Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương II
NHỮNG CUỘC VUI MỞ ĐẦU
(Gaîtes préalables)

    
i cũng biết Leglơ đơ Mô  ( Laigle de Meaux) với Giôli ( Joly)  ở chứ không ở chỗ nào khác. Anh có một chỗ ở cũng như con chim có một cành cây. Hai người bạn sống với nhau. Cái gì họ cũng là chung, kể cả với Muydiseta cũng chút ít như vậy. Những tu sĩ dòng Mũ gọi những người bàn như vậy là người dính đôi[1]. Buổi sáng ngày 5 tháng sáu, họ đi ăn điểm tâm ở Côranh. Giôli nghẹt mũi vì đang bị cảm, Leglơ cũng đang bắt đầu chia sẻ bệnh đó. Áo của Leglơ sờn, nhưng Giôli thì quần áo đẹp.
Vào khoảng chín giờ, hai bạn đẩy cửa quán Côranh. Họ lên tầng một, Matơlô và Gibơlốt tiếp họ.
- Sò, phó-mát, giăm-bông, Leglơ gọi.
Họ ngồi vào bàn. Quán trống, chỉ có hai anh em họ.
  Gibơlốt nhận ra Giôli và Leglơ, đặt một chai rượu lên bàn.
Họ mới ăn những con sò đầu tiên thì một cái đầu nhô lên ở cửa cầu thang và có tiếng nói:
- Mình đi qua. Mình đánh hơi thấy có mùi phó-mát xứ Bri ngon lành. Mình vào.
 Đó là Grăngte. Anh khoe smột cái ghế đẩu, ngồi vào bàn.
 Thấy Grăngte, Gibơlốt đem hai chai vang đặt lên bàn.
 Thế là ba chai tất cả.
- Cậu định uống cả hai chai này ư? Leglơ hỏi Grăngte.
- Ai cũng có trí ý, chỉ có cậu là thiển ý. Grăngte đáp. Hai chai thì có làm cho ai lạ?
Hai bạn kia bắt đầu ăn, Grăngte bắt đầu uống. Trong một thoáng hắn nốc cạn nửa chai. Leglơ hỏi:
- Dạ dày cậu có lỗ thủng sao?
- Cậu cũng có khuỷu tay đó
Grăngte nốc cạn rồi nói tiếp:
- Ái chà! Leglơ văn tế ơi, cái áo cậu cũ quá.
- Mình mong thế. Bởi vậy, chúng tớ, cái áo và tớ rất thuận hòa với nhau. Nó nhận tất cả những nếp của tớ, nó chẳng vướng bận tớ tí nào, những tàn tật dị hình của tớ, nó bọc lấy, nó nuông chìu tất cả những cử động của tớ, tớ chỉ cảm thấy có nó là vì mình được ấm áp. Áo cũ cũng như bạn cũ.
- Đúng thế, Giôli hét to xen vào cuộc đối thọi. Áo cũ cũng như bạn cũ[2].
- Nhất là ở cửa miệng của một anh nghẹt mũi.
- Grăngte, Leglơ hỏi, cậu từ đại lộ đến đây à?
- Không.
- Giôli và tớ vừa xem đoạn đầu đám tang đi qua
Một cảnh tượng kỳ diệu, Giôli nói.
- Còn cái phố này mới yên tĩnh làm sao! Leglơ kêu.
Ở đây thì không ngờ Pari đã bị xáo ngược! Thật rõ ràng là chỗ của các tu viện ngày xưa. Đuy Brơi và Xôvan đã lên danh sách các tu viện đó, và cả tu viện Lơbớp nữa. Có lắm loại quanh đây đông như kiến ấy, nào dòng có giầy, dòng đi đất, dòng trọc đầu, dòng có râu, dòng xám, dòng đen, dòng trắng dòng phrăngxitcanh, dòng minim, dòng capuyxanh, dòng cácmơ dòng tiểu Ôguyxtanh, dòng đại Ôguyxtanh, dòng cực Ôguyxtanh… lô nhô, lúc nhúc.
- Thôi đừng nói đến lũ tu sĩ nữa - Grăngte cắt ngang - nghe ngứa ngáy lắm.
