Người dịch: NGUYỄN BÁ
Chương Năm
CHÍN, MƯỜI, MỘT CON GÀ MÁI BÉO, TRÒN...

I
Đi ra với Poirot từ căn phòng vừa mới tiến hành cuộc điều tra, Japp ngoảnh về phía bạn ông. Ông ta hớn hở.
- Thực ra - ông nói to - đấy là một công việc hay.
Poirot gật đầu đồng ý.
- Ông đã đánh hơi đầu tiên thấy cái gì ở đó - Japp lại nói - nhưng tôi phải nói rằng, cái xác chết ấy không làm cho tôi vui lòng, tôi cũng không. Khi một người nào đó chết, nếu người ta thấy cần phải làm cho dẹt diện mạo đi đấy là người ta có một lý do. Đấy là một công việc bẩn thỉu, khó chịu mà người ta không làm để cho vui, và nếu người đành phải làm, đấy tất nhiên là vấn đê nhận dạng.
Độ lượng, ông ta nói thêm:
- Trái lại, có một việc mà tôi không nghĩ rằng ông làm nhanh đến như thế, đấy đúng là vấn đề về một người đàn bà thứ hai trong vụ này.
- Ấy thế mà - Poirot nói với một nụ cười - những dấu hiệu nhận dạng không khác biệt lắm. Tất nhiên, bà Chapman là một người đàn bà lịch sự, hóa trang tốt và ăn mặc rất cẩn thận, trong khi cô Sainsbury Seale ăn mặc lôi thôi và tỏ ra không biết dùng son môi. Nhưng đối với điểm chủ yếu họ giống nhau, cả hai người đều khoảng bốn mươi tuổi, thân hình họ gần giống nhau và họ vạm vỡ như nhau, cả hai người đều có tóc hoa râm và cả hai người đã làm hết sức mình để cho người ta tin chúng là hoe.
- Như vậy, tất nhiên - Japp nói - tuyệt không tin chắc. Dù thế nào đi nữa, điều mà chúng ta cần phải đồng ý đấy là việc mà cô Mabelle lương thiện, hai L, E đã ám ảnh chúng ta. Khắp mọi nơi. Thế nhưng tôi đã thề rằng cô ấy không kể cho chúng ta những câu chuyện láo.
- Nhưng cô ấy đã nói sự thật với chúng ta. Bây giờ thì ông biết rõ cả quá khứ của cô ấy.
- Có thể. Nhưng tôi đã không biết rằng cô ấy có thể giết người. Vì là ông, vậy mà các sự việc xảy ra bây giờ. Sylvia đã không giết Mabelle, chính Mabelle lại đã giết Sylvia.
Poirot nhăn mặt. Ông vẫn tỏ ra rất khó khăn để thấy ở Mabelle Sainsbury Seale một kẻ giết người. Nhưng mà, hình như theo ông, ông nghe giọng nói mỉa mai nhỏ nhẻ của ông Barnes nói với ông ta: "Hãy tìm trong những người không gợi lên "sự ngờ vực!" Cô Mabelle Sainsbury Seale có phải thuộc về những người đáng kính ấy mà người ta không bao giờ có ý kiến nghi ngờ không? Nhưng mà Japp vẫn theo đuổi ý nghĩ của mình.
- Một điều chắc chắn - ông khẳng định để kết luận - đấy là tôi sẽ tìm cho ra manh mối vụ này. Nếu người đàn bà ấy tưởng tượng rằng bà ta sắp lừa phỉnh được tôi thì bà ta nhầm rồi.
II
 
Ngày hôm sau, Japp gọi Poirot ở máy điện thoại.
- A lô, Poirot hả? Tôi sắp cho ông biết một tin buồn cười. N, I, NI, thế là xong!
- Ông nói?... Hình như tôi nghe không rõ lắm.
- Tôi nhắc lại: N, I, NI thế là xong. Ông hãy bảo rằng ngày đã hết rồi, ông hãy ngồi vào một chiếc ghế bành và không làm gì cả.
Giọng nói đầy chua chát.
- Nhưng - cuối cùng, Poirot hỏi, rất ngạc nhiên - cái gì đã xong?
- Tất cả mánh khóe. Người ta không nói gì nữa. Vụ ấy đã xếp xó, đã thanh toán, khử đi. Xem như nó đã “không bao giờ tồn tại”.
- Tôi hiểu ngày càng ít đi.
- Ông hãy nghe tôi và tôi nói qua là ông đã hiểu, bởi vì tôi không thể cho ông biết tên... Ông biết rõ cuộc điều tra của chúng tôi. Ông biết rằng tôi đã cho tìm khắp đất nước một loài chó biển làm trò (trò chơi chữ về danh từ riêng “Seale, Seal ở tiếng Anh là chó biển - ND).
- Tôi biết điều đó. Thế rồi sao nữa?
- Thế rồi, người ta đã yêu cầu từ bỏ các cuộc điều tra và khi tôi nói rằng người ta đã yêu cầu tôi, phóng đại lên đấy; người ta đã ra lệnh cho tôi làm... và không nể nang gì cả… Bây giờ, ông hiểu chưa?
- Vâng. Nhưng tại sao?
- Lệnh của Bộ Ngoại giao.
- Có phải đấy không phải là rất khác thường không?
- Điều đó thỉnh thoảng xảy ra.
- Nhưng tại sao Bộ Ngoại giao lại tha thiết bảo vệ cô... bảo vệ “con chó biển biết làm trò” của ông đến như thế?
- Con chó biển của tôi không làm họ lưu tâm đâu! Điều mà người ta rất sợ, đấy chỉ là sự công khai! Người ta sợ rằng, nếu có vụ kiện, ở phiên tòa, người ta buộc phải nói quá dài về bà A.C... nạn nhân... Tôi hình dung rằng đấy là khía cạnh "tình báo" của vụ này. Chắc chắn đấy là vì ông chồng của bà ta, ông A.C... Ông có để ý nghe tôi không đấy?
- Có chứ!
- Hẳn là ông ta đang ở đâu đó ở nước ngoài, ông ta đã tìm thấy một trạm thám thính thú vị và người ta rất muốn không thấy ông ta mất mặt tại trạm đó.
- Chà!
- Ông nói?
- Tôi nói "Chà!” bởi vì điều đó làm rầy rà tôi.
- Nếu tôi nói tình cảm thực của tôi với ông, tôi sẽ dùng một từ khỏe mạnh hơn nhiều. Khi tôi nghĩ rằng người đàn bà ấy sắp thoát khỏi khó khăn, tôi nổi cơn điên lên.
- Nhưng - Poirot nói nhẹ nhàng - bà ta không thoát khỏi đâu.
- Có chứ! Tôi lặp lại điều đó, chúng tôi đã bị trói tay lại.
- Ông, có thể thế! Nhưng không phải tôi.
- Ông bạn Poirot!... Thế thì, đúng đấy, ông sẽ tiếp tục?
- Tôi tiếp tục!... Cho đến khi chết!
- Đừng có đùa, Poirot!... Nếu vụ này phát triển như sự bắt đầu của nó cho phép sợ hãi điều đó, không có điều gì bảo rằng người ta sẽ gửi qua bưu điện cho ông một con nhện sói có nọc độc.
Vừa đặt máy xuống, Poirot tự hỏi tại sao ông đã dùng cái kiểu nói quá đáng ấy, “cho đến chết” không tương ứng với cái gì cả.
- Có những lúc - ông kết luận - mình hoàn toàn ngu ngốc!
III
Lá thư đã đến bằng chuyến xe thư buổi chiều.
Nó được đánh máy. Chỉ có chữ ký là viết tay.
Poirot đọc nó hai lần.
Lá thư nói:
 
Ông Poirot thân mến!
Tôi sẽ chịu ơn ông nhiều nếu ông đến gặp tôi vào ngày mai. Tôi có một nhiệm vụ để giao phó cho ông. Tôi đề nghị với ông vào mười hai giờ rưỡi trưa tại nhà tôi, ở Chelsea. Nếu chỗ hẹn gặp này không thích hợp với ông, đề nghị ông gọi điện thoại cho cậu thư ký của tôi để sắp xếp một chỗ khác. Tôi xin lỗi là đã báo cho ông chậm quá.
Kính chào ông,
Alistair Blunt
 
Poirot vừa đọc xong lá thư lần thứ hai thì chuông điện thoại réo.
Hercule Poirot đôi khi tự phụ là biết được tính chất của sự trao đổi, chỉ sau một hồi chuông của máy điện thoại. Lần này, ông đoán rằng đấy là vấn đề về một việc gì đó quan trọng. Ở đầu kia không phải là bạn ông, và không thể là nhầm số.
Ông đứng dậy; cầm lấy ống nghe và lễ phép nói:
- Alô!
Một giọng nói lừng chừng, không có bản sắc hỏi số máy của ông. Ông trả lời:
- Đây, Whitehall 7272.
Có một sự im lặng, một tiếng cạch chặn máy, rồi một giọng đàn bà nói ngay:
- Ông Poirot hả?
- Chính tôi đây!
- Ông Hercule Poirot hả?
- Đúng như thế.
- Ông Poirot, ông đã nhận hoặc ông sắp nhận một lá thư.
- Ai đấy?
- Ông không cần biết.
- Được. Thưa bà, tôi nhận được bằng chuyến xe thư chiều nay tám lá thư và ba cái hóa đơn.
- Thế thì ông phải biết rằng tôi nói đến lá thư nào. Ông hành động khôn khéo, ông Poirot, để từ chối nhiệm vụ mà người ta muốn giao cho ông.
- Thưa bà, đấy là một điều mà chính tôi sẽ tự quyết định.
Giọng nói đáp lại rất bình tĩnh.
- Ông Poirot, đây là một lời cảnh cáo. Ông bắt đầu quấy rầy chúng tôi. Ông hãy rút khỏi trò chơi ấy đi!
- Và nếu tôi không vâng lời?
- Thế thì chúng tôi sẽ làm thế nào để cho ông đừng làm vướng víu chúng tôi nữa.
- Đấy là một lời đe dọa?
- Chúng tôi chỉ yêu cầu ông có một chút lương tri. Tôi nói trong quyền lợi của ông.
- Bà tốt quá!
- Ông không thể thay đổi gì hết trong quá trình các sự kiện, ông không thể ngăn cản được điều đã được quyết định. Vậy thì, ông hãy chăm lo đến cái gì có liên quan đến ông. Ông hiểu chưa?
- Rất hiểu! Nhưng, có thể tôi coi cái chết của ông Morley là một việc có liên quan đến tôi.
- Cái chết của Morley chỉ là một việc rắc rối. Nó ngăn trở kế hoạch của chúng tôi.
- Thưa bà, Morley là một con người và ông ta đã chết trước thời gian.
- Điều đó không quan trọng.
Bằng giọng bình tĩnh nhưng quả quyết, Poirot trả lời.
- Bà đã sai khi tin điều đó.
- Ông ta đã có cái mà ông ta xứng đáng có. Ông ta đã không chịu hiểu.
- Tôi cũng vậy, tôi không chịu.
- Thế thì, ông là một thằng đần!
Một tiếng cạch ở đầu kia giây nói báo cho Poirot biết là người ta đã bỏ máy. Ông còn gọi "Alô" một lần nữa rồi đặt ống nghe xuống. Ông cũng không buồn hỏi Trung tâm xem sự liên lạc từ đâu đến. Ông tin chắc rằng nó đã từ một trạm điện thoại công cộng.
Điều làm cho ông băn khoăn là ông tin chắc rằng ông đã nghe cái giọng nói ấy ở đâu đó. Ở đâu? Ông đã moi óc để tìm nhưng vô ích, ông đã tự hỏi mình một cách vô bổ.
Người đàn bà bí hiểm trao đổi với ông có thể là Mabelle Sainsbury Seale chăng? Trong chừng mực mà ông nhớ được, cô ta có một giọng nói hống hách, với cách nói không tự nhiên và với cách phát âm nắn nót. Cái giọng mà ông vừa mới nghe rất khác, nhưng có lẽ đây là một giọng nói đổi khác. Cô Sainsbury Seale xưa kia đã đóng kịch. Cô ta có thể thay đổi giọng nói của mình được. Đúng, có thể chính là cô ta ở đầu kia giây nói...
Nhưng mà, không phải. Giọng nói ấy là của một người nào khác cô ta mà ông nhớ đến. Đấy không phải là một giọng nói rất quen thuộc với ông, nhưng ông đã nghe một hoặc hai lần.
Một câu hỏi khác nảy ra trong đầu ông. Tại sao người ta chịu khó gọi điện thoại cho ông? Những lời đe dọa ấy, ông rất khó tin rằng chúng sẽ làm ông lùi bước! Nhưng mà, hình như họ nghĩ tới điều đó.
Poirot kết luận rằng ông có việc cần giải quyết với những nhà tâm lý học thảm hại.
IV
Báo chí ngày hôm sau loan một tin giật gân: “Trong buổi dạ hội ngày hôm trước, một phát súng đã bắn vào Thủ tướng, trong khi ông này rời đường phố Downing cùng với một người bạn. May thay, phát đạn không trúng đích. Thủ phạm vụ ám sát, một người theo đạo Hinđu, đã bị bắt”.
Khi nghe tin này, Poirot đã cho lái xe đến Sở cảnh sát.
Ông vừa vào trong văn phòng của Japp, thì thanh tra đặt ra cho ông một câu hỏi sau khi đã nói lên sự vui mừng được gặp ông:
- Ông có thấy trong một tờ báo này hoặc báo kia, cái tên của người bạn đã đi cùng thủ tướng không?
- Không. Đấy là ai?
- Alistair Blunt.
- Ồ. Không phải chứ?
- Và chúng tôi có tất cả những lý do để nghĩ rằng viên đạn nhằm bắn vào ông ta, chứ không phải vào thủ tướng. Hoặc đấy là một người bắn tồi hơn là người ta tưởng.
- Con người đó là ai?
- Một sinh viên theo đạo Hinđu. Tất nhiên chỉ là một con người mạo hiểm, chỉ là một thứ công cụ. Chắc chắn là không phải anh ta có ý nghĩ giết người. Vả chăng, thiếu tí nữa thì anh ta đã không bị bắt. Ông biết rằng luôn luôn có một đám đông nhỏ trước số 10, đường Downing. Sau phát súng, một người Mỹ - kẻ đã nắm lấy cổ áo của một người rậm râu đứng ở đấy - vừa lay mạnh, ông ta vừa la lên rằng anh ta đã tóm được người bắn súng. Trong lúc đó, tên Hinđu chuồn đi. May thay, một nhân viên của chúng đã kịp thời tóm cổ được hắn...
- Người Mỹ trẻ ấy gọi là gì?
- Raikes, theo tôi, hình như thế...
Ông ngừng lại trước nụ cười mỉa cửa Poirot.
- Howard Raikes, trú tại khách sạn Holborn Palace, đúng không? - Poirot hỏi.
- Đúng đấy! - Japp kêu lên - Và bây giờ tôi hiểu tại sao tên của ông ta đã nói với tôi một điều gì đó. Đấy là người bệnh không có kiên nhẫn để chờ đợi, hôm mà Morley bị giết!
Ông nghĩ một lúc, rồi nói thêm:
- Thật buồn cười là luôn luôn người ta có dính líu tới cái vụ cũ rích ấy. Về vụ đó, ông luôn luôn có những ý riêng, phải không, Poirot?
- Đúng - Poirot nghiêm trang trả lời - Về vụ đó, tôi luôn luôn có những ý riêng!