Chương 16

Sen hoàn toàn không hiểu cảnh tượng vừa rồi là thật hay mơ – cái cơn mơ kỳ lạ đã đẩy cô gặp ông bố dượng người bạn bụi đời đã một thời cô kính nể và thương yêu.
Linh rất kín đáo, nhưng rồi cuối cùng không giữ được, anh cũng phải thổ lộ cho cô biết về con người có mã ngoài thâm trầm, cao đạo nhưng chưa ai dám khám phá cái bề trong hèn đớn và độc ác của ông. Lần nào đấy anh nghe bác Phương nói với mẹ anh: Nhân danh đồng chí, tôi đảm bảo với chị rằng anh Công là một đồng chí tốt, một người cộng sản chân chính của Đảng. Và hôm ấy Sen đã thốt lên:
-Không thể có hai người cộng sản đối lập nhau đều là chân chính cả. Phải có một trong hai người ấy là kẻ độc ác, nham hiểm và kẻ ấy chắc chắn phải là bố dượng của Linh thôi.
Linh im lặng. Nhưng cô hiểu đấy là sự im lặng đồng tình.
Và bấy giờ thì cô quá rõ về con người đầy những vẻ đạo đức cao siêu kia. Bên trong, ông vẫn là một con người đầy dục vọng, ăm ắp những ham muốn tầm thường. Cứ trông cái đôi mắt hau háu của ông khi hút và khuôn ngực của cô, hút vào cặp đùi của cô thì cô cũng hiểu và đánh giá được nỗi thèm khát man dại của người đàn ông này thế nào rồi.
May mắn, cho đến bây giờ Sen vẫn còn giữ được cho mình một thân hình thon thả, một khuôn ngực mây mẩy và đôi bầu vú trinh nguyên mịn mát, bụng thắt lại từ từ vừa phải để rồi nở ra ở phần dưới trông hài hòa, đầy sức quyến rũ. Cô được chọn, được sàng lọc trong số hàng trăm cô gái như cô để bước vào tòa nhà cao sang này. Nơi đây chỉ dành cho những thanh niên đi Tây về, những vị ngoại quốc và thỉnh thoảng cho những người đang nắm quyền lực nhưng đầy nhục dục như người bố dượng cao đạo của bạn cô vừa rồi.
Cách đây không lâu, cô nhận được một bức thư do bà dì chuyển đến: Thư của một người lính, một chiến sĩ Trường Sơn có cái tên hết sức quen thuộc: Vũ Linh. Trước sau Linh vẫn khuyên cô rời bỏ cái nghề không lây gì làm trong sáng ấy, đi tìm một công việc thích hợp đảm bảo cho danh dự và cho cuộc đời chính cô. Cuối thư anh còn mở ra cho cô một con đường – con đường Trường Sơn “… Ở đây – anh viết – hội tụ gần như đầy đủ những gương mặt của tuổi trẻ, những người con trai và những người con gái của bốn phương trời đất nước. Có những kỹ sư cầu đường, có những nhà vật lý, những nhà sinh hóa trẻ tuổi và đam mê nghề nghiệp, có những bác sĩ tài nghệ, đêm này qua đêm khác đứng dưới hầm với ngọn đèn và con dao mổ những vết thương cho đồng đội mình, ở đây có những cô y tá rất dễ thương và những thanh niên xũng phong vô cùng dũng cảm, sống kham khổ và chưa bao giờ đòi hỏi đãi ngộ. Bận rộn và sôi nổi lắm. Sen ạ.
Trường Sơn không ngờ có một sức hút mạnh mẽ và luôn luôn dang rộng cánh tay đón tất cả mọi thế hệ. Sen hãy vào đây và Sen sẽ cảm nhận điều ấy rõ ràng hơn những điều tôi viết…”
Sen dừng lại, đưa hai tay đỡ chiếc cằm xinh xắn của mình, nghĩ ngợi. Không phải Sen không tin những gì Linh đã viết, đã diễn đạt qua lăng kinh hết sức chân thật của anh ấy. Sen cảm nhận rõ rệt cái sức hút lớn lao của cuộ chiến đấu mà Linh đang sống. Ở đấy, người ta không hay nghĩ đến mình, ở đấy người ta sống vì bổn phận, vì trách nhiệm. Ở đấy, ít có sự tính đếm cá nhân. Ở đấy thường là sự hy sinh cao cả…Còn ở đây, người ta suy nghĩ quá kĩ trên từng bước đi của đời họ. Ở đây, có người ma mãnh dò tìm tới những cái “động” cao cấp, lặn ngụp trên đôi vú trẻ trung của kẻ bán mình, thỏa mãn xác thịt, trở về, lại lên bục giảng về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, về tính lý tưởng của thanh niên và kâu gào sự hy sinh của cả dân tộc…
Chua chát lắm! Mỉa mai lắm! Không phải Sen không nghĩ đến điều nghịch lý của cuộc đời ấy. Nhưng để rút ra khỏi cái hang ổ này, Sen lại cảm thấy mình bất lực. Sen cố timg kiếm cái vô hình ấy, nhưng càng kiếm, cô càng lạc vào một mớ bùng nhùng những suy nghĩ ngược chiều, những lý lẽ đối nghịch, những triết lý mông lung, mơ hồ, không tưởng. Và cuối cùng cô nhận ra cái nguyên nhân sâu xa không cho cô rời khỏi con đường tội lỗi để bước vào con đường Trường Sơn mà Linh đã tha thiết kêu gọi, đấy lại là cái thói quen của chính cô. Cô đã quen với cuộc sống mà không may, do một hoàn cảnh hết sức đặc biệt của gia đình…Cũng chẳng phải vinh quang, tất nhiên rồi. Cũng chẳng phải nhẹ nhàng, sung sướng gì. Cô hiểu hơn ai hết điều ấy. Và cũng không ai hiểu như cô, về những nỗi nhục nhã, những đau khổ mà cô đã cố nuốt đi để giữ cho mình thường trực một sự cảm xúc trào dâng, một sự say mê cuồng dại…để khách cùng với mình cảm nhận thật đầy đủ cái sức hấp dẫn của thân xác.
Sen rất ghét sự dối trá. Nhưng rồi cuộc đời lại đẩy cô vào sự lừa dối chính cô…Cô cắn răng chấp nhận. Một lần thử xem. Hai lần thử xem. Và ba lần gắng được… Cái thói quen hình thành từ ấy. Và cũng từ ấy cô luôn luôn thấy những việc làm khác là không hợp với sức mình.
Tất nhiên, cái lý lẽ cuối cùng còn có sức thuyết phục được cô, chính là cái lý lẽ mà cô đã tranh luận với Linh đêm nào ở gầm cầu: “Dù sao với cái nghề này, tớ thấy mình không hại ai. Tớ chỉ cần thiết cho những ai cần thiết tớ…”
Một lần nào đấy Linh đã nói với Sen một câu mà cho đến hôm nay nghĩ lại cô càng thấm thía. “Cái khó nhất của con người là tạo cho mình một thói quen có ích và chối bỏ một thói quen không hay”. Chính cô cũng không ngờ một cậu bé bụi đời như Linh lại là một con người sâu sắc và có những ý nghĩ khá độc đáo.
Bây giờ thì cô hiểu, ngay từ hồ ấy, người con trai đã cảm thấy được, thật khó khăn khi buộc cô chối từ cái thói quen đã được cô bao bọc bằng một lớp “son” sáng sủa theo những cơ sở lý luận hết sức trái đời.
Phải nói, cô rất quý anh, trọng anh và cũng không thể nói là không yêu anh nữa… Có một cái gì đấy, thuộc thế giới bên trong, thôi thúc cô và lúc ấy nỗi nhớ người yêu cồn lên… Cô tưởng đã đoạn tuyệt được cái tòa biệt thực sang trọng kia, vĩnh viễn xa rời cái mùi nước hoa nguyên chất của Pháp kia, chấm dứt những cái hôn mà cô không yêu, chối bỏ những cái thân xác trần truồng xa lạ kia… Cô xách túi trở về cái gầm cầu quen thuộc thưở nào, sống với hồi ức về người con trai có nhân cách nhất trong những người con trai mà cô đã gặp, đã tâm tình. Đấy là người con trai duy nhất cô bắt gặp. Anh có một lý trí rất mạnh để kìm chế những ham muốn rất người ấy, càng làm Sen kính trọng, vị nể…
Trong những đêm nồng nặc mùi hôi thối ở cái gầm câu ấy, Linh đã kể cho cô nghe về cái trại giam được mệnh danh là trại cải tạo vừa học vừa làm ấy. “Thật mỉa mai – anh nói - ở đấy chỉ có lao động, lao động cưỡng bức, cuốc đất, chặt nứa, làm nhà, nuôi lợn, nuôi bò…trẻ phạm quần quật từ sang tinh mơ cho đến tối mịt. Ở đấy chỉ có roi vọt và nhồi nhét những bài học khổ hạnh. Ăn đói, mặc rách. Ai không có người nhà tiếp tế thật bất hạnh… Những cơn sốt rét ập đến… Và cảm sốt, thương hàn như cơm bữa… Cũng may rừng nhiều gỗ. Mỗi xác chết đều được bạn bè cho sáu tấm… Bọn tớ không ai sợ chết, bởi chết sướng hơn sống. Ấy thế mà thằng Hòa lại dẫn xác vào. Ai cũng bảo nó điên. Nhưng không phải. Hoàn cảnh bắt buộc nó thế…”
Sen lại lần giở bức thư của Linh ra đọc lại: “…Không ngờ tôi lại gặp thằng Hòa ở đây, nơi cánh rừng lặng lẽ mùa khô hạ Lào này. Nơi đây là thung lũng của sốt rét. Dường như tất cả những người lính, dù khỏe mạnh đến đâu, khi đã “tuôn chảy” về đây đều phải rùng mình ớn lạnh… chịu những cơn sốt cao độ. Thằng Hòa vừa “lăn bánh” đến trạm, tắt máy, nhả phanh, thả vô lăng, qua đêm… sáng hôm sau dậy, định mở cửa ca bin đi tiếp, không ngờ phải nằm lại… Và có nhẽ vì thế mà tôi mới gặp được nó.
Tôi đã vào công tác ở trạm quân y này gần năm nay. Lúc đầu công việc của tôi là cứu thương. Tôi được dào tạo qua một lớp ngắn ngày. Còn bây giờ tôi là một y tá lành nghề Sen ạ.
Gặp thằng Hòa tôi mừng đến chảy nước mắt. Vậy là mọi dòng sông đều dồn ra biển. Hồi mới bị tống vào trại, tôi bị thằng Bảy Thẹo đánh cho một trận, tưởng chết. Chính thằng bạn này đã dũng cảm đến săn sóc tôi, cứu giúp tôi qua cơn tai nạn ấy. Trong cuộc đời, gặp được thằng bạn tình nghĩa như thế, hiếm lắm. Chính nó đã chỉ cho tôi thấy cái gương mặt bố dượng tôi và thành thật khuyện tôi đừng bao giờ trở lại nơi ấy nữa. “Đấy không phải là cái nhà, đối với cậu nó là cái bẫy đã gài sẵn…” Và cũng chính nó khuyên nhủ tôi: “Con đường của bọn mình bây giờ, duy nhất có thể chấp nhận được là con đường của rừng Trường Sơn. Gai góc, dốc đèo và bệnh sốt rét rừng với bom và đạn dày đặc của kẻ thù luôn luôn chờ đón ta. Nhưng cuối cùng con người rồi cũng chết. Điều quan trọng là khi còn sống, mình đủ tỉnh táo để chọn một cách sống và một cái chết người ta phục, người ta kính trọng và nhớ mãi…”
Tôi không ngờ cái thằng thiêng thế. Nó đã tìm cái cách sống đúng như nó mong muốn và cái chết như nó hy vọng.
Một tuần sau khi dứt cơn sốt, về lại đơn vị, nó đã hy sinh một cách oanh liệt trên chính ca-bin của nó, tay vẫn cầm chặt tay lái.
Bạn bè kể lại với tôi rằng, hôm ấy đoàn xe của nó bị bao vây. Phía trước là một con ngầm nối liền với cánh rừng lim áo giáp. Con ngầm cuối mùa mưa, nước chảy còn rất dữ. Chiếc xe của trung đội trưởng dẫn đầu đã bị nước cuốn. Chiếc xe lật nghiêng và lăn mấy vòng rồi mất hút. Lái xe và cả trung đội trưởng đều không tìm thấy.
Đại đội trưởng của Hòa đứng trước một thử thách gay gắt - ở chiến trường, những thử thách đối với người lính thường như thế, bởi nó đối mặt với cái chết. Duy, những ai bản lĩnh thì biết xử lý thích hợp và tránh bớt thương vong cho đồng đội.
Đại đội trưởng kêu gọi mọi người lái giỏi, có kinh nghiệm tiếp tục cầm tay lái lên đường. Chính ông đã đi dò đường cho đồng đội. Và người xung phòng đầu tiên – Sen có biết là ai không? Là thằng Hòa, cái thằng năm nào đã bị tống vào trại giam và bị đối xử rất tàn tệ ấy. Trong đại đội xe, nó là thằng thông minh và tay lái khá vững. Chiếc xe lăn bánh, nghiêng qua, nghiêng lại. Mọi người hồi hộp nhìn theo nó. Từng bước, từng bước, chiếc xe bò chậm chạp, lách mình theo dòng xoáy của con nước. Nhiều lúc chiếc xe trôi đi như chao đảo. Và trong những người đứng nhìn theo có cậu rơm rớm nước mắt, có cậu rởn gáy, đưa tay bịt mắt… Không sợ sao được khi nhìn đồng đội đang đi đến cái chết khủng khiếp như thế… Nhưng rồi mọi người thở phào, chiếc xe lết qua khỏi dòng thác, bò từng bước lên bờ…
Và chiếc xe thứ hai nổ máy, lần theo vết xe cũ. Bao nhiêu hồi hộp và hy vọng… Nhưng đau đớn thay, cái chết đã không thoát khỏi người con trai hai mươi tuổi, hai năm lái xe, hai năm chiến sĩ thi đua.
Hòa lại trở qua và cứ thế cậu đưa ba mươi chiếc xe chở đầy đạn qua khỏi cơn ngầm. Hòa đang lái chiếc xe thứ 31 thì một chiếc F.105 đã phát hiện ra nó. Một loạt rốc-kết đã phóng xuống giữa con ngầm, nơi chiếc xe nó đang xê dịch từng tí theo góc chết, nhưng lại là góc cứu nguy cho cả đoàn xe…
Hòa đã gục xuống tay lái, nhưng chiếc xe vẫn không bị dòng nước lôi đi.
Sau này tôi biết đơn vị đã đề nghị phong nó anh hùng. Xứng quá phải không Sen. Ấy thế mà vẫn có người sau khi xem lý lịch nó, đã phản đối…
Cuối cùng Linh đã viết: “Cái khó nhất của một con người là biết kết thúc cuộc đời đúng lúc, đúng chỗ, phải không Sen.”
Sen miên man suy nghĩ và cố tìm cách rứt ra khỏi cái thói quen chua chát, đắng cay kia. Cô sống ba ngày ba đêm ở gầm cầu. Và… không ngờ đến đêm thứ tư cô lại xách túi trở về cái ngôi biệt thự “cao sang” kia để cúi đầu nhận tội và nhục nhã xin trở lại hành nghề.
Cũng mãy, cô là người con gái trẻ trung và đầy hấp dẫn, được nhiều người khách mến mộ. Người chủ mắng cô một trận trước khi nhận cô trở lại.
-Cô nên nhớ đây là lần cuối cùng chúng tôi tha thứ cho cô. Hãy nhớ đấy…
Linh vẫn chưa hiểu được hoàn cảnh của cô. Cô có thể đi vào Trường Sơn với anh ấy, có thể tìm đến cái chết bất tử như Hòa. Nhưng nếu thế thì ai nuôi em cô. Tháng nào chậm gởi tiền về, là bà dì không chần chừ tống thư mắng mỏ cô, dọa đẩy thằng bé ra lề đường, xó chợ…Thật y hệt cái tên Tênátdiê của ông V.Hugô. “Con đường của Sen là con đường cùng đấy thôi Linh ạ”. Đấy là câu mở đầu một bức thư Sen viết cho Linh.
Nhưng suốt ba ngày ba đêm nằm gầm cầu, cô vẫn chưa viết xong bức thư. Và bây giờ thì cô không còn thì giờ đâu tiếp tục nữa. Người ta bảo cô chuẩn bị tiếp khách quen. Cô hồi hộp chờ đợi. Và cô hoàn toàn không ngờ người khách quen ấy là Thuật, bố dượng bạn cô…
Thuật ra Hà Nội họp. Công việc căng thẳng: triển khai công tác nghĩa vụ quân sự. Phải vét cho bằng hết thanh niên từ 17 đến 25. Chiến truwongf đang kêu cứu. Chuyện nước sôi lửa bỏng. Khẳng định con đường hợp tác hóa nông thôn của Đảng. Chuẩn bị phát triển lên hợp tác xã cao cấp. Bóp chết ngay những thành phần kinh tế cá thể, mầm mống của sự phát triển tư bản chủ nghĩa… Đối với Thuật, tất cả đều không có gì mới, vẫn là câu chuyện muôn thưở. Điều mà ông quan tâm trong đợt này là cái ngôi biệt thự và cô gái trẻ trung, xinh đẹp kia.
Trong thâm tâm, ông sợ cô. Ông nghi cô có biết những điều sâu kín của ông. Nhưng rồi, ông tự cười mình chỉ sống bằng ảo ảnh, bằng hoài nghi. Điều cuối cùng ông sợ là sự có mặt của thằng Linh ở tòa nhà này. Suy đi nghĩ lại, ông kết luận: nó không thể đủ tiền để bước vào đây. Từ đấy ông yên tâm và mong đợi sau cuộc họp, có một đêm rỗi, được tự do…
Ngồi ngay phòng khách, không cần xem người mẫu, ông nhìn người chủ, yêu cầu:
-Cho tôi cô Sen.
-Vâng, thưa ông, chúng tôi sẵn sàng. Đây là một món hàng đặc biệt mà chỉ có những khách quen thuộc mới được “phục vụ”… Mời ông xơi trà.
Thuật đỡ cốc nước. Ông hoàn toàn không ngờ đây là chất kích thích được pha lẫn trong trà ướp sen. Gương mặt dãn ra, vẻ mệt mỏi lăn nhanh vào lãng quên. Nóng ruột, ông đứng dậy đi đi lại lại. Ông cảm giác người chủ nhà vẫn còn nấn ná.
-Thưa ông, giá lần này có khác. Mong ông thông cảm và phải nộp trước ạ.
-Bao nhiêu. Sao bà không nói. Tôi rất ưa sòng phẳng.
-Thưa ông hai trăm. Đây là giá nội bộ. Đúng ra cô Sen chỉ tiếp khách nước ngoài và thủ đô thôi ạ. Trường hợp ông là khách đặc biệt, vả lại là người quen biết.
-Cô ấy giá cao thế kia à? Các người thấy tôi thích, các người bắt giá cao chứ gì?
-Dạ chúng tôi đâu dám. Ông có thể chọn cô khác giá phải chăng hơn 150 - 120 đồng.
-Thôi, chấp nhận. Đã vào cái “làng” này là không sợ tốn. Đã sợ thì không vào. Thuật lấy đủ số tiền đặt lên bàn nước. Điều quan trọng là ông gặp được người mình thích.
Theo người chủ, ông vào một căn buồng ở cuối hành lang, đối diện với căn buồng trước đây ông gặp Sen. Về tiện nghi căn phòng này không có gì khác phòng cũ, duy chỉ có thêm tập ảnh khỏa thân của các đôi nam nữ đang làm tình. Ánh sáng được điều tiết vừa đủ để khách chiêm ngưỡng…
Thuật nghĩ: Bọn này biết làm tiền. Ai đã vào đây một lần sẽ không bao giờ quên được. Khổ thế đấy. Có những điều cần quênn lại luôn bị khơ dậy, dựng lên trước mắt, có những điều cần nhớ cứ chìm vào dĩ vãng, chìm vào quên lãng.
Thuật đi lại, chờ đợi có đến mười phút vẫn không thấy Sen ra. Ông hoàn toàn không nghi ngờ cô gái đã từ chối tiếp ông. Một cuộc cãi vã, có lúc lớn tiếng đã diễn ra trong phòng trang điểm giữa người chủ và Sen.
-Tôi đã nhận lời và nhận tiền…Tất nhiên một con người như ông ấy không phải là keo kiệt, không buộc boa cho cô.
-Tôi không cần…Đấy là con người tôi kinh tởm.
-Cô đánh giá mình hơi quá cái bậc thang mà xã hội dành cho cô đấy.
-Tôi không cần biêt ai đánh giá tôi như thế nào, nhưng tôi hiểu giá trị của tôi. Tôi có nhân cách hơn nhiều bọn họ, hớn cái thằng cha đang ngồi chờ tôi kia.
-Ở đây tôi là chủ, tôi là người điều hành. Tôi không cho phép ai từ chối những gì tôi đã quyết.
-Tôi hiểu điều ấy. Nhưng trong trường hợp này, tôi mong bà thông cảm. Bà có thể bắt tôi ngủ với một thằng hủi, tôi sẽ không từ chối. Nhưng…
-Không thể như thế được. Đã chấp nhận vào đây là phải chấp nhận tư bỏ cái sở thích cá nhân. Tất cả phải tôn trọng nguyên tắc: Vì khách. Tiếp khách là công việc của chúng ta. Vì họ mà chúng ta tồn tại. Cô chỉ có hai con đường: Một là chấp nhận cái nguyên tắc ấy hai là…ra khỏi tòa nhà này.
-Tôi đã nói hết nhẽ nhưng bà vẫn không thông cảm, thế thì tôi không còn lý do gì để mà luyến tiếc nữa…
Chủ nhà là một người đàn bà có bản lĩnh. Bà hiểu giá trị của cô gái này, nhưng đồng thời bà cũng hiểu cái nguyện tắc mà chính bà đã đặt ra và cần được bảo vệ nghiêm minh.
Sen đã thu dọn nhanh chóng mọi thứ và cũng nhanh chóng cô rời khỏi cái nơi mà đã hơn một lần cô nhẫn nhục xin trở lại. Cuộc ra đi lần trước, cô hiểu mình đang bước vào thời kì lãng mạn… Và cuộc ra đi lần này gay gắt hơn là mối xung khắc không thể dung hòa giữa hai tính cách.
“Thôi – cô nghĩ – thế cũng được…Cho nó nhẹ bớt gánh nặng cuộc đời. Ta sẽ bắt đầu một cuộc đời khác, chưa biết sẽ như thế nào. Nhưng không sao. Mọi việc rồi sẽ ổn thôi…”
Hơn ai hết, cô hiểu mình: 17 tuổi, bỏ học bước vào cuộ đời đầy giông bão. Cái đêm cô trở về Hà Nội bơ vơ, lặng lẽ nhặt từn mẩu xương cho mẹ, cho bố, cho em, chia ra bốn chiếc quan tài như một nỗi ám ảnh đè nặng cuộc đời cô. Từ đấy cô không còn đủ nước mắt để khóc. Cô định đi đến nhà bạn bè. Nhưng bạn bè đã đi sơn tán. Hàng xóm thì đanh trong trận bom, nhiều người cũng như cô.
Cô đi lang thang vô định trên đường Hà Nội. Cô đi đến khi không còn bước được nữa. Lúc ấy đã hai giờ khuya. Cô dừng lại trước một chiếc ghế đá vườn hoa công cộng.
Một người đàn ông từ nơi sơ tán trở về đã dựng cô dậy và lai cô bằng chiếc xe đạp Phượng Hoàng…
Gian nhà riêng biệt ở Thái Hà Ấp. Vợ con ông đi sơ tán. Nhà vắng vẻ lạnh tanh. Cô đã sống với ông ba ngày ba đêm ở chính nơi chiếc giường cưới cách đây tám năm của vợ chồng ông. Đến ngày thứ tư ông cho cô một trăm đồng bạc và bảo:
-Bây giờ anh phải đi về nơi sơ tán. Hai tuần nữa em đợi anh ở chỗ vườn hoa em đã nằm ấy.
Không nghĩ ngợi, không đoái tiếc, cô ra đi như người mộng du, lặng lẽ, âm thầm. Cô hoàn toàn không hiểu đôi chân mình sẽ dẫn thân phận mình đi về đâu. Đối với cô bây giờ, tất cả hiện tại không là gì cả. Cô hiểu rằngm bây giờ, không phải cô sống vì cô, mà vì đứa em trai, người duy nhất có thể cứu vãn dòng họ mình khỏi diệt vong. Nó thông minh như bố. Cô tin nó sẽ vào đại học. Ở đấy nó sẽ nhận học bổng của nhà trường. Từ bây giờ đến ngày ấy, cô sẽ phải nuôi nó. Ít nhất là năm năm nữa. Mỗi tháng cô phải xoay xở cho nó 30 đồng. Có thể bà dì đòi hơn nữa: 40 - 50 đồng.
Cô lẩm nhẩm những con số như hồi cô nhẩm các định lý. Những con số mãi mãi làm cô lo sợ… Cô đã qua được hai năm rồi. Một quãng thời gian thật kinh hoàng. Nhưng bây giờ, những ngày trước mắt lại trở nên đáng sợ… Nhưng Sen vẫn đi. Dù thế nào cô vẫn không thể quay lại… Đi đâu bây giờ? Chính cô cũng không thể nào hiểu được.
Chân cô cứ bước và tâm trí cô chất đầy những nỗi lo. Theo đại lộ Quang Trung, cô ra hướng Hàng Bông, đổ xuống các hàng Da, hàng Nón, hàng Thùng, hàng Thiếc… Con đường ngoằn ngoèo quanh co, không ngờ lại dẫn cô đến các gầm cầu. Cô đứng lặng, đôi mắt hút vào các ô tối, chua chát cho cái thân phận mình… Điều quan trọng, quyết định số phận từng con người là con người ấy biết chối bỏ những thói quen có hại. Đã một lần Linh khuyên Sen như thế…
Cũng may cô không rúc vào cái khung tối đau buồn kia. Ngoảnh mặt và cô đi. Đi đâu, cô chưa cần biết. Cô hãy lẩn tránh cho được cái lối mòn quen thuộc kia đã. Hơn lúc nào hết, lúc này cô hiểu số phận cuộc đời cô do chính cô quyết định. Cô đang rứt ra khỏi một thói quen làm tàn tạ cuộc đời cô và tạo lập một thói quen mới, có ích…
Còn cái ông bố dượng của Linh kia… thì lại đang bước vào một thói quen nhơ nhớp. Cũng phải thôim khi con người không còn lương tâm, con người ấy sống bằng ham muốn hết sức thú vật. Ông ta là thế. Gieo cái gì rồi sẽ gặt chính cái ấy.
Trước mặt Sen là một cái máy nước công cộng. Cô đặt cái túi du lịch xuống một chỗ đất cao và xa vòi nước, đoạn bước lại mở khóa vục mặt vào trong dòng nước. Cảm giác mát lạnh làm cô tỉnh táo trở lại và nhận ra, điều đầu tiên là phải rửa cho thật sạch cái gương mặt mà mới đây hơn một tiếng cô đã cố công trang điểm hết sức tỉ mỉ.
Trở về với mình trước gương, trong ánh đèn đường vàng đục, Sen cảm thấy những vừa mở đầu cho một công nghệ khai phá chính lương tâm và trạc nhiệm làm một con người chân chính của cô. Dù sao cô vẫn còn may mắn. Khi nhận ra, gương mặt mình chưa đến nỗi tàn phá như bạn bè, đồng nghiệp mình – gương mặt ấy vẫn còn giữ được những nét đẹp tinh tế, làn da vẫn mịn màng, nom mát dịu, hai hàng mày nhè nhẹ lượn trên đôi mắt nâu buồn. Với đôi mắt ấy, ai đã nhìn vào dù một lần cũng đều không thể nào quên, đều giữ lại trong trái tim mình những tình cảm bâng khuâng, da diết.
Rời khỏi cái máy nước công cộng hiếm hoi của thành phố, cô đi, chưa xác định mình sẽ đi đâu, nhưng cô nghĩ sẽ không bao giờ quay lại cái ngôi biệt thự ấy nữa. Cô không cho phép mình chần chừ, phân vân. Cô đi quanh trở lại hàng Ngang, hàng Đào, trở về bờ Hồ. Con tàu điện cuối cùng leng keng gọi khách. Bóng Tháp Rùa lung linh trong làn sương mỏng, chập chờn thức ngủ trên mặt nước đen thẫm.
Vào giờ này, thành phố dễ chịu, êm ả. Đêm nay may mắn không nghe tiếng còi báo động. Hà Nội thanh bình trong từng giây phút hiếm hoi. Cô cứ đi, đi mãi. Thỉnh thoảng cô đổi tay xách chiếc túi du lịch – cả gia tài của cô. Theo dòng người sơ tán, cô bước xuống chiếc cầu phao phập phồng như nỗi lo thắc thỏm của bà mẹ. Một thiếu phụ dắt chiếc xe đạp Thống Nhất, phía trước, trên chiếc ghê mây bé tí là một đứa bé gái đang say giấc trên chiếc vòng bảo hiểm. Phía sau là hai chiếc thùng thiếc đựng nào gạo, nào củi, nào dầu… Một cô mặc chiếc áo thanh niên xung phong màu rêu, gương mặt thức đêm nhiều nom mệt mỏi. Cô thồ một xe đầy những bao tải. Ghi đông treo hai chiếc túi du lịch, chẳng hiểu đựng gì, nặng trĩu. Chiếc xe lăn từng bước, nặng nề, khó nhọc. Có nhiều tiếng kêu la, thúc giục… Nhưng cô gái vẫn không đi nhanh hơn được.
Một người đàn ông gầy gò, cong lưng đẩy chiếc xe đạp chở cả một chiếc giường được tháo rời ra. Ông chen lên phía trước. Một thanh giường gạt cô gái ngã xoài.
-Sao lại chen lấn nhau thế. Sen lêu lên và cúi xuống đỡ cô gái dậy.
-Cảm ơn chị… Cô gái cầm lại ghi đông, cảm động về thái độ lịch sự và nhã nhặn của người bạn không quen.
-Có gì. Chị đi đâu mà… nặng nề thế này?
-Em về đơn vị.
-Chị đưa tôi dắt qua cầu cho. Sen vừa nói vừa trao cái túi xách cho người bạn đường.
-Đơn vị ở đâu?
-Ở Khuyến Lương. Chị về đâu?
-Tôi cũng về phía ấy.
Sen đã trả lời một câu bâng quơ. Nhưng nhờ nó, cô đã bước vào cuộc đời mới đầy nhọc nhằn, có lúc tưởng không vượt qua được.Cô xem đấy là bước ngoặc dẫn cô thực hiện một ước mong mà hồi nào cô đã cười mình là viển vông: Bước vào con đường mòn Trường Sơn. Và ở đấy cô đã ra sức tìm kiếm người bạn bụi đời năm xưa của mình…
Chương mười sáu
Sen hoàn toàn không hiểu cảnh tượng vừa rồi là thật hay mơ – cái cơn mơ kỳ lạ đã đẩy cô gặp ông bố dượng người bạn bụi đời đã một thời cô kính nể và thương yêu.
Linh rất kín đáo, nhưng rồi cuối cùng không giữ được, anh cũng phải thổ lộ cho cô biết về con người có mã ngoài thâm trầm, cao đạo nhưng chưa ai dám khám phá cái bề trong hèn đớn và độc ác của ông. Lần nào đấy anh nghe bác Phương nói với mẹ anh: Nhân danh đồng chí, tôi đảm bảo với chị rằng anh Công là một đồng chí tốt, một người cộng sản chân chính của Đảng. Và hôm ấy Sen đã thốt lên:
-Không thể có hai người cộng sản đối lập nhau đều là chân chính cả. Phải có một trong hai người ấy là kẻ độc ác, nham hiểm và kẻ ấy chắc chắn phải là bố dượng của Linh thôi.
Linh im lặng. Nhưng cô hiểu đấy là sự im lặng đồng tình.
Và bấy giờ thì cô quá rõ về con người đầy những vẻ đạo đức cao siêu kia. Bên trong, ông vẫn là một con người đầy dục vọng, ăm ắp những ham muốn tầm thường. Cứ trông cái đôi mắt hau háu của ông khi hút và khuôn ngực của cô, hút vào cặp đùi của cô thì cô cũng hiểu và đánh giá được nỗi thèm khát man dại của người đàn ông này thế nào rồi.
May mắn, cho đến bây giờ Sen vẫn còn giữ được cho mình một thân hình thon thả, một khuôn ngực mây mẩy và đôi bầu vú trinh nguyên mịn mát, bụng thắt lại từ từ vừa phải để rồi nở ra ở phần dưới trông hài hòa, đầy sức quyến rũ. Cô được chọn, được sàng lọc trong số hàng trăm cô gái như cô để bước vào tòa nhà cao sang này. Nơi đây chỉ dành cho những thanh niên đi Tây về, những vị ngoại quốc và thỉnh thoảng cho những người đang nắm quyền lực nhưng đầy nhục dục như người bố dượng cao đạo của bạn cô vừa rồi.
Cách đây không lâu, cô nhận được một bức thư do bà dì chuyển đến: Thư của một người lính, một chiến sĩ Trường Sơn có cái tên hết sức quen thuộc: Vũ Linh. Trước sau Linh vẫn khuyên cô rời bỏ cái nghề không lây gì làm trong sáng ấy, đi tìm một công việc thích hợp đảm bảo cho danh dự và cho cuộc đời chính cô. Cuối thư anh còn mở ra cho cô một con đường – con đường Trường Sơn “… Ở đây – anh viết – hội tụ gần như đầy đủ những gương mặt của tuổi trẻ, những người con trai và những người con gái của bốn phương trời đất nước. Có những kỹ sư cầu đường, có những nhà vật lý, những nhà sinh hóa trẻ tuổi và đam mê nghề nghiệp, có những bác sĩ tài nghệ, đêm này qua đêm khác đứng dưới hầm với ngọn đèn và con dao mổ những vết thương cho đồng đội mình, ở đây có những cô y tá rất dễ thương và những thanh niên xũng phong vô cùng dũng cảm, sống kham khổ và chưa bao giờ đòi hỏi đãi ngộ. Bận rộn và sôi nổi lắm. Sen ạ.
Trường Sơn không ngờ có một sức hút mạnh mẽ và luôn luôn dang rộng cánh tay đón tất cả mọi thế hệ. Sen hãy vào đây và Sen sẽ cảm nhận điều ấy rõ ràng hơn những điều tôi viết…”
Sen dừng lại, đưa hai tay đỡ chiếc cằm xinh xắn của mình, nghĩ ngợi. Không phải Sen không tin những gì Linh đã viết, đã diễn đạt qua lăng kinh hết sức chân thật của anh ấy. Sen cảm nhận rõ rệt cái sức hút lớn lao của cuộ chiến đấu mà Linh đang sống. Ở đấy, người ta không hay nghĩ đến mình, ở đấy người ta sống vì bổn phận, vì trách nhiệm. Ở đấy, ít có sự tính đếm cá nhân. Ở đấy thường là sự hy sinh cao cả…Còn ở đây, người ta suy nghĩ quá kĩ trên từng bước đi của đời họ. Ở đây, có người ma mãnh dò tìm tới những cái “động” cao cấp, lặn ngụp trên đôi vú trẻ trung của kẻ bán mình, thỏa mãn xác thịt, trở về, lại lên bục giảng về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, về tính lý tưởng của thanh niên và kâu gào sự hy sinh của cả dân tộc…
Chua chát lắm! Mỉa mai lắm! Không phải Sen không nghĩ đến điều nghịch lý của cuộc đời ấy. Nhưng để rút ra khỏi cái hang ổ này, Sen lại cảm thấy mình bất lực. Sen cố timg kiếm cái vô hình ấy, nhưng càng kiếm, cô càng lạc vào một mớ bùng nhùng những suy nghĩ ngược chiều, những lý lẽ đối nghịch, những triết lý mông lung, mơ hồ, không tưởng. Và cuối cùng cô nhận ra cái nguyên nhân sâu xa không cho cô rời khỏi con đường tội lỗi để bước vào con đường Trường Sơn mà Linh đã tha thiết kêu gọi, đấy lại là cái thói quen của chính cô. Cô đã quen với cuộc sống mà không may, do một hoàn cảnh hết sức đặc biệt của gia đình…Cũng chẳng phải vinh quang, tất nhiên rồi. Cũng chẳng phải nhẹ nhàng, sung sướng gì. Cô hiểu hơn ai hết điều ấy. Và cũng không ai hiểu như cô, về những nỗi nhục nhã, những đau khổ mà cô đã cố nuốt đi để giữ cho mình thường trực một sự cảm xúc trào dâng, một sự say mê cuồng dại…để khách cùng với mình cảm nhận thật đầy đủ cái sức hấp dẫn của thân xác.
Sen rất ghét sự dối trá. Nhưng rồi cuộc đời lại đẩy cô vào sự lừa dối chính cô…Cô cắn răng chấp nhận. Một lần thử xem. Hai lần thử xem. Và ba lần gắng được… Cái thói quen hình thành từ ấy. Và cũng từ ấy cô luôn luôn thấy những việc làm khác là không hợp với sức mình.
Tất nhiên, cái lý lẽ cuối cùng còn có sức thuyết phục được cô, chính là cái lý lẽ mà cô đã tranh luận với Linh đêm nào ở gầm cầu: “Dù sao với cái nghề này, tớ thấy mình không hại ai. Tớ chỉ cần thiết cho những ai cần thiết tớ…”
Một lần nào đấy Linh đã nói với Sen một câu mà cho đến hôm nay nghĩ lại cô càng thấm thía. “Cái khó nhất của con người là tạo cho mình một thói quen có ích và chối bỏ một thói quen không hay”. Chính cô cũng không ngờ một cậu bé bụi đời như Linh lại là một con người sâu sắc và có những ý nghĩ khá độc đáo.
Bây giờ thì cô hiểu, ngay từ hồ ấy, người con trai đã cảm thấy được, thật khó khăn khi buộc cô chối từ cái thói quen đã được cô bao bọc bằng một lớp “son” sáng sủa theo những cơ sở lý luận hết sức trái đời.
Phải nói, cô rất quý anh, trọng anh và cũng không thể nói là không yêu anh nữa… Có một cái gì đấy, thuộc thế giới bên trong, thôi thúc cô và lúc ấy nỗi nhớ người yêu cồn lên… Cô tưởng đã đoạn tuyệt được cái tòa biệt thực sang trọng kia, vĩnh viễn xa rời cái mùi nước hoa nguyên chất của Pháp kia, chấm dứt những cái hôn mà cô không yêu, chối bỏ những cái thân xác trần truồng xa lạ kia… Cô xách túi trở về cái gầm cầu quen thuộc thưở nào, sống với hồi ức về người con trai có nhân cách nhất trong những người con trai mà cô đã gặp, đã tâm tình. Đấy là người con trai duy nhất cô bắt gặp. Anh có một lý trí rất mạnh để kìm chế những ham muốn rất người ấy, càng làm Sen kính trọng, vị nể…
Trong những đêm nồng nặc mùi hôi thối ở cái gầm câu ấy, Linh đã kể cho cô nghe về cái trại giam được mệnh danh là trại cải tạo vừa học vừa làm ấy. “Thật mỉa mai – anh nói - ở đấy chỉ có lao động, lao động cưỡng bức, cuốc đất, chặt nứa, làm nhà, nuôi lợn, nuôi bò…trẻ phạm quần quật từ sang tinh mơ cho đến tối mịt. Ở đấy chỉ có roi vọt và nhồi nhét những bài học khổ hạnh. Ăn đói, mặc rách. Ai không có người nhà tiếp tế thật bất hạnh… Những cơn sốt rét ập đến… Và cảm sốt, thương hàn như cơm bữa… Cũng may rừng nhiều gỗ. Mỗi xác chết đều được bạn bè cho sáu tấm… Bọn tớ không ai sợ chết, bởi chết sướng hơn sống. Ấy thế mà thằng Hòa lại dẫn xác vào. Ai cũng bảo nó điên. Nhưng không phải. Hoàn cảnh bắt buộc nó thế…”
Sen lại lần giở bức thư của Linh ra đọc lại: “…Không ngờ tôi lại gặp thằng Hòa ở đây, nơi cánh rừng lặng lẽ mùa khô hạ Lào này. Nơi đây là thung lũng của sốt rét. Dường như tất cả những người lính, dù khỏe mạnh đến đâu, khi đã “tuôn chảy” về đây đều phải rùng mình ớn lạnh… chịu những cơn sốt cao độ. Thằng Hòa vừa “lăn bánh” đến trạm, tắt máy, nhả phanh, thả vô lăng, qua đêm… sáng hôm sau dậy, định mở cửa ca bin đi tiếp, không ngờ phải nằm lại… Và có nhẽ vì thế mà tôi mới gặp được nó.
Tôi đã vào công tác ở trạm quân y này gần năm nay. Lúc đầu công việc của tôi là cứu thương. Tôi được dào tạo qua một lớp ngắn ngày. Còn bây giờ tôi là một y tá lành nghề Sen ạ.
Gặp thằng Hòa tôi mừng đến chảy nước mắt. Vậy là mọi dòng sông đều dồn ra biển. Hồi mới bị tống vào trại, tôi bị thằng Bảy Thẹo đánh cho một trận, tưởng chết. Chính thằng bạn này đã dũng cảm đến săn sóc tôi, cứu giúp tôi qua cơn tai nạn ấy. Trong cuộc đời, gặp được thằng bạn tình nghĩa như thế, hiếm lắm. Chính nó đã chỉ cho tôi thấy cái gương mặt bố dượng tôi và thành thật khuyện tôi đừng bao giờ trở lại nơi ấy nữa. “Đấy không phải là cái nhà, đối với cậu nó là cái bẫy đã gài sẵn…” Và cũng chính nó khuyên nhủ tôi: “Con đường của bọn mình bây giờ, duy nhất có thể chấp nhận được là con đường của rừng Trường Sơn. Gai góc, dốc đèo và bệnh sốt rét rừng với bom và đạn dày đặc của kẻ thù luôn luôn chờ đón ta. Nhưng cuối cùng con người rồi cũng chết. Điều quan trọng là khi còn sống, mình đủ tỉnh táo để chọn một cách sống và một cái chết người ta phục, người ta kính trọng và nhớ mãi…”
Tôi không ngờ cái thằng thiêng thế. Nó đã tìm cái cách sống đúng như nó mong muốn và cái chết như nó hy vọng.
Một tuần sau khi dứt cơn sốt, về lại đơn vị, nó đã hy sinh một cách oanh liệt trên chính ca-bin của nó, tay vẫn cầm chặt tay lái.
Bạn bè kể lại với tôi rằng, hôm ấy đoàn xe của nó bị bao vây. Phía trước là một con ngầm nối liền với cánh rừng lim áo giáp. Con ngầm cuối mùa mưa, nước chảy còn rất dữ. Chiếc xe của trung đội trưởng dẫn đầu đã bị nước cuốn. Chiếc xe lật nghiêng và lăn mấy vòng rồi mất hút. Lái xe và cả trung đội trưởng đều không tìm thấy.
Đại đội trưởng của Hòa đứng trước một thử thách gay gắt - ở chiến trường, những thử thách đối với người lính thường như thế, bởi nó đối mặt với cái chết. Duy, những ai bản lĩnh thì biết xử lý thích hợp và tránh bớt thương vong cho đồng đội.
Đại đội trưởng kêu gọi mọi người lái giỏi, có kinh nghiệm tiếp tục cầm tay lái lên đường. Chính ông đã đi dò đường cho đồng đội. Và người xung phòng đầu tiên – Sen có biết là ai không? Là thằng Hòa, cái thằng năm nào đã bị tống vào trại giam và bị đối xử rất tàn tệ ấy. Trong đại đội xe, nó là thằng thông minh và tay lái khá vững. Chiếc xe lăn bánh, nghiêng qua, nghiêng lại. Mọi người hồi hộp nhìn theo nó. Từng bước, từng bước, chiếc xe bò chậm chạp, lách mình theo dòng xoáy của con nước. Nhiều lúc chiếc xe trôi đi như chao đảo. Và trong những người đứng nhìn theo có cậu rơm rớm nước mắt, có cậu rởn gáy, đưa tay bịt mắt… Không sợ sao được khi nhìn đồng đội đang đi đến cái chết khủng khiếp như thế… Nhưng rồi mọi người thở phào, chiếc xe lết qua khỏi dòng thác, bò từng bước lên bờ…
Và chiếc xe thứ hai nổ máy, lần theo vết xe cũ. Bao nhiêu hồi hộp và hy vọng… Nhưng đau đớn thay, cái chết đã không thoát khỏi người con trai hai mươi tuổi, hai năm lái xe, hai năm chiến sĩ thi đua.
Hòa lại trở qua và cứ thế cậu đưa ba mươi chiếc xe chở đầy đạn qua khỏi cơn ngầm. Hòa đang lái chiếc xe thứ 31 thì một chiếc F.105 đã phát hiện ra nó. Một loạt rốc-kết đã phóng xuống giữa con ngầm, nơi chiếc xe nó đang xê dịch từng tí theo góc chết, nhưng lại là góc cứu nguy cho cả đoàn xe…
Hòa đã gục xuống tay lái, nhưng chiếc xe vẫn không bị dòng nước lôi đi.
Sau này tôi biết đơn vị đã đề nghị phong nó anh hùng. Xứng quá phải không Sen. Ấy thế mà vẫn có người sau khi xem lý lịch nó, đã phản đối…
Cuối cùng Linh đã viết: “Cái khó nhất của một con người là biết kết thúc cuộc đời đúng lúc, đúng chỗ, phải không Sen.”
Sen miên man suy nghĩ và cố tìm cách rứt ra khỏi cái thói quen chua chát, đắng cay kia. Cô sống ba ngày ba đêm ở gầm cầu. Và… không ngờ đến đêm thứ tư cô lại xách túi trở về cái ngôi biệt thự “cao sang” kia để cúi đầu nhận tội và nhục nhã xin trở lại hành nghề.
Cũng mãy, cô là người con gái trẻ trung và đầy hấp dẫn, được nhiều người khách mến mộ. Người chủ mắng cô một trận trước khi nhận cô trở lại.
-Cô nên nhớ đây là lần cuối cùng chúng tôi tha thứ cho cô. Hãy nhớ đấy…
Linh vẫn chưa hiểu được hoàn cảnh của cô. Cô có thể đi vào Trường Sơn với anh ấy, có thể tìm đến cái chết bất tử như Hòa. Nhưng nếu thế thì ai nuôi em cô. Tháng nào chậm gởi tiền về, là bà dì không chần chừ tống thư mắng mỏ cô, dọa đẩy thằng bé ra lề đường, xó chợ…Thật y hệt cái tên Tênátdiê của ông V.Hugô. “Con đường của Sen là con đường cùng đấy thôi Linh ạ”. Đấy là câu mở đầu một bức thư Sen viết cho Linh.
Nhưng suốt ba ngày ba đêm nằm gầm cầu, cô vẫn chưa viết xong bức thư. Và bây giờ thì cô không còn thì giờ đâu tiếp tục nữa. Người ta bảo cô chuẩn bị tiếp khách quen. Cô hồi hộp chờ đợi. Và cô hoàn toàn không ngờ người khách quen ấy là Thuật, bố dượng bạn cô…
Thuật ra Hà Nội họp. Công việc căng thẳng: triển khai công tác nghĩa vụ quân sự. Phải vét cho bằng hết thanh niên từ 17 đến 25. Chiến truwongf đang kêu cứu. Chuyện nước sôi lửa bỏng. Khẳng định con đường hợp tác hóa nông thôn của Đảng. Chuẩn bị phát triển lên hợp tác xã cao cấp. Bóp chết ngay những thành phần kinh tế cá thể, mầm mống của sự phát triển tư bản chủ nghĩa… Đối với Thuật, tất cả đều không có gì mới, vẫn là câu chuyện muôn thưở. Điều mà ông quan tâm trong đợt này là cái ngôi biệt thự và cô gái trẻ trung, xinh đẹp kia.
Trong thâm tâm, ông sợ cô. Ông nghi cô có biết những điều sâu kín của ông. Nhưng rồi, ông tự cười mình chỉ sống bằng ảo ảnh, bằng hoài nghi. Điều cuối cùng ông sợ là sự có mặt của thằng Linh ở tòa nhà này. Suy đi nghĩ lại, ông kết luận: nó không thể đủ tiền để bước vào đây. Từ đấy ông yên tâm và mong đợi sau cuộc họp, có một đêm rỗi, được tự do…
Ngồi ngay phòng khách, không cần xem người mẫu, ông nhìn người chủ, yêu cầu:
-Cho tôi cô Sen.
-Vâng, thưa ông, chúng tôi sẵn sàng. Đây là một món hàng đặc biệt mà chỉ có những khách quen thuộc mới được “phục vụ”… Mời ông xơi trà.
Thuật đỡ cốc nước. Ông hoàn toàn không ngờ đây là chất kích thích được pha lẫn trong trà ướp sen. Gương mặt dãn ra, vẻ mệt mỏi lăn nhanh vào lãng quên. Nóng ruột, ông đứng dậy đi đi lại lại. Ông cảm giác người chủ nhà vẫn còn nấn ná.
-Thưa ông, giá lần này có khác. Mong ông thông cảm và phải nộp trước ạ.
-Bao nhiêu. Sao bà không nói. Tôi rất ưa sòng phẳng.
-Thưa ông hai trăm. Đây là giá nội bộ. Đúng ra cô Sen chỉ tiếp khách nước ngoài và thủ đô thôi ạ. Trường hợp ông là khách đặc biệt, vả lại là người quen biết.
-Cô ấy giá cao thế kia à? Các người thấy tôi thích, các người bắt giá cao chứ gì?
-Dạ chúng tôi đâu dám. Ông có thể chọn cô khác giá phải chăng hơn 150 - 120 đồng.
-Thôi, chấp nhận. Đã vào cái “làng” này là không sợ tốn. Đã sợ thì không vào. Thuật lấy đủ số tiền đặt lên bàn nước. Điều quan trọng là ông gặp được người mình thích.
Theo người chủ, ông vào một căn buồng ở cuối hành lang, đối diện với căn buồng trước đây ông gặp Sen. Về tiện nghi căn phòng này không có gì khác phòng cũ, duy chỉ có thêm tập ảnh khỏa thân của các đôi nam nữ đang làm tình. Ánh sáng được điều tiết vừa đủ để khách chiêm ngưỡng…
Thuật nghĩ: Bọn này biết làm tiền. Ai đã vào đây một lần sẽ không bao giờ quên được. Khổ thế đấy. Có những điều cần quênn lại luôn bị khơ dậy, dựng lên trước mắt, có những điều cần nhớ cứ chìm vào dĩ vãng, chìm vào quên lãng.
Thuật đi lại, chờ đợi có đến mười phút vẫn không thấy Sen ra. Ông hoàn toàn không nghi ngờ cô gái đã từ chối tiếp ông. Một cuộc cãi vã, có lúc lớn tiếng đã diễn ra trong phòng trang điểm giữa người chủ và Sen.
-Tôi đã nhận lời và nhận tiền…Tất nhiên một con người như ông ấy không phải là keo kiệt, không buộc boa cho cô.
-Tôi không cần…Đấy là con người tôi kinh tởm.
-Cô đánh giá mình hơi quá cái bậc thang mà xã hội dành cho cô đấy.
-Tôi không cần biêt ai đánh giá tôi như thế nào, nhưng tôi hiểu giá trị của tôi. Tôi có nhân cách hơn nhiều bọn họ, hớn cái thằng cha đang ngồi chờ tôi kia.
-Ở đây tôi là chủ, tôi là người điều hành. Tôi không cho phép ai từ chối những gì tôi đã quyết.
-Tôi hiểu điều ấy. Nhưng trong trường hợp này, tôi mong bà thông cảm. Bà có thể bắt tôi ngủ với một thằng hủi, tôi sẽ không từ chối. Nhưng…
-Không thể như thế được. Đã chấp nhận vào đây là phải chấp nhận tư bỏ cái sở thích cá nhân. Tất cả phải tôn trọng nguyên tắc: Vì khách. Tiếp khách là công việc của chúng ta. Vì họ mà chúng ta tồn tại. Cô chỉ có hai con đường: Một là chấp nhận cái nguyên tắc ấy hai là…ra khỏi tòa nhà này.
-Tôi đã nói hết nhẽ nhưng bà vẫn không thông cảm, thế thì tôi không còn lý do gì để mà luyến tiếc nữa…
Chủ nhà là một người đàn bà có bản lĩnh. Bà hiểu giá trị của cô gái này, nhưng đồng thời bà cũng hiểu cái nguyện tắc mà chính bà đã đặt ra và cần được bảo vệ nghiêm minh.
Sen đã thu dọn nhanh chóng mọi thứ và cũng nhanh chóng cô rời khỏi cái nơi mà đã hơn một lần cô nhẫn nhục xin trở lại. Cuộc ra đi lần trước, cô hiểu mình đang bước vào thời kì lãng mạn… Và cuộc ra đi lần này gay gắt hơn là mối xung khắc không thể dung hòa giữa hai tính cách.
“Thôi – cô nghĩ – thế cũng được…Cho nó nhẹ bớt gánh nặng cuộc đời. Ta sẽ bắt đầu một cuộc đời khác, chưa biết sẽ như thế nào. Nhưng không sao. Mọi việc rồi sẽ ổn thôi…”
Hơn ai hết, cô hiểu mình: 17 tuổi, bỏ học bước vào cuộ đời đầy giông bão. Cái đêm cô trở về Hà Nội bơ vơ, lặng lẽ nhặt từn mẩu xương cho mẹ, cho bố, cho em, chia ra bốn chiếc quan tài như một nỗi ám ảnh đè nặng cuộc đời cô. Từ đấy cô không còn đủ nước mắt để khóc. Cô định đi đến nhà bạn bè. Nhưng bạn bè đã đi sơn tán. Hàng xóm thì đanh trong trận bom, nhiều người cũng như cô.
Cô đi lang thang vô định trên đường Hà Nội. Cô đi đến khi không còn bước được nữa. Lúc ấy đã hai giờ khuya. Cô dừng lại trước một chiếc ghế đá vườn hoa công cộng.
Một người đàn ông từ nơi sơ tán trở về đã dựng cô dậy và lai cô bằng chiếc xe đạp Phượng Hoàng…
Gian nhà riêng biệt ở Thái Hà Ấp. Vợ con ông đi sơ tán. Nhà vắng vẻ lạnh tanh. Cô đã sống với ông ba ngày ba đêm ở chính nơi chiếc giường cưới cách đây tám năm của vợ chồng ông. Đến ngày thứ tư ông cho cô một trăm đồng bạc và bảo:
-Bây giờ anh phải đi về nơi sơ tán. Hai tuần nữa em đợi anh ở chỗ vườn hoa em đã nằm ấy.
Không nghĩ ngợi, không đoái tiếc, cô ra đi như người mộng du, lặng lẽ, âm thầm. Cô hoàn toàn không hiểu đôi chân mình sẽ dẫn thân phận mình đi về đâu. Đối với cô bây giờ, tất cả hiện tại không là gì cả. Cô hiểu rằngm bây giờ, không phải cô sống vì cô, mà vì đứa em trai, người duy nhất có thể cứu vãn dòng họ mình khỏi diệt vong. Nó thông minh như bố. Cô tin nó sẽ vào đại học. Ở đấy nó sẽ nhận học bổng của nhà trường. Từ bây giờ đến ngày ấy, cô sẽ phải nuôi nó. Ít nhất là năm năm nữa. Mỗi tháng cô phải xoay xở cho nó 30 đồng. Có thể bà dì đòi hơn nữa: 40 - 50 đồng.
Cô lẩm nhẩm những con số như hồi cô nhẩm các định lý. Những con số mãi mãi làm cô lo sợ… Cô đã qua được hai năm rồi. Một quãng thời gian thật kinh hoàng. Nhưng bây giờ, những ngày trước mắt lại trở nên đáng sợ… Nhưng Sen vẫn đi. Dù thế nào cô vẫn không thể quay lại… Đi đâu bây giờ? Chính cô cũng không thể nào hiểu được.
Chân cô cứ bước và tâm trí cô chất đầy những nỗi lo. Theo đại lộ Quang Trung, cô ra hướng Hàng Bông, đổ xuống các hàng Da, hàng Nón, hàng Thùng, hàng Thiếc… Con đường ngoằn ngoèo quanh co, không ngờ lại dẫn cô đến các gầm cầu. Cô đứng lặng, đôi mắt hút vào các ô tối, chua chát cho cái thân phận mình… Điều quan trọng, quyết định số phận từng con người là con người ấy biết chối bỏ những thói quen có hại. Đã một lần Linh khuyên Sen như thế…
Cũng may cô không rúc vào cái khung tối đau buồn kia. Ngoảnh mặt và cô đi. Đi đâu, cô chưa cần biết. Cô hãy lẩn tránh cho được cái lối mòn quen thuộc kia đã. Hơn lúc nào hết, lúc này cô hiểu số phận cuộc đời cô do chính cô quyết định. Cô đang rứt ra khỏi một thói quen làm tàn tạ cuộc đời cô và tạo lập một thói quen mới, có ích…
Còn cái ông bố dượng của Linh kia… thì lại đang bước vào một thói quen nhơ nhớp. Cũng phải thôim khi con người không còn lương tâm, con người ấy sống bằng ham muốn hết sức thú vật. Ông ta là thế. Gieo cái gì rồi sẽ gặt chính cái ấy.
Trước mặt Sen là một cái máy nước công cộng. Cô đặt cái túi du lịch xuống một chỗ đất cao và xa vòi nước, đoạn bước lại mở khóa vục mặt vào trong dòng nước. Cảm giác mát lạnh làm cô tỉnh táo trở lại và nhận ra, điều đầu tiên là phải rửa cho thật sạch cái gương mặt mà mới đây hơn một tiếng cô đã cố công trang điểm hết sức tỉ mỉ.
Trở về với mình trước gương, trong ánh đèn đường vàng đục, Sen cảm thấy những vừa mở đầu cho một công nghệ khai phá chính lương tâm và trạc nhiệm làm một con người chân chính của cô. Dù sao cô vẫn còn may mắn. Khi nhận ra, gương mặt mình chưa đến nỗi tàn phá như bạn bè, đồng nghiệp mình – gương mặt ấy vẫn còn giữ được những nét đẹp tinh tế, làn da vẫn mịn màng, nom mát dịu, hai hàng mày nhè nhẹ lượn trên đôi mắt nâu buồn. Với đôi mắt ấy, ai đã nhìn vào dù một lần cũng đều không thể nào quên, đều giữ lại trong trái tim mình những tình cảm bâng khuâng, da diết.
Rời khỏi cái máy nước công cộng hiếm hoi của thành phố, cô đi, chưa xác định mình sẽ đi đâu, nhưng cô nghĩ sẽ không bao giờ quay lại cái ngôi biệt thự ấy nữa. Cô không cho phép mình chần chừ, phân vân. Cô đi quanh trở lại hàng Ngang, hàng Đào, trở về bờ Hồ. Con tàu điện cuối cùng leng keng gọi khách. Bóng Tháp Rùa lung linh trong làn sương mỏng, chập chờn thức ngủ trên mặt nước đen thẫm.
Vào giờ này, thành phố dễ chịu, êm ả. Đêm nay may mắn không nghe tiếng còi báo động. Hà Nội thanh bình trong từng giây phút hiếm hoi. Cô cứ đi, đi mãi. Thỉnh thoảng cô đổi tay xách chiếc túi du lịch – cả gia tài của cô. Theo dòng người sơ tán, cô bước xuống chiếc cầu phao phập phồng như nỗi lo thắc thỏm của bà mẹ. Một thiếu phụ dắt chiếc xe đạp Thống Nhất, phía trước, trên chiếc ghê mây bé tí là một đứa bé gái đang say giấc trên chiếc vòng bảo hiểm. Phía sau là hai chiếc thùng thiếc đựng nào gạo, nào củi, nào dầu… Một cô mặc chiếc áo thanh niên xung phong màu rêu, gương mặt thức đêm nhiều nom mệt mỏi. Cô thồ một xe đầy những bao tải. Ghi đông treo hai chiếc túi du lịch, chẳng hiểu đựng gì, nặng trĩu. Chiếc xe lăn từng bước, nặng nề, khó nhọc. Có nhiều tiếng kêu la, thúc giục… Nhưng cô gái vẫn không đi nhanh hơn được.
Một người đàn ông gầy gò, cong lưng đẩy chiếc xe đạp chở cả một chiếc giường được tháo rời ra. Ông chen lên phía trước. Một thanh giường gạt cô gái ngã xoài.
-Sao lại chen lấn nhau thế. Sen lêu lên và cúi xuống đỡ cô gái dậy.
-Cảm ơn chị… Cô gái cầm lại ghi đông, cảm động về thái độ lịch sự và nhã nhặn của người bạn không quen.
-Có gì. Chị đi đâu mà… nặng nề thế này?
-Em về đơn vị.
-Chị đưa tôi dắt qua cầu cho. Sen vừa nói vừa trao cái túi xách cho người bạn đường.
-Đơn vị ở đâu?
-Ở Khuyến Lương. Chị về đâu?
-Tôi cũng về phía ấy.
Sen đã trả lời một câu bâng quơ. Nhưng nhờ nó, cô đã bước vào cuộc đời mới đầy nhọc nhằn, có lúc tưởng không vượt qua được.Cô xem đấy là bước ngoặc dẫn cô thực hiện một ước mong mà hồi nào cô đã cười mình là viển vông: Bước vào con đường mòn Trường Sơn. Và ở đấy cô đã ra sức tìm kiếm người bạn bụi đời năm xưa của mình…