Rồi anh kêu:
- Ái chà! Mình vừa nuốt phải một con sò ôi. Ấy các bệnh ưu phiền của tớ lại tái phát rồi đấy. Sò hỏng, các cô bán quán vô duyên. Tớ căm ghét nhân loại. Vừa rồi, tớ đi qua phố Risơliơ, trước cái hiệu sách công cộng lớn. Cái đống vỏ sò mà người ta gọi đó là một thư viện đó, mới nghĩ tới tớ đã thấy tởm rồi. Bao nhiêu giấy, bao nhiêu mực! Lắm thứ bôi bác! Người ta đã viết ra từng ấy đấy! Thế mà có thằng ngốc nào không biết đã nói, cho con người là con vật hai chân không lông[3]. Rồi tớ lại gặp một cô gái quen biết, đẹp như mùa xuân, mang tên hoa rất xứng đáng, thế mà cái con khốn nạn! Vì hôm qua một thằng chủ nhà băng đáng tởm, mặt rỗ đậu mùa, đã hạ cố ngủ với nó! Chao ôi! Cái bọn đàn bà, chúng nó rình chộp tên thầu thuế cũng ngang với trang phong lưu, con mèo cái cũng vậy đó, nó săn bắt chuột cũng như săn bắt chim. Cách đây chưa đầy hai tháng, ả ấy là một cô gái ngoan trong một cái buồn nái, ả tán Ô-dê trên coóc-xê, các anh gọi cái việc ấy là gì? Cô khâu vá, cô ngủ trên giường vải, cô ngồi bên cạnh một chậu hoa và cô thỏa mãn. Bây giờ ả là vợ một ông chủ ngân hàng. Sự đổi lốt ấy mới xảy ra đêm qua. Sáng nay tớ vừa gặp nạn nhân đó. Ả thích thú lắm. Điều đáng hãi là có con nỡm ấy hôm nay cũng vẫn xinh như hôm qua. Cái lão tài phiệt kia cũng không hiện ra trên mặt ả. Hoa hồng có đặc điểm này, không biết nên cho là hơn hay kém phụ nữ, là dấu vết những con sâu còn thấy trên cánh nó. Ôi! Luân lý đâu có trên mặt đất này, tôi viện chứng cây hương đào, tượng trưng cho tình yêu, cây nguyệt quế tượng trưng cho chiến tranh, cây ô-liu ngốc nghếch kia, tượng trưng cho hòa bình, cây táo mà hạt xuyết làm cho Ađam chết vì nghẹn cổ, cả cây vả, ông tổ của váy mặc trong. Còn công lý, các anh có muốn biết lý là gì không? Người Gôloa muốn chiếm Cluydơ; Lamã bảo vệ Cluydơ hỏi họ: Cluydơ phạm lỗi gì đối với các ông? Brennuýt trả lời: - Cái lỗi Anbơ đã phạm đối với các ông, cái lỗi mà Phiđen, mà Êcơ, người Vônxcơ và người Xabangh đã phạm đối với các ông. Họ đã là láng giềng đối với các ông. Người Cluydơ là láng giềng của chúng tôi. Chúng tôi quan niệm lân bang cũng như các ông. Các ông đã cướp lấy Anbơ, chúng tôi ngày nay chiếm Cluydơ Brennuýt đánh lấy Lamã. Rồi ông thét: Vae Victis[4]. Công lý là thế đó. Chao ôi! Ở cái thế giới này, loại thú săn mồi sao mà lắm thế! Vô khối diều ó! Vô khối diều ó! Tớ thấy mà rợn da gà đây.
Grăngte đưa cốc cho Giôli rót đầy, rồi uống và nói luôn, hầu như không dừng lại vì cốc rượu mà không ai để ý, kể cả anh ta.
- Brennuýt đoạt La mã là một con ó, tên chủ nhà băng chiếm con ả kia là một con ó. Ở đó cũng như ở đây, đều không có ngượng ngùng e thẹn chút nào, dù anh ở về phía con gà trống gầy như tổng Uyri nọ, hay là ở phía như con gà trống béo như tổng Glarit kia, cũng chẳng nghĩa lý gì, cứ uống. Các anh nói đến đại lộ, đến đám tang, vân vân… ái chà, thế nghĩa là sắp có một cuộc cách mạng nữa? Tôi thấy mà ngạc nhiên sao mà các ông Đức Chúa nhân ái ấy túng phương tiện đến thế! Lúc nào ngài cũng chỉ biết tra mỡ vào kẽ rãnh của những biến cố. Có mắc míu có đình đốn. Mau mau, phải làm cách mạng. Đức Chứa ngài lúc nào bàn tay cũng đen bẩn cái chất dầu mỡ khó ưa đó. Giá ở vào vị trí của ngài, tôi sẽ giản đơn hơn, tôi không luôn luôn lên dây cót cho cái máy của tôi như vậy. Tôi sẽ dìu dắt loài người một cách nhanh nhẹn và hiệu quả kia. Tôi đan sự việc từng mắc một, không làm đứt sợi, tôi không tùy nghi đối phó, tôi không có kịch bản khác thường.
Cái mà các anh gọi là tiến hóa chạy bằng hai động cơ là con người và sự kiện. Thế nhưng điều đáng buồn là thỉnh thoảng cần phải có chuyện đặc biệt. Với sự kiện cũng như con người, số bình thường không đủ. Trong số đông con người phải có những thiên tài, trong số nhiều sự kiện, phải có những cuộc cách mạng. Phải có những đại biến cố, đó là qui luật, trật tự thế giới không thể mà không có những cái đó. Nhìn thấy những sao chổi xuất hiện, chúng ta cũng muốn nghĩ rằng trời cũng cần có những diễn viên ra trò. Khi người ta ít ngờ đến nhất thì Chúa lại treo một thiên tượng lên tường vũ trụ. Một ngôi sao kỳ lạ hiện ra kéo theo một cái đuôi to lớn. Cái đó làm chết Xêda. Bruynuýt đâm ông một nhát dao, Chúa, một nhát sao chổi. Tách! Đây là một giả bình minh bắc phương, đây là một vĩ nhân, 93 bằng đại tự, Napôlêông in nổi bật, sao chổi 1811 trên đầu biểu ngữ. Chà chà! Cái bản quảng cáo xanh điểm những chấm sáng bất ngờ! Ừm! Ừm! Cảnh huống kỳ lạ. Hãy nhìn lên hỡi các chúa rồi nghề! Tất cả đều xõa tóc, ngôi sao cũng như vở kịch. Chúa ôi! Nhiều quá đấy, và cũng chưa đủ đâu. Những biện pháp đặc biệt ấy trông như phong phú, thật ra là nghèo nàn. Các bạn ạ, thượng đế đang thi thố những mẹo vặt. Một cuộc Cách mạng thì chứng tỏ cái gì? Chứng tỏ là Chúa đã đến chỗ vô phương. Ngài làm một cuộc đảo chính vì có gián đoạn giữa hiện tại và tương lai và bởi vì ngài là Chúa đấy, ngài không nối hai đầu dây được với nhau. Điều này làn cho tớ tin những giả thuyết về tình hình sản nghiệp của ngài là đúng. Tôi nghi là Chúa chẳng giàu gì khi thấy lắm cái bất ổn ở trên cũng như ở dưới, lắm cái hạ tiện, ti tiện, hà tiện, quẫn bách trên trời và dưới đất, từ con chim không có hạt kê mà ăn cho đến tớ không có nổi một trăm nghìn phơrăng thực lợi, khi thấy số phận con người đã mòn nhẵn, cả đến số phận đế vương cũng sờn tận cốt sợi, bằng chứng là hoàng thân Côngđê bị treo cổ, khi thấy mùa đông chẳng khác gì một mảnh rách trên thiên đỉnh qua đó gió lạnh thổi xuống trần gian, khi thấy vô khối những tã rách trên màu hồng tươi rói của ban mai trên các đỉnh đồi, khi thấy những hạt sương, những hạt ngọc trai giả ấy, đeo ở đầu cành, khi thấy nhân loại đứt chỉ, lịch sử vá víu và nhiều vết ở mặt trời, nhiều hố trên mặt trăng, khi thấy khốn khổ tràn trề khắp nơi khắp xứ. Ngài cho ra một cuộc cách mạng cũng như nhà đại thương két rỗng mở một cuộc khiêu vũ. Không nên xét thần thánh ở bề ngoài. Dưới lớp vàng son bóng lộn trên trời tớ thấy vũ trụ nghèo nàn. Trong cuộc sáng thế có cảnh phá sản. Vì vậy tớ bất mãn. Các anh thấy không, hôm nay là ngày năm tháng sáu thế mà bây giờ còn như trong đêm. Từ sớm nay tớ đợi cho trời sáng. Thế mà trời không sáng cho, tôi cam đoan là cho đến hết ngày trời vẫn chưa sáng ra. Đây là lỗi giờ giấc của anh công nhân viên không được trả đúng. Thật vậy, tất cả đều sếp đặt sai, không có cái gì khớp với cái gì cả, cái quả đất cũ kỹ này đã quằn quẹo rồi, tớ đứng vào phái chống đối. Xiên xẹo, méo mó tất. Vũ trụ là trớ trêu lắm. Chúng ta như những đứa trẻ: đứa nào muốn thì không có, đứa nào không muốn thì lại có. Chung qui, tớ căm lắm. Ngoài ra cái anh hói Legtơ đơ Mô làm tớ nhìn mà phát sầu muộn. Cứ nghĩ tớ cùng tuổi với cái đầu gối ấy mà thấy nhục. Thực ra thì tớ phê phán chứ không lăng mạ. Vũ trụ nó đã như thế thì thế. Tớ nói không có ác ý, nói chỉ đỡ cho lương tâm đỡ day dứt mà thôi. Xin Chúa vĩnh hằng hãy nhận sự thành kính trân trọng của tôi. Chao ôi! Xin viện tất cả các thánh ở Thần sơn và các thần linh ở Thiên đường mà thề rằng tôi sinh ra không phải để làm người Pari, nghĩa là cái vật được chuyền qua lại giữa đám rong chơi và đám phá phách, như chiếc cầu lông ở giữa hai cây vợt. Tôi sinh ra để làm người thổ, suốt ngày ngồi ngắm gái phương đông nhảy múa những điệu vú Ai Cập lả lơi như những mộng mị của một anh chàng trai giới, hoặc là nông dân đất Bôxơ, hoặc là quý tộc thành Vơnidơ ở giữa đám bài bạc, hoặc là tiểu vương Đức góp cho liên bang Nhật Nhĩ Man mỗi lần nửa tên lính bộ, ngày rỗi chỉ tiêu khiển bằng cách phơi bít tất trên hàng rào mình tức là biên giới đất nước mình. Đó, số kiếp của tớ phải là như thế! Vâng! Tớ nói Thổ, và tớ không cải chính. Tôi không hiểu sao người ta có thói quen coi thường người Thổ, Mahêmô cũng có cái hay. Hãy tôn kính đấng sáng chế có hậu cung những thần nữ và những thiên đường có tì nữ[5]! Đừng lăng mạ Hồi Giáo, cái tôn giáo duy nhất được trang trí một chuồng gà mái! Đến đây tớ phải uống đã. Thế giới này là một ngu xuẩn vĩ đại. Và hình như họ sắp đánh nhau, cái lũ ngốc ấy. Chúng sắp vạc mặt nhau, tàn sát nhau giữa mùa hè trong tháng cỏ non, trong khi chúng có thể cắp tay một mỹ nhân đi về đồng quê hít thở mùi cỏ cắt bốc lên như từ một chén trà to lớn! Quả là người ta làm lắm điều dại dột! Cái đèn lồng cũ vỡ mà tớ thấy ở một quầy hàng xén vừa rồi đã gợi cho tớ một suy nghĩ: đã đến lúc phải soi sáng cho nhân loại. Ừ, tớ lại buồn rồi! Ấy nuốt mắc nghẹn một con sò và một cuộc cách mạng thì có như thế đấy! Tớ trở lại sầu thảm. Ôi! Cái thế giới cổ hủ đáng hãi này! Ở đấy người ta lật đật, người ta lật đổ, người ta đánh đĩ, người ta đâm họng nhau và người ta đã sống quen với nó. Sau cơn hùng đàm đó, Grăngte nổi một cơn ho, thật đáng đời, Giôli nói:
- Nhân nói cách mạng, nhìn thấy rõ ràng thằng Mariuytx đã mê gái.
- Có biết hắn mê ai không, Leglơ hỏi.
- Không.
- Không à!
- Không, tớ đã nói mà.
- Chuyện yêu đương của Mariuytx ư? Grăngte hét. Tớ thấy rõ rồi, Mariuytx là một đám sương mù, nó đã tìm thấy một cột khói. Mariuytx thuộc dòng họ thi sĩ. Nói thơ là nói dở hơi. Thần Apôlông là người Tênhbrêuýt. Mariuytx với cô nàng Mari, hay Maria hay Mariet hay Mariông của nó, chắc phải là một đôi nhân tình ngộ nghĩnh. Tớ biết tình hình chúng nó như thế nào rồi. Ngây ngất mà quên hôn nhau. Đoan chính ở dưới trần, giao hợp trên cung mây. Đó là những linh hồn có giác quan. Họ ngủ với nhau giữa các vòm sao.
Grăngte bắt đầu chai thứ hai và có lẽ cả bài diễn thuyết thứ hai nữa nhưng một người nữa đã chui lên cái lỗ cửa cầu thang. Đó là một chú bé chưa đến mười tuổi, rách rưới, thấp bé, vàng vọt, mặt dô, mắt sáng, tóc rất dày đẫm nước mưa, nét mặt vui vẻ. Không quen ai hết, nhưng lựa chọn không do dự giữa bộ ba ấy, chú hướng về Legloe đơ Mô hỏi:
- Ông có phải là ông Bôtxuyê không?
- Đó là cái tên nhà của tôi, Leglơ đáp. Em cần gì mà hỏi tôi?
- Thế này. Một ông tóc vàng, người cao ở đại lộ hỏi em: Em có biết bà Huysơlu không? Em đáp: biết, ở phô Săngvrơri, bà góa của ông già. Ông ấy bảo em: em dến đấy. Em tìm gặp ông Bôtxuyê, em nói họ cho anh: A-B-C. Chắc là người ta muốn giễu ông phải không? Ông ấy cho em mười xu.
- Giôli ơi, cho tớ vay mười xu đi- Leglơ nói. Rồi quay lại Grăngte: Grăngte cho tớ vay mười xu.
Được hai mươi xu Leglơ cho thằng bé.
- Cảm ơn ông - thằng bé nói.
- Em tên là gì?
- Nave, bạn của Gavrốt.
- Ở đây với các anh- Leglơ bảo.
- Ăn sáng với các anh nào- Grăngte mời.
Thằng bé đáp:
- Em không thể. Em ở trong đoàn đưa tang, chính em hô đả đảo Pôlinhắc.
Và quay lại, kéo lê chân sệt sết – đó là cách chào tôn kính nhất của nó – nó bước đi.
Đứa bé ra khỏi thì Grăngte lên tiếng:
- Thằng bé này là thằng bé nguyên chất. Có nhiều loại trong họ nhãi ranh. Nhãi của các viên chưởng khế gọi là nhãi nhảy phố[6], nhãi làm bếp gọi là nhãi đội nồi, nhãi làm bánh mì gọi là nhãi mũ chụp, nhãi hầu gọi là grum, nhãi thủy thủ gọi là mútxơ, nhãi lính là thiếu sinh quân, nhãi hoa sĩ gọi là rapanh, nhãi đại thương gọi là choai choai, nhãi triều thần gọi là tiểu công tử, nhãi vua chúa gọi là hoàng tử, nhãi Chúa trời gọi là Hài đồng.
Trong lúc đó Leglơ nghĩ ngợi, anh ta nói nhỏ:
- A-B-C nghĩa là đám tang Lamác.
- Ông người cao tóc vàng - Grăngte nhận xét - là Ănggiônrátx. Anh ta báo tin cho cậu đấy.
- Chúng ta đến không nào? Bôtxuyê hỏi.
- Trời mưa - Giôli nói. Tớ cam kết vào lửa chứ không cam kết vào nước. Tớ không muốn cảm ốm.
