai người em út, đang chờ ngày ra toà!
Chiễc bình cổ quý vẫn còn trơ trơ như một tai họa khủng khiếp.
27.
Cù lần
Tuyết Loan có một người bạn cũ thời cấp hai, tìm đến nhà thăm.
Chồng nàng đang nghỉ trưa ở một căn phòng kế bên, cửa sổ mở ra phòng khách được tấm màn vải hoa che chắn.
Người bạn tay xách chiếc valise Samsonite nhỏ, thắt lưng đeo điện thoại di động Nokia bước xuống xe hơi riêng.
Tuyết Loan đon đả ra tận cửa đón:
- Có phải Tấn Phát không?
Tấn Phát - tên người bạn - cười:
- Tấn Phát đây! Còn nhớ dai đó chứ? Loan vẫn xinh như dạo nào...
Tuyết Loan mời bạn vào ghế ngồi, nở nụ cười rất tươi, nhìn Tấn Phát:
- Làm sao Loan quên được kia chứ?
- Loan thấy có gì khác không?
- Có, nhiều thứ lắm, nàng lại cười.
Nàng muốn nói “có chứ, sang trọng, modern, hào hoa nữa”, nhưng kịp giữ lại.
- Anh có nhà không Loan? - Người bạn hỏi giọng dò xét.
- Có - nàng ngập ngừng - nhưng đang bân!
Người bạn tâm sự:
- Lũ mình xa nhau đẽ chừng trên 30 năm rồi nhỉ?
- À, hơn 30 năm rồi mới được gặp lại! - Nàng buông thõng - buồn thật, đôi lúc nhớ lại thời cũ...
Người bạn kéo trong xách tay nhỏ ra gói thuốc Dunhill xanh - bật quẹt ga, thở khói.
- À, Loan nghe nói anh làm Giám đốc xí nghiệp giày da xuất khẩu gì đó phải không?
- Đúng rồi, sao Loan biết?
- Nghe bạn bè kể lại...
- Này, anh nhà làm nghề gì vậy? - Tấn Phát đưa mắt nhìn quanh căn phòng.
- Dạy học - nàng thở dài - nhưng đã nghỉ rồi!
Nàng đưa tay lên che miệng, cười:
- Cù lần lắm!
Vài năm sau, lại một người bạn đến nhà Tuyết Loan thăm cho biết vợ chồng Tấn Phát đã ly hôn. Theo lời báo chí đăng tải thì chính vợ lớn anh ta cung cấp đầy đủ các tài liệu làm ăn phi pháp của chồng, trong đó có vụ buôn lậu ma túy nhân những chuyến đi ra nước ngoài của Tấn Phát.
Tuyết Loan thoáng bang hoàng: “Tội nghiệp cho anh ấy nhỉ?”
Chồng nàng đốt một điếu thuốc, điềm tĩnh nói:
- Hạng cù lần như bọn anh còn lâu mới theo kịp anh ấy nhỉ?

Xem Tiếp: ----