Dịch giả: Lm DUY ÂN MAI
CHƯƠNG IV
GIÁO HỘI “NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ”

MỞ ĐẦU
Bốn đặc điểm của Giáo hội mà chúng ta vừa học không đưa chúng ta đi vào bản chất sâu xa của Giáo hội.
Nếu chúng ta muốn biết Giáo hội là gì, bây giờ chúng ta phải mở lại Phúc Âm và các Thánh Thư của thánh Phaolô: dưới nhiều hình thức, chúng ta gặp một định nghĩa đưa chúng ta đi vào lòng của mầu nhiệm Giáo hội: Giáo hội là một thân thể sống động có đời sống siêu nhiên, một thân xác mà Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể, gọi tắt là Nhiệm thể.
I. HỌC THUYẾT VỀ NHIỆM THỂ
I) GIÁO HUẤN CỦA CHÚA KITÔ
“Thầy là cây nho thật, cũng như cành không thể có trái nếu nó không ở trên cây, chúng con cũng vậy, nếu chúng con không ở trong Thầy. Thầy là cây nho, chúng con là cành nho. Ai ở trong Thầy thì sẽ có nhiều hoa trái, vì không có Thầy chúng con chẳng làm gì được” (Jn 15, 1-6). Chúng ta nhận thấy:
Trong cây Nho Trong Giáo hội
- Chúa Kitô có sự sống Thiên
Chúa tràn trề và lưu truyền
cần thiết cho cây nho và                     cho nhân loại.
lưu truyền nhựa cho các
cành.
- Loài người không thể có sự
nếu không kết hợp với gốc,                   sống đời đời nếu không kết
hợp với Chúa Kitô, Chúa
Kitô lưu truyền sự sống
- Những người cố tình xa lìa
Chúa Kitô sẽ mất sự sống
Thiên Chúa.
- Đời sống ơn sủng là nguồn
gốc trọng yếu cần cho sự sống
của toàn Giáo hội và của
mỗi phần tử.
- Tất cả mọi phần tử Giáo
hội kết hợp chung nhờ cùng
một đời sống Thiên Chúa.
cây nho.
II) GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAOLÔ
Trong các thư ngài, thánh Phaolô so sánh Giáo hội như một thân thể. Ngài nói: “Anh em là thân thể Chúa Kitô và là chi thể của Ngài” (1 Cor 12, 27). Sự so sánh này cũng như sự so sánh với cây nho:
Trong thân thể
Chúa Kitô Chúa Kitô: đầu
nhân loại nhân loại: chi thể
Ơn thánh
                        Ơn thánh: máu
III) GIÁO HỘI “NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ”
Chúng ta có thể kết luận:
1. Giáo hội là một thân thể, nghĩa là một cộng đồng hữu hình.
2. Giáo hội là một thân thể sống động, sống nhờ đời sống Thiên Chúa do các bí tích đem lại.
3. Giáo hội là thân thể sống động của Chúa Kitô và của các tín hữu: Phép rửa tội đã làm cho chúng ta trở nên chi thể của thân thể Ngài, kết hợp mật thiết chúng ta với Chúa Kitô, đấng ban cho chúng ta sự sống Thiên Chúa và kết hợp chúng ta với nhau (Thông điệp Nhiệm thể).
II. NHỮNG LUẬT LỚN CỦA NHIỆM THỂ:
Tất cả những kẻ đã chịu phép rửa tội và tuyên xưng đức tin Công giáo là những chi thể sống động với Chúa Kitô là Đầu, cấu thành nhiệm thể này và có đời sống siêu nhiên, đều lệ thuộc ba điều luật lớn mà thánh Phaolô luôn luôn nhắn nhủ những người kitô hữu đầu tiên.
1) Luật hợp nhất.
2) Luật tương trợ.
3) Luật phân công.
I) LUẬT HỢP NHẤT, TRONG NHIỆM THỂ
Trong nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, tất cả đều được hướng về một mục đích độc nhất: Sự sống và sự phát triển của toàn thân thể. “Cũng như thân thể là một, mặc dầu có nhiều chi thể và tất cả các chi thể của thân thể, mặc dầu nhiều, nhưng chỉ làm thành một thân thể, Chúa Kitô cũng thế. Phải, chúng ta được rửa trong cùng một Thánh Thần để thành một thân thể, tất cả, Do thái và lương dân, nô lệ và tự do” (1 Cor 12, 12-13).
“Một thân thể và một thần khí, một hy vọng. Một Chúa, một đức tin, một phép Rửa, một Thiên Chúa và Cha chung, đấng ở trên hết, hoạt động nơi mọi người và ở trong mọi người” (Eph 4, 4).
Cái làm hợp nhất tất cả, chính là Đức Kitô, đầu Nhiệm thể.
Ngài phán: “Xin cho tất cả môn đệ được nên “một” (Jn 17, 20).
Sự kết hợp với Chúa Kitô, nguồn sống của sự hợp nhất, là phương thế cần thiết cho chúng ta thụ hưởng đời sống ơn thánh và được nên một chi thể sống động của cộng đồng nhân loại của Nhiệm thể.
II) LUẬT TƯƠNG TRỢ, TRONG NHIỆM THỂ
Trong Nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, tất cả mọi chi thể đều liên đới với nhau, sự sống của một phần tử sinh ích cho tất cả chi thể khác: “Nếu chân nói vì tôi không phải là tay, tôi không thuộc về thân xác” thật sự chân hết còn thuộc thân xác không? Nếu toàn thân đều mắt, thì thính quan ở đâu?... Vậy mắt không thể nói với tay: tôi không cần mày… “ Một chi thể đau, tất cả các chi thể khác cùng đau” (1 Cor 11, 15).
Ngày nay người ta nói nhiều về tình liên đới nhân loại.
Tình liên đới chân thực của chúng ta sâu xa hơn là tình liên đới thuần tuý nhân loại, vì là sự liên đới trong một sự sống thần linh.
Tất cả mọi người đối với chúng ta, là chi thể của Chúa Kitô trong nguyên tắc hay thật sự.
III) LUẬT PHÂN CÔNG, TRONG NHIỆM THỂ
Trong Nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, mỗi phần tử phải làm một vai trò riêng tuỳ thuộc đoàn thể (1 Cor 12, 4-8-11) “Các ân tứ dẫu khác nhau, tuy nhiên cũng cùng Thánh Thần, phục vụ có nhiều hình thức nhưng cũng chỉ có một Chúa. Công tác có nhiều hình thức, nhưng cũng là một Thiên Chúa hoạt động. Ơn Thánh Thần phát biểu ra nơi mỗi người một khác tuỳ ích chung”.
Điều quan trọng đối với mỗi phần tử là đóng vai trò Thiên Chúa đã chỉ định. Nghĩa là trung thành với ơn kêu gọi của mình. Trong Nhiệm thể vai trò của linh mục chẳng hạn, không phải là vai trò của giáo dân, vai trò của bệnh nhân trong nhà thương không phải vai trò cô y tá, vai trò nữ tu sĩ dòng kín không phải là vai trò của bà mẹ gia đình, vai trò cậu sinh viên không phải vai trò của anh thợ trong nhà máy: Mỗi một người đừng so sánh với kẻ khác, nhưng phải ý thức chức vụ riêng của mình và cố gắng thực hiện cho hết sức để sinh ích cho toàn Nhiệm thể.
KẾT LUẬN
Chúng ta hiểu rằng giáo lý về Nhiệm thể ngày càng hợp thời. Ngày nay, vào một thời đại mà trên kế hoạch tập hợp, trong lãnh vực quốc tế cũng như trong lãnh vực xã hội hay chính trị, chúng ta chứng kiến một sự nỗ lực hợp đoàn thành từng khối, nghiệp đoàn, đảng phái, công tự do, v.v…
Nhất là trên phạm vi thiêng liêng, không có những cá thể biệt lập.
Không ai có thể lo phần rỗi mình mà lại sao lãng phần rỗi kẻ khác.
Mỗi người ở địa vị mình, phải, nhưng phải cho toàn thể được hưởng.
III. CÁC PHẦN TỬ CỦA NHIỆM THỂ KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ LÀ ĐẦU
I. CHÚA KITÔ TOÀN THỂ
Một trong những đòi hỏi thực tế của nhiệm thể ấy là sự kết hợp trọng yếu cần thiết giữa đầu và chi thể, nghĩa là giữa Chúa Kitô và chúng ta.
Sự kết hợp này đã được thực hiện bởi phép rửa tội chúng ta đã chịu. Phép rửa tội “ghép chúng ta vào Chúa Kitô” (Rom 11, 23-24), làm cho chúng ta sống đời sống Ngài, như trong cây nho các cành nho sống đời sống gốc cây, như trong thân thể người ta các chi thể sống đời sống của đầu.
Nhờ sự kết hợp trọng yếu này giữa Chúa Kitô và chúng ta, người ta có thể nói được rằng chúng ta với Chúa Kitô cấu tạo thành một “Ngôi vị mầu nhiệm” hay là như thánh Augustinô nói, Chúa Kitô toàn thể (Thông điệp Nhiệm thể, trang 38).
II. ĐẾN MỘT SỰ KẾT HỢP CHẶT CHẼ HƠN
Nhưng sự kết hợp này, mà phép rửa tội đã thực hiện và ơn Thánh gìn giữ trong chúng ta, phải được mỗi một người chúng ta bành trướng thêm cho đến cùng, nếu chúng ta muốn trở nên những chi thể sống động của Nhiệm thể. “Như cành không thể mang trái nếu không kết hợp với cây nho, cũng vậy, nếu chúng con không ở trong Thầy” (Jn 15, 4).
Ở đây không chỉ là một “trạng thái” nhưng là một đời sống, mà đời sống phải được dưỡng nuôi và lớn lên.
Chúng ta bành trướng sự kết hợp chúng ta với Chúa Kitô bằng cách:
a. Phát triển những nhân đức đối thần trong chúng ta. Đức tin kết hợp chặt chẽ chúng ta với Chúa Kitô như nguồn mạch chân lý: “Kẻ nào xưng ra Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, Thiên Chúa ở trong kẻ ấy và kẻ áy ở trong Chúa” (1 Jn 5, 15).
Đức cậy làm chúng ta hướng về Ngài càng ngày càng hơn như hướng về nguồn hạnh phúc chân thực.
Đức ái gắn bó chúng ta với Chúa bằng một giây chắc chắn của tình yêu: “Thiên Chúa là tình yêu, kẻ nào ở trong tình yêu là ở trong Chúa và Chúa ở trong kẻ ấy” (1 Jn 4, 16) (Jn 14, 23 và 15, 9).
b. Vâng giữ các điều răn của Ngài
“Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở trong tình yêu Thầy, như Thầy giữ các điều răn của Cha Thầy và Thầy ở trong tình yêu của Người” (Jn 15, 18).
Chúng ta yêu Chúa Kitô, tình yêu chúng ta phải được chứng tỏ ra bằng việc làm. “Các con nhỏ, đừng yêu bằng lời nói và bằng miệng, nhưng bằng hành động và thực sự (1 Jn 3, 18).
c. Yêu kẻ khác
Vì “làm sao mà chúng ta quả quyết rằng chúng ta yêu Chúa nếu chúng ta ghét những chi thể của Nhiệm thể Ngài” (Thông điệp Nhiệm thể, trang 41).
“Kẻ nào nói yêu Chúa mà ghét anh em mình, kẻ ấy nói dối vì kẻ không yêu anh em thấy không thể yêu Thiên Chúa mà kẻ ấy chẳng thấy” (1 Jn 4, 20-21).
d. Tham dự Thánh thể
Thánh thể kết hợp chúng ta với Chúa Kitô trong lễ dâng toàn Nhiệm thể Ngài cho Đức Chúa Cha.
Sự chịu lễ cho linh hồn chúng ta được dưỡng nuôi mình bằng chính Chúa Kitô và thực hiện với Ngài sự kết hợp mật thiết nhất.
IV. CÁC PHẦN TỬ CỦA NHIỆM THỂ KẾT HỢP VỚI NHAU
I. BA BÌNH DIỆN CỦA NHIỆM THỂ
Tất cả những kẻ được “ghép” vào Chúa cấu thành một thân thể sống động mà Chúa Kitô là đầu và họ là chi thể.
Ở đâu có những linh hồn sống đời sống Chúa, ở đâu ơn thánh chảy, ở đấy là Nhiệm thể.
Nhiệm thể vượt qua giới hạn trần gian, và nhìn nhận như thuộc gia đình, tất cả những kẻ sau cuộc đời trần gian, đã đạt tới đời sống Thiên Chúa trên trời hoặc còn phải tinh luyện dưới luyện ngục.
Vậy có ba bình diện của Nhiệm thể:
1, Giáo hội chiến đấu (trên trần gian)
2, Giáo hội đau thương (trong luyện ngục)
3, Giáo hội khải hoàn (trên trời)
II. CÁC THÁNH THÔNG CÔNG:
Cũng đời sống chảy từ Đức Kitô qua mọi chi thể của Giáo hội. Một mối giây liên lạc trọng yếu chung thắt chặt họ: đó là điều mà người ta gọi là “các Thánh thông công”.
Các Thánh thông công là gì?
Các “Thánh” ở đây có nghĩa rộng gồm “tất cả các linh hồn sống ơn thánh sủng”.
Các Thánh thông công là sự kết hợp tất cả những kẻ sống đời sống siêu nhiên trên trần gian, trong luyện ngục hay trên trời và bởi thế phải duy trì với nhau những mối liên lạc huynh đệ của những phần tử của Nhiệm thể.
CHÚ Ý:
a. Những kẻ phạm tội trọng tự mình cắt đứt khỏi đời sống thông công của các Thánh; nhưng họ vẫn luôn luôn thuộc về Nhiệm thể: họ là những “chi thể tàn tật” của thân thể. “Họ mất đức ái và ơn thánh sủng, nhưng họ còn giữ đức tin và đức cậy Kitô và nhờ ơn Chúa soi sáng dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, họ biết sợ và ăn năn hối cải (Thông điệp “Nhiệm thể” trang 14).
b. Những kẻ mắc vạ tuyệt thông bị tẩy ra khỏi Giáo hội của Nhiệm thể, vì họ hành động như những phần tử bất xứng, có thể làm hư hỏng các phần tử khác bằng lý thuyết hay gương xấu của họ.
Nếu họ ăn năn họ sẽ được trở về với Nhiệm thể.
c. Những kẻ vô tín ngưỡng hoặc những kẻ rối đạo hoặc ly khai, một cách công khai họ đứng ngoài Nhiệm thể.
III. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC THÁNH TRÊN TRẦN GIAN VỚI NHAU
Tất cả những kẻ trên trần gian tham dự vào đời sống Thiên Chúa của Chúa Kitô và của Giáo hội Ngài được kết hợp bằng những mối liên lạc tương trợ trọng yếu: như vậy họ liên quan đến kho thiêng liêng của toàn Nhiệm thể, họ có quỹ bù trừ cho phép họ đổi nhau, công đức người này làm giàu sang cho người khác.
Mỗi một phần tử của Nhiệm thể có thể vừa là:
a. Một nhà sản xuất: mọi cố gắng, mọi hy sinh, mọi kinh nguyện, mọi công đức, mọi việc bác ái của một linh hồn sống trong ơn nghĩa Chúa được chảy tràn vào kho chung, gồm có công đức của Chúa Kitô, của Đức Mẹ và các thánh.
“Mọi linh hồn lên cao đều nâng thế giới lên” (Elisabeth Leseur).
b. Một nhà tiêu thụ:
Mỗi một người trong chúng ta hưởng thụ các việc lành phúc đức của kẻ khác và chân lý này dạy chúng ta vừa biết tin cậy và khiêm tốn: lúc chúng ta được một thắng lợi, khi chúng ta quảng đại, biết đâu chúng ta nhờ một “người vô danh” đã giúp chúng ta.
CHÚ Ý:
1. Sự liên hệ thiêng liêng của tất cả những phần tử của Nhiệm thể, dựa trên sự các công đức người này có thể chuyển qua người khác là một trong những tín điều phong phú nhất của Đức tin Kitô: điều đó đòi chúng ta phải hiểu rằng việc chúng ta làm, trước mắt Thiên Chúa, không đo lường với hào nhoáng bề ngoài, nhưng ở mức độ tình yêu ở trong các việc ấy. Như vậy những kẻ hèn mọn đau khổ, những bệnh nhân và tất cả những ai cảm thấy mình bất lực theo mắt người đời, ngược lại, sẽ có thể nuôi dưỡng các phần tử khác của Nhiệm thể bằng các công đức của mình.
2. Tín điều này sẽ giải thích và sẽ là lẽ sống của những dòng kín là những dòng giữ một vai trò cần thiết trong thế giới, vì các phần tử cầu nguyện và hy sinh cho kẻ khác.
IV. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC “THÁNH” TRẦN GIAN VÀ CÁC THÁNH TRONG LUYỆN TỘI.
Các anh em chúng ta trong luyện tội chưa sống đời sống Thiên Chúa đủ để được vào Thiên đàng. Họ sung sướng biết mình được rỗi linh hồn nhưng họ cần phải đền tội: họ có thể chịu đau khổ để đền tội nhưng không còn lập được công đức. Vì vậy các “Thánh” trần gian có thể dâng lời cầu nguyện và lập công đức dâng cho những kẻ đau khổ trong luyện tội và giúp họ sớm được “giải thoát”. Chúng ta có thể múc trong kho chung, những ân xá cho họ và nhất là xin lễ cho họ.
V. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC “THÁNH” TRẦN GIAN VỚI CÁC “THÁNH” TRÊN TRỜI
Các anh chị em chúng ta trên trời đã tới nơi hạnh phúc vĩnh cửu. Họ hoàn toàn hưởng đời sống Thiên Chúa. Chúng ta không còn phải cầu nguyện cho họ. Nhưng chúng ta có thể xin họ cầu nguyện cho chúng ta và cho các phần tử khác của Nhiệm thể đang còn ở trần thế hoặc ở luyện tội. Thánh Têrêxa nói ngài về trời để giúp ích cho thế gian.