- Tớ thì ở lì đây- Grăngte nói. Tớ thích ăn sáng hơn chôn người.
 - Kết luận: chúng ta không đi - Leglơ nói tiếp. Thế thì uống vậy. Vả lại thiếu mặt ở đám tang cũng không nhất thiết phải thiếu mặt ở cuộc bạo khởi.
- À! Nói bạo khởi thì có tớ đây- Giôli thét.
Leglơ xoa hai bàn tay vào nhau nói:
- Thế là chúng ta sắp soát lại cuộc cách mạng 1830. Trên thực tế cuộc cách mạng 1830 làm cho dân chúng lúng túng ở những chỗ khủyu.
- Cái cách mạng của các anh, mình chẳng thiết - Grăngte nói. Tớ không ghét bỏ cái chính phủ này. Đó là cái vương miệg được lót êm bằng chiếc mũ lông, một vương trượng mà ở dưới là một chiếc ô. Ờ nhỉ! Trời hôm nay như thế này cho nên tớ nghĩ cái vương trượng đó: Luy Philíp có thể dùng cái quân quyền của mình nhằm hai mục tiêu, đua cái đầu trượng ra với dân, mở cái đầu ô ra với trời.
- Phòng tối om, những mảng mây lớn đã làm mất nốt ánh sáng ban ngày. Không có ai trong quán, cũng không có ai ngoài đường, mọi người đều đi “xem diễn biến của thời cuộc”.
- Giữa trưa hay nửa đêm đây? Bôtxuyê thét. Chẳng trông thấy gì sất Gibơlốt, đem đèn đây!
Grăngte buồn bã cứ uống rượu. Anh lầu bầu:
- Ănggiônrátx chê ta, Ănggiônrátx  nói: Giôli ốm, Grăngte say. Cho nên hắn cho Nave đến gọi Bôtsuyê. Giá hắn đến rủ ta thì ta đã đi rồi. Mặc xác Ănggiônrátx. Ta không đến dự đám tang của hắn đâu.
Đã quyết nghị không đi cho nên Bôtxuyê, Giôli và Grăngte chẳng nhích ra khỏi quán. Vào khoảng hai giờ chiều thì bàn của họ đã đầy những vỏ chai. Hai cây nến thắp sáng ở trên bàn, một cây nhét vào cổ một lọ đựng nước rạn nứt. Găngte kéo Giôli và Bôtxuyê đến với rượu, Bôtxuyê và Giôli kéo Găngte trở về với vui nhộn.
Về phía Grăngte thì từ trưa, anh ta đã vượt qua cái mốc rượu vang, vì rượu vang là một nguồn mộng tồi. Đối với những bọn nghiền thực sự, rượu vang chỉ để nể nang mà thôi. Về việc say sưa cũng có ảo thuật và quỉ thuật, rượu vang chỉ là ảo thuật thôi. Grăngte là một anh chàng uống mộng liều lĩnh. Một trận say tối trời đen đất, một trận say kinh hồn sừng sững trước mắt không làm cho anh ta dừng, ngược lại lôi cuốn anh ta. Anh đã để chai ở một bên để cầm cốc vại. Không có thuốc phiện, không có ha-sit[7] bên mình, mà cứ muốn cho đầu óc ám hoàng hôn thì đành phải mượn cái thứ nước pha ghê gớm gồm có rượu mạnh, bia đen và rượu ngải, cái thứ nước gây nên những cơn hôn mê kinh khủng. Thể hơi của ba thứ bia, rượu mạnh, rượu ngải đổ chì vào tâm hồn. Đó là ba thứ đêm đen làm chết chìm thiên tư bay bướm. Ở đây, trong một màn khói tụ mơ hồ thành cánh dơi, hình thành ba nữ cuồng thần câm lặng là Mê sảng, Đêm đen và Chết chóc bay chập chờn bên trên nàng Sysê ngủ thiếp.
Grăngte vẫn chưa đến cái giai đoạn thê thảm đó, hãy còn lâu. Anh ta vui vẻ vô cùng và Bôtxuyê, Grăngte cũng vui vẻ với anh. Họ chạm cốc. Anh có những cử chỉ bất thường đi đôi với những lời những ý kỳ quặc. Anh chống nắm tay trái lên gối một cách oai vệ, cánh tay nạnh ra thành hình thước thợ, cà vạt sổ tung, ngồi cỡi ngựa trên chiếc ghế đẩu, cốc đầy trên tay trái anh ném cho ả Matơlôt to béo những lời long trọng sau đây:
- Hãy mở các cửa điện ra! Tất cả mọi người đều phải có chân trong viện hàn lâm Pháp và có quyền hôn bà Huysơlu! Cất chén vào!
Rồi quay về phía bà Huysơlu, anh thêm:
- Hỡi người phụ nữ nghìn xưa được tập tục thừa nhận, người hãy lại đây ngõ hầu ta chiêm ngưỡng!
Giôli thét:
- Matơlôt và Gibôilơ, đừng mang rượu cho Grăngte uống nữa. Hắn uống mất vô khối là tiền. Từ sáng nay hắn đã ngốn bừa bãi hai phơrăng chín mươi lăm rồi.
Grăngte lại nói:
- Ta không cho phép mà ai dám khoèo các vì sao xuống bàn đây thay nến như vậy?
Bôtxuyê tuy say khướt nhưng vẫn bình tĩnh. Anh ngồi bậu lên cửa sổ để ngỏ, đưa lưng ra hứng mưa và nhìn hai người bạn.
Thình lình anh nghe tiếng ồn ào phía sau lưng, tiếng chân chạy hấp tấp, tiếng kêu: Hãy cầm súng! Anh quay lại và nhận thấy ở phố Xanh Đơni, cuối phía Săngvrơri, Ănggiônrátx đang đi qua súng cầm tay. Rồi Gavrốt với khẩu súng ngắn của nó, Phơidi cầm mã tấu, Cuốcphêrắc cầm gươm. Giăng Pruve với khẩu súng mút-cơ-tông, Côngbơphe mang súng, Bahôren xách các-bin cùng với cả tốp vũ trang ồn ào sôi nổi theo sau họ.
Phố Săngvrơri dài không qua một tầm các-bin. Bôtxuyê lấy hai bàn tay làm thành ống loa giõ mồm vào gọi
- Cuốcphêrắc! Cuốcphêrắc! Đây này.
Cuốcphêrắc nghe tiếng gọi, nhìn thấy Bôtxuyê, tiến mấy bước vào phố Săngvrơri, hỏi to: cậu cần gì? Câu hỏi ấy gặp chéo câu của Bôtxuyê: cậu đi đâu đấy? Cuốcphêrắc trả lời:
- Dựng một chiến lũy.
- Thế thì tại đây thôi! Chỗ này tốt lắm! Dựng ở đây đi!
- Đúng đấy, Phượng hoàng ạ, Cuốcphêrắc đáp.
Cuốcphêrắc ra hiệu, cả đoàn lao vào phố Săngvrơri.
 
 
Chú thích:
[1] nguyên văn Latinh: bini
[2] Giôli nói ami bạn thành abi đồng âm với habit là áo, vì ngạt mũi. Trò chơi chữ này không chuyển qua Việt ngữ được
[3] chơi chữ: plume vừa có nghĩa là cái lông nhím, vừa có nghĩa là cái bút, vài người Âu ngày trước dùng cái lông cánh ngỗng để viết
[4] Khi người La mã Rôme cân vàng trả để chuộc lại thành quốc của mình, thì Brennus, thủ lĩnh người Gaulois ném thanh gươm mình vào đĩa mang quả cân và nói: Vae Victis – kẻ chiến bại phải gánh hoạn nạn
[5] Grăngte dụng ý nói ngược lại, cũng như khi nói về thần linh và thánh ở trên để thấy thực chất
[6] nguyên văn những danh từ này: saute-ruisscau, marmison mitron groom tiếng Anh, Pháp hóa. Mousse tapin, rapin, trottin, menin, dauphin, bambino. Chúng tôi buộc phải dùng cả ba cách: chuyển ra từ tương đương, dịch những từ dịch được, phiên âm từ chuyên nghiệp và tiếng lóng
[7] một loại lá gai khô Ấn Độ, nhai hoặc hút như thuốc lá có thể say
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết