Dịch giả: Dương Tường
Chương 86

Vì bác Pompi trước nay chưa bao giờ nói với Kitzi quá hai chữ “khỏe chứ?” mỗi khi gặp cô buổi sáng, nên cô ngạc nhiên và cảm động sau sắc khi cô bế con ra tới đồng, hôm đầu tiên trở lại làm việc, bác Pompi rụt rè lại gần cô và chạm tay vào vành chiếc mũ rơm loang lổ vệt mồ hôi, chỉ về phía rặng cây ở rìa cánh đồng: “Ta nghĩ cháu có thể đặt thằng bé dưới đó”, bác nói. Chưa thật rõ bác định nói gì, cô liếc mắt và trông thấy cái gì dưới một gốc cây. Thoáng sau, mắt cô long lanh lệ vì khi bước tới, cô nhận ra đó là một cái lán nhỏ một mái, lợp bằng tranh mới cắt, lẫn với lá xanh và cỏ dại dày dặn.
 
Đầy lòng biết ơn, Kitzi rải tấm bao tải sạch màu vàng nghệ trên nệm lá trong lán và đặt đứa bé lên. Nó khóc một tí, nhưng thấy mẹ nựng và vỗ về, nó bèn kêu ùng ục trong họng và giơ ngón tay lên ngắm. Trở lại với hai người bạn hì hụi trong ruộng thuốc lá, cô nói: “Thật quý hóa quá, bác Pompi”. Bác hầm hừ, phát nhanh hơn, cố giấu nỗi bối rối. Chốc chốc, Kitzi lại vội chạy đến xem xét con, và cứ khoảng ba tiếng một, khi nó bắt đầu khóc, cô lại ngồi xuống, chìa vú căng sữa cho nó bú.
 
“Thằng bé nhà mầy làm tất cả bọn chúng mình vui hẳn lên, bởi vì rành là quanh đây chả có ai khác mà chăm nom”, mấy hôm sau chị Xerơ nói với Kitzi nhưng lại ranh mãnh liếc bác Pompi khiến bác nhìn lại như nhìn một con muỗi dai dẳng. Bây giờ, cứ lặn mặt trời, hết ngày làm việc, chị Xerơ lại đòi bế đứa bé, còn Kitzi mang hai cái cuốc mệt nhọc đi về xóm nô toen hoẻn có bốn túp lều nhỏ như cái hộp với một cửa sổ, ở gần một cây hạt dẻ lớn. Thường thường, lúc Kitzi nhóm vội mấy que củi trong cái bếp nhỏ để nấu nướng chút gì còn lại trong khẩu phần do mexừ Liơ cấp mỗi sáng thứ bảy, thì trời cũng vừa sẩm tối. Ăn qua quít xong, cô nằm xuống chiếc nệm vỏ ngô chơi với Joóc. Nhưng đợi đến khi nó đói bắt đầu vòi mới cho bú. Rồi dỗ nó uống đầy bụng, cô bế vác nó lên vai, xoa lưng cho nó ợ ra, sau đó lại chơi với nó. Cô giữ cho nó thức thật lâu với cô, vì muốn nó ngủ dài hết mức có thể, trước khi dậy đòi ăn đêm. Chính vào cái quãng này – mỗi tuần hai ba bận – gã chủ thường tới cưỡng bức cô. Bao giờ y cũng sặc sụa hơi rượu, song, vì đứa bé cũng như vì bản thân mình, cô đã quyết định không kháng cự lại nữa. Lòng đầy ghê tởm, cô nằm yên như khúc gỗ, lạnh lùng, dạng chân ra, trong khi y ậm ạch phì phò hưởng lạc nơi cô, khi kết thúc và y đứng dậy, cô vẫn nằm thượt đấy, hai mắt nhắm nghiền – nghe tiếng đồng hào hoặc đôi khi, đồng hai mươi lăm xu mà bao giờ y cũng ném xuống bàn cô – cho đến khi y đi khỏi: Kitzi thường tự hỏi: cả bà chủ nữa, không biết mụ ta có nằm thao thức hay không trong đại sảnh, cũng đủ gần để ở trong tầm tai nghe, mụ ta nghĩ gì, cảm thấy thế nào, khi ông chủ trở về giường còn nồng mùi một người đàn bà khác?
 
Cuối cùng, sau khi cho Joóc bú hai lần nữa trước khi rạng sáng, cô rơi vào một giấc ngủ sâu – kịp vào lúc bác Pompi gõ cửa đánh thức cô dậy. Kitzi ăn điểm tâm và cho con bú lần nữa trước khi chị Xerơ đến bế nó ra một trong mấy cánh đồng. Có từng cánh đồng riêng trồng ngô, trồng thuốc lá và trồng bông, và hiện  ở mỗi ven đồng, bác Pompi đều đã dựng một cái túp nhỏ có bóng cây che.
 
Chủ nhật, ăn trưa xong một lát, bao giờ ông chủ bà chủ cũng làm chuyến đi dạo hàng tuần bằng xe ngựa, và trong khi họ đi vắng, dúm người ở xóm nô họp mặt khoảng một tiếng đồng hồ quanh cây hạt dẻ, thăm hỏi nhau. Khi hai mẹ con Kitzi đến nhập bọn, Malizi và Xerơ nhanh chóng mở đầu cuộc kéo co giành nhau bế thằng bé Joóc hiếu động. Bác Pompi ngồi phì phò tẩu thuốc, xem ra thích trò chuyện với Kitzi, có lẽ vì cô chịu lắng nghe bác một cách kính trọng hơn và ít ngắt lời bác hơn hai người phụ nữ lớn tuổi kia.
 
“Cái hồi ông chủ kiếm được ba mươi mẫu đầu tiên mí gã nhọ đầu tiên tên Joóc, dư thằng bé của cháu í, thì nơi nầy dặt là rừng, mỗi mẫu chỉ đáng giá năm xu”, một buổi chiều, bác Pompi nói. “Ông í rành là bắt gã nhọ làm việc đến chết”. Thấy Kitzi há hốc miệng, bác Pompi dừng lại: “Sao thế?” bác hỏi. “Không bác ạ, không sao cả”, Kitzi mau chóng trấn tĩnh lại và bác Pompi kể tiếp.
 
“Khi ta đến đây, ông chủ đã có gã nhọ tội nghiệp í được một năm, nào chặt cây, đào bật gốc lên, nào phát bụi đủ để cày và gieo trồng vụ thứ nhất của ông í. Rồi một hôm, ta mấy gã nhọ í đang xẻ gỗ làm ván, chính dững cái ván để dựng ngôi đại sảnh kia kìa”. Bác Pompi chỉ. “Lạy Chúa, ta nghe thấy một tiếng gì lạ hoắc, và ngước mắt lên khỏi đấu cưa đằng ta. Hai mắt gã nhọ Joóc í long lên sòng sọc, anh ta níu lấy ngực mình và gục xuống chết – gọn ghẽ có thế thôi”.
 
Kitzi chuyển sang chuyện khác. “Từ khi đến đây, cháu cứ nghe thấy mọi người nói chuyện gà chọi. Trước đây, chả mấy khi cháu nghe…”
“Ô, rành là ta nghe ông chủ nói họ chơi gà chọi với cái bang Vơjinia í”, Malizi nói. “Ta đồ chừng dững cuộc í không ở gần chỗ nầy”.
“Bọn ta cũng chả có ai biết gì nhiều về cái nầy”, bác Pompi nói, “ngoại trừ đó là một giống gà trống đặc biệt sinh ra và được nuôi để giết lẫn nhau, và người ta đánh cá hàng đống tiền vào chúng nó”.
 
Chị Xerơ phụ họa: “Độc có mỗi một người có thể nói cho mi biết thêm về gà chọi là cái ông già nhọ Mingô sống luôn ở đó với bọn nó”.
 
Thấy Kitzi ngạc nhiên há hốc mồm, Malizi thốt lên: “Thì ta đã bỉu mầy từ hôm đầu mầy đến đây mà. Có điều là mầy chưa trông thick="noidung1('tuaid=13126&chuongid=2')">Chương I
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • TẬP II - Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
  • Chương 79
  • Chương 80
  • Chương 81
  • Chương 82
  • Chương 83
  • Chương 84
  • Chương 85
  • Chương 86
  • Chương 87
  • Chương 88
  • Chương 89
  • Chương 90
  • Chương 91
  • Chương 92
  • Chương 93
  • Chương 94
  • Chương 95
  • Chương 96
  • Chương 97
  • Chương 98
  • Chương 99
  • Chương 100
  • Chương 101
  • Chương 102
  • Chương 103
  • Chương 104
  • Chương 105
  • Chương 106
  • Chương 107
  • Chương 108
  • Chương 109
  • Chương 110
  • Chương 111
  • Chương 112
  • Chương 113
  • Chương 114
  • Chương 115
  • Chương 116
  • Chương 117
  • LỜI NGƯỜI DỊCH
  • Phía sau "Cội rễ" của Alex Haley
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!13126_85.htm!!!y ông í”. Chị cười. “Mới lị, có thể mầy chẳng bao giờ nhìn thấy ông í cơ!”.
    “Ta ở đây đã mười tư năm”, chị Xerơ nói, “thế mà ta chưa trông thấy cái ông nhọ í đến quá tám, mười bận! Rành ông í ưng ở mấy gà hơn mấy người!” Hứt! Chị cười to. “Tình thật, ta chắc bà mẹ ông í đã ấp trứng nở ra ông í!”.
     
    Trong khi Kitzi cười theo, Xerơ ngả người về phía Malizi, hai cánh tay dang rộng: “Này, để ta bế một lúc”. Miễn cưỡng, Malizi rời thằng bé.
    “Ờ”, chị nói, “dù sao đi nữa, rành là dững con gà í đã đưa ông chủ bà chủ từ chỗ rách rưới đến chỗ bi giờ lên xe xuống ngựa vênh vang dư vầy”. Chị làm bộ điệu khoa trương. “Đấy là ông chủ giơ tay lên khi xe họ đi ngang dững cỗ xa mã của mấy ông chủ giàu!” Ngón tay chị như một con bướm chấp chới. “Còn đây là bà chủ vẫy mùi-xoa đến độ suýt té nhào khỏi xe!”
     
    Giữa tiếng cười rộ, Malizi phải mất một lúc mới tĩnh lại. Rồi khi chị với tay đòi lại đứa bé, Xerơ gắt: “Chờ đấy! Tui mới bế nó được có một phút!”.
     
    Kitzi sung sướng thấy hai người tranh nhau bồng con mình và quan sát bác Pompi lặng lẽ nhìn ngóng, rồi bỗng tươi rói lên nếu thằng bé tình cờ nhìn về phía mình, lúc đó bác liền nhăn mặt làm trò hoặc ngọ nguậy ngón tay để níu giữ sự chú ý của nó.
     
    Mấy tháng sau, một hôm chủ nhật, Joóc đang bò quanh thì lên cơn khóc đòi bú. Kitzi sắp bế nó lên thì Malizi nói: “Cứ để nó chờ một tí thôi, cưng ạ. Thằng bé này bi giờ đủ nhớn để bắt đầu ăn được cái gì đấy”. Chạy vội về lều mình, lát sau Malizi trở lại và tất cả chăm chăm nhìn chị dùng mặt đáy thìa nghiền chừng nửa chén bánh ngô với nước thịt thành một thứ cháo ngô. Rồi, bế Joóc đặt lên lòng, chị xúc một chút xíu bón vào miệng nó. Tất cả mọi người hớn hở khi thấy nó nuốt ực và hăm hở chép chép môi đòi ăn nữa.
     
    Khi Joóc bắt đầu bò bốn chân xục xạo, mỗi lần ra đồng, Kitzi buộc một đoạn dây nhỏ quanh mình nó để hạn chế trong phạm vi nhất định, nhưng chẳng bao lâu, cô phát hiện ra rằng ngay cả trong tầm ấy, nó vẫn cứ bốc và ăn đất, cát cùng đám sâu bọ bò quanh đó. Mọi người nhất trí là phải làm một cái gì. “Giờ nó không phải bú nữa”, Malizi gợi ý, “xem chừng nếu cứ để nó mấy tui, chắc tui có thể trông nó trong khi các người ở ngoài đồng đây”. Ngay cả Xerơ cũng thấy thế là hợp lý, và mặc dù Kitzi rất không muốn, cô cũng đành phải bắt đầu đưa Joóc đến nhà bếp đại sảnh trước khi đi làm buổi sáng, để chiều về đón. Cô gần như dao động đối với quyết định của mình khi tiếng đầu tiên Joóc phát âm gẫy gọn là “Miliz”, nhưng sau đó chẳng mấy tí, nó nói: “Mẹ” rất sõi, làm Kitzi sung sướng đến rợn cả tủy sống. Rồi tiếng tiếp theo của nó là “bá-pom” khiến ông già ngây ngất như nuốt cả ánh mặt trời. Và chẳng bao lâu, lại đến “Xira”.
     
    Đầy một tuổi, Joóc đã đi được, không cần đỡ. Mười lăm tháng, nó nô nghịch quanh quẩn, rõ ràng là rất khoái vì rốt cuộc đã được độc lập làm theo ý mình. Giờ đây, họa hoằn nó mới để cho ai bế, trừ những lúc nó buồn ngủ hoặc đang ốm, điều ít khi xẩy ra vì nó khỏe mạnh phây phây và lớn như thổi, một phần không nhỏ nhờ Malizi hàng ngày nhồi cho nó những món ăn ngon lành nhất mà nhà bếp có thể cung cấp. Những chiều chủ nhật, trong khi Kitzi chuyện trò với ba người lớn kia (họ đều yêu nó mê mẩn) tất cả vẫn say sưa ngắm thằng bé lẫm chẫm đi loanh quanh, sung sướng chơi tha thẩn một mình, yếm dãi chẳng mấy chốc đã ướt đẫm, lấm lem mầu đất. Nhấm nháp một nhành cây nhỏ, hay bắt được một con gián, hay đuổi theo một con chuồn chuồn, chú mèo ngoài sân hoặc lũ gà hoảng hốt vừa cục tác vừa chạy đi kiếm chỗ bới khác – tất cả đều làm Joóc thích thú như nhau. Một hôm chủ nhật, ba người đàn bà được một mẻ cười vỡ bụng khi thấy bác Pompi bình thường vốn ủ rũ, nhảy lóc cóc một cách vụng về từng quãng ngắn, cố kiếm một cơn gió nhẹ để lao chiếc diều mà bác đã làm cho thằng bé. “Ta nói cho mà biết, gái em ạ, mi không hiểu được thực sự cái gì mi đang thấy kia đâu”, Xerơ nhận xét với Kitzi. “Trước chưa có thằng bé này, một khi Pompi đã chui vào lều là ở tịt trong đó, đến sáng mới thấy mặt”.
     
    “Thật đấy!” Malizi nói “Tui thậm chí không ngờ bác í cũng biết vui đùa nữa!”.
    “Ờ, tui rành là cảm thấy vui sướng khi bác í dựng dững cái lán nho nhỏ cho Joóc hồi đầu tui mang nó ra đồng”, Kitzi nói.
    “Mi cảm thấy vui sướng! Thằng bé í làm tất cả bọn ta vui sướng thì có!” Xerơ nói.
     
    Bác Pompi càng hấp dẫn Joóc với những chuyện cổ tích bác bắt đầu kể khi nó lên hai. Ngày chủ nhật, hễ lặn mặt trời và chiều bắt đầu hơi lành lạnh là Pompi lấy củi tươi đốt lên một đống lửa nhỏ khói um để xua muỗi trong khi ba người đàn bà xếp ghế chung quanh. Rồi Joóc chiếm lĩnh vị trí thoải mái nhất để theo dõi nét mặt linh động cùng đôi bàn tay làm bộ điệu của bác Pompi trong khi bác kể chuyện “Anh Thỏ” và “Anh Gấu”, khai thác cả một kho tàng cổ tích tưởng như bất tận, đến nỗi một lần chị Xerơ xúc động kêu lên: “Thật tui chưa bao giờ tưởng bác biết tất tật dững truyện í!” Bác Pompi đưa mắt nhìn chị đầy vẻ bí ẩn và nói: “Còn ói thứ về ta mà nhà chị chẳng biết đâu!” Chị Xerơ nguẩy đầu, làm ra bộ chán ngấy: “Hừm! chắc chả ai buồn tìm biết đâu!” Bác Pompi trịnh trọng rít tẩu thuốc, đôi mắt răn reo như cười.
    “Cô Malizi, em nói mấy cô cái này nhé”, một hôm Kitzi tuyên bố. “Chị Xerơ mấy bác Pompi lúc nào cũng làm dư người nọ chọc tức người kia. Cơ mà đôi khi em có cảm giác dư đó là cách họ tán tỉnh nhau í…”
    “Em ạ, ta chả biết. Ta biết là nếu có thế cũng chả ai nói ra. Cơ mà ta đồ rằng chỉ rỡn cho qua thì giờ, thế thôi. Cái cảnh nhớn tuổi dư bọn ta mà chả kiếm được ai, thì rồi đâm quen dần, vì xem chừng có làm cách chi cũng chả ăn thua”, Malizi nhìn xoáy vào Kitzi trước khi nói tiếp, “Bọn ta nhớn tuổi đã đành phận thế, dưng mà trẻ dư em mà chả có ai thì lại khác! Ta chỉ ước sao ông chủ mua một người nào đó để bọn mầy có thể sum vầy mấy nhau!”
    “Vâng, cô Malizi ạ, em cũng chả cần gì phải làm bộ dư không nghĩ đến cái í, bởi vì rành là em có nghĩ đến thật”. Kitzi ngừng một lát. Rồi cô nói cái điều mà cô chắc cả hai đều biết. “Cơ mà ông chủ chả làm thế đâu”. Cô vụt cảm thấy đáng quý là không ai nhắc đến hoặc thậm chí nói bóng gió đến cái điều mà hẳn tất cả đều biết vẫn tiếp diễn giữa cô và ông chủ; chí ít họ cũng không bao giờ nhắc đến điều đó trước mặt cô. “Tiện thể chúng mình đang tâm sự”, cô nói tiếp “anh í mấy em biết nhau ở chỗ cũ của em. Hiện em vẫn nhớ anh í rất nhiều. Chúng em đã sắp sửa lấy nhau, dưng rồi mọi sự đâm rối bét. Thực tế, chính vì thế mà em bị đến đây”.
     
    Cố gượng lấy một giọng trong sáng hơn, cảm thấy sự quan tâm đầy tình quý mến chân thành của Malizi, Kitzi kể cho chị nghe chuyện mình với Nâuơ và cuối cùng, kết luận: “Em tự nhủ anh í vẫn tiếp tục đi tìm em và một ngày kia, chúng em giáp mặt nhau chốn nào đó”. Vẻ mặt Kitzi nom như đang cầu nguyện. “Nếu điều đó xảy ra, cô Malizi ạ, em nói thật mấy cô, em tin chắc chúng em chả ai nói nửa lời. Em chắc chúng em chỉ cầm lấy tay nhau và em lẻn vào đây chào từ biệt tất cả các cô bác và ẵm Joóc, rồi chúng em ra đi. Thậm chí em sẽ chả hỏi là đi đâu mà cũng bất cần nữa. Em chả bao giờ quên cái điều cuối cùng anh í nói mấy em. Anh í biểu “Chúng mình sống bên nhau đến trọn đời, bé ạ!” Giọng Kitzi vỡ ra rồi cả cô và Malizi cùng khóc, và một lát sau, Kitzi trở về lều mình.
     
    Mấy tuần sau, một sáng chủ nhật, trong khi Joóc ở trong đại sảnh “giúp” cô Malizi sửa soạn bữa trưa, thì Xerơ mời Kitzi vào lều mình, lần đầu tiên từ khi cô đến đồn điền Liơ.
     
    Kitzi trân trân nhìn những bức vách nứt nẻ, đầy những chùm rễ cây và cỏ khô treo ở những móc và đinh, chứng thực lời Xerơ tuyên bố là chị có thể cung cấp phương thuốc tự nhiên cho hầu hết các bệnh. Chỉ chiếc ghế độc nhất của mình, chị bảo: “Ngồi xuống, gái em”. Kitzi ngồi và Xerơ nói tiếp: “Ta sẽ nói mấy em một điều không ai biết. Mẹ ta là một phụ nữ bang Luyziana đã dạy ta đoán số giỏi”. Chị nhìn dõi vào bộ mặt sửng sốt của Kitzi. “Mi muốn ta bói cho mi không?”.
     
    Kitzi tức thì nhớ lại nhiều lần cả bác Pompi lẫn cô Malizi đều nói là Xerơ có tài bói toán. Kitzi nghe thấy tiếng mình nói: “Có, chị Xerơ ạ”.
     
    Ngồi xổm trên sàn nhà, Xerơ kéo từ gầm giường ra một cái tráp lớn. Lấy từ trong đó ra một chiếc hộp nhỏ hơn, chị bóc đầy hai tay những vật gì khô cứng, nom thật bí ẩn và từ từ quay về phía Kitzi. Cẩn thận sắp xếp những vật nọ thành một hình đối xứng, chị rút từ trong ngực áo ra một chiếc que mảnh giống như cái roi và bắt đầu khuấy thật mạnh những thứ ấy lên khắp xung quanh. Cúi về phía trước cho đến khi chạm hẳn trán vào các vật trên sàn, chị dường như ráng hết sức dướn thẳng người trở dậy trong khi nói bằng một giọng the thé mất tự nhiên: “Ta ghét phải nói với mi cái điều hồn phán. Mi chẳng bao giờ gặp lại bố mẹ nữa, chí ít là ở trên dương gian nầy”…
     
    Kitzi òa lên nức nở. Hoàn toàn không đếm xỉa đến cô, Xerơ thận trọng xếp lại các đồ vật, rồi lại khuấy, lại khuấy nữa, lâu hơn lần trước nhiều, cho đến khi Kitzi hơi trấn tĩnh lại và nguôi khóc dần. Qua cặp mắt mờ lệ, cô nhìn trừng trừng sợ hãi, trong khi chiếc roi vung lên lật bật. Rồi Xerơ bắt đầu lẩm nhẩm phải chú ý lắm mới nghe rõ: “Vẻ dư không phải thời may mắn của con bé… độc có một người đàn ông nó yêu… anh ta có đường đi khó khăn dữ… dưng hồn bỉu anh ta tốt nhất là nên biết sự thật… và thôi đừng hy vọng nữa…”.
     
    Kitzi vùng thẳng người dậy, thét lên, lần này khiến Xerơ xáo động cao độ: “Ssuỵt! Ssuỵt! Ssuỵt! Đừng làm hồn kinh động em gái! SSSSSSUỴT! SSSSSSUỴT! SSSSSSUỴT!” Nhưng Kitzi tiếp tục la hét, chạy bổ ra ngoài, lao về lều mình, đóng sầm cửa, trong khi cửa lều bác Pompi bật mở và ông chủ bà chủ Liơ, Malizi và Joóc ló mặt ra đột ngột ở các cửa sổ đại sảnh và nhà bếp. Kitzi đang vật mình vật mẩy và kêu khóc trên chiếc nệm vỏ ngô thì Joóc sầm sầm chạy vào “Mẹ! Mẹ! Sao thế”? Mặt rúm ró và vằn vèo những ngấn nước mắt, cô điên cuồng thét vào mặt nó: “CÂM MỒM!”

    Truyện Cội Rễ ---~~~cungtacgia~~~--- !!!13126_85.htm!!!y ông í”. Chị cười. “Mới lị, có thể mầy chẳng bao giờ nhìn thấy ông í cơ!”.
    “Ta ở đây đã mười tư năm”, chị Xerơ nói, “thế mà ta chưa trông thấy cái ông nhọ í đến quá tám, mười bận! Rành ông í ưng ở mấy gà hơn mấy người!” Hứt! Chị cười to. “Tình thật, ta chắc bà mẹ ông í đã ấp trứng nở ra ông í!”.
     
    Trong khi Kitzi cười theo, Xerơ ngả người về phía Malizi, hai cánh tay dang rộng: “Này, để ta bế một lúc”. Miễn cưỡng, Malizi rời thằng bé.
    “Ờ”, chị nói, “dù sao đi nữa, rành là dững con gà í đã đưa ông chủ bà chủ từ chỗ rách rưới đến chỗ bi giờ lên xe xuống ngựa vênh vang dư vầy”. Chị làm bộ điệu khoa trương. “Đấy là ông chủ giơ tay lên khi xe họ đi ngang dững cỗ xa mã của mấy ông chủ giàu!” Ngón tay chị như một con bướm chấp chới. “Còn đây là bà chủ vẫy mùi-xoa đến độ suýt té nhào khỏi xe!”
     
    Giữa tiếng cười rộ, Malizi phải mất một lúc mới tĩnh lại. Rồi khi chị với tay đòi lại đứa bé, Xerơ gắt: “Chờ đấy! Tui mới bế nó được có một phút!”.
     
    Kitzi sung sướng thấy hai người tranh nhau bồng con mình và quan sát bác Pompi lặng lẽ nhìn ngóng, rồi bỗng tươi rói lên nếu thằng bé tình cờ nhìn về phía mình, lúc đó bác liền nhăn mặt làm trò hoặc ngọ nguậy ngón tay để níu giữ sự chú ý của nó.
     
    Mấy tháng sau, một hôm chủ nhật, Joóc đang bò quanh thì lên cơn khóc đòi bú. Kitzi sắp bế nó lên thì Malizi nói: “Cứ để nó chờ một tí thôi, cưng ạ. Thằng bé này bi giờ đủ nhớn để bắt đầu ăn được cái gì đấy”. Chạy vội về lều mình, lát sau Malizi trở lại và tất cả chăm chăm nhìn chị dùng mặt đáy thìa nghiền chừng nửa chén bánh ngô với nước thịt thành một thứ cháo ngô. Rồi, bế Joóc đặt lên lòng, chị xúc một chút xíu bón vào miệng nó. Tất cả mọi người hớn hở khi thấy nó nuốt ực và hăm hở chép chép môi đòi ăn nữa.
     
    Khi Joóc bắt đầu bò bốn chân xục xạo, mỗi lần ra đồng, Kitzi buộc một đoạn dây nhỏ quanh mình nó để hạn chế trong phạm vi nhất định, nhưng chẳng bao lâu, cô phát hiện ra rằng ngay cả trong tầm ấy, nó vẫn cứ bốc và ăn đất, cát cùng đám sâu bọ bò quanh đó. Mọi người nhất trí là phải làm một cái gì. “Giờ nó không phải bú nữa”, Malizi gợi ý, “xem chừng nếu cứ để nó mấy tui, chắc tui có thể trông nó trong khi các người ở ngoài đồng đây”. Ngay cả Xerơ cũng thấy thế là hợp lý, và mặc dù Kitzi rất không muốn, cô cũng đành phải bắt đầu đưa Joóc đến nhà bếp đại sảnh trước khi đi làm buổi sáng, để chiều về đón. Cô gần như dao động đối với quyết định của mình khi tiếng đầu tiên Joóc phát âm gẫy gọn là “Miliz”, nhưng sau đó chẳng mấy tí, nó nói: “Mẹ” rất sõi, làm Kitzi sung sướng đến rợn cả tủy sống. Rồi tiếng tiếp theo của nó là “bá-pom” khiến ông già ngây ngất như nuốt cả ánh mặt trời. Và chẳng bao lâu, lại đến “Xira”.
     
    Đầy một tuổi, Joóc đã đi được, không cần đỡ. Mười lăm tháng, nó nô nghịch quanh quẩn, rõ ràng là rất khoái vì rốt cuộc đã được độc lập làm theo ý mình. Giờ đây, họa hoằn nó mới để cho ai bế, trừ những lúc nó buồn ngủ hoặc đang ốm, điều ít khi xẩy ra vì nó khỏe mạnh phây phây và lớn như thổi, một phần không nhỏ nhờ Malizi hàng ngày nhồi cho nó những món ăn ngon lành nhất mà nhà bếp có thể cung cấp. Những chiều chủ nhật, trong khi Kitzi chuyện trò với ba người lớn kia (họ đều yêu nó mê mẩn) tất cả vẫn say sưa ngắm thằng bé lẫm chẫm đi loanh quanh, sung sướng chơi tha thẩn một mình, yếm dãi chẳng mấy chốc đã ướt đẫm, lấm lem mầu đất. Nhấm nháp một nhành cây nhỏ, hay bắt được một con gián, hay đuổi theo một con chuồn chuồn, chú mèo ngoài sân hoặc lũ gà hoảng hốt vừa cục tác vừa chạy đi kiếm chỗ bới khác – tất cả đều làm Joóc thích thú như nhau. Một hôm chủ nhật, ba người đàn bà được một mẻ cười vỡ bụng khi thấy bác Pompi bình thường vốn ủ rũ, nhảy lóc cóc một cách vụng về từng quãng ngắn, cố kiếm một cơn gió nhẹ để lao chiếc diều mà bác đã làm cho thằng bé. “Ta nói cho mà biết, gái em ạ, mi không hiểu được thực sự cái gì mi đang thấy kia đâu”, Xerơ nhận xét với Kitzi. “Trước chưa có thằng bé này, một khi Pompi đã chui vào lều là ở tịt trong đó, đến sáng mới thấy mặt”.
     
    “Thật đấy!” Malizi nói “Tui thậm chí không ngờ bác í cũng biết vui đùa nữa!”.
    “Ờ, tui rành là cảm thấy vui sướng khi bác í dựng dững cái lán nho nhỏ cho Joóc hồi đầu tui mang nó ra đồng”, Kitzi nói.
    “Mi cảm thấy vui sướng! Thằng bé í làm tất cả bọn ta vui sướng thì có!” Xerơ nói.
     
    Bác Pompi càng hấp dẫn Joóc với những chuyện cổ tích bác bắt đầu kể khi nó lên hai. Ngày chủ nhật, hễ lặn mặt trời và chiều bắt đầu hơi lành lạnh là Pompi lấy củi tươi đốt lên một đống lửa nhỏ khói um để xua muỗi trong khi ba người đàn bà xếp ghế chung quanh. Rồi Joóc chiếm lĩnh vị trí thoải mái nhất để theo dõi nét mặt linh động cùng đôi bàn tay làm bộ điệu của bác Pompi trong khi bác kể chuyện “Anh Thỏ” và “Anh Gấu”, khai thác cả một kho tàng cổ tích tưởng như bất tận, đến nỗi một lần chị Xerơ xúc động kêu lên: “Thật tui chưa bao giờ tưởng bác biết tất tật dững truyện í!” Bác Pompi đưa mắt nhìn chị đầy vẻ bí ẩn và nói: “Còn ói thứ về ta mà nhà chị chẳng biết đâu!” Chị Xerơ nguẩy đầu, làm ra bộ chán ngấy: “Hừm! chắc chả ai buồn tìm biết đâu!” Bác Pompi trịnh trọng rít tẩu thuốc, đôi mắt răn reo như cười.
    “Cô Malizi, em nói mấy cô cái này nhé”, một hôm Kitzi tuyên bố. “Chị Xerơ mấy bác Pompi lúc nào cũng làm dư người nọ chọc tức người kia. Cơ mà đôi khi em có cảm giác dư đó là cách họ tán tỉnh nhau í…”
    “Em ạ, ta chả biết. Ta biết là nếu có thế cũng chả ai nói ra. Cơ mà ta đồ rằng chỉ rỡn cho qua thì giờ, thế thôi. Cái cảnh nhớn tuổi dư bọn ta mà chả kiếm được ai, thì rồi đâm quen dần, vì xem chừng có làm cách chi cũng chả ăn thua”, Malizi nhìn xoáy vào Kitzi trước khi nói tiếp, “Bọn ta nhớn tuổi đã đành phận thế, dưng mà trẻ dư em mà chả có ai thì lại khác! Ta chỉ ước sao ông chủ mua một người nào đó để bọn mầy có thể sum vầy mấy nhau!”
    “Vâng, cô Malizi ạ, em cũng chả cần gì phải làm bộ dư không nghĩ đến cái í, bởi vì rành là em có nghĩ đến thật”. Kitzi ngừng một lát. Rồi cô nói cái điều mà cô chắc cả hai đều biết. “Cơ mà ông chủ chả làm thế đâu”. Cô vụt cảm thấy đáng quý là không ai nhắc đến hoặc thậm chí nói bóng gió đến cái điều mà hẳn tất cả đều biết vẫn tiếp diễn giữa cô và ông chủ; chí ít họ cũng không bao giờ nhắc đến điều đó trước mặt cô. “Tiện thể chúng mình đang tâm sự”, cô nói tiếp “anh í mấy em biết nhau ở chỗ cũ của em. Hiện em vẫn nhớ anh í rất nhiều. Chúng em đã sắp sửa lấy nhau, dưng rồi mọi sự đâm rối bét. Thực tế, chính vì thế mà em bị đến đây”.
     
    Cố gượng lấy một giọng trong sáng hơn, cảm thấy sự quan tâm đầy tình quý mến chân thành của Malizi, Kitzi kể cho chị nghe chuyện mình với Nâuơ và cuối cùng, kết luận: “Em tự nhủ anh í vẫn tiếp tục đi tìm em và một ngày kia, chúng em giáp mặt nhau chốn nào đó”. Vẻ mặt Kitzi nom như đang cầu nguyện. “Nếu điều đó xảy ra, cô Malizi ạ, em nói thật mấy cô, em tin chắc chúng em chả ai nói nửa lời. Em chắc chúng em chỉ cầm lấy tay nhau và em lẻn vào đây chào từ biệt tất cả các cô bác và ẵm Joóc, rồi chúng em ra đi. Thậm chí em sẽ chả hỏi là đi đâu mà cũng bất cần nữa. Em chả bao giờ quên cái điều cuối cùng anh í nói mấy em. Anh í biểu “Chúng mình sống bên nhau đến trọn đời, bé ạ!” Giọng Kitzi vỡ ra rồi cả cô và Malizi cùng khóc, và một lát sau, Kitzi trở về lều mình.
     
    Mấy tuần sau, một sáng chủ nhật, trong khi Joóc ở trong đại sảnh “giúp” cô Malizi sửa soạn bữa trưa, thì Xerơ mời Kitzi vào lều mình, lần đầu tiên từ khi cô đến đồn điền Liơ.
     
    Kitzi trân trân nhìn những bức vách nứt nẻ, đầy những chùm rễ cây và cỏ khô treo ở những móc và đinh, chứng thực lời Xerơ tuyên bố là chị có thể cung cấp phương thuốc tự nhiên cho hầu hết các bệnh. Chỉ chiếc ghế độc nhất của mình, chị bảo: “Ngồi xuống, gái em”. Kitzi ngồi và Xerơ nói tiếp: “Ta sẽ nói mấy em một điều không ai biết. Mẹ ta là một phụ nữ bang Luyziana đã dạy ta đoán số giỏi”. Chị nhìn dõi vào bộ mặt sửng sốt của Kitzi. “Mi muốn ta bói cho mi không?”.
     
    Kitzi tức thì nhớ lại nhiều lần cả bác Pompi lẫn cô Malizi đều nói là Xerơ có tài bói toán. Kitzi nghe thấy tiếng mình nói: “Có, chị Xerơ ạ”.
     
    Ngồi xổm trên sàn nhà, Xerơ kéo từ gầm giường ra một cái tráp lớn. Lấy từ trong đó ra một chiếc hộp nhỏ hơn, chị bóc đầy hai tay những vật gì khô cứng, nom thật bí ẩn và từ từ quay về phía Kitzi. Cẩn thận sắp xếp những vật nọ thành một hình đối xứng, chị rút từ trong ngực áo ra một chiếc que mảnh giống như cái roi và bắt đầu khuấy thật mạnh những thứ ấy lên khắp xung quanh. Cúi về phía trước cho đến khi chạm hẳn trán vào các vật trên sàn, chị dường như ráng hết sức dướn thẳng người trở dậy trong khi nói bằng một giọng the thé mất tự nhiên: “Ta ghét phải nói với mi cái điều hồn phán. Mi chẳng bao giờ gặp lại bố mẹ nữa, chí ít là ở trên dương gian nầy”…
     
    Kitzi òa lên nức nở. Hoàn toàn không đếm xỉa đến cô, Xerơ thận trọng xếp lại các đồ vật, rồi lại khuấy, lại khuấy nữa, lâu hơn lần trước nhiều, cho đến khi Kitzi hơi trấn tĩnh lại và nguôi khóc dần. Qua cặp mắt mờ lệ, cô nhìn trừng trừng sợ hãi, trong khi chiếc roi vung lên lật bật. Rồi Xerơ bắt đầu lẩm nhẩm phải chú ý lắm mới nghe rõ: “Vẻ dư không phải thời may mắn của con bé… độc có một người đàn ông nó yêu… anh ta có đường đi khó khăn dữ… dưng hồn bỉu anh ta tốt nhất là nên biết sự thật… và thôi đừng hy vọng nữa…”.
     
    Kitzi vùng thẳng người dậy, thét lên, lần này khiến Xerơ xáo động cao độ: “Ssuỵt! Ssuỵt! Ssuỵt! Đừng làm hồn kinh động em gái! SSSSSSUỴT! SSSSSSUỴT! SSSSSSUỴT!” Nhưng Kitzi tiếp tục la hét, chạy bổ ra ngoài, lao về lều mình, đóng sầm cửa, trong khi cửa lều bác Pompi bật mở và ông chủ bà chủ Liơ, Malizi và Joóc ló mặt ra đột ngột ở các cửa sổ đại sảnh và nhà bếp. Kitzi đang vật mình vật mẩy và kêu khóc trên chiếc nệm vỏ ngô thì Joóc sầm sầm chạy vào “Mẹ! Mẹ! Sao thế”? Mặt rúm ró và vằn vèo những ngấn nước mắt, cô điên cuồng thét vào mặt nó: “CÂM MỒM!”
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: nhan ngan han, MrTranK4A, blueberry, um-um (thuthao), cnguyen (chinh nguyen), ynguyen, picicrazy, luklak.
    Kiểm tra chính tả: nhan ngan han, yendieu.
    Nguồn: NXB: TÁC PHẨM MỚI – 1985
    Được bạn: Ct.ly đưa lên
    vào ngày: 2 tháng 5 năm 2011

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--