Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương III & IV
BRUYNSÔ
( Bruneseau)

    
 ống ngầm Pari thời trung cổ đã thành truyền kỳ. Hồi thế kỷ XVI, vua Hăngri II có tổ chức thử một cuộc thăm dò, nhưng không thành. Theo lời chứng của Mécxiê, cách đây chưa đầy trăm năm, người ta bỏ mặc cho vũng bùn lầy đó tự nó ra sao thì ra.
Pari cổ là như thế, bị bỏ mặc cho tranh chấp, do dự và mò mẫm. Nó đần độn một thời gian khá lâu. Về sau, cách mạng 89 đã cho thấy các thành phố trở nên thông minh như thế nào. Còn cái thời xa xưa tốt lành thì đầu óc thủ đô không được vững: nó không tiến hành công việc của nó, về phương diện tinh thần cũng như vật chất, cũng không biết quét rác rưởi và tệ nạn. Ở đâu nó cũng thấy có trở ngại, có vấn đề. Chẳng hạn không làm sao đi lại trong cống ngầm: Không thể thỏa thuận với nhau trong thành phố. Ở trên là vô tri, ở dưới là vô lộ. Ngôn ngữ rối rắm ở trên, đường hầm rắc rối ở dưới. Ngục Đêđanlơ[1] cộng với tháp Haben[2].
Có lúc cống ngầm Pari cũng giở chứng, dâng lên tràn bờ tuồng như con sông Nin không ai biết tới ấy đột nhiên nổi giận. Có những trận lụt cống rãnh mới nhục nhã chứ! Có những khi, cái dạ dày của văn minh ấy tiêu hóa kém, bùn lầy ựa lên cổ họng thành phố Pari và có mùi vị bùn phân. Cống ngầm giống hối hận, như thế cũng có phần tốt; đó là những cảnh báo, nhưng bị coi nhẹ. Thành phố bực tức sao thứ bùn lại to gan đến thế, và không chấp nhận cho rác rưởi trở về. Phải quét tốt hơn kia.
Cơn lụt năm 1802 hãy còn hiện tại trong ký ức những người Pari tám mươi tuổi. Bùn tràn ra thành chữ thập ở quảng trường Chiến Thắng, nơi có tượng Luy XIV; bùn chảy vào phố Xanh Hônôrê, do hai miệng cống ở quảng trường Săng Êlidê, vào phố Xanh Flôrăngtanh do cống ở phố đó, vào phố Pie a Poát Xông do cống Xonnơri, vào phố Pôpanhcua do cống Sơmanhve, vào phố Rêkét do cống phố Lapơ; ở ống máng phố Săng Êlidê, lụt bùn dâng cao đến ba mươi lăm phân. Phía nam, bằng lối thoát ra song Xen nhưng đi ngược chiều, bùn tràn vào phố Madarin, phố Êsôđê và phố Mare. Ở đây, nó dừng lại cách nhà Raxin mấy bước, kính nể nhà thờ hơn nhà vua, cả hai đều sống ở thế kỷ XVII. Nó đạt độ sâu nhất ở phố Xanh Pie, dâng cao đến một mét trên mặt đá ở miệng ống máng và độ rộng nhất ở phố Xanh Xapanh, ở đây nó trải ra trên chiều dài hai trăm ba mươi tám mét.
Đầu thế kỷ này, cống ngầm Pari còn là một nơi bí ẩn. Bùn lầy thì chẳng bao giờ được tiếng tốt, đành thế nhưng ở đây cái tiếng xấu lên đến mức khiến người ta phát khiếp. Pari lờ mờ biết rằng dưới chân mình có một cái hầm kinh khủng. Người ta nói đến nó như nói đến cái vũng đọng thành Tebơ ngày xưa, nhung nhúc những con rết dài năm mét, cái vũng có thể làm vũng đầm cho con quái Bêhêmốt khổng lồ. Những đôi ủng của thợ cống không bao giờ bước quá những điểm quen biết. Người ta hãy còn rất gần cái thời mà xe bùn của những người thợ vét- từ trên đó Xanhtơ- Phoa tỏ tình hữu ái với hầu tước Crêki- trút phăng cái chứa của mình xuống cống. Đến như việc nạo cống thì người ta trông cậy ở các trận mưa rào; nói cho đúng, mua không vét nạo mấy mà đùn thêm nhiều hơn. La Mã còn đẻ chút thơ mộng cho hố rác và gọi nó là Hố phơi bày; Pari thóa mạ nó và gọi là Lỗ thối. Khoa học và mê tín đồng tình ghê tởm. Khoa vệ sinh và truyền thuyết đều gớm cái Lỗ thối ngang nhau. Lão Tu Sĩ Quạu Quọ sinh ra ở dưới cái vòm cuốn hôi thối của cống Muphơta; xác của Mácmudê bị vứt xuống cống Baridơri; Phagông cho là trận dịch sốt ác tính dữ dội năm 1685 là do cái lỗ thủng lớn cống Mare, ở xế bảng hiệu “Người đưa tin lịch sử”. Miệng cống phố Mortenlơri nổi tiếng từ những trận dịch hạch từ đó phát ra. Với cánh cửa song sắt nhọn tựa một hang răng, nó nằm ở cái phố tai hại ấy như một họng rồng thổi âm khí lên loại người. Trí tưởng tượng dân gian đã pha một khái niệm vô tận vào cái chậu rửa của thành phố đó. Cống ngầm không có đáy. Cống ngầm là cái barathơrôm[3]. Cảnh sát không hề nghĩ tới việc thám hiểm những khu vực phong hủi ấy. Thử tìm hiểu cái xa lạ ấy, thăm dò trong bóng tối ấy, đi khám phá cái gì trong khu vực thẳm ấy, ai đâu dám? Kinh khiếp lắm. Thế mà cũng có người xin làm. Vũng bùn vẫn có Crixtôphơ Côlông của mình.
Năm 1805, trong dịp hiếm hoi hoàng đế xuất hiện ở Pari, một hôm quan thượng thư nội vụ, tên là Đơkre hay Crête gì đó, đến bệ kiến vào lúc người thức giấc. Lúc đó người ta nghe ở quảng trường Quần Ngựa tiếng khua gươm của tất cả những binh lính kỳ lạ thời cộng hòa vĩ đại và đế quốc vĩ đại; anh hùng đụng đầu nhau ở cửa cung Napôlêông: những người cuat song Ranh, song Excô, song Ađigiơ và song Nin; chiến hữu của Giube, Đơdex, Mácxô, Hôsơ, Klêbe; lính khí cầu ở Flơruytx, lính pháo thủ ở Maiăngxơ, công binh cầu đường ở Giênơ, kỵ binh mà các Kim tự tháp đã quan chiêm, pháo binh bị đại bác của Giuynô làm lấm áo, lính giáp kỵ đã từng xung phong chiếm hạm đội địch bỏ neo ở vịnh Duyđécdê. Người thì đã vượt qua cầu Lôđi với Bônapác, người thì leo gót Muyra vào hầm Măngtu, người khác nữa đã chạy trước Lannơ trên con đường trũng Môngtơbenlô. Toàn thể quân đội thời bấy giờ có mặt ở đó, ơ trong sân điện Tuylơri, do một toán hoặc một tiểu đội đại diện. Họ bảo vệ Napôlêông đang yên giấc. Đây là một thời huy hoàng mà đội quân vĩ đại có chiến thắng Marănggô đằng sau lưng là Auxteclítx[4] trước mặt. Quan thượng thư nội vụ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, hôm qua tôi gặp con người dũng cảm nhất trong gian sơn bệ hạ.
- Người đó là ai vậy? Hoàng đế vội vàng hỏi. Y đã làm gì?
- Tâu bệ hạ, y muốn làm một việc.
- Việc gì?
- Thăm dò những cống ngầm Pari.
Người đó có thật, tên là Bruynơđô.
 

IV

NHỮNG CHI TIẾT KHÔNG AI BIẾT
Cuộc thăm dò đã được tiến hành. Đó là một chiến dịch kinh khủng: một cuộc chiến đấu trong đêm tối chống ôn dịch và ngột ngạt. Đồng thời cũng là một hành trình đầy những phát hiện. Có những chi tiết kỳ lạ mà Bruynơđô tưởng không cần ghi vào bản báo cáo gửi cho ông cảnh sát trưởng thành phố, vì không xứng đáng với văn chương hành chánh. Một người còn sống mãi đến sau này, một người thợ thông minh, lúc tham gia thám hiểm còn đang tuổi thanh niên, cách đây mấy năm hãy còn kể lại. Thời đó những phương pháp sát trùng tẩy uế hãy còn thô sơ lắm. Buynơđô vừa qua khúc ngoặt đầu tiên trong hệ thống ngầm, thì tám người thợ trong số hai mươi không chịu đi xa hơn nữa. Công việc phức tạp quá; muốn thăm dò thì phải nạo vét, đồng thời đo đạc: ghi chép lượng nước tuông vào, đếm cửa ống vào miệng ống, ghi tỉ mỉ những chi nhánh, ghi những dòng nước bùn phân lưu, tìm biết phạm vi của mỗi lưu vực, thăm dò những cổng nhỏ ghép vào cổng chính, đo chìu cao của mỗi hành lang từ đỉnh cuốn, đo chiều rộng ở chân cuốn cũng như nơi máng, cuối cùng là xác định những mức nước đối với máng cống và đối với mặt đường.
Đoàn thăm dò tiến lên rất khó khăn. Không hiếm nơi thang bắc để đi xuống bùn sâu đến một mét. Đèn lồng leo lét trong tạp khí. Thỉnh thoảng phải khiêng ra một người thợ bị ngất. Ở một đôi chỗ cống hóa thành vực. Là vì đất thụt lún, móng rời rã, cống ngầm biến thành giếng loạn; không tìm ra chỗ rắn để đặt chân; thình lình, một người chìm lỉm, phải khó nhọc lắm mới kéo được họ lên. Theo lời khuyên của Phuacroa, cứ cách từng quảng, trong những nơi đã tẩy uế, người ta đốt những lồng bùi nhùi thấm nhựa thông. Đây đó vách cống mọc những chùm nấm dị hình tựa những ung nhọt. Ở chốn ngột ngạt u uất đó, hình như đá cũng phát bệnh.
Cuộc thăm dò của Bruynơdô tiến hành từ trên xuống xuôi theo dòng nước. Đến chỗ phân dòng giữa hai ống nước khu Grăng Huyeclơ, ông ta đọc trên một phiến đá nhô ra cái niên đề 1550. Phiến đá đó chỉ cái giới hạn Philíp Đơlormơ dừng lại, ông này được vua Hăngri II giao cho thăm dò hệ thống cống ngầm Pari. Đó là cái dấu ấn của thế kỷ mười sáu trên cống ngầm. Bruynơdô còn tìm thấy dấu ấn xâu dựng của thế kỷ mười bảy trong ống vòm cuốn trong quãng thời gian từ 1600 đến 1650; lại công trình của thế kỷ mười tám ở đoạn tây máng cái; đoạn này được xây bọc và làm vòm cuốn năm 1740. Hai vòm cuốn này, nhất là vòm sau, vòm xây từ năm 1740, nứt nẻ và tiều tụy hơn cống bọc vành, xây từ năm 1412. Năm đó cái ngòi nước Mêninmôngtăng được thăng lên làm cống lớn thành phố Pari, sự thăng quan tiến chức này, có thể ví với việc một nông dân được cử làm đệ nhất thị thần của nhà vua, tỉ như Grô Giăng[5] hóa thành Lơben[6].
Người ta cũng nhận ra đây đó,  đặc biệt là ở dưới khu Lâu đài tư pháp, hình như những hốc của ngục tối xây ngay trong cống. Nơi yên nghỉ[7] gớm guốc! Một gông cổ còn lòng thòng trong một xà lim như vậy. Đoàn Bruynơdô xây bít cả lại. Họ tìm thấy một số hiện vật kỳ quặc, như bộ xương của con đười ươi ở Vườn Thực vật, mất tích năm 1800. Sự mất tích này hẳn có liên quan đến vụ quỉ hiện nổi tiếng ở phố Bécnanđanh năm cuối thế kỷ mười tám. Con quỷ tội nghiệp rốt cục đã chết đuối trong cống ngầm.
Dưới hành lang eo dẫn đến vòm Mariông, có một cái giỏ nhặt giẻ còn nguyên vẹn khiến những người biết nghề trầm trồ khen ngợi. Thợ cống quen tay dần, sục bùn một cách táo bạo và tìm thấy trong bùn vô số vật quí, đồ trang sức bằng vàng, bạc, kim cương ngọc thạch, tiền bạc. Giả thử có một người khổng lồ gạn lọc cái vũng bùn ấy thì chắc hẳn là đã thu trên mặt sàn của cải của các thế kỷ. Đến điểm phân dòng giữa hai nhánh phố Tăngplơ và phố xanhtơ Avoa, người ta nhặt được một chiếc mề đay kỳ lạ của đạo Cải cách, làm bằng đồng, một mặt khác khắc hình con lợn đội mũ giáo chủ, mặt kia, hình một con sói đội ngọc miện giáo hoàng.
Sự phát hiện lạ lùng nhất xảy ra ở miệng Cống lớn. Ngày xưa, ở đó có một cái cửa song sắt mà ngày nay chỉ còn bản lề. Ở một trong những bản lề đó, lủng lẳng một tấm tả bẩn, không rõ hình dạng: có lẽ trôi đến đó nó mắc lại trên bản lề, lềnh bềnh ở đó cho đến khi rách nát hết. Bruynơdô soi đèn xem xét kỹ: tấm vải làm bằng thứ vải chéo rất mịn, ở một góc ít bị gậm nhấm, còn thấy rõ cái vành gia huy thêu, ở trên bảy chữ cái: LAVBESP. Vành đó là một vành mũ hầu tước và bảy chữ đó có nghĩa là Laubespine[8]. Người ta hiểu rằng vật nằm dưới mắt là một mảnh nằm ở tấm vải liệm Mara[9]. Mara trong tuổi thanh niên có những dan díu yêu đương. Đó là lúc ông ở trong hàng bộ hạ của gia tộc bá tước Actoa với chức vụ y sĩ chuồng ngựa. Qua cuộc dan díu với một bà lớn, mà lịch sử đã ghi nhận, ông còn giữ lại được tấm khăn trải giường đó. Vật lạc loài hay vật kỷ niệm, không biết. Khi ông chết, người ta lấy liệm xác ông vì ở trong nhà, chỉ có khăn đó là bằng vải quí. Mấy bà già đã dùng tấm vải có mang dấu hoan lạc, gói người Bạn của Dân bất hạnh đó.
Bruynơdô không dừng lại. Mảnh vải rách được để nguyên chỗ cũ chứ không bị hủy. Vì khinh bỉ hay vì kính nể? Mara xứng đáng được cả hai điều. Vả lại, mệnh số đã được ghi trên đó khá rõ ràng, đụng tới cũng ngại. Vả lại, phải để cho những vật trong mồ yên những nơi chúng đã chọn chứ! Tóm lại, di vật đã thối rửa trong đó; nó đã đi qua đền Păngthêông[10] để kết liễu trong răng chuột cống. Tấm giẻ buồn ấy, nếu Váttô ngày xưa trông thấy thì đã vui vẻ hết các lằn nếp, rốt cục trở thành xứng đáng với con mắt trực thị của Đăngtơ.
Cuộc thăm dò toàn bộ hệ thống cống ngầm thoát uế của thành phố Pari mất bảy năm, từ 1805 đến 1812. Vừa tiến lên trước, Bruynơdô vừa chỉ định, điều khiển và hoàn thành những công trình lớn. Năm 1808 ông hạ lòng máng phố Pôngxô, là đặt thêm những đường ống mới khắp nơi, năm 1809 ông mở rộng hệ thống cống ngầm cho đến phố Xanh Đơni, chỗ giếng máy Inôxăng; năm 1810, đến dưới phố Phroamăngtô và khu Xanpêtrie; năm 1811 đến dưới phố Poti Pe mới, phố May, phố Êsac, Quảng trường Roain; năm 1812 đến dưới phố Hòa bình và nền Ăngtanh. Đồng thời ông cho tẩy uế và giải độc toàn bộ hệ thống. Ngay năm thứ hai, Bruynơdô đã thu dụng người rể của mình là Nácgô làm phó chỉ huy.
Đầu thế kỷ này, xã hội cũ nạo vét hai tầng đáy của mình và súc rửa cống như thế đấy. Cũng gọi là sạch đi được.
Nhìn ngược lại cống ngầm Pari thời xưa thì thấy khúc khuỷu, nứt nẻ, bật đá, rạn vỡ, đầy những lỗ thụt rẽ ngoặt nất ngờ, lên xuống chẳng theo logic nào, hôi thối, hoang dại, dữ dằn, tràn ngập bóng tối, mang nhiều sẹo trên đá lát và gạch tường, trông rất dễ sợ. Rẽ nhánh khắp tứ phía, hầm chéo nhau, đâm chạc, tỏa chân ngỗng hình sao như để đào sập tường thành, ngõ không lối thoát, ngách cụt, vòm cuốn đầy diêm sinh, giếng tù hôi hám, tường rịn nước nhầy nhụa, trần rỉ nước từng giọt, tăm tối khắp nơi. Không cảnh tượng nào rùng rợn cho bằng hai cái hầm mộ chảy nước ấy, cái bộ máy tiêu hóa của thành Babylon, hang, hố, vực sâu có đường đi lại, hang chuột thì khổng lồ mà trí tưởng tượng của chúng ta thấy dĩ vãng như một con chuột mù to lớn, lò mò trong rác rưởi đã từng là huy hoàng.
 

[1] Theo thần thoại Hy Lạp, là người kỹ sư đã xây dựng khu an trí không có đường ra để giam cầm con quái vật thân người đầu bò tót.
[2] Theo Thánh kinh, là cái tháp mà các con của Nôê xây dựng để lên trời, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng, họ không hoàn thành được.
[3] La barabthrum, chưa tra cứu ra
[4] Hai trận chiến đấu oanh liệt của Napôlêông
[5] Tên riêng, quen dùng để gọi chung một cách khinh bạc người nông dân quê mùa.
[6] Quan hầu phòng, được tín nhiệm của Napôlêông
[7] Nguyên văn latinh: in pacc
[8] Phiên âm: Lôbexpinơ
[9] Nhà cách mạng Pháp, chủ bút tờ Bạn dân và cũng được mệnh danh là “người bạn của dân”, đã kịch liệt lên án bọn chống đối, bọn thỏa hiệp, lưng chừng, bị một thiếu nữ phản động đâm chết năm 1793.
[10] Đền kỷ niệm những người có công với Tổ quốc, ở Pari, Mara thuộc hạng danh nhân đó.
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết