Dịch giả: Nguyễn Kim Dân
Võ Tắc Thiên (B)

Hai vua lâm triều và ba lần phế Thái tử
Đường Cao Tông tính cách nhu nhược, thiếu chủ kiến. Khi lâm triều, không biết phán đoán tấu sự của hạ thần, phải dựa vào ý kiến của Tể tướng mới nắm được chủ ý. Trước khi Võ Chiếu làm Hoàng hậu, thao túng thực quyền triều đình trong tay bọn lão thần biếm quan, trước tiên là Trưởng tôn Vô Kỵ. Sau khi Võ Chiếu làm Hoàng hậu, rất nhiều việc lớn đều phải bàn bạc với Võ Hoàng hậu mới có thể xác định. Tình trạng nhu nhược này của Cao Tông, thành điều kiện khách quan tốt hơn để Võ thị thực hiện ý đồ chính trị của bà.
Cuối tháng 6 năm Hiển Khánh thứ 5, sức khỏe Cao Tông không được tốt. Tháng 10, Võ hậu bắt đầu chính thức buông rèm nghe chính sự. Vốn Võ hậu là một bậc nữ lưu, các đại thần dễ bị lôi kéo, rất nhanh chóng thưởng thức sự lợi hại của Võ hậu. Bà xử lý chính sự đều có lý, quả đoán rạch ròi, âm thanh rõ ràng, biểu hiện kiên nghị hơn so với Cao Tông nhu nhược, quả thật là khác nhau một trời một vực. Cao Tông bắt đầu cùng bà bàn bạc chính sự, bà còn có thể gánh gồng những khó khăn, chỉ ra nguyên lý để xử lý. Thoạt đầu bà với Cao Tông chung quyền quyết định, rất nhiều sự việc Cao Tông còn chưa bày tỏ thái độ, thì bà đã quyết định xử trí, thậm chí còn ân uy tự tiện, thái độ kiêu ngạo khởi lên, dần dần Cao Tông không còn trong mắt bà. Cao Tông cảm thấy mất mặt, vì để hiển thị uy nghiêm “Thiên tử” của mình, Cao Tông chưa khỏi bệnh vẫn đề xuất phải thân chinh tiến công Cao Lệ, mặc dù Võ hậu và quần thần khuyên ngăn. Võ hậu đành phái Đại tướng quân Tô Phương Định thống lĩnh quân Đường xuất chinh, nhưng đại bại, lão tướng bị giết ở sa trường, Đường Thái Tông Hoàng thượng thân xuất chinh Cao Lệ kết quả cũng bằng không.
Bất lực trên chính sự, khiến Cao Tông lười biếng quản lý sự việc, mà chuyển hướng về hậu cung tìm kiếm lạc thú. Và lúc này, Võ hậu lại mang thai. Từ sau khi Vương Hoàng hậu, Tiêu Thục phi bị phế, những phi tần khác của ông đều vì sợ Võ hậu mà không dám thân cận cùng Hoàng đế, khiến ý muốn tìm kiếm lạc thú ở hậu cung của Cao Tông khó thực hiện. Chính lúc này, Hàn Quốc phu nhân - chị của Võ hậu, đã một lần đến ở trong cung. Hàn Quốc phu nhân cùng Hoàng thượng chia cách 8 năm, không hổ là chị của Võ hậu, tuy tuổi quá tứ tuần, vẫn cứ mơn mởn làm động lòng người. Cao Tông ngay lập tức cùng Hàn Quốc phu nhân phục hồi lại quan hệ thân mật 8 năm trước. Sau khi Võ hậu biết được tình trạng này, trên mặt tỏ ra không nghe không hỏi, âm thầm suy nghĩ biện pháp. Không lâu, Hàn Quốc phu nhân chết một cách thần bí, theo truyền thuyết là Võ hậu hại. Để đạt được mục đích, ngay cả chị mình Võ hậu cũng ra tay trừ đi.
Vì ngăn ngừa Cao Tông và các phi tần quá thân mật, Võ hậu quyết định thay đổi tên gọi toàn bộ phi tần ở hậu cung, đem toàn bộ phi tần hữu danh vô thực đổi làm nữ quan hầu Hoàng đế và Hoàng hậu. Đối với việc này Cao Tông cắn răng nghiến lợi, nhưng lại không có gan dạ phản kháng. Từ đó, ông rất ngại Võ hậu, và bắt đầu có tình cảm vui vẻ với Ngụy Quốc phu nhân cháu kêu Võ hậu bằng dì, con gái của Hàn Quốc phu nhân, đẹp trẻ hơn Võ hậu. Ngụy Quốc phu nhân tin mẹ của mình là do dì hại chết, lòng muốn báo thù, cố ý dùng sắc đẹp chiêu dụ Cao Tông, để được Hoàng thượng quan tâm. Đối với việc này, Võ hậu tỏ ra không có việc gì ngoài mặt, nhưng trong lòng không vui. Thêm vào đó việc chính sự bận rộn, tinh thần không thoải mái, đôi lúc tinh thần hốt hoảng, dường như thường xuyên thấy âm hồn của Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi trở về ám ảnh. Vì thế, bà liền ra lệnh cho đạo sĩ Quách Hành Chân lập đàn tế ở phòng bí mật trong cung, để trục đuổi những hồn ma ấy. Cao Tông biết được sự việc này, đặc biệt là khi Võ hậu và đạo sĩ ở chung trong phòng liên tiếp mấy ngày liền, người ngoài không được vào bên trong, không cầm được tức giận. Cao Tông giận quá không thể nhẫn nhịn, nên cùng Thượng quan nghi lễ Thị lang Tây đài vừa mới nhậm chức Tể tướng bí mật âm mưu phế bỏ Võ hậu. Không ngờ Võ hậu nhanh chóng biết được việc này, nổi giận đùng đùng, xông đến chỗ ở của Cao Tông, trợn tròn đôi mắt, lớn tiếng lên án Hoàng đế, lấy chiếu thư phế hậu chưa khô nét mực xé nát, vứt xuống đất dung chân chà đạp. Cao Tông kinh sợ cứng ngắt như gà gỗ, vừa lo sợ vừa xấu hổ, đổ tất cả cho Thượng quan nghi lễ. Trung thần Thượng quan nghi lễ mới nhậm chức Tể tướng không lâu, bị Võ hậu đày vào ngục uất ức mà chết, hai người con trai cũng bị chém đầu, Trịnh thị mẫu thân già cả và đứa cháu gái của Thượng quan còn nhỏ bị đưa vào cung làm tỳ nữ. Trung Thái tử được Thượng quan nghi lễ tiến cử ngày xưa, trước đã phế, lúc này đang bị giam cầm ở Quý Châu được tặng cho cái chết; các trọng thần có quan hệ thân thiết với Thượng quan nghi lễ, đều bị lưu đày.
Trước việc xử phạt hàng loạt đại thần như thế, Cao Tông Hoàng đế hoàn toàn đầu hàng. Từ đó, trong triều không ai dám nhắc lại việc này. Hoàng đế thần sắc lơ mơ hốt hoảng lại bị trúng gió lần thứ hai, Võ hậu được đường hoàng danh nghĩa “phò tá Thiên tử long thể không được tốt”. Quần thần sợ Võ hậu, phàm khi có triều tấu đều xưng “nhị Thánh”. Võ hậu không những nắm thực quyền trong triều, mà trên danh nghĩa cũng được ngang hàng với Cao Tông. Mỗi lần lâm triều, Võ hậu cùng Cao Tông ngồi trên điện, quyết định tất cả việc chính trị, và ngược lại Cao Tông giống như bù nhìn, ngồi trên ngự tòa hoàn toàn không phát biểu ý kiến. Đây chính là điều mà mọi người lúc bấy giờ gọi là “hai Thánh lâm triều”.
Để củng cố quyền thế của mình, không chấp nhận câu nam tôn nữ ti, Võ hậu 2 năm ở Lân Đức đích thân thống lĩnh các quan nữ, cùng Cao Tông đến Tần Sơn, chủ trì đế quốc Đường xây dựng phong thần đại điển lần thứ nhất, đạt đến đỉnh “hai Thánh lâm triều”. Sau phong thần đại điển, quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu đã được phục hồi, nhưng Cao Tông vì mất đi quyền lực mà rất đau buồn, chỉ càng thêm yêu thương Ngụy Quốc phu nhân. Ngụy Quốc phu nhân dáng vẻ trẻ đẹp, hoàn toàn không thỏa mãn với tình yêu lén lút như thế, bà đưa ra yêu cầu muốn Cao Tông chính thức phong bà làm quí phi. Võ hậu ngoài mặt tỏ vẻ không ngăn cản, nhưng nhanh chóng mời Ngụy Quốc phu nhân dự buổi tiệc tại nhà Võ thị, đích thân Võ hậu tham gia và Ngụy Quốc phu nhân bị trúng độc mà chết. Võ hậu sử dụng trò bịp giá họa cho người, nói là Võ Thùy Lang thân thuộc đầu độc muốn giết hại mình, mà giết nhầm Ngụy Quốc phu nhân. Như thế, anh họ Võ Thùy Lang ngay lập tức bị giết. Sau đó, ngày 15 tháng 8 năm Hàm Hưởng thứ 5, Võ hậu ra thánh chỉ, gọi Cao Tông là Thiên hoàng, gọi Võ hậu là Thiên hậu. Thánh chỉ “Thiên hoàng Thiên hậu”, khiến hiện thực “hai Thánh lâm triều” càng thêm danh chính ngôn thuận.
“Hai Thánh lâm triều” hoàn toàn không phải là mục tiêu cuối cùng của Võ hậu; mục tiêu cuối cùng của bà là riêng nắm đại quyền, được gọi là vua. Tuy bà chế phục Cao Tông, đồng gọi Thiên hoàng Thiên hậu, cuối cùng không thể lấy thời đại Cao Tông. Và Cao Tông thể chất rất kém, thời gian sống không còn lâu, sau Cao Tông, Thái tử đăng cơ, quá nhỏ tuổi làm sao có thể nắm đại quyền chứ? Vì thế, Võ hậu liền chĩa mũi nhọn đấu tranh đến Thái tử và các Hoàng tử, kỳ vọng cũng có thể chế ngự chúng.
Võ hậu và Cao Tông trước sau sinh 4 người con: Lý Cường, Lý Hiền, Lý Hiển, Lý Đán. Thái tử Lý Cường chính là đứa con thứ nhất Võ hậu sinh ra ở am ni chùa Cảm Nghiệp. Sau khi ông hiểu việc đảm nhiệm Thái tử, đối với mẫu hậu chuyên quyền, khi dễ phụ thân, lôi kéo kết bè kết đảng. Ông là một thanh niên ảnh hưởng tư tưởng nhà Nho rất nặng, đồng tình và bảo vệ phụ hoàng. Vì để giúp phụ hoàng thoát khỏi nghịch cảnh, chính ông đoàn kết thế lực bảo thủ trong quí tộc phản đối mẫu hậu, từ đó mà trở thành lãnh tụ chính trị phản Võ hậu. Tình cảm của Võ hậu đối với đứa con lớn rất sâu nặng, thấy con trai phản đối mình rất đau lòng, trăm phương ngàn kế hy vọng hàn gắn vết nứt giữa hai mẹ con. Bà tự mình chọn phi cho Thái tử, chọn con gái của Ti vệ Thiếu khanh Dương Tư Kiệm. Nhưng trước ngày thành hôn, cô ta tư thông với Vũ Mẫn, người con trai đẹp nhất Trường An, anh em với Ngụy Quốc phu nhân. Kết quả, hôn ước của Thái tử bị hủy bỏ, Vũ Mẫn bị đày đi, Võ hậu phái người đi áp giải giết chết giữa đường, bỏ thây ở đồng hoang. Thời xưa, Võ hậu bức bách Cao Tông phế bỏ Tiêu Thục phi, Nghĩa Dương công chúa và Tuyên Thành công chúa – hai người con gái của Tiêu phi cũng bị ở trong cung cấm suốt 19 năm sau khi mẫu thân chết. Thái tử Lý Cường biết được em cùng cha khác mẹ của mình bị bức bách như thế, lớn giọng tấu lên Võ hậu, đề xuất yêu cầu ngay lập tức thả hai công chúa ra. Võ hậu vì muốn giữ quan hệ giữa bà với Lý Cường, không muốn vì việc này mà tranh chấp cùng Thái tử, nên phá lệ đồng ý, cho hai công chúa ra khỏi cung. Hai công chúa cảm kích Thái tử Lý Cường không hết. Ngày 13 tháng 4 năm Hàm Hưởng thứ 6, khi Thái tử Lý Cường cùng phụ hoàng và mẫu hậu vào ăn cơm trưa, bỗng nhiên thân thể không khỏe. Sau khi ăn cơm không lâu, toàn thân liền bị co rút, chết ở cung Điện Vân. Đối với cái chết của Thái tử, có rất nhiều truyền thuyết. Có thuyết nói vì Thái tử phản đối mẫu hậu, mà bị Võ hậu độc sát. Cách nói của thuyết này không đáng tin lắm. Theo sử sách ghi lại thì Thái tử Lý Cường bị mắc bệnh lao phổi, ngày càng thêm nặng, cuối cùng dẫn đến cái chết năm 24 tuổi. Lại nói, khi Thái tử Lý Cường chết, Thiên hoàng Thiên hậu đều rất đau buồn. Ngày thứ hai sau cái chết của Lý Cường, Cao Tông đề xuất thoái vị, các tể tướng phản đối dữ dội; Thiên hậu cũng bỏ triều 3 ngày, trà cơm khó nuốt, cái chết của Thái tử, khiến lòng bà vạn phần đau khổ.
Sau cái chết của Lý Cường, Lý Hiền được lập làm Thái tử, năm 22 tuổi. Lý Hiền khỏe mạnh đẹp trai, văn võ song toàn, rất được Thiên hoàng Thiên hậu yêu thích. Nhưng, Lý Hiền lại không thích mẫu hậu, trong các truyền thuyết có một lý do. Phần trước nói, khi xưa Võ hậu hãm hại Vương Hoàng hậu, đã từng giết chết cô công chúa. Sau cái chết của cô công chúa 11 tháng, Võ hậu sinh ra một Hoàng tử, chính là Lý Hiền. Người trong cung nói: khi Võ Chiêu Nghi mang thai, Cao Tông từng sủng ái Hàn Quốc phu nhân chị của bà. Trong một năm liền sinh hai thai dường như quá dày, mọi người không tin tưởng lắm. Cho nên trong cung lúc bấy giờ bàn tán xôn xao mẹ của Lý Hiền không phải là Võ Chiêu Nghi mà là Hàn Quốc phu nhân, và Hàn Quốc phu nhân lại bị Võ hậu giết chết. Lời truyền như thế, tạo thành bi kịch bất hòa giữa mẹ con Võ hậu và Lý Hiền ngày sau. Ngày nay, Lý Hiền tuy được lập làm Thái tử, nhưng ông ta vẫn cứ cho rằng, Thiên hậu ngay cả con gái do mình sinh ra còn có thể giết hại, làm sao có thể để con trai của chị bà tiếp thừa ngôi vị Hoàng đế? Võ hậu phát hiện con trai và mình có khoảng cách, muốn dùng biện pháp cứu vãn, nhiều lần gọi Thái tử vào cung, Lý Hiền đều mượn cớ thoái thác. Lý Hiền thông minh học giỏi, đồng tình với cảnh ngộ của phụ hoàng. Sau khi Lý Hiền được lập làm Thái tử, thì triệu tập học giả chú thích “Hậu Hán thư” của Phạm Diệp, dùng Lữ hậu chuyên quyền, Lữ thị loạn chính, mượn xưa chê cười nay, phản đối việc làm và ngoại tuế (Võ thị) chấp chính của mẫu hậu. Đối với việc này Võ hậu đã đau lòng lại ghi hận. Khi Thiên hoàng Thiên hậu ở Đông Đô, ở Trường An Thái tử Lý Hiền trị nước, xử lý chính vụ ngăn nắp gọn gàng. Và thái độ của Lý Hiền đối với Võ hậu cũng ngày càng lạnh nhạt. Thiên hậu làm nỗ lực cuối cùng, muốn cùng Thái tử Lý Hiền nói chuyện vui vẻ với nhau, nhưng Lý Hiền ngay cả gặp mặt bà cũng không bằng lòng, lại phái người ngầm giết Minh Sùng Nghiễm, thuật sĩ được sủng ái bên cạnh Thiên hậu. Sự việc bại lộ, Võ hậu không nhẫn nại được, phạt Lý Hiền làm thứ dân, và đuổi đến Ba Châu. Sau đó bức bách khiến Lý Hiền tự sát.
Cao Tông Hoàng đế vốn muốn những người con trai có tài năng bảo vệ Vương triều nhà Lý, không ngờ Lý Cường, Lý Hiền liên tiếp bị hại, hiện tại chỉ có thể lập Lý Hiển làm Thái tử. Ở trong buồn phẫn mất hy vọng, tinh thần Cao Tông sụp đổ. Năm 683, sau khi Lý Hiển được lập làm Thái tử không lâu, Cao Tông uất ức mà chết. Lý Hiển tiếp vị, lấy hiệu là Trung Tông. Trung Tông là người không học võ chẳng học văn, ngu xuẩn không tài năng. Trung Tông muốn phong Vi Huyền Trinh – cha của Vi thị Hoàng hậu làm Tể tướng, bị sự phản đối kiên quyết của các Đại thần Bùi Viêm v.v…. Trung Tông lại tỏ rõ: “Thiên hạ là của trẫm, chỉ cần trẫm muốn, thì thiên hạ đều giao cho trẫm, lại có gì mà không thể được?” Võ hậu nghe được giận dữ. Trung Tông chỉ ngồi trên bảo tòa Hoàng đế được 44 ngày, thì bị Võ hậu giáng xuống làm Lư Lăng vương. Võ hậu đổi lập Lý Đán, đứa con trai nhỏ nhất của mình làm Hoàng đế, lấy hiệu là Duệ Tông. Lý Đán thì giống như Cao Tông tính tình nhu nhược. Thấy gương của ba người anh, Lý Đán không muốn làm Hoàng đế. Dưới sự quán thúc và uy quyền của Võ hậu, Lý Đán làm Hoàng đế, thực ra là một bù nhìn hoàn toàn. 
Đổi niên hiệu lên ngôi và hăng hái muốn giúp nước
Võ hậu biết Duệ Tông vô đức vô tài, không có nhiều triển vọng, nên cũng không hy vọng gì đối với ông ta. Vả lại chỉ là Hoàng đế trên danh nghĩa, tất cả đại sự quốc gia, đều do Thái hậu nhiếp chính. Võ hậu trọng dụng người trong gia tộc Võ thị, toàn bộ phong làm Chúa công, và xây dựng Từ đường ngũ đại Võ thị ở Văn Thủy quê hương. Hàng loạt biện pháp này là để bà chính thức lên bảo tòa Hoàng đế danh chính ngôn thuận. Tuy bà đã chấp chính gần 20 năm, là chủ một nước trên thực tế, nhưng vì bản thân là nữ mà lên ngôi vị Hoàng đế, nên còn nhiều trở lực.
Trước tiên là Đại thần Từ Kính Nghiệp, ngày 29 tháng 9 năm 684, giúp Lư Lăng vương, viết “hịch tấn công Võ thị”, ở Dương Châu khởi binh phản Võ. Võ hậu lập tức dùng Lý Hiếu Dật làm Đại tướng quân, thống lĩnh 30 vạn binh đi tấn công Từ Kính Nghiệp. Tể tướng Bùi Viêm phản đối dùng binh, chủ trương hoãn chinh, đã tấu trình với Võ hậu: “Hoàng đế lớn tuổi, không nên tham chính nữa. Nếu Hoàng đế giao trả triều chính cho Duệ Tông, quân phiến loạn ắt sẽ không gây chiến nữa”. Đối với việc này Võ thị rất nổi giận. Lúc bấy giờ có người mật báo cháu của Bùi Viêm tham gia phản loạn, tố cáo Bùi Viêm có ý phản; vì thế Võ hậu bỏ ông ta vào ngục, sau đó chém đầu ở Đô Đình. Võ hậu đem quân tấn công Từ Kính Nghiệp chỉ trong 44 ngày. Toàn quân bị tan rã và Từ Kính Nghiệp bị giết chết. Năm Thời Cách thứ 4, Việt vương Lý Trinh, quan chép sử Dự Châu và Lang nha Vương Lý, quan chép sử Bác Châu, con trai của ông ta lại tiếp tục khởi binh phản Võ. Võ hậu ngay lập tức phái binh trấn áp, nhanh chóng dập tắt. Tiếp đó, Lý Đường tôn thất và hàng loạt cựu thần quí tộc bị tiêu diệt, địa vị Võ hậu càng thêm vững mạnh.
Để phụ nữ làm Hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận, Võ hậu tiến hành một loạt sửa đổi. Bà trước tiên đổi Đông Đô Lạc Dương làm Thần Đô, tiếp theo đổi tên Đường bách quan, sau đó sửa đổi lễ nghi phong kiến. Theo truyền thống qui định tế lễ trời đất đều là việc của người nam chủ trì, bà lại thống lĩnh tiên chủ nắm việc tế lễ. Truyền thống qui định cha mất, con để tang ba năm, mẹ mất, con để tang một năm; Võ hậu qui định mẹ mất, con phải để tang ba năm giống như cha mất. Biện pháp này đề cao địa vị lễ chế của người phụ nữ, trên thực tế chính là đề cao địa vị của bà trong tâm trí chúng thần triều đình, từng bước tạo ra một hình tượng nữ Hoàng đế. Vì để khiến bà đăng cơ làm nữ Hoàng có cơ sở đạo đức, lý luận nhất định, Vũ Thừa Tự, cháu họ của bà, cho người dâng lên bia đá có khắc “Thánh mẫu lâm nhân, vĩnh xương đế nghiệp” (Thánh mẫu gần người, nghiệp vua mãi mãi hưng thịnh), nói nhận được ở Lạc Thủy, thực chất là biểu dương Võ hậu đăng cơ. Phần phụ trong “Đại Vân kinh” của Phật giáo có đoạn sấm văn, Thích Ca Mâu Ni Phật nói với Tịnh Quang Thiên Nữ: “Ngươi sẽ giáng sinh ở nhân gian, trở thành Nữ hoàng, mọi người trong thiên hạ đều sùng bái qui thuận”. Võ hậu như nhận được ngọc quí, vì thế ra sức hoằng dương Phật giáo, áp chế Đạo giáo bị ảnh hưởng sâu nặng tư tưởng Nho giáo. Lợi dụng lúc bấy giờ Phật giáo mở rộng Đông truyền, trong xã hội thịnh hành tín ngưỡng Phật Di Lặc. Các thuộc hạ của Võ hậu đi khắp nơi rao truyền Võ hậu chính là Di Lặc tái thế. Vì thế, truyền nói “Thái hậu là Bồ Tát Di Lặc xuống trần”, nhanh chóng truyền khắp thiên hạ. Cứ như thế, Võ hậu đăng cơ có thể có căn cứ. Để tránh tiếng xấu soán ngôi nhà Đường, Võ hậu cho đi khắp nơi truyền nói Tổ tiên của mình chính là Châu Võ vương, nếu như bà làm Hoàng đế chính là “phục hưng Châu Võ”, Thị ngự sử dẫn 900 người Du Nghệ, dâng biểu lên, thỉnh Võ hậu tự làm Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Châu. Võ hậu giả vờ không hứa, lại nhanh chóng đề bạt người Du Nghệ. Tiếp đó, bách quan tôn tuế, bá tánh xa gần, Sa môn Đạo sĩ, hợp diễn ra hơn 6 vạn người liên danh dâng biểu xin Võ hậu làm Hoàng đế đổi quốc hiệu là Châu. Trước tình huống này, Đường Duệ Tông cũng đành chấp nhận và dâng biểu xin thoái vị. Vì thế, ngày 9 tháng 9 năm 690, Võ hậu phế bỏ Duệ Tông, đổi quốc hiệu là Châu, đổi niên hiệu Thiên Thọ, thêm tôn hiệu là Thần thánh Hoàng đế. Như thế, Võ hậu trải qua mưu kế tinh xảo 36 năm, cuối cùng leo lên bảo tòa Vương triều phong kiến, chính thức trở thành nữ Hoàng đế thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Từ khi lên làm Hoàng đế trong hơn 30 năm về sau, bà không dùng thủ đoạn với những kẻ đả kích mình, hoặc trấn áp những thần thuộc diện phản đối mình. Một khi đạt đến mục đích, bà liền hăng hái giúp nước, đổi mới sự tệ hại nhà Đường, tạo một quốc gia cường thịnh, thành tựu củng cố trên khách quan và phát triển “chính trị Trinh Quán”. Làm cơ sở tốt đẹp để xây đắp “khai nguyên thịnh thế” (mở đầu đời hưng thịnh) của Đường Huyền Tông, mở mang con đường phồn vinh và phát triển kinh tế của xã hội phong kiến Trung Quốc.
Trước khi Võ hậu đăng cơ xưng đế, đối mặt khiêu chiến với Lý thị tôn thất, quí tộc và Đại thần phân tướng, bà sử dụng hai biện pháp: một là nghiêm khắc trấn áp phái phản đối, hai là đề bạt số lớn thứ tộc địa chủ làm quan, bồi dưỡng hàng loạt quan lại trung với mình. Để thay đổi quan niệm danh gia cũ, bà thủ tiêu “Thị tộc chí” viết thời Thái Tông, đặt khác thời đại “họ Thị lục”. Lấy gia tộc Hoàng hậu làm đệ nhất đẳng, ngoài ra luật lấy sự cao thấp quan chức làm tiêu chuẩn, phân thành 9 đẳng. Xuất thân từ binh sĩ mà lập quân công, cũng có thể cùng với hàng gia thế đại tộc ở trong cùng một đẳng cấp. Như thế, lấy công trạng đặt quan chức, lấy quan chức phân cao thấp, quan chức tốt đẹp so với môn đệ. Việc làm này ở thời điểm ấy có tác dụng tiến bộ nhất định. Võ hậu ngoài việc dùng Tể tướng ba tỉnh ở Nam Nha xử lý việc nước, còn triệu tập hàng loạt “trí thức văn học” trong cửa Bắc thành, tham gia bàn bạc việc nước, tập hợp trí tuệ, biên soạn sách vở. Lúc bấy giờ mọi người gọi là “học sĩ cửa Bắc”, trên thực tế chính là Đoàn quân sư của Hoàng đế, tương đương với Đoàn cố vấn nguyên thủ, Tổng thống quốc gia phương Tây hiện đại. Thời kỳ Võ hậu làm chính trị, còn phát minh “hộp đồng”. Đây là một cái rương (hòm) đồng được chế tạo đặc biệt, 4 mặt của rương có 4 lề sách bỏ vào, phân biệt là “kiến nghị”, “tự tiến”, “minh oan”, “bí mật”, có điểm rất giống hộp thư ý kiến, hộp thư báo hiện nay. Không kể là quan lại hay bá tánh, đều có thể nhét thư từ vào trong đó. Điều này mở đầu chế độ báo cáo của quần chúng trong lịch sử, các triều đại sau như Lý Đường, Triệu Tống v.v…. đều dùng theo chế độ như thế, mãi đến chính phủ địa phương Tây Tạng triều Thanh, cũng còn sử dụng hộp đồng.
Bắt đầu triều Tùy, sáng lập chế độ khoa cử trong lịch sử Trung Quốc. Triều Đường kế thừa và tăng thêm khoa mục thi cử, chọn được rất nhiều nhân sĩ. Hình thức lúc bấy giờ là mỗi địa phương cử người đến kinh thành dự thi, do quan chủ khảo đánh gía quyết định cuối cùng chọn lấy danh sách. Năm thứ nhất Võ hậu lên ngôi vị Hoàng đế (Thiên Thọ nguyên niên, tức năm 690), vì nguyện vọng có đầy đủ thứ tộc địa chủ làm quan, bà phát triển thêm chế độ khoa cử, triệu tập thí sinh đạt yêu cầu đến trước điện, do Hoàng đế đích thân xét hỏi lại một lần, sáng tạo ra nền nếp “điện thí” (kỳ thi trước điện). Hoàng thượng đích thân chủ trì điện thí, nói rõ việc xem trọng khoa cử, tăng thêm tính cách nghiêm trang của kỳ thi, lại tăng thêm sự cảm nhận vinh quang đối với thí sinh, cảm thấy mình là “môn sinh Thiên tử” (học trò của vua), sẽ thêm trung quân ái quốc. Hai năm Trường An, Võ Hoàng đế tuổi già (năm 702), ngoài kỳ điện thí khoa văn, bà lại tạo ra khoa võ, không riêng tuyển chọn quan quân, đặc biệt trong đó tuyển chọn nhân tài tướng soái, để tăng mạnh lực lượng quốc phòng, đích thực bảo vệ an toàn quốc gia. Bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đều tiếp thừa chế độ khoa võ mà bà khai sáng. Có thể thấy nhãn quang của Võ Hoàng đế nhìn rất xa, khó có triều đại đế vương nào có thể theo kịp.
Võ thị làm Hoàng đế không lâu, đầu xuân mỗi năm ra ngoài cung cử hành nghi thức nghề dâu tằm – Hoàng đế cày ruộng, Hoàng hậu lễ Thần tằm. Vì năm 20 tuổi, bà đưa ra 12 việc lập thệ, việc thứ nhất là “khuyên trồng dâu, xem nhẹ lao dịch văn phú”, phát triển sản xuất, bảo vệ chế độ quân điền (chia ruộng đồng đều), ức chế thôn tính, bảo vệ tài sản bá tánh. Bà đích thân chủ biên bộ “Triệu nhân bổn nghiệp ký” (Điềm được mùa của nghề nông) về nghề nông, trở thành sách nông nghiệp được xem trọng trong các thời đại nhà Đường. Bà còn đích thân soạn bộ sách “Thần quỹ” (Phép tắc của bề tôi), tổng cộng 10 chương, trong đó hai chương “Liêm khiết”, “Lợi nhân”, nhấn mạnh “cái gốc của việc dựng nước, tất ở nông dân. Tư tưởng của trung thần là người lợi nhân, việc ở khuyến nông”.
Võ Hoàng đế còn xem trọng đồn điền biên phòng nơi quan trọng, không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn củng cố quốc phòng. Thành tích đồn điền của Lâu Sư Đức ở Hà Thao, Quách Nguyên Chấn ở Cam Túc, Hắc Xỉ Thường ở Hà Nguyên đều rất nổi bật. Ngoài ra, Võ thị còn đốc thúc quan dân địa phương xây dựng thủy lợi, giữ gìn ngăn ngừa tai họa. Kinh tế xã hội thời kỳ Võ Hoàng đế rất phát triển, trật tự xã hội cũng an toàn ở mức độ nhất định. Nhân khẩu toàn quốc ba năm sau khi Thái Tông chết (năm 652) là 380 vạn nhà, đến Thần Long nguyên niên (năm 705) đã tang đến 615 vạn nhà, so với nhân khẩu đầu nhà Đường tăng thêm gần gấp đôi.
Võ Hoàng đế tuy là nữ, nhưng lại rất quan tâm đối với quân sự quốc gia, biên phòng đế quốc. Từ khi bà làm Hoàng hậu chấp chính xâm chiếm trăm sông, thời kỳ bà thống trị bài trừ sự quấy nhiễu của dân tộc du mục đối với trung nguyên, quan hệ tốt với dân tộc thiểu số chung quanh nước Đường. Có một thời gian, quan hệ của Đường và các dân tộc thiểu số như Thổ Phiên, Đột Quyết, Khế Đan căng thẳng, Võ Hoàng đế sử dụng biện pháp giải quyết nguồn lính như mộ lính, phát nô, đoàn kết tổ chức binh lính, thông qua đồn điền giải quyết vấn đề vận chuyển nguồn lương thực. Trường Thọ nguyên niên (năm 692), Võ Hoàng đế lợi dụng cơ hội nội loạn Thổ Phiên, ra lệnh Vương Hiếu Kiệt – Tổng quản quân võ uy tiến đánh Thổ Phiên, thắng lợi lớn, hồi phục và xây dựng lại 4 thành Quy Tư, Vu Điền, Sơ Lặc, Toái Diệp, củng cố biên phòng phía Tây đế quốc Đường, xác lập đế quốc Đại Đường thống trị Nam Bắc Tây Sơn, trùng tân khai thông con đường mua bán một đoạn giữa theo hướng Trung Á Tây Á, xúc tiến giao lưu kinh tế, văn hóa trong ngoài.
Thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, đối với việc xây dựng văn hóa cũng được xem trọng hơn, đích thân khởi xướng biên soạn văn quan trọng. Bà triệu tập các nhà Nho như Châu Tư Mậu, Phạm Lũ Băng, Vệ Kính Nghiệp ở nội cấm điện biên soạn “Huyền Lãm”, “Cổ kim nội phạm”, mỗi loại 100 quyển, “Thanh cung kỷ yếu”, “Thiếu dương chánh phạm”, mỗi thứ 30 quyển, “Đuy thành điển huấn”, “Phụng lâu tân giới”, “Hiếu tử truyện”, “Liệt nữ truyện”, mỗi thứ 20 quyển. Bà triệu tập rất nhiều văn sĩ biên tập bộ Đại bách khoa toàn thư thứ nhất trên thế giới, tức “Văn quán từ lâm” 1000 quyển, “Tam giáo (Nho Giáo, Phật giáo, và Đạo giáo) châu anh” 1300 quyển. Chính Võ Hoàng đế cũng là một nhân vật đa tài đa nghệ, bà tự mình trước tác “Thùy cung tập” 100 quyển và “Kim luân tập” 10 quyển, đáng tiếc đã thất truyền. Bà tự chế “Đại nhạc”, đã từng dùng 900 người vũ công diễn tấu. Bà tự làm thơ “Như ý nương”, tình cảm mềm mỏng uyển chuyển, rất đáng ngâm vịnh. Thơ rằng:
Khán chu thành bích tư phân phân,
Tiều tụy chi li vi ức quân.
Bất tín tỉ lai trường hạ lệ,
Khai tương nghiệm thủ thạch lựu quần.
Tạm dịch:
Thấy đỏ thành xanh nghĩ xôn xao,
Tiều tụy tan tác làm nhớ vua.
Bất tín trông nay lệ chảy dài,
Mở hòm (rương) xét thấy váy phụ nữ.
Do Võ Hoàng đế rất yêu thích thi từ khúc điệu, vì thế thời kỳ bà thống trị, thơ, văn, tiểu thuyết, sử học triều Đường, xuất hiện nhiều nhất, có thể nói là thời kỳ đại phát triển văn hóa Trung Quốc.
Giao chức vụ cho hiền thân
Sau hơn 30 năm củng cố địa vị, Võ Chiếu không từ một thủ đoạn độc ác nào, cuối cùng lên ngôi Hoàng đế, thống trị Đại Đường 50 năm, rất có mưu lược và mưu mô thủ đoạn, có bản lĩnh chế ngự quần thần, biết người dùng người. Chính do điểm này mà nhận được sự ca tụng và công kích của sử gia các thời đại và bá tánh bình dân, khen chê không thống nhất. Đối với thần quan ân uy đều trọng, thực thi cả cứng lẫn mềm. Một lần, bà triệu tập quần thần, nói với họ: “Trẫm theo Cao Tông hơn 20 năm, quan tước các khanh giàu có đều là trẫm cho. Thiên hạ an lạc, trẫm trưởng dưỡng. Và tiên đế bỏ quần thần, đem thiên hạ giao cho trẫm. Trẫm không lo cho thân, hết lòng thương yêu bá tánh, trách nhiệm của trẫm đối với bá tánh quá nặng nề. Thế mà những người vì quyền lợi riêng tư rắp tâm làm phản như Bùi Viêm, Từ Kính Nghiệp, Vu Đỉnh. Buộc lòng trẫm phải đem quân tiêu diệt, các khanh lấy đó làm gương, phải hết lòng phụng dưỡng trẫm, không làm thiên hạ cười!”. Lời huấn thị này, phân nửa là hăm dọa, phân nửa là khuyên bảo, quần thần cúi đầu, không dám nhìn lên, đều nói: “Chỉ bệ hạ sai khiến!”
Võ Hoàng đế rất mẫn cảm đối với cử động của quần thần. Để phòng ngừa mưu phản, bà đặt hộp đồng ở trên Đường triều, những người mật báo nhét văn thư vào trong đó. Và qui định người có báo cáo mật, “sẽ được vào đến chỗ vua chúa, dù là nông phu tiều nhân đều được triệu kiến”, bất kỳ quan viên nào không được tra hỏi, vả lại phải dùng ngựa trạm đưa đến kinh thành, dọc đường còn phải căn cứ tiêu chuẩn phần ăn của quan ngũ phẩm mà cung cấp cơm ăn. Xem xét cáo mật thật, phong quan tặng lộc; cáo mật không thật, hoàn toàn không phản lại. Như thế, có ích cho việc nêu báo người hư, cũng có khả năng báo thù tư riêng, hãm hại người tốt. Vì thế, ngọn gió cáo mật khởi lên hưng thịnh, trên dưới triều đình, ai cũng phập phồng lo sợ. Hàng loạt quan viên triều đình vô tội bị liên lụy, có một thời gian, triều thần mỗi lần lên trước triều, đều phải chia biệt cùng người nhà.
Để trấn áp phái phản đối, trong thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, Tiên hậu trọng dụng hàng loạt quan lại tàn ác nổi tiếng như Võ Tam Tư, Võ Thừa Từ, Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, Sách Nguyên Lễ, Binh Thần Tích v.v…, để pháp luật nghiêm ngặt, thực hiện khủng bố thống trị. Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, Sách Nguyên Lễ là những quan lại tàn ác khét tiếng, có người hoàn toàn vô tội, tìm kiếm gom góp thành tội. Hình phạt tàn khốc họ sử dụng danh mục rườm rà, người bị phạt chỉ cần xem hình cụ, thì muốn thừa nhận ngay bất kỳ tội danh nào, để cầu tránh dùng hình phạt. Lai Tuấn Thần và bộ hạ của ông còn chuyên môn viết quyển “La tích kinh” (Con đường tìm kiếm tích góp), giới thiệu các hình thức tra tấn kết tội. Nổi tiếng là Địch Nhân Kiệt, Ngụy Nguyên Trung, đều đã từng lấy tội mưu phản bỏ ngục, giết hại. Võ hậu trọng dụng 23 quan lại tàn ác nổi tiếng, trong đó Lai Tuấn Thần, Châu Hưng, Sách Nguyên Lễ mỗi người đã từng giết vài ngàn người. Đường thất tôn quí bị họ giết hại khoảng vài tram người, quyền thần bị diệt tộc cũng có vài trăm nhà. Tướng nổi tiếng bách tế nhân (giúp 100 người) Hắc Xỉ Thường, người Cao Lệ lo việc quân sự không can thiệp vào chính sự, cũng bị Châu Hưng tìm kiếm tích góp tội danh mà giết oan. Các quan lại tàn ác càng giết càng hăng, thậm chí dòm ngó chú ý đến đám quyền quý thân tộc của Võ thị, vì thế trở thành đối tượng bị công kích.
Võ Hoàng đế thấy được “hình phạt tàn bạo như thế” đã đạt được mục đích, dập tắt sự bất mãn đối với một số quan lại, bèn chuyển tay xử tội giết các quan lại tàn ác Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, “xóa sạch sự căm phẫn của dân chúng”. Phương pháp Võ thị sử dụng là lấy quan lại tàn ác trị quan lại tàn ác. Năm Thiên Thọ thứ 2 (năm 691), có người báo mật Châu Hưng và Binh Thần Tích thông mưu làm phản, Võ thị tuy không tin, nhưng vẫn cứ ra lệnh cho Lai Tuấn Thần thẩm tra. Lai Tuấn Thần bèn làm thẩm, nói với Châu Hưng: “Tù nhân không thừa nhận, thì sử dụng biện pháp nào?” Châu Hưng nói: “Việc này rất dễ! Lấy chum lớn, cho tù nhân vào trong đó, để lửa than chung quanh nướng, việc gì không thừa nhận!” Vì thế Lai Tuấn Thần tìm một cái chum lớn, căn cứ theo phương pháp của Châu Hưng nói, dùng lửa than đỏ để chung quanh, sau đó bảo Châu Hưng: “Có cáo trạng bên trong tố cáo ông, mời ông vào trong đây”. Châu Hưng hoảng sợ, cúi đầu chịu tội. Lai Tuấn Thần dùng phương pháp “đạo trị người trị mình,”, nghiêm trị giết Châu Hưng. Người sau có câu thành ngữ “Mời anh vào chum”. Lại lập một hộp thiếc cáo mật, thông qua hộp thiếc cáo mật mà cáo lên. Tố cáo những quan lại tàn ác lúc bấy giờ để trị tội. Theo truyền thuyết, khi tên quan lại tàn ác Lai Tuấn Thần chết, gia đình những người thù hận kéo đến, tranh giành thi thể ông ta để rửa hận, trong nháy mắt móc con ngươi, bóc da mặt, mổ bụng lấy tim, đạp nát như bùn. Võ Hoàng hậu thấy tình hình thuận nước xuôi buồm, liền ra lệnh ghi chép tội trạng của những quan lại tàn ác và xử tội diệt tộc.
Võ Hoàng đế tuy đã xử chết các quan lại tàn ác Châu Hưng, Lai Tuấn Thần và bắt đầu thực hiện chính sách khoan hồng, nhưng ngọn gió cáo mật lúc bấy giờ chưa hoàn toàn ngưng hẳn. Nguyên đán năm Trường Thọ thứ 2, Thái tử Lý Đán trong nghi thức Hoàng đế tế trời bị lạnh nhạt, nguyên nhân do Á Hiến người nối ngôi Hoàng đế bị Ngụy vương Võ Thừa Từ chiếm đoạt. Sáng sớm ngày hôm sau, Lưu thị và Đậu thị phi của Thái tử vào cung chúc Tết Võ Hoàng đế, không hiểu vì sao mất tích, Thái tử tra tìm tung tích của hai phi, Hoàng đế ra lệnh không cần phải tiếp tục tra hỏi việc này. Nguyên vì sự mất tích bí mật của hai phi, là một tì nữ theo hầu được Hoàng đế tin tưởng mật báo hai phi nguyền rủa chỗ tinh vi của Hoàng đế. Năm người con của Thái tử cũng bị bỏ vào trong cung cấm. Triều thần thấy được Hoàng đế có ý muốn lập con cháu Võ thị làm người nối ngôi, cố ý vu cáo Thái tử mưu phản. Khi quan lại tàn ác đến Đông cung thẩm vấn người thân cận Thái tử, các gia bộc và hoạn quan đều thấy đây là việc ma vương giết người nên sợ hết hồn vía, ngay lập tức đồng thanh thừa nhận cùng Thái tử mưu phản, để mong tránh được hình phạt tàn khốc, chỉ có một thợ thủ công tên là An Kim Tàng, không tiếc thân mình để chứng minh sự trong sạch của Thái tử. Cuối cùng Hoàng đế cảm động, không cho tiếp tục tra tìm, và dặn Thái tử phải đối xử thật tốt với An Kim Tàng. Sau đó Duệ Tông được phục hồi, An Kim Tàng được phong làm Đại quốc công, lưu danh sử xanh. Tất cả những việc này nói rõ, Võ Hoàng đế mãi tin tưởng người cáo mật, cũng phản ánh sự thống trị của các quan lại tàn ác lúc bấy giờ rất là đáng sợ. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến Võ thị bị người đời sau mắng chửi.
Võ Hoàng đế tuy sử dụng sự thống trị của quan lại tàn ác, giết bừa bãi nhiều quan viên, nhưng cũng lựa chọn và sử dụng hàng loạt quan hiền tướng tốt. Bà có thể nghe theo can gián, khéo phát hiện tri thức có tài, đối với quan viên một mực chính trực, chỉ cần không có ý mưu phản, bị quan lại tàn ác và thân tín hãm hại, bà cũng có thể bảo vệ và sử dụng. Cho nên, trong triều đình có hàng loạt quan lại hết lòng vì bà. Trước sau bà sử dụng 75 vị Tể tướng, 29 người xuất thân sĩ tộc, 35 người xuất thân thứ tộc, 3 người thông qua người thân che chở, và 27 người thông qua khoa cử mà vào. Tể tướng nổi tiếng trong đó có Lý Chiêu Đức, Ngụy Nguyên Trung, Đỗ Cảnh Kiệm, Địch Nhân Kiệt, Diêu Tông, Trương Đông Chi v.v… Tướng bên cạnh nổi tiếng có Đường Hưu Cảnh, Lâu Sư Đức, Quách Nguyên Chấn v.v… Võ Hoàng đế sáng suốt biết người và khéo dùng người. Lạc Tân Vương một trong “tứ kiệt sơ Đường”, khi tham gia phản loạn với Từ Kính Nghiệp ở Dương Châu, đã từng đích thân soạn viết “Hịch tấn công Võ thị”, chỉ trích Võ thị: tính chẳng hòa thuận, địa vị thấp hèn…. giết chị giết anh, giết vua, thuốc độc mẹ, thần dân đều ghét, trời đất không dung”. Bà vừa xem vừa khen “nét bút đẹp”, “kỳ tài kỳ tài”, và hỏi quan quân hai bên: “Hịch văn này là của ai làm?” Khi báo cáo là “bút tích của Lạc Tân Vương”, Võ thị tiếc nói: “Có tài văn như thế này, mà không sử dụng được, đây chẳng lẽ không phải là lỗi của Tể tướng sao?” Sử quan Vương Cập Thiện trưởng phủ Đại đô đốc Ích Châu, vì già bệnh cho hưu. Võ Hoàng đế thấy ông có tài cho rằng để Vương Cập thiện giữ chức thứ sử là đại tài tiểu dụng, bèn giữ lại trong triều, cho làm Tể tướng.
Võ thị là người trọng dụng rất nhiều người trong gia tộc, nhưng nếu như không có tài năng hoặc làm hỏng việc, bà chiếu theo đó mà trừng trị. Tôn Tần Khách là con trai của người chị theo Võ Hoàng đế, khuyên Võ hậu đổi Đường làm Châu, được nâng lên làm nội sử. Sau đó vì cố tham vật trộm, chiếu theo đó bị đày mà chết. Võ Thừa Tự cháu trai của Võ Hoàng đế làm Tả tướng văn xương, bình thường đả kích khác biệt, có tâm không kỷ cương. Lý Chiêu Đức mật tấu: “Thừa Tự cháu của Bệ hạ, lại là vua mới, càng không nên ở quyền cơ, để mê hoặc quần chúng nhân dân. Vả lại đế vương từ xưa, giữa cha con, còn tranh đoạt lẫn nhau, huống ở cô cháu, chẳng lẽ được ủy quyền đó ư? Nếu như tiện thể, ngôi vị có giữ yên được chăng?” Hoàng đế rõ sợ nói: “Trẫm chưa suy nghĩ vậy”. Thừa Tự cũng nói lời nói dối của Lý Chiêu Đức, Hoàng đế nói: “Tự trẫm cử Chiêu Đức, mỗi lần giành được chỗ nằm cao, là lao khổ thay ta, chẳng phải ngươi có thể làm được vậy”. Võ Thừa Tự liền chuyển làm Thái tử thiếu bảo, được cử làm Tể tướng. Việc này không chỉ nói rõ Võ Hoàng đế biết người khéo cử, mà còn làm được việc dùng mà không nghi, không luận thân sơ, dùng người có tài.
Trong thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, còn tiếp nhận sự can gián của Đường Thái Tông. Bà rất biết việc quan trọng của sự giúp đỡ can gián, cổ vũ Đại thần dâng thư can gián. Vì thế mà không thiếu Tể tướng Đại thần như Chu Kính Tắc, Ngụy Nguyên Trung, Địch Nhân Kiệt, Đỗ Cảnh Kiệm v.v…, đều có thể giáp mặt dẫn đấu tranh triều đình, không xu phụ kẻ có quyền thế. Có một mùa thu nọ Hoàng đế cầm ra cành hoa lê cho các Tể tướng xem, vẻ mặt các Tể tướng đều nịnh bợ, nói đây là điềm lành. Chỉ riêng Đỗ Cảnh Kiệm nói: “Nay cỏ cây hỏng rụng, mà đây lại thêm tươi tốt, bất kỳ âm dương, lỗi ở các thần”. Sau khi Hoàng đế nghe xong rất khen thưởng, nói: “Khanh, chân Tể tướng vậy!” Võ Hoàng đế tôn sùng Phật giáo, muốn tạo tượng Phật lớn, khiến thiên hạ Tăng ni ngày ra tiền để giúp công của họ. Địch Nhân Kiệt thượng sách can gián. Võ Hoàng đế hỏi: “Công giáo trẫm làm thiện, lẽ nào lại trái ư?” Lập tức ngừng công việc kia thôi. Càng thêm quí trọng Địch Nhân Kiệt, “thường gọi quốc lão mà không gọi tên”. Chu Kính Tắc thấy việc tập hợp con trai đẹp trong dân gian cho Võ Hoàng đế làm người tình, quyết tâm can gián dù phải chết, vả lại lời can gián kịch liệt chua cay, nói “dân gian có người cho rằng con trai của mình sắc trắng, hoặc có người tự xưng dương vật lớn, chính là tuyệt phẩm thiên hạ, và hy vọng tiến cử vào phụng sự phủ của vua”, hy vọng Hoàng đế tự ngăn ngừa ham muốn của mình. Đối với mũi nhọn như thế, khiến lời nói của người phẫn nộ, Võ Hoàng đế sau khi nghe không những không giận, ngược lại còn tặng 100 tấm lụa là gấm vóc cho Chu Kính Tắc, và nói: “Nếu chẳng phải khanh nói thẳng, trẫm còn không biết có việc như thế. May thay khanh can gián thẳng không kiêng tránh”. Độ lượng như thế, khiến Chu Kính Tắc khen ngợi “Không sợ vì Thiên tử anh minh”.
Võ Hoàng đế bảo vệ, khen thưởng khích lệ đối với những quan lại can gián thẳng thắn, chân chính không tư riêng, và đối với những hạng a dua phụng thừa lại không dòm đến, thậm chí có ý đuổi đi. Năm 692, Hoàng đế đại xá thiên hạ, và ngăn cấm thiên hạ làm thịt, bắt cá tôm. Trương Đức hữu xả di gần 50 tuổi, không con cái. Mùa xuân năm ấy, phu nhân lại sinh cho ông ấy một đứa con trai trắng mập, khiến Trương đại nhân vui nừng như cuồng. Chuẩn bị ngày tam triêu (ngày thứ 3 sau khi sinh) đãi tiệc chúc mừng, nhưng giết bò mổ dê lại trái với Thánh chỉ. Chính trong buổi lễ buồn này, Đỗ Túc đến thăm bổ khuyết rất tốt quan hệ xưa nay vốn thiếu, Trương Đức lấy tấm lòng của mình nói với các bạn đồng liêu, và mời Đỗ đại nhân nhất định phải đến. Đến ngày tam triêu, Trương Đức lén lén giết 1 con dê, làm chả băm, và những món ăn ngon khác, Đỗ Túc dự tiệc uống rượu, ăn thịt băm, còn khoe thịt dê vị ngon. Ngày hôm sau Hoàng đế lâm triều, bỗng hỏi Trương Đức: “Biết tội không?” Vốn phạm vi buổi tiệc nhỏ rất bí mật, lại bị Hoàng đế biết, đặc biệt là trái với Thánh chỉ cấm mổ thịt, Trương Đức vội vàng quỳ xuống cúi đầu nói: “Thần biết tội, tội đáng chết vạn lần”. Các Đại thần đều cho là Trương Đức phải chết. Hoàng đế mỉm cười nói: “Trẫm cấm giết mổ, nhưng việc cưới xin ma chay không ở trong giới hạn đó. Trương khanh, Trẫm ban cho ngươi vô tội!” Trương Đức tạ ân, đang muốn thoái lui, Hoàng đế lại hỏi: “Trương khanh, có biết vì sao Trẫm biết không?” Trương Đức đáp: “Thần không biết”. Hoàng đế bèn ra lệnh cho nội thị lấy tấu chương và miếng thịt dê băm của Trương Đức cầm ra, sau đó nói: “Đây chính là Đỗ Túc tri giao của ngươi mật báo, sau này khanh mời khách, hãy lựa chọn người nhé!” Nói xong, phất tay áo thoái triều. Qua việc này, như sách “Tư trị thông giám” luận: Võ thị “bắt chẹt việc thuởng phạt để điều khiển thiên hạ, chính trị do mình ra, xét rõ đoán khéo, cho nên lúc bấy giờ anh hiền lại được dùng, nhưng không gọi chức, tìm cũng cách chức, hoặc thêm hình phạt giết”. Lời đánh giá này thật là công chính.